Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Khảo sát địa danh tỉnh lào cai trên bản đồ bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1 100 000) (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256 KB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

ĐẶNG VĂN THỊNH

KHẢO SÁT ĐỊA DANH TỈNH LÀO CAI TRÊN BẢN ĐỒ BONNE
(SO SÁNH VỚI BẢN ĐỒ QUỐC GIA CÙNG TỈ LỆ 1/100.000)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

ĐẶNG VĂN THỊNH

KHẢO SÁT ĐỊA DANH TỈNH LÀO CAI TRÊN BẢN ĐỒ BONNE
(SO SÁNH VỚI BẢN ĐỒ QUỐC GIA CÙNG TỈ LỆ 1/100.000)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mãsố: 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trì
nh bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất
kìcông trì
nh nào khác.
HàNội, ngày 28 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn
Đặng Văn Thịnh

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Văn Hiệu – ngƣời thầy đã tận tâm chỉ bảo tôi trong quátrì
nh thực
hiện vàcung cấp cho tôi nhiều tài liệu khoa học quýbáu.
Luận văn này đánh dấu sự hoàn thành của một quátrì
nh học tập, vìvậy
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những ngƣời Thầy, Cô đã giảng dạy các chuyên
đề cao học cho lớp Ngôn ngữ khóa K59.
Tôi xin chân thành cám ơn Phòng Cung cấp thông tin dữ liệu – Trung
tâm Thông tin dữ liệu đo đạc vàbản đồ – Cục Đo đạc vàBản đồ Việt Nam đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi có đƣợc những tƣ liệu quan trọng phục vụ
cho đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè đã sát cánh và động viên tôi rất
nhiều trong suốt quãng thời gian học tập vàhoàn thành luận văn.
Vẫn còn nhiều thiếu sót trong luận văn này, vì vậy, kí

nh mong quýThầy,
Côtiếp tục chỉ dẫn để luận văn đạt kết quả tốt. Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn
Đặng Văn Thịnh

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Ký hiệu
- [x, tr. y]: x là tên tác phẩm, tài liệu trích dẫn ghi theo số thứ tự trong
phần Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn, tr. y là số trang. Trƣờng hợp có từ
hai trang trở lên thì số trang đƣợc ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang.
Ví dụ: [40, tr. 32], [40, tr. 32 – 33].
- : biến đổi thành.
- / /: phiên âm âm vị học.
- [ ]: phiên âm ngữ âm học.
- Dấu gạch ngang “ – ” có nghĩa là tương ứng.
- Dấu gạch chéo “ / ” có nghĩa là hoặc là.
- Những chữ trong ngoặc đơn (…) là giải nghĩa.
2. Quy ƣớc về cách viết tắt
Viết tắt
5W
5E
6W
7W
14E
14W
15E
15W

16W

Giải thích

Viết tắt

Mảnh PHONG THỔ
ouest
Mảnh PHONG THỔ
est
Mảnh PA-KHA
ouest
Mảnh HÀ-GIANG
ouest
Mảnh LAI-CHÂU
est
Mảnh LAI-CHAU
ouest
Mảnh LAO-KAY
est
Mảnh LAO-KAY
ouest
Mảnh LỤC-AN-CHÂU
ouest

TTC

thành tố chung

ĐHTN


địa hình tự nhiên

BH
BX
LC
LS
PL
TU
YT

iii

Giải thích
Mảnh BẮC HÀ
(F-48-29)
Mảnh BÁT XÁT
(F-48-28)
Mảnh LÀO CAI
(F-48-40)
Mảnh T.T.NT. LIÊN SƠN
(F-48-53)
Mảnh PHỐ LU
(F-48-41)
Mảnh THAN UYÊN
(F-48-52)
Mảnh YÊN THẾ
(F-48-42)

BĐB


Bản đồ Bonne

BĐQG

Bản đồ Quốc gia

ĐVDC

đơn vị dân cƣ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne........... 33
Bảng 2.2. Kết quả phân loại địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne theo
tiêu chítự nhiên – không tự nhiên .................................................................. 34
Bảng 2.3. Kết quả phân loại địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne theo
nguồn gốc ngôn ngữ ........................................................................................ 38
Bảng 2.4. Kết quả thống kêphụ âm đầu địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ
Bonne đƣợc ghi bằng tổ hợp các con chữ ....................................................... 40
Bảng 2.5. Kết quả thống kêphụ âm đầu địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ
Bonne không thuộc hệ thống chữ Quốc ngữ................................................... 43
Bảng 2.6. Kết quả thống kê một số vận mẫu tiếng Hán điển hình đƣợc giữ
nguyên khi phiên chuyển trên địa danh tỉnh Lào Cai ở Bản đồ Bonne .......... 45
Bảng 2.7. Kết quả thống kêcác phụ âm cuối không cótrong hệ thống chữ
Quốc ngữ đƣợc ghi trên địa danh tỉnh Lào Cai ở Bản đồ Bonne.................... 48
Bảng 2.8. Các dạng thức viết tắt thành tố chung trên Bản đồ Bonne ............. 54
Bảng 2.9. Kết quả thống kêsố lƣợng thành tố chung viết tắt – không viết tắt
địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne ....................................................... 55
Bảng 3.1. Kết quả thu thập địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Quốc gia ...... 63

Bảng 3.2. Kết quả phân loại địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Quốc gia theo
tiêu chítự nhiên – không tự nhiên .................................................................. 64
Bảng 3.3. Tình hì
nh chuyển hóa phụ âm đầu địa danh tỉnh Lào Cai từ Bản đồ
Bonne sang Bản đồ Quốc gia .......................................................................... 69
Bảng 3.4. Tình hì
nh chuyển hóa một số nguyên âm tiếng Pháp trên địa danh
tỉnh Lào Cai từ Bản đồ Bonne sang Bản đồ Quốc gia .................................... 72
Bảng 3.5. Tình hì
nh chuyển hóa nguyên âm địa danh tỉnh Lào Cai từ Bản đồ
Bonne sang Bản đồ Quốc gia .......................................................................... 72
Bảng 3.6. Tình hì
nh chuyển hóa phụ âm cuối địa danh tỉnh Lào Cai từ Bản đồ
Bonne sang Bản đồ Quốc gia .......................................................................... 74

iv


DANH MỤC CÁC M

H NH

Mô hình 1.1. Mô hình vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học....................... 20
Môhì
nh 2.1. Sự phân bố các loại hình địa danh tỉnh Lào Cai theo tiêu chítự nhiên –
không tự nhiên trên Bản đồ Bonne ..................................................................... 35
Môhì
nh 2.2. Tỉ lệ giữa các nguồn gốc địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ
Bonne .............................................................................................................. 38
Môhì

nh 2.3. Tỉ lệ các thành tố chung viết tắt – không viết tắt địa danh tỉnh
Lào Cai trên Bản đồ Bonne ............................................................................. 56
Môhì
nh 3.1. Sự phân bố các loại hình địa danh tỉnh Lào Cai theo tiêu chítự
nhiên – không tự nhiên trên Bản đồ Quốc gia ................................................ 65

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC M H NH ......................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
I. Lýdo chọn đề tài .......................................................................................... 1
II. Lƣợc sử nghiên cứu .................................................................................... 2
III. Mục tiêu vànhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 8
IV. Đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
V. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
VI. Ý nghĩa của luận văn .............................................................................. 12
VII. Bố cục luận văn...................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH
LÀO CAI ........................................................................................................ 13
1.1. Cơ sở lýthuyết ........................................................................................ 13
1.1.1. Định nghĩa và phân loại địa danh....................................................... 13
1.1.2. Vị trícủa địa danh trong ngôn ngữ học ............................................. 19
1.1.3. Mối quan hệ giữa bản đồ và địa danh ................................................ 21
1.2. Tƣ liệu về địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................................ 22

1.2.1. Địa lý..................................................................................................... 22
1.2.2. Lịch sử và địa giới hành chính............................................................ 25
1.2.3. Dân cư................................................................................................... 29
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 30
Chƣơng 2: KHẢO SÁT CÁCH GHI ĐỊA DANH TỈNH LÀO CAI TRÊN
BẢN ĐỒ BONNE .......................................................................................... 32
2.1. Giới thiệu Bản đồ Bonne ....................................................................... 32
2.2. Kết quả thu thập vàphân loại............................................................... 33
vi


2.2.1. Kết quả thu thập ................................................................................... 33
2.2.2. Kết quả phân loại địa danh.................................................................. 33
2.3. Cách ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne........................... 39
2.3.1. Thành phần địa danh........................................................................... 39
2.3.2. Thành tố chung .................................................................................... 48
2.4. Giao thoa ngôn ngữ trên cách ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne
......................................................................................................................... 58
2.5. Tiểu kết .................................................................................................... 60
Chƣơng 3: SO SÁNH CÁCH GHI ĐỊA DANH TỈNH LÀO CAI TRÊN
BẢN ĐỒ BONNE VỚI BẢN ĐỒ QUỐC GIA ........................................... 62
3.1. Giới thiệu Bản đồ Quốc gia ................................................................... 62
3.2. Kết quả thu thập vàphân loại............................................................... 63
3.2.1. Kết quả thu thập ................................................................................... 63
3.2.2. Kết quả phân loại địa danh.................................................................. 63
3.3. So sánh cách ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne với Bản
đồ Quốc gia .................................................................................................... 65
3.3.1. Thành phần địa danh........................................................................... 66
3.3.2. Thành tố chung .................................................................................... 74
3.4. Tiểu kết .................................................................................................... 78

KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lýdo chọn đề tài
1. Trên mảnh đất ngôn ngữ học, nghiên cứu địa danh luôn làmột đề tài
quan trọng vàcần thiết. Nó không chỉ làm sáng tỏ những đặc điểm cấu tạo,
những quy luật kết hợp trong nội bộ của địa danh, góp phần vào nghiên cứu
ngôn ngữ trên một hoặc nhiều khu vực màcòn có ý nghĩa liên quan đến một
số vấn đề khác, đặc biệt làvấn đề chuẩn hóa địa danh trên bản đồ.
2. Quốc ngữ hóa địa danh trên bản đồ làmột công việc hết sức đặc biệt
cho sự chuẩn hóa ấy. Vìhoàn cảnh chiến tranh trƣớc đây nên việc biên soạn
địa danh bản đồ của nƣớc ta không đƣợc đồng nhất. Để có đƣợc các địa danh
bằng chữ Quốc ngữ hiện hành trên nhiều bản đồ khác nhau hiện nay phần lớn
là dựa trên những tƣ liệu địa danh của các bản đồ cũ trƣớc kia. Lựa chọn
nghiên cứu cách ghi địa danh trên bản đồ trƣớc kia để so sánh với cách ghi địa
danh trên bản đồ hiện nay sẽ cho ta thấy diễn tiến của quátrình chuẩn hóa địa
danh trên bản đồ. Khảo sát địa danh địa danh tỉnh Lào Cai trong trƣờng hợp
này cũng hƣớng tới giátrị đặc biệt trên.
3. Nghiên cứu cách ghi địa danh Lào Cai trên bản đồ làgóp phần tìm
hiểu vấn đề chuẩn hóa bản đồ ở khía cạnh ngôn ngữ học tại một khu vực, một
vùng lãnh thổ nói riêng vàcủa Việt Nam nói chung. Tỉnh Lào Cai làranh giới
cósự biến động, chia cắt nhiều lần trong lịch sử. Vìthế, khảo sát cách ghi địa
danh Lào Cai trên Bản đồ Bonne qua đó so sánh với Bản đồ Quốc gia là điều
cần thiết.
4. Theo hiểu biết của chúng tôi, dùviệc nghiên cứu địa danh Lào Cai đã

đƣợc một số nhànghiên cứu quan tâm, tuy nhiên chƣa có những công trì
nh
nào chúýnghiêm túc tới vấn đề chuẩn hóa địa danh trên bản đồ của địa bàn.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa của vấn đề, bản thân ngƣời viết đã chọn đối tƣợng
này để nghiên cứu.

1


II. Lƣợc sử nghiên cứu
1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Trên thế giới, công việc nghiên cứu địa danh đã đƣợc hì
nh thành vàphát
triển từ rất sớm. Đặc biệt làở Trung Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32 – 39
sau Công nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, trong đó một số đã
đƣợc giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa. Đến thời Bắc Ngụy (380 – 535),
trong Thủy kinh chúsớ, Lịch Đạo Nguyên chép hơn 2 vạn địa danh, số đƣợc
giải thích ngữ nguyên làtrên 2300 [28, tr. 6]. Sách ấy ghi các đƣờng sông của
Trung Quốc ở các thời Hán Tấn vàNam Bắc triều,… đến thời Thanh mạt thì
cóbản Thủy kinh chúsớ của Dƣơng Thủ Kính (thành cảo năm 1904)... Cùng
với Thủy kinh chú nên kể thêm sách Thủy kinh chú đồ cũng của Dƣơng Thủ
Kính màvẽ bản đồ các dòng sông vàsách Thủy kinh chú tây nam chư thủy
khảo của Trần Phong soạn năm 1847, nghiên cứu về những dòng sông thuộc
miền tây nam của Trung Quốc đƣợc ghi chép trong Thủy kinh chú[3, tr. 15].
Ở các nƣớc phƣơng Tây, bộ môn địa danh học chí
nh thức ra đời ở cuối
thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J. Êgi (Thụy Sĩ) viết Địa danh học và năm 1903
J.W. Nagl (ngƣời Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa danh học. Những năm 90
của thế kỉ XIX và 20 năm đầu của thế kỉ XX, hàng loạt Ủy ban địa danh của
các nƣớc nhƣ Mỹ, Thụy Điển, Anh đƣợc ra đời. Thời kỳ đầu, các tác phẩm

địa danh học chútrọng khảo chứng nguồn gốc địa danh. Từ thế kỷ XX, bƣớc
vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh. J. Gill Gilliénon (1854 1926) đã viết Atlát ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hƣớng phát
triển địa lýhọc. Năm 1926, A. Dauzat (ngƣời Pháp) đã viết Nguồn gốc vàsự
phát triển địa danh, đề xuất phƣơng pháp văn hoá địa lý học để nghiên cứu
các lớp niên đại của địa danh [28, tr. 7].
Mở đầu trong lĩnh vực xây dựng một hệ thống lýluận về lýthuyết định
danh, giữa những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà địa danh học Xô Viết đã
cho ra hàng loạt các công trình. Một trong những đại diện của thời kì đầu tiên
đó chính là công trình nghiên cứu địa danh của các nhà địa danh học XôViết
2


nhƣ E.M. Muzaev (1964) với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh,
trong cùng năm 1964 đó Iu.A. Kapenco cũng có cuốn Bàn về địa danh học
đồng đại. Với những tiền đề đó, vào năm 1982 Smolisanaja, G.L.,
Gorbanebskij, M.V., Toponimija Moskvy đã đi tới nghiên cứu thực tế với Địa
danh Moskva. Đặc biệt, A.V. Superanskja (1985) với Địa danh làgìđã đặt ra
những vấn đề vừa mang tình cụ thể, vừa mang tì
nh khái quát, tổng hợp cao.
Trong nội dung trình bày, tác giả đi sâu vào những vấn đề có liên quan thiết
thực đến việc nhận diện vàphân tích địa danh. Ngoài cách hiểu về khái niệm
địa danh, tác giả còn quan tâm đến các vấn đề khác nhƣ tính liên tục của tên
gọi, không gian tên riêng vàcác loại địa danh (địa danh kíhiệu, địa danh mô
tả, địa danh đăng kí, địa danh ƣớc vọng) cũng nhƣ tên gọi các đối tƣợng địa lý
theo loại hì
nh,… Có thể nói đây là công trính có giá trị tổng kết những kết
quả nghiên cứu mới, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiên cứu địa danh tiếp
theo ở Liên bang XôViết trƣớc đây.
Ngoài các nhà địa danh XôViết, những ngƣời nghiên cứu địa danh ở các
nƣớc khác cũng đã góp phần cho sự phong phú, đa dạng về những vấn đề

nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Ch. Rostaing (1965) với Les noms
de lieux đã chú trọng trong việc nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là
phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ
nguyên của địa danh thìphải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phƣơng. Đây
làmột chuyên luận bổ sung thêm cho vấn đề màA.I. Popov đã đƣa ra trƣớc
đó [28, tr. 8].
2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc quan tâm từ khá sớm.
Nhƣng chủ yếu làtừ các tài liệu Tiền Hán thư, Địa líchí, Hậu Hán thư, Tấn
thư trong thời Bắc thuộc. Chúng đề cập đến địa danh Việt Nam nhƣng các tài
liệu này đều do ngƣời Hán viết nhằm phục vụ trực tiếp cho mƣu đồ xâm lƣợc
nƣớc ta.

3


Sau thời Bắc thuộc, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên cứu địa
danh mới đƣợc các nhànghiên cứu Việt Nam thực hiện. Lúc này, địa danh
đƣợc thu thập chủ yếu là dƣới góc độ địa lívàlịch sử. Cóthể kể đến Dư địa
chí(1435) của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí(1821) của Phan
Huy Chú, Đại Nam quốc Cương giới Vựng biên (1886) của Hoàng Hữu Xứng,
Phương Đình dư địa chí(1900) của Nguyễn Văn Siêu,… Có thể nói rằng từ
đầu đời Nguyễn, môn địa lýhọc đã đƣợc các nhàsử học bắt đầu chúý. Vìthế,
Dƣơng Thị The – Phạm Thị Thoa nhận xét “thuận lợi lớn của các nghiên cứu
địa danh sau này chính là thƣ tịch Hán Nôm chúng ta còn giữ đƣợc ít nhiều bộ
sách quý có ghi chép địa danh các thời đại trƣớc Cách mạng tháng Tám” [43,
tr. 11]. Đến khoảng những năm mƣời của thế kỉ XX thìnhà Hán học H.
Maspéro có những bài nghiên cứu về địa lýhọc lịch sử nƣớc ta về nhiều đời
khác nhau. Sau đó, năm 1923 thì L. Aurousseau có bài nghiên cứu lại vấn đề
Vị trí Tượng Quận, trƣớc Cách mạng tháng Tám một nhàhọc giả Nhật Bản là

Tá Bá Nghĩa Minh cũng nghiên cứu về vấn đề vị trí Tƣợng Quận,… [3, tr. 7].
Cuối thế kỷ XIX cócuốn Tên làng xãViệt Nam đầu thế kỉ XIX (Nghệ An trở
ra) của Dƣơng Thị The, Phạm Thị Thoa dịch 1981. Ngô Vi Liễn năm 1982
cũng dịch Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ. Dƣới góc độ lịch sử cócác
nghiên cứu của Đào Duy Anh (1964) với Đất nước Việt Nam qua các đời và
của Nguyễn Quan Ân (2003) với Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa
giới hành chí
nh 1945 – 2002.
Không nằm ngoài sự phát triển của ngành ngôn ngữ học trên thế giới, từ
giữa thế kỉ XX, địa danh ở Việt Nam đã đƣợc soi sáng dƣới góc nhì
n của các
nhàngôn ngữ học. Đã có một số hƣớng nghiên cứu địa danh khátiêu biểu nhƣ:
- Nghiên cứu địa danh theo khuynh hƣớng Ngôn ngữ học so sánh – lịch
sử, đây cũng là khuynh hƣớng đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu địa danh
dƣới góc nhì
n ngôn ngữ học tại Việt Nam. Tiêu biểu làHoàng Thị Châu đánh
dấu với bài viết Mối liên hệ ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên
sông (1964) [9, tr. 105 – 129]. Sau đó Hoàng Thị Châu tiếp tục có những
4


công trì
nh khác mang giá trị cao nhƣ: Từ nguyên của tên sông Bạch Đằng
(1995) [9, tr. 148 – 150], Hãy trả lại tên cho những dòng sông (2006) [9, tr.
169 – 170],… Nối tiếp khuynh hƣớng này, hiện nay nổi bật làTrần TríDõi
với cuốn sách Giáo trình lịch sử tiếng Việt, cuốn sách đề cập đến nhiều nội
dung quan trọng về địa danh học cũng nhƣ về một số địa danh cụ thể: Về địa
danh cónguồn gốc Nam Đảo được lưu giữ từ cổ xưa trong vùng cư dân thuần
Việt hiện nay (địa bàn HàNội), Về địa danh làtên gọi một số con sông quan
trọng ở địa bàn miền Bắc Việt Nam (sông Lam, sông Hồng) [12, tr. 234 –

235], hay Địa danh sông Hồng, một chứng tích “đa dạng văn hóa” trong lịch
sử người Việt [13, tr. 100 – 113],…
- Cónhiều nghiên cứu hƣớng tới việc chuẩn hóa cách ghi địa danh trong
đó có địa danh trên các bản đồ. Ở hƣớng nghiên cứu này Hoàng Thị Châu tiếp
tục là một trong những ngƣời đi đầu và có nhiều đóng góp quan trọng với
những nghiên cứu quan trọng nhƣ: Đặc điểm cách ghi địa danh Tây Nguyên
trên một số bản đồ địa hì
nh (1992) [9, tr. 130 – 136], Địa danh Tây Nguyên
trên bản đồ: Chiếc cầu nối giữa địa danh Việt Nam và thế giới (1994) [9, tr.
144 – 147], Quá trình mã hóa địa danh ngày xưa và chuẩn hóa cách viết địa
danh tiếng dân tộc thiểu số ngày nay (2002) [9, tr. 151 – 161], Tiến tới chuẩn
hóa cách viết địa danh các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2004) [9, tr.
162 – 168],… Để chuẩn hóa các địa danh một cách khách quan vàchí
nh xác,
đặc biệt từ khi chữ Quốc ngữ thịnh hành, Quốc ngữ hóa địa danh chính làmột
trong những bƣớc đi hợp lý. Nhất là trong tì
nh hì
nh hội nhập, phát triển ở
nƣớc ta – một đất nƣớc đa văn hóa, đa dân tộc, màtiếng Việt lại đƣợc sử dụng
với tƣ cách nhƣ một ngôn ngữ quốc gia [29]. Nắm bắt đƣợc những yêu cầu
bức thiết ấy, Nguyễn Văn Hiệu đã cho ra nhiều công trì
nh ýnghĩa nhƣ các tài
liệu [21], [22],…
- Ngoài ra, còn cómột số luận án Tiến sĩ nghiên cứu về đặc điểm vàcấu
tạo, ý nghĩa địa danh nhƣ của các tác giả: LêTrung Hoa với tài liệu [23] đã
đƣa ra những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tích vàchỉ ra các đặc
5


điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa,… của thành phố Hồ Chí Minh. Đến

1996, Nguyễn Kiên Trƣờng với luận án Những đặc điểm chí
nh của địa danh
Hải Phòng đã tiếp tục bổ sung thêm những vấn đề lýthuyết màLêTrung Hoa
đã đƣa ra trƣớc đó. Tiếp sau đó là luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai trong
Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Trị (2004), Phạm Xuân Đạm trong Khảo sát
địa danh Nghệ An (2005) cùng nhiều các công trì
nh khảo sát địa danh ở nhiều
địa phƣơng đã đƣợc công bố.
- Những cuốn sách nhƣ của Nguyễn Văn Âu ở tài liệu [6], của Đinh
Xuân Vịnh ở tài liệu [46], Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dƣợc
– Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) Ngô Đăng Lợi
(chủ biên), Từ điển thành phố Sài Gòn – thành phố Hồ ChíMinh (2003) của
LêTrung Hoa – Nguyễn Đình Tƣ [36, tr. 12] hay cả một số bài báo trên tài
liệu [24], [41], [42]… cũng đều mang những giátrị nhất định.
Tất cả những công trình khoa học trên đã lí giải tại sao nghiên cứu địa
danh ở Việt Nam lại phong phúvàthu hút các nhànghiên cứu tới vậy. Đây là
những nguồn tƣ liệu quý giá giúp định hƣớng cho các công trì
nh nghiên cứu
về sau.
3. Vấn đề nghiên cứu địa danh tỉnh Lào Cai
Đất nƣớc ta lần đầu tiên xuất hiện đơn vị hành chí
nh gọi làtỉnh từ năm
1831 dƣới thời vua Minh Mệnh. Các triều thần bàn luận đề nghị nên theo cách
phân chia tỉnh của nƣớc Trung Hoa hồi đó. Vua Minh Mệnh chấp thuận vàtừ
đó ở ngoài Bắc đã ra đời các tỉnh sau đây (tính từ Ninh Bình trở ra): Ninh
Bình, HàNội, Nam Định, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hƣng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn. Vậy làít
nhất trƣớc đó vẫn chƣa có tỉnh Lào Cai. Nhƣng tất nhiên đất và ngƣời màsau
đó mang tên Lào Cai vẫn tồn tại hiện thực vàchắc chắn phải thuộc một trong
các tỉnh vừa kể trên. Đó chính là tỉnh Hƣng Hóa [55].

Thƣ tịch cũ nhƣ Hưng Hóa Phong thổ lục (1778) của Hoàng Trọng
Chí
nh cónói về hai động Phong Tho (Phong Thổ) và Bình Lƣ của châu Chiêu
6


Tấn mà sau này đã có thời gian nóthuộc về tỉnh Lào Cai (hiện nay thuộc tỉnh
Lai Châu). Hưng Hóa ký lược (1856) của Phạm Thận Duật, Đồng Khánh dư
địa chí(1886 – 1888) do quan chức các tỉnh biên soạn theo sắc chỉ của vua
Đồng Khánh và Hưng Hóa tỉnh phú (1897) của Vũ Phạm Hàm cũng trong

nh hình tƣơng tự.
Rõ ràng, do sự phân chia các cấp hành chính khác nhau đã khiến việc
nghiên cứu về địa danh tỉnh Lào Cai trƣớc kia là hoàn toàn không có. Tuy
nhiên, thực tế sau này phần lớn địa bàn tỉnh Lào Cai chí
nh phần đất thuộc các
địa danh mànhững thƣ tịch trên nhắc tới.
Theo những tài liệu chúng tôi có đƣợc thìĐại Nam nhất thống chí(1909)
của Quốc sử quán triều Nguyễn là thƣ tịch đầu tiên cónhắc đến địa danh “Lão
Nhai” – một trong nhiều tên gọi của Lào Cai. Sau đó có thể nói tới làcuốn
Đất nước Việt Nam qua các đời (1964) của Đào Duy Anh, cuốn sách còn
nhắc tới một tên gọi khác nữa là “Lao Cai”; Đi thăm đất nước (1978) của
Hoàng Đạo Thúy không chỉ nhắc tới “Lao Cai” mà còn cả các địa danh nhƣ:
Phố Lu, dãy núi Con Voi, Sa Pa, Si Ma Cai, Làng Thíp,…
Một số cuốn sách sau này cũng có nhắc tới các địa danh địa bàn nhƣ:
Cốc Lếu, Cốc Mít, dãy núi Yên Ngựa, Lào Cai, La Pan Tẩn, Lao Chải, Tả
Thàng, Nậm Pung,… Đó là: Cẩm nang du lịch Sapa (2003), Truyện kể địa
danh Việt Nam (tập 1) (2013) của Quang Dũng, Việt Nam – văn hóa và du
lịch (2013) của Trần Mạnh Thƣờng, Từ điển địa danh Bắc Bộ (quyển 1, 2)
(2016) của LêTrung Hoa. Tuy nhiên, tất cả những cuốn sách trên chỉ dừng lại

ở việc giải thích địa danh nơi đây dƣới góc nhìn văn hóa, lịch sử.
Dƣới góc nhì
n ngôn ngữ học khi nghiên cứu về địa danh địa bàn tỉnh
Lào Cai duy nhất chỉ có Nguyễn Văn Hiệu với các công trì
nh đƣợc công bố
nhƣ tài liệu [16], [17], [18], [20], [21], [22],… Trong các nghiên cứu này,
Nguyễn Văn Hiệu tập trung vào việc tìm hiểu mối liên hệ giữa tiếng Hán
Quan thoại Tây Nam với các địa danh nơi đây trên phƣơng diện ngữ âm và
quá trình Quốc ngữ hóa các địa danh có nguồn gốc Hán Quan thoại Tây Nam
7


trên địa bàn hiện nay. Đây đều lànhững công trình có giá trị, đặt nền móng
cho việc nghiên cứu địa danh tỉnh Lào Cai dƣới góc nhì
n ngôn ngữ học.
Tuy nhiên, ngƣời viết nhận thấy rằng, dƣới góc độ ngôn ngữ học, vấn đề
tìm hiểu địa danh tỉnh Lào Cai trên các bản đồ vẫn còn bỏ ngỏ. Ý thức đƣợc
điều này, ngƣời viết đã chọn đề tài “Khảo sát địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản
đồ Bonne (so sánh với Bản đồ Quốc gia cùng tỉ lệ 1/100.000)” để tiếp tục mở
rộng và đóng góp thêm một góc nhìn mới mẻ nữa trong việc nghiên cứu địa
danh nơi đây.
III. Mục tiêu vànhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu làm việc của chúng tôi trong đề tài này làkhảo sát cách ghi địa
danh tỉnh Lào Cai trên tấm Bản đồ Bonne qua đó đối chiếu với tì
nh hì
nh ghi
địa danh trên Bản đồ Quốc gia hiện nay. Những kết đạt đƣợc cóthể là tƣ liệu
đóng góp vào việc giải quyết cho một số vấn đề còn tồn tại trong cách ghi địa
danh địa bàn trên Bản đồ Quốc gia nói riêng vàcác bản đồ khác hiện nay nói

chung.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Thu thập tài liệu bƣớc đầu nghiên cứu các vấn đề lý luận về địa danh
và có liên quan đến quá trình nghiên cứu địa danh trên bản đồ. Các vấn đề đó
thuộc về lý thuyết định danh nhƣ định nghĩa về địa danh, bản đồ, mối quan hệ
giữa địa danh và bản đồ, chuẩn hóa địa danh, địa bàn nghiên cứu,… Tất cả sẽ
đƣợc nghiên cứu kỹ để làm sơ cở cho việc tìm hiểu tình hình ghi địa danh trên
bản đồ nơi đây.
+ Khảo sát, thống kê cứ liệu để hệ thống địa danh thuộc các loại hình,
đối tƣợng địa lý khác nhau. Qua đó miêu tả và phân tích nhằm có đƣợc những
đánh giá chung trƣớc khi tìm hiểu cách ghi địa danh địa bàn khảo sát.
+ Tìm hiểu tình hình ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne đƣợc
thể hiện nhƣ thế nào ở thời gian trƣớc kia trên phƣơng diện phụ âm đầu,
8


nguyên âm và âm cuối, từ đó làm cơ sở để so sánh với tình hình ghi địa danh
hiện có trên Bản đồ Quốc gia.
IV. Đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cách ghi địa danh địa bàn tỉnh Lào
Cai trên hai bản đồ bản đồ có cùng tỉ lệ 1/100.000, đó là: Bản đồ Bonne và
Bản đồ Quốc gia. Chi tiết về thông tin xuất xứ của hai bản đồ này chúng tôi sẽ
bàn riêng ở mỗi chƣơng khảo sát về chúng.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi tập trung khảo sát các địa danh chỉ loại hì
nh địa hì
nh tự
nhiên vàcác địa danh chỉ loại hình các đơn vị dân cƣ địa bàn tỉnh Lào Cai

trên hai bản đồ, tất cả đƣợc khoanh vùng nghiên cứu nhƣ sau:
+ Địa bàn Lào Cai trên Bản đồ Bonne gồm: 2 Phủ: Phủ de Thủy-Vỵ
(Phủ de Thủy-Vy) vàPhủ Bảo-Thắng; 3 Châu: Chau de Ba-Xat, Châu de PaKha, Châu de Cha-Pa. Với 10 mảnh bản đồ đƣợc ghép nối: 5W (PHONG
THỔ ouest); 5E (PHONG THỔ est); 6E (PA-KHA est); 6W (PA-KHA ouest);
7W (HÀ-GIANG ouest); 14E (LAI-CHÂU est); 14W (LAI-CHAU ouest);
15E (LAO-KAY est); 15W (LAO-KAY ouest) và 16W (LỤC-AN-CHÂU
ouest).
+ Địa bàn Lào Cai trên Bản đồ Quốc gia gồm 8 huyện và1 thành phố:
huyện Bát Xát, huyện Mƣờng Khƣơng, huyện Sa Pa, huyện Bảo Thắng,
huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên; thành phố
Lào Cai. Với 7 mảnh bản đồ đƣợc ghép nối: BẮC HÀ (F-48-29); BÁT XÁT
(F-48-28); LÀO CAI (F-48-40); T.T.NT. LIÊN SƠN (F-48-53); PHỐ LU (F48-41); THAN UYÊN (F-48-52) vàYÊN THẾ (F-48-42).
- Phạm vi nội dung trong đề tài này của chúng tôi làkhảo sát cách ghi
địa danh trên bản đồ. Đây làcông việc trọng tâm, mang ý nghĩa thiết thực cho
việc đánh giá tình hình ghi địa danh giữa hai bản đồ trên địa bàn Lào Cai,
cũng nhƣ thấy đƣợc phƣơng hƣớng chuẩn hóa địa danh bản đồ hiện nay.
9


V. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Tƣ liệu vàxử lý tƣ liệu
1.1. Nguồn tƣ liệu
Với mong muốn cố gắng phản ánh tƣơng đối đầy đủ, có cơ sở và hệ
thống với các nội dung đƣợc đặt ra khi đối chiếu cách ghi địa danh giữa hai
bản đồ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã thu thập và sƣu tầm tƣ liệu qua
các nguồn sau:
+ Các mảnh bản đồ thuộc địa bàn Lào Cai trên hai tấm bản đồ: Bản đồ
Bonne vàBản đồ Quốc gia (đƣợc thành lập năm 2003 tại Nhàxuất bản Bản
đồ) cùng tỉ lệ 1/100.000. Theo Thông tƣ số: 29/2013/TT-BCA, các bản đồ tỉ
lệ 1/100.000 hiện nay đều nằm trong Danh mục bímật nhà nước độ Mật

trong lĩnh vực tài nguyên vàmôi trường, vìvậy trong quá trình đi thu thập tài
liệu chúng tôi đã gặp phải khánhiều khó khăn. Nhƣng đƣợc sự giúp đỡ nhiệt

nh của Phòng Cung cấp thông tin dữ liệu – Trung tâm Thông tin dữ liệu đo
đạc vàbản đồ – Cục Đo đạc vàBản đồ Việt Nam, cuối cùng chúng tôi cũng
có đƣợc trong tay những mảnh bản đồ cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây là
nguồn tƣ liệu quan trọng nhất, có tính pháp lý đảm bảo tí
nh trung thực của
những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn.
+ Ngoài những tài liệu, bài viết, sách báo, tạp chícóliên quan về vấn đề
nghiên cứu đƣợc chúng tôi thu thập, ghi chép phục vụ cho các nội dung lý
thuyết địa danh, bản đồ vàcách phân loại về địa danh thì chúng tôi cũng cố
gắng sƣu tầm, tìm hiểu cóchọn lọc các tài liệu liên quan tới địa bàn tỉnh Lào
Cai.
1.2. Xử lýtƣ liệu
Địa danh địa bàn tỉnh Lào Cai trên hai bản đồ đƣợc chúng tôi tập hợp,
thống kêgồm 2825 địa danh. Cụ thể, trên Bản đồ Bonne là 1407 địa danh,
trên Bản đồ Quốc gia là 1418 địa danh. Chúng tôi tin rằng, với số lƣợng cứ
liệu trên cóthể đáp ứng đƣợc vấn đề nghiên cứu màluận văn theo đuổi.

10


Để đảm báo tính chính xác và đầy đủ, địa danh thuộc địa bàn tỉnh Lào
Cai đƣợc lấy ra từ hai bản đồ theo trì
nh tự lần lƣợt từ trên xuống dƣới. Sau đó,
chúng đƣợc sắp xếp thành: 1. Địa danh (tên gọi đối tƣợng); 2. Loại hình địa
danh (thành tố chung chỉ đối tƣợng); 3. Mảnh bản đồ chứa địa danh.
Sau khi có đƣợc những bƣớc xử lý tƣ liệu nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành
tổng hợp thành các biểu bảng, mô hì

nh với số lƣợng và tỉ lệ cần thiết theo
mục đích yêu cầu của từng nội dung sẽ đƣợc trì
nh bày trong luận văn. Trên cơ
sở đó chúng tôi miêu tả, phân tí
ch và so sánh để rút ra những nhận xét từ cụ
thể tới khái quát vào từng phần, từng chƣơng, mục của luận văn.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê
Thu thập tƣ liệu làcông việc đầu tiên của ngƣời nghiên cứu địa danh.
Thủ pháp này cho phép chúng tôi thu thập các địa danh tỉnh Lào Cai đƣợc ghi
trên mỗi tấm bản đồ. Ngoài ra, các sách lý luận về địa danh học, ngôn ngữ
học cũng nhƣ nguồn tƣ liệu từ các loại từ điển, sách báo địa phƣơng cũng rất
cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp miêu tả vàphân tích
Khi đã có đủ những cứ liệu cần thiết, ngƣời nghiên cứu sẽ sử dụng
phƣơng pháp miêu tả, phân tích theo định tính, định lƣợng đối với cách ghi
địa danh trên mỗi bản đồ. Đây là phƣơng pháp quan trọng, cho phép ngƣời
nghiên cứu tiếp cận vàtrì
nh bày một cách khoa học vàcósức thuyết phục.
- Thủ pháp so sánh
Sử dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu lịch đại làđể tìm hiểu những biến
đổi mang tí
nh quy luật trong cách ghi của địa danh tỉnh Lào Cai trên mỗi bản
đồ khảo sát.
Địa danh vốn mang trong mình nhiều mặt khác nhau về ngôn ngữ, văn
hóa, lịch sử, xãhội,… vì vậy, nghiên cứu địa danh cần áp dụng phƣơng pháp
nghiên cứu tổng hợp, liên ngành, đa ngành. Có nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu
mới đầy đủ, rõràng vàmang tính khoa học.

11



VI. Ý nghĩa của luận văn
- Thực tiễn: Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn cho thấy thực tế tì
nh

nh chuyển hóa địa danh giữa hai bản đồ khảo sát thuộc địa bàn Lào Cai
khảo sát thông qua cách ghi ở mỗi bản đồ. Từ đó, đánh giá đƣợc tì
nh hình ghi
địa danh trên Bản đồ Quốc gia, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện công việc
chuẩn hóa địa danh trên bản đồ hiện nay tại địa bàn vàcác khu vực tƣơng tự.
- Lýluận: Với đề tài này, chúng tôi muốn cung cấp thêm những tƣ liệu
nghiên cứu địa danh địa bàn. Hệ thống hóa các phƣơng pháp nghiên cứu địa
danh nhằm phản ánh bức tranh nghiên cứu địa danh nói chung vànghiên cứu
địa danh trên bản đồ nói riêng.
VII. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng với các nội
dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lýthuyết vàtƣ liệu về địa bàn tỉnh Lào Cai
Chƣơng 2: Khảo sát cách ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne
Chƣơng 3: So sánh cách ghi địa danh tỉnh Lào Cai trên Bản đồ Bonne
với Bản đồ Quốc gia.

12


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI
1.1. Cơ sở lýthuyết
1.1.1. Định nghĩa và phân loại địa danh

1.1.1.1. Định nghĩa về địa danh
Địa danh là một thuật ngữ có nguồn gốc từ một tiếng Hy Lạp cổ
Toponima hay Topoma, cócấu tạo gồm hai bộ phận topos (địa điểm, vị trí) và
omoma/onyma (tên gọi) [14, tr. 11]. Gần đây, thuật ngữ này đƣợc thay bằng
một từ ghép place – names, với ý nghĩa “tên gọi vị trí hay điểm địa lý”.
Khái niệm địa danh cần phải đƣợc hiểu đúng theo phạm vi xuất hiện của
nó. Nếu chỉ đơn thuần hiểu theo lối chiết tự thì địa danh là tên đất. Tuy nhiên,
làmột đối tƣợng nghiên cứu của một ngành khoa học, khái niệm này cần phải
đƣợc hiểu ở mức độ rộng và khái quát hơn. Cụ thể, địa danh không chỉ làtên
gọi của các đối tƣợng địa lýgắn với từng vùng đất cụ thể màlàtên gọi của cả
các đối tƣợng địa lý tồn tại trên trái đất. Chúng có thể làtên gọi của các đối
tƣợng chỉ địa hình tự nhiên, đơn vị dân cƣ hay làcác công trì
nh xây dựng do
con ngƣời tạo ra.
Trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ địa danh luôn cócho mình một vị
tríhết sức đặc biệt. Đây là một bộ phận của từ vựng cónguồn gốc và ý nghĩa
riêng đƣợc dùng để đặt tên, gọi tên các đối tƣợng địa lý. Vìvậy nóhoạt động
vàchịu sự tác động, chi phối của các quy luật ngôn ngữ về các mặt ngữ âm, từ
vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Hiện nay chƣa có một khái niệm thống nhất về địa danh, mỗi nhànghiên
cứu lại đƣa ra những khái niệm của riêng mình. Nhàngôn ngữ học Nga A.V.
Superanskaja trong Địa danh học làgì? cho rằng: “Tên gọi các địa điểm đƣợc
biệu thị bằng những từ riêng. Đó là tên gọi địa lý, địa danh hay toponimia”
[33, tr. 19] vàchỉ rõ “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những thể hiện tự
nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ các vật thể
lớn nhất (các lục địa và đại dƣơng) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những
13


ngôi nhà, vƣờn cây đứng riêng rẽ) đều cótên gọi” [33, tr. 20]. Nhƣ vậy, theo

A.V. Superanskaja thì địa danh lànhững từ ngữ biểu thị địa điểm, đối tƣợng
địa lýcóvị tríxác định trên bề mặt trái đất.
Cũng có quan niệm nhƣ vậy, nhóm chuyên gia Liên hơp quốc về địa
danh (United Nations Group of Experts on Geographical Names – UNGEGN)
cho rằng: “Địa danh làtên gọi của một đối tƣợng trên mặt đất. Về mặt nguyên
tắc, địa danh là tên riêng (gồm một từ, nhiều từ hoặc ngữ) đƣợc dùng một
cách nhất quán trong ngôn ngữ để chỉ một địa điểm, một đối tƣợng hoặc một
vùng cụ thể cóvị trícóthể nhận biết đƣợc trên trái đất. Các đối tƣợng cóthể
là các điểm dân cƣ (ví dụ thành phố, thị trấn, làng), các đơn vị hành chính
lãnh thổ (vídụ bang, tỉnh, huyện), các đối tƣợng tự nhiên (vídụ sông, núi,
mũi đất, hồ, biển), các đối tƣợng xây dựng (vídụ đập, sân bay, đƣờng sá), các
địa điểm hay vùng córanh giới không xác định (vídụ cánh rừng, ngƣ trƣờng)”
[10, tr. 10 – 11]. Tuy nhiên, lúc này UNGEGN đã phân địa danh chi tiết hơn
ra thành các đối tƣợng lớn (dân cƣ, lãnh thổ, tự nhiên,…) chứa các đối tƣợng
cụ thể (làng, huyện, sông,…).
Tác giả cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kìXIX – thuộc các tỉnh từ
Nghệ Tĩnh trở ra cho rằng: “Địa danh của một vùng hay của một nƣớc làtổng
thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của
vùng ấy hay nƣớc ấy” [43, tr. 11].
Nhì
n chung, các tác giả nƣớc ngoài chỉ mô tả một cách khái quát địa
danh và xem địa danh làtên gọi các đối tƣợng địa lý.
Ở Việt Nam, các nhànghiên cứu địa danh học đã chia thành hai nhóm
nghiên cứu lànghiên cứu địa danh theo góc độ địa lý– văn hóa và nghiên cứu
địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Vìthế, ở mỗi góc nhìn các nhànghiên
cứu lại cónhững quan niệm khác nhau:
+ Với điểm nhìn theo hƣớng địa lý – văn hóa, Nguyễn Văn Âu quan
niệm: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, tên núi, làng mạc hay tên các địa
phƣơng, các dân tộc” [5, tr. 15].
14



+ Với cách tiếp cận theo hƣớng ngôn ngữ học, Hoàng Thị Châu định
nghĩa: “Địa danh hay là tên địa lý(toponym, geographical name) làtên vùng,
tên sông, tên núi, làtên gọi các đối tƣợng địa hình khác nhau, tên nơi cƣ trú,
tên hành chính,… đƣợc con ngƣời đặt ra” [9, tr. 179 - 190]. LêTrung Hoa cho
rằng “Địa danh lànhững từ hoặc ngữ cố định đƣợc dùng làm tên riêng của các
địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chí
nh, các vùng lãnh thổ (không córanh
giới rõràng) vàcác công trì
nh xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trƣớc
địa danh ta cóthể đặt một thành tố chung chỉ loại địa danh đó: sông Sài Gòn,
đƣờng Ba Tơ, ấp Bàu Trăm,...” [25, tr. 21], Nguyễn Kiên Trƣờng định nghĩa
“Địa danh làtiên riêng của các đối tƣợng địa lýtự nhiên và nhân văn có giá trị
xác định trên bề mặ trái đất” [25, tr. 16]. Từ Thu Mai đồng tì
nh theo cách hiểu
địa danh của A.V.Superanskaja, vànói theo tác giả thì “địa danh lànhững từ
ngữ chỉ tên riêng của các đối tƣợng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái
đất” [25, tr. 21]. Hoàng Tất Thắng trong bài báo Địa danh học vàviệc nghiên
cứu địa danh các tỉnh Trung Trung Bộ cho rằng: “Địa danh làtên gọi của địa

nh thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng
lãnh thổ nào đó” [54]. Còn Nguyễn Văn Loan trong luận án của mình lại quan
niệm: “Địa danh là tên riêng đƣợc thể hiện bằng từ ngữ cố định, dùng để chỉ
các đối tƣợng địa lý khác nhau, tồn tại trên bề mặt trái đất, chiếm một vị trí
nhất định trong không gian vật lý” [31, tr. 11].
Ngoài ra, trong một số từ điển của nƣớc ta địa danh thƣờng định nghĩa
đơn giản theo lối chiết tự có nghĩa là đất. Nhƣ Đào Duy Anh trong cuốn Hán
Việt từ điển cho rằng địa danh là “tên các miền đất (nom de terre)” [1, tr. 268].
Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích: “Địa danh làtên gọi các lãnh thổ, các

điểm quần cƣ (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông
thôn, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên,
thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại
dƣơng có tọa độ địa lýnhất định ghi lại trên bản đồ. Địa danh cóthể phản ánh

15


quátrì
nh hì
nh thành, đặc điểm của các yếu tố địa lý tự nhiên vàlịch sử với
những nét đặc sắc về kinh tế, xãhội của các lãnh thổ” [27, tr. 780].
Từ những kiến giải của các tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ đã nêu trên,
chúng tôi xin trì
nh bày cách hiểu của mình về địa danh nhƣ sau: Địa danh là
tên riêng được ghi trên bản đồ theo nguyên tắc nhất định, dùng để chỉ địa

nh tự nhiên vàcác đơn vị dân cư khác nhau. Trước địa danh làmột thành tố
chung chỉ loại địa danh ấy. Đây cũng chính là nội hàm nghiên cứu trong luận
văn này. Tức là, luận văn sẽ nghiên cứu cách ghi tên riêng của loại hì
nh địa

nh tự nhiên vàđơn vị dân cƣ cùng một số nguyên tắc nhất định thể hiện khi
ghi thành tố chung trên bản đồ. Sự thống nhất cách định nghĩa trên của chúng
tôi là để phục vụ quátrì
nh nghiên cứu. Ở chiều ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu
có đƣợc sẽ đóng góp trở lại tới phần định nghĩa cho khái niệm địa danh. Sự
tƣơng tác này thể hiện đƣợc giátrị lý luận chung trong việc nghiên cứu địa
danh cũng nhƣ giá trị của kết quả nghiên cứu đối với việc xây dựng một lý
luận chung về một bộ môn khoa học.

1.1.1.2. Phân loại địa danh
- Một số cách phân loại địa danh của các tác giả nước ngoài
Phân loại địa danh làmột vấn đề phức tạp. Do đó, hiện nay vẫn chƣa có
môhình phân loại tối ƣu nào phổ biến cho mọi công trình nghiên cứu với các
tiếp cận, quan điểm nghiên cứu khách nhau mà ngƣời ta thƣờng chỉ quan tâm
đến một vài loại đối tƣợng cụ thể theo hƣớng khai thác của từng cá nhân.
Trong trƣờng hợp này, việc hệ thống lại các cách phân loại đã có sẽ giúp
ngƣời nghiên cứu địa danh có đƣợc cách phân loại phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu của mình.
Trong tài liệu [49] A. Dauzat không lập bảng phân loại địa danh nhƣng
khi đi vào nghiên cứu, tác giả đã chia địa danh cụ thể làm bốn phần vàmỗi
phần đều gắn với vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ. Bốn phần đó là: 1. Về những
vấn đề cơ sở tiền Ấn – Âu; 2. Các địa danh từ tiền Latinh về nƣớc trong thủy

16


×