Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ HƯƠNG

NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội và các phòng ban trực thuộc; Lãnh đạo chính quyền và nhân dân các xã Hiệp
Thuận, xã Ngọc Tảo và xã Liên Hiệp đã cung cấp số liệu, thông tin giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1 Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và
quản lí hệ thống đường giao thông nông thôn .................................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 6

2.1.2.

Đặc điểm xây dựng và quản lí hệ thống đường giao thông nông thôn ................... 13

2.1.3.

Vai trò của xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn.......... 16

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng
và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ............................................ 23

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây

dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ................................... 26

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 29

2.2.1.

Nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn của một số nước trên Thế giới ............................ 29

2.2.2.

Nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn ở một số địa phương của Việt Nam.................... 32

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân
trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ............................................................................ 35

iii


Phần 3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 37


3.3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 39

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua ............................. 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 47

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ...................................................................... 48

3.2.4.


Hệ thống các chỉ tiêu trong nghiên cứu ............................................................ 49

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 50
4.1.

Thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản
lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ............................... 50

4.1.1.

Thực trạng hệ thống giao thông nông thôn của huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 50

4.1.2.

Thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản
lý hệ thống giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ........... 60

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ ..... 82

4.2.1.

Chính sách, pháp luật của nhà nước ................................................................. 82

4.2.2.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội ..................................................................... 83


4.2.3.

Trình độ của người dân ..................................................................................... 85

4.2.4.

Năng lực tổ chức, tuyên truyền vận động của cán bộ địa phương.................... 86

4.2.5.

Sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể ............................................... 88

4.3.

Định hướng và giải pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong
xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ ................. 89

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 89

4.3.2.

Một số giải pháp ............................................................................................... 90

Phần 5 Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 98
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

:

Cơ cấu

GTNT

:

Giao thông nông thôn

KM


:

Kilomet

NTM

:

Nông thôn mới

SL

:

Số lượng

TL

:

Tỷ lệ

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Bảng 4.21.

Phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu
lượng xe thiết kế ........................................................................................ 11
Đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Phúc Thọ .............................................. 38

Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Phúc Thọ ............................................ 40
Tình hình dân số huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015 ................................ 40
Một số chỉ tiêu về giáo dục của huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015 ......... 42
Tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015 ............... 44
Bảng thu thập tài liệu, số liệu đã công bố .................................................. 47
Phân bổ mẫu điều tra ................................................................................. 48
Tổng hợp hiện trạng đường giao thông huyện Phúc Thọ năm 2015 ......... 51
Mật độ đường giao thông huyện Phúc Thọ theo diện tích ........................ 51
Hiện trạng các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ huyện Phúc Thọ ............... 52
Tổng hợp hiện trạng đường huyện, đô thị huyện Phúc Thọ năm 2015 .... 54
Tổng hợp hiện trạng đường xã của huyện Phúc Thọ năm 2015 ................ 55
Hiện trạng công trình cầu trên huyện Phúc Thọ ........................................ 57
Kết quả khảo sát đường giao thông nông thôn tại 3 xã.............................. 59
Nhận thức của người dân trước khi xây dựng đường GTNT .................... 61
Sự tham gia của người dân vào các các hoạt động trước khi xây dựng
hệ thống GTNT .......................................................................................... 63
Đánh giá của người dân về quy hoạch xây dựng ....................................... 65
Ứng xử của người dân trước khi xây dựng hệ thống GTNT ..................... 66
Mức độ đóng góp của người dân khi xây dựng hệ thống GTNT ............... 70
Đánh giá của người dân về mức độ đóng góp ........................................... 72
Ứng xử của người dân khi xây dựng hệ thống GTNT ............................... 74
Quan điểm về vai trò quản lý hệ thống giao thông nông thôn ................... 76
Biện pháp quản lý hệ thống GTNT sau khi đưa vào sử dụng .................... 79
Ứng xử của người dân trong bảo trì, sửa chữa hệ thống GTNT ................ 80
Mức độ đóng góp kinh phí phân theo nhóm hộ ......................................... 83
Hiểu biết của người dân về quy hoạch xây dựng hệ thống GTNT ............ 86
Đánh giá của người dân về năng lực tuyên truyền của cán bộ .................. 87
Nhu cầu đào tạo của cán bộ ....................................................................... 88
Đánh giá của cán bộ về sự kết hợp giữa chính quyền với các đoàn
thể, tổ chức ................................................................................................. 89


vi


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ............................................. 54
Biểu đồ 4.1. Nguồn thông tin về quy hoạch xây dựng hệ thống GTNT ........................ 62
Biểu đồ 4.2. Đánh giá về mức độ cần thiết của xây dựng hệ thống GTNT ................... 67
Biểu đồ 4.3. Sự tham gia của người dân vào dây dựng những quy định cộng đồng
về xây dựng và quản lý đường GTNT ....................................................... 68
Biểu đồ 4.4. Nhận thức của người dân chuẩn bị thực hiện xây dựng ............................ 69
Biểu đồ 4.5. Quan điểm về trách nhiệm quả lý hệ thống GTNT.................................... 77
Biểu đồ 4.6. Số người dân tahm gia giám sát xây dựng đường GTNT .......................... 81
Biểu đồ 4.7. Đánh giá về tính hợp lý và pháp chế của chủ trương xây dựng hệ
thống GTNT ............................................................................................... 82
Biểu đồ 4.8. Đánh giá về mức đầu tư cho sửa chữa hệ thống GNTN ............................ 84

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Hương
Tên luận văn: “Nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn là một chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều
kiện thuận lợi cho giao thông và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng
cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, nguồn vốn cho xây dựng là rất
lớn và cần có sự tham gia đóng góp của người dân để nhằm vừa giảm gánh nặng cho
ngân sách vừa nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng và bảo vệ công trình giao
thông trên địa bàn sinh sống. Nâng cao nhận thức để từ đó thay đổi ứng xử của người
dân trong tham gia đóng góp kinh phí, công lao động và tham gia giám sát, bảo vệ công
trình giao thông trong quá trình xây dựng và sử dụng là rất cần thiết bởi vì hơn 75% số công
trình giao thông phục vụ cho người dân nông thôn và thực hiện thành công chính sách xây
dựng đường giao thông nông thôn trên nguyên tắc “nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Nội dung cơ bản của đề tài là nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người dân
trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn tập trung chủ yếu vào
6 nội dung chính bao gồm: nhận thức và ứng xử trong tham gia quy hoạch, thiết kế
đường giao thông nôn thôn; tham gia xây dựng các quy định của cộng đồng; đóng góp
xây dựng; sử dụng và bảo vệ; duy tu và bảo dưỡng; kiểm tra, giám sát. Nghiên cứu nhận
thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và ở một số tỉnh như Hòa Bình, Phú Thọ
của Việt Nam từ đó đưa ra kinh nghiệm cho huyện Phúc Thọ nhằm nâng cao nhận thức
và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn.
Thông qua phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh và phân tổ thống kê đã đánh
giá được hiện trạng xây dựng hệ thống giao thông nông thôn cũng như nhu cầu xây
dựng đường giao thông ở các địa phương trong huyện. Đề tài tập trung vào nghiên cứu và
đánh giá các chỉ tiêu về đánh giá nhận thức, ứng xử và sự tham gia của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn như: số thành viên tham gia các hoạt
động xây dựng, quản lý; mức độ đóng góp kinh phí và công lao động; kết quả huy động; kết
quả xây dựng; tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia.
Thực trạng cho thấy, trên địa bàn huyện Phúc Thọ hiện nay đa số các địa
phương đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn với 81,02

viii



km đường liên xã, 447,82km đường giao thông liên thôn, 279,52km đường giao thông
ngõ xóm và 632,06km đường giao thông nội đồng. Tỷ lệ người dân nắm được chủ
trương xây dựng chiếm tới 87,78%; người dân tham gia vào nhiều hoạt động trước khi
triển khai xây dựng như tham gia ý kiến vào thiết kế công trình cũng như huy động sự
đóng góp. Đa số người dân tham gia vào các buổi họp dân và tìm hiểu quy hoạch xây
dựng để điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.
Người dân trong huyện đã chủ động tham gia các hoạt động cả trước, trong và sau khi
xây dựng đường giao thông nông thôn; tham gia đóng góp tài chính và công lao động
theo định mức để xây dựng và quản lý, sửa chữa hệ thống đường giao thông trong quá
trình sử dụng. Đa số người dân đồng tình ủng hộ quá trình xây dựng và nhận thấy trách
nhiệm của mình trong đóng góp xây dựng và quản lý đường giao thông trên địa bàn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống đường giao thông như: hệ thống văn bản chính sách của Đảng
và Nhà nước; trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; trình độ văn hóa của
người dân; công tác tuyên truyền, năng lực của cán bộ địa phương và sự phối kết hợp
trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng; đánh giá
thực trạng cũng như những mặt đã đạt được và còn hạn chế trong huy động sự tham gia
của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện
đã đề xuất một số nhóm giải pháp bao gồm: hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật;
tăng cường và đổi mới hoạt động tuyên truyền; nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường
sự phối hợp trong hoạt động và tăng cường các nguồn lực đầu tư. Thực hiện đồng bộ
các giải pháp sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi nhận thức của người dân
trong tham gia xây dựng và quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn huyện ở những địa
phương đang và sẽ triển khai xây dựng trong thời gian tới.

ix



THESIS ABSTRACT
Author: Do Thi Huong
Thesis name: The perception and behavior of people in construction and management
of rural road system in Phuc Tho district, Hanoi city
Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The construction and improvement of rural roads is a major policy of the
Vietnam Communist Party and the government which aims to develop rural
infrastructures, create favorable conditions for the development of transport and
production, develop economy and shorten the gap between urban and rural areas.
However, the construction requires enormous fund to maintain infrastructure
development. Therefore, the participation of local people is crucial factor which not
only reduces the burden on the budget but also raises people’s awareness in the use and
protection of rural roads. The contribution and participation of people are as more than
75% of system of rural roads aims to serve local residents. The successful
implementation of the policy related to rural contruction bases on the principle of "the
combination between government and people."
The basic content of the thesis is to study the perception and behavior of people
in the construction and management system of rural roads. The research focused on 6
main contents including: the perception and behavior of participation in planning; the
participation in the regulations of communities; the contribution, protection,
maintenance and monitoring in the construction. Some studies related to raising people’
awareness and behavior in the construction and management system of rural roads in
South Korea, China, Thailand, and in some provinces such as Hoa Binh, Phu Tho of
Vietnam give Phuc Tho experiences to raise awareness and behavior of local in the
construction and management of rural transport systems. The research used statistic
description and comparison to evaluate the current construction of rural road system as

well as the construction demand of the local in the district. In addition, the study
evaluated criteria for assessing behavior and participation of the local in the
construction and management rural road system such as the number of participants; the
contribution of funds and labor; the construction results.
The research results showed that most of local authorities have completed the
basic construction of rural roads with 81.02 kilometers of communal roads, 447,82km
kilometers of roads between towns, 279.52 kilometers of roads between hamlets and

x


632.06 kilometers of inland roads in Phuc Tho district. The proportion of people
understanding the construction policy accounted for 87.78%; local participated in many
activities in relation to rural road system. Almost all of people participated in meetings
and gave their opinions in the construction planning. Local people has actively
participated in the activities during the period of the construction of rural roads.
Particularly, most of people knew their responsibility in contributing to construct and
manage roads in the province.
There are many factors that affect the perception and behavior of people in the
construction and management of road systems such as policy documents of the Vietnam
Communist Party and the government; the level of social and economic development of
Phuc Tho district; the cultural level of the people; the capacity of local staffs and the
coordination of communication and education activities. Through analysis of the
influencing factors, the research evaluated pros and cons of increasing participation of
people in the construction and management of rural road system in the district.
Furthermore, the research proposed a variety of solutions, namely: improving the
system of policies and laws; enhancing and renewing communication activities;
improving staff capacity; strengthening the coordination of activities and boosting
investment resources. Finally, the research pointed out that the implementation of all
solutions will contribute to change perceptions of people participating in the

construction and management of rural road system in the district.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam, trong tổng số 89,7 triệu người dân thì có 60,7 triệu người sống ở
khu vực nông thôn (chiếm 67,6% tổng dân số) và 24,5 triệu lao động (chiếm
47,4%) xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động sản xuất nông
– lâm – ngư nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2015). Hệ thống giao thông nông thôn
phục vụ cho hơn 75% dân số cả nước, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xây
dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được điều này, nông thôn
cần phát triển toàn diện, trong đó hệ thống giao thông nông thôn là một trong
những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí,
phục vụ dân sinh, khai thác thế mạnh, tiềm năng của địa phương và có ý nghĩ hết
sức quan trọng, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng
nông thôn mới.
Hệ thống giao thông nông thôn không chỉ là những tuyến đường huyện để
nối các trung tâm huyện với xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau; hoặc những
tuyến đường xã để nối các trung tâm xã với các thôn, xóm; mà còn là những
tuyến đường liên thôn, liên xóm dùng để nối các thôn, các xóm với nhau, kể cả
các đường mương, bờ thửa …. Để nối các thôn, xóm dân cư với đồng ruộng,
nương rẫy phục vụ đời sống dân sinh tại các vùng nông thôn. Hệ thống đường
huyện và đường xã hiện nay đã xây dựng được 176.863 km, chiếm 60,57% so
với tổng chiều dài mạng lưới đường bộ; trong đó đường huyện là 45.999 km,
chiếm 15,57%; đường xã là 130.8644 km, chiếm 44,81%. Ngoài ra còn một
mạng lưới đường thủy với hệ thống sông, kênh rạch dày đặc vào loại tốt nhất
trong khu vực. Giá trị của hệ thống giao thông nông thôn không được khai thác,

quản lý, bảo trì tốt sẽ là lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến hưởng lợi của số đông
người dân ở nông thôn.
Để phát triển kinh tế nông thôn thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ
tầng nông thôn và việc làm cấp thiết và quan trọng, trước hết là xây dựng, mở
rộng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn. Hệ thống đường giao
thông nông thôn góp phần mở rộng giao lưu giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng
sản xuất và nơi tiêu thụ, giữa những vùng sản xuất với nhau. Kinh nghiệm phát triển
của nhiều nước cho thấy, muốn phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn trước hết
phải đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Chính vì vậy, trong những

1


năm gần đây, khu vực nông thôn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng
và Chính phủ, với mục tiêu cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân nông
thôn, đặc biệt là người dân ở các vùng sâu xa, miền núi và hải đảo; với phương
châm là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Huyện Phúc Thọ là một huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thủ đô Hà
Nội, nằm gần trung tâm công nghiệp lớn phía Tây Hà Nội, là cửa ngõ thủ đô giao
thương với thành phố lớn nhất miền Bắc nhưng đang trong quá trình phát triển
nên hệ thống đường giao thông nông thôn đang dân được hoàn thiện nhằm tận
dụng lợi thế của vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Thành phố và
huyện đã giành nhiều nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên
địa bàn huyện nhưng do địa bàn bàn rộng nên quá trình xây dựng triển khai theo
từng giai đoạn và cần có sự tham gia của người dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy
nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao
thông nông thôn ở các địa phương mặc dù đã có nhiều tiến triển tích cực nhưng ở
một số nơi vẫn còn tâm lý ỷ lại trông trờ, ý thức xây dựng và quản lý hệ thống
giao thông nông thôn của người dân chưa tốt dẫn tới tình trạng công trình giao
thông xuống cấp ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất,

phát triển kinh tế cũng như gây lãng phí nguồn lực đầu tư xây dựng.
Đã có một số nghiên cứu về sự tham gia đóng góp của người dân trong xây
dựng hệ thống giao thông nông thôn, các nghiên cứu về vai trò của người dân
trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ và
một số địa phương nhưng chưa có nghiên cứu nào về nhận thức và ứng xử của
người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Phúc Thọ. Nhằm đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn, nghiên cứu và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người
dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận thức và ứng xử của người dân
trong xây dựng và quản lý hệ thống ðýờng giao thông nông thôn ở huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn; trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và
giải pháp phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ trong
thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng xử của
người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn;
Đánh giá ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian qua;
Phân tích nguyên nhân và yếu tố tác ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử
của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở

huyện Phúc Thọ;
Đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng nhận thức và
ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn
huyện Phúc Thọ trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
Ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông
nông thôn huyện Phúc Thọ như thế nào?
Yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ?
Giải pháp nào nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn huyện Phúc Thọ trong những
năm tiếp theo?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nhận thức và ứng xử của người dân; phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Đối tượng điều tra là các hộ dân,
các cán bộ thôn, cán bộ xã tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý
luận và thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản
lý hệ thống giao thông nông thôn, đánh giá sự tham gia của người dân vào các

3


hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn, phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử của người dân từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi các ứng xử của người dân theo hướng tích
cực trong hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống giao thông ở huyện Phúc Thọ.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người dân cả trước, trong
và sau khi xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, tập trung đánh giá nhận thức
và sự tham gia của người dân vào các hoạt động theo từng giai đoạn của quá
trình xây dựng và sử dụng hệ thống đường giao thông nông thôn. Nội dung
nghiên cứu tập trung vào nhận thức và ứng xử của người dân trong: Thực hiện
quy hoạch, thiết kế xây dựng; xây dựng các quy định của cộng đồng; tham gia
đóng góp vào xây dựng; hoạt động giám sát thực hiện; tham gia duy tu, sửa chữa
hệ thống giao thông nông thôn.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng giai đoạn 2013 –
2015, đề xuất định hướng tới 2025. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2016,
thời gian thực hiện đề tài từ 8/2015 – 8/2016.
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Phúc Thọ thành phố Hà Nội, trong đó nghiên cứu chọn ra 3 xã Liên Hiệp, Hiệp
Thuận và Ngọc Tảo để khảo sát nhận thức và ứng xử của người dân trong xây
dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn.
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài “Nhận thức và ứng xử của người dân trong xây dựng và quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” có một
số đóng góp và ý nghĩa như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận và kinh nghiệm trong nghiên cứu đánh giá
hành vi, sự tham gia của người dân trong xây dựng quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới, ở một số địa phương trong
những năm qua và áp dụng thực tế phù hợp với tình hình và điều kiện của huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
2. Nhận thức và ứng xử của người dân trong quản lý và xây dựng hệ thống
giao thông nông thôn ở huyện Phúc Thọ được nghiên cứu và đánh giá trong tình
hình mới. Quá trình khảo sát, đánh giá cũng như tiến hành điều tra tại các địa

phương có điều kiện khác nhau và sự hỗ trợ của nhà nước khác nhau để từ đó có
cái nhìn tổng quan nhất cũng như đánh giá sát với thực trạng tại địa phương.

4


3. Luận văn đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cũng như xác định và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, ứng xử của người dân trong tham gia
đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và xây dựng hệ thống
đường giao thông ở huyện Phúc Thọ nói riêng. Kết quả của đề tài đánh giá trung
thực trạng nhận thức và ứng xử của người dân các địa phương của huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội trong tham gia xây dựng và quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn.
4. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh giá
thực trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và
ứng xử của người dân trong tham gia xây dựng và quản lý hệ thống giao thông
nông thôn. Kết quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài có thể áp dụng nhằm
nâng cao nhận thức của người dân trong tham gia xây dựng và quản lý hệ thống
đường giao thông tại các địa phương ngoại thành Hà Nội chuẩn bị hoặc sẽ triển
khai xây dựng hệ thống đường giao thông trong những năm tiếp theo.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nhận thức

Có nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức dựa trên mục đích nghiên
cứu và các đối tượng nghiên cứu của từng môn khoa học hay từng cách tiếp cận.
Đối với cách tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm thì nhận thức là tập hợp các cảm
giác, ý muốn của con người và nhận thức không phản ánh thế giới hiện thực
khách quan. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhân thức là quá trình phản
ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ sở của thực tiễn - xã hội.
Trong từ điển triết học, nhận thức là quá trình tái tạo hiện thực trong tư
duy của con người được quyết định bởi các quy luật phát triển của xã hội, phản
ánh mục đích của thực tiễn, gắn liền thực tiễn khách quan.
Nhận thức còn được hiểu là toàn bộ những quy trình mà nhờ vào đó cảm
xúc được chuyển hóa, mã hóa, lưu giữ và sử dụng. Thông qua quá trình đó mà
cảm xúc của con người không bị mất đi mà được chuyển hóa vào đầu óc con
người, được con người lưu giữ và mã hóa, sử dụng lại trong quá trình hoạt động
sản xuất và tư duy (Trịnh Trúc Lâm và Nguyễn Văn Hộ, 2008).
Quan điểm khác lại cho rằng: Nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh
và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người, nhận thức được hiểu là một
quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế
giới, là kết quả của quá trình nhận thức (Nguyễn Văn Hùng, 2012).
Quan điểm của tâm lý học cho rằng: Nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan trong ý thức của con người, quá trình nhận thức bao gồm nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính, giữa các quá trình có mối quan hệ biện chứng với
nhau; cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội.
Từ những quan điểm trên về nhận thức, tác giả cho rằng: Nhận thức là quá
trình phản ánh, tái tạo, lưu giữ hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con
người thông qua hai quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

6


2.1.1.2. Ứng xử

Trên thế giới hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ửng xử và
chưa có sự thống nhất chung nhất. Theo từ điển tiếng anh thì ứng xử là từ ghép
của ứng xử và giao tiếp, theo đó thì ứng xử là phản ứng của con người trước
những tác động của thế giới khách quan. Khái niệm ứng xử bao hàm cả bản chất
tự nhiên và xã hội của con người trước những tác động bên ngoài.
Theo từ điển tiếng Việt ứng xử của các cá nhân là thái độ, hành động của
các cá nhân trước một sự việt cụ thể. Thông thường thái độ và hành động đúng
đắn của cá nhân sẽ giúp cho việc giải quyết công việc một cách hợp lý, mang lại
lợi ích cho cá nhân đó.
Theo tác giả Lê Thị Bừng (1997) thì: Ứng xử còn được hiểu là sự phản
ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình
huống cụ thể nhất định. Theo cách hiểu này, khái niệm về ứng xử là sự phản ứng
thụ động của con người trước những tác động. Trong phản ứng bao gồm nhiều
hoạt động như tính toán, lựa chọn, hành vi, cử chỉ, lời nói, thể hiện thái độ; quá
trình phản ứng của từng cá nhân cụ thể là không giống nhau và còn phụ thuộc
vào từng thời điểm.
Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1991) cho rằng ứng xử là chỉ mọi phản ứng
của động vật khi có kích thích một yếu tố nào đó trong môi trường; các yếu tố
bên ngoài và tình trạng bên trong gộp lại thành một tình huống và tiến trình ứng
xử để kích thích có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh.
Tác giả Trần Thúy Anh cho rằng: Ứng xử là triết lý sống của một cộng
đồng người, là quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống; ứng xử cũng trở
thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cộng đồng người đó. Chính vì vậy,
ứng xử quy định các mối quan hệ giữa con người với con người, đó là tính nhân
văn của các quan hệ. Ứng xử mang đặc điểm cá nhân khá rõ rệt, được phản ánh
thông qua các mối quan hệ nhất định, ứng xử thể hiện ra cử chỉ và hành vi, mang
tính chất tình huống.
Ứng xử là những phản ứng hành vi của con người nảy sinh trong quá tình
giao tiếp do những rung cảm cá nhân kích thích nằm truyền đạt, lĩnh hội những
tri thức, kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân, xã hội trong những tình huống

nhất định.

7


Khái quát lại, theo tác giả thì: Ứng xử là những cử chỉ, hành vi của con
người trước những tác động, kích thích từ môi trường bên ngoài trong những tình
huống và thời gian cụ thể. Ứng xử thể hiện nhận thức của con người về các tác
động, nó thể hiện những tích lũy về kinh nghiệm và vốn sống của con người.
2.1.1.3. Xây dựng và quản lý hệ thống giao thông nông thôn
Nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (1).
Một quan điểm khác lại cho rằng, nông thôn là khu vực địa lý, nơi đó sinh
kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hay vùng
nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế
chính của dân cư nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể, phụ thuộc vào
trình độ phát triển, cơ cấu áp dụng cho từng nền kinh tế nên nó chỉ có tính chất
tương đối, có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và
môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác” (Mai Thanh Cúc & Quyền Đình Hà, 2005).
- Khái niệm về giao thông nông thôn
ADam. Smith cho rằng “Giao thông là một yếu tố quan trọng, nó dẫn tới
các thị trường, nối liền các khu nguyên vật liệu thô, các khu vực có tiềm năng

phát triển và kích thích khả năng sản xuất”. Rostow mở rộng lý luận này và nâng
cao vai trò của sự cần thiết phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn
“Điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh của khu vực nông thôn”. Giao thông
nông thôn là một phần gắn bó không thể tách rời trong hệ thống giao thông vận
tải chung, là nhân tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của moị vùng nông thôn cũng như toàn xă hội.
- Khái niệm về đường giao thông nông thôn

8


Giao thông nông thôn được định nghĩa là sự di chuyển người và hàng hóa
ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông liên thôn có thể chia thành 3 loại nhỏ như sau:
cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu, đường thủy và cảng), phương tiện vận chuyển và
con người (Chính Phủ, 1999).
Đường giao thông nông thôn là đường thuộc khu vực nông thôn. Được
định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh,
các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường
chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới
các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết
mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn (Chính Phủ, 1999).
Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường thuộc tỉnh, huyện,
xã nối liền tới các thị trường, các khu vực kinh tế phi nông nghiệp và các dịch vụ
xã hội khác. Đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến
cảng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói đường giao thông nói
chung, đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu
thông hàng hoá.
Đường giao thông nông thôn được phân loại như sau:
+ Đường liên xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ, tỉnh
lộ, hoặc đường liên xã khác (gọi chung là đường đến trung tâm xã).

+ Đường liên thôn: là đường trục chính nối các thôn, các điểm dân cư
phục vụ cho nhân dân ở thôn, các thôn lân cận đi lại thường xuyên.
+ Đường liên xóm: (đường nhánh rẽ) là đường nối giữa các hộ gia đình
(đường chung của liên gia) trong cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông
chung (đường thôn, đường xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ).
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu
dân cư. Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường thôn
(gọi chung là hệ thống giao thông) đáp ứng được yêu cầu đi lại của xe cơ giới
phục vụ sản xuất nông nghiệp thì trong qu hoạch phải tính đến việc xây dựng
đường trục chính nội đồng phục vụ việc đi lại của xe cơ giới.
- Khái niệm về xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc
công trình, nhà ở.

9


Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bi lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đát, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Khái niệm về quản lý kinh tế trong xây dựng
Quản lý kinh tế trong xây dựng là sự tác động một cách liên tục, có tổ
chức, có hướng đích đến nền kinh tế trong xây dựng bằng một hệ thống đồng bộ
các biện pháp: kinh tế - xã hội, tổ chức – kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất của quá trình kinh tế trong những điều
kiện xác định cụ thể và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế
khách quan nói chung và các đặc điểm vận động của chúng nói riêng trong lĩnh

vực kinh tế xây dựng (Dương Văn Cận, 2006).
- Khái niệm về quản lý đường giao thông nông thôn
Quản lý đường giao thông nông thôn là việc thực thi các chính sách do hội
đồng quyết định và phối hợp các hoạt động hàng ngày để đạt được mục đích và
mục tiêu của cơ quan hay tổ chức. Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông
thôn thông qua cải tạo các đường giao thông liên thôn; tăng khả năng tiếp cận
cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình
xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Tăng cường năng lực quản lý của các cơ
quan trung ương và địa phương. Giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường
giao thông liên thôn kém gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thôn và giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn (Dương Chí Thanh, 2011).
Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Nhận thức và ứng xử của người
dân trong xây dựng và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn là quá trình
tiếp nhận các thông tin của người dân về xây dựng và quản lý đường giao thông
nông thôn. Đồng thời thể hiện sự phản ứng và hành động của người dân trong các
hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng đường giao thông nông thôn trên địa bàn
mình sinh sống.
2.1.1.4. Tiêu chuẩn kĩ thuật đường giao thông nông thôn
Hệ thống đường GTNT nói chung bao gồm 4 cấp kx thuật: cấp A, cấp B,
cấp C, cấp D theo TCVN 10380:2014. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường
tùy thuộc vào chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế.

10


Bảng 2.1 Phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường
và lưu lượng xe thiết kế

Chức năng của đường


Đường huyện: có vị trí quan trọng đối với sự
phát triển KT - XH của huyện, là cầu nối
chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống
đường quốc gia (quốc lộ, tỉnh lộ) đến trung
tâm hành chính của huyện, của xã và các khu
chế xuất của huyện; phục vụ sự đi lại và lưu
thông hàng hóa trong phạm vi của huyện.
Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và
lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn,
làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh
doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự
đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa
trong phạm vi của xã.
Đường thôn: chủ yếu phục vụ sự đi lại của
người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm
vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu
thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng
đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.
Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại
của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ
gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng
đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ...
Phương tiện giao thông trên các tuyến đường
dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai
bánh, xe kéo tay, ngựa thồ.
Đường nối với các khu vực sản xuất: chủ
yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu
thông nguyên vật liệu, hàng hóa đến các cơ
sở sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến

Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây
công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng
muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở
tương đương.

Cấp kỹ
thuật theo
TCVN
4054:2005

Cấp kỹ thuật
của đường
theoTCVN
10380:2014

Lưu lượng
xe thiết kế
(Nn),
xqđ/nđ

Cấp IV, V,
VI

-

≥ 200

Cấp VI

A


100 ÷ 200

-

A

100 ÷ 200

-

B

50 ÷ < 100

-

B

50 ÷ < 100

-

C

< 50

D

Không có

xe ô tô
chạy qua

-

Xe có tải
trọng trục
> 6000
kg ÷10000
kg chiếm
trên 10%

-

Cấp IV, V,
VI

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải (2014)

11


 Đường cấp A
- Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;

- Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 4,5 m (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
 Đường cấp B
- Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
- Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe: 3,5 m (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
 Đường cấp C
- Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;
- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0) m;
- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0) m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15 m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;
- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
- Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0 m (Bộ Giao thông vận tải, 2014).

12


 Đường cấp D
- Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5 m;
- Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0 m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5 m (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình

đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm xây dựng và quản lí hệ thống đường giao thông nông thôn
- Đặc điểm của hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 1-7-2011 cả nước có 8.940 xã, chiếm
98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,35 so với
năm 2006), trong đó đi lại được bốn mùa là 8.803 xã, chiếm 97,1% (tăng 3,55 so
với năm 2006); xã có đường ô tô đến trung tâm đã được nhựa hóa, bê tong hóa là
7.917 xã, chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006) (Kiều Kim Dung, 2015).
Không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trong mà đường đến
các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm thích
đáng để hiện có 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được. So với năm 2005,
tổng số chiều dài km đường GTNT đã tăng them 34,811 km, trong đó số km
đường huyện tăng them 1.563 km, đường xã tăng 17,414 km và đường thôn, xóm
tăng 15,835 km (Kiều Kim Dung, 2015).
Chỉ riêng giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010, cả nước đầu tư 749 dự án
đường giao thông đến trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc
các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền
Trung; Tây Nguyên; Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức
đầu tư các dự án đường ô-tô đến trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân
bổ vốn trái phiếu Chính phủ là 32.951 tỷ đồng, các địa phương cũng đã chủ động lồng
ghép các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện (Kiều Kim Dung, 2015).
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua, song cơ sở hạ tầng
GTNT vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Hiện cả nước có hơn 295. 046 km
đường bộ, trong đó hệ thống GTNT (đường huyện, đường xã, đường thôn) chiếm
tới 85%. Nếu xét trên diện rộng, mật độ GTNT trên cả nước còn thấp (0,59
km/km2); trong đó mật độ đường huyện chỉ là 0,14 km/km2 với tỷ trọng
0,55km/1.000 dân; đường xã là 0,45 km/km2 và 1,72 km/1.000 dân. Tại khu vực
nông thôn đồng bằng sông Hồng, mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16 km/km2)

13



×