Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước thải thành phố lào cai, tỉnh lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.21 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI NAM

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI NAM
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI
THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý
Đô thị và Công trình, khóa học 2016 - 2018 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức
giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên
cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin trân trọng cảm ơn toàn thể quý thầy cô
trong Nhà trường. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.TS. Hoàng
Văn Huệ, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất,
giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong Nhà trường, cảm ơn Sở Xây
dựng Lào Cai, Ban QLDA ODA tỉnh Lào Cai, đã giúp đỡ học viên hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Hải Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hải Nam


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CN

Công nghiệp

2

CP


Chính phủ

3

CTR

Chất thải rắn

4

HTTN

Hệ thống thoát nước

5

KCN

Khu công nghiệp

6

QH

Quy hoạch

7

QL


Quốc lộ

8

QLDA

Quản lý dự án

9

TB

Trung Bình

10

TDTT

Thể dục thể thao

11

TN

Thoát nước

12

TNT


Thoát nước thải

13

TP

Thành phố

14

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

15

TTg

Thủ tướng Chính phủ

16

XD

Xây dựng

17

UBND


Ủy ban nhân dân

18

XLNT

Xử lý nước thải


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
STT
1

2

Bảng

Nội dung

Trang

Hình 1.1 Hình ảnh về TP Lào Cai

5

Hình 1.2 Biểu đồ dân số các phường trên địa bàn thành phố Lào
Cai

11


Hình 1.3 Biểu đồ các dân tộc trên đia bàn thành phố năm 2016

12

3

Hình 1.4

22

Hình 1.5

Hiện trạng hệ thống cấp – thoát nước thành phố Lào
Cai
Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật thành phố Lào Cai

4
5

Hình 1.6

Vị trí phân chia các lưu vực thoát nước

32

23

6


Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý thoát nước và XLNT TP Lào Cai

33

7

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Lào
Cai (URENCO)

36

8

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu trực tuyến

45

9

Hình 2.2 Mô hình cơ cấu trực tuyến- tham mưu

46

10

Hình 2.3 Mô hình cơ cấu chức năng

46

11


Hình 2.4 Mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng

47

12

Hình 2.5 Mô hình cơ cấu chương trình mục tiêu

48

13

Hình 2.6 Mô hình cơ cấu ma trận

50

14

Hình 2.7 Quy hoạch thoát nước thải thành phố Lào Cai

62

15

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Lào
Cai (URENCO)

76



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của thành phố Lào Cai

10

2

Bảng 1.2 Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Lào Cai

10

3

Bảng 1.3 Hiện trạng lao động

12

4


Bảng 1.4 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt sông Hồng

21

Tải lượng chất thải từ NTSH của thành phố Lào Cai
5

Bảng 1.5

thải ra môi trường năm 2014

24

Lượng nước thải phát sinh từ các bệnh viện
6

Bảng 1.6

7

Bảng 1.7 Tổng hợp lưu vực thoát nước TP Lào Cai

27

8

Bảng 1.8 Hệ thống trạm bơm PS1, PS2, PS3, PS4, PS5

29


9

Bảng 1.9 Bảng tổng hợp hệ thống giếng tách

30

10

Bảng 2.1 Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt

61

11

Bảng 3.1 Bảng thông số hàm lượng COD cơ sở

81

12

Bảng 3.2 Bảng xác định phí biến đổi

82

trên địa bàn thành phố

26


1


MỤCLỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ và hình vẽ
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
*Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................... 2
* Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 4
NỘI DUNG ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THOÁT NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ...................... 5
1.1. Khái quát về Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai........................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................. 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...................................................................... 10
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ........................................................................ 13
1.2. Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải thành phố Lào Cai .................. 24
1.2.1. Các nguồn xả nước thải. ....................................................................... 24
1.2.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước. ......................................................... 26
1.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải. ................................................................... 27
1.2.4. Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Lào Cai 2013 - 2017 .............. 28
1.3. Thực trạng quản lý thoát nước và xử lý nước thải TP Lào Cai: ............... 33
1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý Nhà nước về TN. ......... 33

1.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý HTTN. ........................................... 36
1.3.3. Thực trạng về văn bản pháp lý và cơ chế quản lý HTTN Thành phố Lào
Cai ................................................................................................................. 38


2

1.3.4. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTTN và
XLNT. ........................................................................................................... 39

1.4. Đánh giá thực trạng quản lý HTTN và sự tham gia của cộng đồng ........... 40
1.4.1. Đánh giá về thực trạng quản lý HTTN ................................................. 40
1.4.2. Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTTN .............. 41
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ............................ 43
2.1. Mô hình tổ chức thoát nước thải và xử lý nước thải ................................. 43
2.1.1 Mô hình thoát nước tập trung ................................................................ 43
2.1.2 Mô hình thoát nước phân tán................................................................. 43
2.2 Cơ sở lý thuyết về mô hình tổ chức quản lý ................................................ 44
2.2.1 Các mô hình quản lý ............................................................................. 44
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý TN và XLNT ...................... 51
2.3. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 56
2.3.1. Các căn cứ pháp lý . ............................................................................. 56
2.3.2. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Lào Cai đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030. ............................................................................... 59
2.4. Kinh nghiệm quản lý thoát nước và xử lý nước thải ................................. 64
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số
nước trên thế giới ........................................................................................... 64
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý thoát nước và xử lý nước thải của một số địa
phương ở Việt Nam ....................................................................................... 66

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ........................................... 68
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thoát nước thành phố
Lào Cai. ............................................................................................................ 68
3.1.1 Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật đối với mạng lưới đường ống thoát
nước. ............................................................................................................. 68
3.1.2 Quản lý trạm xử lý nước thải thành phố Lào Cai ................................... 73
3.1.3 Quản lý xây dựng hệ thống thoát nước .................................................. 73
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý TN và XLNT thành phố Lào Cai. .............. 75
3.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý TN và XLNT TP Lào Cai................... 75
3.2.2. Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách về quản lý thoát
nước và XLNT............................................................................................... 78
3.2.3. Đề xuất thu phí TN và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: .......... 79


3

3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong công tác thoát nước và XLNT
TP Lào Cai........................................................................................................ 85
3.3.1 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thoát nước và
XLNT TP Lào Cai ......................................................................................... 85
3.3.2 Xã hội hóa công tác quản lý thoát nước và XLNT TP Lào Cai .............. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 92
Kết luận: ........................................................................................................... 92
Kiến nghị: ......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Sự gia tăng dân số ồ ạt tại các thành phố ở Việt Nam làm cho cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải và quản lý
chất thải rắn đang trở lên quá tải. Các công trình này chưa được ưu tiên đầu tư
đúng yêu cầu và hiện chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị. Điều này
không những gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và ảnh hưởng
tới môi trường, sức khỏe của cộng đồng dân cư trên diện rộng mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị.
Được thành lập theo Nghị định số 195/2004/NĐ-CP ngày 13/6/2004 của
Chính phủ với 17 đơn vị hành chính gồm 12 phường và 05 xã, Thành phố Lào
Cai là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch của tỉnh Lào Cai
và đang trở thành một trong những điểm du lịch quan trọng của cả nước, thu
hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao có 12km đường
biên giới giáp Trung Quốc, có điều kiện giao thông thuận lợi phát triển với
vùng Tây Nam rộng lới của Trung Quốc gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích
5 triệu km2, dân số hơn 350 triệu người, là thị trường lớn có nhu cầu rất đa
dạng về hàng hóa. Vị trí địa lý, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi của thành
phố Lào Cai là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách
triệt để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh
Lào Cai nói chung.
Trong những năm gần đây, thành phố đã có nhiều cố gắng đầu tư xây
dựng hạ tầng như xây dựng các khu đô thị, làm mới đường xá, hệ thống kỹ
thuật khác để phục hồi và phát triển đô thị, nhưng những khó khăn về kinh tế
cũng như nguồn vốn hạn chế nên việc xây dựng hoàn thiện là rất khó khăn,
việc đầu tư xây dựng còn thiếu và chưa đồng bộ cho nên hiệu quả đầu tư chưa
cao, còn nhiều bất cập. Hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải chỉ



2

được triển khai ở một số khu vực ở thành phố. Nước thải công nghiệp, bệnh
viện và sinh hoạt chưa được xử lý thích hợp, sau khi thu gom mà xả thẳng vào
hệ thống thoát nước chung của thành phố và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là
suối, sông Hồng và sông Nậm Thi, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường
và ảnh hưởng tói các vùng dưới hạ lưu. Về mùa mưa, tình trạng ngập úng cục
bộ vẫn xảy ra ở một số nơi, một số khu dân cư bị ngập lụt, ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, công tác
phối hợp giữa các Sở, ban ngành trong việc vận hành hệ thống thoát nước của
thành phố còn nhiều bất cập, chồng chéo.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, xử lý hệ thống thoát
nước thải thành phố, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Quản lý hệ thống
thoát nước thải thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai”.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đề xuất mô hình và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thoát nước và
xử lý nước thải thành phố Lào Cai.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình và giải pháp quản lý thoát nước và xử
lý nước thải.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu:
+ Tập trung tìm và thu thập các tài liệu nghiên cứu trước đây, các văn bản
pháp lý đã và đang được áp dụng từ cấp trung ương đến địa phương có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua các tài liệu này tiến hành phân tích,
tổng hợp, xem xét các vẫn đề đã được nghiên cứu ( nếu có), những vấn đề mới
phát sinh do việc điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa được giải quyết triệt để trong
các nghiên cứu trước để bổ sung vào nội dung nghiên cứu cho phù hợp.



3

+ Thông qua các kênh thông tin chính thống, uy tín thu thập thông tin
bàn luận về vấn đề nghiên cứu của các đề tài đã có trước ( nếu có), hay các
thông tin đóng góp của các Sở, Ban, ngành.
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm bằng cách thu thập
thông tin dựa trên quá trình quan sát, vẽ ghi, chụp ảnh, thu thập số liệu khí
hậu, đất đai, thổ nhưỡng phạm vi nghiên cứu.
+ Sử dụng phươg pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng cách dùng phiếu
lấy thông tin để điều tra vấn đề và xác lập thông tin thông qua phỏng vấn
người dân trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin:
Phương pháp này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và khu vực xung
quanh bằng cách lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường đất, nước, và xác định
các yếu tố môi trường khác như: các chỉ tiêu hoá lý, … Phương pháp này cũng
bao gồm việc thu nhập các số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng trên cơ sở quy hoạch xây dựng phát
triển của khu vực khảo sát. Chọn ra những thông số liên quan có tác động đến môi
trường, liệt kê và phân tích các số liệu liên quan đến các thông số đó.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống:
+ Sàng lọc các dữ liệu đã thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp
các dữ liệu một cách khoa học, logic theo loại dữ liệu, đặc tính dữ liệu để tiện
cho việc nghiên cứu, trích dẫn.
+ Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu định tính hoặc định
lượng ( nếu cần thiết) để phân tích các dữ liệu và đưa ra các kết quả phân tích
chính xác.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp
mới.

Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo sát
thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc đánh giá tác động đã được thực


4

hiện sơ bộ đối với một số yếu tố môi trường như: môi trường sinh thái, môi
trường kinh tế - xã hội..
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Mô hình và giải pháp quản lý xử lý nước thải đề
xuất trong đề tài được xây dựng có căn cứ thực trạng quản lý, cơ sở lý luận và
kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm bảo quản lý hiệu quả hệ thống xử lý
nước thải thành phố Lào Cai.
- Ý nghĩa thực tiễn: Mô hình và giải pháp quản lý xử lý nước thải thành
phố Lào Cai có khả năng ứng dựng cao, giúp cho chính quyền thành phố cũng
như đơn vị chủ đầu tư quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải hiệu quả.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về thực trạng quản lý thoát nước và xử lý nước
thải thải thành phố Lào Cai.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Lào Cai
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý thoát nước và xử lý nước
thải thành phố Lào Cai.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, HTTN giữ một vai trò quan
trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị. Công tác thoát nước cho đô thị là một trong
những yếu tố chính cấu thành hoạt động của một đô thị, nó cũng thể hiện rõ bộ
mặt và tình hình phát triển của một đô thị. Việc thực hiện tốt công tác quản lý
thoát nước cho đô thị là yếu tố quan trọng trong mục tiêu phát triển đô thị một
cách bền vững đó là phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sống.
Công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị nói chung và Thành phố Lào
Cai nói riêng bao gồm nhiều hạng mục như đầu mối xử lý, mạng lưới đường
ống, các điểm đấu nối... là một công việc khó khăn, phức tạp nó đòi hỏi phải kết
hợp nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn vốn, công nghệ,
bộ máy quản lý, vận hành, sự tham gia của cộng đồng....Qua quá trình nghiên
cứu tác giả luận văn xin đưa ra một số kết luận cơ bản như sau:
1. Hệ thống quản lý thoát nước thành phố Lào Cai hiện nay đa số là cán bộ
kiêm nhiệm. Không nắm rõ về chuyên môn, kỹ thuật. Do vậy chính quyền thành
phố cần có phương án tổ chức đào tạo, tuyện dụng các bộ đúng chuyên nghành
vận hành quản lý xẽ hiệu quả hơn.
2. Hiện tại việc triển khai xây dựng hệ thống thoát nước cho Thành phố Lào
Cai mới đang ở bước đầu của giai đoạn thực hiện đầu tư (thẩm định và phê duyệt

dự án) và được triển khai tương đối chậm. Trong khi Hệ thống thoát nước hiện
tại của Thành phố vẫn là hệ thống thoát nước chung, đã xuống cấp và hư hỏng
nhiều hoặc không đáp ứng được năng lực thoát nước cho thành phố, cá biệt
nhiều điểm dân cư chưa có hệ thống cống chung đi qua mà xả thải trực tiếp ra
sông suối ao, hồ...Do vậy việc hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng hệ thống
thoát nước đúng tiến độ chất lượng để sớm đưa vào khai thác sử dụng là một nhu


93

cầu hết sức cấp thiết của Thành phố.
3. Quản lý hệ thống thoát nước đô thị liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực và tuân thủ theo những yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn bắt buộc đòi
hỏi cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, sở ban ngành, các
đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư. Thực tại Thành phố vẫn chưa ban hành một
quy định cụ thể trong việc phân cấp quản lý hệ thống thoát nước thành phố để quy
định rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phối kết hợp của các bên liên quan.
Luận văn đề xuất mô hình quản lý Nhà nước về thoát nước vẫn giữ nguyên
mô hình cũ, tuy nhiên về cơ cấu tổ chức của URENCO thì để xuất bổ sung
(1)Ban Giảm sát công động; (2)Đội quản lý thoát nước mưa gồm: – Tổ duy tu,
bảo dưỡng mạng lưới, - Tổ quản lý úng ngập; (3) Đội quản lý hệ thống thoát
nước thải gồm: – Tổ quản lý mạng lưới và – Tổ quản lý trạm bơm; và (4)Đội
quản lý trạn XLNT gồm: - Bộ phận công nghệ xử lý và thí nghiệm, - Bộ phận
duy tu, bảo dưỡng vận hành công trình thiết bị xử lý.
Đối với tổ duy tu, bão dưỡng hệ thống thoát nước có thể cần thành lập các
bộ phận chuyên trách thau rửa và sửa chữa mạng lưới.
4. Chi phí đầu tư thoát nước và xử lý nước thải là rất lớn trong khi nó lại
chưa được quan tâm đúng mức. Mức thu phí thoát nước hiện trên địa bàn thành
phố Lào Cai là rất thấp (8% phí nước sạch) là không đủ bù chi. Mặc dầu thành
phố vẫn sẽ phải sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để bù đắp cho khoản chênh

lệch. Khi đó việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống thoát nước cũng sẽ phải lấy
từ ngân sách địa phương hoặc huy động từ các guồn vốn đầu tư khác. Trong thời
gian tới cần có những chính sách, cơ chế hoạt động để hệ thống thoát nước có hiệu quả,
thu phí hoạt động để tái đầu tư mới, tiến hành nâng cấp và sửa chữa hệ thống thoát
nước hiện có. Luận văn đề xuất mức thu phí thoát nước tăng lên trên 10% phí

nước sạch.


94

Kiến nghị:
1. UBND tỉnh Lào Cai, Thành phố Lào Cai cần đưa ra những giải pháp cụ
thể và tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA do Chính phủ
Pháp tài trợ cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà tài trợ về vốn nguồn vối
đối ứng của địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án xây dựng HTTN
Thành phố đúng tiến độ và chất lượng đã đặt ra.
2. Trong quá trình xây dựng hệ thống mạng lưới đường ống trên các tuyến
phố cần rà soát một cách kỹ lưỡng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như đường
ống cấp nước, cáp điện, thông tin, chiếu sáng... để thực hiện đầu tư nâng cấp
hoặc xây dựng mới một cách đồng bộ, thuận tiện, không trồng chéo, tránh đào
lên lấp xuống nhiều lần cũng như đảm bảo an toàn cho các hệ thống hạ tầng sẵn
có trong quá trình thi công xây dựng.
3. UBND thành phố cần có kế hoạch thực hiện ngay việc nâng cao năng lực
cho đội ngũ ban quản lý, xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ
phẩm chất, trình độ chuyên môn để sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về năng lực
trong công tác quản lý, vận hành sau khi HTTN Thành phố mới được đưa vào
khai thác sử dụng.
4. Để mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý HTTN và XLNT TP Lào Cai tinh
gọn và hoạt động hiệu quả, cần tiến hành nghiên cứu xác định số lượng và trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên đảm trách công tác quản lý
HTTN và XLNT của thành phố trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006
hướng dẫn thực hiện Quy chế khu đô thị mới ban hành kèm theo Nghị định
02/2006/NĐ-CP.
2. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01:2008/BXD.
3. Bộ Xây dựng (2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng
kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD.
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.
5. Chính phủ (2016), Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về Phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải
6. Chính phủ (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02/4/2015 về
Hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước
7. Chính phủ (2016), Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/20016 của Thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
8. Cục thống kê thành phố Lào Cai , Báo cáo Thống kê các năm 2010, 1015,
2016
9. Dự án phát triển các đô thị loại vừa Việt Nam, Tiểu dự án Thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai. Công trình: Hệ thống thu gom nước thải.
10. Kết luận số 51-KL/TU ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ban thường vụ tỉnh
ủy tỉnh Lào Cai về Quy hoạch chung thành phố Lào Cai đến năm 2030.
11. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống
thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây
dựng, (Số 10/2013).



12. Nguyễn Việt Anh (2010), Thoát nước đô thị bền vững, Tạp chí môi
trường.
13. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình Lý luận thực tiễn Quy hoạch xây dựng
đô thị ở trên thế giới và Việt Nam, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009), Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội.
15. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
16. Nguyễn Quốc Thắng (2004), Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị,
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
17. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
18. UBND tỉnh Lào Cai , Quyết định số 2305/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 về
việc Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến
năm 2030.
19. UBND tỉnh Lào Cai, Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 1/7/2015 về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
20. UBND thành phố Lào Cai , Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày
20/10/ 2015 về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý đô thị trên địa
bàn thành phố Lào Cai.
21. Sở Tài Nguyên và Môi trường Lào Cai, Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh giai đoạn 5 năm 2011-2015 ( Chương 3: Hiện trạng môi trường nước)
22. Website:


- Cổng thông tin hệ thống VBQPPL


- Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai


- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai

Và một số website khác.

- Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai



×