Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tìm hiểu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp, vấn đề định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.06 KB, 16 trang )

Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………...2
I.

Khái quát chung về công ty và vấn đề góp vốn vào công ty….2

1.

Khái quát chung về công ty………………………………………...2

2.

Vấn đề góp vốn của công ty………………………………………...3

II. Phân tích nội dung pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp,
định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty……4
1.

Hình thức góp vốn………………………………………………….4

2.

Định giá tài sản góp vốn vào công ty……………………………….7

3.

Chuyền quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty…………….....10


III. Một số hạn chế và những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả các
quy định về hình thức vốn góp, định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vồn vào công ty……………………………………………………….….14
1.

Hạn chế……………………………………………………...…….14

2.

Những ý kiến, kiến nghị nhằm nầng cao hiệu quả………………...14

KẾT LUẬN ……………………………………………………………15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………16

1


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1

LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là yếu tố cực kì quan trọng không thể thiếu khi thành lập bất kì loại
hình doanh nghiệp nào. Nó không những quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lí của doanh nghiệp,
quyết định quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu, chủ đầu tư của doanh
nghiệp. Mà một trong các nguồn quan trọng và chủ yếu nhất để hình thành vốn
của doanh nghiệp chính là vốn góp của các thành viên khi thành lập doanh
nghiệp, vì vậy việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn
góp, vấn đề định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công
ty (doanh nghiệp) là cần thiết.
I. Khái quát chung về công ty và vấn đề góp vốn vào công ty:

1. Khái quát chung về công ty
1.1.Khái niệm công ty
Điều 2 Luật Công ty năm 1990 của Việt Nam tuy không đưa ra một khái
niệm chung về công ty nhưng qua định nghĩa về công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn thì : "Công ty …là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng
góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp
và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của
mình góp vào công ty".
1.2.Phân loại công ty
Căn cứ vào tính chất liên kết,chế độ chịu trách nhiệm của thành viên
công ty và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp lý người ta chia công ty
thành hai loại cơ bản là:


Công ty đối nhân

Công ty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên
kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn
vốn là yếu tố thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự
tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản của công ty.
Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản:
-

Công ty hợp danh;
2


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
-


Công ty hợp vốn đơn giản.



Công ty đối vốn

Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến nhân
thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Đặc điểm quan trọng
của công ty đối vốn là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá
nhân.
Các công ty đối vốn thông thường chia làm hai loại:
-

Công ty cổ phần;

-

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.Vấn đề góp vốn vào công ty
2.1. Khái niệm góp vốn
Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp có quy định: "Góp vốn là việc đưa
tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của
công ty." Góp vốn là cách thức chủ yếu để xác lập tư cách thành viên công ty.
Nhà đầu tư sẽ có tư cách thành viên khi họ góp vốn vào công ty. Khi đó, họ có
quyền sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp và chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của công ty trong phạm
vi phần vốn góp của mình
2.2. Đối tượng có quyền góp vốn
Tại khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 có quy định:

" Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn
vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật
này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này."
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 và Pháp lệnh
cán bộ công chức quy định thì tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, trừ những trường
hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng
tài sản của Nhà nước và Công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình.
3


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.
* Công chức chỉ bị hạn chế việc góp vốn kinh doanh vào những ngành
nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, hạn chế này không
áp dụng đối với các ngành nghề khác.
Cán bộ, công chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
theo khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005. Do đó, công chức không thể
góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn thì đương nhiên là thành viên
Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty; công chức chỉ được
góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia
Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành
viên góp vốn.
II. Phân tích nội dung pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp,
định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty
1.Hình thức vốn góp:
Cũng tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp có quy định: "Tài sản góp

vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử
dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản
khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công
ty."
1.1. Tài sản góp vốn là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
Việc góp vốn dưới hình thức là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng là những hình thức đơn giản. Đây là những tài sản mà khi góp vốn sẽ
không phải định giá tài sản, cũng không cần phải thực hiện việc chuyển quyền
sở hữu cho công ty. Chính vì thế nên việc góp vốn bằng những tài sản này sẽ
được thực hiện một cách dễ dàng.
1.2. Tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất
Luật đất đai 1993 ra đời đã quy định năm quyền cơ bản của người sử
dụng đất. Từ đó, quyền sử dụng đất được coi như một thứ tài sản, có thể dùng
để góp vốn làm ăn kinh doanh. Luật đất đai 2003 đã mở rộng đối tượng được
4


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tạo ra sự thuận lợi trong việc đầu tư, sản xuất,
kinh doanh. Như vậy, quyền sử dụng đất cũng được coi là một tài sản và đây là
một quyền tài sản mà người có quyền sử dụng trong một số trường hợp do pháp
luật quy định cũng có quyền góp vốn để sản xuất kinh doanh thông qua hợp
đồng.
Theo quy định tại điều 727 Chương XXXII Bộ Luật Dân sự năm 2005
thì hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó, người sử dụng đất góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử
dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
chủ thể khác theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai.
1.3.Tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ
Xuất phát từ vai trò ngày càng quan trọng của giá trị quyền sở hữu trí

tuệ, chúng đã được công nhận là một loại tài sản có thể góp vào doanh nghiệp
từ Luật công ty 1990. Điều này được khẳng định tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh
nghiệp 2005. Quy định đó chứng tỏ chất xám của con người đã được đưa vào
vốn đầu tư của doanh nghiệp, nắm giữ loại tài sản này là một trong những yếu
tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2010 ngày 1/10/2010 quy định
chi tiết luật doanh nghiệp, thay thế cho Nghị định 139/2007 ngày 25/09/2007.
Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều người là quy định
góp vốn bằng "quyền sở hữu trí tuệ".
Điều 5, Nghị định 102 quy định quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác
giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối
với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp
luật. Chỉ cá nhân, tổ chức sở hữu các quyền này mới có quyền sử dụng để góp
vốn.
-

Quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều 750 BLDS 2005 quy định: "Quyền tác giả

5


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do
mình sáng tạo".
-

Quyền sở hữu công nghiệp:


Tại Điều 780 BLDS 2005 có quy định: "Quyền sở hữu công nghiệp là
quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ
hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định".
Giá trị quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản mà tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình có quyền góp vốn vào công ty.
Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ quy định góp vốn bằng "thương
hiệu" cũng được nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Pháp luật hiện
nay không có khái niệm chung về thương hiệu. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn
cụ thể việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Riêng về
khái niệm góp vốn bằng "thương hiệu" do từ trước đến nay không có quy định
cụ thể nên việc góp vốn có thể được hiểu thông qua các quy định liên quan. Ví
dụ: góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa...
1.4.Tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu công nghệ, bí quyết kỹ
thuật
Khoản 3 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 có giải thích
rằng: "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không
kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm".
Quyền sở hữu công nghệ bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt công nghệ.
1.5. Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty
Đó có thể là tài sản hữu hình hay vô hình. Tuy nhiên, không phải bất cứ
tài sản nào cũng có thể được dùng để góp vốn vào công ty mà tài sản góp vốn
đó phải hợp pháp. Nếu tài sản khác này không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ
tự do chuyển đổi, vàng thì phải được định giá. Trong thực tế hoạt động đầu tư,
tài sản góp vốn rất phong phú, có thể là những giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái

6



Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
phiếu hoặc là máy móc, động cơ, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện giao
thông...
2. Định giá tài sản góp vốn vào công ty
Quy định tại Điều 23 Luật doanh nghiệp 1999 đã khắc phục hạn chế tại
Điều 9 Luật công ty 1990. Điều 9 Luật công ty 1990 chỉ dừng lại ở việc nêu
vấn đề định giá tài sản góp vốn mà chưa nêu ra được nguyên tắc, cách thức
định giá cũng như trách nhiệm của các chủ thể xung quanh việc định giá tài sản
góp vốn. Điều 30 Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục quy định về vấn đề định giá
tài sản góp vốn vào công ty.
Các nhà làm luật Việt Nam đã ý thức rõ ràng về sự khác nhau trong việc
góp vốn để thành lập công ty với góp vốn vào một công ty đang hoạt động
bằng việc chỉ ra sự khác biệt của thẩm quyền định giá.
Việc định giá tài sản hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận với nhau, không
có sự can thiệp, tham gia của người đại diện từ cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
2.1. Đối tượng tài sản góp vốn vào công ty phải được định giá
Như trên đã phân tích, tài sản góp vốn vào công ty có thể là tiền Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền
sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ
công ty do thành viên góp để tại thành vốn của công ty (Khoản 4 Điều 4 Luật
doanh nghiệp 2005). Theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định: " Tài
sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải
được…định giá." Như vậy, đối tượng tài sản góp vốn vào công ty phải được
định giá là:
-

Giá trị quyền sử dụng đất


-

Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật

-

Tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

Trên cơ sở đó, vốn điều lệ của công ty mới xác định rõ ràng, quyền lợi
của các bên được đảm bảo tối đa.

7


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
2.2. Nguyên tắc định giá
Tài sản góp vốn vào công ty thuộc những đối tượng vừa trình bày ở trên
sẽ phải được người có thẩm quyền tiến hành định giá theo những nguyên tắc
nhất định.
Luật công ty 1990 chưa nêu ra được nguyên tắc định giá. Luật doanh
nghiệp 1999 đã khắc phục hạn chế đó bằng việc chỉ ra một nguyên tắc định giá
khá chặt chẽ. Kế thừa quy định của Luật doanh nghiệp 1999, tại khoản 2 Điều
30 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: "Tài sản góp vốn khi thành lập doanh
nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc
nhất trí."
Trong thực tế hoạt động định giá tài sản góp vốn, để tìm được sự nhất trí
cho việc xác định giá trị tài sản không hề đơn giản. Để có thể định giá một cách
chính xác và đạt được sự nhất trí của các thành viên, cổ đông sáng lập thì người
có thẩm quyền định giá phải có đủ trình độ để xác định trị giá tài sản. Tuy
nhiên, pháp luật không thể đòi hỏi người có thẩm quyền định giá phải có đủ

trình độ, nghiệp vụ để có thể xác định trị giá của loại tài sản góp vốn là bao
nhiêu tiền Việt Nam. Do đó việc định giá tài sản cần có sự hợp tác cao giữa
những người có thẩm quyền định giá để đi đến một mức giá cụ thể, phản ánh
xác thực về hiện trạng tài sản mà nhà đầu tư thấy rõ là hợp lý, đảm bảo không
gây ra tranh chấp.
Nguyên tắc đinh giá tài sản góp vốn suy cho cùng là trên cơ sở bảo đảm
quyền lợi cho nhà đầu tư, cho công ty tiếp nhận vốn và cả bên thứ ba.
Luật đât đai 2003 đã xác định các nguyên tắc khi định giá đất, nên khi
công ty tiếp nhận vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất sẽ căn cứ vào cơ sở pháp
lý này để phục vụ cho công tác định giá.
Chỉ khi dựa trên những căn cứ pháp luật, thì giá trị tài sản góp vốn mới
được xác định chính xác, nguyên tắc định giá tài sản mà Luật doanh nghiệp đưa
ra mới có tính khả thi.
Luật doanh nghiệp đưa ra được nguyên tắc định giá tài sản góp vốn là
một tiến bộ lớn so với Luật công ty.
8


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
2.3. Thẩm quyền định giá
Luật công ty quy định quyền định giá tài sản góp vốn thuộc về đại hội
đồng thành lập công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì quyền định giá tài
sản góp vốn thuộc về các thành viên, cổ đông sáng lập, trong trường hợp các
thành viên, cổ đông sáng lập không tự định giá thì có thể thuê tổ chức định giá
chuyên nghiệp định giá. Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định rõ
ràng quyền định giá tài sản góp vốn vào những thời điểm khác nhau. Đó là góp
vốn khi thành lập doanh nghiệp và góp vốn trong quá trình hoạt động.
-

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:

Do các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên

nghiệp định giá.
-

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

Do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ
chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Thường trong những trường hợp tài sản góp vốn đơn giản thì các thành
viên, cổ đông sáng lập sẽ tự định giá theo nguyên tắc nhất trí. Nếu thành viên,
cổ đông sáng lập không trực tiếp tiến hành thì có thể thuê những tổ chức định
giá chuyên nghiệp có chức năng định giá tài sản.
2.4. Trách nhiệm của người định giá
Luật doanh nghiệp đặt ra vấn đề trách nhiệm, nhằm mục đích để người
có quyền định giá phải ý thức cao về quyền hạn và nghĩa vụ của mình.
Luật quy định việc định giá tài sản góp vốn hoàn toàn do các bên tiến
hành và tự chịu trách nhiệm.
Đối với trường hợp thành viên, cổ đông sáng lập tự tiến hành định giá tài
sản góp vốn, tất cả thành viên, cổ đông sáng lập cùng chịu trách nhiệm về giá
trị tài sản. Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá
trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới
chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn
tại thời điểm kết thúc định giá. Quy định này buộc người định giá phải có trách
9


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
nhiệm cao, trung thực và hiểu biết. Song trên thực tế, không phải lúc nào người

có quyền định giá tài sản cũng có đủ trình độ để xác định chính xác về giá trị
của tài sản góp vốn. Pháp luật cũng không thể đòi hỏi họ phải có đủ trình độ,
khả năng định giá tốt về tài sản. Từ hiện trạng đó, công ty có thể thuê các tổ
chức định giá chuyên nghiệp để định giá.
Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản
góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp nhận. Trong trường
hợp này, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm
góp vốn thì tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài
sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Quyền lợi của nhà đầu tư gắn liền với giá trị phần vốn góp, do đó định
giá tài sản chính xác, sát với giá trị thực tế sẽ bảo vệ tối đa quyền lợi của nhà
đầu tư, tạo tâm lý an tâm khi đầu tư kinh doanh.
Nếu như có những quy định cụ thể hơn về cơ chế bảo vệ quyền lợi của
người có tài sản bị định giá sai, trách nhiệm cụ thể của người có thẩm quyền
định giá thì hiệu lực của Luật doanh nghiệp còn có thể phát huy cao hơn nữa.
3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty
Công ty là một thực thể pháp lý độc lập với nhà đầu tư; có tài sản riêng,
tách bạch với tài sản của cá nhân nhà đầu tư (ngoại trừ công ty hợp danh). Để
đảm bảo sự tách bạch này, thì tài sản góp vốn của nhà đầu tư phải được chuyển
quyền sở hữu cho Công ty.
Luật công ty 1990 đã đề cập đến vấn đề này song chỉ mới dừng lại ở thời
hạn góp vốn khi quy định "phần vốn góp phải được nộp đủ ngay khi công ty
chính thức thành lập" (điều 9 Luật công ty) mà chưa cụ thể hóa thời điểm
chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ thành viên góp vốn sang công ty, chưa quy
định rõ phương thức góp vốn cũng như chưa nêu rõ được bản chất pháp lý của
quan hệ này.

10



Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
Luật doanh nghiệp 1999 đã khắc phục hạn chế này bằng cách quy định
tại điều 22 về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty. Kế thừa
quy định đó Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục quy định vấn đề này tại Điều 29.
Theo đó, tùy theo từng loại tài sản mà thời điểm chuyển dịch quyền sở
hữu cũng được quy định khác nhau. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
là nghĩa vụ của người cam kết góp vốn. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn
góp, thành viên của công ty được cấp giấy chứng nhân phần vốn góp (đối với
công ty TNHH và công ty hợp danh) hoặc cổ phiếu (đối với công ty cổ phần).
Đây chính là bằng chứng xác nhận tư cách thành viên công ty của người góp
vốn.
Đối với công ty hợp danh, do không có sự phân biệt giữa tài sản công ty
và tài sản thành viên nên sự chuyển dịch tài sản này rất đơn giản dẫn đến khó
kiểm soát.
3.1. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng kí
3.1.1. Chuyển quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ
Để tạo điều kiện và khuyến khích việc huy động mọi nguồn lực vào hoạt
động kinh doanh đầu tư, Luật doanh nghiệp 2005 có quy định việc miễn lệ phí
trước bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của người góp vốn sang công
ty. Quyền sở hữu trí tuệ gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền liên quan đến tác giả, quyền đối với cây trồng.
* Quyền tác giả:
Tuy nhiên, khi góp vốn vào công ty, chủ sở hữu chỉ được phép chuyển
giao những đối tượng mà pháp luật cho phép.Về nguyên tắc, các quyền nhân
thân của tác giả không được chuyển giao cho người khác, trừ quyền nhân thân
quy định tại khoản c Điều 738 BLDS 2005 đó là quyền công bố hoặc cho phép
người khác công bố tác phẩm. Việc chuyển giao quyền này phải đáp ứng các
điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.

Các quyền nhân thân của tac giả như đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm... là những quyền không được chuyển giao cho

11


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
người khác, vì đó là các quyền gắn với cá nhân mỗi tác giả, liên quan đến tên
tuổi, danh tiếng, uy tín cá nhân của tác giả, ngay cả khi tác giả đã chết.
* Quyền sở hữu công nghiệp:
Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: "Chuyển nhượng quyền
sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao
quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác."
Các quy định pháp luật hiện hành về chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp được ghi nhận tại Điều 753 Bộ luật dân sự 2005 và chương X Luật sở
hữu trí tuệ (2005). Ngoài ra những quy định bổ sung về chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp còn được ghi nhận trong các lĩnh vực pháp luật khác như pháp
luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp. Pháp luật về chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp ở nước ta đã từng bước hình thành và phát triển, tạo cơ sở
pháp lý cho việc hình thành thị trường khoa học và công nghệ.
3.1.2. Quyền sở hữu đối với công nghệ:
Giá trị quyền sở hữu công nghệ là một loại tài sản góp vốn cũng phải tiến
hành chuyển quyền sở hữu khi góp vốn vào công ty.
Khoản 1 Điều 755 Bộ luật dân sự 2005 không định nghĩa trực tiếp "công
nghệ" và chuyển giao công nghệ mà liệt kê các đối tượng chuyển giao công
nghệ. Trong trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Công ty có quyền sở hữu giá trị công nghệ từ khi cơ quan có thẩm quyền
hoàn thành xong thủ tục chuyển quyền sở hữu cho nhà đầu tư.

3.1.3. Chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình
Nhà đầu tư có thể góp vốn vào công ty bằng các loại tài sản là phương
tiện giao thông. Chủ sở hữu tài sản này phải chuyển quyền sở hữu cho công ty
tại cơ quan mà họ đã đăng ký quyền sở hữu.
3.2. Chuyển quyền sử dụng đất vào công ty
Một vấn đề mà nhà đầu tư khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay gặp
phải đó là vấn đề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
12


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
Chuyển quyền sử dụng đất vào công ty đòi hỏi người cam kết góp vốn
phải tiến hành theo quy định của pháp luật tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Để việc này có thể thuận lợi hơn trên thực tế đòi hỏi ngoài sự nỗ lực của
các bên trong quan hệ góp vốn còn phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà
nước.
3.3. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu
Luật doanh nghiệp quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu loại tài sản này
đơn giản hơn rất nhiều so với loại tài sản phải đăng ký hay giá trị quyền sử
dụng đất. Tại khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau: "Đối
với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện
bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản".
Pháp luật không điều chỉnh sâu về nội dung vấn đề này, không quy định
cách thức tiến hành chuyển quyền sở hữu loại tài sản này khi công ty mới thành
lập hay trong quá trình công ty đang hoạt động.
3.4. Chuyển quyền sở hữu tài sản đối với một số tài sản khác
3.4.1 Đối với cổ phần
Nhà làm luật quy định thành một điểm riêng có lẽ cho rằng cổ phần là
loại tài sản đặc biệt chỉ xuất hiện trong mô hình công ty cổ phần. CTCP sẽ có
quyền sở hữu đối với loại tài sản góp vốn khi thành viên phải hoàn thành mọi

thủ tục chuyển quyền đối với tài sản góp vốn. Tài sản góp vốn sẽ không được
mang tên của nhà đầu tư, công ty sẽ là chủ sở hữu của loại tài sản này.
3.4.2 Chuyển quyền sở hữu đối với loại tài sản không phải là tiền Việt
Nam, ngoại tệ tư do chuyển đổi, vàng
Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể thủ tục chuyển quyền đối với
từng loại tài sản trên, do đó các bên phải thỏa thuận với nhau trên cơ sở của
pháp luật chuyên ngành.
Người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu khi góp vốn vào công ty phái thực hiện
thủ tục chuyển quyền tài sản của mình theo quy định của pháp luật
Giấy tờ có giá khác như séc, hối phiếu, cách thức chuyển quyền sở hữu
phải tuân theo những văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng
13


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
III. Một số hạn chế và những ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả các
quy định về hình thức vốn góp, định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản
góp vồn vào công ty.
1. Hạn chế:
- Thứ nhất, từ trước đến nay khái niệm góp vốn bằng "thương hiệu"
không có quy định cụ thể nên việc góp vốn còn gặp nhiều khó khăn.
- Thứ hai, chưa có những quy định rõ ràng về thời điểm cụ thể của việc
định giá, cơ quan nào bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi xảy ra việc định giá
sai, cơ sở pháp lý để chứng minh việc định giá không đúng với giá trị thực tế,
hậu quả pháp lý của việc định giá sai...Chính vì thế nên việc định giá tài sản
của các công ty chưa có sự thống nhất, dẫn đến quyền lợi không chỉ của nhà
đầu tư chưa được bảo đảm tối đa, mà còn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của công ty.
- Thứ ba, Luật chỉ quy định chung chung về trách nhiệm của người định
giá khi định giá sai giá trị tài sản góp vốn. Vậy trên thực tế sẽ có trường hợp cố

tình định giá sai giá trị tài sản góp vốn, điều này Luật chưa điều chỉnh, có lẽ
trách nhiệm sẽ là bồi thường thiệt hại nhưng bồi thường ở mức độ nào thì còn
đang là một vấn đề cần phải suy nghĩ
- Thứ tư, chưa có những quy định rõ ràng về việc chuyển quyền sở hữu
tài sản vào công ty hợp danh.
2.Những ý kiến, kiến nghị nhằm nầng cao hiệu quả:
2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình thức vốn góp, định giá
và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty
- Thứ nhất, cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành việc góp vốn bằng
"thương hiệu" vào công ty.
- Thứ hai, cần có sự quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của người định
giá tài sản. Nên chăng cần quy định về mức độ bồi thường của người có thẩm
quyền định giá có thể là một tỷ lệ nhất định so với giá trị tài sản mà họ đã định
giá trước đó.

14


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1
- Thứ ba, cần có quy định rõ hơn vấn đề chuyển quyền sở hữu tài sản vào
công ty hợp danh. Đối với thành viên góp vốn, vấn đề chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho công ty là cần thiết. Còn đối với thành viên hợp danh, do xuất
phát từ chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn về mặt tài sản của họ nên không
cần thiết phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Chình vì điều
đó. Luật cần quy định phân biệt rõ hai trường hợp trên.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định
về hình thức vốn góp, định giá và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào
công ty
- Thứ nhất, về phía các cơ quan Nhà nước nên có những cơ chế, chính
sách hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu từ trong thực tế hoạt động định giá và

chuyển quyền sở hữu tài sản vào công ty.
- Thứ hai, cần nâng cao khả năng tự chủ kinh doanh về cả phía nhà đầu
tư và công ty tiếp nhận vốn .
- Thứ ba, cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vấn đề định giá
và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.

KẾT LUẬN
Những quy định của pháp luật về chủ thể, về tài sản vồn góp, về những
nguyên tắc định giá, nguyên tắc chuyển quyền sở hữu vốn góp đã tạo một hành
lang pháp lý vững chắc, rõ ràng cho việc góp vốn của các nhà kinh doanh, nhà
đầu tư vào các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Việc đi sâu,
phân tích, tìm hiểu những quy định đó góp phần nào cho việc những quy định
đó được thực thi trong thực tiễn tránh nhầm lẫn hay xảy ra tranh chấp không
đáng có.

15


Bài tập lớn Học kỳ - Luật Thương Mại modul 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại (Tập
1), NXB. CAND, Hà Nội, 2006.
Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật kinh tế
(Tập 1: Luật doanh nghiệp), NXB. ĐHQG, Hà Nội, 2006.
Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Luật Công ty năm 1990
Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

16



×