Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Khóa tu tịnh độ của tín đồ phật giáo thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 139 trang )

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ GÁI

KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÙA HOẰNG PHÁP
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ GÁI

KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA TÍN ĐỒ
PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CHÙA HOẰNG PHÁP
TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY)
Ngành

: Tôn giáo học

Mã số

: 8.22.90.09



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học với đề tài: “Khóa tu
Tịnh độ của Tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” ( Nghiên cứu
trường hợp chùa Hoằng Pháp từ năm 2007 đến nay) là công trình nghiên cứu
của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực với kết quả đã
nghiên cứu và khảo sát. Những nội dung trình bày trong luận văn không trùng
lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Gái


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
với đề tài: “Khóa tu Tịnh độ của Tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”, là thành quả trong quá trình học tập và nỗ lực của bản thân tôi. Để
hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, TT trụ trì, chư Đại Đức Tăng và Phật tử tại chùa Hoằng Pháp.
Tôi xin gửi lời tri ân đến các thầy cô, các nhà khoa học đang công tác
tại Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và

nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, hiệu
trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm
có giá trị và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi thành kính xin gửi lời tri ân đến Thượng Tọa trụ trì và chư Đại Đức
Tăng tại chùa Hoằng Pháp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu,
tham gia khảo sát các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến các bạn bè, đồng nghiệp, quý Phật
tử đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù, tôi đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy- cô, các nhà khoa
học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Học viên

Lê Thị Gái


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NQ/TW

: Nghị Quyết/ Trung Ương

PL

: Pháp lệnh

QĐ/HĐTS : Quyết định / Hội đồng trị sự
TUGH


: Trung Ương Giáo Hội

PGVN

: Phật Giáo Việt Nam

GHPGVN : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

GHPG

: Giáo Hội Phật giáo

BTSPG

: Ban Trị Sự Phật Giáo

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

PG

: Phật giáo

GH

: Giáo Hội

BTS


: Ban Trị Sự

HT

: Hòa Thượng

TT

: Thượng Tọa

Đ

: Đại Đức

TP

: Thành phố


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 12
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn..........................................12
1.2. Lí thuyết tiếp cận................................................................................15
Chương 2.THỰC TRẠNG KHÓA TU TỊNH ĐỘ CỦA PHẬT GIÁO
TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP.........................................................................31
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến các khóa tu..........................................31
2.2 Các hình thức tu tập tại Chùa Hoằng Pháp......................................... 33
Chương 3.GIÁ TRỊ CỦA KHÓA TU TỊNH ĐỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÍN


ĐỒ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............................................................................56
3.1. Giá trị của khóa tu ảnh hưởng đến tinh thần và hành vi của tín đồ....56
3.2. Giá trị của khóa tu ảnh hưởng đến con người và xã hội.....................63
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả khóa tu Tịnh độ............................66
3.4. Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................81
PHỤ LỤC.......................................................................................................87


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo ảnh hưởng rất lớn trong đời sống văn
hóa của dân tộc. Với phương châm hành đạo “tùy duyên” và ứng dụng tinh thần
nhập thế vào đời sống xã hội, Phật giáo luôn sống và đồng hành cùng dân tộc
trong mọi chặng đường lịch sử. Có những giai đoạn, Phật giáo đã phát triển lên
đỉnh cao qua nhiều thời kỳ như: triều đại nhà Lý (1009-1225) và triều đại nhà
Trần (1226-1400),… kết thành những trang sử vàng rực rỡ cho lịch sử Phật giáo
và lịch sử dân tộc.
Hầu như, trong suốt tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Phật giáo đóng góp rất nhiều trong các hoạt động: chính trị, kinh tế, văn hóa,
giáo dục,... cho nước nhà. Nhiều cao Tăng đã trực tiếp tham gia trong hoạt động
triều chính và trở thành cố vấn cho nhà vua trong việc đối nội, đối ngoại để xây
dựng và phát triển đất nước. Điển hình như: Thiền sư Pháp Thuận làm cố vấn
cho vua Lê Đại Hành trong việc an dân trị quốc. Thiền sư Khuôn Việt là vị Tăng
Thống đầu tiên, đóng nhiều vai trò trong việc giúp vua Đinh Tiên Hoàng xây
dựng đất nước. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là cánh tay đắc lực của vua Lê Đại
Hành, đưa ra nhiếu kế sách đối ngoại hiệu quả. Thiền sư Vạn Hạnh đã góp phần

rất lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, xây dựng triều đại nhà Lý rực rỡ
một thời[28, tr.39]. Điều này cho thấy, Phật giáo luôn sát cánh hòa nhập vào
những hoạt động của xã hội, đóng góp tích cực trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm, xây dựng đất nước hùng mạnh.
Trải qua bao thăng trầm cùng thời đại, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân
tộc trong mọi biến động của lịch sử. Bất cứ giai đoạn nào, đất nước trong thời
chiến tranh hay hòa bình, tu sĩ Phật giáo với tinh thần “từ bi”, luôn dấn thân vào
đời hành đạo, nhằm truyền tải những triết lý tinh hoa của Phật giáo đến mọi
người. Những chân lý vi diệu của đạo Phật giúp họ thấy được giá trị của nó mà
áp dụng trong đời sống nhằm hoàn thiện nhân cách, trở thành những công dân
1


gương mẫu của nước nhà. Chính điều nầy, Phật giáo đã góp phần hình thành nên
nét đẹp thuần khiết, trong sáng của con người Việt Nam, tạo nên truyền thống
văn hóa của dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đất nước đang trên đà hội nhập phát
triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị... Thế nhưng, “xã hội càng văn minh
thì con người ngày càng xem nhẹ truyền thống đạo đức dân tộc, chạy theo nếp
sống không lành mạnh. Đặc biệt, tình trạng sống lệch hướng của thanh thiếu
niên hiện nay” [28, tr. 52]. Vì thế, Phật giáo cần phải có những phương pháp
tích cực, nhằm góp phần chấn chỉnh mọi hành vi cho con người. Hơn nữa, Phật
giáo phải đi vào đời sống xã hội để giúp con người nhận thức đúng mọi giá trị
đạo đức, văn hóa để hoàn thiện chính mình hướng đến cái đẹp của Chân- ThiệnMỹ. Do vậy, Phật giáo với phương châm nhập thế hành đạo, bảo tồn nền tảng
đạo đức xã hội để giữ gìn nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Vì thế,
Phật giáo ngày càng có nhiều phương thức hoạt động phong phúvà được phổ
biến khắp mọi miền đất nước. Nhiều chùa ở vùng sâu, vùng xa, trước đây chỉ có
các phật tử địa phương tự sinh hoạt tu tập. Nay có nhiều Tăng- Ni đến ở, hướng
dẫn Phật tử tu học bằng nhiều phương pháp rất linh động, sáng tạo. Vì thế, các
đạo tràng được mở rộng tại các chùa ngày càng nhiều. Hầu như, hình thức sinh

hoạt này được phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, thành phố Hồ
Chí Minh - “hòn ngọc viễn đông” của nước ta, hoạt động tu tập của phật tử tại
các chùa phát triển mạnh mẽ.Nhiều chùa tổ chức các đạo tràng niệm Phật, tu Bát
Quan Trai, tụng kinh, các lớp học giáo lý,… ngày càng được mọi đối tượng
tham gia tu tập. Trong đó, chùa Hoằng Pháp với phương châm “nhập thế” đã
tích cực tham gia trong các hoạt động văn hóa – giáo dục – xã hội. Đặc biệt,các
hoạt động này được ban tổ chức chùa Hoằng Pháp rất quan tâm và hoạt động
dưới nhiều hình thức như: tổ chức nhiều khóa tucho các đối tượng tham gia tu
tập, nhằm hướng đến đời sống đạo đức tốt đẹp, xây dựng xã hội văn minh. Nhìn
từ thực tế, chùa Hoằng Pháp là nơi tổ chức nhiều khóa tu cho Phật tử và số
2


lượng tín đồ đến tu tập rất đông so với các cơ sở tự viện khác trong thành phố.
Các khóa tu như: khóa tu một ngày niệm Phật, khóa tu mùa hè, khóa tu Phật
thất, khóa tu một ngày cho sinh viên…. Đặc biệt, “khóa tu Phật thất” và “khóa
tu một ngày cho sinh viên” thu hút nhiều đối tượng và sinh viên tham gia tu tập
đông nhất. Trong đó, “khóa tu Phật thất” được tổ chức một năm 3 kỳ và “Khóa
tu một ngày cho sinh viên” được tổ chức 2 tháng 1 lần tại chùa Hoằng Pháp rất
quy mô và trang nghiêm. Nội dung và chương trình tu học của hai khóa tu rất
thích hợp cho mọi người, nên hai khóa tu này thành công rực rỡ, số lượng tín đồ
trong mỗi khóa tu lên đến hàng nghìn người. Vì hình thức và phương pháp tu tập
này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống cho mọi người.
Có thể nói, “Khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” tại
chùa Hoằng Pháp, được tổ chức theo một mô hình mới và khoa học. Chương
trình tu tập của Phật tử được sắp xếp rất chu đáo, phù hợp theo trình tự thời gian.
Sự kết hợp đan xen giữa phương pháp tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, đi kinh
hành,.. làm cho Phật tử rất thoải mái và an lạc trong những ngày tu tập. Hơn nữa,
nội dung tu tập và những bài pháp được các thầy truyền đạt là những chân lý
trong đời sống như: nhân quả, nghiệp báo, vô thường, hiếu đạo … rất dễ hiểu và

thấm sâu vào lòng người. Chính điều này, các khóa tu đã thu hút nhiều tín đồ và
mọi tầng lớp trong và ngoài nước tham gia tu tập.
Với sự thành công của hai khóa tu, chúng tôi chọn đề tài “Khóa tu Tịnh
độ của tín đồ Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (Nghiên cứu
trường hợp chùa Hoằng Pháp từ năm 2007 đến nay), để làm đề tài nghiên cứu
nhằm tìm ra giá trị thiết thực của các khóa tu đóng góp vào vai trò và chức năng
hoạt động nhập thế của Phật giáo.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đếnđề tài
Quá trình nghiên cứu những hoạt động nhập thế của Phật giáo trong các
khóa tu tổ chức tại chùa Hoằng Pháp, nghiên cứu vấn đề này cũng không ngoài
mục đích đi tìm hiểu ba phạm trù: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng
3


đồng tôn giáo. Ba phạm trù này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau để hình
thành một chỉnh thể hoàn hảo. Với đề tài: “Khóa tu Tịnh độ của tín đồ Phật
Giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, cũng không nằm ngoài việc nghiên
cứu ba phạm trù trên. Nhưng ở đây, chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu về phần
thực hành tu tập của cộng đồng trong “khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày
cho sinh viên”. Để các khóa tu hoạt động được thành tựu tốt đẹp, thì tín đồ phải
có niềm tin vững chắc đối với Phật giáo. Vì niềm tin thúc đẩy hành vi con người
thực hành các nghi thức tu tập một cách rốt ráo. Trong tác phẩm “Niềm tin tôn
giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh” (sách chuyên khảo) của Thái
Văn Anh, xuất bản năm 2018, tác giả nghiên cứuvà nhận thấy niềm tin tôn giáo
ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và hành vi của mỗi tín đồ. Tác giả nhận định
rằng: “Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý tín đồ. Trong
đó, mặt nhận thức chịu tác động mạnh nhất, tiếp đến là thái độ và cuối cùng là
hành vi”[2, tr.245]. Bởi vì, nhờ có niềm tin vào tôn giáo, hành vi con người mới
hướng đến việc thực hành tu tập một cách thành tâm. Trong quá trình thực hành
tu tập sẽ giúp cho con người có nhận thức đúng để điều chỉnh nhân cách đạo

đức, cách ứng xử văn hóa tốt, trở thành công dân gương mẫu của xã hội.
Khóa tu Tịnh độ của tín đồ Phật giáo được hoạt động dưới nhiều hình
thức: tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, tu Bát Quan trai…. nhằm đem lại lợi ích
thiết thực trong đời sống cho con người. Pháp tu này đã được Đức Phật giảng
trong Kinh và nhiều công trình nghiên cứu đề cập trong một số tác phẩm. Chúng
tôi dựa vào một số tài liệu sau:
Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, pháp tu Tịnh độ đã được Ngài giảng
cho các tỳ kheo và tín đồ nghe nhiều lần trong pháp hội. Lợi ích của pháp tu
Tịnh độ rất thiết thực và có hiệu quả ngay trong đời sống thường ngày. Nếu mỗi
người nhất tâm, thực hành pháp tu niệm Phật một cách xuyện suốt, thì người đó
sẽ được an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đức Phật dạy: “Có một pháp, này

4


các Tỷ- kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,…ly dục, an tịnh,…Chính là
niệm Phật”[12, tr. 64].
Pháp tu Tịnh độ được đề cập đến trong cuốn sách Khóa hư lục (2003), của
Trần Thái Tôn, HT. Thích Thanh Kiểm dịch và chú giải, đã trình bày khá rõ về
pháp tu tịnh độ với các hình thức, “ngồi thiền, niệm Phật,…và phải siêng năng
tu hành sám hối” [45, tr. 9] thì mỗi người sẽ đạt được an lạc trong hiện tại. Tác
giả còn nhấn mạnh, nếu người nào chuyên tu pháp môn Tịnh độ, trong hiện tại
sẽ được an vui và trong tương lai luôn đong đầy hạnh phúc.
Công trình Tịnh độ pháp môn an lạc hợp thời của Thích Tâm Thuận, năm
2005, với 17 bài viết về pháp tu Tịnh độ. Trong đó, tác giả trình bày về phương
pháp hành trì và lợi ích thiết thực của pháp tu. Tác giả nhận định: “Pháp môn
Tịnh độ thật dễ tu dễ chứng… Bởi diệu lý nhiệm mầu của pháp môn nầy thật
thâm huyền, viên đốn” [69, tr. 5]. Đồng thời, người hành trì theo pháp tu niệm
Phật có thể thực hành trong mọi lúc, mọi nơi.
Tác phẩm Tư tưởng Phật giáo của Thích Trí Quảng, năm 2001, là cuốn

sách nói về nội dung giáo lý căn bản của đạo Phật, trình bày khá chi tiết về
phương pháp niệm Phật A Di Đà và lợi ích của nó. Tác giả giải thích rõ, “nếu
người nào thực hành phương cách tu Tịnh độ thiết thực, sẽ được lợi lạc ngay
trong cuộc sống hiện tại”[65, tr. 379]. Nói chung, nội dung cuốn sách đem lại
cho chúng ta những kiến thức về pháp tu niệm Phật và lợi ích thiết thực của nó.
Công trình luận án tiến sĩ Pháp tu Tịnh độ và tượng Phật A di đà trong
các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ( 2011), của Đinh Viết Lực, tác giả
đã đề cập đến pháp tu Tịnh độ và nghệ thuật bày trí tượng Phật tại các chùa miền
Bắc. Nội dung trong tác phẩm trình bày khá chi tiết về cách thức bày trí tượng
Phật trong từng không gian thờ tự. Nội dung còn chú trọng vào quá trình phát
triển pháp tu Tịnh độ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nói chung, đây là cuốn sách
cần thiết để chúng ta hiểu thêm về lợi ích của pháp tu Tịnh độ tông.

5


Công trình nghiên cứu Lịch sử Phật giáo(2004), của Nguyễn Tuệ Chân
biên dịch, là cuốn sách bàn đến pháp tu Tịnh độ ảnh hưởng đến đời sống tu tập
của tín đồ. Vì thế, ngài Tông Hiểu trước tác bộ Lạc Bang để tuyên dương pháp
tu Tịnh độ và suy tôn ngài Huệ Viễn là Tổ đầu tiên của Tịnh độ tông. Đây cũng
là công trình đem lại cho chúng ta những kiến thức cơ bản về nguồn gốc của
Pháp tu Tịnh độ.
Cuốn sách Việt Nam Phật giáo sử lược(2004), của Mật Thể, là cuốn sách
có nội dung đề cập đến các pháp tu Tịnh độ. Tác giả giải thích pháp tu này rất dễ
thực hành và thích hợp cho mọi đối tượng. Đồng thời, tác giả khuyên mọi người
nên hành trì pháp tu Tịnh độ nhằm đem lại an lạc cho mình, xây dựng hạnh phúc
gia đình, góp phần kiến tạo một xã hội thanh bình, giàu đẹp. Nhìn chung, nội
dung cuốn sách cũng giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức về lợi ích của
pháp tu Tịnh độ đối với mọi người.
Bài viết Vài nét về Tịnh độ tông và tư tưởng Tịnh độ trong lịch sử Phật

Giáo Việt Nam (2015), của Nguyễn Văn Quý đăng trong tạp chí “Nghiên cứu
tôn giáo” số 2, tác giả nói về nguồn gốc và tư tưởng của Tịnh độ. Nội dung bài
viết trình bày về pháp tu Tịnh độ rất đơn giản, chỉ “niệm danh hiệu A Di Đà”
trong chánh niệm, mỗi người sẽ thấy được lợi ích thiết thực trong đời sống của
mình. Đây là cuốn sách giúp chúng ta thu thập một số kiến thức về pháp tu Tịnh
độ.
Ngoài những tài liệu nghiên cứu trên, còn có các tài liệu liên quan đến hoạt
động nhập thế của Phật giáo như: Phật giáo nhập thế và phát triển - quyển
II(2008), của Thích Trí Quảng, trình bày về những hoạt động và vai trò nhập thế
của Phật giáo trong xã hội hiện nay. Trong đó, có nhiều bài viết nói về những sinh
hoạt dấn thân của Tăng – Ni trẻ trong việc giáo dục, thiện nguyện, từ thiện trong xã
hội. Đây là nguồn kiến thức cần thiết giúp cho việc nghiên cứu đề tài được tốt hơn.

Công trình Vài nét về vấn đề nhập thế của Phật giáo thời Đinh và Tiền
Lê (2010), của Nguyễn Anh Tuấn, là cuốn sách trình bày về vấn đề nhập thế của
6


Phật giáo. Tác giả nói đến những hoạt động nhập thế của Tăng sĩ trong thời Đinh
và Tiên Lê. Những tư liệu nầy sẽ giúp cho việc nghiên cứu đề tài được thuận lợi.
Tác phẩm, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam (2010), của
Trần Hồng Liên, có nói rõ những hoạt động nhập thế và chức năng xã hội của
Phật giáo. Tác giả trình bày khá chi tiết về các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội
của Phật giáo nhằm đem lại niềm an vui hạnh phúc cho con người, để hướng đến
xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Để hiểu khóa tu Tịnh độ một cách rõ ràng, trong luận văn thạc sĩ (Chuyên
ngành Việt Nam học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) của
Dương Thị Tuyến với đề tài: Hoạt động văn hóa – Xã hội của Phật giáo người
Việt tại thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu chùa Hoằng Pháp và chùa Vĩnh
Nghiêm), tác giả trình bày về các hoạt động nhập thế của Phật giáo hiện nay. Cụ

thể là các hình thức sinh hoạt “khóa tu mùa hè” cho thanh thiếu niên tổ chức tại
chùa Hoằng Pháp. Lễ “Hằng thuận” và “Lễ cầu siêu cho thai nhi”, tổ chức tại
chùa Vĩnh Nghiêm. Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy được sự thay đổi tâm
lý và hành vi của tín đồ sau khi tham gia sinh hoạt ở các chùa tại thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất tốt cho việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến pháp tu tịnh độ
và hoạt động nhập thế của Phật giáo một cách tổng quan. Một số công trình có đi
vào nghiên cứu các phương pháp tu Tịnh độ nhưng chưa chi tiết rõ ràng. Đặc
biệt, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về “khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một
ngày cho sinh viên” tại chùa Hoằng Pháp. Đây là những hoạt động nhập thế tích
cực của Phật giáo theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Do vậy, chúng
tôi sẽ cố gắng làm rõ lợi ích của hai khóa tu quahoạt động và chức năng nhập thế
của Phật giáo trong luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
7


- Đề tài nghiên cứu về thực trạng và lợi ích thiết thực của “Khóa tu Phật
thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” của tín đồ Phật giáo tại chùa Hoằng
Pháp.
- Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đối với“Khóa tu Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp khoa học và quan sát thực tiễn, để thấy được
giá trị của hai khóa tu tại chùa Hoằng Pháp đối với con người và xã hội hiện nay.
Thông qua hai khóa tu sẽ làm rõ vai trò hoạt động nhập thế của Phật giáo tại
thành phố Hồ Chí Minh.
- Thông qua phương pháp khảo sát, thống kê và phân tích khoa học, sẽ làm
rõ hoạt động tu tập của tín đồ tại chùa Hoằng Pháp và giá trị của khóa tu đối với

tín đồ và xã hội
- Rút ra một số nhận xét, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hoạt động
“nhập thế” của Phật giáo trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là: “Khóa tu tịnh độ của tín đồ
Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Cụ thể là nghiên cứu “Khóa tu
Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên” tại chùa Hoằng Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi nghiên cứu về không gian
Tập trung nghiên cứu “Khóa tu Phật thất” và “khóa tu một ngày cho sinh
viên” tại chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn).
-Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu “Khóa tu Phật thất” và “khóa tu một ngày
cho sinh viên” từ năm 2007 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
8


5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở “Lý thuyết chức năng” và “Lý thuyết
hành động xã hội”, để làm rõ chức năng và vai trò hoạt động của Phật giáo đối
với tín đồ và xã hội. Bên cạnh, chúng tôi cũng tiếp cận khung lý thuyết về thực
thể tôn giáo, chức năng tôn giáo để việc nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả một cách
tốt nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng
các phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế “Khóa tu
Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên”, nhằm thu thập hình ảnh, tài

liệu và các thông tin liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp quan sát tham dự: Với phương pháp này, chúng tôi trực
tiếp đến chùa Hoằng Pháp để tham dự vào các khóa tu. Từ đó, chúng tôi quan
sát cách tổ chức, sinh hoạt thời khóa để ghi chép dữ liệu cần thiết. Sau đó, chúng
tôi khảo sát những thay đổi về tư tưởng, hành vi, đạo đức của tín đồ sau khi
tham dự khóa tu. Chúng tôi sẽ dùng tư liệu này để nhận xét và đánh giá thực
trạng, giá trị của các khóa tu một cách chính xác.
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Với phương pháp này,
chúng tôi sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu,
nội dung từ các nguồn tài liệu đã được công bố có liên quan đến đề tài. Sau đó,
chúng tôi căn cứ vào các dữ liệu đó để đi sâu vào nghiên cứu, phân tích làm nỗi
bật hoạt động tu tập của hai khóa tu để thấy được tinh thần nhập thế của Phật
giáo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi trực tiếp phỏng vấn những vị
trong ban tổ chức và tín đồ tham gia các khóa tu bằng các câu hỏi cụ thể. Nội
dung phỏng vấn, chúng tôi tập trung vào nguyên nhân tác động, mục đích đến tu
tập và lợi ích của tín đồ sau khi tham dự khóa tu. Phương pháp này giúp chúng
9


tôithu thập những thông tin cần thiết và nhận thức mức độ ảnh hưởng của khóa
tu đối với những người tham gia tu tập.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu này góp phần làm nỗi bật giá trị của pháp tu Tịnh độ.
Pháp tu này sẽ giúp cho các tín đồ nhận thức đúng đắn, tự hoàn thiện nhân cách
sống, góp phần xây dựng nền đạo đức trong xã hội hiện nay.
Đề cao vai trò giáo dục- văn hóa- xã hội của Phật giáo trong hoạt động
nhập thế đối với xã hội. Thông qua hoạt động này, Phật giáo góp phần để giữ gìn
và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.

-Ý nghĩa thực tiễn
-Pháp tu Tịnh độ là pháp tu vô cùng diệu dụng, được Phật giáo hoạt động
dưới nhiều hình thức. Vì vậy, luận văn sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu và kinh
nghiệm cho các cơ sở Phật giáo đang phát triển mô hình tu tập này.
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết về
“khóa tu Phật thất” và “khóa tu một ngày cho sinh viên” nhằm làm rõ hoạt
động và giá trị nhập thế của Phật giáo. Thông qua phương pháp nghiên cứu khoa
học và lý thuyết thực thể tôn giáo, có thể thấy được vai trò, chức năng và tầm
quan trọng của Phật giáo đối với xã hội hiện nay.
- Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những công trình
nghiên cứu sâu về các khóa tu cũng như hoạt động nhập thế của Phật giáo.
Chúng tôi mong muốn luận văn này, có thể giúp thêm tư liệu cho sinh viên đang
theo học tại các trường Phật học. Luận văn còn là nguồn tài liệu tốt cho những ai
muốn nghiên cứu về hoạt động nhập thế của Phật giáo trong thời hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Chúng tôi sẽ triển khai luận văn theo kết cấu sau: MỞ ĐẦU, NỘI DUNG,
KẾT LUẬN. Trong đó, phần NỘI DUNG nghiên cứu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
10


Chương 2: Thực trạng khóa tu Tịnh Độ của Phật giáo tại chùa Hoằng
Pháp
Chương 3:Giá trị của khóa tu Tịnh Độ đối với đời sống tín đồ tại thành phố
Hồ Chí Minh – Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả

11


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1. Khóa tu Tịnh độ
Thuật ngữ ‘khóa tu’ thường sử dụng trong các sinh hoạt tu học của Phật
giáo. Theo cuốn “Cẩm nang tổ chức khóa tu” chùa Hoằng Pháp khái niệm:
“Khóa tu là hoạt động đời sống tâm linh theo lời Phật dạy trong một thời gian
nhất định… Khóa tu chú trọng việc thực tập lời Phật dạy”[14, tr.9]. Như vậy,
khóa tu là thời gian tín đồ thực hành những phương pháp tu tập trong Phật giáo.
Thuật ngữ ‘Tịnh độ” được sử dụng trong Phật giáo để chỉ một nơi thanh
tịnh hay trạng thái an lạc của tâm. Trong Từ điển Phật học Huệ Quang giải thích:
“Tịnh độ là thế giới trang nghiêm thanh tịnh. Thế giới này do chư Phật kiến lập
bằng cách tích lũy công đức trong vô lượng kiếp…”. Ngoài ra, Tịnh độ còn được
hiểu là trạng thái an lạc của tâm mà người tu tập đạt được.
Như vậy, “khóa tu Tịnh độ” là thực nghiệm đời sống tâm linh theo lời Phật
dạy trong một thời gian nhất định, để đạt được trạng thái an lạc của tâm.
1.1.2. Tín đồ Phật giáo
Thuật ngữ ‘Tín đồ’ theo Đại từ điển tiếng Việt giải thích: “Tín đồ là người
theo một tôn giáo nào đó” [80, tr.1608]. Còn theo từ Điển Tôn Giáo định nghĩa:
“Tín đồ là những ai tin ở những gì một tôn giáo dạy bảo và qua một thủ tục
nhập đạo” [30, tr.633] để trở thành những thành viên của tôn giáo đó. Trong Từ
Điển Hán Việt Từ Nguyên giải thích: “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo nào
đó” [46, tr 1792] và thực hành các nghi lễ tôn giáo một cách xuyên suốt. Ngoài
các định nghĩa và giải thích trên, thuật ngữ tín đồ còn được “Pháp Lệnh tín
ngưỡng, Tôn giáo” năm 2004, nhận định trong điều 3, khoản 8 như sau:“Tín đồ
là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.” [77].
Như vậy, tín đồ được hiểu là người tin theo một tôn giáo và thực hành các
nghi lễ tôn giáo. Đồng thời phải được tổ chức tôn giáo thừa nhận. Thuật ngữ tín
12



đồ theo hiện nay được mở rộng hơn thì tín đồ là những người có niềm tin và
thực hành các nghi lễ tôn giáo.
Thuật ngữ “Tín đồ Phật giáo”, theo Từ Điển Huệ Quang giải thích: “Tín
chúng của giáo đoàn Phật giáo. Theo nghĩa rộng thì bảy chúng: Tỳ kheo, Tỳ
kheo ni, Thức xoa Ma Na, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Nói theo nghĩa
hẹp thì tín đồ chỉ cho Ưu bà tắc, Ưu bà di” [8, tr. 4461]. Trong Hiến chương
Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, tại chương X, điều 60 giải thích: “Tín đồ cư sĩ
phật tử Giáo Hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực
hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật
chế” [22]. Ngoài ra, trong bài tham luận của TS. Nguyễn Quốc Tuấn có ghi:
“Tín đồ Phật giáo (hay Phật tử) là người tự nguyện tin tưởng vào lời dạy của
Đức Phật Thích Ca và Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Niềm tin đó được biểu thị
qua việc thực hành nghi lễ và sinh hoạt Phật giáo ở các cấp độ cá nhân, gia
đình và cộng đồng” [69].
Như vậy, tín đồ Phật giáo hiểu theo nghĩa rộng hơn là những người có niềm
tin sâu sắc và thực hành các nghi lễ của Phật giáo trong đời sống tâm linh của
mình. Trong luận văn này chúng tôi sử dụng Tín đồ Phật giáo là những người có
niềm tin và thực hành theo nghi thức tu học của Phật giáo để đem lại đời sống an
vui, hạnh phúc cho mình.
1.1.3 Tu tập và đạo tràng
- Tu tập
Tu tập theo tiếng Sankrit và tiếng Pali đọc là: “Bhavana”, tiếng Trung
Hoa viết là 修 修 , dịch sang tiếng Việt gọi là “Tu tập”.Tu tập phân tích cụ thể
thì :“tu” là sửa, “tập” là rèn luyện, là sự lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy “tu tập” là
thường thực hành các pháp môn lặp đi, lặp lại nhiều lần để mong đạt được mục
đích an lạc, hạnh phúc. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang giải thích, tu tập là:
“Thường hằng huân tập. Tức thực hiện các pháp lành nhiều lần, để mong đạt
đến mục đích thành Phật” [8, tr. 4630].
13



Theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích 8 ( bản dịch đời Lương), thì tu tập của
Phật giáo được giải thích gồm có 4 loại: “1) Trường thời tu: Tu hành trong thời
gian dài. 2) Vô gián tu: Tu hành không dừng nghỉ. 3) Cung kính tu: Tu hành với
tâm chí thành cung kính. 4) Vô dư tu: Tu hành hoàn toàn không thiếu xót. Đại
sư Thiện Đạo đời Đường dùng pháp tu này để làm phép tắc tu hành cho tông
Tịnh Độ” [8, tr. 4630].
Như vậy, tu tập là hành động lập đi, lập lại thường xuyên với một pháp tu
nào đó. Quá trình thực hiện pháp tu giúp tín đồ an lạc và hạnh phúc ngay trong
hiện tại.
Trong sinh hoạt, Phật giáo đặc biệt xem trọng việc tu tập. Vì tu tập giúp
hành giả tinh tấn hành trì trong chánh pháp, để đạt được mục đích cứu cánh của
mình.
- Đạo tràng
Thuật ngữ “đạo tràng” trong tiếng Phạn đọc là “Bodhi-manda”, tiếng
Trung Hoa viết là : “道道”, dịch sang tiếng Việt gọi là “đạo tràng”. Đạo tràng là
nơi tu tập của tăng sĩ và tín đồ Phật giáo để thực hiện các nghi lễ tôn giáo một
cách nghiêm túc.
Theo Từ Điển Phật học Huệ Quang, “Đạo tràng” được giải thích: “Đạo
tràng là nơi tu hành Phật đạo” hay “Phạm vi đã được kiết giới để thành lập
Đạo tràng Bản tôn, tu Đạo tràng quán của hành giả Mật tông” [7, tr.1438].
Ngoài ra, Phật Quang Đại Từ Điển giải thích rõ: “Đạo Tràng, Tên gọi khác của
chùa. Vua Dượng Đế nhà Tùy từng ban lệnh đổi tên chùa là Đạo tràng” [16,
tr.1646 ].
Như vậy, đạo tràng là nơi tu tập để thực hành các nghi lễ tôn giáo của tăng
sĩ và tín đồ Phật giáo. Với nghĩa này, thì các cơ sở Phật giáo như: chùa, tịnh xá,
thiền viện, niệm Phật đường, tịnh thất,.. là những đạo tràng.
Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì: đạo tràng là nơi hội tụ những tín đồ chuyên
tu theo một pháp môn Tịnh độ nhất định nào đó như: đạo tràng chuyên tụng kinh
14



Pháp Hoa gọi là “đạo tràng Pháp Hoa”, đạo tràng chuyên tu pháp môn niệm
Phật gọi là “đạo tràng niệm Phật”, đạo tràng chuyên tu Bát quan trai giới gọi là
“đạo tràng Bát quan trai”,v.v.…
1.1.4. Nhập thế
Nhập thế là sự dấn thân của con người tham gia vào các hoạt động thiện
nguyện của xã hội, nhằm đem lại lợi ích, an vui cho mọi người. Theo Đại Từ
Điển Tiếng Việt giải thích:“Nhập thế là gánh vác việc đời, không xa lánh cõi
đời” [80, tr. 1243]. Cũng theo quan điểm trên, Từ điển Hán Việt Từ Nguyên giải
thích: nhập thế có nghĩa là “vào đời tức là lãnh một nhiệm vụ gì trong xã hội”
[46, tr. 1313], để đem lại sự an vui, hạnh phúc cho con người, góp phần làm cho
xã hội ngày càng đẹp hơn.
Đứng trên lập trường quan điểm của Phật giáo, nhập thế có nghĩa là: các
Tăng sĩ tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, công ích của xã hội. Hoạt
động đó đem đến lợi lạc, an vui hạnh phúc cho con người và xây dựng xã hội
ngày càng tốt đẹp với mục đích làm “tốt đạo, đẹp đời”.
Để hoạt động hoằng pháp của Phật giáo ngày càng phát triển và phổ biến,
việc giải thích các thuật ngữ trên, sẽ giúp cho quá trình tìm hiểu hoạt động nhập
thế của Phật giáo một cách dễ dàng. Vậy thì, các lý thuyết tiếp cận là cơ sở lý
luận để phân tích, làm rõ chức năng và giá trị hoạt động nhập thế của Phật giáo
là vô cùng cần thiết.
1.2. Lí thuyết tiếp cận
Để có cơ sở lí giải về những hoạt động nhập thế của Phật giáo tại thành
phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi áp dụng hai lí thuyết khoa học: lý thuyết chức năng
và lý thuyết hành động xã hội.
1.2.1. Lý thuyết chức năng (Functionalism)
Lý thuyết chức năng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lý luận và
thực tiễn của khoa học xã hội. Trường phái chức năng ra đời tại nước Anh, vào
những năm đầu của thế kỷ XX. Người có công lớn trong việc phát triển lý thuyết

15


nầy là Emile Durkheim. Dựa vào các lý thuyết chức năng, Emile Durkheim đã
nghiên cứu, phân tích rất khoa học và logic về sự phân công lao động, tín
ngưỡng, tôn giáo trong xã hội. Việc phân công lao động theo từng chức năng sẽ
giúp cho các tổ chức xã hội hoàn thành tốt chức năng của mình. Khi các tổ chức
xã hội hoạt động tốt, là điều kiện để thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển hoàn
thiện hơn. Theo Emile Durkheim: “Mỗi một yếu tố, một thành phần, một bộ
phận cấu thành của xã hội đều thực hiện những chức năng và thỏa mãn những
nhu cầu nhất định của hệ thống xã hội. Thay đổi một yếu tố hay một bộ phận
nào đó, sẽ kéo theo sự thay đổi các bộ phận, các yếu tố khác và làm biến đổi cả
hệ thống”[85].
Tư tưởng tích cực của ông đã được Parsons phát triển lên mức hoàn thiện
nhất. Đặc biệt, Parsons đã trình bày các chức năng xã hội một cách logic và có
hệ thống chặt chẽ. Có thể tóm tắt như sau: “Mọi xã hội trong bản chất nội tại
của nó luôn có xu hướng tiến tới sự hài hòa và tự điều chỉnh…Các bộ phận
riêng phải phục tùng những nhu cầu cụ thể của cả hệ thống. Xã hội là một hệ
thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự bền vững của
tổng thể”[79, tr.87]. Vì thế, tìm hiểu chức năng là tìm hiểu những tác động của
các bộ phận để tạo sự ổn định cho xã hội, chấn chỉnh xã hội sao cho phù hợp với
bản chất bên trong của các bộ phận.
Ngoài ra, còn có thuyết chức năng luận của hai nhà nhân học là
B.Malinowski và A.R.Radcliffe – Brown. Lý thuyết chức năng luận của hai ông
đi sâu vào phân tích chức năng tâm lý của con người trong việc thực hành nghi
lễ và các phong tục khác. Các ông cho rằng:“chức năng tín ngưỡng, tôn giáo là
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người, giúp họ tránh đi những sợ hãi, lo
lắng bởi những rủi ro, bất trắc khó lường trong cuộc sống” [3, tr. 664]. Cùng
quan điểm đó, nhà chức năng luận Thomas O’ Dea lý giải rằng: “Trong cuộc
sống, con người luôn đối diện với những sự thất bại, mất mát. Và tôn giáo có

thể đem lại một sự điều chỉnh cho con người vào những thời điểm khủng hoảng
trong cuộc sống, tôn giáo sẽ giúp con người lấy lại thăng bằng” [43, tr. 36]. Như
vậy, tôn giáo có chức năng rất quan trọng đối với đời sống tinh thần của
16


con người và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Từ những cơ sở lý thuyết
trên, chúng tôi sẽ dựa vào các lý thuyết của Emile Durkheim, Parsons, Thomas
O’ Dea, B.Malinowski và A.R.Radcliffe – Brown để tìm hiểu chức năng trong
hoạt động nhập thế của Phật giáo.
Hiện nay, con người đang đối diện trước những thách thức của thời đại.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dẫn đến các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi
trường, thực phẩm không an toàn,… đang diễn ra trên toàn quốc. Trước hiện
trạng ấy, con người luôn cảm thấy lo lắng, bất an, sợ hãi,…. Để có một chỗ dựa
vững chắc về tinh thần, con người đi tìm cho mình niềm tin vào tôn giáo. Vì tôn
giáo có thể làm tan biến những lo lắng, bất an diễn ra trong đời sống của họ.
Nhìn từ thực tế, hiện nay số lượng người đến chùa hành lễ, tham gia những khóa
tu: ngồi thiền, niệm phật, tụng kinh,… ngày càng đông và phổ biến.
Trước nhu cầu đó, Phật giáo với tinh thần nhập thế đã tổ chức nhiều lớp
học giáo lý và nhiều hình thức tu tập cho tín đồ. Tại thành phố Hồ Chí Minh,
nhiều chùa đã tổ chức những khóa tu và lớp học giáo lý, để đáp ứng nhu cầu đời
sống tâm linh cho tín đồ. Để phân tích chức năng xã hội của Phật giáo, chúng tôi
vận dụng lý thuyết chức năng để làm rõ hoạt động nhập thế của Phật giáo.
Thông qua các hoạt động này, con người tự đều chỉnh để cân bằng trạng thái tâm
lý, hành động đem đến cho mình đời sống an vui, hạnh phúc.
Nhưng về vai trò nhập thế của Phật giáo, chúng tôi vận dụng lý thuyết hành
động xã hội để tìm hiểu mục đích và ý nghĩa hoạt động của Phật giáo đối với xã
hội. Đồng thời, chúng tôi sẽ làm rõ tác động của các hoạt động này đối với cá
nhân và xã hội. Từ đó, chúng tôi sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho đề tài.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

Con người ngoài ý thức luôn hoạt động bên trong, còn gắn liền với mỗi
hành động cụ thể. Vì vậy, chúng tôi vận dụng “lý thuyết hành động xã hội”
nhằm làm rõ hành vi của mỗi người đối với những người xung quanh và xã hội.
Lý thuyết hành động xã hội đã được Max Weber phân tích: “Hành động xã
hội trước hết nó là một hành vi cụ thể của cá nhân hoặc nhóm. Nhưng hành vi
17


đó mang một ý nghĩa, một giá trị và hướng đến một đối tượng khác. Đó chính là
lúc hành vi đã mang tính xã hội. Hành động xã hội mang tính duy lý, tức là cá
nhân căn cứ vào các giá trị chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hay tiếp nhận khi
hành động” [41]. Qua sự phân tích của Max Weber, sẽ giúp cho việc tìm hiểu
hành vi của những người tham gia các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp một cách dễ
dàng nhất. Cụ thể là tìm hiểu về hành vi của những người tham gia “Khóa tu
Phật thất” và “Khóa tu một ngày cho sinh viên”tại chùa Hoằng Pháp.Việc tổ
chức và hoạt động của các khóa tu, cũng chính là chức năng và hành động xã hội
của Phật giáo. Thông qua những ngày tu học, các tín đồ thực hành những quy
tắc, điều luật một cách nghiêm túc để thực hành đời sống tâm linh. Bên cạnh đó,
các giáo lý nhân quả, nghiệp báo, hiếu đạo,… giúp cho họ hiểu rất nhiều về
những nguyên lý và giá trị cuộc sống. Từ đó, mỗi người tự nhận thức những
khiếm khuyết của mình để tự điều chỉnh tư tưởng, hành vi để hoàn thiện nhân
cách đạo đức hướng tới cái đẹp toàn diện của “Chân – Thiện – Mỹ”.
- Đối với “khóa tu Phật thất”, hành vi của những người tham gia tu tập là
hành vi mang tính chủ thể. Khi họ tham gia tu tập, chủ thể đã thực nghiệm và
trải nghiêm bằng những phương pháp tu tập hữu ích. Họ sẽ hiểu rõ về giá trị
nhân phẩm đạo đức, lòng thương yêu, chia xẻ với cộng đồng. Từ đó, họ tự điều
chỉnh tư tưởng, lời nói, hành động của mình một cách hoàn thiện nhất.
- Đối với “Khóa tu một ngày cho sinh viên”, hành vi của những bạn trẻ đến
tham gia khóa tu là hành vi mang tính chủ thể. Sau khi tham gia khóa tu, các bạn
trẻ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng xử để sửa đổi những

tư tưởng và hành vi sai lầm, hoàn thiện chính mình nhằm đem lại hạnh phúc bản
thân, góp phần xây dựng xã hội văn minh - hiện đại. Như vậy, quá trình tu tập có
sự tương tác với các yếu tố ảnh hưởng liên quan, dẫn đến mỗi cá nhân tự nhận
thức đúng các giá trị của nó. Qua đó, mỗi người tự điều chỉnh hành vi của mình
theo hướng tích cực nhất, được gọi là “hành động xã hội”.

18


Nhìn chung, lý thuyết chức năng hay lý thuyết hành động xã hộilà những
phương pháp khoa học và thực tiễn. Lý thuyết chức năng giúp ta phân tích chức
năng của Phật giáo trong các hoạt động nhập thế. Lý thuyết hành động xã hội sẽ
giúp cho việc tìm hiểu vai trò và giá trịtrong hoạt động nhập thế của Phật giáo.
Để hiểu các chức năng và hành động xã hội trong hoạt động nhập thế của Phật
giáo một cách sâu sắc, chúng ta có thể thấy rõ qua hành vi cụ thể của từng cá
nhân sau khi tham gia vào các hoạt động tu tập cụ thể.
1.3. Tổng quan Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Tình hình kinh tế, văn hóaxã hội
- Về kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “hòn ngọc viễn Đông”, là
một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước. Thành phố nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây
Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An. Điều này cho thấy,
vị trí địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chủ trương phát triển kinh tế văn hóa - xã hội của thành phố.
Là một trung tâm đô thị lớn, TPHCM luôn nổi tiếng hàng đầu là nơi giao
thương kinh tế sầm uất. Đây là nơi tập trung các khu kinh tế lớn như: khu công
nghiệp, khu thương mại, ngân hàng,…Với tầm nhìn xa và sự năng động, linh
hoạt, các cấp lãnh đạo thành phố đã triển khai nhiều mô hình để phát triển kinh
tế như: xây dựng các khu chiết xuất, khu công nghiệp, hình thành trung tâm giao

dịch chứng khoán, phát triển hệ thống ngân hàng, phát triển các loại hình thị
trường hàng hóa, dịch vụ, du lịch .v.v…trên toàn thành phố. Với phương thức
hoạt động và cơ cấu kinh tế trên, thành phố đã thu hút những nhà đầu tư, kinh
doanh từ nhiều nơi khác đến, trong đó có cả thương gia người nước ngoài. Chỉ
trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2018, thành phố nỗi tiếng với những khu
thương mại lớn như: Chợ Bình Tây, Thương Xá Kình Lâm, khu thương mại chợ
19


×