Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 146 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU THÀNH NAM

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng


năm 2017
Tác giả luận văn

Lưu Thành Nam

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo thuộc bộ môn Kinh tế nông
nghiệp và chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã giảng dạy, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong khoá học và trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Bảo Dương đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ liên quan của Sở nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Lưu Thành Nam

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................................. vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. xi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... xi
Danh mục hình ............................................................................................................... xi
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.


Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với kinh doanh
thức ăn chăn nuôi ............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi ........................ 4

2.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................. 4
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi ............................ 7
2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi....................................... 9
2.1.4. Các công cụ quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi. .................................. 10
2.1.5. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................................... 10
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi. 21
2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi 24

iv



2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thức ăn chăn nuôi ở một số địa phương nước ta. .............. 24
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thức ăn chăn nuôi ở một số quốc gia trên thế giới. ........... 27
2.2.3. Bài học kinh nghiệm. ......................................................................................... 31
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 33
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng ..................................... 33

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng .................................................... 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng. .......................................... 35
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 40

3.2.1. Phương pháp chọn điểm .................................................................................... 40
3.2.2. Thu thập số liệu.................................................................................................. 41
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 45
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................... 45

4.1.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố
Hải Phòng ........................................................................................................... 45
4.1.2. Hệ thống văn bản trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi tại Hải
Phòng. ................................................................................................................ 48
4.1.3. Hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn
chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...................................................... 51
4.1.4. Tình hình công bố hợp quy các sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi .............. 54

4.1.5. Công tác quản lý giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi............................................... 59
4.1.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến chính sách, pháp luật ........ 65
4.1.7. Công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
và xử lý vi phạm hành chính .............................................................................. 67
4.1.8. Công tác chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, sử
dụng chất cấm trong chăn nuôi. ......................................................................... 76
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...................................................................... 84

4.2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý Nhà nước lĩnh vực
thức ăn chăn nuôi. .............................................................................................. 84
4.2.2. Nguồn lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước........................... 86
4.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ .......................... 89

v


4.2.4. Nhận thức của các chủ doanh nghiệp sản xuất, chế biến Thức ăn chăn nuôi và
người dân tiêu dùng mặt hàng Thức ăn chăn nuôi ............................................. 91
4.2.5 Sự phối hợp của các cấp chính quyền và các ngành .......................................... 95
4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........ 97

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật .............................................................. 97
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh
Thức ăn chăn nuôi .............................................................................................. 98

4.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ..................................... 99
4.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................. 102
4.3.5. Cấp, sử dụng hợp lý nguồn kinh phí ................................................................ 103
4.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn ................................................... 103
Phần 5. Kết luận và khuyến nghị............................................................................. 105
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 105

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 107

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 109
Phụ lục ....................................................................................................................... 107

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


TĂCN

:

Thức ăn chăn nuôi

NL-TS

:

Nông Lâm và Thủy sản

CB

Cán bộ

ATTP

:

An toàn thực phẩm

VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phẩm




:

Quyết định

TT

:

Thông tư
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo
lường chất lượng 3

QUATEST3

QUACERT

:

Trung tâm chứng nhận phù hợp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Các loại hóa chất, kháng sinh bị cấm theo Thông tư số 28/2014/TTBNNPTNT ngày 04/9/2014 và Thông tư số 42/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2015 của Bộ NN-PTNT........................................................... 6

Bảng 3.1.

Tình hình dân số và lao động thành phố Hải Phòng từ năm
2012– 2014 ............................................................................................... 36

Bảng 3.2.

Kết quả phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2014........... 38

Bảng 3.3.

Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi của
thành phố Hải Phòng năm 2012-2014 ...................................................... 39

Bảng 3.4.

Nội dung điều tra, số lượng đối tượng phỏng vấn, số mẫu ...................... 42

Bảng 4.1.

Sản lượng thức ăn chăn nuôi của các cơ sở sản xuất trên địa bàn
thành phố năm 2014-2015 ........................................................................ 45

Bảng 4.2.


Số lượng các nhà máy, đại lý, hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố .............................................................................. 47

Bảng 4.3.

Số lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có mặt trên địa bàn
thành phố Hải Phòng ................................................................................ 47

Bảng 4.4.

Một số văn bản trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi ................. 49

Bảng 4.5.

Đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi và
các nhà máy về văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước
về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng .......................... 50

Bảng 4.6.

Đánh giá của Sở Nông nghiệp về việc phối hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn
thành phố Hải Phòng năm 2014 ............................................................... 53

Bảng 4.7.

Danh mục hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy về chất lượng
sản phẩm ................................................................................................... 55


Bảng 4.8.

Kết quả công bố hợp quy của các Công ty sản xuất, kinh doanh
TĂCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014 ............................... 57

Bảng 4.9.

Kết quả đánh giá của các Công ty SXKD TĂCN đối với công tác
hướng dẫn công bố hợp quy của trên dịa bàn thành phó Hải Phòng........ 59

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên dịa
bàn thành phó Hải Phòng đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm ......................................................................................... 61

viii


Bảng 4.11. Kết quả khảo sát nguyên nhân thay đổi việc sử dụng TĂCN của
các hộ chăn nuôi ....................................................................................... 64
Bảng 4.12. Tình hình tuyên truyền, tập huấn văn bản pháp luật về quản lý thức
ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng .......................... 65
Bảng 4.13. Đánh giá công tác tuyên truyền, tập huấn văn bản pháp luật về
quản lý thức ăn chăn nuôi của Thanh tra Sở, Phòng Chăn nuôi .............. 67
Bảng 4.14. Tình hình thanh kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ
sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2013-2015 .................. 69
Bảng 4.15. Kết quả thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh
doanh Thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm
2014-2015................................................................................................. 70
Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở kinh doanh TĂCN
năm 2014-2015 ......................................................................................... 74

Bảng 4.17. Kết quả kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
TĂCN năm 2014-2015 ............................................................................. 75
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng
khi có nghi vấn hàng giả, hàng nhái của các công ty sản xuất, kinh
doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................... 76
Bảng 4.19. Tình hình lấy mẫu thức ăn chăn nuôi của Đoàn thanh, kiểm tra từ
năm 2013-2015 trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................................. 78
Bảng 4.20. Kết quả xử lý các doanh nghiệp vi phạm về chất lượng thức ăn
chăn nuôi được kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng............... 79
Bảng 4.21. Kết quả khảo sát các cán bộ quản lý đối với các yếu tố ảnh hưởng
tới công tác quản lý nhà nước về TĂCN .................................................. 84
Bảng 4.22. Trình độ học vấn của cán bộ phụ trách quản lý thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................................ 87
Bảng 4.23. Trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách quản lý thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng .................................................... 87
Bảng 4.24. Tình hình số lượng cán bộ quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn
thành phố Hải Phòng ................................................................................ 88
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp về địa bàn quản lý của các cán
bộ chuyên ngành được phân công trong công tác quản lý thức ăn
chăn nuôi tại thành phố Hải Phòng .......................................................... 89

ix


Bảng 4.26. Tình hình kinh phí phục vụ cho Đoàn Thanh tra thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố 2013-2015 ............................................................ 90
Bảng 4.27. Kết quả khảo sát về tình hình nhận thưc của các nhà máy sản xuất
TĂCN tại Hải Phòng ................................................................................ 91
Bảng 4.28. Tổng quan các hộ kinh doanh TĂCN được tiến hành chọn mẫu
điều tra ...................................................................................................... 92

Bảng 4.29. Kết quả khảo sát về tình hình nhận thưc của các cơ sở kinh doanh
thức ăn chăn nuôi về văn bản pháp luật có liên quan tại Hải Phòng ........ 92
Bảng 4.30. Kết quả khảo sát về tình hình nhận thưc của các cơ sở kinh doanh
thức ăn chăn nuôi về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi đi phân tích chất
lượng......................................................................................................... 93
Bảng 4.31. Kết quả khảo sát tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ
kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............ 94
Bảng 4.32. Kết quả điều tra số lượng các đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh
trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................................ 96

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ quản lý các cấp về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành
phố Hải Phòng ...................................................................................... 52

Sơ đồ 4.2.

Quy trình tiếp nhận công bố hợp quy................................................... 56

Sơ đồ 4.3.

Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phó Hải Phòng........... 63

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.


Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì và bột cá thế giới ..................... 62

Biểu đồ 4.2.

Tình hình hiểu biết các quy định pháp luật về kinh doanh TĂCN
của các hộ kinh doanh .......................................................................... 93

Biểu đồ 4.3.

Khảo sát ý kiến của các hộ kinh doanh đói với việc kiểm tra lấy
mẫu ....................................................................................................... 94

Biểu đồ 4.4.

Khảo sát tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ kinh
doanh .................................................................................................... 94

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Hành chính thành phố Hải Phòng ........................................................ 33

Hình 4.1.

Lớp tập huấn về công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi ................................................................................. 66

Hình 4.2.

Hội nghị triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong

chăn nuôi .............................................................................................. 82

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lưu Thành Nam
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thức ăn chăn nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì chi phí cho thức ăn
chiếm 70 - 85% giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh sản phẩm
chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất, kinh doanh chăn nuôi. Thức ăn có
kinh doanh tốt, đáp ứng nhu cầu vật nuôi thì mới đảm bảo cho năng suất và hiệu quả
cao. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi còn chưa chặt
chẽ, chất lượng một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường còn thấp. Đặc
biệt thời gian gần đây, lợi dụng tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, một số tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường một số lượng lớn thức ăn chăn nuôi
kém chất lượng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Một số ít nông dân do hám lợi đã
cố ý sử dụng chất kích thích sinh trưởng, các chất cấm sử dụng vào sản xuất, kinh
doanh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực
phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe cộng đồng
Thông qua phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh và khảo sát ý kiến
các bên liên quan đã đánh giá khái quát thực trạng quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian qua. Các giải pháp nhằm tăng
cường hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong thời gian tới được đề xuất thông qua đánh giá thực trạng và phân tích
những yếu tố ảnh hưởng kết hợp với tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước về thức

ăn chăn nuôi của một số địa phương khác và của nước ngoài; định hướng giải pháp
hướng vào khắc phục những điểm còn hạn chế trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi . Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi như: ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi;
hướng dẫn công bố hợp quy cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn
thành phos Hải Phòng; tuyên truyền, tập huấn, phổ biến chính sach pháp luật; thanh,
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; công tác chống gian lận
thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, sử dụng chât cấm trong chăn
nuôi....
Nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi có nhiều chuyển biến tích cực song cũng còn nhiều hạn chế. Hàng năm, thông
qua các cuộc thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thức ăn

xii


chăn nuôi đã tốt hơn; không có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái thức ăn chăn nuôi lưu
thông trên địa bàn thành phố.... Bên cạnh đó, chất lượng thức ăn chăn nuôi có dáu hiệu
tăng về vi phạm. Mặc dù, các trường hợp kém chất lượng về thức ăn chăn nuôi đều
nằm ở các Công ty sản xuất ngoài địa bàn thành phố nhưng điều này cũng cho thấy
công tác quản lý cần phải được chú tọng hơn nữa.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi như hệ
thống các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ NN&PTNT; sự chỉ đạo và chủ
trương cải cách của lãnh đạo Sở; năng lực cán bộ; nguồn kinh phí; sự phối kết hợp
giữa các phòng, ban, ngành có liên quan, nhận thức của tổ chức, cá nhân sản xuất thức
ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Để công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn
nuôi có hiệu quả cần quán triệt chỉ đạo của cấp trên, nâng cao năng lực cán bộ cũng
như thái độ phục vụ của cán bộ. Chú trọng công tác kiểm tra giám sát quá trình thực
hiện nhiệm vụ và đánh giá cán bộ thường xuyên.
Nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa

bàn thành phó Hải Phòng trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới
cơ chế thực hiện thủ tục hành chính, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng
cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, không ngừng củng cố phát huy quan hệ với các
ban ngành chức năng trong công tác phối hợp nhịp nhàng trong quá trình quản lý nhà
nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố.

xiii


THESIS ABSTRACT
1. Author: Luu Thanh Nam
2. Thesis title: Measures to enhance the state management of livestock feed in
Hai Phong city
3. Major: Economics management
Course code: 60.34.04.10
4. University: Vietnam National University of Agriculture
Animal feed plays an important role of animal husbandy, because of the cost of
animal feed accounts for 70-85% of the finished product, directly affects the business
of livestock products and the economic efficiency of the production, livestock sales.
Animal feed with a good business, meet the livestock needs to ensure high
productivity and efficiency. However, at present the state management of animal feed
has not been close, there are low quality of some animal feed products in market.
Especially recently, taking advantage of the situation of agricultural materials price
increases, a number of organizations, individuals and businesses have brought to
market a large number of poor feed quality, damage for farmers. A few farmers have
deliberately by mercenary use of growth stimulants, and banned substances used in
production, business (agriculture, livestock, aquaculture) affects real safety the
ecology, the environment and public health.
Through descriptive statistical methods, statistical comparisons and surveys of
stakeholders have an overall assessment of state management situation for the animal

feed in Hai Phong city in recent years. Measures to strengthen state management
activities on animal feed in Hai Phong city in the near future through the proposed
assessing the situation and analyze the factors that influence combined with summary
state management experience in animal feed of some other local area and foreign;
oriented solutions aimed at overcoming the limited spots in the state management of
the feed. Research topics focus activities on state management of animal feed, such as
issuing written guidance on the management of the state of animal feed; announced
canonical guidelines for companies producing animal feed in Hai Phong city on the
street; advocacy, training, dissemination of policy and legislation; control and inspect
production facilities, feed business; the fight against commercial fraud, counterfeiting,
counterfeit, substandard, using banned substances in livestock ....
Research shows that situation, the management of the state of animal feed has
many positive changes but also limited. Every year, through the check the compliance
with the provisions of the law on animal feed have been better; no sign of
counterfeiting, unauthorized copying circulation feed on the city .... Besides that the
quality of animal feed that was an increase of violations. Although, the poor quality

xiv


case for animal feed are in the production company outside the city, but it also shows
that the management need to be paying more jammed.
There are many factors affecting the state management of the animal feed such
as system documents of the Party, the State, the Ministry of Agriculture and Rural
Development; the direction and policy of the leaders of the reform; staff capacity;
funding; collaboration between the departments and agencies concerned, awareness of
organizations and individuals that produce animal feed in the city. In order to better
management of the state of animal feed should thoroughly effective direction of
superiors, staff capacity building and service attitude of staff. Focusing on monitoring
the implementation of tasks and regular staff evaluation.

To strengthen state management activities on animal feed in the province of
Hai Phong deal in the future should continue to promote the implementation of
innovative mechanisms of administrative procedures, training professional improve
service and sense of responsibility for staff, constantly improve and strengthen
relations with functional departments in the work of coordination in the process of
state management of the animal feed over the city.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, ngành chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất, kinh
doanh hàng hóa. Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh, các giống mới có năng suất,
kinh doanh cao đã được đưa vào sử dụng phổ biến, nhằm nâng cao hiệu quả chăn
nuôi với mục tiêu từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số và kinh doanh.
Hải Phòng là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng
hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của
Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày
16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ), đó là lợi thế để phát triển kinh tế nói chung
và phát triển nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Trong những năm gần đây, chăn
nuôi Hải Phòng phát triển theo xu hướng trang trại, gia trại quy mô tập trung sản
xuất, kinh doanh hàng hóa. Tính đến năm 2015, trên địa bàn thành phố có trên
500 trang trại chăn nuôi, trong đó có hơn 130 trang trại chăn nuôi lợn và 370
trang trại chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, còn có trên 2.385 gia trại khác nhau (quy
mô trên dưới 100 lợn thịt, 20 lợn nái, 2.000 gia cầm...). Sản phẩm chăn nuôi
không những đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm cho người dân trong thành phố
mà còn cung cấp một phần cho các thành phố khác, góp phần tích cực trong việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, tạo công ăn việc làm cho
nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân (Sở NN&PTNT Hải
Phòng, 2015).
Để đạt được những thành tựu trong sản xuất, kinh doanh chăn nuôi, thì
thức ăn chăn nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì chi phí cho thức ăn chiếm
70 - 85% giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh sản phẩm chăn
nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất, kinh doanh chăn nuôi. Thức ăn có kinh
doanh tốt, đáp ứng nhu cầu vật nuôi thì mới đảm bảo cho năng suất và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi còn chưa
chặt chẽ, chất lượng một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường còn
thấp. Đặc biệt thời gian gần đây, lợi dụng tình hình giá cả vật tư nông nghiệp
tăng cao, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường một số
lượng lớn thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

1


Một số ít nông dân do hám lợi đã cố ý sử dụng chất kích thích sinh trưởng, các
chất cấm sử dụng vào sản xuất, kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản) ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe
cộng đồng.
Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên là do công tác tổ chức chỉ
đạo, quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh TĂCN
ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hình thức và mức xử phạt
chưa nghiêm đối với người vi phạm.
Trong thời gian vừa qua, đã có một vài nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh
thức ăn chăn nuôi tại một số địa phương như: Ngô Thị Thanh Loan, 2013,
“Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh”; hay Trịnh Khắc Vịnh, 2010, “Đánh giá thực trạng kinh doanh một số loại

thức ăn chăn nuôi và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định kinh doanh
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”..., nhưng chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực
thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Do vậy để góp phần khắc phục tình hình nêu trên, cần tạo sự chuyển biến
trong nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, kinh doanh, dịch vụ và người tiêu dùng trong việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thức ăn chăn nuôi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên
địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp quản lý
nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thức ăn chăn nuôi; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
- Đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa

2


bàn thành phố Hải Phòng trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi tại Hải Phòng hiện nay
như thế nào?

Yếu tố nào tác động đến công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng?
Cần có những giải pháp chủ yếu gì để tăng cường công tác quản lý nhà
nước về thức ăn chăn nuôi?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh và cơ sở kinh doanh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Không gian: địa bàn thành phố Hải Phòng;
Thời gian: các số liệu thứ cấp trong những năm gần đây từ năm 2012 –
2015; số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.
Phạm vi đề xuất giải pháp đến năm 2025.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu mới của luận văn này góp phần nêu lên thực trạng quản lý nhà
nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng, xác định các yếu tố
ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thức ăn
chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó đưa ra những giải pháp tăng
cường công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Kinh doanh
Kinh doanh là “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật Doanh nhiệp 2005).
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà
chủ thể kinh tế sử ụng để thực hiện các hoạt động kinh tếcủa mình (bao gồm quá
trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật
giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh còn được hiểu như hoạt động thương mại:
đó là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác (Luật Thương mại, 2005).
Như vậy, từ những khái niệm về kinh doanh được nhắc đến ở trên, ta có
thể đưa ra khái niệm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi: “là hoạt động kinh doanh
được thực hiện liên tục, bao gồm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại…nhằm thực hiện mục đích sinh lợi” hay
nói cách khác “...kinh doanh thức ăn chăn nuôi là hoạt động buôn bán các loại
thức ăn chăn nuôi” (Chính phủ, 2010).
2.1.1.2. Thức ăn chăn nuôi
“Thức ăn chăn nuôi: là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng
tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn
bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang” (Chính
phủ, 2010).
2.1.1.3. Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
“Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để


4


duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốc XHCN” (Học viện hành chính quốc gia, 2011).
Theo đó quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước
được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể
xem là hoạt động chức năng, đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
- Nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Khái niệm quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm
quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; nó bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành
các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động
của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết
của Nhà nước.
Như vậy, quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi bao gồm toàn bộ các
hoạt động từ ban hành văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo,
trực tiếp thi hành các văn bản pháp luật ấy cũng như các vấn đề tư pháp như giám
sát, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và các vấn
đề có liên quan của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người
kinh doanh, người tiêu dùng.
2.1.1.4. Chất cấm
Theo quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 và
Thông tư số 42/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015 của Bộ NN-PTNT qui định có
27 loại hóa chất, kháng sinh bị cấm, trong đó phổ biến nhất là các chất kích thích
tăng trọng chiểm tỷ lệ lớn gồm 2 nhóm chính; nhóm β2-agonist và nhóm các
steroid (Chất cấm sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi gồm Salbutamol,

Ractopamine và Clenbutrerol…).
- Các chất β2-agonist, Salbutamol và Clenbuterol là một trong những hợp
chất dùng trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn để kích thích tăng trưởng,
phát triển về cơ bắp và cho thịt siêu nạc, lợn ăn vào sẽ tăng tỷ lệ nạc, giảm tỷ lệ
mỡ, tuy nhiên nếu không bán ngay trong vòng 15 ngày thì lợn sẽ chết.
Đặc điểm rõ nhất khi dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là lợn bắt đầu nở
mông, vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 lợn sẽ ít di chuyển

5


thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 lợn bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo
hiện tượng chân đứng không vững.
Bảng 2.1. Các loại hóa chất, kháng sinh bị cấm theo Thông tư số
28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 và Thông tư số 42/TT-BNNPTNT
ngày 16/11/2015 của Bộ NN-PTNT
TT

Tên hóa chất, kháng sinh

TT

Tên hóa chất, kháng sinh

1

Carbuterol

15


Terbutaline,

2

Cimaterol

16

Stilbenes,

3

Clenbuterol

17

Trenbolone

4

Chloramphenicol

18

Zeranol

5

Diethylstilbestrol


19

Melamine

6

Dimetridazole

20

Bacitracin ZN

7

Fenoterol

21

Carbadox

8

Furazolidon và các dẫn xuất
nhóm Nitrofuran

22

Olaquidox

9


Isoxuprin

23

Vat Yellow 1

10

Methyl-testosterone

24

Vat Yellow 2

11

Metronidazole

25

Vat Yellow 3

12

19 Nor-testosterone

26

Vat Yellow 4


13

Ractoparnine

27

Auramine

14

Salbutamol
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015)

Con người khi sử dụng các sản phẩm có chứa dư lượng các chất tăng
trưởng sẽ bị ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính với biểu hiện: rối loạn nhịp
tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, nguy cơ sảy thai…

6


Nếu chúng ta sử dụng các thực phẩm này trong thời gian dài có thể dẫn đến rối
loạn hệ thống hormone của cơ thể, gây nhiễm độc gan, gây đột biến và có thể gây
ung thư và để lại nhiều mối hiểm họa cho giống nòi sau này.
Vàng O là một loại phẩm nhuộm dùng trong công nghiệp mà chủ yếu là
trong ngành dệt may. Chất này không hề có giá trị dinh dưỡng đối với gia súc,
gia cầm. Nhưng gần đây một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã trộn chất
này vào thức ăn cho gà, lợn khiến thực phẩm bắt mắt, vàng đẹp, hấp dẫn người
tiêu dùng để dễ bán. Vàng O, hay còn gọi là VAT Yellow là chất độc hại đối với
cơ thể sinh vật nói chung và đã bị tổ chức Ung thư thế giới (IARC) xếp vào chất

gây ung thư nhóm 3, tức là có khả năng gây ung thư cao. Ngoài ra, chất này có
thể gây kích ứng rất dữ dội, nếu tiếp xúc với da sẽ gây ngứa và bong tróc da, tiếp
xúc qua đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, qua đường tiêu hóa
gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy. Điều đáng sợ là nó có thể tích tụ
trong thịt của gia súc gia cầm, rất khó đào thải. Bên cạnh đó, vì chất này
nguyên thủy được sử dụng trong công nghiệp nên cũng không được lọc hết kim
loại nặng. Người ăn phải những gia súc bị tích tụ những kim loại này nặng có
thể chịu nhiều hậu quả như hư gan, mật, vô sinh hay bệnh mau quên, chậm phát
triển trí tuệ.
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của những đơn vị làm ăn chân chính; Chỉ có lợi trước
mắt cho một số đối tượng Bởi, khi có thông tin thịt lợn nhiễm chất cấm là giá thịt
trên thị trường lại giảm xuống, ảnh hưởng đến toàn ngành chăn nuôi (từ người
sản xuất thức ăn, người chăn nuôi, người giết mổ kinh doanh sản phẩm thịt cũng
như ảnh hưởng tới quyền lợi của nông dân…) và tạo cơ hội cho hàng ngoại nhập.
Không những thế, việc sử dụng chất cấm sẽ khiến người tiêu dùng thiếu
tin tưởng vào sản phẩm chăn nuôi trong nước; và sẽ khó khăn hơn khi ngành
chăn nuôi đang phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập ngoại tới đây.
Vấn đề đấu tranh chống việc sử dụng chất cấm, lúc này vì quyền lợi chung
của toàn xã hội, trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan nhà nước, người sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
Nhìn một cách tổng quan, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn đang
trong quá trình phát triển và hoàn thiện do đó vai trò quản lý nhà nước rất quan
trọng thể hiện qua các mặt như: Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy thị trường
ra đời, đồng thời điều tiết thị trường để nền kinh tế ổn định, phát triển; Nhà nước

7



phải hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường và khuyết điểm yếu kém của chính
bộ máy Nhà nước khi bộ máy mới chuyển sang quản lý nền kinh tế thị trường;
Nhà nước phải vận hành nền kinh tế bằng cơ chế quản lý mới, định hướng xã hội
chủ nghĩa, phù hợp với bản chất Nhà nước ta.
Thực tế nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường mới chỉ ở mức manh nha,
tức là còn ở giai đoạn thấp, sơ khai và còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển;
tính cạnh tranh còn kém, sản phẩm còn nghèo nàn; công tác quản lý nhà nước về
kinh tế cũng còn nhiều hạn chế như : công tác dự báo kém, quản lý nhà nước
chưa ngang tầm với đòi hỏi thời kỳ mới, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách
chưa đồng bộ, nhất quán, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối, đất đai, vốn và tài sản nhà
nước chưa thật tốt, chậm được đổi mới và lúng túng trong chuyển sang cơ chế thị
trường, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả, năng lực
và phẩm chất cán bộ chưa tương xứng, một bộ phận cán bộ quản lý tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, thủ tục hành chính phức tạp... Chính những hạn chế này là
rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế.
Hơn thế nữa, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, ngành chăn
nuôi vẫn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể phát triển nền kinh tế
nông nghiệp. Trong khi đó, đối với ngành chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi là
lớn (chiếm tới 70-85% giá trị sản phẩm thức ăn chăn nuôi) , do đó ngành công
nghiệp thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp phụ trợ khác có vai trò quyết
định trong việc phát triển ngành chăn nuôi.
Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
được chú trọng, quan tâm sẽ góp phần không nhỏ trong việc định hướng cho sự
phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói
riêng.
Hay nói cách khác công tác quản lý thức ăn chăn nuôi luôn là nhiệm vụ
trọng tâm và là nhiệm vụ lâu dài của ngành nông nghiệp nói chung và ngành
chăn nuôi nói riêng. Đây là quá trình cần thời gian, có tính liên tục, có tác động
mạnh mẽ tới sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng và của toàn ngành

công nghiệp sản xuất, kinh doanh nói chung, góp phần không nhỏ vào tăng
trưởng của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp và rộng hơn nữa là nền kinh tế
nước ta.

8


2.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi
Nguyên tắc trước hết được hiểu là "Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái
tuân theo trong một loạt việc làm". Trong quản lý hành chính nhà nước, các
nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của
hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền
tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính
nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập
tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện
khác nhau.
Hơn thế nữa các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế là các quy tắc chỉ
đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá
trình quản lý kinh tế. Những nguyên tắc này do con người đặt ra nhưng không
phải do ý muốn chủ quan mà phải dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy
luật chi phối quá trình quản lý kinh tế. Đồng thời, các nguyên tắc này phải phù
hợp với mục tiêu của quản lý; phải phản ánh đúng tính chất các quan hệ kinh tế;
phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Hay nói cách khác những nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế được hình
thành dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan, qua kết quả nghiên cứu
sâu sắc các điều kiện thực tế xã hội, dựa trên bản chất chính trị xã hội của nhà
nước trong thời gian, không gian và hoàn cảnh cụ thể.
Như vậy, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý nhà nước chung, cụ thể:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi phải dựa trên các quy
định của Luật, các văn bản dưới Luật bản hành. Việc ban hành và áp dụng các
quy định của Luật và các văn bản dưới Luật giúp cho quá trình quản lý nhà nước
về thức ăn chăn nuôi được minh bạch, rõ ràng, tạo sân chơi bình đẳng cho các
doanh nghiệp tham gia. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất, kinh
doanh thức ăn chăn nuôi, và xa hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn
nuôi, ngành nông nghiệp trong tương lai.
Thứ hai, quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi là việc quản lý theo ngành
kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, theo chức năng. Hay nói cách khác, quản lý
nhà nước về thức ăn chăn nuôi là sự quản lý theo ngành dọc và ngang kết hợp với
quản lý theo lãnh thổ.

9


Quản lý theo ngành dọc là sự quản lý chuyên môn từ cơ quan trung ương
tới các cơ quan tại địa phương. Theo đó, quản lý thức ăn chăn nuôi được quản lý
chuyên môn từ cấp Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tới cấp Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quản lý theo ngành ngang là sự quản lý của các cấp các ngành chuyên
môn và có liên quan như: Bộ Nông nghiệp - Sở Nông nghiệp, Công an, Bộ Công
Thương - Sở Công thương – Chi cục Quản lý thị trường. Quản lý theo lãnh thổ là
sự quản lý nhà nước tại các địa phương.
Như vậy, theo nguyên tắc này, quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi
là một chuỗi quản lý gắn kết với nhau chặt chẽ từ cấp trung ương tới địa phuong,
từ các địa phương với nhau. Sự gắn kết này tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc,
giúp cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi ngày một tốt
hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và ngành
nông nghiệp cả nước nói chung.
2.1.4. Các công cụ quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi

Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện
hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế
trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế quốc dân” (Đỗ Hoàng Toàn, Mai
Văn Bưu, 2009).
Bên cạnh khái niệm cơ bản về công cụ quản lý nhà nước, qua kinh nghiệm
thực tiễn đúc kết, công cụ quản lý nhà nước dựa trên hai yếu tố lập pháp và hành
pháp.
Lập pháp ở đây là việc ban hành các văn bản pháp luật. Có nghĩa công cụ
số một của quản lý nhà nước đó là Luật và các văn bản dưới Luật.
Hành pháp là việc thực thi pháp luật hay đó là việc dựa trên cở sở pháp
luật mà các cơ quan quản lý thực hiện theo đúng quy định.
Như vậy, công cụ pháp luật ở đây đó là: Luật pháp và cơ quan thi hành.
Đối với quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, công cụ của quản lý đó là Luật,
đó là nghị định, đó là thông tư... về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và các cơ quan
quản lý như: Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp, Bộ Công
thương - Sở Công thương và các cơ quan liên quan khác.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu
Từ các nội dung được quy định tại Điều 14, Nghị định số 08/2010/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi nội dung quản lý nhà nước về thức

10


×