Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định và ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.56 KB, 9 trang )

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Theo Thông Tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn
dưới đây:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba
mươi triệu đồng) trở lên.
* Đặc điểm:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm T-H-H’-T’
- Hầu như hình thái ban đầu được giữ nguyên trong suốt quá trình sử dụng.
- Giá trị hao mòn của tài sản cố định được phân bố vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua chi
phí khấu hao.
2. Phân loại
a) Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể (như nhà cửa, vật kiến trúc, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ dung cho quản lý, vườn cây
lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm) và TSCĐ hữu hình khác bao gồm những TSCĐ mà
chưa được quy định, phản ánh ở các loại trên.
-TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, quyền phát
hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, bản quyền, bằng sang chế, nhãn
hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép và giấy nhượng quyền và TSCĐ vô hình khác
bao gồm các loại không kể trên.
b) Theo quyền sở hữu chia thành: TSCĐ tự có và thuê ngoài
-TSCĐ tự có là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh
nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay ngân hàng, bằng vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh…
-TSCĐ đi thuê được chia thành:
+ TSCĐ thuê tài chính: là tài sản thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi
ích gắn liền với sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối


thời hạn thuê
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu tài sản
c) Theo nguồn hình thành: TSCĐ được phân thành:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên)
-TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị (quỹ đầu tư phát triển, quỹ
phúc lợi)
-TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay
-TSCĐ nhận vốn góp liên doanh bằng hiện vật
d) Theo mục đích sử dụng:


- TSCĐ dùng trong SXKD: thực chất là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong SXKD của đơn vị
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (như tổ chức y tế,
thể thao..)
- TSCĐ phúc lợi: là TSCĐ của các đơn vị dùng cho nhu cầu cộng đồng như nhà văn hóa, nhà trẻ
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước là TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ
cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước.
- TSCĐ chờ xử lý: là TSCĐ không còn phù hợp bị hư hỏng chờ xử lý nhanh chóng để thu hồi.
II. KHÁI NIỆM KHẤU HAO VÀ HAO MÒN LŨY KẾ
1. Khấu hao
Khấu hao thường áp dụng với các loại tài sản có thời gian sử dụng cố định, mất dần giá trị trong
quá trình sử dụng. Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị
của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Nói cách khác, khấu hao là
sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi
hết thời gian sử dụng.
2. Hao mòn luỹ kế
a) Khái niệm hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng hoặc giá trị của tài sản cố
định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, tiến bộ khoa học
kỹ thuật,…

b) Hao mòn lũy kế của tài sản cố định là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến
thời điểm báo cáo
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO
1. Các phương pháp tính khấu hao
a) Khấu hao theo đường thẳng
Là phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo mức ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Công thức tính
Mức trích khấu hao 1 năm =
= Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao 1 tháng
=
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm
giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản
lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ phí trước
b) Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (hay còn gọi là khấu hao nhanh)
Là một trong các phương pháp ít được áp dụng tại các doanh nghiệp hiện nay, thường được áp
dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển
nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm
* Cách tính:


c) Khấu hao theo số lượng số lượng, khối lượng sản phẩm
Là phương pháp được sử dụng cho các TSCĐ (máy móc, thiết bị) thỏa mãn đồng thời các điều
kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản
cố định;

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công
suất thiết kế.
* Công thức tính
Mức khấu hao 1 tháng= Lượng sp sx trong tháng x Mức khấc khao bình quân 1 đơn vị sp
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân 1 đv =
Mức trích khấu hao 1 năm = Lượng sp sx trong năm x mức khấu hao bình quân 1 đv sp
2. Ưu nhược điểm của từng phương pháp
Ưu điểm
Nhược điểm
Phương - Đơn giản, dễ tính toán đối với cùng – Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm
pháp
loại TSCĐ và dễ dàng trong việc kiểm được tính một cách đồng đều nên khả năng thu
khấu
tra chi phí khấu hao.
hồi vốn chậm, không phản ánh mức hao mòn
hao
- Tổng mức khấu hao TSCĐ được phân hữu hình thực tế, không tránh khỏi hiện tương
đường
bổ, thuận lợi cho việc thiết lập kế hoạch hao mòn vô hình do sự phát triển khoa học kỹ
thẳng
khấu hao vào giá thành sản phẩm đều thuật.
đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và – Số dư trích khấu hao hàng năm và hàng tháng
kinh doanh ổn định không gây ra sự đột đều nhau nên không phù hợp với mức độ hao
biến trong giá thành sản phẩm hàng mòn của TSCĐ giữa các tháng trong năm và


PP
khấu
hao

theo số
dư giảm
dần có
điều
chỉnh
Phương
pháp
khấu
hao
theo sl,
kl sản
phẩm

năm.

các năm sử dụng TSCĐ.

-Có thể hoãn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong những năm đầu sản phẩm.
-Thu hồi vốn nhanh, hạn chế thiệt hại do
hao mòn vô hình gây ra.
-Phản ánh được hao mòn vô hình của
TSCĐ.

– Dễ gây đột biến về giá thành do chi phí khấu
hao TSCĐ rất cao trong những năm đầu tiên.
– Cần chú ý khi xác định thời gian sử dụng của
TSCĐ,
tính
toán

phức
tạp.
- Đối với những sản phẩm tiêu thụ chậm sẽ ảnh
hưởng kết quả kinh doanh của DN nên TSCĐ
hoạt động phải đạt năng suất cao.

– Sự giả định mang tính chủ quan về số lượng
sản phẩm sản xuất trong kỳ vì vậy không tinh
đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản
xuất ( hỏng máy k đạt được chỉ tiêu sx, hoặc do
sp k tiêu thụ đc…) đãn đến sự phân bố thiếu
chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo
cáo tài chính, đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải
nộp.
– Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ sản xuất
trực tiếp ra sản phẩm.
IV. DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NÀO
Mỗi loại doanh nghiệp đều được tự do lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp với các loại
tài sản cố định của doanh nghiệp mình.
Ví dụ, đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển
nhanh, thì phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh (hay còn gọi là khấu
hao nhanh) là một phương pháp ưu việt, cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư nhanh.
V. VÍ DỤ VỀ SỰ THAY ĐỔI THÔNG TIN KHI TÍNH KHẤU HAO
1. Thay đổi về kết quả tính khấu hao
- Công ty Dịch vụ ATS mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 500 triệu đồng. Công suất
thiết kế của máy ủi này là 40m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là
2.500.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:
Khối lượng sản phẩm hoàn
Khối lượng sản phẩm
Tháng

Tháng
3
thành (m )
hoàn thành (m3)
Tháng 1
14.000
Tháng 7
15.000
Tháng 2
15.000
Tháng 8
14.000
Tháng 3
18.000
Tháng 9
16.000
Tháng 4
16.000
Tháng 10
16.000
Tháng 5
15.000
Tháng 11
18.000
Tháng 6
14.000
Tháng 12
18.000
– Có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số
lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo

nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất
(nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ
chuyển vào sản phẩm nhiều và ngược
lại)
– Thích hợp với các TSCĐ có mức độ
hoạt động không đều giữa các thời kì.


-

Theo quy định tại khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TTBTC): Máy ủi đất thuộc loại Máy móc thiết bị xây dựng, có thời gian sử dụng từ 8-15 năm. Như
vậy ta trích khấu hao trong vòng 10 năm.
a) Khấu hao theo đường thẳng
Ta có: Nguyên giá: 500 triệu đồng
Thời gian trích khấu hao: 10 năm.
Mức khấu hao hàng năm của máy ủi= 500 triệu/10=50 triệu/năm.
Mức khấu hao hàng tháng=50 triệu/12=4,167 triệu/tháng.
b) Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Ta có: Nguyên giá: 500 triệu đồng
Thời gian trích khấu hao: 10 năm.
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là:
(1/10)x100=10%
- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo pp số dư giảm dần bằng 10% x 2,5 (hệ số điều chỉnh) = 25%
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
(Đơn vị tính: Đồng)
Năm Giá trị còn lại của Cách tính số khấu hao
thứ TSCĐ
TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao Mức khấu hao Khấu hao luỹ kế

hàng năm
hàng tháng
cuối năm

1

500.000.000

500.000.000x25%

125.000.000

10.416.666,67 125.000.000

2

375.000.000

375.000.000x25%

93.750.000

7.812.500

218.750.000

3

281.250.000


281.250.000x25%

70.312.500

5.859.375

289.062.500

4

210.937.500

210.937.500x25%

52.734.375

4.394.531,25

341.796.875

5

158.031.125

158.031.125x25%

39.550.781,25 3.295.898,438 381.347.656,25

6


118.652.343,75

118.652.343,75x25%

29.663.085,94 2.471.923,828 411.010.742,19

7

88.989.257,81

88.989.257,81:4

22.247.314,45 1.853.942,871 433.258.056,64


8

66.741.943,36

88.989.257,81:4

22.247.314,45 1.853.942,871 455.505.371,09

9

44.494.628,91

88.989.257,81:4

22.247.314,45 1.853.942,871 477.752.685,55


10

22.247.314,45

88.989.257,81:4

22.247.314,45 1.853.942,871 500.000.000

Trong đó:
+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 6 được tính bằng giá trị còn lại
của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (25%).
+ Từ năm thứ 7 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm
thứ 7) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (Vì tại năm thứ 7: mức khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần bằng mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định (22.247.314,45).
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm
Ta có: Nguyên giá: 500 triệu đồng
Thời gian trích khấu hao: 10 năm.
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản
cố định này được xác định như sau:
- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 500 triệu đồng: 2.500.000 m3 = 200 đ/m3
- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế
tháng
(m3)


Mức trích khấu hao tháng
(đồng)

1

14.000

14.000 x 200 = 2.800.000

2

15.000

15.000 x 200 = 3.000.000

3

18.000

18.000 x 200 = 3.600.000

4

16.000

16.000 x 200 = 3.200.000

5

15.000


15.000 x 200 = 3.000.000


6

14.000

14.000 x 200 = 2.800.000

7

15.000

15.000 x 200 = 3.000.000

8

14.000

14.000 x 200 = 2.800.000

9

16.000

16.000 x 200 = 3.200.000

10


16.000

16.000 x 200 = 3.200.000

11

18.000

18.000 x 200 = 3.600.000

12

18.000

18.000 x 200 = 3.600.000

Tổng cộng cả năm

37.800.000

2. Thay đổi ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
a) Bảng cân đối kế toán
– Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Tính cân
đối kế toán biểu diễn bằng phương trình:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Giá trị khấu hao tính theo các phương pháp khác nhau sẽ làm thay đổi một số chỉ tiêu trên bảng
cân đối kế toán:
Chỉ tiêu
PP khấu hao theo

PP khấu hao theo PP khấu hao theo số
trên
đường thẳng
số dư giảm dần có
lượng, khối lượng
BCĐKT
điều chỉnh
sản phẩm
Tài sản
Giá trị hao
Không đổi qua các Giá trị khấu hao ở
Tùy thuộc vào số
mòn lũy kế
năm.
các năm đầu cao, lượng sản phẩm sản
sau đó giảm dần
xuất trong năm.
qua các năm.
Hàng tồn kho
Ảnh hưởng của
Ảnh hưởng của
Ảnh hưởng của việc
khấu hao tới các
việc khấu hao tới khấu hao tới các chỉ
Nguồn vốn Lợi nhuận sau


thuế chưa
phân phối


chỉ tiêu này không
đổi qua các năm.

các chỉ tiêu này
thay đổi qua các
năm.

tiêu này tùy thuộc
vào số lượng sản
phẩm sản xuất trong
năm.

Cụ thể:
+ Hàng tồn kho: khi khấu hao tăng(giảm) => giá thành sản phẩm tăng(giảm), giá trị sản phẩm
dở dang tăng(giảm) => giá trị hàng tồn kho tăng(giảm)
+ LNST chưa phân phối: LNST = LNTT – thuế TNDN. Khấu hao là một khoản chi phí được
trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi mức trích khấu hao tăng(giảm)=> chi phí
tăng(giảm)=> thu nhập tính thuế giảm(tăng)=> thuế TNDN giảm(tăng)=> có tác động đến LNST.
b) Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
• Việc khấu hao tài sản cố định thay đổi phương pháp làm cho giá trị khấu hao TSCĐ thay đổi từ
đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố như:
– Giá vốn hàng bán => giá trị khấu hao TSCĐ tăng(giảm) ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá vốn của
hàng bán tăng(giảm)
– Chi phí bán hàng
– Chi phí quản lý doanh nghiệp => Nếu TSCĐ bị khấu hao được doanh nghiệp sử dụng nhằm
mục đích bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì giá trị KHTS cố định tăng(giảm) sẽ làm cho chi
phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng(giảm).
• Từ các yêu tố trực tiếp bị ảnh hưởng, việc khấu hao TSCĐ sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp tới
nhiều yếu tố khác trên báo cáo kết quả HĐKD, bao gồm:
+ Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần từ BH&CCDV – Giá vốn hàng bán

+ Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần từ BH&CCDV – giá vốn hàng bán – CPBH – CPQLDN +
DTTC – CPTC
+ Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
+ Thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất
+ Lợi nhuận sau thuế = LN trước thuế – Thuế TNDN phải nộp
c) Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xuất phát từ cân đối sau:

– Nhận xét:
+ Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí không bằng tiền, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp
đến ngân lưu của doanh nghiệp. nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo


lưu chuyển tiền tệ một cách gián tiếp vì một mặt nó ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh
nghịêp và lãi/lỗ thanh lí tài sản cố định của doanh nghiệp
+ Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nó ảnh hưởng đến lợi nhận trước thuế và làm thay đổi
thuế thu nhập; mặt khác, khi các khoản chi phí đã chi hết bằng tiền và các khoản thu đã thu hết
bằng tiền thì:
Lượng tiền còn lại cuối kỳ = Lợi nhuận sau thuế – khấu hao TSCĐ
+ Khi mức khấu hao cao lợi nhuận trước thuế giảm, từ đó ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại.
+ Đối với giá trị thanh lý tài sản: Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án;
thường dựa vào phần giá trị máy móc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc dựa vào giá thị trường (giá
thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý.
Giá trị thanh lý = Nguyên giá ban đầu của tài sản x
x
Tỷ lệ % giá trị còn lại
d) Thuyết minh Báo cáo tài chính
– Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh
nghiệp được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể

trình bày rõ ràng và chi tiết được.
– Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC dựa vào BCĐKT,
BCKQHĐKD, thuyết minh BCTC kì trước.
Vì vậy, khi thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ, nó có ảnh hưởng đến thuyết minh báo cáo tài
chính như sau:

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư

Một số khoản mục thông tin bổ sung cho BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLLTT



×