Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học tại xã liên sơn, huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH
CHĂN NUÔI LỢN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TẠI
XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo nội dụng của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn nông hộ” - Mã số: ĐTĐL-2014/01.
Em xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm đề tài đã cho phép tôi tham gia và sử dụng
một phần số liệu để hoàn thành báo cáo của mình Trong thời gian học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Ngô Thế Ân đã động viên, hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn nông hộ” - Mã số: ĐTĐL-2014/01 đã cho
phép tôi tham gia và sử dụng một phần số liệu để hoàn thành báo cáo của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Sinh thái Nông
nghiệp, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp ý và chỉ bảo để luận
văn của tôi được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang,
Chi cục Thú Y huyện Tân Yên, UBND xã Liên Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu

và hoàn thành bản luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới Nhà trường, các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.

Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3

1.4.

Yêu cầu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Hiện trạng phát triên chăn nuôi quy mô nông hộ tại Việt Nam ......................... 4

2.1.1.

Hình thức chăn nuôi hộ gia đình ...................................................................... 4

2.1.2.


Hình thức chăn nuôi trang trại tập trung ........................................................... 5

2.2.

Chất thải chăn nuôi và các vấn đề môi trường .................................................. 6

2.2.1.

Thành phần, tính chất của chất thải chăn nuôi .................................................. 6

2.2.2.

Ảnh hưởng của chăn nuôi đến chất lượng môi trường ...................................... 9

2.3.

Thực tạng xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi ...................................... 11

2.4.

Tình hình nghiên cứu đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ........................... 13

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 13

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 14


2.4.3.

Kết quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ....................................... 17

2.5.

Một số thông tin về đệm lót lên men vi sinh vật ứng dụng trong
chăn nuôi ....................................................................................................... 18

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 21

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 21

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 21

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.5.1.

Phương pháp phỏng vấn nông hộ ................................................................... 21

3.5.2.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........................... 22

3.5.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 24

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 25
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang ...................................................................................................... 25

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 25

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 28

4.2.


Thực trạng áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại xã Liên Sơn,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 30

4.2.1.

Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ...... 30

4.2.2.

Hiện trạng xử lý chất thải của các trang trại ................................................... 33

4.2.3.

Thực trạng áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện ............................................................................................................. 36

4.3.

Hiệu quả môi trường của phương thức chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót
sinh học ......................................................................................................... 37

4.3.1.

Sự biến đổi của chất thải khi sử dụng đệm lót sinh học .................................. 37

4.3.2.

Sự biến đổi nhiệt độ trong đệm lót sinh học ................................................... 38


4.3.3.

Chất lượng môi trường không khí trong chuồng nuôi ..................................... 40

4.3.4.

Chất lượng nước ngầm khu vực chăn nuôi lợn ............................................... 47

4.3.5.

Chất lượng môi trường đất khu vực chuồng nuôi ........................................... 50

4.4.

Giải pháp phát triển, mở rộng mô hình chăn nuôi lợn bằng đệm lót
sinh học ......................................................................................................... 54

4.4.1.

Thuận lợi và khó khăn trong ứng dụng mô hình đệm lót sinh học................... 54

4.4.2.

Giải pháp phát triển ứng dụng mô hình đệm lót sinh học ................................ 56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 58
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 58


5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 60
Phụ lục ...................................................................................................................... 63

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt



Ban đầu

CT

Chuồng trại

ĐLSH

Đệm lót sinh học

KH


Kế hoạch

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

MT

Môi trường

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng đầu gia súc, gia cầm được nuôi năm 2013 - 2014 ở nước ta............ 4
Bảng 2.2. Lượng chất thải rắn hàng năm từ vật nuôi ...................................................... 7
Bảng 2.3. Lượng phân lợn thải ra thay đổi theo lứa tuổi ................................................. 7
Bảng 2.4. Lượng nước tiểu của một số loại gia súc ........................................................ 8
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn ................................................. 10
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ........................................... 12
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu môi trường không khí và phương pháp phân tích ...................... 22
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu chất lượng MT nước ngầm và phương pháp phân tích .............. 23
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu chất lượng đất và phương pháp phân tích.................................. 24
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Liên Sơn giai đoạn 2005 –
9/2015 ......................................................................................................... 29
Bảng 4.2. Số lượng đàn lợn trên địa bạn huyện Tân Yên.............................................. 30
Bảng 4.3. Tình hình xử lý chất thải tại các gia trại lợn trên địa bàn .............................. 33
Bảng 4.4. Số hộ gia đình chăn nuôi có sử dụng đệm lót sinh học ................................. 35
Bảng 4.5. Sự biến đổi nhiệt độ ở đệm lót sinh học qua các tháng nuôi ......................... 40
Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số khí độc khu vực chuồng nuôi ............................... 41
Bảng 4.7. Nồng độ một số thành phần hóa học và VSV của nước ngầm trong 3
chuồng nuôi ................................................................................................. 48
Bảng 4.8. Nồng độ trung bình một số chỉ tiêu trong mẫu đất ........................................ 52

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi về các biện pháp xử lý chất
thải rắn.................................................................................................... 34
Biểu đồ 4.2. Nồng độ H2S trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi trước
hướng gió ............................................................................................... 42
Biểu đồ 4.3. Nồng độ H2S trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi sau hướng gió ........43
Biểu đồ 4.4. Nồng độ NH3 trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi trước
hướng gió ..............................................................................................................43
Biểu đồ 4.5. Nồng độ NH3 trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi sau
hướng gió............................................................................................................. 44
Biểu đồ 4.6. Nồng độ CO2 trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi trước
hướng gió ..................................................................................... 45
Biểu đồ 4.7. Nồng độ CO2 trong khí chuồng nuôi của 3 chuồng theo dõi sau
hướng gió............................................................................................................. 45
Biểu đồ 4.8. Biểu Nồng độ Amoni trong các giếng xung quanh của chuồng nuôi 1
trước và sau khi áp dụng đệm lót sinh học ............................................... 49

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu xã Liên Sơn, huyện Tân Yên ................................25
Hình 4.2. Chuồng trại chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh học ..................................33

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình chăn nuôi lợn sử
dụng đệm lót sinh học tại xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Khoa học Môi trường


Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả môi trường của việc ứng dụng mô
hình đệm lót sinh học vào chăn nuôi lợn tại xã Liên Sơn. Từ đó đề tài đưa ra những giải
pháp nhằm nhân rộng và phát triển chăn nuôi lợn bằng mô hình đệm lót sinh học trên
toàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài được dựa trên sự phân tích
các mẫu đất, nước và không khí được lấy từ các lô thí nghiệm. Đồng thời tiến hành
phóng vấn các hộ chăn nuôi trong đó phỏng vấn 4 hộ áp dụng và 10 hộ không áp dụng.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế của xã là
phù hợp cho phát triển chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn gây ảnh hưởng tới môi trường; chất
thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Khi sử dụng mô hình chăn nuôi lợn trên nền
đệm lót sinh học thì hạn chế được ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới chất lượng môi
trường. Đồng thời, nuôi lợn trên đệm lót sinh học giúp lợn tăng trưởng nhanh, hạn chế
được lao động và lượng nước sử dụng để vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên, việc áp dụng
đệm lót sinh học vào trong chăn nuôi lợn chưa được mở mở rộng, do đệm lót sinh học
sinh khí làm cho nhiệt độ chuồng tăng, nên không thích hợp với mùa hè, chỉ phù hợp
với mùa lạnh. Từ những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng đệm lót sinh học trong chăn
nuôi lợn đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nhân rộng và phát triển chăn nuôi lợn bằng
mô hình đệm lót sinh học trên toàn tỉnh.

viii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Nhung
Thesis title: Assessing environmental effects of pig raising on the fermentated
bed at Lien Son commune, Tan Yen district, Bac Giang province.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The thesis was carried out to evaluate the environmental effectiveness of the
fermented bed technology for raising hogs at Lien Son commune, Tan Yen district, Bac
Giang province. Based on assessment results, the thesis proposes some
recommendations to develop and expand this model over the province.
Materials and Methods:
The methods applied in this research were based on the environmental analysis
of soil, water and air samples taken from the experiment plots. Also household
interviews were also applied for 4 households with and 10 households without
fermented bed.
Main findings and conclusions:
The study results show that the natural and economic conditions in the commune
is suitable for pig raising. Pig husbandry has strong impacts on the environment
throught the over discharge of waste. When the fermentated bed was applied in pig
husbandry, the environment effects are significantly improved. This living bed
technology offers many benefit but the most notable one is to decrease odor and
effectively controls urine and manure. In addition, this model helps the pigs grow faster
whereas lessens labours and amount of water required to clean the pigsty. However, the
model application has not been expanded, due to its limitations such as the increase of
temperature in the bed, so it is suitable to apply only in the cold sesons, but not in the
summer. Based on the analysis of advantages and disadvantages, the thesis proposes
some recommendations to develop and expand this model over the province.


ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu
được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia
đình thông qua các hoạt động phát triển nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một
bộ phận quan trọng. Những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về
quy mô và giá trị, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 5-6%/năm cho cả giai đoạn
2001-2013. Tuy vậy, tại một số địa phương do chăn nuôi thiếu quy hoạch đã gây
ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu không được xử lý triệt để, chất
thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và
đất, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
Ở nước ta hiện nay phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn,
việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Những năm qua,
chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng các biện pháp chủ yếu sau đây:
thứ nhất, ủ làm phân chuồng theo phương pháp truyền thống; thứ 2, chất thải
chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); thứ 3, xử lý bằng các
chế phẩm sinh học và một số phương pháp khác như ao sinh học, thực vật thủy
sinh… Còn lại chất thải chăn nuôi được xả trực tiếp ra kênh, mương, ao, hồ gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe và đời sống của người dân xung quanh.
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi như chăn
nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học… và mới đây là công nghệ chăn nuôi
sinh thái không chất thải. Công nghệ chăn nuôi này dựa trên nền tảng công nghệ
lên men vi sinh độn lót nền chuồng. Với công nghệ này toàn bộ phân và nước
tiểu nhanh chóng được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn
protein sinh học cho chính gia súc. Hơn nữa, chăn nuôi theo công nghệ này

không phải dùng nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên không có nước thải từ
chuồng nuôi gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong chuồng
nuôi không có mùi hôi thối vì vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm đã có sự cạnh
tranh và tiêu diệt các vi sinh vật thối rữa gây lên men sinh mùi khó chịu. Vì
không sử dụng nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên trong chuồng không có
chỗ cho muỗi sinh sôi và vì vi sinh vật nhanh chóng phân giải phân nên cũng
1


không có chỗ cho ruồi đẻ trứng. Nhờ hệ vi sinh vật hữu ích tạo được “bức tường
lửa” ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn
chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như
giữa gia súc với người.
Về mặt kinh tế, đây là một công nghệ đưa lại hiệu quả cao nhờ tiết kiệm
được 80% nước dùng (chỉ dùng nước cho uống và phun giữ ẩm), tiết kiệm được
60% sức lao động chăn nuôi (không phải tắm cho gia súc, không phải rửa chuồng
và dọn phân), tiết kiệm được khoảng 10% thức ăn (nhờ lợn ăn được nguồn vi
sinh vật sinh ra trong độn lót không những cung cấp nguồn protein chất lượng
cao về dinh dưỡng và còn là một nguồn probiotics có tác dụng kích thích tiêu hóa
và kích thích vi sinh vật có lợi trong đường ruột phát triển), giảm thiểu được chi
phí thuốc thú y (do lợn ít khi bị bệnh và chết). Theo tính toán ở Trung Quốc thì
mỗi con lợn thịt chăn nuôi theo công nghệ này tiết kiệm được khoảng 150 tệ
(khoảng 450.000 VNĐ). Đó là chưa tính đến khả năng bán được các sản phẩm
chăn nuôi sinh thái với giá cao hơn bình thường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đang được cả thế giới và trong
nước ngày càng quan tâm. Do vậy việc áp dụng công nghệ chăn nuôi sinh thái
này là hết sức có ý nghĩa. Trước khi áp dụng, việc kiểm chứng những lợi ích về
mặt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của phương pháp chăn nuôi này trong
điều kiện Việt Nam là cần thiết.
Chính vì những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu

quả môi trường của mô hình chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học tại xã
Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
• Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình chăn nuôi lợn sử dụng đệm
lót sinh học trên địa bàn xã Liên Sơn, huyện Tân Yên
• Đề xuất được giải pháp phát triển mở rộng mô hình chăn nuôi lợn sử
dụng đệm lót sinh học, nhằm đánh giá khả năng áp dụng và nhân rộng mô hình
trên toàn tỉnh.

2


1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chăn nuôi sinh thái – chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là một trong
những giải pháp kỹ thuật góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Khi
nghiên cứu về vai trò của đệm lót sinh học trong việc giảm ô nhiễm môi trường
chăn nuôi nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình đồng thời làm cơ sở cho việc xây
dựng các giải pháp quả lý phù hợp chất thải chăn nuôi.
1.4. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
• Tìm hiểu được đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên;
• Xác định được ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi lợn trên nền đệm
lót sinh học tới môi trường;
• Đánh giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc mở
rộng mô hình chăn nuôi lợn bằng đệm lót sinh học trên địa bàn các huyện của
tỉnh có điều kiện tương đồng.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài nghiêu cứu nhằm đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn của xã Liên
Sơn, huyện Tân Yên, hiện trạng xử lý phế thải chăn nuôi lợn và hiện trạng áp
dụng đệm lót sinh học tại một số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.
Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của việc sử dụng đệm lót sinh

học đối với môi trường nước, đất và không khí, cùng với tồn tại của việc sử dụng
đệm lót sinh học trên địa bàn xã. Từ đó, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm mở
rộng, phát triển nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên
địa bàn toàn tỉnh và vùng lân cận có điều kiện tương đồng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài ghóp phần quản lý và xử lý có hiệu quả
chất thải chăn nuôi – nguồn ô nhiễm môi trường chủ yếu của các địa phương
chăn nuôi lợn với quy mô lớn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI QUY MÔ NÔNG HỘ TẠI
VIỆT NAM
Ở nước ta, chăn nuôi được tổ chức sản xuất theo 2 hình thức chính là chăn
nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại tập trung. Trong những năm gần đây,
cùng với xu thế phát triển ngành chăn nuôi trên thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước và xuất khẩu, hình thức chăn nuôi trang
trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình. Đây
là một trong những định hướng quan trọng của chiến lược phát triển chăn nuôi
Việt Nam đến năm 2020.
2.1.1. Hình thức chăn nuôi hộ gia đình
Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi (Tổng
cục Thống kê, 2012). Các hộ dân ở nông thôn thường nuôi từ 2-5 con trâu, bò; 310 con lợn và 20-30 con gia cầm/hộ (Phùng Đức Tiến và cs., 2009). Theo kết quả
điều tra, tính đến thời điểm 01/7/2011, cả nước có trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi
lợn, 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà (chiếm tương ứng khoảng 88,8% và 48,6% số hộ
nông nghiệp). Trong đó, số hộ chăn nuôi quy mô dưới 10 con lợn và dưới 20 con
gà lần lượt khoảng 3,57 triệu hộ (86,4%) và 4,3 triệu hộ (54,7%). Như vậy, chăn
nuôi của các hộ gia đình ở nước ta phổ biến vẫn là nhỏ lẻ.
Ngành Chăn nuôi hiện đóng góp 27% vào tổng thu nhập của ngành Nông

nghiệp (Cục Chăn nuôi, 2014), trong đó chăn nuôi nông hộ đóng góp tới 70% sản
lượng lượng thực ngành chăn nuôi cho gần 90 triệu người dân. Số đầu vật nuôi
của nước ta những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng đầu gia súc, gia cầm được nuôi năm 2013 - 2014
ở nước ta

Tổng số trâu
Tổng số bò
Tổng số lợn
Tổng số gia
cầm
SL trứng

Đơn vị
tính
Con
Con
Con
1000 con

1/10/2013

1/10/2014

Tăng giảm

2.559.539
5.156.727
26.264.408
317.696


2.511.909
5.23.298
26.761.577
327.696

-47.630
77.571
497.168
10.000

% so
2014/2013
89.14
101.50
101.89
103.15

1000 quả

7.661.901

8.198.175

536.274

107.00

Nguồn: Cục Chăn nuôi (2014)


4


Theo báo cáo của Sở NN & PTNT các tỉnh, ở nước ta hiện nay chăn nuôi
nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu gia súc cũng như lượng thịt hơi cung cấp
cho thị trường. Hiện số lượng lợn được chăn nuôi theo phương thức nông hộ nhỏ
lẻ chiếm tới 65% tổng đàn lợn, cung cấp hơn 1/2 sản lượng thịt lợn cho cả nước,
số lượng hộ chăn nuôi dưới 20 con vẫn còn chiếm khoảng 60%. Đàn trâu bò thì
gần như 100% được nuôi tại nông hộ (Đình Tú và Thạch Bình, 2012).
Với đặc điểm quy mô nhỏ lẻ, phân tán, người chăn nuôi thiếu kiến thức
chăn nuôi tiên tiến, nguy cơ dịch bệnh cao, dịch vụ thú y kém, giá thức ăn cao và
không ổn định, phụ thuộc vào các nhà cung cấp, thiếu các tổ chức hoạt động tập
thể, thiếu vốn cộng thêm sự biến động của giá cả đầu ra đã làm cho các hộ chăn
nuôi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro rất cao.
Một vài năm trở lại đây, do diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, giá
đầu vào cao, đầu ra không ổn định, thiếu vốn nên nhiều người chăn nuôi nhỏ bỏ
chuồng làm cho tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ mức 70 - 75% xuống còn 50 55%. Nhưng tính trung bình, tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo phương thức nông hộ
vẫn dẫn đầu cả về số lượng đầu gia súc và tổng sản lượng thịt (Trần Bá Nhân,
2013). Tuy hình thức chăn nuôi hộ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình nhưng
còn rất nhiều hạn chế như trình độ chăn nuôi lạc hậu, phát triển không tập trung,
năng suất chăn nuôi thấp hơn chăn nuôi trang trại, ảnh hưởng xấu đến môi trường,
công tác phòng tránh dịch bệnh khó kiểm soát và gây thiệt hại lớn nhất là khi tình
hình dịch bệnh ngày càng phức tạp như hiện nay.
2.1.2. Hình thức chăn nuôi trang trại tập trung
Hình thức chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ, phân tán bộc lộ nhiều
hạn chế, không phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các điều kiện về nhu cầu
chất lượng sản phẩm, số lượng, điều kiện môi trường ngày một đòi hỏi cao. Chăn
nuôi trang trại, tập trung tạo khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất, hiệu
quả chăn nuôi cao, từng bước kiểm soát được chất lượng sản phẩm, kiểm soát
dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại, tập trung tận dụng, khai thác tiềm năng quỹ đất,

nhất là các vùng đồi gò, đất trũng, đất hoang hóa; khai thác tiềm năng vốn của
mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào chăn nuôi công nghiệp, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã và đang hình thành nhiều vùng
chăn nuôi tập trung quy mô lớn và dần xoá bỏ phương thức chăn nuôi hộ gia đình

5


nhỏ lẻ, quy mô nhỏ kiểu tận dụng. Xét theo tiêu chí kinh tế trang trại, tại thời
điểm 01/7/2011, cả nước có 6.202 trang trại chăn nuôi trong tổng sô 20.065 trang
trại (chiếm 30,9%), trong đó: 29 trang trại nuôi bò thịt, 3.418 trang trại nuôi lợn,
1.497 trang trại nuôi gà thịt. Đến năm 2012, số lượng trang trại chăn nuôi tăng tới
8.133 trang trại trong tổng số 22.655 trang trại trong cả nước (chiếm 35,9%)
(Tổng cục Thống kê, 2012, 2013).
2.2. CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Thành phần, tính chất của chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành thải ra môi trường
chất thải lớn nhất, đó là sự hỗn tạp các chất thải ở dạng rắn, lỏng hoặc khí …
(Bùi Hữu Đoàn, 2011). Theo tính toán của FAO, ngành chăn nuôi của thế giới
phát thải tới 18% tổng số khí nhà kính quy đổi theo CO2. Trong đó, khoảng 65%
lượng NO, 37% lượng CH4 và 64% lượng NH3. Đây là những chất phát thải
chính gây hiệu ứng nhà kính. Dự báo trong các năm tới lượng khí thải từ chăn
nuôi sẽ tiếp tục gia tăng do sự phát triển của ngành chăn nuôi tiếp tục tăng. Vì
vâỵ, việc hạn chế tác động xấu của chất thải vật nuôi đến môi trường là mối quan
tâm của rất nhiều quốc gia, trong đó có nước ta.
Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một gia
tăng. Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn (chỉ tính riêng lượng phân của vật
nuôi) của mội số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm
2012 là 81,89 triệu tấn và 75,9 triệu tấn năm 2013 nhưng chỉ khoảng 40% số chất

thải này được xử lý, còn lại được xả thẳng ra môi trường.
2.2.1.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, trứng ký sinh
trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác, gồm phân, thức ăn thừa của vật
nuôi, vật liệu lót chuồng, xác súc vật chết… Chất thải rắn có độ ẩm từ 56-83%
tùy theo phân của các loài gia súc gia cầm khác nhau và có tỷ lệ NPK cao
(Trương Thanh Cảnh, 2010).
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ vật nuôi qua một số năm được ước
tính như trong Bảng 2.2.

6


Bảng 2.2. Lượng chất thải rắn hàng năm từ vật nuôi
Loại gia súc
Trâu (ngàn con)

Lượng phân thải
bình quân
15 (kg/con/ngày)

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)
Bò (ngàn con)

10 (kg/con/ngày)

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)
Lợn (ngàn con)

2 (kg/con/ngày)


Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)
Gia cầm (ngàn con)

0,2 (kg/con/ngày)

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

2.712.03

2.658.01

2.559.54

14.848.34

14.552.59

14.013.48

5.436.56

5.309.56


5.156.73

19.843.44

19.379.89

18.822.06

24.688.59

24.356.48

26.261.41

19.750.87

19.485.19

19.170.83

322.568.90 310.745.00 314.755.00
23.547.53

22.684.40

22.977.12

88.07

83.76


79.01

128.58

122.29

115.35

1.197.20

1.343.63

1.345.42

655.47

735.64

736.62

50.99

59.574

60.33

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)

46.53


54.36

55.05

Tổng chất thải răn (triệu

83.76

81.89

75.90

Ngựa (ngàn con)

4 (kg/con/ngày)

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)
Dê, cừu (ngàn con)

1,5 (kg/con/ngày)

Chất thải rắn BQ/năm (ngàn tấn)
Hươu, nai (ngàn con)

2,5 (kg/con/ngày)

tấn/năm)

Nguồn: Bùi Hữu Đoàn (2012)


Phân gia súc:
Lượng phân gia súc thải ra trong một ngày đêm phụ thuộc vào giống, loại,
tuổi, khẩu phần ăn, trọng lượng gia súc và phương thức chăn nuôi. Theo Vũ Đình
Tôn và cs. (2010), lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì thải ra lượng phân khác nhau
bảng 2.3.
Bảng 2.3. Lượng phân lợn thải ra thay đổi theo lứa tuổi
STT

Loại lợn

1
2
3
4
5
6
7

Cai sữa – 15 kg
15 – 30 kg
30 – 60 kg
60 – xuất chuồng
Nái chửa kỳ I và chờ phối
Nái chửa kỳ II
Nái nuôi con

Mức thức ăn tiêu thụ
(kg/con/ngày)
0.42

0.75
1.64
2.3
1.86
1.86
3.7

Lượng phân thải
(kg/con/ngày)
0.25
0.47
0.8
1.07
0.8
0.88
1.62

Nguồn: Vũ Đình Tôn và cs. (2010)

7


2.2.1.2. Chất thải lỏng
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc,
rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng
phân được gia súc, gia cầm thải ra (Bùi Hữu Đoàn, 2012).
Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các cs (2006), khảo sát trên gần 1000
trại chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía nam cho thấy, hầu hết
các cơ sở căn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn cho gia súc. Cứ 1kg chất thải

do lợn thải ra được pha thêm với 20 – 49 kg nước. Việc sử dụng nước tắm cho
gia súc hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc
thu gom, xử lý sau này.
Lượng nước tiểu phát sinh phụ thuộc vào loại vật nuôi, khẩu phần ăn của
chúng. Dưới đây là lượng nước tiểu của một số loại gia súc.
Bảng 2.4. Lượng nước tiểu của một số loại gia súc
Loại gia súc

Lượng nước tiểu (lít/ngày)

Trâu, bò

10.0 – 15.0

Lợn < 10 kg

0.3 – 0.7

Lợn 15 – 45 kg

0.7 – 2.0

Lợn 45 – 100 kg

2.0 – 4.0
Nguồn: Hill and Toller (1974)

Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở
dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp
chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký

sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng
và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể
tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và
không khí.
2.2.1.3. Khí thải
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, điển hình
là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan… và
hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc
cho gia súc cho con người và môi trường (Vũ Chí Cương, 2010).

8


Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:
- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi: Lượng phát thải các khí ô
nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu tố: loại hình chăn nuôi (ví dụ chăn
nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hay bò sữa, bò cày kéo, gia cầm, thủy cầm…) trình độ
quản lý, cách thu gom (thu phân rắn chung hay tách khỏi chất thải lỏng) và dự trữ
phân (mương dẫn, hầm chứa chất thải…), mức độ thông gió của hệ thống chuồng
nuôi (chuồng kín hay mở).…
- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi. Tùy thuộc
vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… (hố có nền xi măng hay hố đào
dưới đất). Bể chứa bằng xi măng kín thường hạn chế phát thải khí ô nhiễm.
- Khí thải phát sinh từ vật nuôi như phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa, tiêu
hóa của vật nuôi,...
2.2.2. Ảnh hưởng của chăn nuôi đến chất lượng môi trường
2.2.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Trong chăn nuôi lợn, ô nhiễm không khí đang là một vấn đề rất nghiêm
trọng. Một số hộ chăn nuôi lợn ở nông thôn sống ở gần chợ, trường học, hoặc
xen lẫn các khu dân cư, mùi hôi từ phân và nước thải của lợn đã gây ảnh hưởng

rất lớn đến cộng đồng xung quanh. Mùi thối gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể con
người. Khi con người hít phải sẽ thấy rất khó chịu, nhức đầu, tim đập mạnh,
không muốn ăn (Phùng Đức Tiến và cs., 2009).. Những chất khí độc như H2S,
NH3, CO2, CH4, CO… khi con người hít vào ở nồng độ cao hoặc nồng độ thấp
nhưng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ
thần kinh. Lâu ngày sẽ làm tê liệt hệ thống khứu giác. Thần kinh thường xuyên bị
mùi hôi thối kích thích sẽ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chức năng hưng phấn
và ức chế vỏ đại não (Bùi Xuân An, 2004).
Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trong chăn nuôi là một
vấn đề lớn, nhưng trong thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Hầu
hết ở các cơ sở chăn nuôi đều không có biện pháp xử lý môi trường không khí do
gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Chỉ một số cơ sở lớn thì có hệ thống thông gió
để giảm mùi song cũng chỉ giảm mùi trong môi trường trại chăn nuôi, còn lượng
khí thải vẫn thoát ra ngoài gây ô nhiễm không khí. Một số trang trại lớn đã dùng
chế phẩm EM để hạn chế mùi. Cách này rất hiệu quả nhưng tiếc là số lượng cơ
sở thực hiện rất ít (Nguyễn Xuân Nguyên và cs., 2004). Nếu không có biện pháp
xử lý ô nhiễm môi trường không khí do chăn nuôi thì mùi hôi thối, ruồi, muỗi và
các loại sinh vật gây bệnh truyền.
9


2.2.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Chăn nuôi thải ra nước thải có chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Theo
nghiên cứu của nhiều tác giả, (Nguyễn Quang Khải, 2006) trong phân và nước
thải, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothrix insidiosa có thể tồn tại 92 ngày,
Brucella 74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở mồm long móng trong
nước thải là 100 – 120 ngày (Nguyễn Quang Khải, 2006). Riêng các loại vi trùng
nha bào Bacillus anthracis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể tồn tại
3 – 4 năm. Trứng giun sán với các loại điển hình như Fasciola hepatica, Fasciola
gigantica, Fasciola buski, Ascaris suum, Oesophagostomum spp, Trichocephalus

dentatus có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8 ngày và tồn tại 5 – 6
tháng. Các vi trùng tồn tại lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Salmonella typhi và
Salmonella paratyphi, E. Coli, Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả. Một số
loại vi khuẩn có nguồn gốc từ nước thải chăn nuôi có thể tồn tại trong động vật
nhuyễn thể thuỷ sinh, có thể gây bệnh cho con người khi ăn sống các loại sò, ốc
hay các thức ăn nấu chưa được chín kĩ. (Branscheid W et al., 1987).
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu
Độ màu
Độ đục
BOD5
COD
SS
PTổng
NTổng
Dầu mỡ

Đơn vị
Pt – Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Nồng độ
350 – 870
420 – 550

3500 – 9800
5000 – 12000
680 – 12000
36 – 72
220 – 460
5 – 58

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và cs. (1997, 1998)

2.2.2.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm đất. Nhiều
nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây
bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các mầm bệnh về đường ruột như thương
hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá gan..
Khi dùng nước thải chưa xử lý người ta thấy rằng có Salmonella trong đất
ở độ sâu 50 cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm.
Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84% trường hợp có Salmonella và vi
trùng đường ruột khác, phân tươi cho vào đất có E.coli tồn tại được 62 ngày,
ngoài ra khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với liều lượng lớn có thể
gây ngộ độc cho cây trồng (Cục Chăn nuôi, 2014).
10


Kết quả nghiên cứu của Chang 1968, Mosley, Kolf 1970 đã cho thấy
nhiều loại vius gây bệnh được đào thải qua phân và sống sót với thời gian từ 5 –
15 ngày trong phân và đất, trong đó đáng chú ý nhất là các nhóm virus gây bệnh
viêm gan, Reovirus, Adenovirus. Các nghiên cứu của G.V Xoxibarov 1974, R.
Alexan drennus và cộng tác viên cho thấy trong 1 kg phân tươi có 2100 – 5000
trứng giun sán. Trong đó có 39 – 83 % là Ascaris suum, 60 – 68,7 % là
Oesophagostomum và 47 – 58,3 % Trichocephalus sp. Điều kiện thuận lợi cho

mỗi loại tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết
cấu độ ẩm của đất, phân và môi trường xung quanh (Nguyễn Thị Hoa lý, 2004).
Năm 2012, báo chí đã phản ánh về trang trại chăn nuôi heo của Công ty
TNHH Hùng Vân tại thôn 2, xã Tiên Phong (Tiên Phước) gây ô nhiễm
môi trường khiến người dân nơi đây hết sức bức xúc. Cánh đồng rộng hơn 1 ha
của người dân thôn 2 xã Tiên Mỹ bị chất thải từ trang trại chăn nuôi heo không
trổ được. Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm của Công ty TNHH Hùng Vân chỉ
giảm đôi chút trong thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy (Phước Tân, 2013).
2.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có
chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi
tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử
lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để.
Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tương ứng với khoảng 5.950.000 hộ
có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công
trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp
vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%.
Còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có
0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử
lý chất thải bằng biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh gía
tác động môi trường, 13,8% trang trại có cam kế bảo vệ môi trường và chỉ có
1,6% số trang trại không áp dụng biện pháp xử lý chất thải vật nuôi (Andre’
Lamouche, 2006).
Hiện nay ở nước ta, phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân
bón, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với
11


qui mô chăn nuôi trang trại thì việc xử lý chất thải chăn nuôi được coi trọng hơn,

còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn
nuôi chủ yếu được trực tiếp bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá... Vì vậy, việc
xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn (Attar. A.J; J.T.
Brake (1988), Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng
các biện pháp chủ yếu: trực tiếp xả ra kênh mương và ao, hồ; ủ làm phân bón; xử
lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Bên cạnh đó, còn có một số phương
pháp khác: xử lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗng nước, bèo lục bình..), hồ
sinh học, ủ phân truyền.
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi trang trại
Quản lý và xử lý
chất thải vật nuôi

Chăn nuôi nông hộ

SL mẫu
điều tra

Tỷ lệ

SL mẫu

Tỷ lệ

%

điều tra

%


Có đánh giá tác động môi trường

1.047

28

Có cam kết BVMT

5.098

13.8

36.599

0.6

Có xử lý chất thải bằng Biogas

24.729

66.9

506.988

8.7

Có xử lý chất thải truyền thống
(ử, bán, nuôi cá, tưới cây)

11.626


31.5

4.009.883

68.3

Chất thải vật nuôi không xử lý

602

1.6

1.357.292

23.1

Nguồn: Báo cáo công tác BVMT trong chăn nuôi của 55 tỉnh/thành phố (2009)

Do nhiều nguyên nhân khiến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi vẫn còn nhiều mặt tiêu cực, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một
số cơ sở chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục
triệt để và có chiều hướng gia tăng (Barnett J. và cs, 2009).
Theo báo cáo lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường, từ năm 2010 đến
nay đã phát hiện và xử lý 288 vụ vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực
chăn nuôi tập trung, sản xuất thức ăn chăn nuôi; xử phạt 6,167 tỉ đồng. Các vi
phạm về bảo vệ môi trường chủ yếu trong lĩnh vực này là: xả nước thải, khí thải
vượt tiêu chuẩn, quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, vi phạm về hồ
sơ thủ tục môi trường và thực hiện không đúng, đầy đủ các nội dung cam kết
trong báo cáo bảo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT.

12


2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN
NUÔI LỢN
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ứng dụng vi sinh vật ở dạng đơn chủng hay đa chủng vào mục đích chăn
nuôi nói chung và xử lý môi trường nói riêng đã được các nước có nền công nghệ
vi sinh áp dụng từ lâu và phổ biến dưới các dạng sản phẩm vi sinh khác nhau.
Các loại này được áp dụng cho từng công đoạn chăn nuôi cũng như áp dụng cho
toàn bộ quá trình chăn nuôi tùy thuộc vào đặc tính chủa các chủng vi sinh vật
cũng như mục đích sử dụng.
Tại Nhật Bản, chế phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi
sinh vật hữu hiệu do GS. TS. Teruo Higa – Trường Đại học Tổng hợp Ryukius,
Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất nông
nghiệp vào đầu những năm 1980. Chế phẩm này gồm 87 chủng vi sinh vật hiếu
khí và kỵ khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men,
nấm mốc, xạ khuẩn được phân lập, chọn lọc từ 2.000 chủng được sử dụng phổ
biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Chế phẩm này được
thương mại hóa toàn cầu, đang được phân phối ở Việt Nam và được người chăn
nuôi tin dùng.
Mô hình chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học hoặc đệm lót lên men
(fermentation bed) là một loại hình chăn nuôi được tìm thấy tương đối phổ biến ở
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhiều công trình nghiên cứu xung quanh
đối tượng này (Sheng và cs, Wang và cs, 2007; Feng, 2010) đều chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của mô hình chăn nuôi trên đệm lót lên men.
Ưu điểm chính của mô hình này:
- Giảm ô nhiễm môi trường (tạo tiểu khí hậu tốt, trong sạch, không ô
nhiễm….)
- Tiết kiệm nhân lực (không phải vệ sinh chuồng trại)

- Giảm chi phí tiền điện, nước, tiền mua thuốc thú y (không phải rửa
chuồng, không phải sử dụng điện để giữ ấm vào mùa đông)
- Giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa đông, tăng chất lượng đàn heo và
chất lượng sản phẩm
Những hạn chế chủ yếu của mô hình này là:

13


- Cần đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại đồng bộ (đệm, hệ thống máng
ăn, nước uống,…);
- Khó vệ sinh, khử mùi chuồng trại khi bị mắc bệnh dịch;
- Vật liệu đệm lót (mùn cưa, vỏ trấu…) tạo mùi, có thể gây các bệnh về
hô hấp cho vật nuôi;
- Sinh nhiệt cao, gây nóng về mùa hè.
Như vậy, ưu điểm nổi trội nhất của đệm lên men là về hiệu quả môi
trường, Feng Xiaoyan (2011) đã kết luận rằng mô hình chăn nuôi sử dụng đệm
lót sinh học làm giảm khí thải NH3 rất hiệu quả (Vincent Porphyre and Nguyen
Que Coi, 2006).
Liên quan đến hạn chế về vấn đề sinh nhiệt trong mùa hè, nhiều nghiên
cứu cũng đã được tiến hành để tìm các giải pháp có hiệu quả như lắp đặt hệ thống
thông gió, làm mái che v.v. Một công trình nghiên cứu tại Trung Quốc rất có ý
nghĩa của Sheng et al. (2011) chỉ ra rằng thành phần lớp đệm cũng là yếu tố
quyết định rất lớn đến hiện tượng sinh nhiệt. Thông qua một loạt thí nghiệm,
nhóm tác giả kết luận rằng vật liệu thừa trong nuôi trồng nấm cũng có thể sử
dụng làm đệm sinh học. Với thành phần 20% vật liệu thừa trong sản xuất nấm,
25% mùn cưa và 50% vỏ trấu, đệm sinh học tạo ra lượng nhiệt cao hơn hẳn loại
đệm với chỉ 50% mùn cưa và 50% vỏ trấu.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu có tính hệ thống làm minh chứng
về hiệu quả môi trường kinh tế xã hội của đệm lót sinh học là rất hiếm gặp. Có

thể nói rằng, gần như không thể tìm được các ấn phẩm nào bằng tiếng Anh trong
các tạp chí khoa học quốc tế về tác động tổng hợp của các chỉ tiêu môi trường
đất, nước, không khí và các hiệu quả kinh tế xã hội do đệm lót sinh học tạo ra.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi lợn hiện nay ở nước ra đã và đang phát triển mạnh cả về số
lượng trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống và phương thức chăn
nuôi. Theo kết quả thống kê của Cục chăn nuôi năm 2014, cả nước có khoảng 27
triệu con heo với khoảng 10 nghìn trang trại chăn nuôi tập trung. Đa số các trang
trại và chuồng nuôi nằm trong khu vực dân cư nên mức độ ô nhiễm khá cao. Mức
độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và các địa phương có
chăn nuôi lợn phát triển là rất trầm trọng. Thực tế nhiều nơi các chất thải rắn,
chất thải lỏng và đặc biệt là nước thải từ bể biogas đều được người chăn nuôi cho
chảy thẳng ra cống rãnh, ao hồ, sông suối.

14


Nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là từ phân thải, nước tiểu
và nước rửa chuồng từ các chuồng nuôi. Đặc trưng cơ bản của nước thải chăn
nuôi là có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện bởi COD và
BOD5), các hợp chất nito (NH4 – N và N – Tổng) rất cao. Trên thực tế phân thải
của các loại vật nuôi thường được trộn lẫn cùng với nước tiểu và nước rửa
chuồng trại. Do đó, nồng độ các hợp chất nito (Tổng Nito Kjendhal) nằm trong
khoảng 1.500 – 15.200 mg/L, của phôt pho là từ 70 – 1.750 mg/L (A. Muder,
2003; M. Maurer, 2003). Với nồng độ các chất ô nhiễm cao nên phân thải và
nước thải chăn nuôi là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nếu không được quản lý
và xử lý triệt để.
Theo kết quả của một số nghiên cứu như: Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang
Tuyên (1997; 2000; 2001); Phùng Thị Vân và cs (2004 a, b, c); Nguyễn Quế Côi
và cs (1992, 2007a; 2007b) cho thấy: Kết quả xác định nồng độ khí độc tại

chuồng lợn công nghiệp: Nồng độ NH3: 0,94 mg/m3; H2S: 0,38 mg/m3; CO: 6,7
mg/m3, NO2: 0,25 mg/m3; SO2: 0,45 mg/m3 so với TCVN 5938-95; 5937-95 thì
nồng độ này còn cao hơn mức cho phép từ 2 – 3 lần. Kết quả xác định độ nhiễm
khuẩn của không khí chuồng lợn công nghiệp cho thấy tổng số VSV và nấm mốc
ở không khí khu vực chuồng nuôi lợn nuôi công nghiệp cao hơn 5,7 lần so với
quy định của EU (1991). Nước thải chăn nuôi đã qua xử lý bằng hệ thống biogas
cho thấy không còn trứng giun sán nhưng hàm lượng E.coli còn ở mức độ cao
(0,65x103).
Kết quả điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải chăn
nuôi lợn của Viện chăn nuôi (2009) ở 3 vùng sinh thái có tỷ trọng chăn nuôi phát
triển cao là Đồng bằng Sông Hồng (Hưng Yên, Nam Định), Đông Nam Bộ (Bình
Dương, Đồng Nai) và Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Cần Thơ) cho kết
quả các chỉ tiêu phân tích đều cao hơn mức cho phép. Đặc biệt các chỉ tiêu về
sinh vật cao gấp nhiều lần cho phép:
+ Hàm lượng Coliform tại nông hộ đạt 1.1094.317 MPN/100ml, cao gấp
218,86 lần mức cho phép; tại gia trại đạt 1.437.333 MPN/100ml, cao gấp 287,46
lần mức cho phép; tại trang trại đạt 3.152167, cao hơn mức cho phép 630,43 lần.
+ E.coli ở nông hộ đạt 4.492 MPN/100ml, cao gấp 8,9 lần mức cho phép;
tại gia trại đạt 1.916 MPN/100ml, cao gấp 3,83 lần mức cho phép; tại trang trại
đạt 11.069, cao hơn mức cho phép 22,1 lần.

15


×