Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

Kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ NHUNG

KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH (1986 -2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ NHUNG

KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH (1986 -2013)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.

Người thực hiện

Phạm Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những người đã
giảng dạy tôi trong suốt hai năm học vừa qua, giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Hà Thị Thu Thủy - người đã
trực tếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của

thành phố Uông Bí đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn. Bên cạnh đó, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các
thầy cô đồng nghiệp ở trường THPT Uông Bí đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tham gia khóa học và làm luận văn.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học,
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................iv DANH
MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ v DANH
MỤC CÁC BIỂU .................................................................................... v MỞ ĐẦU
............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................

1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................. 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................
9
5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................
10
6. Bố cục của luận văn .......................................................................................
10
Chương 1. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG
NINH...................................................................................... 11
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................
11
1.1.1. Du lịch .................................................................................................. 11
1.1.2. Kinh tế du lịch ...................................................................................... 12
1.2. Tiềm năng du lịch của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh..................... 13
1.2.1. Địa lý tự nhiên...................................................................................... 13
1.2.2. Con người và tài nguyên nhân văn ...................................................... 22
1.2.3. Điều kiện kinh tế .................................................................................. 28
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................
31
Chương 2. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ
UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1986-2013 .......................... 32
2.1. Cơ sở phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí............................................
32


2.1.1. Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền ........................ 32
2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.................... 37
2.1.3. Nguồn nhân lực .................................................................................... 41

2.1.4. Lượng khách du lịch ............................................................................ 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii


2.2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành phố......................................... 46
2.2.1. Du lịch tâm linh.................................................................................... 47
2.2.2. Du lịch văn hóa .................................................................................... 49
2.2.3. Du lịch lễ hội ........................................................................................ 54
2.2.4. Du lịch sinh thái ................................................................................... 56
2.2.5. Du lịch cộng đồng ................................................................................ 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH ĐỐI VỚI KINH
TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH ................. 62
3.1. Tác động về kinh tế .................................................................................... 62
3.1.1. Góp phần tăng ngân sách của thành phố..............................................
62
3.1.2. Góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương .........
64
3.1.3. Là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác .................
66
3.1.4. Góp phần quảng bá cho sản xuất địa phương ......................................
67
3.1.5. Khuyến khích nhu cầu du lịch nội địa ................................................. 70
3.2. Tác động về xã hội...................................................................................... 71
3.2.1. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động .............................. 71
3.2.2. Là một trong những công cụ hữu hiệu để giải quyết tình trạng
đói nghèo ........................................................................................................
73

3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí ................................................................... 75
3.2.4. Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ....................................
76
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 77
KẾT LUẬN....................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

NỘI DUNG

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ


Mặt trận tổ quốc NXB

Nhà xuất bản TDTT

Thể dục

thể thao
TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VH & TT

Văn hóa & thông tin

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Đơn vị hành chính, diện tích, dân số Uông Bí năm 2013 ............. 23

Bảng 1.2:

Quy mô dân số Uông Bí thời kỳ 2000 - 2013 ............................... 24

Bảng 1.3:

Các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được xếp hạng ................ 28

Bảng 2.1:

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ...................................................... 40

Bảng 2.2: Lao động trong các ngành kinh tế địa bàn Uông Bí năm
2010 - 2013 ...........................................................................43
Bảng 3.1:


Biểu mẫu thống kê nhân lực du lịch thành phố Uông Bí .............. 72

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Uông Bí từ năm 2009 đến năm 2013 .......
46
Biểu đồ 3.1: Doanh thu du lịch Uông Bí từ năm 2002 đến năm 2012 ............ 63
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế năm 2009- 2013 ........................ .65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5




BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
(Nguồn: UBND thành phố Uông Bí)

i


BẢN ĐỒ CÁC DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
(Nguồn: Phòng VH&TT thành phố Uông Bí)

ii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội không thể

thiếu của nhân loại. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm giữ một vị trí quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển, đổi mới nền kinh tế của nhiều
quốc gia. Vì vậy, ngành công nghiệp du lịch đã và đang được các nước trên thế
giới coi như "Con gà đẻ trứng vàng", "Ngành công nghiệp không khói"... Du
lịch phát triển góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải quyết
nhiều công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên
quan như xây dựng, thương mại, sản xuất hàng têu dùng, bảo hiểm, giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông,…
Hiện nay, du lịch đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, chọn là ngành ưu tiên phát triển số một trong chiến lược phát triển kinh
tế
- xã hội. Điều này được thể hiện trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia từ năm 2011 - 2020 là “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có
lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng
không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm
dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và các
loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế”[23, tr.9].
Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên du lịch với bờ biển 3.200 km,
rừng núi, đồng bằng trù phú và chiều dày lịch sử, nền văn hóa dân tộc
nhiều màu sắc. Đặc biệt là truyền thống hiếu khách và khả năng giao tiếp với
bạn bè trên thế giới. Một chuyên gia của Tổ chức du lịch quốc tế (OMT) đã
nhận định: “Sự phồn vinh ngày nay về du lịch của một số nước Đông Nam Á
sẽ là tương lai của du lịch Việt Nam”[57] .Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần xây
dựng được một môi trường du lịch hoàn hảo và hấp dẫn, các loại hình dịch
vụ có chất
lượng cao đạt têu chuẩn phục vụ cho khách quốc tế, từng bước khơi dậy
tiềm năng du lịch của các địa phương và tăng cường sự giao lưu với thế giới.
1



Thông qua du lịch, có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên tiềm năng du lịch
đất nước một cách có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

2


Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có địa hình
độc đáo. Đồi trung du tiếp nối đồng bằng duyên hải, núi kề với biển,
hàng nghìn đảo nhấp nhô cắm trên mặt vịnh, chỗ thì ken dầy như lũy, nơi
lại tách biệt từng hòn đón sóng, tạo nên bức tranh thiên nhiên nhiều màu
vẻ. Than kết tụ những vỉa lớn ẩn trong các tầng đất. Nơi đây ghi dấu những
chiến công oanh liệt, hiển hách đập tan các đạo quân xâm lược phương
Bắc trên sông Bạch Đằng và Vân Đồn - Cửa Lục. Cuối thế kỷ XIII, vua Trần
Nhân Tông khơi nguồn sáng lập Thiền phái Trúc Lâm mang đậm bản sắc Việt
Nam. Một vùng đất, vùng trời, vùng biển giàu đẹp gắn với những sự kiện tiêu
biểu trong cuộc sinh tồn của cả dân tộc tạo nên tiền đề phát triển đủ các loại
hình du lịch.
Là một thành phố trẻ nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, Uông Bí có vị trí
đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc
của Việt Nam, 80% diện tích là đồi núi. Vùng rừng núi trập trùng phía Bắc có
đỉnh Yên Tử cao 1.068m, vùng giữa núi đồi thấp dần thành một cánh
đồng trung du, vùng phía Nam đất trũng thành những bãi bồi liền xuống
dòng sông Đá Bạc. Uông Bí giàu tài nguyên thiên nhiên, có giao thông thủy bộ
thuận lợi, có cơ cấu kinh tế đa dạng. Sau công nghiệp, Uông Bí có sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp phát triển, thu hút nhiều lao động. Uông Bí hiện nay
đang phát triển mạnh thương mại và dịch vụ. Nơi đây có khu thắng cảnh
nổi tiếng Yên Tử
được xem là cội nguồn của dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, với nhiều chùa và
di tch văn hoá quý. Ngoài ra, lễ hội mùa xuân với những phong tục, tập quán
độc đáo hàng năm thu hút khách du lịch vãn cảnh chùa đông không kém hội

chùa Hương. Trên địa bàn thành phố Uông Bí còn có hồ Yên Trung nằm gần
Yên Tử, với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong quần thể của khu di
tch - danh thắng Yên Tử. Các điểm du lịch và văn hóa chính của thành phố
3


như Núi Yên Tử, Khu di tích Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh, Chùa Ba Vàng,
chùa Hang Son, Đình Đền Công... tạo nên sức hút vô cùng mạnh mẽ. Đây là
điều kiện quan trọng để Uông Bí trở thành thành phố du lịch trọng điểm

4


của Quảng Ninh, đồng thời tạo nên những nét đặc trưng về lịch sử văn hóa của
thành phố, tạo ra sự chuyển biến rõ nét không chỉ về kinh tế mà cả về xã
hội của thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Từ những nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Kinh tế Du lịch
ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (1986 -2013)" làm luận văn thạc sĩ
khoa học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đóng vai trò là một ngành kinh tế có vị trí vai trò quan trọng trong khu
vực dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, du lịch hay kinh tế du
lịch đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tác giả, các nhà nghiên
cứu, các nhà kinh tế học… Có thể kể đến công trình "Kinh tế du lịch", NXB
Thế giới năm 1993, của tác giả Robert Lanquar được coi là người tiên phong
phân tch kinh tế học du lịch. Tác giả đã đưa ra những công cụ và phương tiện
phân tch của kinh tế học du lịch, Kinh tế học về kinh doanh du lịch [39].
Cuốn sách “Du lịch và kinh doanh Du lịch” của tác giả Trần Nhạn được
NXB Văn hoá Thông tin xuất bản năm 1996. Trên cơ sở khái niệm về du lịch
và kinh doanh du lịch, các loại hình du lịch, cuốn sách tập trung nghiên cứu về

tài nguyên du lịch cũng như những tác động của hoạt động kinh doanh du lịch
đối với các ngành kinh tế khác [31].
Cuốn “Pháp lệnh du lịch”, NXB Chính trị quốc gia, 1999, văn bản pháp lí
được Quốc hội khóa X thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/ 5/1999. Pháp lệnh là
cơ sở để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế đẩy mạnh giao lưu,
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về
du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước [32].
Cuốn sách “Kinh tế du lịch” của tác giả Nguyễn Hồng Giáp, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000, đã làm rõ khái niệm kinh tế du lịch, tiềm

5


năng du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tác
giả đưa ra được những tác động của kinh tế du lịch đến kinh tế - xã hội [25].

6


Cuốn sách “Kinh tế du lịch và du lịch học” của tác giả Đổng Ngọc
Minh (NXB trẻ, 2001). Cuốn sách đã cung cấp thông tin chi tiết về du lịch,
kinh tế du lịch, đặc điểm các loại hình du lịch, đứng trên góc độ nghiên cứu
tác giả đề cập đến vấn đề nghiên cứu học thuật đối với hoạt động du lịch [28].
Cuốn “Giáo trình kinh tế Du lịch”, NXB Lao Động - Xã hội Hà Nội 2004 của
tác giả GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà. Là cuốn giáo trình
dành cho sinh viên khoa du lịch, tìm hiểu về du lịch với vai trò là một ngành
kinh tế. Cuốn sách đã đề cập đến khái niệm du lịch, kinh tế du lịch, vị trí vai trò
của du lịch cũng như các loại hình du lịch hiện có [24].
Cuốn “Luật Du lịch” của NXB Lao động cho biết Luật được Quốc hội khoá
XI, kỳ họp thứ VII, thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày

1/1/2006. Việc xây dựng Luật này nhằm thể chế hoá Nghị quyết của Đảng và
Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích
đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những
vùng có tiềm năng phát triển du lịch [37].
Cuốn "Địa lý du lịch Việt Nam", NXB Giáo dục Việt Nam năm 2013 do tác
giả Nguyễn Minh Tuệ chủ biên. Bằng hệ thống kiến thức cơ bản tạo điều kiện
để hiểu rõ hơn về tổng quan Địa lý du lịch Việt Nam, về những nội dung liên
quan đến Địa lý du lịch [66].
Cuốn "Tuyến điểm du lịch Việt Nam", NXB Giáo dục Việt Nam năm
2014 của tác giả Bùi Hải Yến phần nào cung cấp được khối kiến thức cơ bản
và tương đối toàn diện về những tuyến điểm du lịch têu biểu, tài nguyên
du lịch cơ bản và cách thức quy hoạch. Các cuốn sách dày dặn về số
lượng, phong phú về nội dung cũng như đa dạng trong các mô hình tuyến
điểm, tài nguyên du lịch [85].
Bên cạnh các giáo trình, sách chuyên khảo đề cập về kinh tế du lịch,
còn có những các bài viết trên tạp chí khoa học, luận án, luận văn khoa học

7


của các tác giả trong nước. Có thể kể đến Luận án Tiến sĩ của Vũ Đình Thụy
với đề tài “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt

8


Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn…” tại Đại Học Kinh tế quốc dân - Hà
Nội năm 1996 đây là công trình khoa học làm rõ sự phát triển của ngành du
lịch Việt Nam từ 1986 và đưa ra những giải pháp chủ yếu để du lịch trở
thành ngành Kinh tế mũi nhọn [68].

Cùng với tác phẩm trên còn có rất nhiều các công trình khác tìm hiểu
về du lịch như: “Tài nguyên Du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Thành
(2002) [61], “Vài suy nghĩ về phát triển Du lịch Việt Nam - Du lịch nhân
dân và Du lịch quốc tế", Dương Minh Trung (2004[64]...được in trong Tạp
chí du lịch Việt Nam - Tổng cục du lịch. Chủ yếu khai thác về tài nguyên - tiềm
năng của du lịch Việt Nam.
Ở Quảng Ninh, với mục đích từng bước đưa du lịch trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh, Sở văn hóa thông tin và du lịch đã phối hợp cùng
các sở ban ngành, các nhà nghiên cứu để đánh giá tiềm năng du lịch của địa
phương. Cụ thể là các bài viết: "Để du lịch Quảng Ninh trở thành ngành trọng
điểm" - Báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI của
đồng chí Nguyễn Đình Thuận [63], Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã đưa
ra những định hướng chung để du lịch Quảng Ninh thực sự phát triển. Bài viết
"Phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển du lịch dịch
vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" - Báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lần thứ XI của đồng chí Đặng Hải, Bí thư Thị ủy Uông Bí. [27]
Qua bài viết đã nêu bật được những tiềm năng du lịch quan trọng ở Quảng
Ninh và con đường để phát huy các tiềm năng đó. Bài viết: “Đại hội Đảng bộ
thị xã Uông Bí lần thứ 14- Tiềm năng kinh tế và trách nhiệm của tổ chức Đảng”
của tác giả Nguyễn Hùng chỉ ra cụ thể tiềm năng kinh tế của thành phố và
nâng cao trách nhiệm của Đảng đế phát huy lợi thế địa phương [26].

9


Bài viết: “Non thiêng Yên Tử: Truyền thuyết” của tác giả Nguyễn Thi - Chi
hội văn nghệ Uông Bí đã giới thiệu khá sinh động về cõi thiêng Yên Tử, giúp
người đọc có cách cảm và cách nhìn sâu lắng [62].

10



Luận Văn “Sinh kế của cộng đồng địa phương dựa vào điểm du lịch Yên
Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh)” của tác giả Đoàn Văn Thắng,
trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài có những đóng góp nhất
định trong việc mô tả các loại hình sinh kế cụ thể dựa vào điểm du lịch Yên Tử,
điểm du lịch thu lại được điều gì, người dân địa phương được gì và mất gì [60].
Luận văn " Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí đến năm 2030"
của tác giả Đỗ Thị Bích Ngọc, trường Đại học Ngoại thương [30]. Đề tài đã
phân tch được thực trạng du lịch Uông Bí. Trong đó nêu bật những mặt tch
cực, nguyên nhân, hạn chế về du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí.
Với mục đích là từng bước đưa du lịch Thành phố Uông Bí trở thành một
mũi nhọn kinh tế quan trọng của tỉnh, Sở văn hóa thông tin và du lịch đã phối
hợp cùng các ban ngành, các nhà văn hóa, nhà khoa học triển khai những
nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà nói chung và Uông Bí nói
riêng:
Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Uông Bí” (của Ban chấp hành
Thành phố Uông Bí năm 2011) đã khái quát quá trình phát triển Đảng bộ
Thành phố Uông Bí trong việc lãnh đạo nhân dân trong thành phố thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là nguồn tư liệu, những kinh
nghiệm quý báu từ thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên mảnh đất Uông
Bí anh hùng [3]. Cuốn sách “Địa chí Quảng Ninh” của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh. Đây là một công trình khoa học nhằm nghiên cứu, miêu tả
một cách cơ bản, hệ thống, toàn diện tỉnh Quảng Ninh về địa lý - lịch sử, kinh
tế - chính trị, văn hóa - xã hội [81; 82]... Cuốn sách “Quảng Ninh và năm du
lịch
1990” của Sở văn hóa và thông tin Quảng Ninh. Cuốn sách giới thiệu về sự
nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Năm du lịch Việt Nam bên cạnh những nét
chung giống năm du lịch các nước khác, đồng thời có nét riêng biệt không


11


giống với nước nào [57]. Cuốn sách “Uông Bí đất và người" do Tiến sĩ Phạm
Hồng Tung tổng chủ biên. Đây là cuốn sách giới thiệu sâu hơn về vùng đất, con
người, quá trình lịch sử, những nét văn hóa đặc sắc của Uông Bí. Bên cạnh đó
cuốn sách còn rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho từng giai
đoạn

12


lịch sử, đánh giá một cách khách quan thế mạnh, những nguồn lực của vùng
đất và con người Uông Bí [65]. Cuốn sách: “Thị xã Uông Bí 30 năm chiến đấu
xây dựng và trưởng thành- Quảng Ninh” NXB Quảng Ninh, 1991 [4], sách
“Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Uông Bí thời kỳ
20012010- Quảng Ninh", Uỷ ban nhân dân thị xã Uông Bí”, 2000 [73].
Nội dung các cuốn sách là những nghiên cứu chung về các mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói chung, đề cập một phần rất
nhỏ về Thành phố Uông Bí. Có rất nhiều sách viết về Yên Tử, nhưng chủ yếu
khai thác khía cạnh lịch sử và mặt tâm linh trong đời sống con người, về Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử mà chưa đề cập đến vấn đề kinh tế du lịch tại nơi này,
bên cạnh đó còn có các bài viết trên các ấn phẩm tạp chí cũng chỉ dừng lại
đưa ra điểm du lịch, những hoạt động du lịch đơn lẻ không có hệ thống như là
một ngành kinh tế. Nhìn chung, cho đến nay chưa có một nghiên cứu
chuyên sâu nào trình bày chi tiết và có hệ thống về hoạt động kinh tế du lịch
trong gần 30 năm sau đổi mới ở Thành phố Uông Bí.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch của Thành phố Uông

Bí, hướng vào hoạt động du lịch tâm linh là hoạt động du lịch trọng điểm của
thành phố. Trên cơ sở đó, tập trung giải thích và làm rõ tình hình du lịch Uông
Bí nói riêng và tác động, ảnh hưởng của nó đối với hoạt động du lịch của tỉnh
Quảng Ninh. Tìm ra cơ sở khoa học cho việc tìm ra các chính sách, giải pháp
để phát triển du lịch thành phố Uông Bí.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên,
dân cư và xã hội thấy được tiềm năng phát triển du lịch ở Thành phố Uông
Bí, đi sâu nghiên cứu đánh giá Uông Bí đã khai thác và phát huy các lợi thế
13


×