Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Con người có phải những cỗ máy trong quản trị nhân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.31 KB, 13 trang )

Dress Makers: Con người có phải những cỗ máy?
Giải quyết vấn đề của công ty Dress Makers bằng cách nào?

CEO
+
Trợ lý

CFO
+
Trợ lý

Nhân sự
8

Kinh doanh &
Makerting
15

Tài chính
8

Thiết kế
8

Quản lý chất lượng &
sản xuất
280

MỤC LỤC

I.GIỚI THIỆU CÔNG TY Dress Makers:..............................................................................................2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG CÁCH NÀO?...................................................................................2
0


1

Phân tích tình hình hiện tại của công ty Dress Makers:............................................................2

2

Điều gì sẽ xảy ra nếu Dress Makers vẫn tiếp tục con đường vị CFO đã đặt ra?.....................6

3

Một cấu trúc tổ chức mới đảm bảo Dress Makers sẽ luôn có thể đáp ứng được nhu cầu và

kỳ vọng của khách hàng........................................................................................................................6
4

Một kế hoạch HR đối với Dress Makers......................................................................................8

5

Một chiến lược để cứu Dress Makers.........................................................................................11

III. KẾT LUẬN........................................................................................................................................12

1



I.GIỚI THIỆU CÔNG TY Dress Makers:
Dress Makers là một công ty sản xuất các loại máy phục vụ ngành may mặc. Hiện nay
công ty có 350 nhân viên làm việc tại hai nhà máy. Dress Makers khởi đầu là một nhà máy chế
tạo, sử dụng máy đã qua sử dụng. Cách đây 10 năm công ty bắt đầu chế tạo các loại máy sản
xuất tiên tiến là một trong những doanh nghiệp Việt nam đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực này.
Hai năm trước, nhu cầu quốc tế về hàng may mặc của Việt Nam giảm, kéo theo các khách
hàng của Dress Makers phải hoãn lại các quyết định mua máy mới hoặc thay thế máy cũ. Một
chiến dịch chi tiết nhằm cải thiện hiệu quả đã giúp giảm 15% tổng chi phí. Điều này cho phép
Dress Makers duy trì các nhà máy mà không cần sa thải nhân viên nào. Tuy nhiên, khi một nhân
viên muốn rời đi, họ cũng sẽ không được thay thế - ngoại trừ một số trường hợp rất ít.
Trường hợp đó là việc tuyển Giám đốc tài chính (CFO) mới thay thế ông Văn từng là
Điều phối viên tài chính của công ty. Ông đã phát động chương trình hiệu quả nhưng vì tình
trạng sức khỏe nên công ty tạo điều kiện cho ông nghỉ hưu non. Ông Minh, vị CFO mới, tiếp
quản chương trình của ông Văn, nhờ đó thành công trong việc duy trì khả năng ứng phó của
Dress Makers tạo lòng tin trong mắt khách hàng.
Mọi việc ổn định cho đến khi ông Minh thiết kế lại cấu trúc cao cấp mà không tham khảo ý
kiến của giám đốc nhân sự .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG CÁCH NÀO?
1 Phân tích tình hình hiện tại của công ty Dress Makers:
Với cương vị là giám đốc nhân sự của công ty Dress Makers Tôi nhận thấy CEO không
còn điều hành công ty nữa thay vào đó là CFO giám đốc tài chính sẽ quản lý toàn bộ tổ
chức.
Ông Minh đã áp dụng trường phái cổ điển để quản lý con người (Người đứng đầu trường
phái này là Frederick Wilson Taylor 1856-1915, một kỹ sư người Mỹ. Ngoài ra còn có
H.Fayol, Gant, Gilbreth và một số người khác). Một số nguyên tắc đó là:
-

Ông Minh đã thống nhất chỉ huy và điều khiển : Một người cấp dưới chỉ nhận mệnh
lệnh của một người thủ trưởng.


-

Tập trung quyền lực cho cấp cao nhất.

-

Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất.
2


-

Nhà quản lý, các kỹ sư có nhiệm vụ tìm ra được con đường (phương pháp) tốt nhất để
thực hiện công việc, rồi huấn luyện cho công nhân làm.
Chính điều này ta thấy ông Minh tự ý đưa ra tất cả các quyết định và lập kỷ luật của

công ty như một vị tướng. Ông không tin tưởng vào nhân viên, đánh giá thấp nhân viên.
Yếu tố con người đã không được quan tâm trong công ty, Ông hủy bỏ tất cả các chương
trình đào tạo để tiết kiệm chi phí. Ông buộc nhân viên làm việc với cường độ lao động
cao, liên tục, yếu tố sản xuất được Ông đặt lên hàng đầu .
Ông đặt ra và điều chỉnh các tiêu chuẩn, nhân viên nào không đạt những tiêu
chuẩn trên sẽ bị sa thải. Kết quả là trong tám tháng vừa qua có đến 20 nhân viên lớn tuổi
bị sa thải, trong đó có 2 nhân viên thiết kế máy kinh nghiệm đã từng thiết kế 4 sản phẩm
máy bán chạy nhất của công ty. Bên cạnh đó 2 thanh tra chất lượng cũng bị thôi việc. Tuy
vậy những vị trí này không được thay thế, trong khi những nhân viên còn lại không thể
cáng đáng nổi, một số bộ phận trong công ty đã mất động lực làm việc.
Căn cứ trên nguyên lý 7 trụ cột (7 pillars) chúng ta sẽ phân tích tình hình của công ty trên
các mặt như sau:
1. Quản lý
Sự quản lý của Dress Makers cho thấy yếu kém của nhân lực cấp cao trong việc xác định mục

tiêu, chiến lược cũng như phân quyền trong doanh nghiệp.
a. Tầm nhìn
Vị CEO của công ty cho thấy vai trò khá mờ nhạt của mình trong việc khởi xướng mục tiêu và
tầm nhìn cho Dress Makers. Công ty thiếu mục tiêu rõ ràng và phù hợp trong việc thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của mình dẫn đến việc CFO có thể tự đề ra và thực hiện các kế hoạch của mình
mà không phải xem xét đánh giá những quyết định đó có phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn của
doanh nghiệp hay không.
b. Chiến lược
Chiến lược hiện tại của Dress Makers kế thừa ý tưởng của CFO tiền nhiệm và đã đạt được kết
quả ban đầu là gia tăng hiệu quả quản lý tài chính và duy trì khả năng ứng phó của công ty để
cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này có tên gọi là chiến lược cắt giảm chi
phí nhằm đương đầu với sự suy giảm của nhu cầu hàng hóa của Dress Makers. Tuy nhiên, chiến
lược này đã bộc lộ những điểm bất cập khi vị CFO đã cắt giảm nhân sự các bộ phận mà không
3


tuyển nhân sự mới cũng như đào tạo nhân viên mới. Điều này dẫn tới công ty mất khả năng cạnh
tranh trong khi năng suất lao động bị giảm sút vì các nhân viên còn lại không đủ khả năng cáng
đáng công việc.
c. Phân quyền
Sự phân quyền của bộ máy quản lý cũng như cơ cấu tổ chức của Dress Makers bộc lộ nhiều
điểm không hợp lý dẫn đến trong công ty hình thành tổ chức chính chính thức và tổ chức phi
chính thức. Tổ chức phi chính thức do CFO đứng đầu có được toàn quyền quyết định của tổ
chức chính thức mà theo quy định CEO đứng đầu và các quyết định của ông đưa ra không cần
sự tham khảo của CEO cũng như các phòng ban chức năng có liên quan. Vị CEO đã phạm sai
lầm khi không kiểm soát được các quyết định của CFO cũng như quá kỳ vọng vào ông ta.
Nguyên nhân của tình trạng này là sự phân định không rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm của
CFO cũng như 1 cơ chế giám sát, kiểm soát hoạt động của CFO. Ngoài ra, tình trạng trên còn do
quan niệm sai lầm của CFO khi đặt yếu tố tài chính lên trên các nguyên tắc quản lý, nhân sự khi
“coi con người là những cỗ máy”

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của công ty cũng bộc lộ bất cập khi bộ phận quản lý chất lượng và bộ
phận sản xuất được sát nhập với nhau đồng thời dự định xóa bỏ bộ phận nhân sự. Quyết định
này dẫn tới sự suy giảm chất lượng của sản phẩm như đã phân tích ở trên.
2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt và suy giảm nghiêm trọng. Sự thiếu hụt
được thể hiện qua việc các nhân viên còn lại không thể cáng đáng được công việc của các nhân
viên chủ chốt đã ra đi trong khi bộ phận nhân sự không được phép tuyển thêm người. Các kế
hoạch kinh doanh và marketing có thể không thực hiện được do thiếu nhân lực của bộ phận quản
lý chất lượng và sản xuất. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là sự suy giảm nguồn lực với việc
ra đi của các nhân viên chủ chốt trong khi các nhân viên ở lại không được đào tạo, huấn luyện
để có thể đảm đương được các vị trí bỏ trống. Nhân sự quan trọng của công ty ra đi do các
nguyên nhân: sự quản lý thái quá trong việc cắt giảm chí phí, CFO đánh giá chưa đúng hiệu quả
năng lực của người lao động, thiếu nhạy cảm HR và đặc biệt là nhân viên không hiểu CFO về kế
hoạch của CFO. Quyết định nhân sự, cũng như các tiêu chuẩn do CFO đặt ra dựa trên quan điểm
tài chính mà không có sự tham khảo của bộ phận nhân sự khiến cho công ty mất đi nguồn nhân

4


lực quý giá đồng thời ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của những người lao động ở lại dẫn đến sự
suy giảm về năng suất lao động của công ty.
3. Marketing và bán hàng
Hoạt động Marketing và bán hàng bị ảnh hưởng bởi các kế hoạch kinh doanh và marketing có
thể không thực hiện được do thiếu nhân lực của bộ phận quản lý chất lượng và sản xuất. Không
chỉ có vậy, hoạt động bán hàng cũng bị suy giảm mạnh khi bộ phận này mất đi 10 nhân viên. Nỗ
lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty trong thời điểm thị trường đang gặp khó khăn
không thể thực hiện được.
4. Tài chính
Với mục tiêu cắt giảm chi phí thì chính sách của CFO đã đạt mục tiêu trong việc giảm tổng chi
phí của công ty. Tuy nhiên, việc cắt giảm này lại dẫn tới việc suy giảm khả năng tài chính của

Dress Makers. Việc CFO đáp lại việc nhu cầu giảm đi bằng cách sa thải nhân viên khiến cho
hoạt động kinh doanh ngày càng xấu đi khiến khả năng tài chính của công ty suy giảm. Kết quả
là doanh thu và luồng tiền của Dress Makers bị thu hẹp.
5. Sản xuất
Hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi sự tái cơ cấu thiếu hợp lý và chính sách cắt giảm chi phí
tiêu cực. Việc hủy bỏ các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên tuy giảm được chi phí
huấn luyện nhưng khiến cho chất lượng lao động suy giảm. Người lao động không được đào tạo
khiến cho năng suất lao động không thể tăng thêm và có xu hướng giảm xuống. Đối với các lao
động mới được tuyển dụng thì điều này dẫn tới việc tỷ lệ mắc lỗi tăng lên và chi phí sản xuất bị
đội lên
6. Chất lượng
Chất lượng sản phẩm của Dress Makers bị giảm sút do ảnh hưởng của chính sách cắt giảm
chi phí và tái cơ cấu tổ chức của CFO. Việc CFO sát nhập bộ phận quản lý chất lượng và bộ
phận sản xuất khiến cho công tác quản lý chất lượng bị bỏ quên. Khi hai bộ phận này được hợp
nhất bộ phận quản lý mới sẽ mất tính khách quan trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Dưới
áp lực cắt giảm chi phí thì việc hợp nhất này dẫn tới chất lượng sản phẩm suy giảm khi chức
năng quản lý chất lượng không còn nữa.
7. Quan hệ công chúng
5


Hoạt động quan hệ công chúng của công ty bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hoạt động kinh doanh bị
thu hẹp và tình hình tài chính bị suy giảm. Điều này dẫn đến thị phần của công ty giảm sút do
mất các khách hàng lớn
2 Điều gì sẽ xảy ra nếu Dress Makers vẫn tiếp tục con đường vị CFO đã đặt ra?
Nếu Dress Makers vẫn tiếp tục con đường của CFO, thì công ty sẽ tụt hậu so với các đối thủ
cạnh tranh của mình. Nguồn nhân lực có chất lượng ( nhà thiết kế, nhân viên bán hàng), khách
hàng lớn của công ty có thể rơi vào tay các công ty cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều
đáng lo lắng hơn cả là tâm lý hoang mang của người lao động vì có thể bị mất việc làm bất cứ
lúc nào dẫn đến năng suất lao động bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu bộ phận nhân sự hoàn toàn

bị xóa bỏ, tất cả các chức năng của HRM như : tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá cũng sẽ không
còn nữa…..
3 Một cấu trúc tổ chức mới đảm bảo Dress Makers sẽ luôn có thể đáp ứng được
nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.
Cấu trúc mới của Dress Makers như sau:

Ban Kiểm soát

CEO

CFO

Kinh doanh
&
Makerting
15

Thiết kế

HR

Quản lý chất
lượng

1. CEO
6

Sản xuất



CEO sẽ là người toàn quyền quyết định mọi chính sách, kế hoạch kinh doanh của công ty. CEO
được hỗ trợ bởi CFO, bộ phận nhân sự. CEO là người chịu trách nhiệm trước cổ đông của công
ty
2. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát được bầu ra bởi đại hội đồng cổ đông của công ty và có trách nhiệm giám sát
CEO và các bộ phận trong công ty đảm bảo các quyết định được đưa ra phù hợp với quy chế
của công ty và lợi ích của cổ đông.
3. CFO
CFO sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý tài chính của công ty đồng thời tư vấn cho CEO trong việc
đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính. CFO có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính
của công ty, lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, các phương án
do các phòng ban đưa ra.
4. Bộ phận nhân sự
Bộ phận nhân sự đảm nhiệm việc quản lý nhân sự trong công ty và tư vấn cho CEO trong các
vấn đề về nhân sự. Các chức năng cơ bản của HRM sẽ được khôi phục như : tuyển dụng, lựa
chọn, đánh giá, quản lý hành chính…
5. Bộ phận kinh doanh và Marketing
Bộ phận kinh doanh và Marketing vẫn có chức năng như ban đầu trong việc đề ra các chiến lược
kinh doanh và Marketing nhằm đẩy mạnh doanh thu cho công ty.
6. Bộ phận thiết kế
Bộ phận thiết kế vẫn có chức năng như ban đầu.
7. Bộ phận sản xuất
Bộ phận sản xuất đóng vai trò bộ phận sản xuất chính của công ty chịu sự quản lý trực tiếp của
CFO và bộ phận nhân sự.
8. Bộ phận quản lý chất lượng
Bộ phận quản lý chất lượng sẽ được tách ra khỏi bộ phận sản xuất đóng vai trò giám sát chất
lượng của sản phẩm
4 Một kế hoạch HR đối với Dress Makers
7



Chiến lược HR mới của công ty được xác lập dựa trên việc khôi phục chức năng của bộ phận
nhân sự với mục tiêu giữ chân và tuyển dụng lại những nhân sự quan trọng như sau:
1. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống nhân sự hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động, giữ
chân và tuyển dụng lại những nhân sự quan trọng,
2. Nội dung
a. Phân tích, mô tả công việc
Các vị trí trong công ty bao gồm cả CFO và CEO sẽ được phân tích và mô tả lại công việc, trách
nhiệm nhằm phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm đồng thời làm cơ sở để đánh giá năng
lực các vị trí này. Đối với các phòng ban đang thiếu hụt nhân lực như phòng kinh doanh, thiết
kế, sản xuất thì việc phân tich, mô tả công việc còn góp phần xác định các yêu cầu về kỹ năng,
kinh nghiệm của các ứng viên trong quá trình tuyển dụng
b. Thiết kế công việc
Bộ phận nhân sự tiến hành thiết kế lại công việc cho tất cả các vị trí dựa trên việc phân tích, mô
tả công việc sau đó trình lên CEO và bộ phận kiểm soát xem xét. Đối với vị trí CFO, bộ phận
nhân sự cần xác định lại quyền hạn và trách nhiệm, mức độ phối hợp với các bộ phận của phận
khác với phòng tài chính. Đối với bộ phận mới (ban kiểm soát), bộ phận nhân sự cần thiết kế
công việc cho các thành viên ban kiểm soát để trình lên đại hội đồng cổ đông.
c. Lập kế hoạch nhân sự
Bộ phận nhân sự đánh giá và lên kế hoạch nhân sự cho các bộ phận của công ty nhằm xác định
cơ cấu lao động tối ưu cho công ty. Nhằm thu hút, và tuyển dụng lại các nhân viên cũ có kinh
nghiệm và khả năng, bộ phận nhân sự lập phương án trình lên CEO các nội dung về các vị trí đề
xuất, các tiêu chí về năng lực và kinh nghiêm, chế độ đãi ngộ. Kế hoạch nhân sự sẽ được xem
xét bởi CFO và CEO để đưa ra quyết định nhân sự cuối cùng.
d. Tuyển dụng
Sau khi được phê duyệt kế hoạch nhân sự, bộ phân nhân sự tiến hành công tác tuyển dụng nhằm
tuyển chọn những ứng viên phù hợp với yêu cầu. Đối với các ứng viên là cán bộ cũ của công ty,
bộ phận nhân sự tiến hành tiếp xúc thu thập và đánh giá các ứng viên dựa trên các tiêu chí đưa ra
trong kế hoạch nhân sự.

8


e. Lựa chọn
CEO, CFO, bộ phận nhân sự và đại diện các phòng ban liên quan lập thành hội đồng tuyển
dụng. Đối với các ứng viên mới, việc lựa chọn dựa trên năng lực, tiêu chí đề ra của phần thiết kế
công việc đảm bảo các ứng viên này có đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí đang thiếu hụt. Đối
với các ứng viên là cán bộ cũ của công ty, việc lựa chọn dựa trên năng lực, kinh nghiệm, uy tín
trong công ty trước đây nhằm tạo được sự tin tưởng cho các cán bộ trong công ty.
f. Đào tạo và phát triển
Bộ phận nhân sự phối hợp với các phòng ban liên quan đề ra chương trình đào tạo đối với các
nhân viên mới cũng như các nhân viên cũ có kinh nghiệm trong công ty đảm bảo họ có đủ khả
năng thích nghi với cơ cấu mới, chiến lược kinh doanh mới của công ty. Các bộ phận được
khuyến khích làm việc theo nhóm theo đó các nhân viên mới và nhân viên có kinh nghiệm làm
việc cùng nhau đảm bảo khả năng thay thế khi nhân viên có kinh nghiệm thôi việc.
g. Đánh giá.
Bộ phận nhân sự lập và phát triển hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nhân viên thay cho những tiêu
chuẩn mà CFO đã đặt ra trước đo. Đánh giá công việc được thực hiện 1 năm hai lần làm căn cứ
tính thu nhập của nhân viên. Những người không đạt tiêu chuẩn sẽ có cơ hội đào tạo lại, tái cơ
cấu đến bộ phận phù hợp hoặc sẽ bị buộc thôi việc nếu năng lực không còn phù hợp. Kết quả
đánh giá được thông báo riêng đến từng nhân viên nhằm giúp họ rút kinh nghiệm đồng thời
nâng cao năng lực làm việc của bản thân.
h. Trả lương, phúc lợi
Mức trả lương được căn cứ vào hiệu quả công việc dựa trên kết quả đánh giá công việc của từng
nhân viên
i. Kết thúc hợp đồng lao động
Việc kết thúc hợp đồng đối với nhân viên muốn rời đi, nhân viên bị buộc thôi việc được tiến
hành theo quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi của Dress Makers và người lao động.
3. Triển khai
Kế hoạch triển khai được mô tả như sau:


9


Nội dung

Đối tượng

Phân tích, mô tả công Tất cả các vị trí
trong công ty
việc

Bộ phận nhân sự

Thời gian thực
hiện
2 tuần

Thiết kế công việc

Bộ phận nhân sự

3 tuần

Bộ phận nhân sự,
CEO, CFO, các bộ
phận liên quan
Bộ phận nhân sự

1 tuần


Hội đồng tuyển
dụng

2 tuần

Lập kế hoạch nhân sự
Tuyển dụng

Các ứng viên
mới, các nhân
viên đã từng làm
việc ở công ty
Các ứng viên đạt
tiêu chuẩn

Lựa chọn
Đào tạo

Các vị trí hiện tại,
thành viên ban
kiểm soát
Bộ phận nhân sự

Đào tạo cơ
bản các kỹ
năng, quy
định và văn
hóa của
công ty

Đào tạo
nâng cao
dành cho
các vị trí
quan trọng

Đánh giá
Trả lương, phúc lợi
Kết thúc hợp đồng lao
động

Phụ trách

4 tuần

Nhân viên mới,
nhân viên không
đủ tiêu chuẩn

Nhân viên cấp cao, 2 tháng
nhân viên bộ phận
nhân sự

Nhân viên đủ tiêu
chuẩn, nhân viên
cấp cao

CEO, CFO, trưởng 3 tháng
phòng các bộ phận


Toàn bộ nhân
Bộ phận nhân sự,
viên trong công ty CEO, lãnh đạo bộ
phận liên quan
Toàn bộ nhân
Bộ phận nhân sự
viên trong công ty
Các nhân viên bị Bộ phận nhân sự
buộc thôi việc,
chấm dứt hợp
đồng

2 tuần
Theo thời hạn cụ
thể
Tùy thuộc theo
từng nhân viên

4. Đánh giá kết quả
Kết quả của kế hoạch nhân sự được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Khôi phục niềm tin của nhân viên trong công ty.
- Giữ và tuyển dụng lại thành công nguồn nhân lực quan trọng cho công ty
10


- Xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng duy trì và phát triển hoạt động
kinh doanh của Dress Makers: hiệu quả hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính của công ty.
- Năng suất lao động của nhân viên tăng lên: Sử dụng các chỉ số KPI
- Bộ máy nhân sự thật sự “ tinh gọn, hiệu quả”
5 Một chiến lược để cứu Dress Makers.

Kế hoạch nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty , vì vậy trước tình thế về nguồn nhân lực của Dress Makers trước tiên là phải ưu tiên
phát triển nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu trong thời gian dài, công ty phải có một
tập hợp những người lao động với các kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết.
Khi hoạch định chính sách quản lý con người phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố:
-

Tôn trọng và quý mến người lao động.

-

Tạo ra những điều kiện để người lao động làm việc có năng suất lao động cao, đảm
bảo các yêu cầu của doanh nghiệp.

-

Quan tâm đến nhu cầu vật chất, tinh thần, đặc biệt là những nhu cầu về tâm lý, xã hội
của con người.

-

Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội.

-

Thấy rõ được các mối quan hệ tác động giữa kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã hội khi
giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.

Khuyến khích tài chính:
Tăng lương tương xứng với công việc , thưởng, trả công theo sản phẩm…

Phúc lợi cho người lao động.
Người lao động thường xuyên được đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc cao.
Áp dụng mô hình theo trường phái hiện đại, trường phái này gồm Drucker, Chandler,
Lewrence, Lorscho…
Khi đó chúng ta coi doanh nghiệp, bao gồm nhiều người là một hệ thồng mở, cần luôn thích
ứng với môi trường (thị trường, công nghệ mới, Luật pháp chính phủ, nguồn vốn…).
Các bộ phận bên trong của công ty (những con người) phải được vận hành một cách thống
nhất, gắn kết như một.
Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung quanh luôn phát triển,
biến đổi và có lúc không ổn định.
Tím cách cải thiện các điều kiện lao động và chất lượng cuộc sống lao động.
Giao quyền cho các bộ phận.
11


Giám đốc nhân sự: là người quản lý chung, quản lý tất cả các chức năng về nguồn nhân lực
và phối hợp các chức năng này cùng với các hoạt động khác của công ty.

III. KẾT LUẬN
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với mô hình công ty mới sẽ tạo động lực làm việc cho công nhân
trong công ty, với những niềm tin vào tương lai sáng ngời của công ty họ đã dồn tâm huyết vào
công việc tạo ra những sản phẩm tiên tiến có năng suất cao, tạo lòng tin cho các khách hàng
giúp cho Dress Makers sẽ thay đổi và phát triển không ngừng.
Để khẳng định thêm con người thực sự không phải là những cỗ máy. Đó chính là giải pháp an
toàn và hiệu quả để cứu Dress Makers.

-------------- Hết ----------Tài liệu tham khảo:
+ Nguồn : Dave Ulrich
+Nguồn: Margaret Hefffeman ( Bnet)


12



×