Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

“Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.14 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
Bên cạn việc giao đất, cho thuê đất đối với người sủ dụng
đất thì khi cần thiết Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất. Việc Nhà
nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng không lớn đến dời sống của
người sử dụng đất. chính vì vậy mà khi nhà nước thu hồi đất cần
phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng
đất. Đặc biệt đối với thu hồi đất ở thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp
tới nơi sinh sống của người sử dụng đất. Thông qua bài tiểu luận
này em xin được “Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở? Nêu một số giải pháp
góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.”
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất
1. Một số khái niệm
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại
quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp
luật về đất đai” (khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013).
“Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”
(khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
“Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp
cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát
triển” (khoản 14 Điều 3 Luật đất đai 2013).
Tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bố trí
chỗ ở mới ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển
chỗ ở. Luật đất đai năm 2013 thì không đề cập cụ thể về khái



niệm này, mà theo các quy định của các văn bản thi hành luật
đất đai thì ta có thể hiểu rằng tái định cư là việc người sử dụng
đất được bố trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi
thường bằng nhà ở mới, hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc
bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị nhà nước thu
hồi đất và phải di chuyển chỗ ở.
Hỗ trợ tái định cư là chính sách của nhà nước giúp đỡ
người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm
mới, cấp kinh phí để di chuyển đến nơi ơ mới. Hỗ trợ tái định cư
thể thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước và biểu hiện
bản chất của dân, do dân và vì dân của nhà nước nhằm chia sẻ
khó khăn với người bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn
định cuộc sống.
2. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất
Việc nhà nước thu hồi đất có ảnh hưởng không hề nhỏ đến
cuộc sống của người dân, vì thế mà việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất có ý nghĩa rất là to lớn. Nó có
một số ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, nước ta là một nước nông nhiệp có đến 70% dân
số là nông dân nên vấn đề đất đai ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và nhạy cảm. vì vậy, khi chủ trương, chính sách
pháp luật đất đai của nhà nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn
và được thực thi nghiêm túc đặc biệt là chính sách pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất sẽ góp
phần duy trì và củng cố ổn định về chính trị, trật tự xã hội, củng
cố niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, trong trường hợp thu hồi đất nói chung và thu hồi
đất ở nói riêng thì đều ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của
người bị thu hồi đất. Họ không những mất quyền sử dụng đất



mà còn buộc phải di dời nên hậu quả là cuộc sống bị đảo lộn, vì
vậy việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư sẽ giúp người bị thu hồi
đất nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Thứ ba, vậy việc thực hiện tốt công tác bồi thường hỗ trợ
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh
nghiệp sớm có mặt bằng triển khai dự án đầu tư góp phần vào
việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp
dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta, hơn nữa duy
trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn
của môi trường đầu tư trong nước. Vì thực tiễn cho thấy việc bồi
thường giải phóng mặt bằng luôn là công việc khó khăn, phức
tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có
nguyên nhân do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
không nhận được đồng thuận từ phía người dân, từ đó dẫn đến
chậm giải phóng mặt bằng. Xét dưới góc độ kinh tế dự án chậm
triển khai ngày nào thì chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị chịu
thiệt hại đáng kể ngày đó do nhiều nguyên nhân như máy móc
không thực hiện, lãi xuất vay vốn ngân hàng…
II. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất ở
1. Những quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
ở có một số quy định chung đó là:
Thứ nhất, Về đối tượng áp dụng: quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở được áp dụng với
tất cả các chủ thể sử dụng đất bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam

định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử
dụng đất nhằm mục đích xây dựng nhà ở, xây dựng các công


trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân
cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê bị Nhà nước thu hồi
đất.
Thứ hai, về Phạm vi áp dụng: Các quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư được áp dụng với các trường hợp Nhà nước
thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.
Thứ ba, về Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư đó là: Quyền sử dụng đất bị thu hồi phải được công nhận là
tài sản của người sử dụng đất và thuộc loại được phép giao dịch
trên thị trường. Và phải có các căn cứ pháp lý để chứng minh
tính hợp pháp và tính hợp lệ của quyền sử dụng đất. Điều 75
Luật đất đai 2013 quy định về “Điều kiện được bồi thường về
đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”.
Thứ tư, về Các nguyên tắc của việc bồi thường và hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất: Các nguyên tắc về bồi thường và hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 74, khoản 1
Điều 83 Luật đất đai 2013, Theo đó.
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất mà có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được bồi thường;
trường hợp không đủ điều kiện để được bồi thường thì UBND
cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.
Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị
thu hồi, nếu không có đất để thực hiện tái định cư thì người sử
dụng đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua nhà

hoặc thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước ở khu vực đô thị và được
giao đất ở với khu vực nông thôn.


Việc bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải
bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời
và đúng quy định của pháp luật”.
2. các quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở
Đất ở là loại đất rất quan trọng nhất đối với người dân, vì
ông cha ta có câu “an cư thì mới lạc nghiệp” vì vậy khi thu hồi
đất mà liên quan đến đất ở thì thường sẽ nhiều khó khăn và cần
phải áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật. Điều
79 Luật đất đai 2013 quy định rất rõ về bồi thường về đất khi
Nhà nước thu hồi đất ở, theo đó:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy
định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được
bồi thường như sau:
a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn
xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng
đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường
bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị
trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa
phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi
thường bằng đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với
nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi
thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà

nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu
tiền sử dụng đất.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện


dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều
kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được
bồi thường về đất.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Và tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP “quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” đã quy định chi tiết
về việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở.
3. Các quy định về hỗ trợ tái định khi Nhà nước thu hồi
đất ở
Việc hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất là rất quan
trọng, nó có vai trò hết sức to lớn, giúp cho người bị thu hồi đất
nhanh chóng có chỗ ở mới, sớm ổn định cuộc sống. Căn cứ điểm
c khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013 thì các trường hợp được hỗ
trợ tái định cư đó là: “trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình,
cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di
chuyển chỗ ở”.Và điều khoản này được hướng dẫn cụ thể hơn
tại Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, theo đó:
“Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất
ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c Khoản 2
Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất
nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều

27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá
trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn
được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ


gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ
cho phù hợp”.
Như vậy, Theo quy định trên, người sử dụng đất khi Nhà
nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của
Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ tái định cư. Điều 85
Luật đất đai 2013 quy định về việc lập và thực hiện tái định cư
cụ thể như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có
trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi
thu hồi đất.
2. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng
bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều
kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây
dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều này”.
Việc bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di
chuyển chỗ được quy đinh tai Điều 86 Luật đất đai 2013. Ngoài
ra, việc hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt được
quy định tại Điều 87 Luật này.
III. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay
và đề xuất giải quyết

1. thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay
1.1. Ưu điểm
Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ
trợ tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế
cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế đồng thời đạt được
sự đồng thuận cao của người dân. Vì thế, công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả
khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:


Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình
hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của
Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa
đáng.
Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều
kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị
mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất
rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước
nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
Thứ ba, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định
cư đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp
cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác
bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.
Thứ tư, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy
định Luật đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành,
đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước,
tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp
luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả

cao hơn.
Thứ năm, chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện
vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có
năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia
sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng
được mở rộng và có hiệu quả.
Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã
giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu


hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp
phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất
cho người có đất bị thu hồi.
1.2. Hạn chế
Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên những quy định của
pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất ở không tránh khỏi những hạn chế, bất cập trong quá trình
triển khai thực hiện trên thực tế. Một số những bất cập đó là:
Thứ nhất, đó chính là việc xác định giá bồi thường. Theo
quy định của pháp luật thì giá bồi thường dựa trên giá đất do
Nhà nước xác định theo nguyên tắc sát với giá thị trường. Tuy
nhiên thì giá đất trên thị trường luôn biến động không ngừng
gây khó khăn cho việc xác định giá bồi thường phù hợp. Và thực
tế cho thấy giá bồi thường trong phần lớn các trường hợp đều
thấp hơn nhiều so với giá trị trên thị trường. Điều đó ảnh hưởng
rất lớn đến quyền lợi của người bị thu hồi đất vì vậy mà không
nhận được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng

người bị thu hồi đất ở bất hợp tác, khiếu kiện kéo dài gây ảnh
hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, về mức hỗ trợ cụ thể khi Nhà nước thu hồi đất ở
sẽ do UBND tỉnh quyết định do đó UBND sẽ phải quy định nhiều
mức hỗ trợ cụ thể trên địa bàn. Đối với mức hỗ trợ cho hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất ở mà tự lo được chỗ ở mới được tính
bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái
định cư tập trung. Tuy nhiên do mức hỗ trợ tái định cư thấp, việc
tính toán suất đầu tư bằng tiền theo từng dự án gặp khó khăn,
không đồng bộ, không nhất quán vì vậy mà việc xác định mức
hỗ trợ cũng gặp nhiều khó khăn.


Thứ ba, còn tồn tại nhiều tình trạng khướu kiện kéo dài của
người dân do chưa đạt được tiếng nói chung với chính quyền
cũng như chưa được giải quyết thỏa đáng về vấn đề bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư. Từ đó dẫn đến nhiều dự án chậm giải
phóng mặt bằng gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và chủ
đầu tư.
Thứ tư, đối với các quy định về tái định cư: Mặc dù đã có
quy định về điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư nhưng
trên thực tế thực hiện lại không đảm bảo tuân thủ các quy định
của pháp luật như việc chất lượng nhà tái định cư thấp, thiếu
thốn cơ sở hạ tầng, yếu kém trong công tác quản lý tại khu tái
định cư. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải
quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở đã ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống của người dân.
2. Đề xuất hướng giải quyết
Để góp phần vào việc thực hiện tốt vấn đề bồi thường, hỗ
trợ tái định cư đồng thời tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại

thì chúng ta cần làm tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy
định về khung giá đất, xác lập giá bồi thường và hỗ trợ tái định
cư theo đúng cơ chết thị trường. Từ đó hạn chế được sự chênh
lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường và giá đất thực tế trên thị
trường từ đó đảm bảo được lợi ích của người dân.
Thứ hai, xác định và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích
giữa nhà nước, người sử dụng đất và người hưởng lợi từ việc thu
hồi đất trong việc bồi thường và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất. hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp
luật bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng phải đảm bảo


tính thống nhất đồng bộ về nội dung các quy định tránh sự
chồng chéo trong các quy định của pháp luật.
Thứ ba, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính
sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa
phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ
khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía
người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật,
theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi
thường cho người bị thu hồi đất.
Thứ tư, nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định
cư; chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào
các dân tộc khi xây các khu tái định cư.
Thứ năm, là lập quy hoạch tổng thể và thực hiện xây dựng
các khu tái định cư tập trung đồng bộ, về hạ tầng trước khi
quyết định thu hồi đất nhằm đảm bảo ổn định nơi ở và đời sống
của người dân bị thu hồi đất.



C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng các quy định
của pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở nói riêng đã khá
hoàn thiện và phát huy được vai trò trong thực tiễn thực hiện.
Tuy nhiên các quy định đó vẫn còn nảy sinh một số tồn tại và
bất cập trong quá trình thực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Tuy nhiên điều đó là không thể tránh khỏi đối với bất cứ
quốc gia nào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc khắc
phục những tồn tại đó sẽ đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều
kiện sống cho người dân ở những khu vực có đất bị thu hồi, góp
phần vào sự ổn định về đời sống của người dân và qua đó cũng
góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2013.
2. Luật đất đai 2013.
3. Nghị định của Chính phủ số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
4. />


MỞ ĐẦU
A. MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. NỘI DUNG..............................................................................1
I. Lý luận chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất...............................................................1
1. Một số khái niệm...................................................................1

2. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất........................................................................2
II. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất ở............................................................3
1. Những quy định chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất ở..............................................................3
2. các quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở........4
3. Các quy định về hỗ trợ tái định khi Nhà nước thu hồi đất ở. 5
III. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay
và đề xuất giải quyết..............................................................6
1. thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay..........6
1.1. Ưu điểm...........................................................................6
1.2. Hạn chế...........................................................................7
2. Đề xuất hướng giải quyết.....................................................8
C. KẾT LUẬN............................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................10

Bài số 02


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ BÀI
Đề số 2: Anh/ Chị hãy bình luận các quy định hiện hành
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
ở. Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định
về vấn đề này?


Sinh viên: Nông Trường Giang
Lớp: K4L
Mã số sinh viên: 163801010320


Hà Nội – 2018



×