Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề bài: Lấy 1 ví dụ cụ thể về VPHC trong lĩnh vực GTĐB, có dấu hiệu bắt buộc về địa điểm và phân tích các yếu tố cấu thành VPHC đó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.19 KB, 7 trang )

Đề bài: Lấy 1 ví dụ cụ thể về VPHC trong lĩnh vực GTĐB, có dấu hiệu bắt
buộc về địa điểm và phân tích các yếu tố cấu thành VPHC đó.

A 16 tuổi, điều khiển xe mô tô trên 50cm3. Trên đường đi học về, thời
gian 17h30p qua chốt ngã tư Cầu Giấy, A đã gặp cảnh sát giao thông. Khi cảnh
sát giao thông yêu cầu A xuống xe xuất trình giấy tờ. Vì lo sợ bị phạt nên A đã
tăng ga vượt quá tốc độ cho phép với vận tốc là 50km/h bỏ chạy và vượt đèn đỏ.
Do tâm lí lo sợ nên trong quá trình bỏ chạy, A đã va quyệt vào đường rãnh vỉa hè
nên ngã. Sau đó, A bị CSGT bắt được và xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi của A

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khái niệm Luật hành chính
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Khoản 1, Điều
2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
Các dấu hiệu của vi phạm hành chính
- Tính trái pháp luật của hành vi: là hành động thực hiện ngược lại với quy
định của pháp luật, hành động bị pháp luật cấm thực hiện hoặc không thực hiện
hành động mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện
- Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi. Lỗi là trang thái tâm lý, thái
độ của người vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực
hiện hành vi. Những người bình thường đạt tới độ tuổi nhất định đều có khả năng
điều khiển, nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành. Không có lỗi
thì không coi là vi phạm hành chính.
1




- Vi phạm hành chính là hành vi bị xử phạt hành chính. Nhà làm luật quy
định những hành vi nào là vi phạm hành chính và định ra biện pháp, mức phạt
đối với hành vi đó. Một hành vi không bị xử phạt hành chính thì không phải là vi
phạm hành chính.
Phân tích các yếu tố cấu thành VPHC
Mặt khách quan:
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành
vi vi phạm hành chính. Nói cách khác hành vi mà tổ chức cá nhân thự hiện là
hành vi xâm phạm tới các quy tắc quản lí nhà nước và đã bị pháp luật hành chính
ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi
này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Những suy
nghĩ xấu chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa phải là vi phạm pháp
luật. Hành vi có thể biểu hiện dưới hình thức hành động (làm hàng giả, kinh
doanh trái phép) hoặc không hành động (không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển
xe máy).
Mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu sau:
+ Hành vi vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc tổ
chức tác động vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể
gây tác hại tới sự tồn tại và phát triển bình thường của các trật tự quản lý nhà
nước. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều khiển bởi ý chí của chủ thể vi
phạm hành chính.
+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả;
Hậu quả của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý nhà nước bị hành
vi vi phạm hành chính tác động tới, gây xâm hại.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi
phạm hành chính có mối liên hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành

chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả dựa trên những căn cứ sau:
Một là, hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.

2


Hai là, hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát
sinh hậu quả xâm hại quy tắc quản lý nhà nước.
Ba là, hậu quả xâm hại đã xảy ra phải chính là sự hiện thực hoá khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả.
+ Ngoài ra còn có một số dấu hiện khách quan như công cụ, phương tiện,
thời gian, địa điểm ... những dấu hiệu này tuy không phổ biến nhưng trong một
số trường hợp chúng sẽ trở thành dấu hiệu bắt buộc.
Trong trường hợp của A trên tình huống trên có thể xét hành vi của A cấu
thành hành vi vi phạm hành chính bao gồm hành vi điều khiển xe mô tô có dung
tích xi lanh trên 50cm3 khi chưa đủ độ tuổi luật định quy định tại điểm b khoản 1
điều 60 luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: “ người đủ từ 18 tuổi
trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50
cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải
dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đế 9 chỗ ngồi”.
Hành vi điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi luật định buộc A phải chịu
trách nhiệm hành chính trong hành vi vi phạm hành chính của mình được quy
định tại điểm a, khoản 4 điều 21 nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ : “phạt tiền từ 400.000 đồng đến
600.000 đồng đối với người đủ từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô
có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên”.
Hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đường bộ quy định tạo điểm
c, khoản 4, điều 6: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
Hành vi đi quá tốc độ được quy định tại

Ngoài hành vi khách quan còn có các yếu tố sau:
Thời gian thực hiện hành vi: thời gian A tham gia giao thông, vi phạm luật
giao thông là 17h30p ngày 20/2/2018
Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm: tại chốt ngã tư Cầu Giấy
3


Công cụ, phương tiện vi phạm: Xe máy
+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: xâm hại tới các quan hệ quản lí hành
chính nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội. Mối quan hệ nhân quả là
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính:
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính bao gồm lỗi, động cơ, mục đích.
+ Lỗi: Là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người
đó đối với hành vi vi phạm hành chính của mình. Lỗi trong Luật hành chính
được quy định dưới hai hình thức cố ý và vô ý.
Lỗi cố ý là thái độ tâm lý của một người khi thực hiện hành vi trái pháp
luật nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại có ý thức xem thường
mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.
Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện hành
vi trái pháp luật do vô tình hoặc thiiêú thận trọng mà đã không nhận thức được
những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo
đúng nghĩa vụ này.
+ Mục đích:
Mục đích của vi phạm hành chính không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có
trong mọi cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính. Nó chỉ có ở một số trường
hợp vi phạm hành chính nhất định và những trường hợp này đều có hình thức lỗi
là cố ý.
+ Động cơ:
Là động lực bên trong thúc đẩy người vi phạm hành chính thực hiện hành
vi vi phạm hành chính. Trừ những vi phạm hành chính với lỗi cố ý có mục đích

xác định, phần lớn động cơ trong vi phạm hành chính là không rõ rệt. Nó không
được coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tất cả mọi lọi vi phạm hành
chính.
Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức vô ý
hoặc cố ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có
đầy đủ năng lực nhân thức và năng lực điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô
4


tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện. Khi có đủ
căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có khả năng
nhận thức khả năng điều khiển hành vi của mình, khi đó có thể kết luận rằng
không có vi phạm hành chính xảy ra.
Xét trong trường hợp của A, A là người hoàn toàn có đủ năng lực nhận
thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật với hành vi điều khiển xe mô tô trên
50cm3 khi chưa đủ 18 tuổi, hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông là trái
pháp luật. Và A hoàn toàn có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, đầy đủ khả năng
để điều khiển hành vi của mình. Nhưng A cố tình thực hiện hành vi trái pháp
luật. Như vậy, A phải chiu trách nhiệm xử phạt đối với hành vi trái pháp luật của
mình.
Ngoài dấu hiệu lỗi, trong cấu thành vi phạm hành chính còn xác định mục
đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính. Mục đích được
hiểu là mục đích trong tâm lí hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể
hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.Xét thấy trường hợp của A, mục đích thể
hiện ở hành vi vượt đèn đỏ. Vì mong muốn không bị cảnh sát giao thông bắt giữ
nên A đã có hành vi vượt đèn đỏ nhằm trốn tránh hành vi trái pháp luật của mình.
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể vi phạm pháp luật hành
chính thực hiện hành vi trái pháp luật. Thông thường khi thực hiện hành vi vi

phạm pháp luật thì chủ thể thường được thúc đẩy bởi động cơ nào đó như đê hèn,
vụ lợi,..
Chủ thể của vi phạm hành chính:
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức có
năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính
quy định của pháp luật hành chính
5


Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành
chính phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật
quy định, cụ thể là:
Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong
trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm
hành chính của mình.
Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và
các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
Cá nhân, người nước ngoài cũng là chủ thể của vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí
kết hoặc tham gia có quy định khác.
Xét vào trường hợp của A, A đủ 16 tuổi, căn cứ vào điều() thì A hoàn toàn đủ
tuổi chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hành chính của mình.
Ngoài ra A cũng đầy đủ năng lực nhận thức về hành vi của mình. Như vậy, trong
trường hợp của A, A phải chịu trách nhiệm hành chính về tất cả hành vi của mình
bao gồm hành vi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3 khi chưa
đủ 18 tuổi, vượt đèn đỏ.
Khách thể vi phạm hành chính:

Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật hành
chính bảo vệ. Nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Những quan hệ xã
hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau. Do vậy, tính chất và
tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy
hiểm của hành vi vi phạm luật hành chính.
Khách thể của vi phạm hành chính gồm:
6


+ Khách thể chung: là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
nhà nước hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung.
+ Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chhất với
nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước.
+ Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định và
bảo vệ bị chính hành vi vi phạm hành chính gây tác hại.
Dấu hiệu để nhận biết hành vi vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này
đã xâm hại tới trật tự quản lí hành chính nhà nước được pháp luật hành chính
quy định và bảo vệ. Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các
quy định của pháp luật về quản lí nhà nước trên cá lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông , quy tắc về an toàn trật tự xã hội..
điều đó đã được quy định trong các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.

7



×