Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã liên nghĩa, huyện văn giang, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 118 trang )

HỌCVIỆNNÔNGNGHIỆPVIỆTNAM

NGUYỄN QUANG DUY

NGHIÊNCỨUGIẢIPHÁPQUẢNLÝCHẤTTHẢICHĂN
NUÔILỢNTẠIXÃLIÊNNGHĨA,HUYỆNVĂNGIANG,
TỈNHHƯNGYÊN

Chuyên Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực
tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Thế Ân.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được tình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho một đơn vị nào, phần trích
dẫn tài liệu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Duy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy PGS.TS Ngô Thế Ân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn sinh thái môi trường, Khoa môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng
các cô, chú, anh, chị lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Liên Nghĩa đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Duy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu .........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học .......................................................................................2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.1.

Mục đích .......................................................................................................2

1.3.2.

Yêu cầu .........................................................................................................2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3

1.5.

Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................3

1.5.1.

Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ...............................................................3

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.


Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................4

2.1.1.

Chất thải chăn nuôi ........................................................................................4

2.1.2.

Đặc tính của chất thải chăn nuôi ....................................................................4

2.2.

Cơ sở pháp lý ................................................................................................5

2.3.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 23

2.3.1.

Tình hình chăn nuôi lợn trên Thế giới .......................................................... 23

2.3.2.

Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ........................ 25

2.3.3.

Định hướng chăn nuôi lợn ở Việt Nam ........................................................ 31


2.3.4.

Thực trạng chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên .................................................. 33

iii


2.4.

Ảnh hưởng của một số khí nhà kính phát sinh trong hoạt động chăn nuôi
lợn tới môi trường ....................................................................................... 35

2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí phát thải trong quá trình chăn
nuôi lợn ....................................................................................................... 42

2.6.

Xử lý chất thải chăn nuôi lợn ....................................................................... 44

2.7.

Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn tới môi trường................................. 48

2.7.1.

Ảnh hưởng tới môi trường nước .................................................................. 48

2.7.2.


Ảnh hưởng tới môi trường đất ..................................................................... 49

2.7.3.

Ảnh hưởng tới môi trường không khí .......................................................... 49

2.7.4.

Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh .......................................................... 50

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 51
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 51

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 51

3.3.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 51

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 51

3.4.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 51

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................ 52

3.4.3.

Phương pháp ước tính nguồn thải ................................................................ 52

3.4.4.

Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường................................................. 52

3.4.5.

Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi ....................................................... 54

3.4.6.

Xử lý số liệu ................................................................................................ 55

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................. 56
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Liên Nghĩa ....................................... 56

4.1.1.

Điều kiện tư nhiên ....................................................................................... 56


4.1.2.

Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................... 58

4.2.

Hiện trạng chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa .................................................. 59

4.2.1.

Các phương thức chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa........................................ 62

4.2.2.

Thông tin chung về các hộ nghiên cứu. ........................................................ 63

4.2.3.

Quy trình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ................................................. 65

4.2.4.

Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Liên Nghĩa ................................. 68

4.3.

Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn .................................................. 70

iv



4.3.1.

Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Liên Nghĩa............................. 70

4.3.2.

Thực trạng thu gom chất thải ....................................................................... 72

4.3.3.

Thực trạng xử lý phân lợn tại các hộ điều tra ............................................... 73

4.4.

Đánh giá quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn theo các mô hình
nghiên cứu................................................................................................... 81

4.4.1.

Đánh giá của người nghiên cứu ................................................................... 81

4.4.2.

Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới đời sống người dân ............ 83

4.4.3.

Các tác động của hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường ............................ 84


4.5.

Những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp ................................................... 86

4.5.1.

Những vấn đề tồn tại ................................................................................... 86

4.5.2.

Đề xuất giải pháp......................................................................................... 86

4.5.3.

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các giải pháp tại địa bàn
nghiên cứu................................................................................................... 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................. 95
5.1.

Kết luận....................................................................................................... 95

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 97

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

EM

Vi sinh vật hữu hiệu

K tổng số

Kali tổng số

KSH

Khí sinh học

Ký hiệu


Tiếng việt

N tổng số

Nitơ tổng số

NQ – NĐ

Nghị Định – Nghị quyết

P tổng số

Phốt pho tổng số

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UASB

Bể với lớp bùn kị khí dòng hướng lên

VSV

Vi sinh vật


XLNT

Xử lý nước thải

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Lượng phân thải ra ngoài của các loại vật nuôi ............................................4
Bảng 2.2. Các dự án chăn nuôi, liên quan đến chăn nuôi phải lập ĐTM.....................12
Bảng 2.3. Phân loại cơ sở phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường ...........................17
Bảng 2.4. Danh mục chất thải nguy hại có liên quan đến ngành chăn nuôi.................19
Bảng 2.5. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất trên thế giới năm 2012 .....................23
Bảng 2.6. Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới một số năm ......................................24
Bảng 2.7. Một số những chất men bổ sung trong chăn nuôi được sản xuất và
nhập khẩu..................................................................................................31
Bảng 2.8. Số trang trại chăn nuôi của các vùng trên cả nước......................................32
Bảng 2.9. Diễn biến ngành chăn nuôi những năm gần đây của tỉnh Hưng Yên...........34
Bảng 2.10. Tiềm năng nóng lên toàn cầu của một số khí nhà kính so với khí CO2.......36
Bảng 2.11. Lượng phát thải CO2 (tỷ tấn).....................................................................36
Bảng 2.12. Lượng phát thải khí CH4 (triệu tấn CH4) ..................................................37
Bảng 2.13. Lượng phát thải khí N2O (triệu tấn N).......................................................37
Bảng 2.14. Lượng phân và nước tiểu vật nuôi thải ra trong 24h ...................................39
Bảng 2.15.. Thành phần hóa học phân tươi của các loại gia súc gia cầm .......................40
Bảng 2.16. Thành phần trung bình của nước tiểu các loại gia súc ................................41
Bảng 2.17. Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung ............41
Bảng 2.18. Tóm tắt điều kiện tối ưu cho quá trình tạo khí............................................44
Bảng 2.19. So sánh chi phí chất đốt giữa không đầu tư và có đầu tư biogas .................46
Bảng 3.1. Phân tích các thông số đối với nước thải....................................................53

Bảng 3.2. Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn của các hộ chăn nuôi ...........................54
Bảng 3.3. Lượng phân và nước tiểu của vật nuôi thải ra trong một ngày ....................55
Bảng 4.1. Mục đích sử dụng đất ................................................................................57
Bảng 4.2. Bảng số liệu điều tra về chăn nuôi qua một số năm của xã Liên Nghĩa ......60
Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi lợn tại các thôn trong xã ...............................................61
Bảng 4.4. Bảng thống kê số lợn theo từng lứa tuổi của các thôn trong xã...................62
Bảng 4.5. Quy mô chăn nuôi lợn và số lao động thường xuyên..................................64

vii


Bảng 4.6. Thông tin về các hộ nghiên cứu .................................................................64
Bảng 4.7. Vị trí đặt chuồng nuôi lợn tại các hộ gia đình ............................................65
Bảng 4.8. Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn nuôi ..............................................66
Bảng 4.9. Tỷ lệ nguyên liệu thức ăn cho lợn trong các hộ điều tra .............................67
Bảng 4.10. Trọng lượng và lượng thức ăn cho lợn ăn hàng ngày của các hộ ................68
Bảng 4.11. Tần suất thu gom chất thải.........................................................................72
Bảng 4.12: Thực trạng sử dụng phân lợn của các hộ điều tra........................................73
Bảng 4.13. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau................74
Bảng 4.14. Tỷ lệ lượng chất thải lỏng được xử lý bằng các phương pháp ....................78
Bảng 4.15. Nơi thải nước rửa chuồng trại ....................................................................78

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo bể UASB .............................................................................25
Hình 2.2. Hầm biogas ...............................................................................................26
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ xử lý (1, 2, 3, 4 là điểm lấy mẫu) ....................................28

Hình 2.4. Quy trình ủ phân .......................................................................................28
Hình 2.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sản lượng khí...........................................43
Hình 2.6. Quan hệ giữa hàm lượng chất khô và sản lượng khí ...................................43
Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Liên Nghĩa ..............................................................56
Hình 4.2

Biểu đồ Cơ cấu kinh tế xã Liên Nghĩa .......................................................58

Hình 4.3. Biểu đồ các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của một số hộ
gia đình tại xã Liên nghĩa ..........................................................................68
Hình 4.4. Biểu đồ các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi theo quy mô.....................70
Hình 4.5

Sơ đồ quy trình sử lý chất thải chăn nuôi ...................................................76

Hình 4.6

Biều đồ tổng hợp đánh giá của người dân ..................................................83

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quang Duy
Tên luận văn: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Liên
Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
Chuyên ngành: khoa học môi trường

Mã số 60.44.03.01


Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành để nghiên cứu các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi
lợn tại xã Liên nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên từ đó đề xuất giải pháp xử lý
chất thải chăn nuôi lợn có hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường tại địa phương
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các mô hình chăn nuôi lợn và các biện pháp quản
lý, xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp;
- Phương Pháp lựa chọn điểm nghiên cứu;
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp Đánh giá thực trạng chất thải chăn nuôi.
Các kết quả chính và kết luận
Qua điều tra cho thấy 85% hộ dân được phỏng vấn cho rằng chất thải chăn nuôi
ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, làm mất cảnh quan sinh thái, lây lan
dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường đất và môi trường nước.
+ Hiện nay đa số hộ dân tại địa phương dùng phân lợn để trồng màu và nuôi cá,
còn lại là xả trực tiếp ra kênh, mương hoặc số ít được thu gom sử lý sơ bộ trước khi xả
ra môi trường.
Đánh giá tác động cục bộ, tác động ngoại vi,qua đó sử dụng ma trận Swot để
đánh giá hệ thống quản lý hiện tại, phân tích quy trình chăn nuôi, dự báo nguồn thải đến
năm 2020 và đưa ra giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tối ưu.
- Ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi lợn đang ngày càng trầm trọng.
Nước thải chăn nuôi chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ, vi khuẩn, các chất khí gây hiệu ứng

x



nhà kính… nếu không được xử lý kịp sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu cho môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân và vật nuôi.
- Việc áp dụng mô hình xử lý biogas vào hoạt động chăn nuôi lợn của địa
phương còn hạn chế do nguồn vốn đầu tư nhưng mô hình này nó đã góp phần không
nhỏ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường - một vấn đề quan trọng của ngành
chăn nuôi. Bên cạnh đó tạo ra nguồn khí sinh học phục vụ đời sống nông dân, tạo ra
nguồn phân hữu cơ cải thiện đất canh tác và nuôi trồng thủy sản. Là cơ sở để đẩy mạnh
ứng dụng các mô hình xử lý chất thải cho các địa phương khác và là tiền đề đưa ngành
chăn nuôi nước ta từng bước hội nhập, phát triển theo hướng bền vững và chăn nuôi
theo hướng an toàn sinh học.

xi


THESIS ABSTRACT
Composed by: Nguyen Quang Duy
Topic: “Solution for method of pig breeding waste management in Lien Nghia, Van
Giang, Hung Yen”
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Purpose and Objects
Purpose:
Solution for managing the pig breeding waste in Lien Nghia, Van Giang, Hung
Yen, then finding the solution for air pollution issue there
Object and Scop: Some typical breeding farm in Lien Nghia commuse
The method of research

Analysing method:
-

Secondary data collecting method;
Primary data collecting method;
Focusing analysed method;
Field researching method;

-

Actual breeding analysing method.

Result and conclusion
By breeding field research, 85% of breeding farm surveyed said pig breeding
waste causes air pollution, ecological condition, environment of soil and water.
Pig waste is popularly being used for farming and fish breeding and the rest is
directly being poured to the channels, a little is being treated before letting out to the
environment.
partially analyzing effect, then peripheral effect and use SWOT matrix for
analyzing the current waste treating system, breeding process and forecast the pig
breeding waste till 2020.
- environmental pollution is getting more and more serious, the breeding water
discharge contains untreating organic substance, bacterium and factors of greenhouse
effect.. can cause bad effect to environment, health of human and even animal.
- Although applying biogas system in pig breeding activity is still limited
because of expension shortage but be positively contributing for air pollution solution –

xii



a typical issue of breeding farm. Besides that, this solution also provide a organic
obstance resource for farming and aquatic breeding and can apply for breeding farm of
other places and impulse the breeding developement in the nation-wide.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành
nông nghiệp. Tuy nhiên với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không
thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì
việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy càng
phải quan tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi. Hiện nay trong
cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ ngành trồng trọt và tăng tỷ lệ
ngành chăn nuôi bên cạnh đó nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng cao không những về số lượng mà cả về chất lượng Chăn
nuôi hiện là một ngành mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng vật nuôi, trong đó có lợn và gà được chăn
nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014
đàn lợn nước ta có khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con,
đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn
chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia
cầm đó có quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức
ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và
khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân
chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt
pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại
khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn
độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm (Mai Thế Hào, 2015).

Xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang là một xã nông nghiệp, hoạt động chăn
nuôi trong xã hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, với vật nuôi chủ
yếu là gia cầm và lợn, góp phần không nhỏ đối với thu nhập của người dân trong
xã. Tuy nhiên trong xã vẫn chăn nuôi chủ yếu theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ,
manh mún. Đại đa số các nông hộ tình trạng xây dựng chuồng trại chưa hợp lý
còn phổ biến, chuồng trại nằm bên cạnh nhà ở, có nhiều hộ gia đình để hố chứa
phân bên ngoài chuồng lợn thậm chí ngay trong chuồng hoặc có hộ thì cho nước
thải chảy trực tiếp ra cống, rãnh chung của xã, có hộ còn lắp ống cho toàn bộ
phân, chất thải thẳng xuống ao, sông, không những gây mùi hôi khó chịu mà còn

1


làm mất vẻ mỹ quan môi trường, nguy cơ dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm kiếm
giải pháp để quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn trước khi xả ra môi
trường là hết sức cần thiết nhằm phòng chống dịch bệnh gia súc, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và làm giảm sự gia tăng nồng độ khí nhà kính. Trong phạm vi
đề tài này chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất thải
chăn nuôi lợn tại xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, nhằm tìm
ra giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn có hiệu quả, bảo vệ môi trường tại
địa phương.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giả thuyết nghiên cứu chính của đề tài này là hoạt động chăn nuôi lợn
tại xã Liên Nghĩa đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Những giải
pháp đang được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu chưa phù hợp vì thiếu tính
đồng bộ và chưa đáp ứng được quy mô chăn nuôi ngày càng gian tăng.


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục đích
- Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn của xã
Liên nghĩa.
- Ước tính được tổng lượng chất thải và khí thải từ hoạt động chăn nuôi
lợn góp phần làm gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính tại xã Liên Nghĩa, huyện
Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Đưa ra được các giải pháp thiết thực phòng ngừa ô nhiễm phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
1.3.2. Yêu cầu
- Thu thập được số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tại địa điểm nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn của
xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên.
- Ước tính được tổng lượng chất thải và khí thải từ hoạt động chăn nuôi
lợn tại xã Liên nghĩa Huyện văn Giang tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới đời sống người dân

2


- Các số liệu điều tra, thu thập phải trung thực, chính xác, khoa học.
- Đưa ra được các giải pháp thiết thực phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu
khả năng phát thải khí nhà kính và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của khu
vực nghiên cứu.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu: xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Thời gian từ năm 2015 đến 2016.

1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho bảo vệ và phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên nói chung, xã
Liên Nghĩa, huyện Văn Giang nói riêng và giảm nhẹ thiên tai.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp các giải pháp thực tiễn về:
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí
trong sản xuất nông nghiệp qua đó giảm giá thành nông sản;
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực chăn nuôi;
- Sử dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường, giá
thành xử lý thấp, bà con nông dân có thể áp dụng dễ dàng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Chất thải chăn nuôi
Ở nước ta hiện nay, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra trên 76 triệu tấn
chất thải rắn bao gồm phân khô, thức ăn thừa và 20 - 30 triệu khối chất thải
lỏng (phân lỏng, nước tiểu, chất rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng
chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu tấn) xả thẳng ra
tự nhiên hoặc sử dụng không qua xử lý. Một phần không nhỏ trong số đó là
chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là những tác nhân gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng (Lưu Anh Đoàn, 2006).
2.1.2. Đặc tính của chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi đặc trưng nhất là phân. Phân gồm các thành phần là
những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự
tiêu hóa vi sinh hay men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được, axit
amin thoát khỏi sự hấp thu…). Các khoáng chất dư thừa mà cơ thể không sử

dụng được như P2O5, K2O, CaO, MgO… phần lớn xuất hiện trong phân.
Ngoài ra, còn có các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin…) các mô
tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài, các chất
dính vào thức ăn (tro, bụi…) các vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn hay trong
ruột bị tống ra ngoài… Lượng phân mà vật nuôi thải ra thay đổi theo lượng
thức ăn và thể trọng, dựa vào thức ăn và thể trọng mà ta tính được lượng phân.
Bảng 2.1. Lượng phân thải ra ngoài của các loại vật nuôi
STT
1
2
3
4

Loại vật nuôi

Lượng phân thải mỗi ngày (% thể trọng)

Lợn
Bò sữa
Bò thịt


6,00 - 7,00
7,00 - 8,00
5,00 - 8,00
5,00
Nguồn: Nguyễn Quế Côi (2006)

Qua bảng 2.1 cho ta thấy lượng phân thải ra lớn nhất mỗi ngày là của bò
sữa là 7.00% – 8.00 % thể trọng tiếp đó là bò thịt, lợn và gà 5.00% – 8.00%,


4


6.00%– 7.00%. Qua đây, ta thấy trọng lượng càng lớn thì lượng chất thải thải ra
môi trường càng nhiều. Đây là điều đáng lo ngại cho môi trường hiện nay.
Ở nước ta hiện nay, mỗi năm ngành chăn nuôi ngành chăn nuôi thải ra hơn
73 triệu tấn chất thai rắn bao gồm phân khô, thức ăn thừa và khoảng (20 – 30)
triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu, chất rửa chồng trại). Trong đó
khoảng 50% lượng chất thải rắn (36.5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 – 24)
triệu tấn xả thẳng ra tự nhiên hoặc tái sử dụng không qua xử lý. Một phần không
nhỏ trong đó là chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Lưu Anh Đoàn, 2008). Đặc
tính của chất thải chăn nuôi: Chất thải chăn nuôi đặc trưng nhất là phân. Phân
gồm những thành phần không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi
sự tiêu hóa vi sinh hay men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa được, axit
amin thoát khỏi sự hấp thụ...). Các khoáng chất dư thừa mà cơ thể không tiêu hóa
được phần lớn được giữ lại trong phân. Ngoài ra còn các chất cặn bã của dịch
tiêu hóa (trypsin, pepsin...), các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất
nhờn theo phân ra ngoài, các chất dính vào thức ăn (tro, bụi...) các vi sinh vật bị
nhiễm trong thức ăn hay trong ruột bị tống ra ngoài....lượng phân mà vật nuôi
thải ra thay đổi theo lượng thức ăn và thể trọng, có thể dựa vào thức ăn và thể
trọng mà ta tính được lượng phân.

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để bảo vệ môi trường, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật để quản lý môi trường trong chăn nuôi.
Để có thể hình dung hệ thống thể chế, chính sách đã được xây dựng trong
thời gian gần đây nhất về công tác quản lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, có
thể chia theo nhóm các văn bản như sau:

a, Nhóm các văn bản Luật do Quốc hội ban hành: Gồm một số Luật và
các Nghị định có nội dung điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chăn
nuôi phải chấp hành để bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
*.Luật bảo vệ môi trường 2005
Đó là Luật số 52/2005/QH11, được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
29/11/2005 có 15 Chương với 136 Điều quy định về hoạt động bảo vệ môi
trường (BVMT). Luật có quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản, chính sách
bảo vệ môi trường, các hoạt động BVMT được nhà nước khuyến khích và các

5


hành vi bị nghiêm cấm. Quy định rõ và cụ thể trách nhiệm BVMT đối với các
ngành, các lĩnh vực như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại... Quy định về
BVMT cụ thể đối với từng địa bàn, khu vực như: đô thị, khu dân cư tập trung,
làng nghề, nông thôn...
Yêu cầu về BVMT được quy định đối với toàn bộ quá trình phát triển từ
khâu lập chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển; lập, phê duyệt và thực
hiện dự án đầu tư; trách nhiệm thu hồi xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc
thải bỏ.
Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường như: Tiêu
chuẩn môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi
trường, công cụ kinh tế (thuế, phí, quỹ BVMT), thanh tra, kiểm tra BVMT. áp
dụng nhiều chế tài mới và mạnh hơn trong quản lí môi trường như: chỉ cấp
phép đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, xử lý
cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Xã hội hóa mạnh mẽ và nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động
BVMT như: Cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia
vào quá trình đánh giá tác động môi trường, khuyến khích tạo điều kiện cho các
tổ chức có năng lực tham gia hoạt động quản lí chất thải và hoạt động quan trắc

môi trường, đảm bảo quyền được biết về thông tin môi trường, đề cao vai trò của
Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã hội.Quy định rõ trách
nhiệm của các chủ thể trong BVMT như: Trách nhiệm của Chính phủ, ủy ban
nhân dân các cấp.
Do môi trường sống là một thể thống nhất không thể tách rời và các mối quan
hệ tương tác giữa thiên nhiên với con người ngày càng chặt chẽ hơn, nên bảo vệ
môi trường trong giai đoạn mới không chỉ hiểu đơn thuần là “sự tự vệ” của con
người trước những tác động tiêu cực tới môi trường, mà con người cần chủ động
hơn trong việc khai thác, sử dụng, tác động, bảo tồn và cải thiện mọi thành phần
môi trường và đặt chúng trong mối liên hệ với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn. Vì những ưu điểm
trên, Luật BVMT năm 2005 được coi là 1 Luật tiên tiến và khá toàn diện.
Trong đó, liên quan trực tiếp đến đối tượng sản xuất, kinh doanh quản lý
chăn nuôi bao gồm các Điều sau:

6


* Điều 6: Những hoạt động BVMT được khuyến khích, tại Khoản 6 quy
định: Bảo tồn, phát triển nguồn gen bản địa. Lai tạo, nhập nội các nguồn gen có
giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường;
* Điều 14: Đối tượng phải lập bản Đánh giá môi trường chiến lược;
* Điều 18: Đối tượng phải lập bản Đánh giá tác động môi trường;
* Điều 19: Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường;
* Điều 20: Nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường;
* Điều 24: Đối tượng phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường;
* Điều 25: Nội dung Bản cam kết bảo vệ môi trường;
* Điều 26: Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.
Khoản 4, điều 46: Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu cầu sau:
điểm a, Vệ sinh môi trường với khu dân cư;
điểm b, Hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn;

điểm c, Chất thải rắn được quản lý;
điểm d, Vệ sinh chuồng trại định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch
bệnh;
điểm đ, Quản lý chính xác vật nuôi chết do dịch bệnh
*Điều 53: Yêu cầu về BVMT đối với hộ gia đình
Khoản 1, điểm d: Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với khu vực
sinh hoạt của con người
Khoản 1, điểm e: Thực hiện Bản cam kết bảo vệ môi trường.
* Điều 65: BVMT nước dưới đất
Khoản 1, điểm c: Nghiêm cấm đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hóa
chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định.
* Điều 82: Hệ thống xử lý nước thải
Khu sản xuất tập trung phải có hệ thống xử lý nước thải. Có quy trình
công nghệ phù hợp, đủ công suất, đạt tiêu chuẩn môi trường, ...
* Điều 87: An toàn sinh học (nhập nội, sinh vật biến đổi gen)

7


Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về động vật biến đổi gen phải tuân theo các
quy định về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống vật nuôi và các
quy định liên quan khác.
*Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có 170 Điều trong 20 chương, trong đó tại
Điều 69, Khoản 3 quy định Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ
môi trường và đáp ứng các yêu cầu sau:
- điểm a: Bảo đảm vệ sinh môi trường với khu dân cư;
- điểm b: Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý
chất thải;

- điểm c: Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa,
ứng phó dịch bệnh;
- điểm d: Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy
định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
* Bộ Luật hình sự (có hiệu lực 01/7/2000)
Ở Bộ Luật này có các điều khoản liên quan đến các tội phạm về môi
trường chăn nuôi, và các mức phạt:
* Điều 182: Tội gây ô nhiễm không khí;
* Điều 183: Tội gây ô nhiễm nước;
* Điều 184: Tội gây ô nhiễm đất;
* Điều 186: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người;
* Điều 187: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
*. Bộ Luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11, ngày 14/6/2005).
Bộ luật này có những quy định sau liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường chăn nuôi:
* Điều 263: Nghĩa vụ của chủ sở hữu (CSH) trong việc BVMT
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, CSH phải tuân theo các
quy định của pháp luật về BVMT; nếu làm ô nhiễm môi trường phải chấm dứt
hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi
thường thiệt hại.

8


* Điều 624: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Các chủ thể gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả người gây ô nhiễm không có lỗi.
* Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (Luật số 03/2007/QH12, ngày
21/11/2007)
- Điều 5: Nhà nước hỗ trợ thiệt hại tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân

gây bệnh truyền nhiễm.
- Điều 15: Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia
cầm và động vật khác phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi
trường, nguồn nước sinh hoạt.
- Điều 16: Trong khi nuôi phải đảm bảo không để bị nhiễm vào sản phẩm các
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
* Luật Tài nguyên nước (Ban hành ngày 1/6/1998)
- Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm: Làm suy thoái, cạn kiệt, ngăn cản trái
phép sự lưu thông nguồn nước, ….
- Điều 12: Bảo vệ nước dưới đất
+ Khoản 2: Phải tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật,
chống sụt lún, bảo vệ các tầng nước, san lấp sau khai thác, ...
- Điều 13: Bảo vệ chất lượng nước
+ Khoản 2: Việc quy hoạch, quản lý các khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia
cầm có quy mô lớn phải tuân theo các quy định của luật này và pháp luật về
BVMT, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.
* Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11, ngày 3/12/2004)
Điều 12: Nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào
rừng trái quy định của pháp luật.
* Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010)
Tại Luật này, một số Điều, khoản có quy định liên quan chặt chẽ đến
công tác BVMT chăn nuôi như sau:
- Khoản 1, Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
quy định: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn
vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim

9


loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại

đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Khoản 2, Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
quy định thực phẩm phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc.
- Khoản 4 Điều 16: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Danh mục nhóm thực
phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm
thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Các Điều: Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm; Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong bảo quản thực phẩm; Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
vận chuyển thực phẩm đã quy định khá chi tiết về bảo đảm môi trường trong
chăn nuôi, trồng trọt tức cơ sở sản xuất ra thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực
phẩm phải bảo đảm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như thế nào.
ở Điều 49. Đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực
phẩm có quy định tại khoản 2 là phải phân tích nguy cơ ở môi trường, cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.
Về Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm, trong các khoản
quy định tại Điều 52 thì có quy định tại điểm a, khoản 1 về một trong các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm là phải bảo đảm an toàn
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm.
* Pháp lệnh giống vật nuôi (số 16/2004/PL-UBBTVQH ngày 24/3/2004)
Trong đó có các quy định liên quan đến quản lý môi trường chăn nuôi
như sau:
Khoản 3, Điều 4, Chương 1: Nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi phải
có chất lượng tốt, ...VSATTP và BVMT, hệ sinh thái.
Khoản 5, Điều 9, Chương I: Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh giống
vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ
sinh thái.
Điểm b, khoản 1, Điều 19, Chương IV: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh giống vật nuôi phải có địa điểm sản xuất, kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn


10


vệ sinh thú y, BVMT theo quy định của Pháp lệnh thú y, pháp lệnh thủy sản và
pháp luật về BVMT.
Tiết b, Điều 28, Chương V: Cơ sở kiểm định giống vật nuôi phải có địa
điểm phù hợp, vệ sinh thú y, BVMT theo quy định của Pháp lệnh thú y, pháp
lệnh thủy sản và pháp luật về BVMT.
* Pháp lệnh thú y (QH khóa IX thông qua ngày 4/2/1993)
Điều 7: Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại đến việc bảo vệ và phát triển
động vật, sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái.
Điều 9: Việc chăn nuôi động vật không được gây ô nhiễm môi trường sinh
thái. Chuồng trại, thiết bị, nước, thức ăn dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh thú y.
Điều 11: Không được vứt động vật ốm, chết trên đường vận chuyển gây ô
nhiễm MT.
b, Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
* Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định này hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện lập
bản đánh giá môi trường chiến lược, bản đánh giá tác động môi trường, bản cam
kết bảo vệ môi trường và các quy định khác về chất thải, quản ký chất thải, phân
công lĩnh vực quản lý từng ngành cho các các Bộ chuyên ngành. Theo đó, lĩnh
vực quản lý môi trường nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường nông
nghiệp, nông thôn.
* Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về về sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ

môi trường.
Trong đó, đáng chú ý là tại khoản 3, Điều 1: Thay thế Danh mục các dự
án phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường quy định theo Nghị định số
80/2006/NĐ-CP bằng danh mục quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số
21/2008/NĐ-CP), cụ thể:

11


×