Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN BÁ NGUYÊN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG
ĐUỐNG Ở HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hồ Ngọc Ninh (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức cơ quan Chi cục
Thủy sản Bắc Ninh; các phòng ban của huyện Thuận Thành; UBND các xã và các hộ
nuôi cá lồng tham gia phỏng vấn đã chia sẽ thông tin, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Nguyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở Đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cở sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển nuôi cá lồng
trên sông ............................................................................................................ 5
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 5

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm của hoạt động nuôi cá lồng .............................................. 12

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông .................... 18

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng trên sông.......................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng một số địa phương trong nước ............... 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thuận Thành trong phát triển nuôi

cá lồng trên sông ............................................................................................... 27

2.2.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ............................................... 28

Phần 3. Phương Pháp Nghiên Cứu ............................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 37


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 38

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................... 38

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 39

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 43
4.1.

Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông
đuống của huyện Thuận Thành ........................................................................ 43

4.1.1.

Thực trạng công tác quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông ........................... 43

4.1.2.

Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá lồng .................................. 47


4.1.3.

Thực trạng các yếu tố đầu vào ......................................................................... 49

4.1.4. Thực trạng về thị trường cho tiêu thụ sản phẩm 56
4.1.5. Thực trạng về đảm bảo môi trường các vùng nuôi cá lồng .............................. 59
4.2.

Kết quả phát triển nuôi cá lồng trên sông đuống của huyện Thuận Thành ...... 61

4.2.1.

Kết quả phát triển sản xuất nuôi cá lồng trên sông Đuống của huyện
Thuận Thành ..................................................................................................... 61

4.2.2.

Kết quả phát triển tiêu thụ sản phẩm thủy sản của hộ ...................................... 69

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp phát triển nuôi cá
lồng trên sông đuống của huyện Thuận Thành................................................. 71

4.3.1.

Các yếu tố thuộc về các hộ nuôi cá lồng .......................................................... 72

4.3.2.


Các yếu tố thuộc về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương ............ 74

4.3.3.

Các yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 75

4.3.4.

Yếu tố chính sách ............................................................................................. 76

4.4.

Giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng của huyện Thuận Thành ................. 77

4.4.1.

Định hướng phát triển nuôi cá lồng .................................................................. 77

4.4.2.

Một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng của huyện Thuận Thành .................. 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 90


iv


5.2.1.

Đối với nhà nước .............................................................................................. 90

5.2.2.

Đối với địa phương ........................................................................................... 90

5.2.3.

Đối với các hộ nuôi cá lồng .............................................................................. 91

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục .......................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết vắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


Đvt

Đơn vị tính

FAO

Tố chức lương nông của Liên hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization)

GCNQSDĐ

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GO

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật


MI

Thu nhập hỗn hợp

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NQ/TƯ

Nghị quyết trung ương

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

QĐ-TTg

Quyết định Thủ Tướng

TC

Tổng chi phí

TCKH


Tài chính kế hoạch

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WD

Ngày công lao động

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành, năm 2015.................. 32


Bảng 3.2.

Lao động đang làm việc phân theo ngành tại Thuận Thành, giai đoạn
2013-2015 ................................................................................................... 33

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành, giai đoạn
2013-2015 ................................................................................................... 37

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra ................................................................................. 37

Bảng 4.1.

Thực trạng quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông Đuống huyện
Thuận Thành, năm 2015 ............................................................................. 45

Bảng 4.2.

Đánh giá của hộ nuôi cá lồng về cơ sở hạ tầng........................................... 47

Bảng 4.3.

Tình hình sử dụng con giống của các hộ điều tra ....................................... 50

Bảng 4.4.

Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi cá lồng .............................................. 53


Bảng 4.5.

Kinh phí hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh cho các xã nuôi cá lồng trên sông ở
huyện Thuận Thành .................................................................................... 54

Bảng 4.6.

Thực trạng tập huấn và chuyên giao TBKT nuôi trồng thủy sản ............... 55

Bảng 4.7.

Đánh giá mức độ tiếp cận KHKT của hộ nuôi cá lồng ............................... 56

Bảng 4.8.

Đánh giá của hộ nuôi cá lồng về tiêu thụ sản phẩm ................................... 58

Bảng 4.9.

Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản về ảnh hưởng môi trường................. 61

Bảng 4.10. Diện tích, sản lượng thủy sản của huyện qua 3 năm 2013-2015 ................ 62
Bảng 4.11. Số lượng lồng cá ở các xã điều tra qua 3 năm 2013-2015 .......................... 64
Bảng 4.12. Số lượng lồng nuôi, sản lượng nuôi cá lồng của huyện Thuận Thành
qua 3 năm 2013-2015 ................................................................................. 65
Bảng 4.13. Số lượng và cơ cấu các loại cá lồng của huyện Thuận Thành qua 3
năm 2013 – 2015......................................................................................... 65
Bảng 4.14. Chi phí sản xuất của một số loại cá lồng của các nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho 1 lồng nuôi với thể tích lồng là 108m3) .................... 67

Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả một số loại cá lồng của các nhóm hộ điều tra ............ 68
Bảng 4.16. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ NTTS năm 2015 .............................. 71
Bảng 4.17. Đặc điểm về lao động của các hộ điều tra năm 2016 ................................. 73

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Cần sớm hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi cá lồng......................................... 45
Hộp 4.2. Quy hoạch chưa đồng bộ nên nuôi cá lồng còn manh mún, nhỏ lẻ............... 46
Hộp 4.3. Thông tin và nhận thức của người dân về quy hoạch vùng nuôi cá lồng
còn hạn chế ..................................................................................................... 46
Hộp 4.4. Tiếp cận nguồn giống chất lượng của hộ còn nhiều khó khăn ...................... 49
Hộp 4.5. Quản lý chất lượng con giống chưa đồng bộ ................................................. 50
Hộp 4.6. Khả năng nhận biết chất lượng thức ăn của hộ còn hạn chế .......................... 52
Hộp 4.7. Tăng cường hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách tín dụng ..................... 54
Hộp 4.8. Nông dân bán cá lồng bị tư thương ép giá ..................................................... 57
Hộp 4.9. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ còn hạn chế ........................... 58
Hộp 4.10. Giá cả bấp bệnh nên thu nhập từ nuôi cá lồng không ổn định ....................... 76
Hộp 4.11. Khó khăn trong tiếp cận vốn vay của hộ nuôi cá lồng ................................... 77

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Bá Nguyên.
Tên đề tài: Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh

Ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp.

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng triển khai các giải
pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ
đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông
Đuống ở huyện đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp; phương
pháp xử lý và tổng hợp số liệu; phương pháp thống kê mô tả, và phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận: Qua thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển nuôi
cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”, một số kết quả và kết
luận chính của luận văn được rút ra như sau:
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện
Thuận Thành đã và đang triển khai gồm: quy hoạch được các vùng nuôi; đầu tư cơ sở
hạ tầng; giải pháp hỗ trợ các yếu tố đầu vào (giống, vốn..); giải pháp khuyến nông
khuyến ngư. Kết quả phát triển nuôi cá lồng ở địa bàn đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, tốc độ phát triển bình quân về số lồng nuôi giai đoạn 2013-2015 đạt 248,33%
(tăng từ 24 lồng năm 2013 lên 148 lồng năm 2015). Kết quả và hiệu quả kinh tế trong
nuôi cá lồng của các hộ đạt được rất cao, đặc biệt là nuôi cá đặc sản như cá lăng, và các
hộ có quy mô về số lồng nuôi càng lớn thì mang lại hiệu quả kinh tế càng cao.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các giải pháp này chưa được thực
hiện một cách đồng bộ và chưa thực sự được quan tâm đúng mực nhằm thúc đẩy phát
triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông ở địa phương. Việc thực hiện các giải pháp
thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận Thành thời gian qua
còn gặp một số khó khăn về cơ chế chính sách như: Quy hoạch nuôi chưa đồng bộ giữa
các địa phương, cơ sở hạ tầng vùng nuôi còn chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Chưa
có chính sách hỗ trợ về giống, thức ăn, liên kết tiêu thụ các sản phẩm thủy sản cho nông
dân. Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy

phát triển nuôi cá lồng trên sông của huyện như năng lực hạn chế của đội ngũ cán bộ

ix


quản lý địa phương, nhận thức của người dân và điều kiện kinh tế của hộ nuôi. Đây là
những yếu tố cần được xem xét và giải quyết trong thời gian tới nhằm thúc đẩy phát
triển bền vững nghề nuôi cá lồng ở địa phương.
Để phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận Thành những năm
tới, huyện cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế về phát triển nuôi cá
lồng phù hợp với giai đoạn mới nhằm huy động tối đa các nguồn lực; phát huy tiềm
năng lợi thế về điều kiện tự nhiên; phát triển nuôi cá lồng bền vững; hoàn thành mục
tiêu xây dựng nông thôn mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống
nhân dân. Một số giải pháp cần tập trung trong thời gian tới gồm: hoàn thiện quy hoạch
vùng nuôi; tăng cường công tác đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi
cá lồng cho hộ; tăng cường hỗ trợ các hộ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; và giải quyết
tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại và
tăng cường liên kết.

x


THESIS ABSTRACT

Author: Nguyen Ba Nguyen.
Thesis title: Measures to develop cage fish farming on the Duong river, Thuan Thanh
district, Bac Ninh province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15


Training institution: Vietnam National University of Agriculture

Research Objective: Based on analyzing and evaluating current solutions for
developing cage fish farming on the Duong river, this research aims to enhance the
solutions for developing cage fish farming on the Duong river, Thuan Thanh district,
Bac Ninh province until 2020.
Research Methods: Both secondary and primary data were used for this study.
Besides, research methods also used included: descriptive and comparative statistics.
Results and Discussion
Some current solutions of promoting development cage fish farming on the
Duong river, Thuan Thanh district, Bac Ninh province are implemented such as: (1)
planning of fish culture farming; (2) improving infrastructure investment; (3) providing
inputs (seed, capital); (4) promoting agricultural extension. The result showed that cage
fish farming on the Duong river has achieved some significant outcomes. In the 2013 –
2015 period, the average growth rate in the number of cages has reached 248,33% (124
cages). The economic efficiency of cage fish farming in households are very high,
especially some kinds of specialty fish such as Hemibagrus. The more cages households
have, the more economic efficiency they can get.
The study results also revealed that the current solutions have not been
implemented in a synchronism and not really be concerned properly to promote
sustainable development of cage fish farming on the Duong river. There are some
remarkable difficulties related to policies such as: (1) lack of synchronism in planning
cage fish farming; (2) lack of investment and improvement in farming infrastructure,
especially environmental pollution; (3) lack of support policies for promoting linkage in
production (seed, food) and consumption of aquatic product for farmers. There are some
factors affecting implementation of solutions to develop cage fish farming on the Duong
river including: (1) the limited capacity of local staffs; (2) perception of farmers and
households’ economic conditions. These factors should be considered and resolved in


xi


the near future in order to promote sustainable development of cage fish farming in the
district.
In order to develop cage fish farming on the Duong river in coming years, the
Thuan Thanh district must continue to enhance mechanisms related to development
cage fish farming. They should be suitable for new context. Based on the situation, four
measures have been proposed to develop cage fish farming on the Duong river in Thuan
Thanh district, including: (1) enhancing the planning of cage fish farming; (2)
strengthening training and promoting science and technology in cage fish farming for
farmers; (3) supporting accessibility to capital for farmers; and (4) promoting trade and
strengthening linkage in cage fish consumption for households.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp nước ta đang hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất hàng
hóa tập trung, sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng tới một nền nông nghiệp
chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng cho tiêu dùng, là nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nhiệm vụ
và giải pháp trong xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại,
đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn về lĩnh vực thủy
sản có nêu rõ: “ Phát triển nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy
lợi thế của từng vùng gắn với thị trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng
nuôi trồng, trước hết là thủy lợi; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh
sản nhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thuỷ sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng
giống, thức ăn, môi trường nuôi; hiện đại hoá các cơ sở chế biến, đảm bảo các

tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nên phong trào ngày càng được mở rộng. Nuôi
thủy sản theo hộ gia đình, nuôi theo quy mô trang trại ngày càng phát triển đã và
đang chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Bởi vậy, tất cả
những vùng đất hoang, ao hồ, sông ngòi đều được nông dân tận dụng để nuôi trồng
thủy sản. Nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
từ những mô hình năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi
trồng thủy sản trong những năm qua đã và đang phát triển, góp phần quan trọng vào
việc khai thác tiềm năng đất đai, diện tích mặt nước, đồng thời phát huy sức lao
động sẵn có ở vùng nông thôn, góp phần làm giầu cho gia đình và cho đất nước.
Nghề nuôi cá bằng lồng là một nghề nuôi trồng thuỷ sản mới được phát
triển mạnh trong một vài năm trở lại đây. Với nhiều ưu điểm so với nuôi trong ao
như nước thường xuyên được thay đổi nên có thể nuôi cá ở mật độ cao; môi
trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá nên cá lớn nhanh;
hao hụt ít, hạn chế được dịch hại; chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi; năng
suất cao … Đặc biệt là do tận dụng môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt cá
thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng. Đây là một nghề mới mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà tiết kiệm được rất nhiều diện tích mặt nước.

1


Việc nuôi cá lồng trên sông hồ, biển có nhiều điểm khác biệt so với nuôi
trong ao đất do diện tích mặt nước và khối lượng nước rất lớn, nguồn nước luôn
được lưu thông và đặc biệt là dòng chảy thích hợp cho những loài thủy sản ưa
nước chảy, nhu cầu oxy cao. Do có những điều kiện thuận lợi về môi trường nên
nuôi cá lồng trên sông, hồ, biển có thể tăng mật độ khối lượng gấp nhiều lần so
với nuôi cá trong ao, dễ chăm sóc và thu hoạch. Nếu tính chi phí giá thành cho
một đơn vị sản phẩm cá khoản tiết kiệm được so với nuôi cá trong ao như tiền

thuê đất, tiền điện bơm cấp nước và tát ao, công lao động chăm sóc, chế phẩm
sinh học xử lý môi trường, thuốc phòng bệnh là đáng kể.
Những năm trước đây người dân tại một số tỉnh có sông, hồ đã từng bước
phát triển nuôi cá lồng, bè, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có làm lồng như gỗ tre
nứa. Hiện nay tại Việt Nam nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã phát
triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam. Đối tượng nuôi cũng rất phong phú với
khoảng gần 20 loài cá, từ những loài nuôi với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu như
cá tra, basa tới những đối tượng cá thủy đặc sản nuôi quy mô nhỏ hơn như cá
chiên, lăng chấm, nheo mỹ, diêu hồng…năng suất cũng tăng đáng kể từ 3040kg/m3 năm 1990, đến nay tăng năng suất nuôi lên đến 150-160kg/m3.
Huyện Thuận Thành nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh ven dòng sông Đuống,
tiếp giáp với Hà Nội và Hưng Yên. Huyện Thuận thành có diện tích là 116 km2
trong đó đất canh tác nông nghiệp chiếm 68%, dân số tính đến 31/12/2010 là
147,5 nghìn người. Về hành chính huyện Thuận Thành có 1 thị trấn và 17 xã
trong đó có 6 xã là có dòng sông Đuống chảy qua rất thuận lợi cho phát triển
nuôi cá lồng. Tuy nhiên do đây là mô hình nuôi mới, một số hộ dân tự học hỏi
đưa về làm, thiếu quy hoạch và còn mang tính tự phát chưa đảm bảo theo hướng
thâm canh bền vững. Những vấn đề về kỹ thuật nuôi cá lồng, chất lượng con
giống, môi trường nuôi, đầu ra cho sản phẩm vẫn còn hạn chế và chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có. Để nuôi cá lồng có thể là một trong những mô hình
kinh tế mang lại giá trị cao cho người nông dân tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận

2



Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm phát triển
nuôi cá lồng trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển nuôi cá
bằng lồng trên sông.
- Đánh giá thực trạng phát triển và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên
sông Đuống của huyện Thuận Thành trong giai đoạn 2013-2015.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng và triển khai
các giải pháp nuôi cá lồng trên sông Đuống của huyện Thuận Thành.
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống
của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống ở huyện Thuận
Thành đang diễn ra như thế nào? Kết quả và hiệu quả đạt được ra sao?
- Hiện nay, địa phương đang thực hiện những giải pháp gì nhằm phát triển
nuôi cá bằng lồng trên sông Đuống? Kết quả thực hiện các giải pháp này như thế
nào? Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các giải pháp này là gì?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển nuôi cá
lồng trên sông Đuống huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh?
- Cần phải làm gì để phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi cá lồng và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống của
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm
các cán bộ chính quyền địa phương có liên quan (cấp xã, cấp huyện), các hộ nuôi
cá lồng và một số đối tượng khác có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a- Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng và
triển khai các giải pháp pháp triển nuôi cá lồng trên sông của huyện Thuận

3


Thành, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm phát triển nuôi cá lồng
của huyện Thuận Thành.
b- Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2013
đến 2015.
- Số liệu sơ cấp về thực trạng phát triển nuôi cá lồng của các hộ dân trong
huyện được thu thập năm 2016.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016
c- Phạm vi không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh, trong đó 6 xã phát triển nuôi cá lồng được lựa chọn làm điểm nghiên cứu
gồm: xã Mão Điền, xã Hoài Thượng, xã Song Hồ, xã Đại Đồng Thành, xã Đình
Tổ, thị trấn Hồ.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải
pháp phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng trên sông nói riêng,
đã tổng kết một số kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng trên sông của một số địa
phương để làm cơ sở cho đề xuất kinh nghiệm và giải pháp cho huyện Thuận
Thành trong phát triển nuôi cá lồng trên sông.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển và các giải pháp phát
triển nuôi cá lồng trên sông Đuống của huyện Thuận Thành, đã phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng và triển khai các giải pháp nuôi cá lồng
và đề được các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống
của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu

của luận văn là những thông tin quan trọng để giúp các hộ nuôi cá lồng và các cơ
quan quản lý trong việc ra quyết định và ban hành các giải pháp, chính sách
nhằm phát triển bền vững ngành nuôi cá lồng trên sông ở địa phương.

4


PHẦN 2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
a- Tăng trưởng
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay
lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là
phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế của
sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của
các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi,
giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm. Hiện
nay, có nhiều quan điểm nhấn mạnh vào tăng trưởng, coi tăng trưởng như là giải
pháp chính để tăng thu nhập, nâng cao mức sống, từ đó giúp giải quyết các vấn
đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, nếu chỉ tập
trung vào tăng trưởng, đáp ứng những lợi ích trước mắt, cục bộ, sẽ dẫn đến việc
khai thác, sử dụng bừa bãi các nguồn lực của quốc gia và địa phương, làm cho
những nguồn lực này nhanh chóng cạn kiệt, môi trường bị suy giảm nhanh
chóng, ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển chung của quốc gia và của các thế hệ
tương lai. Không những vậy, tăng trưởng cục bộ còn tác động mạnh mẽ đến các
vấn đề về an ninh xã hội, bất bình đẳng về kinh tế và chính trị, v.v... (Mai Thanh

Cúc và cs., 2005).
Ðể phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường
dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch
giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại
lượng trong các giai đoạn với nhau, và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị
phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm (Mai Thanh
Cúc và cs., 2005).

5


b/ Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng , sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự lặp lại dường như
sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu
Vui, 2009).
Như vậy, phát triển là trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số
lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và
việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến mục đích cuối cùng đó là tăng
hiệu quả kinh tế. Do vậy, khái niệm phát triển cũng được lý giải như một quá
trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như: kinh tế, xã
hội, môi trường trong một thời gian nhất định.
c/ Phát triển bền vững
Vào những năm cuối thế kỷ XX, do sự tăng lên về mật độ dân số, sự phát
triển vượt bậc của con người về lĩnh vực kinh tế, đã sử dụng và khai thác tối đa

nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cạn kiệt nguồn lực, hủy hoại môi trường đến
mức báo động. Trái đất đang phải đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu.
Trước bối cảnh đó, cụm từ “Phát triển bền vững” ra đời. Thuật ngữ “Phát triển
bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo
tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên Quốc tế - UICN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại
không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng tới nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái” (Wikipedia, 2015).
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy.
Robert Goodland và Geogre Ledec (1987) đã khẳng định: “Phát triển bền vững là
mô hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hóa các lợi ích có
giá trị ở hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Phát triển bền vững (FAO, 2008): Quản lý và lưu giữ cơ sở nguồn lợi tự
nhiên, định hướng thay đổi thể chế và công nghệ theo cách đảm bảo đạt được sự
thoả mãn liên tục những nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương
lai. Sự phát triển bền vững như vậy bảo tồn được các tài nguyên (đất), nước và

6


các nguồn gen thực vật và (động vật) không làm suy thoái môi trường, công nghệ
thích hợp, khả năng phát triển kinh tế và khả năng chấp nhận của xã hội.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao
gồm khía cạnh như nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải
thiện giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo sự bình đẳng
cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng trưởng bền vững, bao gồm
các tiêu dùng vật chất, điều kiện giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cũng như bảo
vệ môi trường. Phát triển là thuộc tính quan trọng, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ
hội, sự tự do về chính trị, quyền tự do công dân của con người.
2.1.1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản (NTTS) và nuôi cá lồng

Những thập kỷ gần đây khi sản phẩm thủy sản tự nhiên ngày càng có nguy
cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn lan trong điều kiện nguồn lực
có hạn thì nuôi trồng thủy sản được nhìn nhận trên nhiều quan điểm như sau:
Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng anh: aquaculture) là nuôi
các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ, mặn, bao gồm áp dụng các
kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay
tập thể.
Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm
duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, các sản phẩm thủy sản
được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động
nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau,
bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS
( Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
Trong khi đó, các nhà kinh tế học lại cho rằng NTTS là một hoạt động sản
xuất tạo ra nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất
khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).
Nuôi cá là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển thuỷ sản nói chung, phát triển nuôi
cá lồng nói riêng là một trong những yếu tố bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ổn
định vững chắc, thể hiện trong các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất, khai thông và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản, đầu tư khoa học công
nghệ, vốn, đào tạo nguồn nhân lực, ...
Sự quan tâm của Nhà nước đối với phát triển nuôi trồng thủy sản nói

7


chung và nghề nuôi cá lồng nói riêng được thể hiện qua các chủ trương chính
sách bằng các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ như:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thuỷ sản thời kỳ 1996

– 2010.
Quyết định số 773/1994/QĐ-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính
phủ về chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển
và mặt nước ở vùng đồng bằng.
Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2010.
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ
trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.
Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung,
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong nông nghiệp, đa số được hình thành và phát triển trên nền tảng
nông hộ. Hoạt động sản xuất này dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên
nhiên có sẵn ( mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm
phá, khí hậu..) có sự tham gia trực tiếp của con người. Quá trình này bắt đầu từ
khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong với các hình thức
nuôi chủ yếu là phương pháp nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và
quảng canh cải tiến. Các sản phẩm thủy sản được cung cấp cho các hoạt động
tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra trên nhiều
loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh sự phát triển của
Khoa học Kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển nuôi NTTS và phát triển nuôi cá lồng
a/ Phát triển nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản là khái niệm được xuất phát từ hai khái
niệm “Phát triển” và “Nuôi trồng thủy sản”. Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng


8


khi dân số không ngừng phát triển. Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không
thể gia tăng, thì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chính là nguồn cung cho tương lai.
Nuôi trồng thuỷ sản có thể làm giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, nhưng cũng có thể tạo ra
những tác động tiêu cực đến môi trường nếu như việc sản xuất không đi theo
hướng bền vững (Nguyễn Thị Tuyết, 2013).
Phát triển NTTS có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu:
- Phát triển NTTS diễn ra theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thủy
sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết
quả NTtS đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiều của đất đai, thủy vực và sự
thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp.
- Phát triển NTTS theo chiều sâu là tăng sản lượng thủy sản dựa trên cơ
sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng
NTTS phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy phát triển theo chiều sâu là làm
tăng sản lượng và hiệu quả NTTS trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư
thêm vốn, kỹ thuật và lao động.
Tóm lại phát triển NTTS nhằm mục đích :
-

Mở rộng quy mô NTTS và gia tăng sản lượng;

-

Cơ cấu NTTS theo xu hướng tích cực;


-

Nâng cao năng suất NTTS;

-

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực;

-

Mở rộng hệ thống dịch vụ NTTS ;

-

Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng dân cư hưởng thụ nguồn lợi thủy

sản, tạo việc làm, thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho nông ngư dân;
- Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng các hệ thống tài
nguyên thủy sản, các hệ sinh thái thủy vực.
b/ Phát triển nuôi cá lồng
Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp
thì nuôi trồng thủy sản trong đó có ngành nuôi cá lồng đang được xem là một
mũi nhọn kinh tế nhằm tạo ra những bước đột phá lớn trong phát triển nông

9


nghiệp nông thôn ở nước ta. Bởi ngành này không những có ưu thế trong việc
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên ven sông mà còn làm giảm sự quá tải trong
việc khai thác thủy sản và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh

đó, nuôi cá lồng còn phát huy thế mạnh về lợi thế so sánh trong việc tận dụng các
nguồn tài nguyên có sẵn, từ đó đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh
tế quốc dân (Nguyễn Thị Tuyết, 2013).
Sự phát triển của nghề nuôi cá lồng không những đóng vai trò tích cực
khai thác lợi thế mặt nước, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ở địa phương
mà còn mở ra cơ hội để thay đổi kỹ thuật, quy trình sản xuất thủy sản. Trong
những năm qua, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa đã tạo được công ăn
việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ dân.
- Nuôi cá lồng cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng,
cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. Nuôi cá là một trong
những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm
vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, nuôi cá lồng đã góp phần bảo đảm
an ninh lương thực, thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm
và vitamin cho thức ăn. Có thể nói nuôi cá lồng đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp thực phẩm, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn
của người dân. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ
nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi cá. Trong thời gian tới, các
mặt hàng cá sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp
nhân dân Việt Nam (Phùng Huy Đại, 2011).
- Nuôi cá lồng cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế
biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản
là nguồn chế biến thức ăn giàu đạm dùng để làm thức ăn hoặc chế biến thức ăn
phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi cá lồng cung cấp nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu
cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các loại thuỷ sản như:
Tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển,... Các nguyên liệu của ngành thuỷ sản còn được
sử dụng để làm nguyên liệu cho các ngành công nghệ dược phẩm, mỹ nghệ....
- Nuôi cá lồng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành
nông, lâm, ngư nghiệp nói chung: Nuôi cá lồng có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia
tăng. Vì vậy phát triển mạnh nuôi cá lồng sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng


10


của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu vực
nông, lâm, thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và chỉ
còn đóng góp trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm, thuỷ
sản trong GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 21,65% trong 9 tháng năm
2003. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm, thì
tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên, từ 11,4% năm
2001 nên 13% năm 2003. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
khu vự nông, lâm, thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác có hiệu quả thế
mạnh mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.
- Nuôi cá lồng góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước: Với
nhiều lợi thế đặc biệt về mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ
ngành thuỷ sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng của nước ta sẽ góp phần phát
triển kinh tế – xã hội đất nước. Về mặt kinh tế ở nhiều địa phương trong cả nước
phát triển nuôi cá lồng là con đường làm giàu của các chủ trang trại, các cơ sở,
các hộ nuôi trồng, ở các địa phương có tiềm năng về biển, sông hồ… Phát triển
nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi cá nói riêng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn cho hiệu quả cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu
nhập. Việc sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tại chỗ còn góp phần cải
thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khoẻ người dân. Đối với một số vùng biển
hay trong đất liền, phát triển nuôi cá lồng cũng góp phần vào phát triển ngành du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá ...
Như vậy, ngành nuôi cá lồng nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói
chung, là một ngành kinh tế mũi nhọn, nó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp và từng bước làm thay
đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn nước ta.

Trong nghiên cứu này, tôi quan niệm phát triển nuôi cá lồng là làm cho
quá trình nuôi thủy sản tăng tiến về mọi mặt. Nó bao gồm sự tăng trưởng về diện
tích, tăng về năng suất, tăng về sản lượng và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt
cơ cấu, chất lượng nuôi trồng, chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản và hiệu
quả nuôi trồng. Vì vậy, phát triển nuôi cá lồng phải thực hiện đồng thời nhiều nội
dung khác nhau, trong đó cần phải tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất, quản lý nuôi, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn
lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi cá lồng.

11


2.1.1.4. Khái niệm về giải pháp phát triển nuôi cá lồng
Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó (Wikipedia,
2015). Trong Vietnamdictionary được định nghĩa "Giải pháp là phương pháp giải
quyết vấn đề".
Trong bất kì khó khăn hay trước một vấn đề nào đó, ta cần có những giải
pháp để giải quyết những vấn đề đó. Giải pháp giúp con người giải quyết các
vấn đề theo một phương hướng và đạt được mục đích của mình. Mỗi vấn đề, khó
khăn có nhiều cách để giải quyết. Nói cách khác là có nhiều giải pháp. Tuy
nhiên, đối với những vấn đề mang tính vĩ mô, tính xã hội thì cần có quá trình và
thực hiện đồng loạt các giải pháp kết hợp để giải quyết các khó khăn đó.
Giải pháp càng thiết thực, sát với vấn đề khó khăn thì việc giải quyết các
khó khăn đó càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngược lại, các giải pháp mang
tính hình thức, không thực tế thì càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và
khó giải quyết hơn (Trần Thị Trang, 2015).
Như vậy, trong nghiên cứu này tôi cho rằng giải pháp được coi là các cách
giải quyết vấn đề theo một mục đích cụ thể. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy
sản được khái quát là cách thức giải quyết, là “con đường” cần hướng tới, đi theo
để đưa nuôi nghề nuôi cá lồng phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả,

đời sống người nuôi cá lồng được nâng cao hơn mà vẫn đảm bảo sự bền vững
của môi trường.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của hoạt động nuôi cá lồng
2.1.2.1. Vai trò của hoạt động nuôi cá lồng
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Ngành
thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.Với
lợi thế về điều kiện tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi nên nước ta có một tiềm
năng lớn trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam có một bờ biển dài hơn
3260 km với nhiều sông, ngòi, lạch, đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thuỷ sản nước
ngọt và nước mặn, lợ. Chính vì điều này mà qua nhiều năm phát triển ngành kinh
tế thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm nhiều
phân ngành: khai thác, nuôi trồng, chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ như
công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, cơ khí, dệt lưới, bao bì, kho tàng, vận chuyển....
Phát triển ngành thuỷ sản sẽ góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành
nông nghiệp và toàn nền kinh tế nói chung. Việc nuôi cá bằng lồng cũng có những
vai trò nhất định trong việc phát triển ngành thủy sản:

12


×