Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

đánh giá chất lượng nước biển ven bờ vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ NGỌC PHÚ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Trung Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Phú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Trung Quý đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban quản lý Vịnh Hạ
Long, Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Phú

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết` .................................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

1.3.

Yêu cầu của nghiên cứu ..................................................................................2


Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................3
2.1.

Hiện trạng nước biển ven bờ việt nam .............................................................3

2.2.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ...........................................................................6

2.2.1.

Yếu tố tự nhiên................................................................................................6

2.2.2

Yếu tố con người ........................................................................................... 12

2.3

Các cơ sở pháp lý để nghiên cứu đề tài và đề xuất các giải phá quản lý
môi trường tại vịnh Hạ Long ......................................................................... 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 20
3.1.

Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 20

3.2.

Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 20


3.3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 20

3.4.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 20

3.4.3.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 22

3.4.4.

Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, người lâu năm trong ngành ............. 23

3.4.5.

Phương pháp thống kế, xử lý số liệu .............................................................. 23

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 24

4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng ven biển vịnh Hạ Long............... 24

iii


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 24

4.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội................................................................................ 28

4.2.

Hiện trạng các nguồn thải chính tác động đến nước biển ven bờ vịnh Hạ
Long ............................................................................................................. 35

4.2.1.

Hiện trạng nước thải khu vực đô thị............................................................... 35

4.2.2.

Hiện trạng nước thải khai thác than ............................................................... 37

4.2.3.


Hiện trạng nước thải từ các khu, cụm công nghiệp ........................................ 38

4.2.4.

Hiện trạng nước thải từ các nhà máy nhiệt điện ............................................. 39

4.2.5.

Hiện trạng nước thải từ hoạt động du lịch và các nhà bè, làng chài
trên biển ............................................................................................................ 39

4.3.

Hiện trạng nước biển vịnh Hạ Long............................................................... 41

4.3.1.

Ô nhiễm chất hữu cơ ..................................................................................... 41

4.3.2.

Ô nhiễm kim loại nặng. ................................................................................. 43

4.3.3.

Các thông số nhiệt độ, pH và mùi: ................................................................. 48

4.3.4.

Coliform ....................................................................................................... 49


4.3.5.

Chất rắn lơ lửng (TSS): ................................................................................. 50

4.3.6.

Amoni (NH4+) ............................................................................................... 51

4.3.7.

Ô nhiễm dầu .................................................................................................. 52

4.4.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm và một số giải pháp .......................................... 55

4.4.1.

Nguyên nhân gây ô nhiễm. ............................................................................ 55

4.4.2.

Các giải pháp giảm thiểu. .............................................................................. 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 65
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 65


5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 67

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


KT-XH

Kinh tế - Xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TN-MT

Tài nguyên – Môi trường

KSONB

Kiểm soát ô nhiễm biển

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BĐKH

Biến đổi khí hậu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng thải lượng một số chất ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống

sông và cả nước......................................................................................... 12
Bảng 3.1. Một số thông số và tên phương pháp phân tích mẫu nước ..........................22
Bảng 4.1. Khối lượng nước thải phát sinh năm 2015 .................................................35
Bảng 4.2. Các Nhà máy xử lý nước thải hiện có tại tỉnh Quảng Ninh ........................36
Bảng 4.3. Công suất xử lý nước thải của các NM nhiệt điện trong khu vực ...............39
Bảng 4.4. Nồng độ Zn từ 7/2015 – 01/2016 tại các điểm quan trắc ............................44
Bảng 4.5. Nồng độ một số kim loại nặng tại vùng ven biển Hạ Long .........................46
Bảng 4.6. Thải lượng của các chất gây ô nhiễm đổ vào biển vùng Hải Phòng Quảng Ninh...............................................................................................47
Bảng 4.7. Nồng độ coliform từ 7/2015 – 01/2016 tại các điểm quan trắc ...................49
Bảng 4.8. Nồng độ TSS từ 7/2015 – 01/2016 tại một số điểm quan trắc ....................50
Bảng 4.9. Nồng độ Amoni từ 7/2015 – 01/2016 tại các điểm quan trắc ......................51
Bảng 4.10. Tổng dầu mỡ tại các điểm lấy mẫu.............................................................54
Bảng 4.11. Một số yêu cầu chính đối với tàu Việt Nam ...............................................58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ khối các nguồn xả dầu thải ................................................................... 14
Hình 2.2. Tình hình ô nhiễm dầu tại Việt Nam ......................................................... 15
Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện khu vực lấy mẫu ................................................................. 21
Hình 4.1. Bản đồ vùng ven biển thành phố Hạ Long ................................................ 24
Hình 4.2. Các đảo đá tại Vịnh Hạ Long .................................................................... 25
Hình 4.3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại Vịnh Hạ Long (ºC) ................ 26
Hình 4.4. Lượng mưa trung bình các tháng (mm)...................................................... 26
Hình 4.5. Khai thác than ở Quảng Ninh .................................................................... 30
Hình 4.6. Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh ............................................................... 31
Hình 4.7. Nhà máy đóng tàu Hạ Long ....................................................................... 31
Hình 4.8. Một góc tại cảng cá chợ Hạ Long I (cầu Bài Thơ) ..................................... 42
Hình 4.9. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt và hoạt động du lịch khu vực nhà hàng

nổi ven biển cột 5 ...................................................................................... 42
Hình 4.10. Nồng độ BOD5 từ 7/2015 – 1/2016 tại các điểm quan trắc ........................ 43
Hình 4.11. Nồng độ thủy ngân từ 7/2015 – 1/2016 tại các điểm quan trắc ................... 45
Hình 4.12. Diễn biến nhiệt độ tại các điểm lấy mẫu (07/2015 – 01/2016).................... 48
Hình 4.13. Diễn biến độ pH của các điểm lấy mẫu (07/2015 – 01/2016) ..................... 48
Hình 4.14. Hàm lượng váng dầu và nhũ dầu thay đổi theo thời gian............................ 52

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Ngọc Phú
Tên Luận văn: Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, từ đó xác
định các nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kế, xử lý số liệu
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, người lâu năm trong ngành
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thu thập số liệu
Kết quả chính và kết luận
Sau khi thu thập thông tin, số liệu và dùng các phương phân tích cho thấy, nước

biển ven bờ của Vịnh Hạ Long đang bị ô nhiễm bởi dầu, các chất hữu cơ và các kim loại
nặng độc hại. Ở ngoài khơi, tình hình có khả quan hơn, nước biển vẫn còn sạch.
Nhìn chung nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các chất
hữu cơ, dầu và hàm lượng kim loại nặng cao. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này
là sự phát triển của ngành du lịch, vận tải trên Vịnh Hạ Long, chủ trương chính sách của
tỉnh Quảng Ninh về lấn biển và phát triển các ngành du lịch dịch vụ ven biển làm gia
tăng các chất hữu cơ và dầu trên vịnh, ngoài ra, việc phát triển các ngành công nghiệp
cũng làm thải ra vùng nước ven biển nhiều chất thải gây ô nhiễm mà điển hình là các
kim loại nặng trong nước.
Để cải thiện môi trường nước ven bờ Vịnh Hạ Long, cần tăng cường công tác bảo
vệ môi trường, xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, cần
lắp đặt các bộ xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu trên các tàu hoạt động
tại vịnh, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, có các công tác tuyên truyền, nhắc nhở
cho người dân và khách du lich về ý thức giữ gìn môi trường vịnh xanh, sạch, đẹp.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Ngoc Phu
Thesis title: Assess the quality of coastal water areas of Ha Long Bay, Quang Ninh
Province.
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Assessing the current state of coastal water of Ha Long Bay, Quang Ninh, thereby
determining the causes of pollution and suggest some solutions to minimize.

Materials and Methods
- Methods statistical, data processing
- Methods of experts consulted, the longtime industry
- Comparative method
- Methods of analysis
- Methods of data collection
Main findings and conclusions
After collecting the information, data and content of the analysis shows, coastal
water of Halong Bay is contaminated by oil, organic substances and toxic heavy metals.
In offshore, the situation is better, sea water is still clean.
Coastal water along Halong Bay, in general, is mainly influenced by organic
substances, oil and high rate of heavy metals. The developments of tourism and
transportation on Halong Bay can be seen as the first cause to this situation. Besides, the
policies about invading sea and developing tourism service industry at the seaside have
increased the amount of organic substances and oil on Bay. The industrial development,
moreover, has contributed to sea pollution because of sewage, especially heavy metals
in water.
In order to improve the water environment along Ha Long bay, we need to intensify
environment protection, build up domestic sewage and industrial sewage purification
plants, install equipments processing domestic sewage and oiled sewage on ships wich
operate on bay, strictly punish polluting behaviors, implement propagandism and
reminder to citizens also tourists about preserving the beautiful, clean, green environment.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Hiện này vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ đang thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều tổ chức và các cá nhân trên thế giới, nhằm nghiên cứu, đánh giá,

tìm ra các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm. Việc phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường là bài toán khó đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Biển
là tài sản chung của cả nhân loại, do đó việc bảo vệ biển không chỉ là của một địa
phương, một quốc gia riêng lẻ và là việc chung của toàn nhân loại.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh
Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một
phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất
liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản
được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình
tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo
Cống Tây (phía đông) (Wikipedia tiếng Việt).
Năm 1994 và 2000, Vịnh Hạ Long thức được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới, tiếp theo đó, năm 2012 vịnh chính thức trở thành một trong
bảy kỳ quan thiên nhiên mới, là điểm đến của rất nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước. Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh
thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hôm, hệ sinh
thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới,…Với hàng ngàn loài động thực vật
vô cùng phong phú, đa dạng…Vịnh Hạ Long còn có các khu du lịch Bãi Cháy,
Tuần Châu, Cát Bà có cảnh đẹp với các bãi tắm là nơi thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước. Vịnh Hạ Long là một vùng có điều kiện địa lý tự nhiên rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế, không những mạnh về giao lưu buôn bán mà còn rất
phát triển về du lịch.
Hiện nay, Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi ô
nhiễm môi trường. Sự phát triển của phát triển các khu dân cư, hoạt động lấn
biển, khai thác khoáng sản, du lịch...ở khu vực này làm tích tụ rác thải rắn và các
chất gây ô nhiễm nước. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
sinh thái mà còn có tác động tiêu cực đến trải nghiệm của du khách đối với một

1



khu vực vốn chủ yếu dựa vào du lịch để phát triển (như được phản ánh trong các
đánh giá trên TripAdvisor). Từ năm 2005 đến năm 2015, lượng khách quốc tế
đến Vịnh tăng hơn gấp đôi từ 1,4 triệu lên xấp xỉ 2,6 triệu (Sở Văn hóa Thế thao
và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo hàng năm, 2015). Mặc dù các tác động của
du lịch đối với môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm (IUCN 2014; JICA
2013; Vietnamplus 2012), nhưng vẫn chưa có bất kỳ một cuộc khảo sát cũng như
phân loại các nguồn xả thải chính ra vịnh. Vì vậy, đề tài này phần nào đóng góp
vào các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ, từ đó
có các đánh giá về chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Xuất phát từ mục đích là góp phần tìm ra các giải pháp quản lý môi trường
một cách hiệu quả và thiết thực, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá chất
lượng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, tìm hiểu các nguồn
gây ảnh hưởng tới môi trường Vịnh Hạ Long để từ đó nghiên cứu các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của Vịnh Hạ Long –
một danh lam thắng cảnh của nước ta và của cả thế giới.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá, phân tích hiện trạng chất lượng nước ven bờ Vịnh Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
- Nắm bắt các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ven
bờ Vịnh Hạ Long.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước biển ven bờ Vịnh Hạ
Long nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước mặt ven bờ Vịnh Hạ Long và phát
triển bền vững.
1.3. YÊU CẦU CỦA NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu được các yếu tố gây tác động lên nước biển ven bờ vịnh.
- Đánh giá chất lượng nước tại vùng biển ven bờ vịnh.
- Phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu, gây suy giảm chất lượng
nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long.

- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Nghiên cứu này giới hạn phạm vi nghiên cứu trên Vịnh Hạ Long chủ yếu
tập trung vào vùng biển ven bờ khu vực thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 và một vùng biển đặc
quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000km2. Khu vực bờ biển cũng như các đảo có
vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển và an ninh, quốc phòng. Trên biển có
trên 3.000 đảo lớn nhỏ.các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế
trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều
đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt
động khai thác biển xa. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km, đây là những tiền
đề cho phép hoạch định một chiến lược biển, phù hợp với xu thế phát triển của
một quốc gia biển (Wikipedia tiếng Việt). Biển thực sự là phần lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh
thần và vật chất cho người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Tuy nhiên do sức ép dân số, sức ép kinh tế và khả năng quản lý tài nguyên
kém hiệu quả dẫn tới hậu quả ô nhiễm môi trường biển và đới bờ trở thành vấn
đề báo động đỏ.
2.1. HIỆN TRẠNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy
thoái. Hàm lượng Kim loại nặng, dầu mỡ, các chất thải đổ ra biển ngày càng
nhiều. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ- nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải
sản cũng bị ô nhiễm.
Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng aldrin (aldrex, aldrite,..), eldrin
(hexadrin) và dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox…) trong các mẫu sinh vật
đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa

dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy
giảm rõ rệt. Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân
mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,1411.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).Các chất aldrin,
eldrin, dieldrin, đặc biệt là aldrin và eldrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến
đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg (Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV,
Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015).
Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung
tuần tháng bảy âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà,

3


Ninh Thuận, Bình Thuận. Thuỷ triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở nam trung bộ.
Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa nhũng bột báng màu
xám đen dày cả tắc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Thiệt hại
do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn. Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được
khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/ lít.
Hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá,
san hô, rong cỏ biển (Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài
nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015).
Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có
nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn,
từ các ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất và du lịch…trong đó đáng kể nhất
và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh,
xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại,
nhựa, cặn dầu (Thu Ngân – Phòng thông tin và dữ liệu, bài báo “ô nhiễm môi
trường biển ở Việt Nam”, trang web đài khi tượng thủy văn Nam Trung Bộ).
Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270300 triệu tấn phù xa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất
hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập
trung, từ các khu công nghiệp và đô thị, từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển

và các vùng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2018, dự tính lượng chất thải sẽ tăng
rất lớn ở các vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ
tổng số 26-52 tấn/ngày và tổng amoni 15-30 tấn/ngày (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011 – 2015).
Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển
và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm
bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng môi
trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất
lớn về đa dạng vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác
nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai thác hải
sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất
huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất
cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu
hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.

4


Trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thì các chất phóng xạ cũng
đóng góp một vai trò đáng kể. Các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng
lân cận các mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận
lợi, các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây ô nhiễm nước biển.
Khi con người khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vô hình dung đã tàn
phá thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, mất lớp phủ thực vật che chắn và
bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói lở và bóc mòn, quặng bị phong hóa phá hủy
và phát tán đi các nơi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.nNước
thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được xử lý, thu gom, để chảy tràn lan
ra môi trường xung quanh. Các bãi biển đều có địa hình dốc ra phía biển, càng
làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theo các chất phóng xạ và
các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển.

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng. Các cảng đều phải đối mặt
với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét
luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l, cảng
Đà Nẵng 33-167mg/l. Nồng độ dầu ở một số cảng xấp xỉ hoặc vượt mức cho
phép 0,5mg/l (QCVN 10-MT:2015/BTNMT), cảng Hải Phòng 0,42mg/l, cảng
Cái Lân 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l, cảng Vietso Petro 7,57mg/l. Mặt dầu
loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng oxy trong nước
thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/l vào mùa lũ, trong khi
đó nhu cầu oxy rất cao,cần tới 13,6-31mg/l. (Nguyễn Đình Dương, Viện địa lý,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ô nhiễm dầu trên vùng biển
Việt Nam và kế cận, 2013). Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra
biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một số cảng đáng
báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép,cảng Vũng Tàu vượt
3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển
của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa
tiêu chuẩn hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển,
điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn
san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy
mạc" không còn tôm cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo
tồn thiên nhiên nước ta đã cảnh báo. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam đến nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-

5


25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất
tốt (trên 75%). Các rạn san hô ở vùng biển Việt Nam có giá trị cực kỳ quan
trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển
thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và

ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ
ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản (Vũ Thanh Ca, Viện
nghiên cứu quản lý Biển và Hải Đảo, Môi trường biển: Khái niệm và các vấn đề
về môi trường biển, 2010).
Nhưng một nghịch lý vẫn đang xảy ra với hệ sinh thái này. Trước đây con
người không bao giờ hại đến san hô nhưng nay nhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non
bộ, trang trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình trạng khai thác, vận chuyển,
buôn bán san hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất phức tạp. Bờ Đông
Nam của đảo Cồn Cỏ từng bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác
san hô đen đem bán. Nhiều khu vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã
thành một loại nghề sinh sống. Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng
đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái. Những rạn san hô mất đi, đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản.
Viện Hải Dương học Việt Nam đã từng cảnh báo: "Chưa bao giờ nguồn san
hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50
tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải
Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam"
(Châu Văn Minh, Phạm Quốc Long, Viện Hải Dương học Việt Nam, Một số hoạt
chất sinh học từ sinh vật biển Việt Nam, 2009).
2.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM
2.2.1. Yếu tố tự nhiên
2.2.1.1. Các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển gây hại
Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển gây hại ngày một gia tăng về số
lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy giảm số lượng các sinh vật
biển có lợi.
Hiện tượng thường gặp nhất là sự phát triển mạnh mẽ của tảo hay còn gọi
là hiện tượng “nở hoa” của tảo. Hiện tượng này xảy ra trong điều kiện nước phì
dưỡng và khí hậu phù hợp (ấm, nắng, yên tĩnh). Trong điều kiện nêu trên thì tảo
hoặc vi khuẩn lam phát triển mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng nở hoa (hiện tượng


6


này thường xuất hiện theo chu kỳ ở biển và hồ). Khi xảy ra sẽ làm giảm chất
lượng nước vì nước thường có váng, mùi khó chịu và không còn thích hợp cho
mục đích giải trí và thậm chí còn nguy hiểm cho đánh cá, du thuyền và bơi lội.
Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là
hiện tượng nở hoa của tảo (algal blooms) ở biển. Hiện tượng tảo nở hoa (có tài
liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước - water blooms) gây ra bởi các loài vi
tảo (microalgae) và vi khuẩn lam (cyanobacteria, hay tảo lam – blue green algae)
sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát
quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Sau đây gọi chung nhóm vi sinh vật
này là tảo. Như vậy có nghĩa là hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước
ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt
nước (phytoplankton) hoặc ở tầng đáy (Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Như
Thanh, Dương Đức Tiến (2003). Vi sinh vật học nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm). Vì vậy có ý kiến cho rằng thủy triều đỏ chỉ xảy ra ở bề mặt nước
là chưa đúng.
Có một số nguyên nhân khiến tảo nở hoa:
- Điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của các loài tảo
về: nhiệt độ, ánh sáng, pH, hàm lượng các chất hữu cơ, nitrat, phốt phát trong
nước; môi trường nước đứng (không lưu thông). Có nghiên cứu đã khẳng định
bụi giàu sắt đến từ một số sa mạc rộng lớn như như sa mạc Sahara cũng gây nên
hiện tượng này. Sắt là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho nhiều loài tảo (Phương
Vũ (2016). Thủy triều đỏ là gì ? />- Do sự chuyển động của các dòng hải lưu: chuyển động thay thế của các
dòng nước nóng lạnh trong lòng đại dương.
- Liên quan đến biến đổi khí hậu trên quy mô lớn như hiện tượng El Nino xảy
ra ở Thái Bình Dương. Nước biển ấm lên cũng làm cho tảo phát triển mạnh.
Như vậy hiện tượng tảo nở hoa có thể gây ra bởi con người hoặc có nguyên
nhân tự nhiên.

Màu sắc của sinh khối vi tảo phát triển trên bề mặt nước có thể là màu đỏ
hoặc xanh, xanh vàng, tím, hồng, nâu, xám, màu cám gạo… . Cũng có trường
hợp tảo nở hoa nhưng không làm cho nước chuyển màu, chứ không phải lúc nào
mặt nước cũng có mầu đỏ khi tảo nở hoa. Gọi là thủy triều đỏ nhưng hiện tượng
này không liên quan đến thủy triều.

7


Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố (harmful algal) và các
loài không có độc tố (non - harmful algal). Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số các loài tảo
là có độc tố và độc tố do tảo tiết ra được gọi chung là phycotoxin. Khi các tảo
độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan
(hepatotoxin), nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin) nhóm độc tố gây tiêu chảy
DSP (Diarrheric Shellfish Poison). Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật
sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển
(marine mammals, như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài
chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống
phải nguồn nước bị nhiễm độc. Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây
khó thở (Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Như Thanh, Dương Đức Tiến (2003). Vi
sinh vật học nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Ngoài việc tạo ra các
độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có
mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh
khối lớn. Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước
khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy. Nhìn chung, hiện tượng
nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây
thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, hiện tượng tảo nở hoa không phải lúc nào cũng có hại. Một số loài
tảo không gây độc khi nở hoa lại tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động

vật thủy sinh. Chúng cung cấp năng lượng và thức ăn cho chuỗi thức ăn của các
thủy vực (National Oceanic And Atmospheric Administration (United States
Departmentof Commerce). What is a redtide?).
2.2.1.2. Các biến động địa chất
Các hoạt động địa chất như núi lửa, động đất…khi hoạt động, chúng giải
phóng SO2, nhiều chất khác từ trong lòng trái đất kèm theo đó là một lượng lớn
đất đá với nhiệt độ rất cao làm thay đổi hàm lượng các chất trong nước biển, ảnh
hưởng tới môi trường sống của một loạt các sinh vật trong nước, làm chết hàng
loạt sinh vật biển
Núi lửa
Núi lửa là hiện tượng mà nham thạch cùng với các vật chất khác phun
bắn lên mặt đất theo chu kỳ. Thường sức mạnh của nham thạch phun ra rất
lớn.Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống

8


gần khu vực núi lửa hoạt động, tương đương với dân số toàn thế giới vào
đầu thế kỷ 17.
Hiện tại (2016) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên
trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông
Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích
trong kiến trúc địa lý. Ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết
đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu
Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một
cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra
từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra
lần nữa.
Động đất
Là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất

thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những
bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất
rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra
khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện
động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần
của thạch quyển của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí
các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại
ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong
một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Sóng thần
Là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại
dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng
những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa
phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại
của sóng thần có thể ở mức cực lớn.
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng
theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển
lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục
địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các
cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi
nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn
tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng

9


chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi
là động đất tại đáy biển. Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì
nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm
chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống

đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có
thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần. Các con sóng được hình
thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng
của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn
sóng trên mặt ao.
2.2.1.3. Biến đổi khí hậu (BĐKH)
Ảnh hưởng của nhiệt độ tăng và biến đổi lượng mưa: Dưới tác động
của BĐKH, những năm gần đây, tại miền Bắc, nơi có nhiệt độ mùa đông thấp, đã
nhiều lần ghi nhận các đợt lạnh bất thường (ví dụ như đợt lạnh lịch sử mùa đông
năm 2015, nhiều vùng chưa bao giờ có tuyết, nay đã xuất hiện). Các đợt lạnh cực
đoan này đã gây ra hiện tượng sương muối nhiều hơn và chính là một nhân tố
hạn chế sự sinh trưởng của các sinh vật trong nước biển. Ở khu Đông Bắc Việt
Nam vào những ngày khô hanh trong mùa đông lạnh bất thường, thường có
sương muối vào ban đêm gây tổn thất cho cây ngập mặn, nhất là vào những ngày
nước triều kiệt.
Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến
sự phân bố và phân vùng của các loài sinh vật. Sở dĩ lượng mưa có ảnh hưởng
đến sự phân bố các quần xã và thành phần loài vì nó cung cấp nước cho đất, tăng
cường lượng nước ngọt chảy qua bề mặt, làm giảm nồng độ muối trong đất. Tuy
nhiên, lượng mưa lớn không phải bao giờ cũng có lợi. Do ảnh hưởng của BĐKH
nên các hiện tượng cực đoan như hạn hán, mưa, lũ lớn thường xuyên xảy ra hơn
cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong thời gian ngắn và
nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Tại Quảng Ninh, cá biệt, xảy ra hiện tượng ngọt hóa nước biển (Sở Tài nguyên
và Môi trường, Báo cáo về Biến đối khí hậu tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 20112015). Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọc rửa hết muối trong đất, ngược lại về
mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao. Ảnh hưởng này của mưa lớn do
BĐKH đã được quan sát thấy ở khu vực Bắc Trung Bộ. Số liệu khí tượng tại các
khu vực như thị xã Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, thị xã Đồng Hới (Trung tâm khí

10



tượng thủy văn Trung ương)…cho thấy đây là những nơi thường có mưa lớn bất
thường và xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, có ngày mưa tới 400-500 mm
và thường tập trung vào 2 tháng 9 và 10, trùng với mùa mưa bão (cũng có tần
xuất xuất hiện thường xuyên hơn do ảnh hưởng của BĐKH) nên lượng mưa càng
lớn hơn.Ngược lại, vào thời điểm vào đầu và giữa mùa hè (tháng 4-7), do tác
động của gió tây nam khô nóng với cường độ và thời gian kéo dài hơn do tác
động của BĐKH nên làm cho các vùng nước ven biển bị bốc hơi rất mạnh, nồng
độ muối trong đất tăng lên rất cao (tới 40-60%). Ngoài ra, gió mùa đông bắc
cũng góp phần quan trọng làm tăng mực nước biển ở Việt Nam. Gió mùa xuất
hiện vào mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, vào thời kỳ thủy
triều cao nhất trong năm (tháng 10 đến tháng 12).
Ảnh hưởng của bão:. Với tần suất bão lớn (hàng năm có từ 5 -10 cơn bão
đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ), hầu như năm nào Việt Nam cũng phải hứng chịu
nước dâng do bão. Nước dâng lớn thường xảy ra tại các vùng miền Trung: ở dải
ven bờ Nghệ An đã đo được nước dâng do bão trên 3,2m; dải ven bờ từ Thừa
Thiên Huế trở vào Nam Trung Bộ, nước dâng đo được thay đổi trong khoảng 2,5
– 3m; dải ven biển Nam Bộ có những đặc thù riêng về đường bờ, kênh rạch và hệ
thống rừng ngập mặn, nước dâng cũng đã đo được từ 1m tới 2,5m (Trung tâm
Khí tượng thủy văn Trung ương). Do tác động của BĐKH bão lũ ngày càng xuất
hiện với tần xuất lớn hơn và mức độ mạnh hơn đã gây ảnh hưởng lớn đến các hệ
sinh thái ven bờ, làm ảnh hưởng tới chất lượng các vùng biển này. Đặc biệt là các
khu rừng ngập mặn trong các đầm phá ven biển hoặc bãi bồi phù sa. Những cơn
bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và cường độ ngày
càng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã phá huỷ các hệ sinh thái tự nhiên,
phá huỷ môi trường sống của nhiều loài tôm cá biển cũng như chim nước. Sóng
to, mưa lớn làm cho cây bị gãy cành, rụng hoa quả và cuốn trôi ra biển làm tăng
sức ép lên nước biển ven bờ.
2.2.1.4. Các nguồn thải từ đất liền

Các con sông chính là nơi mang theo một lượng lớn phù sa, các chất từ đất
liền ra các vùng biển ven bờ. Hiện nay, với mật độ dày đặc các cơ sở công
nghiệp, các khu dân cư ven sông thì các con sông hầu hết đều mang một lượng
lớn các chất thải gây ô nhiễm ra biển.

11


Bảng 2.1. Tổng thải lượng một số chất ô nhiễm đổ ra biển
của một số hệ thống sông và cả nước
Đơn vị: tấn/năm
Thông số

Hệ thống
sông

Cu

Pb

Zn

As

Hg

Cd

NO3


PO4

Thái Bình

1.101

154

3.352

120

17

164

10.466

9.888

Hồng

2.817

730

2.015

448


11

118

24.602

14.860

Hàn

37

16

79

2475

36

Thu Bồn

62

16

192

7.900


2.500

102

2.921

26

79.570

10.220

190

12.775 982

13

128

134.750 24.750

21.739 2.407

133

1082

273.720 60.971


Sài

Gòn



Đồng Nai
Mêkông

1.825

Cả nước

14.184 2.063

Nguồn: Chương trình nghiên cứu Biển cấp Nhà nước KT.03.07

Trung bình 20 km có một cửa sông. 8 hệ thống sông lớn với lưu vực trên
10.000 km2 (Hồng, Thái Bình, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai-Sài Gòn và Cửu
Long), lưu lợng hàng năm 880 tỷ m3 nước và 300 triệu tấn bùn cát. Mang theo
một lượng lớn các chất ô nhiễm: hơn 100 nghìn tấn Nitrat, khoảng 22 nghìn tấn
Kẽm, gần 20 nghìn tấn Đồng, trên 1.000 tấn Cadimi...(Trần Hiếu Nhuệ, các
nguồn thải và ô nhiễm ven biển Việt Nam, 2010).
2.2.2. Yếu tố con người
2.2.2.1. Sức ép dân số
Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng
như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập
trung sôi động các hoạt động phất triển của con người: trên 50% số đo thị lớn,
gần 60% dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu
chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển – hàng hải và du lịch

sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2015 (Niên giám thống kê Quốc gia năm
2015). Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước.
Đi kèm các hoạt động trên là sụ gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết

12


quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy
giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ
nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình
họ vẫn cần có cá hằng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác
nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ biển ngày càng cạn kiệt.
Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ
tứ xứ, thậm trí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người
nghèo, xa quê đến vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống. Họ tụ tập
thành các “vạn chài”, đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, sống với
sông nước và gắn liền cuộc sống với con thuyền, nên tư duy người vạn chài hết
sức giản đơn, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn
xa vời với họ. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp do không
có điều kiện học tập. Cũng vì thế mà nhận thức về môi trường và tài nguyên biển
của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém. Hành vi và cách ứng xử của họ
với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói
quen tự giác.
2.2.2.2. Sức ép về kinh tế
Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ
bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môt trường ven biển là hiện tượng nuôi thuỷ sản
tràn lan, không có quy hoạch. Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên
37000ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 30-35% diện tích
nước mặn lợ). Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp

dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện
tràn lan…Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương khai
thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước
ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác
bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi
thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du
lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của
biển. Điển hình là vườn quốc gia Cát Bà với 5.400ha mặt nước, từ một hòn đảo
khá đẹp và trong lành, Cát bà đã biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được
đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Những khu du lịch, khu nuôi cá
lồng bè, khu đánh bắt cá…Tất cả đều được quy hoạch “bám” ra mặt biển. Theo
thống kê, mỗi ngày có hang nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển.

13


2.2.2.3. Tràn dầu
Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ
xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là
một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do
các sự cố hư hỏng hay đắm tàu trở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn
khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần
đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt
là vùng nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340
giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối
lượng lớn. Trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5600 tấn rác
thải dầu khí, trong đó có 20 đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi
chứa và nơi xử lý.
Theo đánh giá chung trên cơ sở các nghiên cứu khoa học của thế giới,

lượng dầu thải hàng năm xuống các vùng biển ước tính theo tỷ lệ khối lượng như
sau:

Thải nước lacanh và
ballast, 73%
Tiếp dầu và cá hoạt
động khác , 6%

Tai nạn, 21%

Hình 2.1. Tỷ khối các nguồn xả dầu thải
Nguồn: US National Academy of Sciences (2012)

Như vậy, ô nhiễm dầu trên biển chủ yếu là do các hoạt động cố tình, thiếu ý
thức bảo vệ môi trường biển của những người tham gia giao thông trên biển gây ra.

14


Tại vùng biển của Việt Nam, tình hình ô nhiễm dầu (theo khối lượng %)
được thống kê như sau:
Rửa hầng hang:

46

Tai nạn: 24

Thải nước ballast:

22


Sự cố khi tiếp và nhận dầu: 3

Vệ sinh tàu trong cảng: 2

Sự cố tiếp dầu,
3%

Các hoạt động khác: 3

Vệ sinh tàu, 2%

Các loại khác,
3%

Thải nước
ballast, 22%

Rửa hầm tàu,
46%

Tai nạn, 24%

Hình 2.2. Tình hình ô nhiễm dầu tại Việt Nam
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam (2014)
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu an toàn dầu khí, từ năm 2000 đến
năm 2014 tại Việt Nam đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển
ven bờ. Đặc biệt, trong hai năm 2006, 2007 tại khu vực bờ biển Việt Nam thường
xuyên xuất hiện nhiều sự cố tràn dầu “bí ẩn”. Nhất là từ tháng 1 đến tháng 62007 đã liên tục xuất hiện rất nhiều vết dầu ở 20 tỉnh ven biển từ đảo Bạch Long
Vĩ xuống mũi Cà Mau. Các tỉnh này đã thu gom được 1,720.9 tấn dầu.

Dầu có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Hầu hết các
loài động thực vật thuỷ sinh đều bị tác hại bởi dầu, do dầu ngăn cản quá trình hô
hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. Dầu với hàm lượng lớn hơn 0,1 mg/l có
thể làm chết các con non và ấu trùng biển, với hàm lượng trên 1,2 mg/l có thể
tiêu diệt các loài động vật phù du. Các loài tảo kém nhạy cảm hơn đối vối tác
động trực tiếp của đầu so với các loài thuỷ sinh khác, nhưng tảo lại nhạy cảm với
tác động thứ cấp do dầu gây ra.

15


×