Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ NGOAN

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TRỒNG KHOAI TÂY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU
Ở HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng


Tác giả luận văn

Lê Thị Ngoan

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phạm Bảo Dương, giảng viên Bộ môn kinh tế Nông
nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế Nông nghiệp & Chính sách - Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các Cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, Cán bộ trạm Bảo
vệ thực vật huyện, Cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã tạo điều kiện cung
cấp cho tôi quy trình kinh tế - kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu của huyện, các số liệu liên quan đến đề tài để hoàn thiện luận văn của mình.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các nông hộ trồng khoai tây trên địa
bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Ngoan

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix
Danh mục hình ảnh ........................................................................................................... x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 4

1.5.1.

Đóng góp về ý nghĩa khoa học ............................................................................ 4

1.5.2.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng phương pháp
làm đất tối thiểu trong trồng khoai tây..........................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu .......................... 9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu.............................................................................................................. 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 15


2.2.1.

Tình hình phát tiển sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới. .............. 15

iv


2.2.2.

Ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở
một số địa phương ở Việt NamViệt Nam......................................................... 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 23

3.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................... 27

3.2.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 30

3.2.1.


Cách tiếp cận ..................................................................................................... 30

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 31

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 32

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 32

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu tính toán .......................................................................... 33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35
4.1.

Thực trạng và phát triển cây khoai tây trên địa bàn huyện Tiên Lữ .................. 35

4.1.1.


Thực trạng và Quy hoạch trồng khoai tây trên địa bàn huyện Tiên Lữ ............ 35

4.1.2.

Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ....................................... 41

4.1.3.

Chuyển giao công nghệ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu .. 50

4.1.4.

Đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu ................................................................................................. 57

4.1.5.

Yếu tố ảnh hưởng đến trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu .... 64

4.2.

Định hướng và giải pháp đẩy nhanh ứng dụng trồng khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ..... 67

4.2.1.

Đinh hướng........................................................................................................ 67

4.2.2.


Các giải pháp ..................................................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 73
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 73

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 74

5.2.1.

Đối với Nhà nước .............................................................................................. 74

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 74

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 75

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV


Bảo vệ thực vật

CN

Công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DV

Dịch vụ

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật


PP.ĐTT

Phương pháp đất tối thiểu

PP.TT

Phương pháp truyền thống

ONMT

Ô nhiễm môi trường

PTNT

Phát triển nông thôn

QH

Quy hoạch

TM

Thương mại

TW

Trung Ương

UBND


Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới năm 2012 ................................ 17

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tiên Lữ trong 3 năm
(2012 – 2014) ............................................................................................. 25

Bảng 3.2.

Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Tiên Lữ..................... 28

Bảng 3.3.

Hệ thống số liệu sơ cấp thu thập theo bảng ............................................... 32

Bảng 4.1.


Biến động diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của huyện
Tiên Lữ từ (2012 - 2014) ........................................................................... 35

Bảng 4.2.

Biến động diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các xã
điều tra (2012 - 2014) ................................................................................ 37

Bảng 4.3.

Quy hoạch, Kế hoạch tăng diện tích trồng khoai tây của huyện trong
vụ đông 2016 - 2017 định hướng 2017 - 2020 .......................................... 39

Bảng 4.4.

Sự khác nhau giữa trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu và
phương pháp trồng truyền thống................................................................ 44

Bảng 4.5.

Vật liệu trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu trong vụ
đông năm 2015 - 2016 ............................................................................... 45

Bản 4.6.

Quy trình Chăm sóc khoai tây trồng bằng phương pháp làm đấy tối
thiểu trong vụ đông năm 2015 - 2016 ........................................................ 47

Bảng 4.7.


Chuyển giao kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối
thiểu vụ đông năm 2015 - 2016 ................................................................. 48

Bảng 4.8.

Sinh trưởng, phát triển của khoai tây trồng theo phương pháp làm đất
tối thiểu và phương pháp trồng truyền thống tại các xã điều tra ............... 49

Bảng 4.9.

Chủ trương chính sách của huyện về xây dựng mô hình trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu trong vụ đông năm 2015 2016 ........................................................................................................... 51

Bảng 4.10. Mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của
huyện trong vụ đông năm 2015-2016 ........................................................ 52
Bảng 4.11. Lịch tập huấn, hội nghị đầu bờ trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu vụ đông năm 2015 - 2016 ............................................... 53
Bảng 4.12. Nội dung các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng chăm sóc ............................. 54
Bảng 4.13. Kinh phí chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông hộ trồng khoai tây ......... 55

vii


Bảng 4.14. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo sản xuất cây vụ
đông năm 2015 -2016 ................................................................................ 56
Bảng 4.15. Đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trồng khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu ................................................................... 57
Bảng 4.16. So sánh chi phí vật tư, công lao động giữa ................................................ 59
Bảng 4.17. So sánh kết quả trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu
và trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống ................................... 60

Bảng 4.18. So sánh hiệu quả kinh tế của trồng khoai tây theo phương pháp làm
đất tối thiểu với trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống.............. 62
Bảng 4.19. Nhu cầu trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của các
nông hộ điều tra trong thời gian tới ........................................................... 63
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của công tác chuyển giao đến năng suất, chi phí và thu
nhập trên một đơn vị diện tích trồng khoai tây .......................................... 64
Bảng 4.21. Đánh gia công tác hỗ trợ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất
tối thiểu ...................................................................................................... 65

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Biến động diện tích trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu toàn huyện năm 2012-2014............................................................... 36
Đồ thị 4.2. Biến động năng suất khoai tây trồng theo phương pháp làm đất tối
thiểu và trồng theo phương pháp truyền thống tại các xã điều tra ............. 38
Đồ thị 4.3. Biến động diện tích khoai tây trồng theo phương pháp truyền thống
và trồng theo phương pháp đất tối thiểu tại các xã điều tra ....................... 38
Đồ thị 4.4. Quy hoạch, Kế hoạch tăng diện tích trồng khoai tây của huyện trong
vụ đông 2016 - 2017 định hướng 2017 – 2020 .......................................... 40
Đồ thị 4.5. Chi phí lao động của phương pháp trồng khoai tây bằng đất tối thiểu
so với phương pháp trồng khoai tây truyền thống ..................................... 60
Đồ thị 4.6. Năng suất của khoai tây trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu và
theo phương pháp truyền thống ................................................................. 61
Đồ thị 4.7. Nhu cầu trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của các
nông hộ điều tra xã Lệ Xá trong thời gian ................................................. 63
Đồ thị 4.8. Nhu cầu trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của các
nông hộ điều tra xã Cương Chính trong thời gian tới ................................ 63


ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 4.1. Trồng khoai tây bằng phương pháp đất tối thiểu vụ đông năm
2015 - 2016 huyện Tiên ........................................................................ 42
Hình ảnh 4.2. Trồng khoai tây bằng phương pháp truyền thống vụ đông năm
2015 - 2016............................................................................................ 42
Hình ảnh 4.3. Củ khoai tây phát triển trong môi trường phủ rạ trong vụ đông
năm 2015 - 2016 huyện Tiên Lữ ........................................................... 42
Hình ảnh 4.4. Thu hoạch khoai tây trồng theo phương pháp truyền thống trong
vụ đông năm 2015 - 2016 huyện Tiên Lữ ............................................. 42
Hình ảnh 4.5. Hội nghị phổ biến tiến độ kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương
pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ tại các tỉnh phía bắc .................... 43

x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến trạm Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Tiên Lữ về mô hình
trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của huyện ................... 49

Hộp 4.2.

Ý kiến Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiên Lữ về
mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu của huyện ..... 50


Hộp 4.3.

Ý kiến cán bộ nông nghiệp xã về công tác chuyển giao kỹ thuật trồng
khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu .............................................. 57

Hộp 4.4.

Ý kiến nông hộ về chuyển giao kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương
pháp làm đất tối thiểu.................................................................................... 58

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lê Thị Ngoan
2. Tên luận văn: “Giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên’’
3. Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

4. Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Khoai tây (Solanum Tuberosum L.) vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm,
là loại cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, năng suất có thể đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Sản
phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và thương mại hóa có thể dùng làm lương thực, thực phẩm,
thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là cây trồng có giá trị kinh tế
cao trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Tiên Lữ là một huyện
thuần nông của tỉnh Hưng Yên. Huyện luôn xác định cây khoai tây là cây trồng chính
trong vụ đông, đây là vụ thứ 3 giao giữa: lúa xuân muộn - lúa mùa sớm - cây khoai tây,
nhưng lại là vụ chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tăng năng suất, tăng diện tích

cây khoai tây, trong những năm ngần đây huyện đã áp dụng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
mới, trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vào áp dụng tại địa phương.
Đây là phương pháp được UBND huyện và các cơ quan chuyên môn của huyện đánh
giá là phương pháp khắc phục được tình trạng suy giảm diện tích trồng khoai tây hiện
nay của huyện. Tuy nhiên, ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu tại huyện chưa phát triển mạnh, nguyên nhân được xác định là do: Người dân chưa
thực sự tin tưởng vào phương pháp trồng mới; do công tác tuyên truyền, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân; do công tác quy hoạch
vùng trồng khoai tây còn bất cập, diện tích trồng khoai tây còn manh mún. Trong luận
văn này, chúng tôi nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, từ đó, đề
xuất giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) góp phần hệ
thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm
đất tối thiểu; (2) phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng
trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; (3) đề xuất giải pháp ứng dụng
trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để đưa
ra các phân tích, đánh giá. Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, giáo trình,
bài báo khoa học, khóa luận, luận văn, luận án, và các tài liệu từ mạng internet. Số liệu
sơ cấp là số liệu điều tra từ các nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối

xii


thiểu, nông hộ trồng khoai tây bằng phương pháp truyền thống ở 2 xã Cương Chính và
Lệ Xá, cán bộ phụ trách Nông nghiệp các xã, chuyên viên phòng Nông nghiệp & PTNT
huyện, cán bộ trạm Bảo vệ thực vật. Đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp
thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên khảo để đưa ra các phân
tích và đánh giá.

Qua quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực
tiễn trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Tiên Lữ như: diện
tích, năng suất khoai tây từ năm 2012 - 2014; quy hoạch phát triển cây khoai tây trong
cơ cấu mùa vụ của huyện; quy trình kinh tế - kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu; chuyển giao công nghệ trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu; đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của trồng khoai tây theo phương pháp làm đất
tối thiểu và trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống. Các yếu tố ảnh hưởng đến
phương pháp trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu là: (1) công tác chuyển
giao ứng dụng trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu; (2) chính sách hỗ trợ
xây dựng mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; (3) thông tin
tuyên truyền về trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; (4) vai trò của
HTXDVNN, tổ nhóm hợp tác trong xây dựng mô hình ứng dụng trồng khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu; (5) sự tham gia của nông hộ trong ứng dụng trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Đối với nông hộ trồng khoai tây: (1) chủ động
tích cực áp ụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; (2) mạnh dạn, tích cực trong quá
trình tham gia thực hiện mô hình; (3) thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc quy trình
chuyển giao.

xiii


THESIS ABSTRACT
1. Author: Le ThiNgoan
2. Title of the study: “Potato production applying minimum tillage: A case study in
Tien Lu district, Hung Yen province”
3. Major: Rural Development

Code: 60.62.01.16

4. Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Potatoes (Solanum Tuberosum L.) are a variety of short-day food crops with high
yields, possibly between 20 and 25 tons/ ha. Besides, potatoes prove to be an easyconsuming product as they could be utilized for various purposes, such as food for
humans, feed for cattles, input materials for the food processing industry, etc. Therefore,
they are seen to be a crop with high economic value in many countries.
Tien Lu, which is an agricultural-based district of Hung Yen province, has determined
potatoes as its major winter crops. Potatoes have been viewed as the major crop with
high economic value although they are merely intercropped between the late-spring and
early-winter paddy crops. Yet, the potato growing area has been diminishing recently.
So as to address this challenge and boost the potato productivity in the meantime, Tien
Lu district farmers have been applying the minimum tillage into production. This
farming method is known as one of the advanced ones and expected to contribute to
solving the current issues about the district potato production. However, the application
of minimum tillage in potato production has yet to gain its popularity due to some
underlying reasons such as the lack of farmers’ trust in the new method, the inadequate
technical information dissemination and technological transfer, the inefficient planning
of potato growing areas, the modest and scattered production scale.
In general, on the basis of examining the theoretical and practical issues, as well as the
situation of potato production applying minimum tillage, the thesis seeks to propose
solutions to fostering the application of this method into potato production in Tien Lu
district, Hung Yen province. The general objective are decomposed into three specific
ones, namely (1) To review the theoretical and empirical framework for the application
of minimum tillage in potato production; (2) To give an in-depth analysis of the
situation andfactors affecting the application of minimum tillage into potato production;
and (3) To propose several solutions to improving the application of minimum tillage
into potato production in Tien Lu district, Hung Yen province.
The study utilizes both secondary and primary data. The former comes from the
published books, journal articles, thesis and the Internet. The latter are collected through

xiv



the surveys carried out in two groups of potato production households using the
minimum tillage and the conventional method at CuongChinh and Le Xa communes of
Tien Lu district, the commune agricultural officers, the Bureau of Plant Protection staff
andthe experts of the district Bureau of Agricultural and Rural development.
Subsequently, the gathered data is processed with the methods of descriptive statistics,
comparison and monograph to make analysis and evaluation.
The research has drawn conclusions about potato production applying minimum tillage
in Tien Lu district, in terms of area and productivity between 2012 and 2014, the
planning of potato development in the district’s crop structure, the economic – technical
process of potato production applying minimum tillage, the economic outcomes and
efficiency evaluation of the potato production in the two aforementioned methods, i.e.
conventional and minimum tillage.
Besides, the major factors affecting the potato production applying minimum tillage
include (1) the technological transfer, (2) the policies supporting the models of potato
production applying minimum tillage, (3) the information dissemination, (4) the roles of
the agricultural cooperatives and collaborative groups in building the showcase of
applying minimum tillage in potato production, (5) the involvement of farmer
households in the farming technique application. In particular, the households are
supposed to: (1) be willing to apply the advanced farming technique in production, (2)
actively participate in building the potato production model applying the new farming
method, (3) comply with the instructions given during the transfer process.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khoai tây (Solanum Tuberosum L.) vừa là cây lương thực vừa là cây thực
phẩm, là loại cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, năng suất có thể đạt từ 20 - 25

tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và thương mại hóa có thể dùng làm lương
thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là
cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên
thế giới. Ở Việt Nam từ sau năm 1970, cây khoai tây được coi là một cây trồng
vụ đông lý tưởng cho vùng Đồng bằng sông Hồng và trở thành cây lương thực
quan trọng. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông nghiệp & PTNT
đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa. Chương trình khoai
tây quốc gia được thành lập đã thu hút hàng loạt các cơ quan nghiên cứu và triển
khai phát triển mạnh. Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam biến động lớn, diện
tích tăng nhanh vào những năm 1970 và đạt cực đại năm 1979 (104.600 ha), sau
đó liên tục giảm đến năm 2009 diện tích trồng khoai tây cả nước giảm xuống còn
19.200 ha và năm 2010 diện tích trồng khoai tây của cả nước giảm xuống còn
17.200 ha (Nguyễn Công Chức, 2006). Nguyên nhân chính của sự giảm sút này
được xác định là do sự dịch chuyển lao động giữa các ngành, do năng suất thấp,
do phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trong những năm ngần đây,
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều cách
trồng mới dựa trên các đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây nhằm
mục đích mở rộng diện tích và tăng năng suất của cây khoai tây, đặc biệt là giảm
sự phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên như hiện nay. Cách phương pháp
trồng khoai tây mới hiện nay như:
Trồng khoai tây trong nhà kính với giá thể trồng là sơ dừa và mùn cưa,
tưới nước và cung cấp dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh, theo hệ thống tưới nhỏ
giọt, trong nhà kính có lắp hệ thống đo nhiệt độ và độ ẩm không khí để cán bộ kỹ
thuật điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong nhà kính cho phù hợp với sinh trưởng phát
triển của cây khoai tây. Đây là phương pháp đảm bảo năng suất tối đa của khoai
tây và hạn chế tối đa tác động của yếu tố thiên nhiên đối với cây trồng. Đây là
phương pháp rất khó để mở rộng diện tích trồng khoai tây hiện nay ở Việt Nam
vì phương pháp trồng trồng khoai tây trong nhà kính đòi hỏi người trồng phải có
kiến thức tối thiểu về quá trình sinh trưởng phát triển, chế độ dinh dưỡng của cây


1


khoai tây, tình hình dịch bệnh phát triển trên cây khoai tây, biết điều khiển các
thiết bị tự động và hơn hết là phải có tiềm lực tài chính vững chắc.
Trồng khoai tây bằng phương pháp khí canh đây là phương pháp trồng
khoai tây trong nhà kính củ, rễ khoai tây phát triển trong môi trường bóng tối, có
hệ thống tưới nước tự động cứ 15 phút hệ thống sẽ được tự động kích hoạt và
phun tưới nước và các chất dinh dưỡng một lần. Đây là một phương pháp cho
năng suất cao khoảng 40 lần so với phương pháp canh tác truyền thống. Tuy
nhiên, đây cũng là phương pháp khó có thể mở rộng diện tích trồng khoai tây
hiện nay vì phương pháp trồng khoai tây bằng phương pháp khí canh chỉ áp dụng
cho quy mô vừa phải, chi phí đầu tư ban đầu lớn, phương pháp trồng mới này
chủ yếu sản xuất khoai tây giống sạch bệnh.
Phương pháp trồng khoai tây bằng đất tối thiểu củ giống khoai tây được
trồng ngoài đồng ruộng và được che phủ bởi một lớp rạ, rơm, khoai tây phát triển
trong môi trường rơm, rạ, đây là môi trường nhẹ thoáng khí rất thích hợp cho sự
hình thành và phát triển của củ khoai tây. Dinh dưỡng cung cấp cho cây theo
hình thức bón trực tiếp bằng cách vạch rạ ra và bón trực tiếp vào các rạch cây
hoặc cho vào khoảng cách giữa các cây. Đây là phương pháp trồng mới dễ áp
dụng và tận dụng được các phụ phẩm dư thừa trong sản xuất nông nghiệp như:
rơm, rạ, vỏ lạc, vỏ đỗ, các chất thải, bã thải trong chăn nuôi...; giảm được chi phí
nhân công; bảo vệ môi trường không khí do đốt rơm, rạ hoặc thải các chất thải
trong chăn nuôi ra môi trường; tăng năng suất cây trồng, củ khoai tây phát triển
trong môi trường rơm, rạ nhẹ thoáng khí củ khoai tây phát triển to ít mắt củ, mầu
sắc tươi sáng.
Tiên Lữ là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên, thu nhập chủ yếu
của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện
đến cơ sở đã xác định cây khoai tây là cây trồng chính trong vụ đông, đây là vụ
thứ 3 giao giữa: lúa xuân muộn - lúa mùa sớm - cây khoai tây nhưng lại là vụ

chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tăng năng suất, hạn chế việc suy giảm
diện tích khoai tây, trong những năm ngần đây huyện đã đưa ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật mới, trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vào áp dụng tại
địa phương. Đây là phương pháp được UBND huyện và các cơ quan chuyên môn
của huyện đánh giá là phương pháp khắc phục được tình trạng suy giảm diện tích
trồng khoai tây hiện nay của huyện. Tuy nhiên, ứng dụng phương pháp trồng
khoai tây bằng làm đất tối thiểu tại huyện chưa phát triển rộng, nguyên nhân

2


được xác định là do: Người dân chưa thực sự tin tưởng vào phương pháp trồng
mới; do công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa đáp ứng được
hết nhu cầu của người dân; do công tác quy hoạch vùng trồng khoai tây còn bất
cập, diện tích trồng khoai tây còn manh mún. Để đẩy mạnh ứng dụng trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu trong thời gian tới trên địa bàn toàn
huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp ứng dụng trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, từ đó, đề xuất giải pháp ứng dụng trồng khoai tây
bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng trồng khoai
tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu;
Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng trồng
khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu;
Đề xuất giải pháp ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại huyện
Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên?
Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu?
Làm thế nào để nhân rộng mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm
đất tối thiểu trong thời gian tới tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian:
+ Số liệu thức cấp được thu thập trong 3 năm: 2012, 2013, 2014.

3


+ Số liệu sơ cấp điều tra thu thập từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016.
+ Phạm vi đề suất giải pháp đến năm 2025.
- Nội dung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trồng khoai tây bằng phương
pháp làm đất tối thiểu của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Từ đó, đề xuất các giải
pháp kinh tế - kỹ thuật để đẩy nhanh ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp
làm đất tối thiểu tại huyện trong thời gian tới.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Đóng góp về ý nghĩa khoa học
Đề tài đưa ra được những dẫn liệu cụ thể về kinh tế - kỹ thuật của trồng
khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu. Ứng dụng trồng khoai tây bằng
phương pháp làm đất tối thiểu được dùng làm tài liệu tham khảo, được dùng để
đẩy nhanh ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại các
địa phương.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu tại các địa
phương góp phần hiểu rõ hơn về các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trồng khoai tây
bằng phương pháp làm đất tối thiểu từ đó đẩy nhanh ứng dụng kỹ thuật canh tác
mới hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường sống vào áp dụng tại các
dịa phương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU
TRONG TRỒNG KHOAI TÂY
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất
cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: tăng lên về cả
chất và lượng, sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức, sự thay đổi về
thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Fajardo, 1999). Phát triển
nông nghiệp cũng không nằm ngoài nội dung đó.
Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý
và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ
vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Theo Đỗ Kim Chung (2009), phát triển nông
nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường, thỏa mãn về nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. Tác giả Phạm Doãn (2005) cho
rằng phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đa chiều, bao gồm (1) tính bền
vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp
đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường; (2) tính bền vững trong sử dụng tài

nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (3) khả năng tương tác thương
mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống
đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.
2.1.1.2. Nông nghiệp công nghệ cao
Theo Luật Công nghệ Cao: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng
cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc
hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch
vụ hiện có” (Quốc hội, 2008).

5


Theo Ngô Thanh Tứ (2016), nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền
nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công
nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động
hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các
giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh
tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu
cơ. Ưu điểm của công nghệ cao: (1) tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất
cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; (2) sẽ giúp nông dân
chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô
sản xuất được mở rộng; (3) giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu
và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất
lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng
những thành tựu khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn
định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất lượng cao. Thực hiện tốt

nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài
nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh
thái môi trường (Dương Hoa Xô và Phạm Hữu Nhượng, 2006).
2.1.1.3. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tới nông dân
theo ý hiểu chung là quá trình đưa công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã được
khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng sản xuất tại nông hộ.
Bản chất của chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tới
nông hộ được hiểu như là 1 trong những biện pháp xúc tiến phát triển sản xuất và
khuyến khích hướng dẫn người dân phát huy tối đa hiệu quả sản xuất của họ.
Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp:
+ Yêu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản lượng và chất lượng nông sản;
+ Yêu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng của người tiêu dùng;
+ Yêu cầu duy trì sản lượng sản phẩm qua công nghệ bảo quản;
+ Yêu cầu tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp qua công nghệ chế biến với
những mặt hàng đa dạng;

6


+ Yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa;
+ Yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại;
+ Yêu cầu một nền sản xuất sạch, quan tâm tốt hơn đến sức khỏe người
tiêu dùng;
+ Yêu cầu khai thác tài nguyên và phát triển nông nghiệp bền vững;
+ Yêu cầu cạnh tranh Quốc tế;
+ Giảm tác động tiêu cực từ bên ngoài do biến động giá sản phẩm thô trên
thị trường Quốc tế.
Chuyển giao tiến bộ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tới nông dân
hướng tới:

Chuyển giao tiến bộ công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp mới tới
nông dân hướng tới việc cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng, định hướng phát
triển và hơn là cung cấp 1 số yếu tố đầu vào hoặc định hướng đầu ra cho sản
phẩm nông nghiệp phù hợp với sinh thái của vùng nông nghiệp nơi họ sinh sống.
Việc này giúp nhân dân tự mình giải quyết các vấn đề và đẩy mạnh sản xuất,
nâng cao đời sống và góp phần vào sự phát triển của địa phương. Đối với quá
trình chuyển giao không chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật mà còn bao gồm cả
các giải pháp kinh tế quản lý, thông tin thị trường, chủ trương Chính sách của
Nhà nước.
Chuyển giao tiến bộ công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp tới nông
dân còn bao hàm cả việc giúp nông dân liên kết lại với nhau, xúc tiến thương
mại, tìm kiếm cơ hội thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nhắm tới việc:
+ Nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo;
+ Nâng cao dân trí trong nông thôn;
+ Phát triển các vấn đề mới phát sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu
để hình thành chiến lược nghiên cứu (Khuyết danh, 2011).
2.1.1.4. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng khoai tây
Cũng giống như chuyển giao tiến bộ công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp, chuyển giao ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối
thiểu được hiểu như là biện pháp mở rộng diện tích và khuyến khích, hướng dẫn
người dân phát huy tối đa hiệu quả lao động trên một đơn vị diện tích để đáp ứng
các yêu cầu cụ thể sau:

7


+ Nâng cao sản lượng, chất lượng khoai tây;
+ Đáp ứng nhu cầu chế biến khoai tây trong nước và xuất khẩu;
+ Sản xuất khoai tây theo hướng sản xuất hàng hóa;
+ Củ khoai tây được trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu là củ khoai

tây sạch, an toàn đối với người tiêu dùng và góp phần giảm ONMT do phương
pháp trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thểu tận dụng phụ phẩm sau
thu hoạch và chất thải của sản xuất nông nghiệp như: rơm, rạ, chất thải trong
chăn nuôi (Khuyết danh, 2011).
2.1.1.5. Phương pháp làm đất tối thiểu
Theo Nguyễn Thị Chiêu (2013), phương pháp làm đất tối thiểu là phương
pháp trồng khá phổ biến áp dụng cho nhiều đối tượng cây trồng, đặc biệt là các
loại cây hàng năm, cây rau mầu ngắn ngày tại nhiều địa phương trên quy mô toàn
quốc hiện nay. Phương pháp làm đất tối thiểu là phương pháp dùng ít đất, đất chỉ
dùng để cố định vị trí cây con hoặc củ trên luống hoặc trên hàng. Sau khi cây
con, củ giống được cố định tại mặt luống, mặt luống sẽ được phủ một lớp rơm, rạ
hoặc sơ dừa, mùn cưa lên trên mặt luống. Tác dụng của rơm, rạ, sơ dừa, mùn cưa
là tạo ra môi trường xốp, nhẹ thoáng khí cho cây trồng phát triển. Chế độ chăm sóc
đơn giản chỉ vạch lớp phủ rơm, rạ, sơ dừa, mùn cưa bên trên mặt luống ra và cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng sau đó đậy lại. Phương pháp này có rất nhiều ưu
điểm như giảm công trồng, công chăm sóc, hạn chế tình hình sâu bệnh, cải tạo đất,
cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
2.1.1.6. Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu
Theo Nguyễn Thị Chiêu (2013), trồng khoai tây bằng phương pháp làm
đất tối thiểu. Tạo luống khoai bằng phương pháp cày tạo luống với chiều rộng
luống 120 - 130 cm, khoảng cách giữa 2 luống (rãnh luống) rộng 30 cm, độ sâu
rãnh luống là 20 - 25 cm, mặt luống khoai rộng 90 - 100 cm không giới hạn độ
dài luống. Cho 100% phân chuồng, 100% phân lân và 30% đạm vào giữa luống.
Mỗi vị trí đặt củ khoai tây giống cho một ít đất sạch, đặt củ khoai tây giống lên trên
đất sạch, đặt củ giống nằm nghiêng quay mặt cắt ra phía ngoài rãnh luống và mắt củ
nghiêng tạo độ tiếp xúc với đất là lớn nhất, nhiều nhất, phủ thêm đất lên củ khoai tây
để che kín củ khoai tây. Phủ rạ dày 3 - 5 cm kín mặt luống. Khi cây cao 5 - 7 cm thì
tỉa mầm, chỉ để 3 - 4 mầm/khóm. Sau trồng 20 - 25 ngày, khi cây cao 20 cm phủ

8



thêm 1 lớp rơm, rạ dày 10 - 12 cm quanh gốc cây kết hợp bón phân thúc lần 1và
tưới nước lần 1 cho cây ra rễ củ, bón thúc lần 2 sau trồng 40 - 45 ngày tưới nước
lần 2. Bón thúc đợt 1, đợt 2 cho cây khoai tây bằng cách vạch rạ, rơm ra và bón
thúc vào giữa 2 rạch hàng hoặc 2 khóm sau khi bón khép rạ, rơm lại.
2.1.2. Đặc điểm trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu
2.1.2.1. Tiết kiệm được công lao động trong trồng, chăm sóc, thu hoạch
Đối với giai đoạn làm đất, trồng khoai tây: Trồng khoai tây theo phương
pháp làm đất tối thiểu luống khoai tây được tạo thành bằng cách cày tạo luống,
đặt củ khoai tây, phủ rạ lên mặt luống. Trồng khoai tây theo phương pháp truyền
thống đất băm nhỏ tạo luống khoai, sau khi đặt củ giống phủ thêm một lớp đất
mặt, sau trồng cho nước vào rãnh luống với lượng nước gập 1/3 luống sau đó lại
tháo cạn với mục đích tạo độ ẩm cho đất để khoai tây nảy mầm.
Giai đoạn chăn sóc: Trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu,
bón thúc lần 1, lần 2 chỉ cần vạch rạ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, sau mỗi
lần bón thúc tưới ngập ½ rãnh luống sau đó tháo cạn nước. Trồng khoai tây theo
phương pháp truyền thống vun, bón thúc lần 1, lần 2 bằng cách xới nhẹ 2 mé
luống, làm sạch cỏ, bón thúc, vun cao luống, sau mỗi lần bón, vun tưới ngập ½ rãnh
luống sau đó tháo cạn nước.
Thu hoạch: Trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu thu hoạch
bằng cách nhấc gốc khoai tây lên. Trồng khoai tây theo phương pháp trồng
truyền thống thu hoạch bằng cách bới củ (Nguyễn Thanh Xuân, 2013).
2.1.2.2. Bảo vệ môi trường
Trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu là phương pháp trồng
tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch của nông nghiệp, chất thải, bã thải trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Trồng 0,04 ha (1 sào bắc bộ) khoai tây ngoài lượng phân
vô cơ thì còn cần 8 tạ phân chuồng: nguồn phân hữu cơ được lấy từ quy trình ủ
rơm, rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học; xử lý chất thải, bã thải trong chăn
nuôi bằng chế phẩm sinh học. Trên mặt luống khoai tây được che phủ bởi một

lớp rơm, rạ có độ dày từ 10 - 15 cm, khoảng “2 kg rơm, rạ che phủ 1 kg khoai
tây”. Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu đã hạn chế được chất
thải, bã thải trong chăn nuôi ra môi trường, hạn chế hiện tượng đốt rơm, rạ hiện
nay đang diễn ra tại địa phương (Nguyễn Thanh Xuân, 2013).

9


2.1.2.3. Tăng năng suất khoai tây
Củ khoai phát triển do thân ngầm dưới đất phình to, cây ưa đất ẩm và mát.
Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu củ khoai tây phát triển trên
mặt ruộng dưới lớp rơm, rạ che phủ. Lớp rơm, rạ che phủ cho cây khoai tây có
tác dụng giữ ẩm cho đất, bảo vệ những sinh vật có lợi cho đất (giun đất, dế mèn),
tạo ra môi trường sống nhẹ và thoáng khí cho cây trồng phát triển. Đối với cây
khoai tây môi trường rơm rạ là môi trường thích hợp nhất để củ khoai tây hình
thành và phình to củ và đảm bảo năng suất đạt ở mức tối đa, năng suất khoai tây
trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu cao hơn từ 8,27% đến 24,93%; tăng
hiệu quả kinh tế từ 10 đến 20 triệu đồng/ha so với phương pháp trồng truyền
thống (Nguyễn Thị Chiêu, 2013).
2.1.2.4. Mầu sắc, hình thái, chất lượng củ khoai tây đạt yêu cầu của giống
Củ khoai phát triển do thân ngầm dưới đất phình to, trồng khoai tây theo
phương pháp làm đất tối thiểu củ khoai tây phát triển trên mặt ruộng, trong môi
trường rơm, rạ hoai mục nhẹ xốp, thoáng khí đây là môi trường thuận lợi tạo
thành củ khoai tây to, ít củ bi, ít mắt củ, củ khoai tây có mầu tươi sáng, sáng
bóng không dính nhiều đất dễ thu hoạch, ít mắt củ (Nguyễn Thanh Xuân, 2013).
2.1.2.5. Không phụ thuộc vào chân đất, chủ động được mùa vụ
Đối với trồng khoai tây theo phương phương pháp làm đất tối thiểu đất
đóng vai trò rất nhỏ chỉ cố định củ và tránh sự tiếp xúc trực tiếp của củ khoai
giống với phân gây sót mầm khoai. Để trồng 1 sào khoai tây theo phương pháp
làm đất tối thiểu chỉ cần 50 kg đất sạch hoặc cát sạch, đất trồng có độ ẩm từ 60 70% là có thể trồng khoai tây được. Do vậy, trồng khoai tây theo phương pháp

làm đất tối thiểu không phụ thuộc đất, chân đất. Đất trồng khoai tây chỉ cần tiêu
thoát nước tốt do vậy các địa phương có thể chủ động được mùa vụ (Nguyễn Thị
Chiêu, 2013).
2.1.2.6. Giảm sự phát sinh dịch bênh hại trên cây trồng
Trong đất tồn tại nhiều các loại thiên địch (con vật ăn sâu hại), và rất
nhiều vi sinh vật có ích khác sống trong đất, có lợi cho môi trường sống và có lợi
cho cây trồng. Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu dùng rơm, rạ
để che phủ, phương pháp này tạo ra môi trường sinh sống phù hợp và thuận lợi
cho nhiều loại sinh vật có lợi; diệt sâu bọ; cải tạo đất, sinh trưởng phát triển.
Chính tạo ra môi trường sinh sống phù hợp và thuận lợi cho nhiều loại sinh vật

10


×