Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.82 KB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn luận
văn của mình, PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng trong việc hướng dẫn lựa chọn đề
tài và quá trình thực hiện luận văn này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như
kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tác giả đạt được kết quả này. Trong suốt
quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn chi tiết, hiệu chỉnh và kiểm
duyệt tất cả các nội dung của luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng xin cảm ơn tới sự
giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô khác trong Khoa Kinh tế, trường Đại học Thủy Lợi
như thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Uân, cô giáo PGS.TS Đặng Tùng Hoa… đã giúp
tác giả hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, những người đã thực hiện trả lời phỏng
vấn khảo sát của tác giả về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt
động khai thác than đá ở Việt Nam.
Cuối cùng, để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân
trong thời gian làm luận văn, tác giả cũng rất biết ơn lãnh đạo công ty của tác giả,
đã ủng hộ và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí trong quá trình học tập.
Mặc dù vậy, do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế
nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến
đóng góp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Đinh Thị Thu Trang
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,


tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Đinh Thị Thu Trang














MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1. Giới thiệu chung về than đá và hoạt động khai thác than đá 1
1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên than đá 1
1.1.2. Công nghiệp khai thác than trên thế giới 3
1.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối môi trường, xã hội trên thế
giới 9

1.2. Giới thiệu về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường 11
1.2.1. Giới thiệu chung về thuế và phí 11
1.2.2. Thuế tài nguyên thiên nhiên 13
1.2.3. Phí bảo vệ môi trường 18
Kết luận chương 1 21
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 22

2.1. Thực trạng hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 22
2.1.1. Trữ lượng than đá ở Việt Nam 22
2.1.2. Tổ chức quản lý và khai thác than ở Việt Nam 23
2.1.3. Ảnh hưởng của ngành khai thác than đá đối với nền kinh tế, xã hội, môi
trường ở Việt Nam 28

2.2. Thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam 36
2.2.1. Sự cần thiết ban hành Luật thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối
với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 36

2.2.2. Thuế tài nguyên ở Việt Nam 38
2.2.3. Phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam 42
2.3. Tác động ảnh hưởng của chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi
trường đến khai thác than đá ở Việt Nam trong thời gian qua 46


2.3.1. Những mặt đạt được khi áp dụng luật thuế, phí 46
2.3.2. Những mặt hạn chế khi áp dụng luật thuế, phí 53
Kết luận chương 2 57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐÁ Ở VIỆT NAM 58

3.1. Định hướng phát triển ngành than đá trong thời gian tới 58
3.1.1. Quan điểm phát triển 59
3.1.2. Mục tiêu phát triển 60
3.2. Kinh nghiệm về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động
khai thác than đá của một số quốc gia 65

3.2.1. Cải cách thuế than đá ở Trung Quốc – Chuyển từ thuế tính khối lượng
sang doanh số bán hàng 65

3.2.2. Khai thác than và chính sách thuế than ở Mỹ nhằm bảo tồn nguồn tài
nguyên 66

3.2.3. Ấn Độ tăng thuế than để có nguồn hỗ trợ cho năng lượng tái tạo 69
3.2.4. Cải cách thuế than ở Hà Lan – Tăng chi phí cho người tiêu dùng, tăng
thu nhập nhà nước và phục vụ cho chuyển đổi năng lượng 70

3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ
môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam 71

3.3.1. Nhóm giải pháp về mức tính, giá tính và đối tượng tính thuế tài nguyên
và phí bảo vệ môi trường 71


3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế, phí 73
3.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ 75
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT
: Bảo vệ môi trường
EU
: Liên minh Châu Âu
EWG
:

Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh

GDP
: Tổng sản phẩm quốc nội
HNX
: Sàn chứng khoán Hà Nội
IEA
: Tổ chức năng lượng quốc tế
OECD
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
P/E
: Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu
TKV

:

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

WAC
: Tổ chức Hiệp hội than đá thế giới
WB
: Ngân hàng Thế giới
WEC
: Hội đồng năng lượng thế giới
WRI
:
Viện Tài nguyên Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Trữ lượng than đá cuối năm 2006 (triệu tấn) 4
Bảng 1.2: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2007 (triệu tấn) 7
Bảng 1.3: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2012 (triệu tấn) 7
Bảng 2.1: Sản xuất than trong cơ cấu các ngành công nghiệp Việt Nam 26
Bảng 2.2: Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân 27
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất và kinh doanh than khoáng sản Việt Nam 2011-2013 30
Bảng 2.4: Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên riêng với than đá 41
Bảng 2.5: Biểu thuế suất thuế tài nguyên than đá từ tháng 7/2010- 1/2014 41
Bảng 2.6: Biểu thuế suất thuế tài nguyên than đá từ tháng 2/2014 42
Bảng 2.7: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2006 43
Bảng 2.8: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2009 44
Bảng 2.9: Khung thu phí BVMT đối với khai thác than đá từ 01/01/2012 đến nay . 44
Bảng 2.10: Mức thu phí BVMT đối với khai thác than đá trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh từ 01/01/2012 46
Bảng 2.11: Tổng hợp báo cáo tài chính công ty Cổ phần Than Núi Béo 51

Bảng 3.1: Cung và cầu than ở Hoa Kỳ (đơn vị: triệu tấn) 67
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Cân bằng của thị trường tài nguyên thiên nhiên 14
Hình 1.2: Mô hình ảnh hưởng của thuế tài nguyên 17
Hình 1.3: Mô hình xác định phí thải 19
Hình 2.1: Hai phương pháp khai thác than (lộ thiên và dưới lòng đất) 24
Hình 2.2: Ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường vịnh Hạ Long 33
Hình 2.3: Tổng hợp ý kiến của người dân về mức thuế đối với than 49
LỜI MỞ ĐẦU

Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai trò
quan trọng đối với con người. Phần lớn các sản phẩm để phục vụ đời sống sinh hoạt
của con người được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Trong điều kiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và quốc tế hoá sâu rộng như hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên
cho phát triển kinh tế quốc dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi
quốc gia, nhất là các loại tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo như: dầu
khí, than, đá, Trong đó, than đá là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, là nguồn
năng lượng chủ yếu của loài người.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn thì
tài nguyên là nguồn lực đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế đất
nước. Trong đó ngành than là ngành kinh tế trọng điểm của nước ta, cung cấp nhiên
liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt điện, phân bón, giấy, xi-măng.
Đó là những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu về than
trên thị trường hiện đang rất lớn.
Hiện nay ngành than ở Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn. Trữ lượng
than ngày càng ít đi, chất lượng than giảm trong khi nhu cầu về than lại không hề
giảm trong tương lai. Việc phân bổ như thế nào là vấn đề nan giải cho nhà nước
cũng như các doanh nghiệp. Việc thăm dò địa chất cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ
thuật, kinh tế cũng như tài năng con người. Bên cạnh đó việc khai thác chế biến

than đá cũng gây ra nhiều bất cập về môi trường.Hoạt động bảo vệ tài nguyên và
môi trường trong khai thác và sử dụng khoáng sản Việt Nam đòi hỏi phải quan tâm
đến các khía cạnh: Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường
trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến; điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và
chế biến khoáng sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh
chế và tuyển luyện khoáng sản; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong
quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản như xử lý chống bụi, chống độc, xử lý
nước thải, quy hoạch xây dựng các bãi thải.
Trước tình trạng trên, chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra nhiều
biện pháp như tìm nguồn năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt là việc
ban hành các quy định, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc
khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch một cách hiệu quả bền vững.
Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường là một trong những công cụ quan trọng
trong việc quản lý tài nguyên.
Trong thời gian qua luật thuế tài nguyên đã giúp các cơ quan quản lý địa
phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn
chế khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nơi khai
thác. Việc nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên sẽ khuyến khích các địa
phương lựa chọn phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa
chọn đường lối phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện địa phương mình.
Tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng
sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên; có
chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao giá trị tài nguyên. Từ đó, tài
nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ
nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả mà chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường mang lại trong những năm qua đối với hoạt động khai thác than đá còn
nhiều tồn tại và bất cập cần phải khắc phục như: giá tính, thuế suất, phí và phương
pháp quản lý thu chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo
từng giai đoạn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên

và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài
nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu thuế
tài nguyên dẫn tình trạng "chảy máu" tài nguyên than đá, gây thất thu cho ngân
sách, ô nhiễm môi trường gia tăng. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với
hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam” là một vấn đề mang tính thời sự và cấp
thiết.
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác động của chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi
trường tới hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam , từ đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách với mục tiêu bảo tồn tài nguyên, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam. Từ việc phân tích
những khó khăn, bất cập vướng mắc, các nhân tố ảnh hưởng khi thuế tài nguyên,
phí bảo vệ môi trường đi vào hiệu lực, đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục,
nâng cao hiệu quả chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện không
gian và thời gian. Về mặt không gian, là tác động thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi
trường tới hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam, về mặt thời gian trong giai đoạn
từ 2005 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phương pháp tổng hợp xử
lý số liệu và phân tích. Phương pháp thu thập thông tin gồm: Thu thập thông tin thứ
cấp là các văn bản pháp luật, quy định về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường,
thông tin và số liệu về tình hình kinh tế, xã hội; Thu thập thông tin sơ cấp: thông
qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, hộ dân, chuyên gia, thảo luận nhóm. Phương
pháp xử lý số liệu và phân tích gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tích so sánh, đối chiếu chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối

với hoạt động khai thác than đá trong tình hình chung ở Việt Nam và trên thế giới.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tác động của thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tới
hoạt động khai thác than đá ở Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than đá ở Việt
Nam

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giới thiệu chung về than đá và hoạt động khai thác than đá
1.1.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên than đá
Tài nguyên thiên nhiên là một tài sản quý giá của một quốc gia, là một trong
những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội, tuy không có
tác dụng quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, song đó là điều kiện thường
xuyên, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất. Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý
nghĩa to lớn đối với việc hình thành các nghành sản xuất chuyên môn hóa, các
nghành mũi nhọn. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu (loại không thể tái tạo) gồm:
than, dầu mỏ, thủy điện và một số kim loại khác.
1.1.1.1 Khái niệm than đá
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
1
: than đá là một loại nhiên liệu hóa
thạch được hình thành ở các hệ sinh thái
đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn
lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation). Thành phần
chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh.
Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen hoặc đen

nâu có thể đốt cháy được. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất
thế giới, cũng như là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên
nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các
mỏ than
lộ thiên hoặc dưới lòng đất (hầm lò).
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phân loại than đá
Theo Báo Dân trí
2
:"Nhìn chung thì than đá đen chất lượng cao sẽ phải mất
hàng triệu năm, nếu không nói là hàng trăm triệu năm để hình thành," Tiến sĩ Judy
Bailey, nhà địa chất học về than tại Đại học Khoa học Trái đất Newcastle cho biết.
1
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Than đá, 15/05/2014, < />dung.html>
2
Bài “Than có còn đang được hình thành?”,02/04/2013, < />duoc-hinh-thanh-714354.htm>



2
“Tiền thân của than đá được gọi là than bùn, vốn là những tàn dư thực vật không
phân hủy hoàn toàn và không bị nén tích tụ lại”. Theo Bailey, ngày nay quá trình
hình thành than vẫn diễn ra. Tuy vậy, than bùn tích tụ rất chậm, trung bình một năm
được khoảng tầm 1mm, mặc dù ở các vùng nhiệt đới quá trình tích tụ xảy ra nhanh
hơn, từ 2mm đến 3mm một năm. Với tốc độ như vậy, sẽ mất khoảng từ 12.000 đến
60.000 năm để hình thành một vỉa than bùn dày 3m.
Sự chuyển đổi từ than bùn sang than đá còn tốn nhiều thời gian hơn. Tàn dư
thực vật thực sự chuyển hóa thành đá biến chất khi than bùn được chôn sâu khoảng
3- 4km dưới trầm tích. Tại độ sâu này, với nhiệt độ tăng trung bình 30 độ C khi
xuống dưới 1km, nhiệt độ sẽ tăng lên quá 100 độ C và gây nên các phản ứng hóa
học, biến than bùn thành than đá.

Lượng than bùn chuyển hóa thành than đá được mô tả bằng một bảng phân
loại than đá. Than nâu hay lignite đứng thấp nhất trong bảng, cao hơn là than đen
hay bituminous. Nhìn chung thì than đá đen chất lượng cao sẽ phải mất hàng triệu
năm, nếu không nói là hàng trăm triệu năm để hình thành. Nếu nhiệt độ và áp suất
tăng cao nữa, nó sẽ chuyển thành than gầy hay anthracite. Và cuối cùng một trong
những loại than cổ nhất từng được hình thành là than chì graphite.
Tuy quá trình hình thành than vẫn tiếp diễn ngày nay, chúng ta lại làm gián
đoạn quá trình đó khi khai thác than nâu - loại than đứng ở vị trí thấp nhất trong
bảng phân loại than. Nếu chúng ta không khai thác than nâu, một vài triệu năm nữa,
chúng sẽ trở thành than đá. Than đá mất nhiều thời gian để hình thành hơn tất cả các
loại đá khác. Chắc chắn than sẽ không thể hình thành đủ nhanh để trở thành nguồn
nguyên liệu hóa thạch bền vững cho loài người hiện nay.
Theo Diendankienthuc.net
3
: Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng
cácbon và độ tro, người ta phân thành nhiều loại than bao gồm than nâu, than đá,
than gầy (hay nửa antraxit), than khí, than antraxit.
Than nâu là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn toàn,
thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt tương đối ít,
3
Bài “Địa lý ngành công nghiệp năng lượng”, 05/2009,
< />


3
chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và có lưu huỳnh (1- 2%), mức
độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành đống, than bị ôxi hoá, vụn ra thành bột,
sinh nhiệt làm cho than tự bốc cháy. Tính chất này gây khó khăn nhiều cho việc bảo
quản. Do khả năng sinh nhiệt thấp nên than nâu ít khi được vận chuyển xa, thường
sử dụng trong nhiệt điện, cho sinh hoạt, hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.

Than đá thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ. Than
đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc tính của chúng.
Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900-1100°C), than sẽ bị thiêu kết
thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành cốc,
mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy được dùng
chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.
Than khí là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử dụng
giống như than gầy.
Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại than
không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó có khả
năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm nhiên liệu
nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ
bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn ), song giá trị kinh tế
thấp. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng và nhìn chung không thể thay
thế cho nhau được.
1.1.2. Công nghiệp khai thác than trên thế giới
1.1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động khai thác than đá
Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng truyền
thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trước đây,
than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu máy xe lửa; sau đó,
than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, than được cốc hoá làm
nhiên liệu cho ngành luyện kim. Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và
vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Theo tổ chức Hiệp hội than đá thế

4
giới (WCA), khoảng 41% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn
nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến
năm 2030).

Gần đây, nhờ sự phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như
là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo,
thuốc hiện và hãm ảnh Than đá không chỉ là sản phẩm dành cho việc phát triển
kinh tế, nguyên liệu máy móc và nhà máy, chất đốt mà còn dùng làm điêu khắc,
vẽ tranh mỹ nghệ đó là tác phẩm do những nghệ nhân giỏi nghệ thuật.
1.1.2.2. Quy mô trữ lượng than trên thế giới
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và
khí đốt.
4
Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai
thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong
đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ
yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng
Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba
Lan , sản lượng than khai thác là 5 tỉ tấn/năm.
Bảng 1.1: Trữ lượng than đá cuối năm 2006 (triệu tấn)
STT
Quốc gia
Tổng trữ lượng
%
-
Thế giới
909.064
100
1
Mỹ
246.643
27,1
2
Nga

157.010
17,3
3
Trung Quốc
114.500
12,6
4
Ấn Độ
92.445
10,2
5
Úc
78.500
8,6
6
Nam Phi
48.750
5,4
7
Ukraina
34.153
3,8
8
Kazakhstan
31.279
3,4
9
Ba Lan
14.000
1,5

10
Brazil
10.113
1,1
Nguồn:
4
Bài “Công nghiệp khai thác than trên thế giới”, 13/09/2013, < />gioi/Cong-nghiep-khai-thac-than-tren-the-gioi-6115.html>


5
Thực tế cho thấy trữ lượng các nguồn năng lượng chính có xu hướng
giảm
5
:Theo văn phòng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) và Tổ chức năng
lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra đánh giá dự báo khoảng 41,4 năm nữa thế giới sẽ cạn
kiệt nguồn dầu mỏ, 60,3 năm nữa sẽ cạn kiệt nguồn khí tự nhiên và 117 năm nữa sẽ
cạn kiệt nguồn than. Theo kết quả đánh giá mới đây của Hội đồng năng lượng thế
giới WEC cho thấy, nguồn tài nguyên than trên thế giới khoảng 860 tỷ tấn, trong đó
có 405 tỷ tấn (47%) than bituminous (bao gồm cả than anthracite), và 260 tỷ tấn
(30%) than sub-bituminous và 195 tỷ tấn (23%) than nâu (lignite). Chủ yếu tập
trung ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và một số nước châu Âu, nhưng lại là các
quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài
nguyên than lại ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, năm 2015, thế giới sẽ có khoảng
550 thành phố có quy mô hơn 1 triệu người. Năm 2030, sẽ có thêm khoảng 2 tỷ
người (chiếm 60% dân số thế giới) sinh sống tại các thành phố lớn. Cùng với việc
tăng dân số, các thành phố lớn sẽ tiêu tốn 75% nguồn năng lượng, đồng thời sản
sinh 70% lượng phát thải nhà kính, chủ yếu là khí CO2. Thế giới sẽ phải cần 10,5
nghìn tỷ euro đầu tư cho ngành năng lượng. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trên
thế giới đang hành động khẩn cấp để tăng cường an ninh năng lượng để đảm bảo an
ninh quốc gia.

1.1.2.3. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới
Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ
nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì,
giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số
lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn
cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng
giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây
hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí ), song nhu cầu than không vì
thế mà giảm đi.
5
Bài “TKV: Một số ý kiến về phát triển thị trường than Việt Nam”, 28/03/2014,
< />viet-nam.html>


6
Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và
quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở khu
vực châu á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu. Các nước
sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới
2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số nước như Nam Phi, CHLB Đức,
Ba Lan, CHDCND Triều Tiên thì con số này lên đến 80% sản lượng than toàn
cầu.
Công nghiệp khai thác than ra đời trước tiên ở Anh vào đầu thế kỉ XIX. Sau
đó, người ta tìm thấy nhiều than ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canada. Vì thế các quốc gia này
lần lượt dẫn đầu về sản lượng than khai thác được của thế giới. Sau chiến tranh thế
giới thứ hai, hàng loạt bể than khổng lồ đã được phát hiện ở Êkibát, Nam Yacút,
Đônbát (Liên Xô cũ), ở Ba Lan, Đông Đức. Trong nhiều năm, Liên Xô dẫn đầu về
sản lượng than. Từ sau năm 1990 do những biến động về chính trị và kinh tế nên
sản lượng than ở Đông Âu và Liên Xô cũ bị giảm sút. Từ thập niên 90 của thế kỷ
XX, việc tìm ra những mỏ than lớn ở Trung Quốc đã giúp nước này đứng đầu thế

giới về khai thác than, vượt trên cả Hoa Kỳ.
Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10% sản lượng than khai thác.
Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ thuận lợi về giao thông đường biển, song
sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao động ở mức 550 đến 600 triệu
tấn/năm. Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia luôn là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới,
chiếm trên 35% (210 triệu tấn năm 2001) lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là các
nước Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Inđônêxia, Côlômbia, Canađa, Nga, Ba Lan
Các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Italia,
Anh có nhu cầu rất lớn về than và cũng là các nước nhập khẩu than chủ yếu.
Dù bị coi là nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất, tạo ra đến 44 % khí carbon
nhưng lại rẻ cho nên than đá đang trở thành nguồn năng lượng hàng đầu của thế
giới. Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế IEA, nhu cầu tiêu thụ của toàn cầu đối với
nguyên liệu này sẽ tăng thêm ít nhất là 17 % vào năm 2035. Hàng năm có đến hàng
tỷ tấn than được khai thác, con số này đã tăng khoảng 38% trong vòng 20 năm qua.

7
Bảng 1.2: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2007 (triệu tấn)
STT
Quốc gia
Tổng trữ lượng
%
-
Thế giới
6.395,60
100
1
Trung Quốc
2.536,70
39,7
2

Mỹ
1.039,20
16,2
3
Ấn Độ
478,2
7,5
4
Úc
393,9
6,2
5
Nga
314,2
4,9
6
Nam Phi
269,4
4,2
7
Đức
201,9
3,2
8
Indonesia
174,8
2,7
9
Ba Lan
145,8

2,3
10
Kazakhstan
94,4
1,5
Nguồn:
Bảng 1.3: Mức sản lượng khai thác than trong năm 2012 (triệu tấn)
STT
Quốc gia
Tổng trữ lượng
%
-
Thế giới
7.831
100
1
Trung Quốc
3.549
45,3
2
Mỹ
935
11,9
3
Ấn Độ
595
7,6
4
Úc
421

5,4
5
Indonesia
443
5,7
6
Nga
354
4,5
7
Nam Phi
259
3,3
8
Đức
197
2,5
9
Ba Lan
144
1,8
10
Kazakhstan
126
1,6
Nguồn:

8
Dựa vào Bảng 1.2 và Bảng 1.3, ta thấy sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở
châu Á, trong khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác

than lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Từ nhiều năm
qua Trung Quốc và Ấn Độ là hai động cơ chính kéo ngành công nghệ than đi lên.
Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18%
than dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm
2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng
(3,5-4,0 tỷ tấn), các nước không thuộc khối OECD là 1,6% năm, ngược lại có sự
suy giảm trong OECD là -0,9% /năm, với Ấn Độ là 13% sẽ vượt qua Mỹ để chiếm
vị trí thứ hai trong năm 2024, vào cuối thế kỷ 21, Ấn Độ thay thế Trung Quốc như
là quốc gia hàng đầu về tăng trưởng nhu cầu than. Gần đây, đã có thêm nhiều quốc
gia đang trông chờ vào nguồn năng lượng này để phát triển kinh tế. Điển hình là
Đức, Berlin đang trên đường từ bỏ điện hạt nhân, do vậy Đức bắt buộc phải đẩy
mạnh các nhà máy điện sử dụng than đá.
Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ
nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng
khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với
mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và
kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%. Thị trường than lớn nhất là châu Á,
chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ
Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu
than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn
Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà
ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai
trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của
thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu
cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức
sống ngày càng được cải thiện

9
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa có báo cáo triển vọng Năng lượng

khu vực Đông Nam Á. Theo đó, 10 nước thành viên ASEAN với nhu cầu tiêu thụ
năng lượng lớn gấp đôi trung bình thế giới sẽ phải sử dụng tới 49% năng lượng từ
than năm 2035, tăng so với 31% năm 2011. "Than đá trở thành sự lựa chọn nhiên
liệu vì sự sẵn sàng và chi phí hợp lý trong khu vực", Maria Van der Hoeven, giám
đốc điều hành của IEA mới phát biểu tại Băng Kok "Sự khác biệt giá các loại nhiên
liệu tiếp tục dẫn tới sự ưa thích dùng than hơn khí đốt để thu lợi nhuận cao, nguồn
năng lượng chủ yếu khu vực Đông Nam Á sẽ chủ yếu lấy từ nguồn than đá."
Xu hướng này hỗ trợ Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế
giới.Indonesia sẽ nâng sản lượng lên gấp đôi tính đến năm 2035, tuy nhiên khí thải
dẫn tới biến đổi khí hậu cũng sẽ tăng với tốc độ tương đương, IEA dự báo nguyên
nhân chính do đốt than thải khí các bon gấp đôi so với khí đốt thiên nhiên. IEA cho
biết chi phí sử dụng than cho điện sẽ thấp hơn 30% so với khí đốt tại Đông Nam Á,
khi mà giá than lên mức 80 USD/tấn thì khí đốt thiên nhiên sẽ lên 10 USD/1 triệu
đơn vị nhiệt Anh. Hiện tại giá than nhiệt tiêu chuẩn châu Á là 78,3 USD/tấn, trước
đó, ngày 9/8/2013 giá còn xuống 76,1 USD/tấn, thấp nhất kể từ 2009.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU (22/5/2013), dự kiến đến năm 2035, EU phải
nhập tới 70% nhu cầu than và Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn
thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản. Do đó, vấn đề an ninh năng
lượng nói chung và năng lượng than nói riêng trên thế giới ngày càng trở lên cấp
bách.
1.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đối môi trường, xã hội trên thế
giới
Môi trường toàn cầu đang phải đối mặt với muôn vàn thách thức từ biến đổi
khí hậu. Sự nóng lên của Trái đất, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất… đang dần
đẩy con người tới bước đường diệt vong. Nguyên nhân không đâu khác, chính là vì
hoạt động sản xuất, vắt kiệt nguồn tài nguyên của chính chúng ta. Trong đó, điển
hình là việc khai thác và sử dụng quá mức than đá - một trong những loại nhiên liệu
hóa thạch phổ biến nhất…

10

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy việc khai thác than có tác động ảnh hưởng
đến việc quản lý và sử dụng đất, môi trường nước và môi trường không khí. Việc
khai thác than trên một diện tích rộng làm thay đổi nghiêm trọng đến cảnh quan,
làm giảm giá trị của môi trường tự nhiên trong những vùng đất xung quanh. Việc
loại bỏ lớp phủ biểu bì và cây cối cũng như các hoạt động liên quan với việc xây
dựng đường sá phục vụ cho công tác khai thác và việc bóc lớp đất canh tác trên
cùng, vận chuyển và đổ đống lớp đất bóc gây ra bụi và ô nhiễm đối với người dân
sống gần và công nhân. Những khu vực dân cư nằm trong khu vực khai thác buộc
phải di dân tái định cư. Toàn bộ các hoạt động kinh tế như sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, săn bắn, trồng cây dược liệu, … buộc phải dừng trong một thời gian dài
cho đến khi mỏ khai thác cạn kiệt. Sau đó thường tiến hành tái hồi phục cảnh quan
và việc sử dụng mặt đất, song việc tái hồi phục không bao giờ được như trước khi
khai thác.
Than hiện nay đang bị khai thác quá mức vì nhu cầu và lợi nhuận thương
mại. Dẫu trữ lượng lớn nhưng với tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều chuyên gia
dự đoán lượng than còn lại sẽ cạn kiệt sau 100 năm nữa. Nguy hiểm hơn, than là
thứ nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều khí CO2 khi đốt nhất, gây ra ô nhiễm môi
trường và những hệ quả tiêu cực nặng nề khác. Việc đốt than đặc biệt than có giá trị
thấp dẫn đến tạo ra rất nhiều tro bụi bay gây ô nhiễm. Tổ chức bảo vệ môi trường đã
thống kê 44 loại bệnh tiềm năng có liên quan ảnh hưởng tới con người và cộng
đồng.
Đối với môi trường, khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên
nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên
nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi
không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50-60 năm sau khi khai mỏ.
Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở
những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài
sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5-25
năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa

trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

11
Đối với không khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ
kinh hoàng. CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là nguyên nhân làm Trái đất
nóng lên một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, sự ô nhiễm này là hung thủ gây ra
bệnh hô hấp cũng như cái chết cho hàng triệu người trên thế giới. Mỗi năm ở Trung
Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí do khói bụi công nghiệp
có liên quan tới sử dụng than đá.
Không chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con người chúng ta cũng trở
thành nạn nhân của việc khai thác than quá mức. Bụi than và các hóa chất độc hại
nhiễm vào nguồn nước, đất canh tác, không khí khiến cuộc sống của những người
dân xung quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém. Những người lao động
trong những mỏ than cũng chịu số phận tương tự. Hàng ngày, họ phải làm việc
nhiều giờ đồng hồ trong môi trường độc hại, thiếu ánh sáng, không khí và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ như sập hầm mỏ. Có người thậm chí còn phải ngủ
ngay trên công trường khai thác.
Tại mỏ than Sukhodolskaya-vostochnaya, Ukraine ngày 29/07/2011, it nhất
18 thợ mỏ đã thiệt mạng và hơn 20 người khác mất tích sau một vụ nổ xảy ra tại đây
mà nguyên nhân chính là hàm lượng khí metan tích tụ trong hầm quá lớn
6
. Những
mỏ than tư nhân hay của thổ phỉ chính là nơi lưu giữ rất nhiều lao động trẻ em. Vì
nghèo đói, rất nhiều đứa trẻ đã phải từ bỏ niềm vui cắp sách tới trường để đi làm
kiếm thu nhập nuôi sống gia đình. Theo ước tính của tổ chức Impulse, có khoảng
5.000 mỏ than tư nhân tại Jaintia Hills, Ấn Độ và có ít nhất 70.000 lao động trẻ em
làm việc ở đây. Đối với các em, thu nhập ít ỏi từ mỏ than hấp dẫn hơn việc đi học,
bất chấp những tác hại sức khỏe mà các em phải đối mặt.
1.2. Giới thiệu về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường
1.2.1. Giới thiệu chung về thuế và phí

Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
là khoản thu ngân sách nhà nước quan trọng nhất
7
.
6
Bài “Thực trạng xót xa về việc khai thác than của con người”, 28/03/2014, < />pha/thuc-trang-xot-xa-ve-viec-khai-thac-than-cua-con-nguoi-20140321103912235.chn>
7
Mai Văn Duẩn (2003), Tìm Hiểu Pháp Luật Thuế- Phí - Lệ Phí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội


12
1.2.1.1. Giới thiệu về thuế
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá
nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
Các cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ
sở được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá. Bên cạnh
đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tính chất
không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà nước thu thuế từ các cá nhân
và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả
lại cho người nộp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ
việc sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân
sách Nhà nước để thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng.
Tuy nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế
mà họ đã nộp cho Nhà nước
Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng
văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội
thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ.
Lợi ích của việc đánh thuế là những thành quả đối với xã hội có được từ
những hàng hóa và dịch mà chính phủ cung cấp, cụ thể là:
1. Đưa ra bộ luật và thể chế ổn định(cụ thể hóa những gì có thể làm và không

được làm; cơ chế cưỡng chế)
2. Khuyến khích cạnh tranh khả thi và hiệu quả (chống độc quyền)
3. Chỉnh sửa các ngoại ứng
4. Đảm bảo ổn định kinh tế và tăng trưởng (tăng trưởng ổn định, mức giá ít
thay đổi)
5. Cung ứng hàng hóa công cộng(và các loại hàng hóa & dịch vụ tư nhân
hoạt động không hiệu quả như giáo dục, y tế …)
6. Điều chỉnh những kết quả không mong muốn của thị trường (Phân phối lại
thu nhập, hạn chế những hàng hóa xã hội không mong muốn …)



13
Qua đó chúng ta thấy thuế có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu
thành chính sách tài chính quốc gia. Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy
nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà
thường phản ánh đối tượng tính thuế.
1.2.1.2. Giới thiệu về phí
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất
thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt
động phục vụ người nộp phí. Phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định
của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Lệ phí, phí chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa,
việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà
nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp
cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan
Hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính

chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra khi chủ thể nộp lệ phí, phí
thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Lệ phí, phí là các khoản
thu mà Nhà nước tập trung vào ngân sách nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả
cho đối tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà
nước.
Tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí
đó. Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó.
1.2.2. Thuế tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1. Nguyên tắc đánh thuế tài nguyên thiên nhiên
Vai trò của thuế tài nguyên nói riêng, giúp tăng cường quản lý nhà nước đối
với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo vệ
môi trường; góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhà nước

14
phải có chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền
vững kinh tế – xã hội. Việc tăng cường công tác quản lý, thu thuế tài nguyên, góp
phần tăng thu cho ngân sách để có nguồn kinh phí cho việc cải tạo môi trường; xây
dựng, sửa chữa hạ tầng quanh khu vực khai thác, nâng cao nhận thức xã hội về vai
trò của nguồn tài nguyên quốc gia.
Tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố sản xuất cơ bản bên cạnh các nhân tố
sản xuất cơ bản khác như vốn, lao động, và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một trong
những đặc tính của nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên là khối lượng cung cấp hầu
như là cố định. Do vậy, khi cầu của thị trường tăng lên, cân bằng thị trường sẽ tạo
ra một thặng dư kinh tế ròng mà các nhà kinh tế thường gọi là tô kinh tế (economic
rent) như được mô tả trong hình sau.

Hình 1.1: Cân bằng của thị trường tài nguyên thiên nhiên
8


Thuế tài nguyên là một phần trong hệ thống thuế tổng quát chung, có tác
động ảnh hưởng đến thu nhập doanh nghiệp. Hệ thống thuếđược thiết kế cho các
ngành công nghiệp tài nguyên thường gồm thuế thu nhập trực tiếp của một tài
8
ThS. Đào Văn Khiêm và Ths. Bùi thị Thu Hòa, "Phân tích về đánh thuế tài nguyên thiên nhiên”, Khoa Kinh
tế,Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội
< />nguyen-thien-nhien&catid=15:bao-tp-chi&Itemid=196>



15
nguyên nói chung, các kiểu thuế gián tiếp khác gồm các loại thuế bán hàng và thuế
tiêu thụcũng như thuế xuất, nhập khẩu và thuế đặc biệt được thiết kế riêng cho
ngành công nghiệp tài nguyên.
Đối với trường hợp các loại thuế tài nguyên đặc biệt, chính xác là cần phải
đánh thuế tô kinh tế (rent) toàn bộ và cao hơn các mức được ẩn ý trong các loại thuế
thu nhập chung. Có hai lý do biện minh cho điều này. Một lý do là
dựa-vào-hiệu
quả cho rằng tô kinh tế của tài nguyên là khôngbị bóp méo. Một lý do khác là quyền
sở hữu các tài nguyên phải được chuyển một cách trọn vẹn về khu vực công cộng
chứ không phải về các công dân tư nhân, vì chúng thể hiện cho các món quà mà tự
nhiên ban tặng cho nền kinh tế chứ không phải là một phần thưởng cho nỗ lực kinh
tế của ai đó. Điều này có thể được nhìn nhận như một
lý do về công bằng.
Có ba phương pháp khá lý tưởng để chính phủ thu hồi một phần tô kinh tế
trong khu vực công.
Phương pháp thứ nhất là tính một khoản thuế cho tô kinh tế. Thuế tô kinh tế
lý tưởng là loại thuế đánh vào các luồng tiền thực của các công ty tài nguyên. Đối
với các công ty tài nguyên không-hồi sinh, cơ sở tính thuế sẽ bao gồm tất cả các
doanh thu trên cơ sở tiền mặt trừ đi tất cả chi phí hiện thời và chi phí vốn bao gồm

chi phí chiếm hữu các thuộc tính tài nguyên, chi tiêu khai thác, chi tiêu phát triển và
bất kỳ chi tiêu chế biến nào mà công ty tài nguyên phải gánh chịu. Phương pháp thứ
hai mà chính phủ có thể chia sẻ tô kinh tế là yêu cầu các công ty đấu thầu để dành
quyền khai thác tài nguyên. Cuối cùng, khu vực công cộng có thể thu hồi được một
phần tô kinh tế bằng cách đảm nhiệm một phần vốn cổ đông của công ty.
Khi đã thấy mục đích chính của đánh thuế tài nguyên là thu hồi tô kinh tế,
dạng đánh thuế thích hợp là dạng có cơ sở tính thuế là tô kinh tế. Nhưng trên thực
tế, các loại thuế tài nguyên dường như là khác biệt với các loại thuế tô kinh tế một
cách đáng kể. Các chính sách huy động nguồn thu hay được sử dụng trong thực tế
nói chung là khác với các chính sách được phác thảo ở trên. Điều này hàm ý rằng
chúng không phải là các công cụ thu thập tô kinh tế thuần túy, và do vậy chúng có
tác động xấu là bóp méo các quyết định phân bổ tài nguyên. Trong trường hợp thuế,

×