Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
XA KHU DÂN CƯ TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU,
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận
văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tú Uyên

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ thầy cô, các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường,
các cơ quan chức năng, đơn vị đang công tác và người dân tại huyện Khoái Châu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, bộ
môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh Tế
& PTNT, Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đoàn thể trực thuộc huyện Khoái Châu và
các xã trong huyện đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu của mình,
cùng các anh, chị, bạn bè và người dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi có được những
thông tin quý báu trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tú Uyên

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ................................................................................................................ vii
Danh mục hình ..................................................................................................................... vii
Danh mục hộp ...................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Thesisabstract ........................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ............................................................................ 4
2.1.


Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 4

2.1.1.

Lý luận về chăn nuôi và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ................................... 4

2.1.2.

Sự cần thiết của phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ................................ 7

2.1.3.

Đặc điểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư .................................................... 9

2.1.4.

Nội dung về phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư .................................... 10

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ............. 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 16

2.2.1.

Thực tiễn về chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở một số quốc gia trên thế giới ....... 16


2.2.2.

Thực tiễn về vấn đề chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Việt Nam .................... 19

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn ................................................................................................... 27

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................................. 27

iii


3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................................... 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................................... 35

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 35

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................. 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 39
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện Khoái Châu ...... 39

4.1.1.

Thực trạng về chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện ................... 39

4.1.2.

Kết quả và hiệu quả của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện ........ 59

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
của huyện Khoái Châu ........................................................................................... 65

4.2.1.

Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung ....................................... 65

4.2.2.


Đặc điểm tự nhiên và vị trí của vùng..................................................................... 67

4.2.3.

Trình độ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi .......................................................... 67

4.2.4.

Các yếu tố đầu vào................................................................................................. 68

4.2.5.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ................................................................ 71

4.3.

Phân tích thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư của huyện Khoái Châu ............................................................................... 71

4.3.1.

Thuận lợi, khó khăn ............................................................................................... 71

4.3.2.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ......................................................... 73

4.4.

Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện Khoái Châu ........ 76


4.4.1.

Giải pháp về quy hoạch chăn nuôi......................................................................... 76

4.4.2.

Giải pháp về vốn .................................................................................................... 77

4.4.3.

Giải pháp tăng quy mô chăn nuôi .......................................................................... 78

4.4.4.

Giải pháp về khoa học, kỹ thuật ............................................................................ 78

4.4.5.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................. 82

4.4.6.

Giải pháp về môi trường ........................................................................................ 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 84
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 84


5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 85

5.2.1.

Đối với chính quyền địa phương ........................................................................... 85

5.2.2.

Đối với hộ chăn nuôi ............................................................................................. 85

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 86
Phụ lục ............................................................................................................................... 89

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu


CNTT

Chăn nuôi tập trung

DT

Diện tích

GO

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

KDC

Khu dân cư

KQSX


Kết quả sản xuất

MI

Thu nhập hỗn hợp

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số lượng

SP

Sản phẩm

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TC

Tổng chi phí

UBND

Ủy ban nhân dân


VA

Giá trị gia tăng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2015 .............................. 30

Bảng 3.2.

Thành phần dinh dưỡng đất huyện Khoái Châu .............................................. 31

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động huyện Khoái Châu năm 2015 ........................... 32

Bảng 3.4.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu qua giai đoạn
2013-2015 ........................................................................................................ 34


Bảng 4.1.

Số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Khoái Châu (2013-2015) .............. 41

Bảng 4.2.

Số lượng hộ chăn nuôi tại địa bàn huyện Khoái Châu (2013-2015)................ 42

Bảng 4.3.

Thông tin về hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Khoái Châu............................. 42

Bảng 4.4.

Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn tại
huyện Khoái Châu............................................................................................ 44

Bảng 4.5.

Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gà .............. 46

Bảng 4.6.

Tình hình sử dụng giống vật nuôi của hộ chăn nuôi lợn thịt ........................... 48

Bảng 4.7.

Tình hình sử dụng giống vật nuôi của hộ chăn nuôi gà ................................... 49

Bảng 4.8.


Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt......................................... 51

Bảng 4.9.

Tình hình sử dụng thức ăn trong giai đoạn 2 của hộ chăn nuôi gà .................. 52

Bảng 4.10. Tình hình thực hiện công tác thú y của hộ chăn nuôi lợn tại huyện
Khoái Châu ...................................................................................................................... 54
Bảng 4.11. Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi tại các hộ chăn
nuôi lợn ............................................................................................................ 55
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện công tác thú y của hộ chăn nuôi gia cầm......................... 55
Bảng 4.13. Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi tại các hộ chăn nuôi
gia cầm ............................................................................................................................. 56
Bảng 4.14. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi lợn tại huyện
Khoái Châu ...................................................................................................... 58
Bảng 4.15. Kết quả chăn nuôi lợn của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Khoái Châu ....... 60
Bảng 4.16 Hiệu quả chăn nuôi lợn theo mô hình chăn nuôi ............................................. 61
Bảng 4.17. Hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt theo quy mô ................................. 62
Bảng 4.18. Kết quả chăn nuôi gà của hộ nông dân trên địa bàn huyện Khoái Châu ......... 64
Bảng 4.19. Hiệu quả chăn nuôi gà của hộ nông dân trên địa bàn huyện Khoái Châu ....... 65
Bảng 4.20. Phân tích SWOT đối với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa
bàn huyện Khoái Châu ..................................................................................... 75

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi gà xa khu dân cư ................... 59
Biểu đồ 4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi gà xa khu dân cư ................... 59

Biểu đồ 4.3. Đánh giá của người chăn nuôi xa khu dân cư về hệ thống dịch vụ thú y tại địa
phương ........................................................................................................... 70
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của người chăn nuôi trong khu dân cư về hệ thống dịch vụ thú y tại
địa phương ..................................................................................................... 70

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Mô hình chăn nuôi gà kết hợp với trồng cây cảnh............................................... 45
Hình 4.2. Chăn nuôi gà kết hợp với trồng nhãn ................................................................... 45

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ địa phương về khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư.............................................................................................. 73

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.Tên tác giả: Nguyễn Thị Tú Uyên
2.Tên luận văn: Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên
3.Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

4.Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chăn nuôi Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển lớn, tuy nhiên vẫn
còn những yếu kém như chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; mang tính tận dụng phụ phẩm nông
nghiệp, lao động nhàn rỗi…; quá trình sản xuất và tiêu thụ không có sự liên kết chặt chẽ.
Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn như: tình trạng ô nhiễm môi trường, rủi ro về dịch
bệnh, giá cả… Phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung xa khu dân cư đang là

hướng đi được đánh giá là phù hợp và đúng đắn để giải quyết những vấn đề tồn tại đó.
Huyện Khoái Châu đã có chủ trương phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, song
quá trình đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đang gặp nhiều khó khăn và thiếu các biện
pháp thiết thực giải quyết các vấn đề về giống, vốn, đất đai, bảo vệ môi trường, kiểm soát
chất lượng sản phẩm và kiểm soát dịch bệnh... Vì vậy tôi tập trung vào việc đánh giá thực
trạng chăn nuôi xa khu dân cư trên địa bàn huyện Khoái Châu, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại đây. Tương ứng với đó là các mục
tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư. (2) Đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện
Khoái Châu. (3) Đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện
Khoái Châu trong mối quan hệ so sánh với chăn nuôi tập trung trong khu dân cư… (4) Đề
xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Khoái Châu tỉnh
Hưng Yên.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt số liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra các
phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan
đến tình hình chăn nuôi tại địa phương. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng công cụ phỏng
vấn với đối tượng là hộ chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà trên địa bàn 4 xã là Bình Minh, Dạ
Trạch, Hồng Tiến, Tân Châu. Tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý,
thống kê mô tả, thống kê so sánh và phân tổ để đánh giá thực trạng chăn nuôi xa khu dân
cư cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Qua quá trình đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Khoái
Châu cho thấy: Có nhiều dự án hỗ trợ và chính sách liên quan đến chăn nuôi được thực
hiện trên địa bàn huyện, quy mô đàn lợn được nuôi ở xa KDC bình quân 3 năm là

viii


101,86%, đàn gia cầm là 107,6%, số lượng hộ chăn nuôi xa KDC tăng theo các năm. Về
tình hình chăn nuôi: hộ chăn nuôi chú trọng đầu tư đến cơ sở hạ tầng, người chăn nuôi xa
KDC chủ yếu tự túc về con giống chiếm 56,67%, việc tự túc về con giống mang lại hiệu

quả cao hơn cho người chăn nuôi. Về thức ăn chăn nuôi, thị trường thức ăn chăn nuôi trên
địa bàn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người chăn nuôi nhưng hình thức mua bán giữa
người chăn nuôi và nhà cung cấp không chặt chẽ. Dịch vụ thú y trên địa bàn huyện theo
đánh giá 51,52% hộ chăn nuôi xa khu dân cư là chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mô hình chăn
nuôi lợn hỗn hợp xa khu dân cư và quy mô chăn nuôi từ 500-100 con lợn cho hiệu quả sản
xuất cao nhất. Chăn nuôi gà xa KDC mang lại hiệu quả sản xuất lớn hơn so với chăn nuôi
trong KDC. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là:
Chính sách và quy hoạch của địa phương; đặc điểm tự nhiên và vị trí địa của vùng; trình
độ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi; các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn; dịch vụ thú y
và kiểm soát dịch bệnh; thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua nghiên cứu và phân tích tôi đưa ra một số giải pháp: Quy hoạch chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư hợp lý theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao kỹ thuật
trong chăn nuôi, phát triển dịch vụ thú y, nâng cao công tác khuyến nông và chuyển giao
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

ix


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Nguyen Thi Tu Uyen
Thesis title: Solutionsfor livestock development in far away from residential areas in
Khoai Chau district, Hung Yen province
Major: Agriculture economics

Code:60.62.01.15

University: Vietnam National University of Agriculture
Livestock in Vietnam has grown in recent years, but there are still weaknesses such
as small and scattered animal husbandry; Take advantage of agricultural byproducts, idle
labor ...; Production and consumption processes are not closely linked. Since then, there

have been many problems such as environmental pollution, disease risks, price ...
Developing livestock in a concentrated manner far from the residential area is the solutions
that is considered suitable and correct to address the problems that exist. Khoai Chau
district has a policy to develop livestock production far from residential areas, but the
process of raising livestock out of residential areas is facing many difficulties and lack of
practical measures to address issues of seed, capital, Land, environmental protection,
product quality control and disease control ... So I focused on evaluating the situation of
animal husbandry far from residential areas in Khoai Chau district, from which Solutions
to develop livestock far away from residential areas. This corresponds to the following
specific objectives: (1) Contribute to the systematization of theoretical and practical basis
for animal husbandry far from residential areas. (2) Assess the real situation of animal
husbandry far from residential areas in Khoai Chau district. (3) Analysis of factors
affecting the development of concentrated livestock far from residential areas in Khoai
Chau district. (4) Proposed solutions to develop concentrated livestock far away from
residential areas in Khoai Chau district, Hung Yen province.
In this study I used flexible primary and secondary data to make the analysis. Where
secondary data collected from the source of reports, documents related to the situation in
the local livestock. Primary data were collected by interviewing the pig and chicken raising
households in four communes: Binh Minh, Da Trach, Hong Tien, Tan Chau. I use methods
of analysis, synthesis, processing, descriptive statistics, comparative statistics and
disaggregation to evaluate the real status of livestock away from residential areas as well as
analyze the factors affecting livestock production. Away from residential areas.
Through the process of assessing the situation of animal husbandry far from
residential areas in Khoai Chau district, there are many supporting projects and policies
related to animal husbandry conducted in the district, the size of pigs raised in residential

x


areasis 101.86%, poultry 107.6% in the three-year average. The number of households far

from residential areas increased year by year. Regarding the situation of husbandry: the
husbandry focuses on investing in infrastructure, farmers far away from residential areas
are self-sufficient in fingerlings accounting for 56.67%, self-sufficiency in breeding is
more effective for Breeder Regarding livestock feed, the feed market in the area basically
meets the demand of livestock farmers, but the mode of trading between breeders and
suppliers is not strict. Veterinary services in the district, according to the assessment
51.52% of households living far from residential areas is not enough to meet demand.
The mixed pig production model is far from the residential area and the scale of raising
500-100 pigs for the highest production efficiency. Factors influencing livestock
development are concentrated far away from residential areas: Local policies and
planning; Natural features and geographic location of the area; Scientific and technical
level in animal husbandry; Inputs such as seeds, feed; Veterinary services and disease
control; Market the product.
Through research and analysis, I have put forward a number of solutions: Livestock
planning is concentrated far from residential areas in the direction of developing
commodity production, raising techniques in animal husbandry, improve agricultural
extension and technology transfer, improve product quality and ensure food safety and
hygiene.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực
phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu
nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Sản phẩm chăn
nuôi cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm, là thị trường tiêu thụ các chế
phẩm từ trồng trọt và các sản phẩm chế biến khác, ngoài ra chăn nuôi còn cung cấp
phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.

Ngành chăn nuôi Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển lớn.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo kết quả điều tra
chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước tăng 0,1% so với cùng thời
điểm năm trước; đàn bò tăng 2,5%, riêng đàn bò sữa đạt 275,3 nghìn con, tăng 21%.
Đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%.
(Tổng cục thống kê, 2015).
Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam còn những yếu kém như: Chăn nuôi chủ yếu
là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán; mang tính tận dụng như tận dụng phụ phẩm
nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, vốn, đất đai; quá trình sản xuất và tiêu thụ không có
sự liên kết chăn chẽ...Từ đó nảy sinh các vấn đề như: khó khăn trong việc quản lý,
phòng ngừa rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về giá; gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi ở những nơi tập trung mật độ dân số cao, ... Chính điều này đã đòi
hỏi một nhu cầu cần có một sự thay đổi phương thức trong chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung xa khu dân cư đang là hướng
đi được đánh giá là phù hợp và đúng đắn để giải quyết những vấn đề tồn tại đó.
Hình thức chăn nuôi kiểu tập trung sẽ quản lý được đầu vào, áp dụng được khoa học
công nghệ vào sản xuất, từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, đồng thời, giảm
được ô nhiễm môi trường và dịch bệnh…Đó cũng là mục tiêu hướng tới để góp
thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
(Phùng Xuân Việt, 2014).
Khoái Châu là một trong những huyện đi đầu của tỉnh Hưng Yên về quá
trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp với nhiều hướng đi năng động, linh hoạt. Sản
xuất nông nghiệp của huyện vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, đóng góp không

1


nhỏ trong cơ cấu kinh tế chung. Khoái Châu là một trong ba huyện có sản thịt lợn
hơi xuất chuồng cao nhất tại tỉnh Hưng Yên. Huyện đã có chủ trương phát triển
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, song quá trình đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

đang gặp nhiều khó khăn và thiếu các biện pháp thiết thực giải quyết các vấn đề về
giống, vốn, đất đai, bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm và kiểm soát
dịch bệnh...
Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Thực tế phát triển chăn nuôi ở trên địa bàn
huyện Khoái Châu hiện nay đang diễn ra như thế nào? Chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư liệu có những ưu điểm, nhược điểm như thế nào so với chăn nuôi trong khu
dân cư? Hiệu quả của các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư này hiện nay
như thế nào? Việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang gặp những khó
khăn vướng mắc ra sao và nguyên nhân của những bất cập này? Cần có những giải
pháp nào để phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Khoái Châu trong
thời gian tới?.
Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện Khoái
Châu, từ đó đề xuất định hướng và đưa ra giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện
Khoái Châu trong mối quan hệ so sánh với chăn nuôi tập trung trong khu dân cư.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư ở huyện Khoái Châu.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

2



1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề về chăn nuôi, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và những
vấn đề liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về chăn nuôi và
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
+ Thực trạng chăn nuôi và chăn nuôi xa khu dân cư tại huyện Khoái Châu.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên
địa bàn huyện Khoái Châu.
+ Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện
Khoái Châu
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Khoái Châu
tỉnh Hưng Yên.
* Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ 10/2015 – 12/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư. Khoái Châu là huyện có chăn nuôi phát triển nhanh, do vậy
việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư góp phần giải quyết các vấn đề
như quản lý đầu vào, nâng cao khả năng áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao
hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu về thực trạng
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Khoái Châu. Dữ liệu của đề
tài có giá trị tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu trong việc hoạch
định các chính sách phát triển chăn nuôi. Các giải pháp đề xuất có giá trị tham khảo
hộ nông dân và cơ quan địa phương trong phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân
cư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về chăn nuôi và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
2.1.1.1. Chăn nuôi
a, Khái niệm
Có nhiều khái niệm về chăn nuôi, tuy nhiên ta có thể hiểu chăn nuôi là một
trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các
loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa,
mật ong... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân
(Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).
b, Đặc điểm của chăn nuôi
Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ
thần kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định. Để tồn tại các đối
tượng này luôn luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường
xuyên, không kể rằng các đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không.
Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất ba vấn đề: Một là, bên cạnh việc đầu tư
cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức
ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên
không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát
triển của vật nuôi. Hai là, phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi
một cách hợp lý trên cơ cở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo
ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa chọn thời điểm đào
thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. Ba là, do có hệ
thần kinh, nên vật nuôi rất nhạy cảm với môi trường sống, do đó đòi hỏi phải có
biện pháp kinh tế, kỹ thuật để phòng trừ dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại

cảnh thích hợp cho vật nuôi phát triển. Ngày nay, điều kiện chuồng trại, chăm sóc
cho vật nuôi ngày càng được nâng cao nhằm tăng hiệu quả của quá trình chăn nuôi.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của ngành chăn nuôi, điều kiện chuồng
trại từ chỗ chủ yếu là tận dụng, quy mô nhỏ đã chuyển dần theo hướng hiện đại, quy
mô lớn, ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).
4


Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy, tuỳ theo
mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản phẩm phụ và lựa chọn
phương hướng đầu tư. Chẳng hạn, trong chăn nuôi trâu bò sinh sản thì bê con là sản
phẩm chính, nhưng trong chăn nuôi trâu bò cầy kéo hoặc trâu bò sữa thì bê con lại
là sản phẩm phụ; hoặc người nông dân trước kia, khi chưa có phân bón hoá học thì
người làm ruộng phải chăn nuôi lợn để lấy phân bón ruộng, nhưng phân vẫn chỉ là
sản phẩm phụ. Chính vì chăn nuôi đồng thời một lúc cho nhiều sản phẩm và nhiều
khi giá trị sản phẩm phụ cũng không thua kém gì so với giá trị sản phẩm chính, nên
trong đầu tư chăn nuôi người ta phải căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để
lựa chọn phương hướng đầu tư, lựa chọn quy trình kỹ thuật sản xuất chăn nuôi cho
phù hợp (Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).
2.1.1.2. Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi tập trung (CNTT) được hiểu theo nghĩa chăn nuôi theo trang trại
công nghiệp, chứ không phải như cách hiểu của nhiều địa phương là "tập trung chăn
nuôi” vào một khu như khu công nghiệp trong đó có đảm bảo sinh thái và kiểm soát
dịch bệnh. Tóm lại, chăn nuôi tập trung (hay chăn nuôi lớn) là hình thức chăn nuôi
trang trại quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế
cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ (Nguyễn Xuân Dương, 2012).
Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi có quy mô lớn,
mang tính chất công nghiệp, theo hướng sản xuất hàng hóa và cách xa khu dân cư.
Chăn nuôi tập trung bao gồm cả “trang trại” hay “nông trại” là thuật ngữ gắn

liền với hình thức SXNN mang tính chất tập trung trên cơ sở diện tích đất đủ lớn để
sản xuất ra các nông sản hàng hoá theo quy mô tập trung. Vậy thực chất của chăn
nuôi tập trung bao gồm cả “trang trại” hay “nông trại” là khái niệm đồng nhất. Chăn
nuôi tập trung là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế
nảy sinh trong quá trình hoạt động và tồn tại, còn là nơi kết hợp các yếu tố vật chất
sản xuất và là chủ thể các quan hệ kinh tế đó. Do đó chăn nuôi tập trung là nói về
mặt kinh tế ngoài kinh tế còn có thể nhìn nhận từ phía xã hội và môi trường. Trong
nghiên cứu và trong quản lý người ta thường chú trọng đến nội dung kinh tế mà ít
quan tâm đến nội dung xã hội và môi trường. Do vậy khi nói đến chăn nuôi tập
trung người ta thường nói đến kinh tế trang trại và kinh tế nông trại, khái niệm này
phải thể hiện được những nét bản chất về kinh tế, tổ chức và sản xuất của khu vực
chăn nuôi tập trung trong điều kiện kinh tế thị trường (Trần Đình Công, 2014).
5


Trước hết các trang trại hay nông trại là cơ sở sản xuất kinh doanh của các
nhà sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là các
chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra các nông sản hàng hoá dựa trên sự hợp
tác và phân công lao động xã hội, được các chủ doanh nghiệp đầu tư vốn thuê mướn
phần lớn hoặc hầu hết sức lao động về trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất kinh
doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật định.
Bản chất của kinh tế chăn nuôi tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp và nông thôn, chủ yếu dựa vào các hộ gia đình có khả năng
chăn nuôi SXNN hàng hoá, có quy mô đất đai, lao động vốn và thu nhập tương đối
cao so với mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Theo quan điểm
này nên đề cập đến các hình thức huy động các nguồn lực (đất đai, lao động và
vốn...). Nhưng việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó phải đảm bảo tính hợp
pháp, được Nhà nước bảo hộ và phải chịu trách nhiệm trước việc huy động và sử
dụng các nguồn lực đó (Phùng Xuân Việt, 2014).
Xuất phát từ quan niệm trên, chúng tôi cho rằng việc quy hoạch khu vực

chăn nuôi tập trung, là hình thức tổ chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp. Được hình
thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Có sự
tập trung tích tụ cao hơn về các yếu tố sản xuất. Có nhu cầu cao hơn về thị trường,
về khoa học công nghệ, tỷ suất hàng hoá và thu nhập cao hơn so với mức bình quân
của các hộ gia đình trong vùng.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định này đã nói rõ mục tiêu
đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương thức chăn
nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cũng theo Quyết định này thì Chính
phủ đã xác định khái niệm chăn nuôi tập trung là chăn nuôi theo trang trại - công
nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay
thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ.
Như vậy, CNTT xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi quy mô lớn, những
khu vực chăn nuôi mang tính chất công nghiệp cách xa khu dân cư. Để hình thành
được những khu CNTT xa khu dân cư thì phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất,
kỹ thuật. Đó là các điều kiện về đất đai, vốn, cơ sở hạ tầng cũng như cần có sự
quản lý, kiểm soát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường...

6


2.1.1.3. Phát triển chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất
lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng
hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển chăn nuôi tập trung vào các nội
dung chủ yếu là:
- Nhân giống, mua thêm con giống, mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các
hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng để tăng quy mô
tổng đàn trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi).

- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách áp dụng giống mới có năng suất, chất
lượng cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng
vùng hay khu vực.
- Đảm bảo cơ cấu đàn phù hợp với tái sản xuất đàn.
- Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi, công tác chăm sóc nuôi dưỡng,
vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục
vụ nhu cầu con người.
- Phát triển chăn nuôi phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất
nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi
trường sống cho con người.
Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi thuận lợi, cần phát triển và hoàn thiện
các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt là hệ thống dịch vụ
cung cấp giống, dịch vụ thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản
phẩm như chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm...
Phát triển chăn nuôi, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của
ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng
sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe
cho con người (Phùng Xuân Việt, 2014).
2.1.2. Sự cần thiết của phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi trong nông hộ. Một số lợi thế
trong chăn nuôi nông hộ như: sự kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt nên có thể sử
dụng tốt hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, tạo ra sự quay vòng về năng
lượng, chăn nuôi quy mô nhỏ đòi hỏi đầu tư thấp và là ngành sản xuất đa dạng có
thể hạn chế tối đa sự rủi ro. Nhưng bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ cũng có
rất nhiều hạn chế và làm nảy sinh rất nhiều vấn đề như: phân tán, nhỏ lẻ nên khối

7


lượng sản phẩm không lớn và chất lượng thấp nên khó tiếp cận thị trường; khó kiểm

soát dịch bệnh xảy ra, khó áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ cao trong
việc phòng và chữa khi có dịch bệnh xảy ra; chăn nuôi tập trung dầy đặc do đó gây
ra ô nhiễm môi trường nặng nề, tình trạng này có thể thấy ở rất nhiều nơi có mật độ
dân cư cao. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi quy mô
nhỏ dạng tiểu nông. Những hạn chế này nằm ngay trong tính chất của sản xuất nhỏ.
Từ đó mà bên cạnh mặt tốt là ở chừng mực nào đó nó khai thác được
nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi, nhưng đồng thời
nó cũng rất hạn chế và khó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh đối với sản phẩm
xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá (Lê Viết Ly, 2008).
Do vậy, chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nông hộ nhỏ lẻ, phân tán sang
phương thức chăn nuôi tập trung là điều cần thiết đối với ngành chăn nuôi tại Việt
Nam. Những lợi thế của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như:
- Từng bước chuyển chăn nuôi hướng quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang
chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Thông qua đó nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- CNTT xa khu dân cư góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan, khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường đã phát sinh trong quá trình chăn nuôi nông hộ
nhỏ lẻ. Việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư hạn chế những ảnh hưởng xấu do
chất thải từ chăn nuôi gây ra, đảm bảo giữ gìn môi trường sống cho dân cư,tạo
không khí trong lành, đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt.
- Hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, công
nghệ hiện đại: Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tạo điều kiện cho việc tăng quy
mô chăn nuôi và áp dụng các công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, phù hợp với xu
thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
- Tăng sản phẩm chăn nuôi chất lượng và giá trị cao, từng bước phát triển
chăn nuôi theo hướng hàng hóa: Nâng cao chất lượng các sản phẩm, đảm bảo được
thực phẩm chất lượng và số lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng khi mà đời sống nhân
dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng cao ngày càng tăng.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân: CNTT xa khu dân cư góp

phần tăng thu nhập, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, nhờ đó mà đời sống
nhân dân được cải thiện. Sản xuất theo quy mô lớn sẽ yêucầu thêm lượng lao động
thuê ngoài, giải quyết một lượng công ăn việc làm cho người lao động nông thôn.
8


2.1.3. Đặc điểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Phát triển khu vực chăn nuôi tập trung là mô hình tổ chức sản xuất hàng hoá
có hiệu quả, vượt trội so với sản xuất hộ nông dân kể cả về giá trị, quy mô và hiệu
quả sản xuất. Để khuyến khích các chủ chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cần phải có
các chính sách thích hợp về đất đai, vốn, khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản
phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng… Tạo môi trường thuận lợi để các chủ chăn nuôi
phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm, phân bổ lại dân cư, tăng thu nhập, xoá
đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH (Nguyễn Văn Kha, 2009).
Phát triển khu vực chăn nuôi tập trung theo nhiều loại hình sản xuất khác
nhau; khuyến khích các nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đầu tư chiều
sâu, hướng vào mô hình các chủ chăn nuôi lợn tập trung sản xuất kinh doanh tổng
hợp, mô hình các chủ chăn nuôi sản xuất các cây trồng, vật nuôi có HQKT cao, gắn
với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, KHCN mới vào sản xuất, chế biến – tiêu thụ
sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt coi trọng, thúc đẩy phát triển mô
hình các chủ chăn nuôi liên kết, hợp tác với nhau, liên kết, liên doanh với các doanh
nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế
khác để phát triển sản xuất hàng hoá ổn định, bền vững (Nguyễn Văn Kha, 2009).
Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có những đặc điểm sau:
- Sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đảm bảo tính độc lập cho chăn nuôi.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm sản xuất hàng hóa trở thành một yêu cầu tất yếu để
thay thế cho hình thức sản xuất tự cung tự cấp đối với ngành chăn nuôi. Đặc biệt, khi
nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng thì yêu cầu phát
triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn lại càng trở nên quan trọng.

- Các khu CNTT xa khu dân cư nằm ngoài và tách biệt với khu vực dân cư.
Các khu CNTT xa khu dân cư được quy hoạch ở những vùng đất trống, trũng,
hoang hóa... nằm cách xa khu vực dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng
tránh sự lây lan của dịch bệnh.
- CNTT xa khu dân cư đòi hỏi có sự đầu tư cao về đầu vào. Mức độ tập trung
hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cho CNTT xa khu dân cư
thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, số lượng gia súc,
gia cầm, lao động, giá trị sản phẩm chăn nuôi... CNTT xa khu dân cư có đặc điểm
sản xuất lớn về quy mô đàn, số lượng vật nuôi, các chủ hộ chăn nuôi có thể thuê
9


mướn lao động bên ngoài và mua thức ăn chăn nuôi, nguồn giống, thuốc thú y...
Ngoài ra, ở các khu CNTT xa khu dân cư có đầu tư về cơ sở hạ tầng như: điện, hệ
thống giao thông đi lại, hệ thống tưới tiêu xử lý rác thải chăn nuôi, hệ thống hàng
rào bao quanh…
- Các chủ hộ chăn nuôi có kiến thức và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình
sản xuất: Các chủ hộ chăn nuôi là người trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng
tiến bộ KHKT, quản lý và sử dụng lao động gia đình, lao động thuê bên ngoài do đó
hiệu quả kinh tế cao, có thu nhập cao hơn rất nhiều so với kinh tế hộ. Với hình thức
chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ trong khu dân cư thì người chăn nuôi chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm truyền thống. Tuy nhiên, khi chuyển sang CNTT xa khu dân cư mang
tính chất công nghiệp, số lượng đàn vật nuôi lớn đòi hỏi người chăn nuôi phải có
kinh nghiệm sản xuất để lựa chọn hình thức, quy mô chăn nuôi cho phù hợp với nhu
cầu và điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Kinh nghiệm của chủ hộ chăn nuôi còn thể
hiện ở cả ở khâu tìm kiếm, sử dụng các con giống có chất lượng, cho năng suất cao;
chăm sóc phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi, tiếp cận với nguồn cung ứng và tiêu
thụ đầu vào đầu ra... (Phùng Xuân Việt, 2014).
2.1.4. Nội dung về phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
2.1.4.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phải phù hợp với
quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với quy hoạch chung phát
triển ngành; quy hoạch cần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn
nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán,
quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp trên
cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cụ thể (Phùng Xuân Việt, 2014).
2.1.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi tập trung
Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi phải có đủ
điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như: chuồng trại, kho chứa,
quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi, đường giao thông, hệ thống điện,
nước…Các trại chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để đảm bảo môi
trường chăm sóc vật nuôi tốt. Chuồng nuôi bảo đảm thoáng mát, khô, có ánh nắng
mặt trời chiếu vào, chuồng nuôi tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, không bị
gió lùa, thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phải giữ ẩm vào mùa
đông, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý
chất thải.
10


Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu chăn
nuôi, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt,
giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển chăn nuôi tập trung cần được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và đạt
chuẩn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình đầu tư xây dựng
(Phùng Xuân Việt, 2014).
2.1.4.3. Quản lý kỹ thuật trong các khâu sản xuất
Con giống là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi nói chung. Phát triển chăn
nuôi tập trung cần phát triển các giống theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của người
tiêu dùng, phát triển các giống cho năng suất chất lượng sản phẩm cao như các
giống lợn siêu nạc, bò sữa cao sản, bò siêu thịt… Trong việc chọn giống, người

chăn nuôi nên chọn mua những con giống ở những cơ sở giống tốt, uy tín, đảm bảo
không có bệnh, nên chú ý tới thời điểm mua giống và không nên chủ quan trong
việc chọn giống.
Công tác chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh: Phát triển chăn nuôi tập trung
thì quy mô chăn nuôi sẽ lớn và khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ trầm trọng cho
người chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả và xu hướng phát triển chăn nuôi của
đơn vị chăn nuôi nói riêng và chăn nuôi của vùng nói chung. Việc thực hiện tốt
quản lý giống là một biện pháp phòng bệnh được đánh giá cao trong công tác phòng
chống lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi. Các trại chăn nuôi lợn cần áp dụng các
biện pháp an toàn sinh học để ngăn chăn dịch bệnh lây lan vào trang trại.
Do đó để thúc đẩy chăn nuôi tập trung thì một trong những nội dung quan
trong cần phải thực hiện là thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh
cho đàn vật nuôi để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra đối với đàn vật nuôi,
giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, tiêm
phòng đầy đủ theo đúng thời gian cho đàn vật nuôi và quản lý tốt giống vật nuôi
(Phùng Xuân Việt, 2014).
Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm nên trong chăn nuôi tập
trung cần có sự chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vật nuôi, kỹ thuật
chăn nuôi, quy trình chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm …
tới người chăn nuôi. Tham gia tập huấn giúp cho người chăn nuôi có thêm hiểu biết,
kinh nghiệm chăn nuôi, ngoài ra, thông qua tập huấn, người chăn nuôi có thể giảm
11


bớt thiệt hại nhờ việc ứng dụng kinh nghiệm chăn nuôi thành công của những trang
trại chăn nuôi tiêu biểu, từ đó rút ngắn thời gian thử nghiệm. Do số lượng vật nuôi
trong chăn nuôi tập trung là lớn nên công tác chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cũng
cần được quan tâm nhiều hơn để hạn chế rủi ro về dịch bệnh xảy ra… nên chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác khuyến nông cần được đẩy mạnh.

2.1.4.4. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Thị trường có vai
trò hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế
xã hội. Đây là khâu tất yếu và quan trọng nhất của sản xuất hàng hoá, thị trường
chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết
quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt phát triển một nền sản xuất hàng
hoá theo cơ chế thị trường tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm.Vì vậy thị trường
tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đến sự phát triển chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn do đó để
phát triển chăn nuôi tập trung bền vững thì yêu cầu đặt ra là thị trường tiêu thụ, giá
cả cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình chăn nuôi, ổn định
giá đầu ra nhằm giúp cho phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ổn định, bền
vững (Phùng Xuân Việt, 2014).
2.1.4.5. Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất
Nâng cao kết quả, hiệu quả chăn nuôi được thể hiện qua việc tăng giá trị sản
xuất, tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động tăng lên. Từ
việc tăng lên về kết quả và hiệu quả thì sẽ thúc người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư
hơn nữa, mở rộng quy mô, tăng áp dụng khoa học công nghệ… Phát triển khu vực
chăn nuôi tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông
thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Vì vậy đánh giá HQKT chăn nuôi tập trung là
đánh giá HQKT các hình thức tổ chức SXNN. HQKT của chăn nuôi tập trung được
đánh giá một cách đúng đắn có ý nghĩa quan trọng để chúng ta xem xét vai trò và
tác dụng của chăn nuôi tập trung. Muốn đánh giá một cách có hệ thống chúng ta
không chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu nào đó mà cần thiết lập một hệ thống chỉ tiêu
đánh giá HQKT cho phù hợp liên quan đến những vấn đề đặt ra xung quanh việc
phát triển các chủ chăn nuôi tập trung như thế nào là tốt nhất. Từ quan điểm đó, để
đánh giá HQKT của các khu vực chăn nuôi tập trung theo chúng tôi cần đánh giá
trên các góc độ sau:
12



Kết quả khu vực chăn nuôi tập trung là những gì mà khu vực chăn nuôi tập
trung thu được sau một thời gian sản xuất kinh doanh (thường tính là 1 năm), đó là
lượng sản phẩm, giá trị sản lượng hàng hoá, thu nhập mà các khu chăn nuôi tập
trung thu được sau khi sử dụng nguồn lực của mình như đất đai, vốn, lao động, tư
liệu sản xuất… hay nói cách khác là chi phí sản xuất. Kết quả cao hay thấp bên cạnh
còn phụ thuộc nhiều đến nguồn lực còn là các yếu tố khác như trình độ sử dụng các
nguồn lực, khả năng tổ chức sản xuất, kinh nghiệm… của hộ chăn nuôi. Vì vậy, kết
quả kinh tế khu vực chăn nuôi tập trung có thể được hiểu là tổng giá trị sản xuất, giá
trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận… Như vậy HQKT của các hộ chăn nuôi
là kết quả của các chủ chăn nuôi đạt được trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Mặt khác khi đánh giá HQKT các hộ chăn nuôi phải đánh giá tổng hợp các thành
phần sản xuất trong tổng thể các hộ chăn nuôi, loại hình chăn nuôi tập trung bao
gồm các yếu tố như: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử
dụng đất đai, hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất… hay khi đánh giá HQKT các hộ
chăn nuôi phải đánh giá tổng hợp các nguồn lực của các hộ hiện có. Vì vậy, khi đánh
giá HQKT của các các hộ chăn nuôi là so sánh các phương án sử dụng nguồn lực của
các các hộ trong quá trình chăn nuôi. Cùng một điều kiện sản xuất hay cùng một loại
sản phẩm đầu ra nhưng mỗi hộ chăn nuôi khác nhau tạo ra các kết quả cũng khác
nhau. Như vậy so sánh các phương án hay so sánh các kết quả khác nhau trong cùng
một điều kiện sản xuất đó chính là đánh giá HQKT (Nguyễn Văn Kha, 2009).
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư
2.1.5.1. Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung
Nhân tố chính sách: là công cụ quản lý của Nhà nước. Thông qua các chính
sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới cung và cầu của sản phẩm
hàng hóa như các chính sách về giá cả, thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu, đầu tư.
Chẳng hạn trong mấy năm gần đây Nhà nước có chủ trương mở rộng các quy mô
trang trại, khuyến khích các hộ kinh tế gia đình. Vì vậy quy mô đàn vật nuôi được
mở rộng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên
kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa
phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến chăn nuôi nói chung và chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư nói riêng. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng
13


×