Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện gia lộc, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG VĂN THANH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TIẾP DÂN,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bầy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Văn Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơ quan Thanh tra
huyện Gia Lộc, UBND các xã , thị trấn thuộc huyện Gia Lộc và các đơn vị liên
quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Văn Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ........... 10

2.1.3.

Bản chất, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo ................................................................................................ 15

2.1.4.


Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo .................................................... 20

2.1.5.

Nội dung quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ............ 30

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân .......................................................................... 33

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 34

2.2.1.

Tình hình tiếp công dân .................................................................................... 34

2.2.2.

Tình hình khiếu nại, tố cáo .............................................................................. 35

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 42
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh hải dương ............................................ 42

iii



3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên huyện Gia Lộc .................................................................... 42

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế -xã hội................................................................................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 45

3.2.2.

Phương pháp xử và phân tích thông tin ............................................................ 46

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân cấp xã tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ................................. 51

4.1.1.

Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân cấp xã ........................................... 51


4.1.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp xã tại huyện
Gia Lộc ............................................................................................................. 53

4.1.3.

Đánh giá trình độ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tiếp
nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã ........................... 61

4.1.4.

Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo của UBND cấp xã trong huyện ............................................. 63

4.2.

Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân ở cấp huyện tại UBND huyện Gia Lộc....................................... 64

4.2.1.

Tình hình tiếp công dân và khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của
UBND huyện Gia Lộc 5 năm 2011-2015 ......................................................... 64

4.2.2.

Phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở huyện theo từng
lĩnh vực ............................................................................................................. 66


4.2.3.

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị .................................. 68

4.2.4.

Đánh giá trình độ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, tiếp nhận,
xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện ............................... 75

4.2.5.

Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện ......................................... 76

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc ............ 81

4.3.1.

Trình độ của người khiếu nại, tố cáo ................................................................ 81

4.3.2.

Đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ........................................... 81

4.3.3.


Nhóm yếu tố khác ............................................................................................. 84

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ............ 87

iv


4.4.1.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật................................... 88

4.4.2.

Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ....... 89

4.4.3.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .......................................... 90

4.4.4.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cường trách nhiệm của
người có thẩm quyền ........................................................................................ 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 92

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95
Phụ lục .......................................................................................................................... 97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CP

Chính phủ

HĐND


Hội đồng nhân dân



Nghị định

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã,
năm 2011-2015 ........................................................................................... 51
Bảng 4.2. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp xã, năm
2011-2015 .................................................................................................... 52
Bảng 4.3. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo lĩnh
vực ở cấp xã, năm 2011-2015 ...................................................................... 54
Bảng 4.4. Tình hình khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã được giải

quyết theo lĩnh vực, năm 2011-2015 ........................................................... 56
Bảng 4.5. Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND cấp xã giải quyết,
năm 2011-2015 ............................................................................................ 57
Bảng 4.6. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết
nhưng công dân vẫn tái tố, tái khiếu, năm 2011-2015 ................................ 59
Bảng 4.7. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết
không đảm bảo trình tự, thủ tục, năm 2011-2015 ........................................ 60
Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tham gia tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2015 ...... 61
Bảng 4.9. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức tham gia tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2015 ...... 62
Bảng 4.10. Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp huyện,
năm 2011-2015 ............................................................................................ 64
Bảng 4.11. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp huyện,
năm 2011-2015 ............................................................................................ 65
Bảng 4.12. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị phân theo từng
lĩnh vực ở cấp huyện, năm 2011-2015 ......................................................... 67
Bảng 4.13. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị được UBND huyện
giải quyết, năm 2011-2015 .......................................................................... 70
Bảng 4.14. Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết,
năm 2011-2015 ............................................................................................ 71
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện xử lý và thu hồi diện tích đất theo quy định của
pháp luật về đất đai phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn
huyện, năm 2011-2015................................................................................. 73

vii


Bảng 4.16. Kết quả thực hiện thu hồi tiền đối với các khoản thu, chi tài chính trái
pháp luật và giảm trừ, xuất toán giá trị quyết toán các công trình

XDCB phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện, năm
2011-2015 .................................................................................................... 74
Bảng 4.17. Vụ việc đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện
giải quyết nhưng công dân vẫn thực hiện việc tái tố, tái khiếu, năm
2011-2015 .................................................................................................... 75
Bảng 4.18. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân,
tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện
năm 2015 ...................................................................................................... 76
Bảng 4.19. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận,
xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện năm 2015 ............... 76
Bảng 4.20. Tổng hợp về trình độ của người khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Gia Lộc......................................................................................................... 81
Bảng 4.21. Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại của công
dân trên địa bàn huyện Gia Lộc ................................................................... 82
Bảng 4.22. Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết khiếu
nại của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc .............................................. 82
Bảng 4.23. Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết tố cáo của công dân
trên địa bàn huyện Gia Lộc .......................................................................... 83
Bảng 4.24. Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết tố cáo
của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc .................................................... 84

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lộc ..................................................... 42

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Văn Thanh
Tên luận văn: Tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được thực hiện
theo quy định của Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo. Nhưng trên thực tế
công tác này còn nhiều vấn đề bất cập, hiệu quả chưa cao. Hơn nữa đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều
hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, chưa đáp ứng yêu cầu
quản lý trong giai đoạn hiện nay. Do vậy việc tăng cường quản lý về công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là đòi hỏi xuất phát từ lý luận và thực tiễn
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này, giúp ổn định an ninh chính
trị để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý về công tác này trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành điều tra 100 công dân có liên quan đến khiếu nại, tố cáo ở
5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lộc và các cán bộ có liên quan để tiến hành thu
thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc. Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu gồm thống kê mô tả, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng

quản lý về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn
huyện Gia Lộc.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn
huyện Gia Lộc đã có chuyển biến tích cực, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức
Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức và công dân ngày càng được
nâng lên; pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được hoàn

x


thiện. Các cơ quan, tổ chức đã quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức
tạp, kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường
thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng đang bộc lộ những hạn
chế, thiếu sót như: công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập, tình hình khiếu nại, tố cáo
nói chung còn diễn biến phức tạp. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài,
vượt cấp có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tài
sản chưa được giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân…
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở huyện Gia Lộc gồm: chính sách pháp
luật còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế; Công tác tuyên truyền, phổ biến để
nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện pháp luật cho cán bộ, đảng viên, công
chức và công dân còn hạn chế; Công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa sâu sát, thiếu quyết liệt; Năng lực của đội ngũ cán
bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; Quan hệ phối
hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa chặt chẽ; công tác quản lý nhà nước của chính
quyền cấp cơ sở còn bộc lộ yếu kém, sai phạm, nhất là trong những lĩnh vực: đất đai, tài

chính ngân sách, đầu tư xây dựng, chính sách xã hội,…
Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân trên địa huyện Gia Lộc thời gian tới gồm: Đổi mới quy trình
công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư đến việc nâng cao nhận thức, trình độ, vai trò,
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Tăng cương công tác đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với người
đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Dang Van Thanh
Thesis title: Strengthening the management of the reception of citizens,
settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district, Hai
Duong province.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
The reception of citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations
was carried out under the provisions of the law of citizens, and complaints and
denunciations laws. In fact this work has many shortcomings, yet low performance.
Moreover cadres and civil servants working in citizen reception and settlement of
complaints and denunciations of citizens are still limited in the level of professional and
administrative capacity and can not meet the management requirements of current
period. Therefore, strengthening the management of the reception of citizens, settlement

of complaints and denunciations of citizens is required in order to further improve the
quality and effectiveness, which will help stabilize the political security to economic
development, social in the district. Then, we select the thesis title “Strengthening the
management of the reception of citizens, settlement of citizens’ complaints and
denunciations in Gia Loc district, Hai Duong province”.
Objective of the study
Assess the management of the reception of citizens, settlement of citizens’
complaints and denunciations in Gia Loc district, Hai Duong province, propose policy
measures for strengthening the management of the reception of citizens, settlement of
citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district in future.
Research methods
100 citizens related complaints and denunciations in 5 communes and towns in
Gia Loc district and the relevant officers were surveyed to collect information for
assessing the management of the reception of citizens, settlement of citizens’ complaints
and denunciations in Gia Loc district. Descriptive statistics, comparative statistics
methods were used to assess the status of assessing the management of the reception of
citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district.
Main findings and conclusions
the reception of citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations in
Gia Loc district has had a positive change, awareness and responsibility of the Party
organizations, government, unions, cadres and public employees and citizens increased;

xii


citizen-law, settlement of complaints and denunciations continued to be improved. The
agencies and organizations interested in the reception of citizens, settlement of citizens’
complaints and denunciations in Gia Loc district under their jurisdiction; monitoring,
checking and inspection of the reception of citizens, to settle complaints and
denunciations strengthened; has definitively settle many complicated cases, extend and

contribute to political stability, social order and safety, creating a favorable environment
for socio-economic development. However, besides the reception of citizens, settlement
of citizens’ complaints and denunciations are also exposed the limitations and
shortcomings, such as the reception of citizens is inadequate, the situation complaints
Advertising is generally complicated. The number of complaints and denunciations of
people, stretching, beyond levels tend to rise, many cases of complaints and
denunciations on land, property disputes unresolved finish, to stretch, causing urgent
among the people.
The results showed that factors affecting the management of the reception of
citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district
include: policies and laws are inadequate and not in line with the reality;
Propagation and dissemination to raise awareness and responsibility to implement
the law for officials and Party members, civil servants and citizens is limited;
leadership and organization in implementation of a number of committees, Party
organizations, administrations are not thorough, drastic shortage; The capacity of the
staff working in the reception of citizens and settlement of complaints and
denunciations is limited; Coordinating relations between the agencies and
organizations is not close; State management of grassroots governments also
revealed weaknesses and mistakes, especially in the fields of land, finance and
budget, investment in construction, social policy.
There are measures to strengthen the management of the reception of citizens,
settlement of complaints and denunciations of citizens in Gia Loc district in future,
including: Processes innovation in reception of citizens, to handle complaints and
raising awareness, qualifications, roles and responsibilities of staff and civil servants
involved in the reception of citizens, to settle complaints and denunciations; Enhanced
training capacity of the staff working in reception of the people, resolve complaints;
Strengthening communication and dissemination, legal education; Strengthening the
inspection and examination responsibilities for the head of state agencies at all levels.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp, Luật Khiếu nại và Luật tố cáo, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản
ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện
công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà
còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà
nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH
và hội nhập quốc tế.
Những năm gần đây cùng với quá trình CNH, HĐH thì quá trình đô thị
hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, từ đó làm nảy sinh những vấn đề bức xúc
trong đời sống nhân dân đòi hỏi phải được giải quyết. Trong quá trình CNH,
HĐH, đô thị hóa người dân bị thu hồi đất để chuyển giao cho Nhà nước, cho
doanh nghiệp mà không kiếm được kế sinh nhai, dẫn đến tình trạng thiếu việc
làm; Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị của văn hóa truyền
thống, văn hóa cộng đồng ngày càng bị mai một,… thay vào đó là vấn đề tai - tệ
nạn xã hội ngày càng gia tăng. Tất cả những vấn đề đó là nguyên nhân dẫn đến
một thực trạng đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng nhiều,
có xu hướng phức tạp.
Gia Lộc là một huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phía
Tây Nam của tỉnh Hải Dương hay còn gọi là cửa ngõ phía Nam Thành phố Hải
Dương. Trong những năm qua, hòa chung với sự vận động phát triển của đất
nước, quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra khá mạnh

mẽ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên cả về vật chất lẫn
tinh thần. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện luôn được quan tâm và phát triển,
nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp được ra đời giúp cho người dân trong và ngoài
huyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập. Bên cạnh những
thành tựu đó, tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở một số địa phương có
lúc còn diễn biến rất phức tạp do những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý

1


đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản,… Đây là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tình hình đơn thư về khiếu nại, tố cáo của công
dân; Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương trên địa
bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương số
lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gia tăng, thậm chí có nơi tình hình
khiếu nại, tố cáo hiện diễn biến hết sức phức tạp làm ảnh hưởng đến an ninh, trật
tự xã hội. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện có rất nhiều vụ việc khiếu nại,
tố cáo liên quan đến đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư XDCB, chế độ chính
sách, môi trường, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Nhiều trường hợp khiếu nại,
tố cáo có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng
tiền hỗ trợ, giải quyết việc làm khi bị thu hồi đất, đòi lại đất và đòi phân chia
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai,
nhà ở,...
Trước thực tiễn đó đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải
tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải
quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp ổn định an ninh
chính trị để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc,

tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường quản lý về công tác này trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý công tác tiếp dân,

2


giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương trong những năm vừa qua;
- Đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng hoạt động quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương diễn ra như thế
nào thời gian qua? Đâu là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khiếu nại, tố
cáo của công dân diễn ra trên địa bàn?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong
những năm vừa qua?
- Cần phải làm gì để tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết

khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương thời
gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tập trung
nghiên cứu tình hình công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
ở UBND các xã, thị trấn, UBND huyện và một số cơ quan hành chính Nhà nước
trên địa bàn huyện Gia Lộc.
1.4.2. Phạm vi nội dung
Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng công tác
tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới; Căn cứ, cơ sở là
các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo từ giai
đoạn năm 2011 đến năm 2015, vận dụng những văn bản mới, tìm hiểu nguyên
nhân, để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả.
1.4.3. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng kết quả công tác tiếp

3


dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại Uỷ ban nhân dân các xã, thị
trấn, UBND huyện và một số phòng chuyên môn trên địa bàn huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương.
1.4.4. Phạm vi thời gian
Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập trung trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, các giải pháp đề xuất thực hiện
đến năm 2020.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh
giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Quản lý
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo
những quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống
hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục
đích đã định trước (Nguyễn Hữu Hải, 2010).
* Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan
hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” (Nguyễn
Hữu Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Tiếp công dân

5


Cụm từ “tiếp công dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và
cần thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội. Có thể nói, đây là cầu nối để lãnh đạo
chính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn. Thông qua các buổi tiếp công
dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những
băn khoăn, trăn trở của người dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý,
tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính
quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà nước chúng ta, một Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, công tác tiếp công dân cũng nhằm
hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đón tiếp để lắng
nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích,
hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
theo đúng quy định của pháp luật.
* Khiếu nại

Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện quyền
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong quá trình tiến hành các
hoạt động quản lý, các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định quản lý theo
thẩm quyền để thực hiện quyền lực nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo.
Các văn bản, quyết định có tác động đến một người hay một nhóm người nhất
định. Tuy vậy, văn bản hay quyết định đó có sai sót hoặc do cán bộ, công chức
thi hành công vụ có hành vi vi phạm của công dân, cơ quan, tổ chức nên khiếu
nại phát sinh.
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi
nhận tại Điều 30, Hiến pháp năm 2013. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống
xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào
đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với
các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình (Quốc Hội, 2013).
Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích

6


hợp pháp của mình (Quốc Hội, 2011a).
* Người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại (Quốc Hội, 2011a).

* Người giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại (Quốc Hội, 2011a).
* Giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định
giải quyết khiếu nại (Quốc Hội, 2011a).
* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Quốc Hội, 2011a).
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình (Quốc Hội, 2011a).
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần
đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Quốc Hội, 2011a).
- Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra,
xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu

7



lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét
trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm (Quốc Hội, 2011a).
* Thời hạn giải quyết khiếu nại
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (Quốc
Hội, 2011a).
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ
lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại
không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải
quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý
(Quốc Hội, 2011a).
* Tố cáo
Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, những việc làm trái pháp luật không phải chỉ cán bộ, công chức
nhà nước mà còn cả cơ quan, tổ chức, những hành vi trái pháp luật thường bị
công dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn
chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.

Mục đích của người tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tập thể và công dân.
Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Tố
cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Ở góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu là việc

8


công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Quốc Hội, 2011b).
* Người bị tố cáo
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo (Quốc
Hội, 2011b).
* Người giải quyết tố cáo
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo (Quốc Hội, 2011b).
* Giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo
và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo (Quốc Hội, 2011b).
* Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Gọi chung là cấp xã) có
thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ

nhiệm, quản lý trực tiếp.
* Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết tố cáo.
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể
gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc
phức tạp thì không quá 60 ngày (Quốc Hội, 2011b).
* Hiệu quả và hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
“Hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng

9


sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất.
“Hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”: Là hiệu
quả thể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bao gồm cả về năng lực làm việc của cán
bộ, công chức, sự hợp tác của người dân khiếu nại, tố cáo; tiết kiệm chi phí, tiền
của, thời gian đi lại của cán bộ Nhà nước, công dân và hệ thống pháp luật được
hoàn thiện (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
Như vậy, tăng cường quản lý về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân là nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phải đảm bảo được những tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng pháp luật;
- Thực hiện tiếp dân đúng quy định của Luật tiếp công dân;
- Giải quyết các vụ việc về khiếu nại, tố cáo xong trước hoặc đảm bảo
đúng thời hạn so với quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
- Tiết kiệm tài lực, nhân lực của cơ quan giải quyết và chi phí, tiền của,
thời gian đi lại của người khiếu nại, tố cáo;

- Để cho người khiếu nại, tố cáo sự hài lòng về kết quả đã giải quyết;
hạn chế việc tiếp tố, khiếu nại lần 2; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp góp
phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội...;
- Thông qua việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị với Đảng
và Nhà nước hoàn hiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội
(Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
2.1.2. Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1.2.1. Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân
- Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đóng vai trò quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu
quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó bảo vệ lợi ích
của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng

10


và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ
đó mà Đảng thắng lợi”. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố
cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng,
Nhà nước (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ Đảng
và Nhà nước luôn giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của
nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng càng được củng cố hơn.
Chính vì vậy, việc quan tâm làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ

giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin quan
trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của Đảng,
Nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dân
đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. Trên thực tế, người dân được trực
tiếp làm việc, tiếp xúc với cán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách toàn diện, đầy
đủ cần thông qua ý kiến phản hồi của quần chúng. Muốn vậy, người lãnh đạo qua
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin,
kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ của mình (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).
Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhân
dân thì việc đánh giá, sàng lọc cán bộ, đảng viên mới được toàn diện.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênh thông tin để
đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước. Đánh giá
chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thi
chính sách. Đánh giá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính sách đã
được hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại.
Đánh giá tính khả thi của chính sách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thi
chính sách có đạt được mục tiêu đề ra hay không, có đáp ứng được mong muốn,
nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính sách hay không? Các chính sách,
cũng như hoạt động quản lý được thực thi trên thực tế sẽ tác động trực tiếp đến
cuộc sống của người dân. Do vậy, cần có sự phản hồi của người dân để đánh giá
chính sách. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh quan trọng để
tiếp nhận sự phản hồi của người dân về tính khả thi của chính sách.

11


×