Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và công thức bón phân đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây gối hạc (leearubra blume ex spreng ) tại thanh trì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI ĐỨC THÁI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
VÀ CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY GỐI HẠC
(Leearubra Blume ex Spreng.)
TẠI THANH TRÌ - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã ngành:

60620110

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Phíp
PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Bùi Đức Thái

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, bản thân tôi luôn nỗ lực cố gắng, bên
cạnh đó tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều các thầy cô, người thân trong
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến
cây thuốc Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và môi trường nghiên cứu để
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ninh Thị Phíp - Bộ môn Cây công nghiệp và cây
thuốc, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi, cùng toàn thể
các thầy cô, anh, chị, em trong Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin gửi tới bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân lời cảm
ơn chân thành nhất về sự giúp đỡ và những lời động viên khích lệ nhiệt tình dành cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng biết ơn những tình cảm cao quý đó!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Bùi Đức Thái

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1


1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..........................................................................2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.4.1.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................2

1.5.

Phạm vi giới hạn của đề tài ..............................................................................2

Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................3
2.1.

Giới thiệu chung về cây gối hạc .......................................................................3

2.1.1.

Nguồn gốc và phân loại ...................................................................................3


2.1.2.

Đặc điểm thực vật học .....................................................................................3

2.1.3.

Yêu cầu sinh thái của cây Gối hạc....................................................................4

2.1.4.

Thành phần hóa học .........................................................................................4

2.1.5.

Giá trị dược lý của cây Gối hạc ........................................................................5

2.1.6.

Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển ......................................................5

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu về cây gối hạc ........................................................6

2.2.1.

Một số kết quả nghiên cứu về cây Gối hạc trên thế giới ...................................6

2.2.2.


Một số kết quả nghiên cứu về cây Gối hạc ở Việt Nam ....................................6

2.3.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến
sinh trưởng của cây trồng .................................................................................7

2.3.1.

Các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng...........................................................7

2.3.2.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng ...................................11

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................17
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .....................................................17

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................17

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................17


3.1.3.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................17

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................17

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17

3.3.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................17

3.3.2.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................19

3.3.3.

Phương pháp lấy mẫu, đo đếm và xử lý số liệu ..............................................21

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................22
4.1.

Thí nghiệm: nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
của cây gối hạc ..............................................................................................22


4.1.1.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng về chiều cao và chiều
rộng tán của Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội.........................................22

4.1.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng về số nhánh của
cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội..............................................23

4.1.3.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của cây Gối hạc được trồng
tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................................25

4.1.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá LAI cây Gối hạc
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..........................................................................26

4.1.5.

Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số SPAD của cây Gối hạc trồng tại
Thanh Trì – Hà Nội........................................................................................27

4.1.6.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng rễ cấp 1 của cây Gối
hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................28


4.1.7.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng số củ của cây Gối hạc
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..........................................................................30

4.1.8.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng kích thước củ của cây
Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội.............................................................31

4.1.9.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng khối lượng củ tươi
của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................................32

4.1.10. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất tươi Gối hạc trồng tại
Thanh Trì – Hà Nội........................................................................................32

iv


4.1.11.

Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của cây Gối hạc
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..........................................................................33

4.1.12. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Gối hạc
trông tại Thanh Trì – Hà Nội ..........................................................................35
4.1.13. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất củ tươi thực thu và phẩm cấp củ

của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................................35
4.2.

Thí nghiệm: nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P :
K đến sinh trưởng, phát triển của cây gối hạc ..................................................36

4.2.1.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng về chiều cao và chiều rộng tán của Gối hạc trồng tại Thanh Trì,
Hà Nội ...........................................................................................................36

4.2.2.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng về số nhánh của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .........38

4.2.3.

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân N : P : K đến động thái ra lá của
cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội..............................................39

4.2.4.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến chỉ số diện tích lá
LAI cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...............................................40

4.2.5.

Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chỉ số SPAD của cây Gối

hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................42

4.2.6.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng rễ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .................................43

4.2.7.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng số củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ........................44

4.2.8.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng kích thước củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...............45

4.2.9.

Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng khối lượng củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..............46

4.2.10. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến khả năng tích lũy
chất tươi của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .................................47
4.2.11. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến khả năng tích lũy
chất khô của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..................................48
4.2.12. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến mức độ nhiễm
sâu bệnh hại của cây Gối hạc trông tại Thanh Trì – Hà Nội ............................48

v



4.2.13. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân N : P : K trồng đến năng suất,
phẩm cấp củ của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................49
4.2.14. Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến sinh trưởng, phát triển
của cây Gối hạc .............................................................................................50
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................52
5.1.

Kết luận .........................................................................................................52

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................52

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................53
Phụ lục ........................................................................................................................57

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NL


Nhắc lại

CT

Công thức

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

cs

Cộng sự

D

Chiều dài

ĐK

Đường kính

MK

Khối lượng chât khô


T/K

Khối lượng chất tươi/khối lượng chất khô

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng về chiều cao tán
của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .........................................22

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng về chiều rộng tán
của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .........................................23

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng về số nhánh
của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................24

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của cây Gối hạc được
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................26

Bảng 4.5.


Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá LAI củacây Gối
hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ....................................................27

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số SPAD của cây Gối hạcđược
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................28

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng rễ cấp 1 của cây
Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ......................................................29

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng số củ của cây Gối
hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ............................................................30

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng kích thước củ của
cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...............................................31

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng củ tươi của
cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .......................................32
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đến khả năng tích lũy chất tươi
của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................33
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của
cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .......................................34
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây Gối

hạc trông tại Thanh Trì – Hà Nội ............................................................35
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của cây Gối hạc được
trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ...................................................................36
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái
tăng trưởng về chiều cao tán của Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà
Nội .........................................................................................................37

viii


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái
tăng trưởng về chiều rộng tán của cây Gối hạc được trồng tại Thanh
Trì – Hà Nội ...........................................................................................38
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái
tăng trưởng về số nhánh của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì –
Hà Nội ....................................................................................................39
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân N : P : K đến động thái ra lá
của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................40
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến chỉ số diện
tích lá LAI của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .......................41
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến chỉ số SPAD
của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội................................42
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái
tăng trưởng rễ cấp 1 của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .........43
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái
tăng trưởng số củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .............45
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng kích thước củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ............45
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến động thái tăng
trưởng khối lượng củ của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ..............46

Bảng 4.25. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến khả năng tích
lũy chất tươi của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .....................47
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến khả năng tích
lũy chất khô của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội .....................48
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của cây Gối hạc trông tại Thanh Trì – Hà Nội ..........49
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân N : P : K trồng đến năng suất
của cây Gối hạc được trồng tại Thanh Trì – Hà Nội ................................49
Bảng 4.29: Hiệu quả kinh tế của các trông thức trong thí nghiệm nghiên cứu
ảnh hưởng của các liều lượng bón phân N : P : K đến sinh trưởng,
phát triển của cây Gối hạc trồng tại Thanh Trì – Hà Nội..........................50

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Đức Thái
Tên Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và công thức bón phân đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của cây gối hạc (Leearubra Blume ex Spreng.) tại
Thanh Trì - Hà Nội
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
sâu bệnh hại của cây Gối hạc.
- Đánh giá ảnh hưởng của công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất, sâu bệnh hại của cây Gối hạc.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của luận văn áp đụng đều là các phương pháp phổ
biến, được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu nông nghiệp.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát
triên và năng suất của cây Gối hạc
Thí nghiệm gồm 4 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, 3 lần
nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 25m2.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây Gối hạc
Thí nghiệm với 5 công thức bón phân bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, 3
lần nhắc lại.Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 25m2.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Chiều cao tán (cm), Chiều rộng tán (cm), Số nhánh
(nhánh/cây), Số lá (lá/cây), Chỉ số SPAD, Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất), Số rễ (rễ
cấp 1/cây), Chiều dài rễ (cm), Số củ (củ/cây)...
Phương pháp lấy mẫu, đo đếm và xử lý số liệu
Đối với các chỉ tiêu: Chiều cao tán, chiều rộng tán, số nhánh, số lá mỗi lần nhắc
lại của mỗi công thức đánh dấu 3 cây ngẫu nhiên, đo đếm 30 ngày/lần.
Đối với các chỉ tiêu: Chỉ số SPAD, chỉ số diện tích lá, số rễ, chiều dài rễ, số củ,
đường kính củ, chiều dài củ, khối lượng củ, khối lượng chất tươi, khối lượng chất khô
mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức thu 3 cây ngẫu nhiên, đo đếm 90 ngày/lần.
x


Chỉ tiêu năng suất thực thu, phẩm cấp củ: Thu toàn bộ số cây/5 m2/ lần nhắc lại/
mỗi công thức. Tiến hành đo đếm một lần khi kết thúc thí nghiệm.
Đối với chỉ tiêu sâu bệnh hại: Mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức, điều tra 10
điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm ba cây, mỗi điểm cách bờ một hàng cây.
Các số liệu thu được phân tích và xử lý theo chương trình Excel và IRRISTAT 5.0.
Kết quả chính và kết luận
1. Khi mật độ trồng tăng lên thì chiều cao tán, chỉ số diện tích lá LAI và chiều dài

rễ của cây có xu hướng tăng lên. Các chỉ tiêu chiều rộng tán, số nhánh, số lá,chỉ số
SPAD, số rễ cấp 1, số củ, kích thước củ, khối lượng củ, sinh khối tươi, khả năng tích
lũy chất khô của cây giảm xuống khi mật độ trồng tăng lên. Trồng cây Gối hạc với mật
độ 6 cây/m2 và 8 cây/m2 sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
cây Gối hạc. Trong điều kiện mật độ 6 cây/m2 và 8 cây/m2 thì cây Gối hạc bị bọ cánh
cứng hại thân lá Adoretus spp. và nấm hại rễ Pythium aphanidermatum nhiều hơn so với
các công thức còn lại.
2. Ở mật độ trồng K2 (4 cây/m2) năng suất thực thu đạt giá trị lớn nhất đạt 4,35
tấn củ tươi/ha. Hai công thức trồng K1 và K2 có phẩm cấp củ tốt nhất với tỷ lệ củ loại 1
đạt 77,98% và 76,55%.
3. Các mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng – phát
triển và năng suất củ Gối hạc. Khi tăng lượng phân bón từ CT1 (Bón 2 tấn phân vi sinh)
đến CT3 (Bón 2 tấn phân vi sinh + 60kg N/ha + 90kg P2O5/ha + 90kg K2O/ha) thì làm
tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Gối hạc. Khi tăng mức bón
phân lên CT4 và CT5, các chỉ tiêu sinh trưởng sinh dưỡng phát triển mạnh, tuy nhiên
khả năng hình thành và phát triển củ bị giảm xuống. Mức độ nhiễm bọ cánh cứng hại
thân lá Adoretus spp. ở công thức bón phân CT4 và CT5 là lớn hơn so với các công thức
bón phân còn lại.
4. Công thức bón phân CT3 (Bón 2 tấn phân vi sinh + 60kg N/ha + 90kg P2O5/ha
+ 90kg K2O/ha) cho năng suất củ tươi thực thu lớn nhất đạt 4,35 tấn củ tươi/ha và cho
phẩm cấp củ tốt nhất với cấp củ loại một đạt 75,49%.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Duc Thai
Thesis title:The effects of planting density and fertilizer formulas on the growth
and development Leearubra Blume ex Spreng. in Thanh Tri district - Ha Noi
Major: Crop Science


Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the effect of planting density on the growth, development, yield and
pest of Leea rubra Blume.
- To assess the effects of fertilizer formulas on the growth, development, yield,
pest of Leea rubra Blume.
Materials and Methods
The research method applied in this dissertation are documented widely and
well-known in the field of agricultural research.
Experiment 1: The study on the effect of planting density on the growth,
development and yield of Leea rubra Blume
The experiment consists of 4 steps which displayed according to the randomized
complete block (RCB), 3 replicates. Each plot has an area of 25m2.
Experiment 2: The study on the effects of fertilizer formulas on the growth,
development and yield of Leea rubra Blume
The experiment includes 5 fertilizer formulas which are arranged by RCB, 3
replicates. Each plot has an area of 25m2.
The monitoring indicators include canopy height (cm), canopy width (cm),
number of branches (branch/plant), number of leaves (leaf/plant), SPAD index, leaf area
index (m2 leaf/m2), number of roots (roots level 1/tree), root length (cm), number of
fleshy roots (fleshy roots/tree), etc.
Sampling, measurement and data analysis
Main indicators: canopy height, canopy width, number of branches, number of
leaves per each replicate of each recipe which is marked 3 randomized trees, measuring
every 30 days.
Mainindicators: SPAD index, leaf area index, number of roots, root length,
number of fleshy roots, fleshy roots diameter, fleshy roots length, fleshy roots volume,


xii


the volume of fresh and of each replicate of each recipe which is collected 3 randomized
trees, measuring every 90 days.
Indicators relating to the actual productivity and quality of fleshy roots:
collecting from the entire tree/5 m2/replications/each recipe. Measurement would be
conducted for 1 timeat the end of the experiment.
For pest relatedindicators: Each replicate for each recipe, investigating 10
pointsaccording to diagonally corner three trees per piot and each point is 1 kilometer away
from of the shore.
Data was collected and analyzed by Microsoft Excel and IRRISTAT 5.0
Main findings and conclusions
1. As the planting density increases, canopy height, LAI area index and root
length tend to increase. The variables such as canopy height, the number of branches the
leaves, SPAD index, the number of roots level 1, the number size and volume of fleshy
roots, fresh volume, accumulation capacity of dry substance decreased as the planting
density increased. If the planting density of Leea rubra Blume was 6 plants/m2 and 8
plants/m2 will lead to reduce in the lielihood ofgrowth and yield of Leea rubra Blume.In
case,the density of planting gains6 plants/m2 and 8 plants/m2, Adoretus spp. and
Pythium aphanidermatumharm Leea rubra Blume more than the others.
2. In terms of K2 (4 plants/m2) the net productivity gains maximum value, at4.35
tons of fresh fleshy roots/ha. Two other formulas include K1 and K2 reach 77.98% and
76.55% of the fleshy roots type I.
3. The different fertilizer formulashave influence on the growth and yield of
Leea rubra Blume as well. When increasing the amount of fertilizer from CT1 (Apply 2
tons of fertilizer) to CT3 (Apply 2 tons of fertilizer + 60kg N/ha + 90 kg P2O5/ha + 90
kg K2O/ha), it increases the likelihood of growth and development of Leea rubra
Blume. When increasing ferilizer amount to CT4 and CT5 indicators relating to the

growth develop dramatically, but the ability of forming and developingfleshy roots was
reduced. Adoretus spp. does more harm in CT4 and CT5 than the others.
4. Redarding CT3 (Apply 2 tons of fertilizer + 60kg N/ha + 90 kg P2O5/ha + 90
kg K2O/ha) for fresh fleshy roots reached thebiggest yield (4.35 tons/ha) and created
75.49% of fleshy roots type I.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rất đa dạng và phong phú, có nhiều
loài động – thực vật có thể làm thuốc, có nền y học cổ truyền phát triển lâu đời,
người dân có kinh nghiệm chế biến và sử dụng cây thuốc, động vật để làm thuốc
chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền một cách hiệu quả. Để nâng cao giá trị sử
dụng, chủ động nguồn động – thực vật thuốc, các nhà khoa học đã và đang tập
trung nghiên cứu khả năng nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo, từng bước chứng
minh công dụng của thuốc bằng khoa học hiện đại để giúp cho việc khai thác, sử
dụng bền vững và hiệu quả hơn.
Cây Gối hạc là một loại cây dược liệu đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu
để chữa bệnh. Cây Gối hạc có tên khoa học là Leearubra Blume ex Spreng.thuộc
họ Gối hạc (Leeaceae). Gối hạc là loại cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 1-1.5 m, phân
nhiều cành. Gối hạc được thu hái làm thuốc là chủ yếu. Sản phẩm thu hái làm
thuốc là rễ củ (Radix Leeaerubrae).
Trong các tài liệu của Trung Quốc và Việt Nam, vị thuốc Gối hạc được sử
dụng dùng chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp, chữa sưng tấy, sưng đầu gối
do phong thấp, chữa đau bụng, rong kinh; hạt dùng trị giun đũa, giun kim, sán xơ
mít. Một số nước trên thế giới còn sử dụng vị thuốc gối hạc làm lành vết thương,
điều trị tiêu chảy, ảo giác.
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào

nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật trồng trọt cây Gối hạc trong điều kiện gieo trồng
nhân tạo. Trong các kỹ thuật trồng trọt thì mật độ và phân bón chính là hai yêu tố
ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng của cây trồng. Chính vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và
công thứcbón phân đến khả năng sinh trưởng, phát triểncủa cây Gối hạc
(Leearubra Blume ex Spreng.)tại Thanh Trì - Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng bón phân N : P : K
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Gối hạc, từ đó góp phần hoàn
thiện quy trình trồng cây Gối hạc.

1


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và sâu bệnh hại của cây Gối hạc trồng tại Đồng bằng châu thổ Sông Hồng từ
8/2015 đến 7/2016.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón phân N : P : K đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất, sâu bệnh hại của cây Gối hạc trồng tại Đồng bằng châu thổ
Sông Hồng từ 8/2015 đến 7/2016.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về mật độ
trồng và liều lượng bón phân N : P : K cho quy trình trồngcây Gối hạc tại Trung
tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo góp
phần bổ sung cho quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Gối hạc.
1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xác định đượcmật độ trồng, liều lượng bón phân N : P : K thích

hợp đối vớicây Gối hạc sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất thâm canh cây Gối hạc.
1.5. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón N, P, K
bón theo tỷ lệ 2 : 3 : 3 với mức N làm chuẩn từ 30 đến 120 kg/ha
2. Do hạn chế về mặt thời gian, thí nghiệm chỉ tiến hành trong vòng 1
năm, trong khi ngoài thực tế thời gian thu hoạch của cây Gối hạc là từ 2 đến
3 năm sau trồng, vậy nên trong phạm vi đề tài chỉ tiêu năng suất chỉ tính
lượng của tươi thu được sau 1 năm và chỉ tiêu chất lượng chỉ dừng lại ở phân
loại phẩm cấp củ ở mỗi công thức và không tiến hành phân tích thành phần
hoạt chất.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY GỐI HẠC
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Gối hạc là một loài cây bụi, mọc hoang dại ở những vùng đồi núi,
thường được tìm phân ở Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Việt Nam, Campuchia,
Malaysia, Indonesia, phía bắc Australia, New guine. Ở nước ta cây có ở một số
vùng Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên vào tới Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,
Hà Tiên(Võ Văn Chi, 1997; Đỗ Tất Lợi, 2004).
Theo phân loại của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2010), cây Gối hạc
còn có các tên gọi khác như: Gối hạc tía, Đơn gối hạc, Củ rối, Cây mũn,… và tên
khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng. Theo hệ thống phân loại thực vật học
thì cây Gối hạc được xếp vào: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), Lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida), Phân Lớp Hoa Hồng (Rosidae), Bộ Nho (Vitales), Họ Gối hạc
(Leeaceae), Chi Leea.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học

Theo phân loại của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2010), Gối hạc là
cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 1-1,5 m, phân nhiều cành. Thân cây có tiết diện tròn
với 6-7 cạnh lồi; thân non có chất nhày, màu xanh lục, có nhiều chấm màu tía; gốc
lóng phù to, màu tía, rải rác có lông mịn màu trắng; thân già màu xám đen, sần
sùi.Lá có chất nhày, mọc cách, kép lông chim 2-3 lần, đôi khi lá ở phía ngọn kép 1
lần. Lá chét 3-7; phiến hình bầu dục thuôn, gốc nhọn hay tròn, đầu có đuôi nhọn,
dài 9-12 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục sậm, mặt dưới nhạt hơn, thường
rải rác trên gân lá có lông ngắn; mép lá có răng cưa nhọn; gân lá hình lông chim
nổi rõ ở mặt dưới, màu xanh lục, đôi khi hơi đỏ nhạt ở mặt dưới, gân bên xếp
thành từng đôi, có 1 đôi gân gốc và 8-9 đôi gân bên, mặt dưới của gân chính có
lông cứng nhám; cuống lá chét ở bên dài 3-5 mm, cuống lá chét ở ngọn dài 15-25
mm, màu xanh, mặt trên lõm hình lòng máng và màu đỏ nhạt. Cuống lá dài 10-12
cm, màu xanh, có nhiều chấm tía, gốc phù to, mặt trên lõm hình lòng máng; cuống
lá non có nhiều lông mịn màu trắng. Lá kèm là 2 phiến mỏng, dài 10-30 mm, rộng
3-5 mm, dính vào hai bên đáy cuống lá; ở những lá non lá kèm màu xanh, bìa hơi
nâu và gợn sóng; sau đó khô dần và trở thành 2 phiến khô xác màu nâu đỏ, cuối
cùng rụng đi để lại 2 sẹo dài màu nâu đỏ ở hai bên đáy cuống lá già.
3


Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá phía ngọn cành, không cuống hay được
mang bởi một cuống màu đỏ, dài 1,5-2,5 cm, bề mặt có rãnh dọc, nhiều lông mịn
màu trắng.Hoa nhỏ, màu đỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5; nụ hoa hình gần cầu, đường
kính 1-2 mm; cuống hoa rất ngắn, màu đỏ, mặt ngoài có lông mịn màu hung; lá
bắc và lá bắc con dạng vảy hình tam giác rất nhỏ, màu vàng đỏ, dễ rụng. Lá đài
5, màu đỏ nhạt, viền bên màu vàng, mặt ngoài nhiều lông mịn, dính nhau ở ½
phía dưới, phía trên chia 5 thùy đều nhau, hình tam giác, tiền khai van. Cánh hoa
5, màu đỏ, đỉnh màu đỏ sậm, mặt ngoài có lông mịn nhưng ít hơn lá đài, dính
nhau ½ phía dưới, trên chia thành 5 phiến đều nhau, hình tam giác thuôn nhọn;
khi hoa nở các phiến này uốn cong ra ngoài và hướng xuống phía dưới; tiền khai

van. Nhị thụ 5, ít khi 4, xếp xen kẽ với 5 nhị lép, đính trên họng tràng. Nhị thụ
xếp đối diện cánh hoa, mặt lưng nhô ra phía ngoài và giữa hai nhị lép; chỉ nhị
hình sợi, màu vàng, nhẵn; ở hoa nụ chỉ nhị cong vào phía trong giống như một
cái móc; bao phấn hình bầu dục thuôn, màu vàng, 2 đường nứt dọc màu đỏ, 2 ô,
hướng trong; hạt phấn rời, màu trắng, hình bầu dục, có rãnh dọc. Nhị lép là 5
phiến nhỏ dạng màng, màu vàng phía đầu màu đỏ, xếp xen kẽ với các cánh hoa
và chụm vào nhau thành một ống đứng cao khoảng 1 mm. Lá noãn 3, dính nhau
lúc đầu tạo thành bầu 3 ô, nhưng sau đó vách giả xuất hiện ngăn đôi mỗi ô
thành bầu 6 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, đính noãn trung trụ; bầu trên, hình dĩa
tròn; vòi nhụy 1, dài 1 mm, màu đỏ; đầu nhụy 1, hình điểm, màu vàng.
2.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây Gối hạc
Theo Hoàng Thị Hiến (2012), Gối hạc mọc chủ yếu ở các vùng nhiệt đới,
phân bố rộng rãi ở các vùng miền núi, trung du, đôi khi cả đồng bằng với độ cao
phân bố trung bình từ 500 đến 1000m.
Gối hạc là cây ưa sáng, hơi chịu bóng, sinh trưởng ở những chỗ râm mát,
trên các khe đồi, hoặc gần suối trong rừng. Cây mọc được trên nhiều loại đất
khác nhau. Có khả năng chịu hạn cao do có bộ rễ phát triển và thường phình to
thành củ. Là cây tái sinh tự nhiên bằng hạt (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.1.4. Thành phần hóa học
Hiện chưa có nhiều tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây Gối
hạc. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương và cs. (2015), đã xác định
đượcnăm hợp chất đã được phân lập bằng các phương pháp sắc ký có trong cây
Gối hạc. Các hợp chất này được xác định là acid gallic (1), acid protocatechuic

4


(2),

acid


4-hydroxybenzoic

(3),

arctiin

(4),

kaempferol-3-O-α-L-

rhamnopyranosyl-(1→2)-α-L-arabinofuranosid (5).
2.1.5. Giá trị dược lý của cây Gối hạc
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng
tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là
Nam xích thược.
Rễ củ dùng chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp, chữa sưng tấy, sưng
đầu gối do phong thấp, chữa đau bụng, rong kinh; hạt dùng trị giun đũa, giun
kim, sán xơ mít. Liều dùng 15-20g rễ, dùng riêng sắc uống hoặc ngâm rượu
uống. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ Gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn
uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.
Nước sắc từ cây Gối hạc còn được dùng để chữa lành vết thương. Ở
Malaysia, quả ăn sống để chữa kiết lị, ghẻ cóc. Ở Thái Lan, rễ được sử dụng để
chữa tiêu chảy, ảo giác (Hoàng Thị Hiến, 2012).
Một số đơn thuốc có chứa Gối hạc được sử dụng trong dân gian để chữa
phong tê thấp, xương khớp sưng đau:
- Dùng rễ Gối hạc 40-50g sắc uống. Hoặc dùng Gối hạc 30 g phối hợp với
cỏ xước 15g, ngưu tất 15g, tì giải 15g sắc uống.
- Dùng rễ Gối hạc 12g, rễ cốt khí củ 12g, rễ cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, hạt
cau già 4g, uy linh tiên 4g, tất cả sao vàng sắc uống.

- Dùng rễ Gối hạc 12g, rễ mỏ quạ 12g, dây gắm 12g, rễ bưởi bung10g
sắc uống.
- Phụ nữ đau bụng sau sinh, kém ăn, nhức mỏi: Rễ Gối hạc 12g, Ích mẫu
10g, Lá lưỡi hổ 10g, Lá đắng cay 10g, Nghệ đen 6g (Hoàng Thị Hiến, 2012).
2.1.6. Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển
Cây Gối hạc được đánh giá là loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao, có tiềm
năng phát triển. Tuy nhiên, nguồn dược liệu từ cây Gối hạc vẫn chủ yếu được
khai thác từ tự nhiên là chủ yếu. Việc đưa cây Gối hạc vào sản xuất hàng hóa vẫn
chưa thực sự phát triển mà mới chỉ xuất hiện nhỏ lẻ ở một vài địa phương.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Loan (2010),thì do nhu cầu thị
trường Gối hạc nguyên liệu làm thuốc đòi hỏi ngày càng tăng, trong khi đó
nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt nên giá cả Gối hạc ngày càng tăng từ
10.000 đồng/kg (2005) lên tới 37.000 đồng/kg (2009).Sau 2 năm với mô hình
5


trồng xen cây Gối hạc dưới tán rừng cho khai thác, trung bình mỗi ha trồng Gối
hạc cho thu nhập khoảng 85.000.000đ - tổng chi phí cho mô hình bao gồm cả lãi
suất ngân hàng phải trả là 6.484.000đ = 79.516.000đ. Như vậy, sau 2 năm người
dân đã hoàn được vốn và trả lãi ngân hàng, và người dân còn được hưởng tất cả
sản phẩm từ việc khai thác và bán Gối hạc với lợi nhuận là 79.516.000đ/ha. Từ
kết quả điều tra cho thấy việc phát triển mô hình trồng cây Gối hạc dưới tán rừng
có tiền năng phát triển mạnh vì mang nguồn lợi rất lớn về kinh tế cho người dân.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY GỐI HẠC
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây Gối hạc trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của Sarinratet al. (2013),chứng minh rằng chiết xuất
ethanol từ lá của cây Gối hạc là một nguồn tiềm năng của tự nhiên chất chống
oxy hóa.
Sarinyaet al. (2014; 2015),đưa ra kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động
kháng khuẩn và chống oxy hóa của hexane, ethyl acetate và chiết xuất ethanol

của Leea rubra (Leeaceae) rễ và thân cây. Mỗi chiết xuất đã được thử nghiệm
hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán và agar phương pháp
microbroth pha loãng và hoạt động chống oxy hóa của 2,2'-azino-bis (3
ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS), 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
(DPPH) và FRAP. Chiết xuất axetat etyl cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống
Gram dương là cao nhất (IZD = 15.5.0 ± 0,5-17,5 ± 0,5 mm, MIC = 0,098-1,562
mg / ml). Trong khi chiết xuất ethanol của rễ cho thấy các hoạt động chống oxy
hóa mạnh nhất trong ABTS, DPPH và phương pháp FRAP (TEAC = 0,888 ±
0,001, 0,849 ± 0,020 và 0,733 ± 0,037, tương ứng).
Theo nghiên cứu của Saenjumet al. (2007), thì dịch chiết từ cây Gối hạc là
các chất ethanol có tác dụng chống oxy hóa. Dịch chiết từ cây Gối hạc được dùng
để nghiên cứu hoạt động cúa các gốc tự do ABTs + kiểm tra decolorizing, chúng
có hiệu quả trên anion superoxide và oxit nitric. Dịch chiết từ cây Gối hạc có
hoạt động cao nhất với các Vitamin C tương đương với chất chống oxy hóa
(VCEAC) = 0,6100 g L-ascorbic acid/g và hiệu quả tương đương với chất chống
oxy hóa (TEAC) = 0,9540 g trolox/g của chiết xuất.
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây Gối hạc ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cs. (2015), bằng việc phân tích 136
dịch chiết cồn từ nhiều loại thực vật khác nhau đã được sàng lọc về khả năng ức
chế pepsin (cùng thuộc nhóm protease aspartic) bằng phương pháp khuếch tán
6


trên đĩa thạch có chứa cơ chất hemoglobin. Kết quả cho thấy cao chiết hạt Bơ, lá
Gối hạc, toàn thân Ma hoàng, lá Ổi và lá Thạch châu ức chế mạnh hoạt tính của
pepsin. Từ dịch cao chiết cồn lá cây Gối hạc (Leea rubra L.), hợp chất acid
maslinic (2α,3β-dihydroxy-olean-12-en-28-oic acid; công thức phân tử C30H48O4)
được phân lập và có tác dụng ức chế mạnh pepsin và protease HIV-1 với giá trị
IC50 tương ứng là 3,2 mM và 4,5 µmol. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với dẫn
liệu đã công bố trước đây về tác dụng ức chế protease HIV-1 của acid maslinic

tách được phân lập từ một vài loài thực vật khác.
Theo kết quả điều tra thực tế của Nguyễn Thị Loan (2010), đất trồng cây
Gối hạc có thể là đất rừng tự nhiên hay rừng thứ sinh ven suối, đất tốt, thoát nước
hoặc dưới tán rừng trồng, vườn cây ăn quả có độ tàn che 0,3 – 0,6. Làm đất toàn
diện và rạch hàng cách nhau 25 – 30cm. Bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 250 –
300kg lân, 150kg kali cho mỗi ha. Có thể trồng riêng thành từng đám dưới tán
rừng hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả. Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 2 – 4
hàng năm. Khoảng cách thích hợp khoảng 40x40 hoặc 45x45cm. Cây có thể cho
thu hoạch sau 1 – 2 năm trồng. Toàn bộ thân lá, rễ củ của cây Gối hạc đều có giá
trị dược liệu.
Nhìn chung các nghiên cứu về cây Gối hạc hiện nay chủ yếu tập trung
nghiên cứu về thành phần các hoạt chất trong cây; tiến hành phân lập và tìm hiểu
tác dụng của các hoạt chất này. Những đặc điểm sinh trưởng phát triển trong điều
kiện gieo trồng hiện nay vẫn còn thiếu nhiều thông tin. Việc nghiên cứu về đặc
điểm sinh trưởng phát triển của cây Gối hạc là rất cần thiết để có thể đưa vào
trong sản xuất.
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
2.3.1. Các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng
2.3.1.1. Cơ sở khoa học xác định mật độ gieo trồng hợp lý
Mật độ gieo trồng là số lượng hạt giống hay số cây trên một đơn vị diện
tích. Mỗi loại cây trồng hay giống cây trồng phụ thuộc vào loại đất mà có một
mất độ thích hợp để cho năng suất cao. Gieo trồng quá dày hay quá thưa đều ảnh
hưởng đến năng suất. Mật độ gieo trồng còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát
triển của sâu, bệnh hại và cỏ dại. Mật độ gieo trồng hợp lý có tác dụng ngăn ngừa
sự phát triển và gây hại của nhiều loại dịch hại. Gieo trồng thưa quá sẽ tạo điều
kiện cho cỏ dại sinh trưởng và phát triển, lấn át cây trồng, phải mất nhiều công
7



làm cỏ. Gieo trồng quá dày sẽ tạo nên điều kiện sinh thái thích hợp cho nhiều loại
sâu, bệnh hại phát sinh và phát triển (Bùi Huy Đáp, 1999;Suichi, 1985).
Mật độ yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Giải quyết tốt
vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
của các cá thể làm cho quần thể cây trồng khai thác tốt nhất khoảng không gian
(không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm
thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích(Suichi, 1985; Đào Thế
Tuấn, 1984).
Mật độ càng cao mức độ cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây
trồng cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất
để phát triển củ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát
triển kém, củ sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi
phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối
đa chính vì vậy sẽ làm cho cây yếu, sức chống chịu kém trước các điều kiện
ngoại cảnh. Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do
vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất
quần thể lại giảm, bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại
cảnh do tính quần thể bị giảm. Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng
được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển
tốt, khả năng tích luỹ của cây tăng từ đó có thể tăng năng suất và tăng sản lượng
cũng như hiệu quả kinh tế (Đào Thế Tuấn, 1984).
2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến cây trồng trên
thế giới
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Shuichi (1985), đã khẳng
định: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm
thay đổi từ 20 x 20cm đến 30 x 30cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến
mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính
cho bông. Năng suất tăng khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bông
trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật

độ gieo cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh.
Thường gieo cấy thưa thì cây lúa đẻ nhánh nhiều, cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong
phạm vi khoảng cách cấy từ 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm, khả năng đẻ nhánh có
ảnh hưởng đến năng suất. Ông thấy rằng, năng suất hạt của giống IR-154-451

8


(một giống có khả năng đẻ nhánh ít) tăng lên với việc giảm khoảng cách cấy 10 x
10cm. Đối với giống có khả năng đẻ nhánh khoẻ (IR8) năng suất đạt cực đại ở
khoảng cách cấy 20 x 20cm.
Theo Ming and Peter (2005), năng suất ngô ở Mỹ trong hơn 40 năm qua
tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn; 20% là nhờ tăng mật độ và
5% là nhờ thu hẹp khoảng cách hàng.
Trong nghiên cứu của Widdicombe and Thelen (2002), đã làm thí nghiệm
với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và
góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1988 – 1999, với 5 mật
độ từ 56.000 – 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38,56 và 76cm, đã rút ra
kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38,56cm và mật độ là
90.000 cây/ha.
Các nghiên cứu về mật độ gieo thường khuyến cáo theo số lượng giống
gieo trên đơn vị diện tích, tuy nhiên đặc biệt đều chú trọng đến khoảng cách xác
lập cuối thời kỳ cây con. Theo Pornparn and Sarasak (2001), lượng hạt giống
vừng được gieo sạ ở Thái Lan khá cao từ 6-12 kg/ha nhưng sau khi tỉa định cây
chỉ để khoảng 200.000 cây/ha. Ở Mỹ, mật độ trồng được khuyến cáo từ 600.000 720.000 cây/ha áp dụng cho phương pháp gieo bằng máy.
2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến cây trồng ở Việt
Nam
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của cây trồng trong thời gian gần đây được mở rộng và đa
dạng trên nhiều loại cây trồng:

Theo Nguyễn Trường Giang và Phạm Văn Phượng (2011), ảnh hưởng của
mật độ sạ đến năng suất lúa vụ hè thu cho thấy xạ hàng ở mật độ 50, 100 kg/ha
và sạ lan mật độ 100 kg/ha (6,56, 6,79 và 6,08 tấn/ha) đều chonăng suất cao hơn
sạ lan ở mật độ 200 kg/ha (5,67 tấn/ha). Trong đó, sạ hàng mật độ100 kg/ha có
năng suất cao nhất (6,79 tấn/ha) và tăng năng suất đến 19,75% so vớinghiệm
thức sạ lan 200 kg/ha (SL 200). Trong vụ Hè Thu, sạ hàng mật độ 50 và
100kg/ha đều có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự gây hại của rầy nâu,
bệnh đạo ôn,chuột và chống đỗ ngã cho cây lúa.
Kết quả thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
và năng suất giống lạc TB25củaĐinh Thái Hoàng và Vũ Đình Chính (2011) cho
thấy có mối tương quan nghịch giữa mật độ trồng với tổng thời gian sinhtrưởng,
9


tổng số hoa/cây, khối lượng chất khô tích lũy, khối lượng nốt sần, chỉ số diệp lục,
chỉ số độdày lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể với hệ số
tương quan r biến động từ - 0,97đến - 0,49. Trong khi mật độ trồng có mối tương
quan thuận với chỉ số diện tích lá (r = 0,94). Năngsuất thực thu tăng dần từ mật
độ thấp nhất (25 cây/m2) và đạt cực đại ở mật độ 40 cây/m2, sau đógiảm dần. Tại
mật độ 40 cây/m2, năng suất giống lạc TB25 đạt cao nhất (38,81 tạ/ha) và mang
lại hiệuquả kinh tế cao nhất.
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cs. (2012), về mật độ trồng
dưa trên đất cát ven biển cho thấy mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế.
Mật độ trồng 9.000 cây/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt hơn các mật
độ trồng khác, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải
(2012),cho thấy khoảng cách, mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến
sinh trưởng và năngsuất rễ củ của cây mạch môn. Khoảng cách hàng trồng
40x20cm, trồng 3 nhánh/bụi có ảnhhưởng tốt nhất đến sinh trưởng của cây mạch

môn và năng suất rễ củ, lợi nhuận đạt cao nhất178,23 triệu đồng/ha/3 năm.
Ở Việt Nam mật độ trồng sắn thích hợp đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
vớicác giống sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mưa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ
là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha (Nguyễn Hữu Hỷ, 2011).
Theo Nguyễn Viết Hưng (2004), mật độ thích hợp cho giống sắn KM94
và KM98-7 được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là 15.625 cây/ha
và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học và đưa ra nguyên tắc chung cho trồng sắn là đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng
dày hơn. Ở đất tốt khoảng cách 1,0m x 1,0m (tương ứng mật độ 10.000 hom/ha);
Ở vùng đất xấu khoảng cách trồng là 1,0m x 0,7m (mật độ 14.000 hom/ha). Như
vậy với từng điều kiện sinh thái, từng nơi mà trồng với mật độ trồng sắn thích
hợp để đạt năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Hưng và cs. (2014), về ảnh hưởng
của các mức mật độ trồng sắn từ 8.333 – 16667 cây/ha cho kết quả: Cả 2
giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc
độ tăng trưởng ổn định và mạnh nhất. Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2
giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tươi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77
10


tấn/ha); chất lượng và lãi thuần (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn
công thức đối chứng và các công thức khác. Trong đó: Giống KM414 cho
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. Có thể phổ
biến giống sắn KM414 và giống HL28 trồng với mật độ 10.000 cây/ha
(khoảng cách 1,0 x 1,0 m) vào sản xuất sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế
cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng như một số vùng trồng sắn ở khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam.
2.3.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng
Theo Bùi Đình Dinh (1999), trong thực tiễn năng suất cây trồng còn

quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh vật của chúng. Nếu năng suất lúa ở
mức 43,3 tạ/ha, so với các giống đang sử dụng thì chỉ đạt 30 – 40%. Muốn
đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử dụng phân bón là hữu hiệu
nhất. Theo Bùi Huy Đáp (1999), đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón
được coi là vật tư quan trọng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, Nhì
phân, Tam cần, Tứ giống”. Câu ca dao trên cha ông ta khẳng định rằng từ thời
xưa đã coi phân bón trong sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng
để tăng năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của
giống mới đưa năng suất lên cao còn có tác dụng bổ trợ của phân bón. Việc ra
đời của phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã làm tang năng suất
cây trồng ở các nước Tây Âu, tăng 50% so với năng suất đồng ruộng luân
canh cây bộ đậu. đến thời kỳ 1970 – 1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với
năng suất đồng ruộng trước đại chiến Thế giới lần thứ nhất (Bùi Huy Đáp,
1980; Trương Đích, 2002).
2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng trên
thế giới
Theo Kobayashi et al. (1995), khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của 2
giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết: phản ứng với điều kiện phân bón
khác nhau cho thấy cây có tính thích ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và
tăng số lượng cây con ở mỗi đối tượng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất
bại nghiêm trọng trong điều kiện trồng trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống
khoẻ (Hokuriki 52) sẽ làm hại nhiều cho giống yếu (Yamakogame) khi có đủ phân
bón. Phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên cứu
các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với
giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng.

11



×