Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ QUANG HOẠT

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Viết Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Vũ Quang Hoạt

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy Nguyễn Viết Đăng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Vũ Quang Hoạt

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa cho xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ...................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5


2.1.2.

Yêu cầu và nguyên tắc của DĐĐT cho xây dựng nông thôn mới ...................... 6

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ......... 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến DĐĐT cho xây dựng NTM.................................... 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn về dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ................. 11

2.2.1.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam .......................................................... 11

2.2.2.

Kinh nghiệm thực hiện dồn điền đổi thửa ở một số nước trên thế giới ............ 17

2.2.3.

Kinh nghiệm thực hiện dồn điền đổi thửa ở một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 19


iv


2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ............................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 27

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 27

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 36

3.2.2.


Phương pháp thu thập thông tin số liệu ............................................................ 36

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ......................................................... 39

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 41
4.1.

Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện gia lâm, thành phố Hà Nội ..................................................................... 41

4.1.1.

Tình hình xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ................... 41

4.1.2.

Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp................................. 42

4.1.3.

Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới của
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 49


4.1.4.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới.................. 49

4.1.5.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .......... 54

4.1.6.

Tác động của dồn điền đổi thửa đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ..... 57

4.1.7.

Một số tác động khác của dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ..... 72

4.1.8.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Gia Lâm ....................................................................................... 74

4.1.9.

Đánh giá chung những mặt đạt được sau DĐĐT cho xây dựng NTM ............. 77

4.2.

Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................ 80


4.2.1.

Định hướng nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa ..................................... 80

4.2.2.

Mục tiêu dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ................................ 80

4.2.3.

Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây
dựng nông thôn mới .......................................................................................... 81

v


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

5.2.1.

Đối với Nhà nước ............................................................................................. 89

5.2.2.


Đối với hộ nông dân ......................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91
Phụ lục .......................................................................................................................... 93
Phiếu điều tra .................................................................................................................. 93

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH

Ban chấp hành

CĐRĐ

Chuyển đổi ruộng đất

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPSX

Chi phí sản xuất

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH/UBND

Kế hoạch Ủy ban nhân dân

KHKT

Khoa học kĩ thuật


KHKTNN

Khoa học kĩ thuật nông nghiệp

KT-XH

Kinh tế – xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN

Nông nghiệp

NQ/HU

Nghị quyết Huyện ủy

NTM

Nông thôn mới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NVH


Nhà văn hóa

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SVĐ

Sân vận động

TCT

Tổ công tác

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ........................... 13

Bảng 2.2.

Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng
của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH ............................................................ 14

Bảng 2.3.

Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH năm 2006 ......... 15

Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ................... 29

Bảng 3.2.

Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ............ 31

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2015................................... 33

Bảng 3.4.


Giá trị sản xuất theo các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................ 35

Bảng 3.5.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................... 37

Bảng 3.6.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ..................................................... 38

Bảng 4.1.

Xây dựng phương án DĐĐT ở các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ......... 46

Bảng 4.2.

Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình DĐĐT ............................ 48

Bảng 4.3.

Thay đổi sau DĐĐT tại các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm .................... 50

Bảng 4.4.

Thực trạng ruộng đất trước và sau DĐĐT tại các xã nghiên cứu .............. 53

Bảng 4.5.


Tổng hợp tình hình huy động nguồn vốn xây dựng NTM huyện Gia
Lâm ............................................................................................................ 55

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ........................... 56
giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 56

Bảng 4.7.

Kết quả DĐĐT cho giao thông nội đồng................................................... 58

Bảng 4.8.

Kết quả DĐĐT cho thủy lợi nội đồng ....................................................... 60

Bảng 4.9.

Thay đổi sau Dồn điền đổi thửa cho phát triển trường học và điểm
dân cư mới ................................................................................................. 63

Bảng 4.10. Thay đổi sau DĐĐT cho phát triển Cơ sở vật chất văn hóa ...................... 65
Bảng 4.11. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau DĐĐT ..................................... 66
Bảng 4.12. Thay đổi cơ cấu cây trồng sau DĐĐT ....................................................... 67
Bảng 4.13. Các biện pháp làm đất trước và sau dồn điền đổi thửa .............................. 68
Bảng 4.14. Các biện pháp thu hoạch chủ yếu trước và sau DĐĐT ............................. 68
Bảng 4.15. Chi phí về sản xuất trước và sau DĐĐT.................................................... 69
Bảng 4.16. Tỷ lệ hộ nghèo ........................................................................................... 70
Bảng 4.17. Nhận thức của hộ về DĐĐT ...................................................................... 75
Bảng 4.18. Tổng hợp cơ cấu Ban chỉ đạo, Tổ công tác ............................................... 76


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Vũ Quang Hoạt
2. Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Dồn điền đổi thửa là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, dù
không thuộc tiêu chí nào nhưng cũng phải được ưu tiên thực hiện bởi đó là yếu tố tiên
quyết để đẩy mạnh sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Dồn điền đổi thửa
cũng góp phần phát triển mạng lưới kênh mương, giao thông nội đồng đạt chuẩn nông
thôn mới. Việc dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng ruộng đất manh
mún và phân tán cho nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận
lợi để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất
lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên ngoài những tác
động tích cực kể trên, vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi lớn cần đặt ra cho việc dồn điền đổi
thửa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm. Vì vậy, tôi đã nghiên
cứu đề tài “Hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh
tiến độ dồn điền đổi thửa góp phần xây dựng nông thôn mới mới trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội bao gồm: điều
kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên

cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Về kết quả nghiên cứu và thảo luận: Qua phân tích tình hình thực tiễn ruộng đất
trước và sau dồn điền đổi thửa ta thấy tác động của việc dồn điền đổi thửa trong xây
dựng nông thôn mới đến các tiêu chí như: quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển
kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa – xã hội, môi trường; xây dựng hệ thống tổ chức
chính trị vững mạnh. Sau quá trình dồn điền đổi thửa đã từng bước khắc phục tình trạng
manh mún ruộng đất từ đó tạo điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng sản xuất, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng giao thông, thuỷ lợi...
Dồn điền đổi thửa ngoài việc làm thay đổi ruộng đất của các hộ: số ô thửa giảm
(giảm hơn 36.000 thửa), diện tích/thửa tăng lên khá nhiều (tăng bình quân gần

ix


600m2/thửa)… còn góp phần quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống giao thông, thủy lợi
nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Sau dồn điền đổi thửa các nông hộ có
điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật; đầu tư thâm canh,
xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Từ đó làm tăng hiệu quả sử
dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế trên địa bàn, bên
cạnh đó công tác dồn điền đổi thửa đã có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong
xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Thực hiện dồn điền đổi thửa còn gặp không ít những khó khăn, tồn tại do điều
kiện về đất đai, về tài chính, về nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ và quần
chúng nhân dân…
Đề tài khuyến nghị một số giải pháp giải quyết một số vấn đề tồn tại của quá
trình dồn điền đổi thửa nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
Dồn điền đổi thửa là công việc liên quan đến nhiều vấn đề, việc thực hiện quá
trình này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, chi phí, song dồn điền đổi thửa là quy luật

khách quan trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Do đó cần có sự phối hợp chỉ
đạo sát sao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để công tác dồn
điền đổi thửa thực sự là cuộc cách mạng ruộng đất mang lại ý nghĩa to lớn trong sản
xuất nông nghiệp phát triển kinh tế hộ nông dân, cũng như trong công cuộc xây dựng
nông thôn mới.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author: Vũ Quang Hoạt
2. Thesis: “Enhancing agicultural land assembly towards constructing new rural in
Gia Lam district, Hanoi city”.
3. Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Education Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Land assembly is an important part in constructing new rural though it is not a
criteria of new rural but needed to be prerequisite factor to strengthen production in
order to improve people income. Land assembly contributes to develop field traffic
system following criterion of new rural. Land assembly also helps to deal with
scattered and small-size agricultural land, then makes conditions for intensive
production area master plan; makes advantages to adopt advanced techniques, then to
reduce production cost, to increase labor productivity; and to support agricultural
labor proportion. However, beside positive effect, there exists big concerns in land
assembly for constructing new area in Gia Lam district. Therefore, I conduct the thesis
“Enhancing agricultural land assembly towards constructing new rural in Gia Lam
district, Hanoi city”.
Based on analysis of the status, to recommend solution to hasten progress of

agricultural land assembly towards constructing new rural in Gia Lam district, Hanoi
city in the future.
Based on understanding conditions of Gia Lam district, Hanoi city in aspects of:
natural conditions, socio-economic development, I use several research methodologies
in the research site. The research methodologies includes: data collecting method,
sampling, data analysis methods and research indicator system.
About research result and discussion: Through analyzing status of agricultural
land before and after land assembly, I show the impact of agricultural land assembly in
constructing new rural following criterion such as: master plan; infrastructure
construction; economic development and production organizing; culture-socio,
environment; constructing strong politic organization system. After agricultural land
assembly, scattered agricultural land problem is step by step dealed to make advantages
for production area master plan, crop proportion transition, constructing trafficirrigation system...
Agricultural land assembly not only reduces number of agriculture plots (reduce
by more than 36.000 plots), largely increases average area of a plot (by 600m2/plot on

xi


average)… but also contributes to replan the field, field traffic-irrigation system to
strengthen agricultural production. After agricultural land assembly, farmer households
have good conditions to adopt machinization and advance technology; to invest
intensively, to build high economic efficiency production model. In turn, it helps to
increase land use efficiency, to improve farmers’ income, to develop local economy, as
well as agricultural land assembly has positive effect on almost 19 criterion in
construction new rural in local area.
Conducting agricultural land assembly has faced with many difficulties and
concerns in land condition, finance, awareness and education of a part of staff and
people …
The thesis recommends several solutions to deal with limitations in agricultural

land assembly to hasten progress of constructing new rural in Gial Lam district in the
future.
Agricultural land assembly is the activity related to many problems, and the
progress needs big effort, cost and paralelly agricultural land assembly is vital in
constructing new rural. Therefore, it is needed the corporation in conducting beween
departments, divisions from central to local governments to make agricultural land
assembly as a agricultural land revolution which is highly significant in agricultural
production, farmer household economy development, as well as constructing new rural.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt Nghị quyết
số 26 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) và chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng Nông thôn mới đã thể hiện rõ ý nghĩa quan trọng, sự quan tâm sâu sắc
của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của
quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn là không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; coi phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông
thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở
thực hiện quy hoạch nông thôn mới gắn với quy hoạch nông nghiệp, đô thị. Nâng
cao vai trò làm chủ của người nông dân; chú trọng xây dựng và phát triển giai
cấp nông dân.
Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn

nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã
xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít
được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng
lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn
hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở
xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt
chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Tình trạng manh mún ruộng đất là một trong những nhược điểm của nền
nông nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển và được coi là một
trong những rào cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông
nghiệp, nhất là trồng trọt, vì vậy rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách
khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này
trong mấy thập kỷ gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún ruộng đất
làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm
mức độ manh mún ruộng đất sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử

1


dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ
mang lại lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún ruộng đất (Đỗ Kim Chung,
2001).
Tuy nhiên trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước thì nền nông nghiệp hiện nay, đặc biệt là vấn đề ruộng đất trong nông
nghiệp đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và nảy sinh mới cần phải được quan tâm
giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất manh mún không còn phù hợp với
tình hình sản xuất hiện nay vì không thể đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng - vật nuôi, không thể thực hiện cơ giới hóa, vừa gây lãng phí nguồn
lực, chi phí đầu tư, vừa không thể khai thác hiệu quả.
Để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM),

Thành ủy Hà Nội xác định, dồn điền đổi thửa (DĐĐT) dù không thuộc tiêu chí
nào nhưng cũng phải được ưu tiên thực hiện bởi đó là yếu tố tiên quyết để đẩy
mạnh sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. DĐĐT cũng góp phần
phát triển mạng lưới kênh mương, giao thông nội đồng đạt chuẩn NTM. Việc
DĐĐT sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng ruộng đất manh mún và phân tán cho
nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất lao
động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…, huy động
nguồn lực cho xây dựng NTM. Mặc dù dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu
chí trong xây dựng nông thôn mới, song với những địa phương có diện tích đất
nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ dân sở hữu nhiều ô,
thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng, như hầu hết các xã của huyện Gia
Lâm thì việc làm này rất cần thiết. Bởi nếu tiến hành thành công dồn điền đổi
thửa sẽ có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
(Lê Thiết Cương, 2012). Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa góp phần xây dựng nông thôn mới mới trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dồn điền đổi thửa
cho xây dựng nông thôn mới.

- Phân tích thực trạng dồn điền đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dồn điền đổi thửa trong xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đối tượng điều tra, khảo sát là: Các thành viên Ban chỉ đạo dồn điền đổi
thửa, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp ở huyện Gia Lâm; Các cấp ủy
Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội và các hộ nông dân tham gia vào quá
trình DĐĐT cho xây dựng NTM ở huyên Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phản ánh tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Về không gian: Do tính đa dạng và phức tạp trong phân bố địa hình trên
địa bàn huyện Gia Lâm, nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 3 xã đang
thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lâm là:
Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị.
- Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2013 đến 2015. Đề tài được
thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác dồn điền,
đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội.
Luận văn đã đưa ra: các khái niệm cơ bản liên quan đến DĐĐT, xây dựng
NTM; đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi
chính sách công tác DĐĐT cho xây dựng NTM.


3


+ Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng công tác DĐĐT cho xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thời gian từ năm 2013
đến năm 2015. Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực DĐĐT cho xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, đưa ra kết quả đạt được và những hạn
chế gặp phải, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ
DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới là: Giải
pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia; Giải pháp về cơ chế chính sách;
Giải pháp kỹ thuật; Giải pháp về tài chính; Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất gắn
với sản xuất theo hướng hàng hóa.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA CHO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Nông thôn: “Nông thôn là vùng khác thành thị, ở đó đất đai thường rộng
lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống bằng nghề sản xuất
nông lâm thủy sản, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn, trình
độ dân trí, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa và mức sống thường
thấp hơn so với dân cư đô thị” (Tô Xuân Dân, 2012).
- Xây dựng Nông thôn mới: “Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được

đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là
vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân
có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn
phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
- Dồn điền đổi thửa: (Land consolidation) “là việc tập hợp, dồn đổi các
thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiện DĐĐT:
Một là để cho thị trường ruộng đất, và các nhân tố phi tập trung tham gia vào,
Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn; Hai là thực hiện các
biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại ruộng đất, thực hiện các
quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương đều xác định là DĐĐT sẽ
không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với ruộng đất đã được quy định
trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình này có thể làm thay đổi khả
năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nông dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến
thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau” (Đào thế Anh, 2001).
- Manh mún ruộng đất: được hiểu trên hai khía cạnh một là sự manh mún
về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều
mảnh ruộng với kích thứơc quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự

5


manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng
đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất
thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp,... dẫn đến tình trạng sử dụng đất
kém hiệu quả. Vì thế người ta luôn tìm cánh khắc phục tình trạng này (Đỗ Trọng
Hùng, 2010).

2.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc của DĐĐT cho xây dựng nông thôn mới
Đặc điểm của DĐĐT là quá trình vận động Nhân dân dồn ghép những ô
thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp quy hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng
manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi
giao thông nội đồng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ
sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
2.1.2.1. Mục đích dồn điền đổi thửa
Thực hiện DĐĐT để hoàn thiện xây dựng hệ thống giao thông, mương
máng nội đồng; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung phù hợp với
điều kiện đất đai, lợi thế canh tác từng địa phương. Dồn điền đổi không phải là 1
tiêu chí trong xây dựng NTM nhưng dồn điền đổi thửa phục vụ chính cho các
tiêu chí xây dựng NTM theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và nội dung xây
dựng NTM của thành phố Hà Nội như: giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng,
tạo thuận lợi cho hộ canh tác, thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
Từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm, tăng giá trị thu
nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất; Hoàn thiện được hệ thống giao thông,
thủy lợi nội đồng, quy vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Dồn chuyển diện tích đất
5% công ích của xã vào vị trí quy hoạch các công trình công cộng của xã, của thôn
(Trụ sở UBND, Trung tâm thể thao, trạm y tế xã; Nhà văn hóa thôn, nghĩa trang,
nghĩa địa, bãi rác, trường học, sân vân động...), nâng cao thu nhập cho các hộ nông
dân qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Vì vậy DĐĐT là một nhu cầu
tất yếu, khách quan của xây dựng NTM (Lê Thiết Cương, 2012).
2.1.2.2. Yêu cầu của dồn điền đổi thửa
Căn cứ thực trạng ruộng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, từng địa
phương xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp phù hợp với

6



điều kiện thực tế của địa phương; phương án phải được bàn bạc dân chủ, công
khai bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của hộ gia đình, cá nhân và của địa phương ,
không làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất nông nghiệp. Sau dồn đổi phải đảm
bảo ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
hơn so với trước khi dồn điền, đổi thửa.
Phương án dồn điền, đổi thửa được xây dựng theo đơn vị hành chính xã,
thị trấn; trong đó có thôn, khu dân cư là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Phấn
đấu mỗi hộ sau dồn đổi chỉ còn 1 đến 2 thửa ruộng hoặc nhóm hộ chung nhau
một thửa ruộng sản xuất cùng loại cây trồng hoặc con vật nuôi với khối lượng
lớn theo tiêu chí quy hoạch xây dựng NTM; phát triển sản xuất, tăng giá trị thu
nhập trên mỗi ha đất canh tác; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai, tạo vùng sản
xuất hàng hóa tập trung. Sau khi dồn điền, đổi thửa hạn chế thấp nhất việc nhận
ruộng theo hình thức gián thu và hoàn thành việc đo đạc lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (UBND thành phố Hà
Nội, 2011).
2.1.2.3. Nguyên tắc dồn điền đổi thửa
Việc DĐĐT thực chất là cuộc vận động nhân dân tự nguyện dồn chuyển
diện tích, vị trí đất nông nghiệp hiện có của hộ gia đình, cá nhân từ nhiều thửa
nhỏ ở các khu vực khác nhau thành thửa lớn phù hợp với vùng sản xuất theo quy
hoạch nông thôn mới; vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Tổ chức thực hiện DĐĐT phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung
thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, các tổ
chức chính trị xã hội và tham gia bàn bạc của người dân trong suốt quá trình
thực hiện.
- DĐĐT là nội dung quan trọng thực hiện quy hoạch nông thôn mới; vì
vậy phải căn cứ vào quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội
đồng, quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt theo nội dung quy hoạch nông
thôn mới. Đất 5% công ích dồn chuyển thành vùng tập trung theo vị trí đã được
quy hoạch xây dựng các công trình công cộng của xã, của thôn.

- Phương án DĐĐT phải tuân thủ Luật Đất đai, các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành. Đối với những trường hợp đã nhận toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp vào một vùng và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
theo quy định mà phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hiện nay thì giữ ổn định
không thực hiện việc DĐĐT.

7


- Trong quá trình DĐĐT tùy điều kiện đất đai của từng địa phương có thể
dùng hệ số quy đổi giữa các nhóm đất (hoặc vùng đất theo quy hoạch) để tính diện
tích giao cho hộ nhằm bảo đảm sự công bằng, hệ số quy đổi không nhỏ hơn 1.
- Sau khi thực hiện DĐĐT phải thực hiện đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính,
cấp đổi hoặc cấp mới GCNQSDĐ nông nghiệp cho nông dân và thực hiện cập
nhật, chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật
(UBND thành phố Hà Nội, 2011).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông
thôn mới
2.1.3.1. Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới
Khi lập phương án DĐĐT cần xác định: Diện tích đất quy hoạch giao
thông, thủy lợi nội đồng. Căn cứ quy hoạch chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng
đã được duyệt tổ chức cắm cọc mốc ngoài thực địa. Tính toán cụ thể khối lượng
đào đắp, thời gian thực hiện, dự toán kinh phí đào đắp. UBND xã chỉ đạo các
thôn tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân và thông báo diện tích đóng góp, ngày
công lao động đóng góp và ban hành Nghị quyết về các nội dung mà nhân dân đã
thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
- Quy vùng diện tích đất 5% công ích hiện có và xác định diện tích đất
thực hiện dồn đổi: Căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội, quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, bố trí diện tích đất 5% công ích
vào các vị trí đã được quy hoạch cho các công trình công cộng như: trường học,

trạm Y tế, trụ sở UBND xã, sân vận động, nhà văn hóa thôn, nghĩa trang, nghĩa
địa, chợ, bãi rác...
- Tiến hành xác định toàn bộ diện tích các cánh đồng, xứ đồng của từng
thôn và thể hiện lên sơ đồ theo quy hoạch vùng sản xuất đã được duyệt, trong đó
khoanh định rõ diện tích đất 5% công ích, diện tích đất giữ ổn định không thực
hiện việc dồn đổi, diện tích đất nông nghiệp thực tế còn lại ở từng thôn thực hiện
dồn đổi, so sánh với diện tích được giao theo tiêu chuẩn từng thôn, dự kiến điều
chỉnh diện tích giữa thôn thừa ruộng và thôn thiếu ruộng (UBND thành phố Hà
Nội, 2011).
2.1.3.2. Tổ chức triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông
thôn mới
Cấp huyện tổ chức quán triệt chủ trương, Ban hành Nghị quyết, thành lập

8


Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện. Đồng thời chỉ đạo các xã tổ chức họp
Đảng uỷ xã mở rộng quán triệt chủ trương trong cán bộ chủ chốt từ xã đến các
thôn, xóm; Họp Ban chấp hành Đảng bộ và HĐND xã ra Nghị quyết chỉ đạo thực
hiện; Tổ chức họp cán bộ Đảng viên từ xã đến thôn, xóm và toàn thể nhân dân.
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, Ban chỉ đạo DĐĐT từ huyện đến
xã, Tiểu ban DĐĐT các thôn. Xây dựng phương án DĐĐT của xã, kế hoạch để
thực hiện triển khai DĐĐT, phải xác định rõ thời gian, biện pháp kế hoạch tổ
chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Đo đạc, kiểm tra, xác định diện tích đất để dồn đổi của mỗi thôn, xóm
trên cơ sở phương án 64/CP và quy hoạch đã được phê duyệt để xây dựng
phương án DĐĐT. Họp nhân dân để xác định cụ thể diện tích đất xa, xấu, trồng
lúa kém hiệu quả, nếu không nằm trong vùng chuyển đổi thì có thể dùng hệ số
quy đổi (K) để điều chỉnh diện tích so với bình quân diện tích/khẩu, khuyến
khích các hộ có khả năng đầu tư tự nguyện nhận diện tích đất xa, xấu để cải tạo.

- Hoàn chỉnh phương án DĐĐT, thông qua phương án dự thảo, lấy ý kiến
đóng góp và hoàn chỉnh phương án; công bố công khai phương án đã được phê
duyệt và giao cho thôn lập kế hoạch thực hiện. Thực hiện phương án DĐĐT tại thôn
tổ chức đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng đã được cắm mốc theo quy hoạch đã
được phê duyệt. Tổ chức cho nhân dân bốc thăm và giao đất ngoài thực địa.
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; lập sổ
địa chính, sổ theo dõi biến động (UBND thành phố Hà Nội, 2010).
2.1.3.3. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới
- Quy hoạch lại được hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phù hợp với
quy hoạch, đảm bảo thuận tiện trong sản xuất và áp dụng đưa cơ giới hóa vào
đồng ruộng, hình thành các tổ dịch vụ sản xuất trong HTX; tạo ra nhiều vùng sản
xuất chuyên canh, các mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao, khắc phục
được tình trạng bỏ ruộng hoang.
- Về số thửa giảm tích cực, về diện tích bình quân mỗi thửa tăng hơn so
với trước DĐĐT, tiết kiệm được thời gian lao động, giảm chi phí trung gian,
giảm công "chạy đồng", có điều kiện để cải tạo đất, làm kỹ hơn các khâu canh
tác, chăm sóc đồng ruộng giảm ô nhiễm môi trường.
- DĐĐT đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc như: giải quyết tình trạng tranh
chấp, lấn chiếm đất đai; những nghi kỵ, ngờ vực do việc giao đất không công

9


bằng; tạo được không khí hồ hởi, phấn khởi, đoàn kết trong thôn, xóm; khích lệ
sản xuất, làm giàu chính đáng, giảm hộ nghèo. Hạn chế được tình trạng mất an
ninh trật tự ở địa phương.
- Dồn lại các diện tích đất công ích 5% vào những vị trí phù hợp để có
điều kiện mở rộng và đầu tư mới các các công trình phúc lợi mà không phải mất
kinh phí đền bù.
- Góp phần nâng cao được trình độ cán bộ ở địa phương từ thôn đến xã

trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.1.3.4. Tác động của DĐĐT đến các tiêu chí cho xây dựng NTM
Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí của xây dựng nông thôn mới,
nhưng dồn điền đổi thửa có tác động và phục vụ chính cho các tiêu chí trong xây
dựng nông thôn mới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và nội dung xây
dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội, cụ thể là 5 nhóm tiêu chí gồm: nhóm
tiêu chí về Quy hoạch; nhóm các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng; nhóm các
tiêu chí về môi trường, An ninh trật tự xã hội; và một số tác động khác của dồn
điền đổi thửa đến xây dựng nông thôn mới…Vì vậy dồn điền đổi thửa là một nhu
cầu tất yếu, khách quan của xây dựng nông thôn mới.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến DĐĐT cho xây dựng NTM
2.1.4.1. Sự phối hợp giữa Đảng ủy, UBND, HTX, các thôn xóm
Hiện nay vướng mắc lớn gây ảnh hưởng tiến độ DĐĐT là sự vào cuộc của
các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cán bộ thôn xóm chưa thực
sự tích cực. Việc triển khai thực hiện DĐĐT ở cấp xã đôi khi còn hình thức, chưa
thực sự sát sao cùng với cán bộ thôn để giải quyết kịp thời những vướng mắc.
Bên cạnh đó, sự đồng thuận, hợp tác của một số hộ sản xuất nông nghiệp chưa
cao. Việc thành lập lại hoặc củng cố Ban chỉ đạo DĐĐT cùng với việc ban hành
Nghị quyết, kế hoạch tiếp tục thực hiện DĐĐT gắn với chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi trên địa bàn các xã chậm được triển khai, hoặc triển khai nhưng
quá trình kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên nên hiệu quả thấp (Lê Thiết
Cương, 2012).
2.1.4.2. Trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ có liên quan
Trình độ năng lực của 1 số cán bộ ở thôn còn hạn chế nên lúng túng, chậm
trễ trong quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT. Đặc biệt, là việc chia ruộng theo
Nghị định 64/CP ở một số nơi chưa hoàn chỉnh cùng với quản lý đất đai ở cơ sở

10



thời gian qua còn buông lỏng, khi thực hiện DĐĐT phải quy chủ, xác định đúng
diện tích ruộng đất nên tốn nhiều công sức và nảy sinh khó khăn, phức tạp. Bên
cạnh đó một bộ phận cán bộ, nhân dân nhận thức chưa đúng về chủ trương
DĐĐT và chính sách giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ sản xuât, do đó còn băn
khoăn không muốn dồn, dẫn đến quá trình dồn điền đổi thửa bị kéo dài (Lê Thiết
Cương, 2012).
2.1.4.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Sau DĐĐT ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt
là sau khi đào đắp hệ thông giao thông nội đồng chưa được đầu tư kịp thời như:
xây dựng mương cứng và bê tông hóa các trục chính đường giao thông nội
đồng... nên sau một đến hai vụ sản xuất đa số hệ thống giao thông, thuye lợi bị
sạt lở dẫn đến việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và đi lại gặp nhiều khó khăn.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA CHO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
2.2.1. Tình hình dồn điền đổi thửa ở Việt Nam
2.2.1.1. Thực trạng manh mún ruộng đất
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi
mới cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nền nông nghiệp và đặc biệt là vấn đề ruộng
đất trong nông nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được quan tâm
giải quyết, đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh mún về diện tích và ô thửa.
Chuyển đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần
thiết, tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, khi thực hiện giao đất còn nhiều sai sót, tùy tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định ở cơ sở; quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch kiến thiết lại ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang
gây trở ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất nhất là việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có hiệu quả nhất là phải tiến hành
dồn đổi ruộng đất. Để hiểu rõ hơn tại sao phải nhanh chóng tiến hành công tác
dồn đổi ruộng đất. Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và những hạn chế do tình
trạng manh mún ruộng đất gây trở ngại cho sản xuất, công tác quản lý Nhà nước
về đất đai như thế nào? (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2003).

11


a. Tình trạng manh mún ruộng đất do các nguyên nhân sau
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
manh mún ruộng đất là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung
du. Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3
loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng.
- Nguyên nhân thứ 2 là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất. Ở Việt Nam
ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở riêng.
Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
- Nguyên nhân thứ 3 là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên
quan đến ruộng đất.
- Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân
theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm
1994. Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần
không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm muốn bảo vệ sự
công bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa
số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là: Tất cả các hộ đều phải có
ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp… có như vậy mới thể hiện tính công bằng; Độ
phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ; Do hiệu quả
kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều đất cho các hộ;
Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua... do đó

việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng;
Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các trục
đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công
nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể
hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro"nếu đất đai bị chuyển mục
đích sử dụng (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2003).
b. Mức độ manh mún ruộng đất hiện nay thể hiện ở một số điểm
- Tình trạng manh mún hiện nay tập trung vào đất cây hàng năm như: đất
trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và các loại đất
trồng cây hàng năm khác. Loại đất càng tốt, có điều kiện thâm canh càng cao thì
càng bị phân tán manh mún.

12


- Biểu hiện đặc trưng của sự manh mún là ruộng đất bị "chia nhỏ" để chia
đều theo nguyên tắc "tốt có, xấu có, xa có, gần có" cho các hộ gia đình. Vì vậy
một hộ sử dụng rất nhiều thửa đất nằm rải rác trên tất cả các xứ đồng của mỗi
thôn xóm, làng bản..., kích thước rất đa dạng, diện tích bình quân /thửa đất lúa
phổ biến là từ 200-400m2; diện tích đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày
bình quân/thửa phổ biến từ 100-300m2. Riêng các tỉnh Nam Bộ bình quân/thửa
phổ biến đất lúa là từ 2.000-4.000m2; đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn
ngày bình quân lên đến hàng nghìn m2 (Đỗ Kim Chung, 2001).
- Mức độ manh mún các vùng miền có sự khác nhau, số liệu minh hoạ
được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
Tổng số thửa/hộ
TT

Vùng sinh thái


1

Trung du miền núi Bắc Bộ

2

Trung
bình


biệt

Diện tích bình quân/thửa
(m2)
Đất lúa

Đất rau

10-20

150

150-300

100-150

Đồng bằng sông Hồng

7-10


47

300-400

100-150

3

Duyên hải Bắc Trung Bộ

7-10

30

300-500

200-300

4

Duyên hải Nam Trung Bộ

5-10

30

300-1.000

200-1.000


5

Tây Nguyên

5

25

200-500

1.000-5.000

6

Đông Nam Bộ

4-5

15

1.000-3.000

1.000-5.000

7

Đồng bằng sông Cửu Long

3


10

3.000-5.000

500-1.000

Nguồn: Đỗ Kim Chung (2001)

c. Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ ở Đồng bằng sông Hồng hiện
nay sự manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (khoảng
0,25 ha/hộ).
- Số lượng các hộ có diện tích từ 02 ha trở lên không đáng kể (khoảng
2116 hộ) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,20 ha (1.731.533 hộ).
- Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất
đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn (Tổng cục thống kê, 2006).

13


×