Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG TUẤN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN
VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ,
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34. 04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; số liệu và kết quả nghiên cứu
được trình bầy trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực
cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân
tích định lượng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ
dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Ngô Thị Thuận đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, tập
thể lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục Thuế huyện Yên Thế, các cơ quan,
phòng ban đơn vị của huyện Yên Thế; UBND các xã, thị trấn, doanh nghiệp, hộ
gia đình trên địa bàn huyện Yên Thế, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ làm luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Tuấn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo
vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản ..................................................... 6
2.1.

Lý luận về quản lý thu thuế ................................................................................. 6


2.1.1.

Một số khái niệm................................................................................................. 6

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò của thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ..................... 11

2.1.3.

Phương pháp tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai
thác khoáng sản ................................................................................................. 13

2.1.4.

Nội dung và quy trình quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản .................................................................... 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản .................................................................... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản ............................................................. 29

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm thực tế quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản của một số nước trên thế giới .................... 29

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản tại một số địa phương ở Việt Nam ................................. 31

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế ...................... 34

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 36

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thế ............................................................... 36

3.1.2.

Đặc điểm của Chi cục Thuế huyện Yên Thế .................................................... 45

3.2.


Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ............................................................ 49

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 49

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế ........................................... 51

4.1.1.

Tổng quan tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế .......... 51

4.1.2.


Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý thu thuế Tài nguyên và phí
bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ................................................. 54

4.1.3.

Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế ............... 72

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trong khai thác khoáng sản .................................................................... 78

4.2.1.

Yếu tố thuộc về cơ quan thuế quản lý ............................................................... 78

4.2.2.

Yếu tố thuộc về người nộp thuế ........................................................................ 81

4.2.3.

Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách nhà nước .................................................... 84

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Yên Thế .................................................................. 88


4.3.1.

Căn cứ đề xuất ................................................................................................... 88

4.3.2.

Định hướng quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế ........................................... 89

iv


4.3.3.

Các giải pháp ..................................................................................................... 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBCC

Cán bộ công chức

CN-TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTKS

Khai thác khoáng sản


KT-XH

Kinh tế - xã hội

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

Thuế TN

Thuế tài nguyên

TNKS

Tài nguyên khoáng sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:

Mức thu các loại tài nguyên khoáng sản tại Trung Quốc ............................ 30
Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2013 - 2015 ......... 38
Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Yên Thế ...................................... 39
Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2013
- 2015 ........................................................................................................... 43
Số lượng và trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn huyện Yên
Thế ............................................................................................................... 51
Số lượng DN, hộ và khối lượng các khoáng sản khai thác hàng năm
trên địa bàn huyện Yên Thế......................................................................... 52
Số lượng DN và hộ gia đình phải nộp thuế TN và phí BVMT trên địa
bàn huyện Yên Thế (2013-2015) ................................................................. 56
Số lượng tập huấn, giải đáp vướng mắc và cung cung cấp tin cho
NNT tài nguyên và phí BVMT ở huyện Yên Thế (2013-2015) .................. 58
Ý Kiến đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tuyên
truyền hỗ trợ tại Chi cục Thuế huyện Yên Thế ........................................... 60
Số lượng hồ sơ đăng ký, nộp và đảm bảo quy định trong thu thuế TN

và phí BVMT trên địa bàn huyện Yên Thế ................................................. 61
Số lượng chứng từ nộp thuế và tiền thu thuế TN và phí BVMT trong

KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế ............................................................. 63
Bảng 4.8: Ý kiến đánh giá của người nộp thuế TN và phí BVMT về mức độ hài
lòng trong công tác kế toán thuế tại Chi cục thuế huyện Yên Thế .............. 64
Bảng 4.9: Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế và tiền thuế TN, phí BVMT trên địa
bàn huyện Yên Thế ...................................................................................... 67
Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế TN, phí BVMT trên
địa bàn huyện Yên Thế ................................................................................ 68
Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra và truy thu thuế tại trụ sở NNT không đăng ký nộp
thuế TN, phí BVMT trên địa bàn huyện Yên Thế ....................................... 69
Bảng 4.12: Số đơn vị và số thuế TN, phí BVMT nợ đọng trên địa bàn huyện Yên
Thế ............................................................................................................... 71
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hạn chế trong quản lý thu thuế TN và phí BVMT
trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế (2013 - 2015) ............................. 73
Bảng 4.14: Ý kiến của DN và hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Thế về hiểu
biết thuế TN và phí BVMT trong KTKS..................................................... 82

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tài nguyên khoáng sản là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai
trọng quan trọng đối với con người. Nhà nước ta đã có nhiều công cụ để quản lý
hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) nhằm sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn
tài nguyên khoáng sản (TNKS) trong đó thuế tài nguyên (thuế TN) và phí bảo vệ
môi trường (BVMT) là công cụ hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế, các
quy định của Pháp luật liên quan còn có điểm chưa theo kịp thực tế, ý thức chấp
hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân KTKS chưa cao, công tác quản lý thu

của cơ quan thuế còn có những tồn tại,…. Vì vậy, việc tăng cường quản lý thu
thuế TN và phí BVMT trong KTKS từ đó quản lý chặt hoạt động KTKS, tăng thu
NSNN là vấn đề cấp thiết đặt ra cho nước ta nói chung và mỗi địa phương nói
riêng trong đó có huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng khi chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về nội dung tăng cường
quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
Đề tài luận văn nhằm: Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý thuế
TN và phí BVMT trong KTKS; Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý thu thuế TN và BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TN và
phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế trong những năm tới.
Đề tài đã tiến hành điều tra 60 doanh nghiệp và hộ gia đình có hoạt động
KTKS trên địa bàn huyện kết hợp với phỏng vấn một số cán bộ quản lý TNKS và
quản lý thu thuế TN, phí BVMT tại UBND xã, thị trấn và Chi cục Thuế huyện
Yên Thế. Các số liệu thứ cấp và thông tin liên quan khác được tổng hợp từ các cơ
quan như: Văn phòng UBND huyện, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên và
Môi trường, phòng Tài chính kế hoạch, Ban quản lý dự án, Chi cục Thuế, sách
báo và tạp chí chuyên ngành. Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp
kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi các phần mềm tin học như
Excel, SPSS.
Để phân tích thông tin, đề tài đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp
thống kê mô tả; Phương pháp đối chiếu chính sách; Phương pháp so sánh để mô
tả hiện trạng đang tồn tại, nhằm so sánh, đánh giá, từ đó có định hướng để đề
xuất các giải pháp giải quyết vấn đề.

viii


Kết quả cho thấy trên địa bàn huyện Yên Thế có các loại TNKS chính

như: quặng sắt, vàng sa khoáng, chì, kẽm, than đá, đất sét, đất san lấp mặt bằng,
đá, cát, sỏi xây dựng. Năm 2015, toàn huyện có 48 DN và 20 hộ gia đình có hoạt
động KTKS với các loại TNKS khai thác chủ yếu là đất san lấp mặt bằng, than
đá, đất sét và quặng sắt. Trong 3 năm (2013-2015), khối lượng quặng sắt, than đá
khai thác giảm, khối lượng khai thác của tài nguyên đất để san lấp mặt bằng và
đất sét làm gạch tăng. Việc quản lý thu thuế TN, phí BVMT đối với các DN, hộ
gia đình có KTKS đã được Chi cục Thuế huyện Yên Thế làm tương đối tốt. Hàng
năm số DN, hộ KTKS được quản lý đều tăng; Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
được nhiều NNT đánh giá hài lòng; Tỷ lệ số hồ sơ khai và nộp thuế đúng quy
định tăng đều theo từng năm; Năm 2015, số tiền thuế TN thu được là 450 triệu
đồng (đạt 87,2% số phải nộp), số phí BVMT là 756 triệu đồng (đạt 93,7% số phải
nộp); Công tác Kiểm tra và Quản lý nợ thuế cũng được tập trung làm tốt.
Qua nghiên cứu cho thấy 3 nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế gồm: các
yếu tố thuộc về cơ quan thuế như: số lượng và chất lượng cán bộ thuế, cơ sở vật
chất phục vụ công tác quản lý thu, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng; các
yếu tố thuộc về NNT như: trình độ và sự tuân thủ pháp luật, kết quả SXKD, điều
kiện SXKD; Nhóm các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách Nhà nước như: hệ
thống văn bản pháp luật, quy định cách tính, cơ chế thực hiện.
Qua phân tích, đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường
công tác quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện
Yên Thế bao gồm: Nâng cao năng lực cán bộ thu thuế; Trang bị cơ sở vật chất;
Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp
tổ chức thu; Đổi mới cơ chế chính sách.

ix


THESIS ABSTRACT
Mineral resources are precious gift given from the nature, which have

important role in the human’s life. Vietnamese Government has issued many
instruments and tools to manage the mineral exploitation in order to reasonable
and efficiently use this resource. Of which, natural resource tax and environment
protection charges are the most important. However in the reality, the legislation
is still not follow the real situation, the awareness of people to abide by the laws
is still low, the revenue management of the taxation body is not efficient.
Therefore, enhancing the management of natural resource tax and environment
protection charges are essential for the country in general and for Yen The
district in particular.
The research of the author aimed to synthesize the theoretical and practical
problems of managing the natural resource tax and environment protection
charge, to assess the real situation and to analyze the influent factors on the
management of these problems in Yen The district, Bac Giang province. Then,
the author try to propose some solutions to strengthen the management of
collecting natural resource tax and environment protection charge in exploiting
mineral at Yen The district in the years in the future.
The research group has investigated 60 businesses and households which
has mineral exploitation at the district areas. Besides, the author has interviewed
several management officers at district and communal government organization
including natural resource management officers, tax management officers. The
secondary information was collected and synthesized from different bodies:
district people committee office, district statistic office, natural resource and
environment department, finance and planning department, project management
board, district tax office, as well as from books and reports. The data was
synthesized and classified using computer software such as: M.Excels, SPSS.
In order to analyze the information, the author has applied description and
comparison method to present the real situations then to propose some solutions
to tackle with the difficulties and limitation.
Research results present that in the whole Yen The district, there are many
types of minerals including: iron, placer gold, lead, zinc, coal, clay, land leveling,


x


stone, sand and gravel for construction. In 2015, whole district had 48 companies
and 20 households working in mineral industry focus on exploiting soil for land
levelling, coal, clay and iron ore. In the period from 2013 to 2015, the volume of
iron, coal has declined while the volume of soil for land levelling and clay for
brick production has increased dramatically. The collection management of tax
and charge related to minerals has been done quite well by the Yen The district
tax office. Annually, the number of registered businesses and households
working in mineral exploitation has been increasing. The propaganda activities to
support the taxpayer has been rated satisfied by most taxpayer; the percentage of
tax declaration and tax payment according to the regulations has been increasing
over the years. In 2015, the amount of natural resource tax collected was 450
million VND (reached 87.2% of the total must be collected), the amount of
environment protection fee was 756 million VND (account for 93.7% of the total
payable); Audit and Tax Debt Management are also well done.
The research result pointed out that there are 3 main group of factors that
affect the collection management of natural resource tax and environment
protection fee at Yen The district including: factors belong to the tax office
(quantity and quality of tax management officers, facilities to support the
management, coordination between authorized offices), factors belong to the
taxpayers (awareness and attitude of taxpayer of abiding by the laws, business
outcomes, business conditions), factors relating to the government policy
(regulation on the measurement and implementation mechanism).
Through analyzing the real situation, the author propose some main
solutions to strengthen the collection management of natural resource tax and
environment protection fee at Yen The district including: improving the quality
of tax collection officers, investing in infrastructure, strengthening the

propaganda activities to support the taxpayer, fostering the audit and
coordination in collection, reforming the policy.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai
trọng quan trọng đối với con người. Trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại
hoá như hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế quốc dân
ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhất là các loại tài
nguyên khoán sản như: Dầu khí, than, đá, ...
Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng là tài
sản quan trọng của quốc gia, có hạn nên cần phải khai thác, sử dụng một cách có
hiệu quả. Hoạt động khai thác TNKS là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến
nguồn tài nguyên vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp ,
nặng nề đến đất , nước, môi sinh, môi trường ta ̣i khu vự c diễn ra hoạt động khai
thác, làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường . Đảng và Nhà nước đã
có nhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn
lực tài nguyên trong đó chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối
với KTKS là những công cụ tài chính quan trọng.
Việc quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS đã được thực hiện từ
nhiều năm trở lại đây và đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần
quản lý và sử dụng hiệu quả TNKS, tăng thu NSNN. Mặc dù số thu thuế TN, phí
BVMT còn nhỏ so với tổng thu NSNN nhưng đã đóng góp phần tăng thu, tạo sự
công bằng giữa những NNT và đã phần nào đảm bảo kinh phí cho các địa phương
đầu tư trở lại nhằm khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động KTKS gây ra.
Chính sách pháp luật về thuế TN và phí BVMT trong KTKS đến nay đã
qua nhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng tới việc

quản lý, khai thác, sử dụng nguồn TNKS của đất nước. Nền kinh tế đất nước
đang trong giai đoạn phát triển đã làm gia tăng về cả số lượng và loại hình DN,
trong đó có nhiều DN tham gia hoạt động KTKS. Nhiều nơi, nhiều DN được cấp
phép hoạt động KTKS, song việc thực thi pháp luật, nhất là chính sách thuế TN
và phí BVMT còn nhiều yếu kém; hoạt động khai thác bừa bãi, chạy đua vì mục
đích lợi nhuận mà không nghĩ tới việc BVMT, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả nguồn tài nguyên và thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Từ đó dẫn đến tàn phá,
hủy hoại môi trường và thất thu cho NSNN.

1


Yên Thế là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía Đông bắc của tỉnh
Bắc Giang. Mặc dù không có nhiều về số lượng, trữ lượng TNKS và mới chỉ có
một số loại TNKS được khai thác (như: quặng sắt, vàng; đất làm gạch ngói, đất
san lấp mặt bằng, cát sỏi) nhưng để thực hiện chính sách pháp luật về thuế và phí
trong KTKS, những năm qua UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan
phối hợp cùng Chi cục Thuế quản lý hoạt động KTKS; đồng thời ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm quản lý các hoạt động khai thác, sử
dụng hiệu quả TNKS trên địa bàn. Kết quả của các biện pháp được thể hiện qua
số thuế TN, phí BVMT thu được đã tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực và những thành quả đã đạt được thì việc áp dụng, thực thi
Luật thuế TN và Nghị định về phí BVMT trong KTKS vẫn còn nhiều bất cập
như: nhiều tổ chức, cá nhân có KTKS nhưng không chấp hành nghĩa vụ thuế, phí
theo quy định; số lượng cán bộ thuế ít, trình độ còn hạn chế; sự phối hợp giữa cơ
quan thuế và các cơ quan liên quan còn ở mức độ nhất định, từ đó dẫn đến số vụ
vi phạm và số tiền thuế, phí thất thu vẫn còn lớn.
Các nghiên cứu trước đây về quản lý thuế và phí đã có nhưng là nghiên
cứu về các sắc thuế và loại phí khác, nghiên cứu về quản lý thuế thu TN và phí
BVMT trong KTKS thì có rất ít và đặc biệt trên địa bàn huyện Yên Thế thì chưa

có một nghiên cứu nào.
Xuất phát từ các vấn đề đã được nêu ở trên, việc nghiên cứu về quản lý thu
thuế TN, phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là
rất cần thiết. Với những lý do nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “Tăng cường quản lý
thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, các giải pháp tăng cường quản
lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
nhằmnâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu NSNN và khai thác, sử dụng tài
nguyên khoáng sản một cách hợp lý trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý thuế tài nguyên và phí bảo
vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;

2


- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và
phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác
khoáng sản gồm các nội dung nào?
- Việc quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế đang được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý thu thuế tài nguyên và
phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế?
- Để tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường
trong khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Yên Thế cần áp dụng các giải
pháp nào?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS được thể hiện ở các đối tượng
khảo sát sau:
- Cơ quan quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS (UBND huyện,
Chi cục Thuế, phòng Tài nguyên và Môi trường, …)
- Các doanh nghiện, hộ gia đình KTKS: đã được cấp phép, chưa được cấp
phép, ở địa bàn khác đến KTKS, …
- Các cơ chế chính sách có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về các chính sách thuế TN và phí BVMT,
công tác quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS và các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả thu thuế TN và phí BVMT, các giải pháp tăng cường quản lý

3


thu thuế TN và phí BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế.
* Về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một số nội
dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã đại diện.
* Về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ năm 2013 đến hết năm 2015.

- Dữ liệu sơ cấp: thu thập năm 2016.
- Các giải pháp đề xuất cho đến năm 2020.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Tác giả đề tài có thể khẳng định rằng, đề tài là công trình đầu tiên nghiên
cứu một cách tổng quát và chuyên sâu về tăng cường quản lý thu thuế TN và phí
BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cả ở góc độ lý
luận lẫn góc độ thực tiễn. Cụ thể, đề tài có đóng góp những điểm mới và ý nghĩa
khoa học quan trọng sau đây:
- Lần đầu tiên vấn đề tăng cường quản lý thu thuế TN và phí BVMT trong
KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế được tiếp cận và nghiên cứu một cách hệ
thống và toàn diện với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học.
- Đề tài đã giải quyết một cách trực tiếp và cụ thể những vấn đề lý luận cơ
bản về quản lý thuế TN và phí BVMT trong KTKS như: khái niệm về tài nguyên
khoán sản, về thuế TN, về phí BVMT trong KTKS và về quản lý thu thuế TN và
phí BVMT trong KTKS;
- Đề tài đã tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của Pháp luật cụ thể
hiện hành và từ đó làm rõ hơn nội dung các quy định, quy trình về quản lý thu
thuế TN và phí BVMT trong KTKS. Trên cơ sở các nghiên cứu so sánh được
thực hiện, đề tài đã đưa ra những đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa
học về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TN và phí
BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Từ đó đưa ra
những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TN và phí
BVMT trong KTKS trên địa bàn huyện Yên Thế.
- Về các kiến nghị, đề xuất, đề tài đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề
xuất với các cấp quản lý, trong đó điển hình như:

4


+ Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc cần tiếp tục rà soát

các quy định trong hệ thống pháp luật cần làm rõ về một số loại tài nguyên trong
đối tượng chịu thuế, phí để tránh xung đột pháp luật và phù hợp với tính chất, giá
trị sử dụng của tài nguyên; Cần tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai
thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất
thoát, trốn sản lượng tính thuế, phí.
+ Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các
cơ quan liên quan: tăng cường tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật về
thu thuế TN, phí BVMT trong KTKS; Kiểm tra và quản lý chặt chẽ việc cấp giấy
phép khai thác và hoạt động khai thác TNKS; Xây dựng và ban hành quy chế
phối hợp đồng nhất giữa các sở ban ngành có liên quan để tạo thuận lợi cho công
tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan trong việc quản lý có hiệu quả nguồn tài
nguyên; Các cơ quan thông tin truyền thông cần tăng cường phối hợp cùng cơ
quan thuế để tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan đến thuế TN và phí
BVMT trong KTKS, đặc biệt là các chính sách, quy định mới.
+ Kiến nghị với Chi cục Thuế, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, và Đài Truyền thanh – truyền hình huyện: Chi cục Thuế cần bố trí, bổ
sung cán bộ có trình độ làm công tác quản lý thuế TN, phí BVMT. Từ đó chủ
động tham mưu để UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý chặt
NNT và hoạt động KTKS, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chi
cục thuế thường xuyên phối hợp cùng Đài truyền thanh truyền hình huyện để
tuyên truyền phổ biến pháp luật và phản ánh kịp thời những việc làm sai trái, vi
phạm pháp luật của các đơn vị hoạt động khai thác TNKS trên địa bàn huyện.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
2.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khoáng sản, khai thác khoáng sản, môi trường và bảo vệ môi trường
- Theo Luật Khoáng sản của Việt Nam, khoáng sản là khoáng vật, khoáng
chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất,
trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ (khoản 1,
Điều 2, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12).
- Theo Luật Khoáng sản của Việt Nam, khai thác khoáng sản là hoạt động
nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm
giàu và các hoạt động khác có liên quan (khoản 7, Điều 2, Luật Khoáng sản số
60/2010/QH12).
- Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành (khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào các khái niệm mà các văn bản
pháp luật của Việt Nam đã nêu ra trên đây.
2.1.1.2. Thuế, thuế tài nguyên
- Thuế
Thuế ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà
nước. Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước.
Hệ thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết: “Thuế là cơ sở kinh tế

6



của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản
vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước"
(Mác – Ăng Ghen tuyển tập, 1961). Ăng-ghen cũng đã viết: "Để duy trì quyền
lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế"
(Ăng Ghen – Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước, 1962).
Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhận
trên các bình diện khác. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh
Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên góc độ đối tượng chịu thuế đã cho
rằng: "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn
nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về
hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản".
Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện dựa trên cơ sở đối giá
của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy như sau như sau: "Thuế là một
khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ)
của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ
không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là
tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật" (Economic,
Makkollhell and Bruy-M.1993, tr14 Tiếng Nga).
Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều góc độ khác
nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn
đang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hình là
khái niệm về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính công. Theo
nhà kinh tế học Gaston Jèze, “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính
chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước
thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.”
(Gaston Jeze. “Finances Publiques”, 1934).
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Trên
góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của

nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ NNT: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà

7


nước. Trên góc độ kinh tế học: Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư
sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Còn theo từ điển tiếng việt, trung tâm từ điển học (1998) thì: “Thuế là khoản tiền
hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu
nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.”
Dựa vào những định nghĩa trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về
thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau: Thuế là một khoản nộp bằng tiền
mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo Luật đối
với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho
NNT và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
- Thuế tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản của quốc gia, thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đối với các quốc gia có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, nếu quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả thì nó
là nguồn lợi lớn và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia đó. Ngược lại, nếu việc
quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng phí, sẽ gây ra hậu quả xấu
không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống
của quốc gia đó. Để bảo đảm việc bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên đạt hiệu
quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí, gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống, các quốc gia thường sử dụng nhiều công cụ và biện pháp quản lý
khác nhau. Bên cạnh các công cụ quản lý hành chính như: Cấp phép thăm dò,

khai thác, chế biến,...thì thuế TN là công cụ hữu hiệu để Nhà nước kiểm soát hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên, tăng thu NSNN, định hướng sử dụng tài
nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường.
Thuế TN là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của
các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng
tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước,
bảo đảm nguồn thu cho NSNN để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.
Xét về mặt bản chất, thuế TN là loại thuế gián thu, thu vào người tiêu
dùng, vì thuế TN đã được tính trong giá thành sản phẩm tài nguyên. Người khai
thác chỉ là người nộp hộ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, xét ở góc độ quan hệ sở
hữu, nó mang tính chất là một khoản thu về từ việc chuyển nhượng tài nguyên
giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.

8


Bản chất của vấn đề này tương tự như việc các tổ chức, cá nhân trả tiền để mua
tài nguyên từ các quốc gia khác về để sản xuất, kinh doanh.
2.1.1.3. Phí và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
- Phí
Khái niệm phí nhà nước được đưa ra trong Pháp lệnh Phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 theo đó: “Phí là khoản tiền mà tổ chức,
cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ theo quy định
trong danh mục phí được ban hành kèm theo Pháp lệnh”. Hiện hành có 73 loại
phí khác nhau thuộc 12 nhóm lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; lĩnh vực thương mại, đầu tư;
giao thông vận tải;...
Như vậy, Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên
hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với
những hoạt động phục vụ người nộp phí. Phí liên quan trực tiếp đến lợi ích của

người nộp, cơ sở để thu phí là việc chủ thể được nhận phí đã cung cấp cho chủ
thể nộp phí một lợi ích nhất định thông qua dịch vụ của mình. Ví dụ: hưởng lợi
từ dịch vụ thuỷ nông thì phải nộp thuỷ lợi phí, hưởng lợi từ việc sử dụng cây cầu
để qua sông thì phải nộp phí cầu, v.v..
- Phí BVMT trong KTKS là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có hoạt động
KTKS phải nộp vào NSNN nhằm đầu tư lại hoạt động BVMT.
2.1.1.4. Đối tượng chịu thuế tài nguyên và người nộp thuế
Đối tượng chịu thuế TN được quy định tại Thông tư 152/2015/TT-BTC
ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi
đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm:
- Khoáng sản kim loại;
- Khoáng sản không kim loại;
- Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản
phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do NNT
trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ;
- Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển;

9


- Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên
nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển
để làm mát máy;
- Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt
động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
- Người nộp thuế tài nguyên: là các tổ chức, cá nhân khai thác TNKS
thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên nêu trên.
2.1.1.5. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Đối tượng chịu phí BVMT đối với KTKS là dầu thô, khí thiên nhiên, khí
than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại. (Điều 2 Nghị định số
74/2011/NĐ-CP).
2.1.1.6. Quản lý
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý bằng các công cụ và phương pháp nhất định để đạt tới những
mục tiêu nhất định (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2014).
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên
tất cả các mặt đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính
cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng,
duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng
thống nhất của Nhà nước (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2014).
2.1.1.7. Quản lý thuế
Thuế là công cụ của Nhà nước, Quản lý thuế là quản lý Nhà nước.
Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế
nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thi nghiêm
trong thực tiễn đời sống. Chính sách thuế được thiết kế nhằm thực hiện những
chức năng của thuế như điều tiết kinh tế vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trưởng của
đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp
dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ được hiện thực hoá nếu như
công tác quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát để ai là NNT thì phải nộp
thuế và NNT phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số thuế phải nộp vào

10


NSNN. Vì vậy, có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trò quyết định cho sự
thành công của từng chính sách thuế.

2.1.1.8. Cơ quan quản lý thuế
Cơ quan quản lý thuế bao gồm hệ thống cơ quan thuế và cơ quan hải quan.
Cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc thống nhất từ Trung ương đến địa
phương để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh trong nội địa. Cơ
quan hải quan được tổ chức tập trung tại cấp trung ương và khu vực địa bàn hải
quan để quản lý thu các khoản thuế, thu NSNN phát sinh tại cửa khẩu hải quan.
Pháp luật giao cho cơ quan quản lý thuế các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
nhất định để tổ chức thực thi chính sách thuế hiệu lực, hiệu quả.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò của thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường
2.1.2.1. Đặc điểm và chức năng
- Đặc điểm của thuế tài nguyên
Thuế TN có một số đặc điểm sau:
+ Là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài nguyên thiên
nhiên do Nhà nước quản lý;
+ Thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà
không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên;
+ Được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên
hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế TN.
- Chức năng của thuế tài nguyên
+ Thuế TN là mô ̣t trong những nguồ n thu chung của NSNN để dùng cho
các hoạt động điề u tiế t xã hô ̣i khác nhau;
+ Cũng giống như các loại thuế khác, thuế TN cũng có chức năng phân
phối các nguồn lực; tái phân phối thu nhập; và ổn định nền kinh tế;
+ Thuế TN là công cụ góp phần ổn định giá, chống lạm phát qua đó tạo
việc làm, tăng thu nhập cho lao động, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.
- Đặc điểm của phí BVMT: Là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một
phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi
trường và tổ chức quản lý hành chính của Nhà nước đối với hoạt động của NNT.
- Chức năng của phí BVMT: Là nguồn thu của NSNN nhằm đầu tư trực


11


tiếp trở lại cho hoạt động BVMT như: Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối
với môi trường nơi có hoạt động KTKS; Khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi
trường do hoạt động KTKS gây ra; Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tạo cảnh quan nơi
có hoạt động KTKS.
2.1.2.2. Vai trò
- Vai trò của thuế tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước
thống nhất quản lý. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về tài nguyên ngày
càng tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên chắc chắn sẽ xảy ra
nhất là các loại tài nguyên không có khả năng tái tạo. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là
phải khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, nuôi dưỡng, bảo
vệ các nguồn tài nguyên tái sinh. Nhà nước thông qua nhiều công cụ khác nhau
để bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, trong đó chính sách thuế
TN. Chính vì thế, thuế TN có vai trò:
- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN để chi phí cho việc cải tạo môi trường,
đầu tư cơ sở hạ tầng nơi khai thác tài nguyên và các khoản chi khác.
- Là một công cụ để phân phối lại, đảm bảo công bằng xã hội.
- Đảm bảo khoản chi phí đầu vào của quá trình sản xuất cho nên nó có vai
trò điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
- Khuyến khích các DN, hộ đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
- Tác động tới khuynh hướng tiêu dùng. Trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì khi Thuế tăng thì tiêu dùng giảm và ngược lại.
- Vai trò của phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam “Về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống
còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với

cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình
và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Mục tiêu của công tác BVMT là
“Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi,
những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất
lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát

12


triển KT-XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.
Phí BVMT đối với KTKS được thực hiện từ năm 2006, thu vào các hoạt
động KTKS gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại. Số thu từ phí
BVMT được dùng cho mục đích hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi
trường; phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, khắc phục
suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động KTKS gây ra, giữ gìn vệ sinh, bảo
vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động KTKS.
Việc thu phí BVMT góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân
đối với môi trường. Phí BVMT góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản
phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế. Từ
đó, tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiêm môi trường, giảm chi phí xử
lý ô nhiễm. Nâng cao ý thức BVMT trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các
tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt
các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
và suy thoái về môi trường. Hơn nữa, phí BVMT mang lại nguồn thu nhất định
cho NSNN để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi nhận thức của người dân về
vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới.
2.1.3. Phương pháp tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai
thác khoáng sản
2.1.3.1. Thuế tài nguyên

a) Phạm vi áp dụng chính sách
Chính sách thuế TN quy định về đối tượng chịu thuế; NNT; Căn cứ tính
thuế; Miễn, giảm thuế TN và tổ chức thực hiện theo quy định tại các Nghị định
của Chính phủ: Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định chi tiết
thi hành Luật Thuế TN số 45/2009/QH12; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày
12/2/2015 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
Thuế; Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn về thuế TN.
b) Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế
TN và thuế suất thuế TN.

13


×