Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TIẾN MẠNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ thầy cô, các tập thể, cá nhân trong và ngoài
trường, các cơ quan chức năng, đơn vị đang công tác và người dân tại huyện Sa Pa.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Văn
Song, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh
Tế & PTNT, Bộ môn kinh tế tài nguyên và môi trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan đoàn thể trực thuộc huyện Sa Pa và các
xã trong huyện đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài nghiên cứu của mình,
cùng các anh, chị, bạn bè và người dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi có được
những thông tin quý báu trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và động viên, khích lệ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Mạnh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ........................................................................................................ vii
Danh mục hình .............................................................................................................. viii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract………………………………………..…………………………………x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5. Những đóng góp mới ................................................................................................ 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu .................. 5
2.1. Lý luận về phát triển sản xuất cây dược liệu ............................................................ 5
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 5
2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây dược liệu......................................................... 9
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật một số cây dược liệu chủ yếu .................................. 11
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây dược liệu ......................................................... 15
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu .............................. 21
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu .............................................. 28
2.2.1. Phát triển sản xuất cây dược liệu trên thế giới ..................................................... 28
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất cây dược liệu ở Việt Nam ..................................... 31
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Sa Pa trong phát sản xuất cây dược liệu ................. 35

iii


2.2.4. Các nghiên cứu trước đây về phát triển dược liệu ............................................... 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 37
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 37
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 37
3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................................ 37
3.1.3. Dân số - Lao động ................................................................................................ 41
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn huyện Sa Pa .............................................................. 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 44
3.2.1. Phương pháp tiếp cận........................................................................................... 44
3.2.2. Chọn điểm khảo sát.............................................................................................. 45
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 45
3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ............................................................... 47
3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................................... 47

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 47
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 49
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa Pa, Lào Cai .. 49
4.1.1. Quá trình phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Sa Pa .................................... 49
4.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Sa Pa .................................. 54
4.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa Pa.............58
4.2. Thực trạng sản xuất cây dược liệu tại các hộ điều tra............................................. 57
4.2.1. Nguồn lực sản xuất dược liệu tại các hộ điều tra ................................................. 57
4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu ........................................................... 61
4.2.4. Hiệu quả trồng cây dược liệu ở các hộ ................................................................ 63
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu .................................... 75
4.3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 75
4.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 76
4.3.3. Trình độ dân trí .................................................................................................... 78
4.3.4. Cơ chế chính sách ................................................................................................ 79
4.3.5. Khoa học công nghệ ............................................................................................ 80
4.3.6. Thị trường tiêu thụ ............................................................................................... 82
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây dược liệu ............................................... 83
4.4.1. Thuận lợi .............................................................................................................. 83

iv


4.4.2. Khó khăn .............................................................................................................. 84
4.5.Giải pháp phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn ............................................... 87
4.5.1. Giải pháp từ phía chính quyền địa phương .......................................................... 87
4.5.2. Từ phía hộ nông dân ............................................................................................ 94
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 95
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................. 96

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 98
Phụ lục ......................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DL

Dược liệu

DT

Diện tích

GACP

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái


GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KQSX

Kết quả sản xuất

KTCB

Kiến thiết cơ bản



Lao động

NTM

Nông thôn mới

PTNT


Phát triển nông thôn

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

YDHCT

Y dược học cổ truyền

YDHHĐ

Y dược học hiện đại

YHCT

Y học cổ truyền


YHHĐ

Y học hiện đại

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ dược liệu ở Việt Nam ..................................................... 33
Bảng 2.2. Diện tích dược liệu tại Việt Nam năm 2015 ................................................ 34
Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai huyện Sa Pa (2013 - 2015) .............. 40
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Sa Pa (2013 - 2015) ..................... 42
Bảng 3.3. Số hộ được chọn điều tra tại huyện Sa Pa .................................................... 45
Bảng 4.1. Số lượng hộ trồng dược liệu tại các xã của huyện qua 3 năm
(2013-2015)................................................................................................. 52

Bảng 4.2. Năng suất, sản lượng cây dược liệu trên địa bàn53 huyện Sa Pa đến
năm 2015 ...................................................................................................... 53
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu quy hoạch sản xuất cây dược liệu55 đến 2020 của
huyện Sa Pa .................................................................................................. 55
Bảng 4.4. Nguồn lực sản xuất của các hộ trồng cây dược liệu ................................ 57
Bảng 4.5. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2015....................................... 58

Bảng 4.6. Chi phí đầu tư cho 1 ha trồng cây Tam thất ................................................. 64
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế 1 ha trồng cây Tam thất .................................................... 65
Bảng 4.8. Chi phí trung gian cho 1 ha trồng cây Atiso năm 2015 ....................... 68

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất tính trên 1 ha Atiso năm 2015 ............................ 69
Bảng 4.10. Chi phí sản xuất 1 ha Sa nhân tím năm 2015 ...................................... 70

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế sản xuất tính trên 1 ha Sa nhân tím .............................. 71
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả kinh tế 1 ha sản xuất cây dược liệu so với một số
cây trồng khác ............................................................................................. 72

vii


DANH MỤC HÌNH
Hộp 4.1. Sản xuất dược liệu............................................................................................ 56
Hình 4.2. Kênh tiêu thụ cây dược liệu ............................................................................ 61

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Dân số, lao động ở các hộ điều tra ................................................................ 77
Đồ thị 4.2. Vốn đầu tư ở các hộ điều tra ......................................................................... 77
Đồ thị 4.3. Tỷ lệ số hộ có vay vốn sản xuất cây dược liệu tại 3 xã điều tra ................... 80
Đồ thị 4.4. Số hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật dược liệu tại 3 xã điều tra ................... 81

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Tiến Mạnh
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát triển sản xuất cây dược liệu có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nguyên

liệu cho chế biến dược liệu, góp phần tạo việc làm và là nguồn sinh kế cho người dân
bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng của địa phương vì vậy
nghiên cứu để phát triển sản cây dược liệu là rất cần thiết. Các mục tiêu nghiên cứu của
đề tài là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu;
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây dược liệu trên
địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những năm qua; Đề xuất giải pháp phát triển
sản cây dược liệu huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Đề tài sử dụng 3 cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận kỹ thuật và tiếp cận
xã hội học trong quá trình nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các sở,
ban ngành của huyện, tỉnh. Đề tài đã khảo sát 60 hộ sản xuất cây dược liệu ở 3 xã: Lao
Chải, Tả Van và thị trấn Sa Pa để thu thập số liệu sơ cấp. Số liệu được kiểm tra, hiệu
chỉnh, tổng hợp và phân tổ theo các tiêu thức nghiên cứu. Bằng phương pháp phân tích
thông tin chủ yếu là phân tổ thống kê, thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân
tích SWOT với 3 nhóm chỉ tiêu chính: Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất; Nhóm
chỉ số thể hiện phát triển sản xuất dược liệu theo chiều rộng; Nhóm chỉ tiêu thể hiện
phát triển sản xuất dược liệu theo chiều sâu.
Nghiên cứu của đề tài đã cho thấy, sản xuất cây dược liệu trên địa bàn đã có từ
lâu vào những năm 60 của thế kỷ trước, tuy nhiên đến những năm trở lại đây do nhu cầu
cây dược liệu tăng cao và nguồn dược liệu tự nhiên bị cạn kiệt mà người dân đã chú
trọng vào sản xuất. Các hộ nông dân trồng cây dược liệu với quy mô nhỏ trong thời gian
đầu, trong quá trình sản xuất nhận thấy lợi ích kinh tế của cây dược liệu đã đầu tư nguồn
lực mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Diện tích cây dược liệu của toàn huyện đến
năm 2015 là 86,5 ha, trong đó riêng diện tích trồng cây Atiso 70,5 ha. Cây Atiso phát
triển mạnh ở Sa Pa do có sự liên kết sản xuất giữa người dân và công ty TNHH MTV
Traphaco Sa Pa. Các cây dược liệu khác đang được chú trọng đầu tư phát triển ở Sa Pa
là cây Tam thất, Sa nhân tím, Đương quy. Các sản phẩm dược liệu sản xuất được tiêu
thụ trên 3 kênh phân phối chủ yếu là: (1) Bán lẻ trực tiếp tại các chợ phiên cho khách du
lịch, (2) Bán cho thương lái, (3) Bán cho doanh nghiệp thu gom chế biến. Năng suất cây

ix



dược liệu trên toàn huyện đạt 3.500 tấn/năm trong đó riêng Atiso 2.800 tấn/năm. Các
hình thức liên kết trong sản xuất dược liệu phong phú, có sự liên kết giữa doanh nghiệp
- người sản xuất, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các khâu nhân
giống, chăm sóc. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong tiêu thụ do các hộ sản xuất là
đồng bào dân tộc ít người, chưa nhanh nhạy trong việc tiếp cận với thị trường hoặc tìm
kiếm khách hàng nên chưa phát huy được hết hiệu quả. Một số yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất cây dược liệu như là diện tích manh mún, năng lực sản xuất của hộ
còn hạn chế nên chưa phát huy được hết hiệu quả trong sản xuất cây dược liệu, sản
phẩm bị cạnh tranh bởi các sản phẩm dược liệu Trung Quốc.
Để phát triển sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững thì cần áp dụng một
số nhóm biện pháp được đề xuất sau: Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất cây dược
liệu; Phát triển các mô hình liên kết sản xuất- tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp;
Áp dụng công nghệ cao trong bảo quản chế biến; Nâng cao năng sản xuất của hộ thông
qua các chính sách hỗ trợ.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Tien Manh
Thesis title: Develop medicinal plant production in Sa Pa district, Lao Cai Province
Major: Economics management

Course code: 60 62 01 15

University: Vietnam National University of Agriculture
Develop production medicinal plants have important implications in the supply
of raw materials for processing medicinal herbs, contribute to employment and a source

of livelihood for indigenous peoples, environmental protection and ecological security
and defense so local research to develop the medicinal plants are essential. The research
objective of this project is: Systematics rationale and practices in developing
manufacture medicinal plants; Assessment of the situation and factors affecting the
development of medicinal plant production in the district of Sa Pa, Lao Cai province in
recent years; Proposed solutions to the pharmaceutical plants develop Sa Pa District,
Lao Cai Province.
Study using 3 approaches: systems approach, technical approach and
sociological approach in the research process. Secondary data sources obtained from the
departments of districts and provinces. The study has surveyed 60 households
producing medicinal plants in three communes of Lao Chai, Ta Van and the town of Sa
Pa to collect primary data. Data is checked, corrected, aggregate and broken down by
research criteria. By means of analyzing information broken down mainly statistics,
descriptive statistics, comparative approach and SWOT analysis with 3 main groups of
indicators: Group indicators of production conditions; Group development indicators of
pharmaceutical production in width; Group development indicators of pharmaceutical
manufacturing in depth.
Study of the subject has shown, producing medicinal plants in the province have
a long tradition in the 60s of last century, but until the past year as demand increases
medicinal plants and herbal sources exhaustible natural that people have focused on
manufacturing. The farmers growing medicinal plants on a small scale for the first time,
in the production process realize the economic benefits of medicinal plants has invested
resources to expand area planted medicinal plants. The area of the district medical
plants by 2015 is 86.5 hectares, of which the artichoke crop area 70.5 hectares.
Artichokes thrive in Sapa due to the link between people and production companies
Traphaco Sapa Limited. The medicinal plants are being focused on development in the
trees gingseng Sapa, Sa's purple, Of regulations. These medicinal products are

xi



consumed in the production 3 distribution channels mainly: (1) Retail Direct at fairs for
tourists, (2) Sales to traders, (3) For Sale Business collection and processing.
Productivity medicinal plants throughout the district reached 3,500 tons / year of which
2,800 artichoke tons / year. The links in the form of rich pharmaceutical production, the
link between the enterprise - producer, may apply scientific and technical advances in
production at the stages of breeding and care. But there are still some limitations in
consumption by households are ethnic minorities, yet quick to reach the market or seek
customer should not develop its full effectiveness. Several factors affect the
development of medicinal plants produce as fragmented area, production capacity is
limited household should not promote efficiency in the production of all medicinal
plants and products are competitive by the Chinese medicinal products.
To develop medicinal plant production in a sustainable way, it is necessary to
apply some sollutions: Improving regional planning medicinal plant production;
Development of model production-consumption link between farmers and
enterprises; Applying high technology in preservation and processing; Improving the
production of farmers.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 25°C, độ ẩm khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối
phát triển. Diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất phong phú và
đa dạng, cả nước có khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1.000 loài cây thuốc.
Nước ta lại có một số vùng có độ cao trên 1000 m như Sa Pa, Đà Lạt nên thuận
lợi cho việc du nhập một số cây như Artichaut, Dương địa hoàng... Nếu chúng ta
biết cách khai thác và nghiên cứu nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ có nhiều

đóng góp cho ngành dược nước ta (Ngô văn Thu và cs., 2004).
Về mặt kinh tế cây dược liệu được xếp vào loại cây công nghiêp cao cấp
cần được phát triển như những cây công nghiệp khác. Trong chiến lược phát triển
ngành Dược giai đoạn 2002 - 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đầu tư
trọng điểm các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên sản
xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu và thuốc
mang tên gốc thay thế thuốc nhập khẩu… chú trọng đầu tư phát triển dược liệu”,
“Ưu tiên cho sản xuất nguyên liệu làm thuốc”. Tại báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Trung Ương Đảng trình bày ở Đại hội lần thứ năm đã chỉ rõ: “Một
nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho
được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất
thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con
đường xuất để nhập”. Qua đó chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của dược liệu
trong ngành y tế và trong nền kinh tế quốc dân.
Lào Cai từng được mệnh danh là “Vương Quốc” của các loại cây dược
liệu, nhưng do một thời gian dài không có kế hoạch khai thác đi đôi với bảo vệ
và duy trì nguồn gen, những loại cây thuốc quý ở Lào Cai đã bị khai thác tràn lan
dẫn đến nguy cơ tận diệt. Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng chính phủ có
Quyết định số 1976 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm
2020 - 2030, trong đó tại Lào Cai có 13 loài dược liệu địa phương và nhập nội.
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có điều kiện khí hậu thời tiết
phù hợp cho việc phát triển tập đoàn cây thuốc nói chung và đặc biệt là một số
cây dược liệu quý làm thuốc và có hiệu quả kinh tế nói riêng. Những năm trước
1


đây, Sa Pa đã có nghề trồng cây thuốc rất phát triển trồng các loại cây dược liệu
điển hình như: Đương Quy, Bạch Truật, Xuyên Khung, Đỗ Trọng, ... làm nguồn
nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. Tuy
nhiên trong vài năm gần đây, diện tích trồng cây dược liệu của Sa Pa bị thu hẹp

nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa làm
giảm diện tích canh tác và sản phẩm dược liệu chịu sự cạnh tranh từ nguồn
nguyên liệu dược liệu được nhập khẩu tiểu ngạch từ thị trường Trung Quốc sang
Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất cây dược liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cây dược liệu góp phần nâng cao thu nhập cho
đồng bào thiểu số ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây
dược liệu;
 Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai;
 Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất
cây dược liệu góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai.
1.3. ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
 Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân trồng cây dược liệu tại địa bàn các xã
Lao Chải, xã Tả Van, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung: Để giải quyết những mục tiêu này, đề tài nghiên

2



cứu vào các nội dung sau:
+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu.
+ Tình hình phát triển sản xuất một số loại cây dược liệu ở địa phương,
trong đó tập trung vào các loại cây: Tam thất, cây Atiso, cây Sa nhân tím.
+ Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu
trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
 Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu
trong vị trí địa lý và ranh giới hành chính của huyện Sa Pa.
 Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 10 năm 2016.
 Thời gian số liệu: Dữ liệu và thông tin được sử dụng nghiên cứu phát
triển sản xuất cây dược liệu được thu thập trong từ năm 2013 - 2015.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời các câu
hỏi sau:
1. Phát triển sản xuất cây dược liệu gồm các nội dung và thể hiện ở các
tiêu chí nào?
2. Trên địa bàn huyện Sa Pa, phát triển sản xuất cây dược liệu những năm
qua như thế nào?
3. Kết quả, hiệu quả sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Sa Pa
những năm qua ra sao?
4. Những thuận lợi, khó khăn và yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu
quả phát triển sản xuất cây dược liệu?
5. Để phát triển sản xuất cây dược liệu theo hướng bền vững và tích cực
thì cần áp dụng các giải pháp nào?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận, nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lý luận trong phát triển
sản xuất cây dược liệu. Làm rõ nét hơn vai trò của cây dược liệu trong phát triển
kinh tế - xã hội - môi trường tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sản xuất cây dược

liệu tạo ra thu nhập cho đồng bào vùng cao Sa Pa, nơi có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển sản xuất cây dược liệu, giúp người dân có thêm sinh kế ổn định,
3


thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, giảm hiện tượng chặt phá rừng. Ngoài ra, việc
phát triển sản xuất cây dược liệu còn đóng góp giá trị trên việc bảo tồn nguồn gen
dược liệu thông qua phương thức tích cực là mở rộng quy mô sản xuất.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu về thực trạng
sản xuất cây dược liệu trong những năm qua của huyện Sa Pa. Hiện nay, cây
dược liệu đang được khuyến khích phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ, bảo tồn
những loại cây có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện Sa Pa nhưng chưa có đề tài
nào làm. Dữ liệu của đề tài có giá trị tham khảo cho cán bộ quản lý, cán bộ
nghiên cứu trong việc hoạch định các chính sách phát triển dược liệu. Các giải
pháp đề xuất có giá trị tham khảo cho huyện tham khảo trong phát triển cây dược
liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Sa Pa nói riêng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
2.1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng: Phát triển
là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật (Nguyễn Ngọc

Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006).
Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói
chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động
đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là
một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình
trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm
thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có
theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Theo quan điểm kinh tế học: Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến về
mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên về sản
lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế, sự hoàn thiện của cơ cấu kinh tế và việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản
trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công
nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong
quá trình tạo ra các thay đổi trên”.
Tuy rằng có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Nhưng các ý kiến
đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống
giá trị trong cuộc sống của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao
các quyền lợi của con người, quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, quyền lợi về
kinh tế chính trị văn hóa xã hội và quyền tự do công dân.

5


Như vậy, phát triển là làm thay đổi hay hoàn thiện về căn bản cái đã có để
tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai
khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng. Trong thực
tiễn, phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế phải hài hoà với công bằng và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và đời sống

tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc
thực hiện công bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra động lực vững
chắc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nông nghiệp nông thôn, phát triển là
sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng nông sản, sự đa dạng về chủng
loại nông sản đồng thời nâng cao đời sống người nông dân cả về kinh tế, văn hoá,
giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, tiến bộ xã hội.
b. Sản xuất
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội. Sản xuất là quá trình các đầu vào
được kết hợp, sử dụng công nghệ nhất định tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Sản xuất cho tiêu dùng tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,
không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường (Ngô Đình Giao, 1995).
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Hình thức này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Phan Công Nghiệp, 2002).
Tóm lại, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào
hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Lã
Đình Mới, 2001). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với
trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra bằng một hàm sản xuất:
Q= f(X1, X2,...Xn)
Trong đó:
Q: là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định.
X1, X2, ...Xn : là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
6



Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn
vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng sản
phẩm có số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu vào
được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay đổi
thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
Tóm lại: Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm phối hợp
tối ưu các yếu tố tham gia sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ cho
nhu cầu con người và xã hội (Lã Đình Mới, 2001).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất là
vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng
số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực
tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa
như chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người
lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất
lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành
nông nghiệp, mà cũng rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất
đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu tư thêm
vốn và lao động trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các
loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài
nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.

Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đó giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
7


Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm,v.v...cũng có tác động tới quá trình sản xuất (Lã Đình Mới, 2001).
c. Phát triển sản xuất
“Phát triển sản xuất được định nghĩa là quá trình mở rộng quy mô sản xuất
với cơ cấu sản phẩm và đặc tính sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, mang lại
thu nhập cao hơn và ổn định hơn cho người sản xuất, và bền vững về mặt xã hội môi trường.” (Đỗ Minh Phương, 2012).
Phát triển sản xuất là sự thay đổi phương thức sản xuất và phân công lao
động xã hội tiến tới sản xuất hàng hóa. Hệ quả là trình độ chuyên môn hóa sản
xuất tăng lên, đời sống cao, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng (Nguyễn Tiến
Mạnh và Dương Ngọc Thí, 1996).
Từ một số đặc điểm trên có thể đi đến kết luận: Phát triển sản xuất là một
phạm trù hẹp hơn phát triển nói chung, quan tâm và liên quan chủ yếu đến các
yếu tố sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, điều kiện sản xuất. Đặc
biệt quan tâm tới kết quả và hiệu quả của sản xuất trên cả nội dung Kinh tế - xã
hội - môi trường. Hiện nay, phát triển còn được quan tâm chú trọng đến sự bền
vững, muốn cần phải có định hướng, quy hoạch, các hoạt động triển khai, đánh
giá và cải tiến. Vì thế, phát triển sản xuất nói chung và phát triển sản xuất cây
dược liệu nói riêng muốn bền vững cần xác định các yếu tố nguồn lực và các
định hướng, quy hoạch về vùng trồng, tiềm năng thị trường để có các quyết định
đúng đắn.

d. Cây dược liệu
Cây dược liệu là các loại cây trồng mà sản phẩm của chúng có thể sử dụng
để làm dược liệu (thuốc) chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể. Dựa vào nghiên cứu
những kinh nghiệm dân gian của các dân tộc Việt Nam và nhiều dân tộc khác
trên thế giới, con người đã biết sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc hoặc
bồi bổ cơ thể. Những thực vật đó được gọi chung là cây dược liệu (Vũ Tuấn
Minh, 2004).
Như vậy cây dược liệu có thể tồn tại trong tự nhiên hoặc do con người
trồng. Cây dược liệu có thể được sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh hoặc qua
chế biến là nguồn nguyên liệu trong ngành công nghiệp dược.
8


2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất cây dược liệu
a. Vai trò xóa đói giảm nghèo
Trong Quyết định 1976/ QĐ - TTg/ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, có nhắc đến
nhiệm vụ “tiếp tục phát triển tiềm lực, lợi thế dược liệu Việt Nam để phục vụ
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Tận
dụng lợi thế địa phương có những tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp
với phát triển các cây dược liệu, gần đây Lào Cai đã chọn nhóm cây này làm cây
mũi nhọn giảm nghèo đối với các huyện vùng cao, vừa để khôi phục nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vừa phát huy lợi thế tiềm năng đất đai và tạo việc làm cho
người dân vùng cao (Lục Văn Toán, 2014).
Theo Nguyễn Đắc Tiến với đặc thù đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là tài nguyên khí hậu, Lào Cai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng,
trong đó phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới
và ôn đới được coi là thế mạnh của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số vùng, bà con
trồng một số cây dược liệu quý như Thảo quả, Tam thất, Đương quy, Xuyên
khung, Đỗ trọng, Giảo cổ lam... cho chất lượng tốt và đem lại hiệu quả kinh tế

cao. Hơn nữa đây là những cây trồng rất có giá trị về mặt y học và đời sống xã
hội, lại thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cây dược
liệu trước đây chủ yếu tập trung vào đồng bào kinh vì nó đòi hỏi trình độ kỹ thuật
và lượng vốn nhất định. Đồng bào dân tộc chủ yếu khai thác cây dược liệu từ tự
nhiên để đem bán, khi nhận thấy giá trị kinh tế của cây dược liệu thì đã đem cây
dược liệu về trồng tại nhà để phát triển kinh tế.
Từ thực tế cho thấy trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu không chỉ
khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền
mà còn tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân, bảo vệ rừng, bảo vệ đất,
chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời phát huy
thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài dược liệu quý... Tuy nhiên, để tạo
bước đột phá, địa phương cần có cơ chế hỗ trợ hiệu quả, trước hết là hình thành
mối liên kết giữa “4 nhà” để phát triển vùng dược liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đây
là bước đi quan trọng nhằm tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, phát
huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

9


b. Phát triển kinh tế địa phương bằng sản phẩm bản địa
Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
1976 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, trong đó tại Lào Cai có 13 loài dược liệu bao gồm 4 loài địa
phương Bình vôi, Đẳng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 9 loài nhập nội Atisô, Đỗ
trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên
khung.
Tận dụng thế mạnh về đất đai, khí hậu thì các địa phương trong tỉnh như
huyện Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà đã thành lập Ban chỉ đạo dự án “Phát triển và bảo
tồn cây dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn 2030” trên

cơ sở phân tích các điều kiện khí hậu, đặc điểm sinh thái cây trồng. Từ đó kết
hợp với đánh giá tác động môi trường và phân tích chi phí, lợi ích để đưa ra
những định hướng quy hoạch mở rộng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Dự án "Xây dựng mô hình
kinh tế hộ, trồng một số loại cây dược liệu” tại huyện Sa Pa. Trong đó, cây Atisô
mang lại nguồn thu 120 triệu đồng/ha, cây Tam thất triệu đồng/ha… Hiện toàn
tỉnh có trên 350 ha cây dược liệu các loại, tăng gấp 4 lần năm 2005, trong đó diện
tích cây Atisô chiếm trên 20% còn lại là các loại cây khác. Về giá trị kinh tế, chỉ
riêng cây Sa nhân tím có giá gần 800.000 đồng/kg quả khô, nếu trồng diện tích
1ha Sa nhân tím người dân có thể thu từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Đây là nguồn
thu không nhỏ đối với nông dân vùng cao, đặc biệt trồng cây này không chiếm
diện tích canh tác của các loài cây khác vì trồng dưới tán rừng, công chăm sóc
không đáng kể (Lục Văn Toán, 2014).
c. Bảo tồn nguồn gen dược liệu truyền thống một cách bền vững
Theo ông Trương Hoàng Minh, thì Lào Cai là tỉnh có nguồn cây thuốc tự
nhiên phong phú vào bậc nhất nước ta, trong các khu rừng ở Lào Cai có trên
2.500 loài thực vật; trong số loài thực vật được phát hiện tại Lào Cai, có đến hơn
700 cây thuốc; có những loại cây thuốc quý hiếm như: Kim tuyến, Hoàng liên,
Cẩu tích, Tam thất hoang, Đau xương, Sâm vũ điệp…. Tuy nhiên, việc khai thác
tràn lan, yếu kém trong công tác quản lý, bảo tồn chưa được quan tâm đúng mức
cùng với nạn phá rừng làm nương, nên nhiều loài cây thuốc bị suy giảm nghiêm
trọng. Theo số liệu khảo sát ban đầu, cả nước có 16 loài cây được ghi vào danh
mục các cây thuốc cấm khai thác vì có nguy cơ tuyệt chủng, thì ở Sa Pa có
Hoàng liên, Tam thất hoang, Kim tuyến, Vân sam… (Phạm Sơn, 2016).

10


Như vậy có thể thấy, xu hướng chung các loài dược liệu tại Lào Cai đang
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, hoặc biến mất. Bởi vậy, một việc vô cùng cấp

bách đặt ra là có những biện pháp bảo tồn gen dược liệu quý hiếm. Từ đó có thể
thấy phát triển vùng dược liệu nói chung và cụ thể “Phát triển sản xuất cây dược
liệu trên địa bàn huyện Sa Pa” là một cách vừa nhân rộng, vừa bảo tồn nguồn gen
cây dược liệu, đồng thời vừa đạt được các mục tiêu khác về kinh tế.
d. Tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Trong diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2015 tại
khách sạn Deawoo ngày 14 tháng 5 năm 2015, ngoài việc nhắc đến Doanh
nghiệp xã hội là doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, còn có một chuyên đề
dành riêng cho “Kinh doanh với người có thu nhập thấp”. Nội dung chủ yếu
hướng đến đồng bào miền núi, canh tác manh mún, nhỏ lẻ, theo thói quen và
chưa nhìn thấy tín hiệu thị trường vì thế mà thu nhập của họ vẫn thấp. Kết luận
chuyên đề khẳng định: Doanh nghiệp (đơn vị có nguồn cầu rõ ràng) là nhân tố
trung tâm kết hợp với địa phương, kết hợp với các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật
đem đến cho người dân sinh kế mà họ hoàn toàn có khả năng thực hiện được,
trong khi vẫn giải quyết được mục tiêu của doanh nghiệp (VCCI, 2015).
Kết luận chung được rút ra: Để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đảm bảo mục tiêu lấy cây dược liệu là mũi nhọn trong xóa đói giảm
nghèo thì việc phát triển mạnh các loại dược liệu theo hướng phát triển sản xuất
hàng hóa gắn liền với thực vật bản địa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng
thời phát triển các ngành nghề cho đồng bào ít người. Bảo tồn nguồn gen của các
loài thuốc quý là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của nghiên cứu đa dạng
sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Kết quả của việc phát triển sản
xuất cây dược liệu sẽ giúp rất nhiều cho công tác bảo tồn nguồn gen cũng như
việc nghiên cứu vùng, nghiên cứu phương thức sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên. Đem lại những tác động tích cực trên phương diện kinh tế - xã hội.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật một số cây dược liệu chủ yếu
Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây Atiso, Tam thất, Sa nhân
tím như sau:
a. Cây Tam thất
Tên khoa học: Cây tam thất - Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen.

Họ: Nhân sâm - Araliaceae.
11


Đặc điểm thực vật: Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân
đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có 3 - 5 lá chét, mép lá có
khía răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có gân cứng thành gai. Cụm hoa tán
đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình cầu (Nguyễn Thanh
Hải, 2015).
Phân bố: Tại Việt Nam, cây tam thất được trồng ở một số tỉnh thuộc vùng
Tây Bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang... Tam thất còn được phân bố và
được sản xuất ở nhiều vùng của Trung Quốc như tỉnh Vân Nam, khu Bạch Sắc,
khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây.
Điều kiện sinh trưởng: Cây Tam thất ưa thời tiết ấm áp và hơi râm, ẩm; sợ
lạnh và nóng, mưa nhiều. Phần lớn phân bố ở vùng núi cao hơn mặt biển 1100 1500 m. Chúng thường mọc trên các dải đất trống ở trong rừng; nhiệt độ bình
quân hàng năm là 20˚C, cao nhất 34˚C, thấp nhất là 4˚C; độ ẩm tương đối là 70 80%; tổng lượng mưa hàng năm là 900 - 1200 mm, phần lớn là mưa tập trung
vào tháng 6,7,8,9, mùa mưa và mùa khô phân biệt rất rõ. Đất pha cát, hay đất thịt
nhẹ pha chứa nhiều chất mùn. Đất có độ pH 6 - 7, 7 - 8 đất hơi chua hoặc hơi
kiềm đều có thể trồng Tam thất được. Tìm đất trồng Tam thất cần phải chọn chỗ
đất tơi xốp, thoát nước tốt; những nơi đất thịt nặng, quá khô cằn, ẩm ướt nhiều,
kết vón cục to, đều là những nơi không thể trồng tam thất được. Nói chung trồng
tam thất trên đất mới khai hoang hoặc đất trồng luân canh là tốt nhất.
Trồng và chăm sóc: Cây Tam thất chủ yếu được trồng bằng hạt, thời gian
gieo hạt là vào tháng 10 - 11 và trồng cây con là tháng 2 - 3 năm sau. Chăm sóc
cây Tam thất yêu cầu kỹ thuật cao do cây Tam thất là cây ưa bóng nên được
trồng dưới tán cây rừng hoặc dưới giàn che. Đất trồng cây Tam thất là chỗ đất
dốc hướng Nam hay Đông Nam khuất gió, độ dốc vào khoảng 15˚, để sau này
tháo tiêu nước dễ dàng.
Khoảng cách trồng và kỹ thuật trồng: Đất trồng cây Tam thất được lên
luống rộng 40 - 50cm, cao 17 - 23cm, đánh luống theo hướng Đông Tây, đất dốc

thì nên đánh luống thẳng góc với hướng dốc, cuốc lỗ trồng theo ô vuông khoảng
cách giữa các hàng 20 - 27cm, sâu độ 13 - 17cm, sau đó đem cây trồng, đầu cây
hướng về một bên, để cho cây mọc đều, dễ chăm sóc.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây Tam thất ít khi bị sâu bệnh nhưng khi bị bệnh
thường gây thiệt hại nặng do đó cần chú trọng khâu phòng bệnh.
12


×