Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DỰ án đầu tư sản XUẤT đồ gỗ nội THẤT vào THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.29 KB, 9 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ NỘI THẤT vào THỊ
TRƯỜNG MYANMAR
1. Khái quát về đặc điểm nền kinh tế, xã hội Myanmar
Cộng hòa Liên bang Myanmar
là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á,
là một nước có tài nguyên thiên
nhiên phong phú bao gồm dầu khí,
thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram,
chì, than, đá quý đất đai phì nhiêu
với tổng diện tích trồng trọt khoảng
23 triệu héc ta, nhiều cây gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ tếch cao su, cây keo,
tre, lim, đước, dừa, cọ…
Myanmar có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường biên giới đất liền
giáp với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Bangladesh và đường bờ biển
dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km², là nước lớn nhất trong lục địa Đông
Nam Á và thứ 40 trên thế giới. Thủ đô hiện nay của Myanmar là Nay Pyi Taw
(trước đó là Yangon).
Dân số Myanmar khoảng 47,374,158 triệu người với đa số dân theo đạo
Phật (89,3%) và ngôn ngữ chính là tiếng Bamar. Với những cải cách kinh tế và
xã hội, Myanmar đang là điểm đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp quốc tế.
Về kinh tế, hiện Chính phủ Myanmar đang khuyến khích đầu tư vào các
lĩnh vực thiết bị và dịch vụ viễn thông, sản xuất máy nông nghiệp, chế biến
sản phẩm nông-lâm nghiệp, nuôi trồng và chế biến cá nước ngọt, sản xuất sản
phẩm nhựa, vật liệu xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí, khoáng sản….
1

Quản trị kinh doanh quốc tế


2. Lý do lựa chọn Myanmar và lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất tại
Myanmar


Về điều kiện chính trị, hành chính: Chính phủ Myanmar hiện đang có
nhiều nỗ lực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt
Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam và Myanmar có ký kết nhiều Hiệp định về hỗ trợ
phát triển như Hiệp định thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương
giữa hai nước, Hiệp định Thương mại, Hiệp định Hợp tác Du lịch… Thị
trường mới mở ra bên cạnh những khó khăn nhất định nhưng sẽ đem đến cơ
hội lớn cho những doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm và thử thách.
Về chính sách thuế: Hiện nay, Chính phủ Myanmar đang áp thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với công ty ở mức 25% và đối với chi nhánh là 35%,
trừ khi được MIC cho ưu đãi 25%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài khi
đầu tư vào Myanmar sẽ được miễn thuế thu nhập trong 5 năm đầu tiên và
miễn hoặc giảm thuế đối với hàng
hóa sản xuất để xuất khẩu. Đây là
một điểm hấp dẫn đối với doanh
nghiệp do một trong những mục tiêu
doanh nghiệp hướng tới là sản xuất để
xuất khẩu sang nước thứ 3.
Về nguồn nguyên liệu sản
xuất: tài nguyên gỗ dồi dào và đa
dạng của Myanmar sẽ là nguồn cung
cấp nguyên liệu ổn định và giá cả đầu vào hợp lý cho hoạt động sản xuất. Đây
là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất.

2

Quản trị kinh doanh quốc tế


Về lực lượng lao động: Với dân số gần 50 triệu dân và điều kiện kinh

tế mới mở cửa, khi đầu tư sản xuất tại Myanmar, doanh nghiệp luôn có sẵn
một lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp. Do những chi phí
đầu vào chính là giá nguyên vật liệu và nhân công thấp nên giá thành sản
phẩm thấp, tạo điều kiện để sản phẩm sản xuất tại Myanmar có khả năng cạnh
tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các nước khác.
Về thị trường: Do Myanmar là
một nước mới mở cửa nên sẽ có một làn
sóng đầu tư lớn tràn vào thị trường mới
nổi này. Bên cạnh việc cung cấp sản
phẩm đồ gỗ dân dụng cho gần 50 triệu
dân Myanmar, sản phẩm của Công ty có
thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư
nước ngoài khi sống và làm việc tại
Myanmar. Ngoài ra, sản phẩm sản xuất
tại đây cũng sẽ một phần dành cho xuất khẩu do vị trí địa lý và chính sách
khuyến khích đầu tư sản xuất xuất khẩu của Chính phủ Myanmar.
Về giao thông: Mặc dù có những hạn chế nhất định về giao thông như
hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển, hiện mới chỉ có 03 đường bay
thẳng từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan tới Myanmar, nhưng nước này có
những thế mạnh do vị trí địa lý đem lại. Thứ nhất, việc có đường biên giới
tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Ấn Độ,Thái Lan, Lào, Bangladesh sẽ tạo
điều kiện cho hàng hóa sản xuất từ Myanmar dễ dàng vận chuyển và xâm
nhập vào các thị trường rộng lớn này. Thứ hai, Myanmar có đường bờ biển dài
và có con sông Mê Kông chảy qua nên giao thông đường thủy cũng tương đối

3

Quản trị kinh doanh quốc tế



thuận lợi. Do đó, việc sản xuất tại Myanmar và xuất khẩu sang nước thứ ba
cũng tương đối thuận lợi.
Về xã hội: Dân số Myanmar đa số theo đạo Phật, lại cũng nằm trong
khu vực Đông Nam Á nên về mặt văn hóa và lối sống cũng có những nét
tương đồng với Việt Nam. Quan hệ chính trị, văn hóa giữa hai nước Việt Nam
và Myanmar đã có truyền thống lâu đời, nên việc đầu tư vào Myanmar sẽ có
những thuận lợi tương đối so với các nước ngoài khối ASEAN đầu tư vào
Myanmar.
3. Những điểm bất lợi khi đầu tư vào Myanmar
Bên cạnh những điểm thuận lợi tạo ra lợi thế cạnh tranh của thị trường
Myanmar, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đương đầu với những cản trở sau
đây:
- Hiện nay chính sách chung của Chính phủ Myanmar là khá thông
thoáng và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không có gì
đảm bảo chắc chắn là những chính sách này sẽ tiếp tục được duy trì hoặc thay
đổi theo hướng tích cực hơn khi quân đội vẫn nắm quyền kiểm soát chính trị ở
Myanmar. Mặt khác, hệ thống pháp luật của Myanmar cũng chưa hoàn chỉnh
và vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh đó, tình trạng
tham nhũng vẫn đang hoành hành tại Myanmar cũng là một trở ngại lớn cho
các nhà đầu tư. Theo Bảng xếp hạng tình trạng tham nhũng của Tổ chức Minh
bạch Quốc tế, Myanmar hiện đứng thứ 180 trên tổng số 183 nước được xếp
hạng.
- Mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cả về đường thủy và đường
bộ, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây chưa phát triển, bao gồm tất cả
các hệ thống cung cấp điện, điện thoại, internet, đường xá… Đây là những yếu

4

Quản trị kinh doanh quốc tế



tố quan trọng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, khi quyết định đầu tư, phải cân nhắc kỹ địa điểm đầu tư sản xuất kinh
doanh.
- Hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện, đa số sử dụng tiền mặt cho tất
cả các giao dịch. Do đó khả năng thanh toán là không linh hoạt và khó khăn
khi giao dịch với những đối tác ở xa.
- Lực lượng lao động chưa quen tác phong làm việc công nghiệp, chưa
quen với thói quen của một nền kinh tế thị trường. Những trở ngại này cũng
chính là những trở ngại Việt Nam đã và hiện vẫn đang gặp phải khi chuyển đổi
từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
- Thiếu nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao, do đó, khi đầu tư
sản xuất tại Myanmar sẽ phải điều chuyển một số kỹ sư, chuyên viên từ Việt
Nam và nước ngoài đến làm việc tại đây. Mặt khác, sẽ phải đầu tư vào công
tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động Myanmar. Điều này sẽ làm
tăng chi phí và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của Công ty tại Việt Nam.
- Các chi phí ở Myanmar đang ngày một tăng cao theo làn sóng đầu tư
vào nước này trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém: thuê văn phòng tại
những trung tâm kinh tế của Myanmar cao gấp gần 2 lần giá thuế tại Bangkok,
chi phí tiền lương cho lao động có trình độ cao ngang với lao động ở
Singapore, chi phí sinh hoạt cũng tăng lên một cách nhanh chóng… Đây cũng
là những trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Myanmar, làm giảm ưu
thế cạnh tranh của thị trường Myanmar.

5

Quản trị kinh doanh quốc tế


4. So sánh với các nước khác

Mặc dù có những trở ngại kể trên,
tuy nhiên, thị trường Myanmar vẫn là
điểm hấp dẫn đầu tư hơn so với nhiều
nước khác. Thứ nhất, do xuất phát từ tính
chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh đồ gỗ nội thất, cần phải đặt cơ sở
sản xuất tại những nước có nguồn cung
cấp nguyên liệu sản xuất dồi dào, nguồn cung lao động lớn và giá rẻ. Thứ hai,
với một thị trường mới mở cửa như Myanmar sẽ đem tới nhiều cơ hội hơn so
với những thị trường đã đầy ắp các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là hiện các
nước này cũng không có ưu đãi miễn thuế trong 5 năm đầu cho Công ty nước
ngoài. Mặc dù các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc và
một số nước Châu Phi có trữ lượng gỗ lớn, tuy nhiên, do vị trí địa lý và thời
tiết khắc nghiệt nên các nước Châu Phi khó tiếp cận tới các thị trường khi xuất
khẩu tới nước thứ ba, thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự phát triển
trong một thời gian dài nên việc xâm nhập được các thị trường này là tương
đối khó. Lào và Campuchia cũng có nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú
nhưng dân số ít, Lào lại không có giao thông đường biển nên việc vận chuyển
xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản sẽ gặp khó khăn. Thứ
ba, với nguồn vốn đầu tư có hạn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó cạnh
tranh với những đối thủ có tiềm lực tài chính lớn đang hoạt động sản xuất kinh
doanh tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
5. Kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ

6

Quản trị kinh doanh quốc tế


- Nhanh chóng triển khai dự án để sớm xâm nhập thị trường: Dự kiến

vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm
đầu tư thuê đất và xây dựng xưởng sản xuất, mua máy móc thiết bị với công
nghệ thiết kế sản phẩm (của Mỹ), ký kết hợp đồng mua nguyên liệu sản
xuất… và đưa Công ty vào hoạt động sau 01 năm chuẩn bị. Giai đoạn này dự
kiến kéo dài 3 năm, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất
khẩu cho các đối tác đã có sẵn.
Giai đoạn 2 là giai đoạn mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường, với
việc xây dựng thêm xưởng sản xuất để cung cấp cho thị trường nội địa
Myanmar và các thị trường xuất khẩu mới ngoài các đối tác đã có sẵn hiện nay
của Công ty.
- Thành lập bộ phận
nghiên cứu thị trường Myanmar
(đầu giai đoạn 1) để nghiên cứu
thị hiếu và những nét văn hóa
của người Myanmar. Bộ phận
sẽ bao gồm cả người Việt Nam
và người Myanmar, sau khi
nghiên cứu sẽ chuyển kết quả
nghiên cứu cho bộ phận kỹ
thuật để thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm phù hợp khi đặt tại
phòng ngủ, phòng khách, văn phòng …
- Đặt showroom giới thiệu sản phẩm tại những thành phố lớn của
Myanmar như Pyi Taw, Yangon, Mandalay…
- Tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sản xuất tại Myanmar
với việc đề cao nguồn nguyên liệu chất lượng cao khai thác từ những cánh

7

Quản trị kinh doanh quốc tế



rừng nhiệt đới của Myanmar, mẫu mã và hoa văn thiết kế mang sắc thái đặc
trưng của Myanmar trên cơ sở hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại nhất
hiện nay của Mỹ.
- Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ
nhân viên giao hàng và lắp đặt để cố gắng rút ngắn thời gian bàn giao sản
phẩm xuống khoảng 30% so với hiện tại.
- Phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ đầu tư vào
Myanmar để liên kết hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Myanmar như phối hợp với Vietnam Airline, Viettel… trong việc hỗ trợ quảng
bá và tiêu dùng sản phẩm mang thương hiệu Việt, phối hợp với Doanh nghiệp
Simco Sông Đà trong việc ưu tiên giá cả và tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau….

8

Quản trị kinh doanh quốc tế


6. Nguồn thông tin tham khảo








9

Quản trị kinh doanh quốc tế




×