Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thực trạng xác định quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN ĐÔN CƢỜNG

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH QUYỀN NHÂN THÂN
KHI SINH CON THEO PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN ĐÔN CƢỜNG

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH QUYỀN NHÂN THÂN
KHI SINH CON THEO PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số:
60 38 01 03
…………….………………….………….



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Trung Tập

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận
văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đôn Cƣờng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
4. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Kết cấu luận văn………………………………………………………..…..8
CHƢƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH CON THEO
PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN LIÊN
QUAN ............................................................................................................. 10

1.Sinh con tự nhiên và sinh con theo phương pháp khoa học ........................ 10
1.1.Sinh con tự nhiên ...................................................................................... 10
1.2. Vô sinh và thống kê liên quan .................................................................. 10
1.3. Sinh con theo phương pháp khoa học ...................................................... 13
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 13
1.3.2. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .................................................................. 13
1.4.Các quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học ............... 20
1.4.1. Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 ............ 20
1.4.2. Pháp luật quy định về quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp
khoa học .......................................................................................................... 21
1.4.3. Chủ thể có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để ................ 22
2.Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ............................................... 24
3.Pháp luật Việt Nam về sinh con theo phương pháp khoa học ..................... 26
4. Pháp luật các nước quy định sinh con theo phương pháp khoa học ........... 30
CHƢƠNG 2.PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
KHI SINH CON THEO PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC VÀ THỰC TẾ
ÁP DỤNG ....................................................................................................... 33
1. Khái quát quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học ....... 33
2. Quyền nhân thân khi sinh con bằng thụ tinh nhân tạo ................................ 39
3. Quyền nhân thân khi sinh con bằng thụ tinh trong ống nghiệm ................. 42
4.Quyền nhân thân khi mang thai hộ bằng thụ tinh trong ống nghiệm........... 45


CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ XÁC ĐỊNH
QUYỀN NHÂN THÂN KHI SINH CON THEO PHƢƠNG PHÁP
KHOA HỌC................................................................................................... 57
1. Những thành công và hạn chế của việc con theo phương pháp khoa học .. 57
1.1. Những thành công đạt được khi sinh con theo phương pháp khoa học... 57
1.2. Những vướng mắc và rủi ro khi sinh con theo phương pháp khoa học ... 58
2. Một số kiến nghị hoàn thiện chế định quyền nhân thân khi sinh con theo

phương pháp khoa học .................................................................................... 61
2.1. Bảo vệ quyền nhân thân của con sinh ra theo phương pháp khoa học .... 61
2.2. Bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản.................................................................................................................... 63
2.3. Môt số quy định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi .................. 64
2.4. Giải pháp an toàn khi sinh con theo phương pháp khoa học ................... 66
2.5. Quyền nhân thân liên quan đến hoạt động của cơ sở y tế và cơ quan nhà
nước khác ........................................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%
đến 12%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và
tỷ lệ vô sinh cao nhất. Tỉ lệ vô sinh có xu hướng ngày càng tăng cao. Cách
đây không lâu, nhiều chuyên gia đã lo sợ về một sự bùng nổ dân số không thể
kiểm soát được. Tuy nhiên, quỹ đạo này đã đảo chiều khá nhanh và ít nhất 60
quốc gia hiện đã có tỉ lệ sinh thấp hơn đáng kể so với mức độ cần duy trì1.
Tình hình dân số Việt Nam đã chuyển biến từ cơ cấu “dân số vàng”
sang tình trạng dân số già với tốc độ nhanh hơn các nước phát triển trên thế
giới từ ba đến năm lần. Vì vậy, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tỉ lệ
sinh thấp nhất cả nước đã kêu gọi mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ hai con vì lợi
ích của đất nước để phát triển bền vững2. Tuy nhiên tình trạng vô sinh có xu
hướng tăng cao và nhiều cặp vợ chồng muốn sinh con phải nhờ tới các biện
pháp khoa học hỗ trợ sinh sản.

Nghiên cứu trên toàn quốc, do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và
Trường Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi từ
15 đến 49, ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta, kết quả cho thấy tỉ
lệ vô sinh của các đối tượng nghiên cứu là 7,7%, tương đương khoảng
700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là
3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của
ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động, có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở
độ tuổi dưới ba mươi3.
Số liệu thống kê của Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản
Trung ương cho thấy, cách đây khoảng 10 năm, mỗi tuần Trung tâm tiếp nhận
hai đến ba cặp vợ chồng tới điều trị các vấn đề về vô sinh, hiếm muộn thì hiện
nay, con số này đã tăng lên từ 40-60 cặp vợ chồng. Có rất nhiều nguyên nhân
1

Xem “Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đang gia tăng”, tại địa chỉ />ngày truy cập 24/7/2017.
Xem “Bí thư Thành ủy TP HCM khuyến khích phụ nữ nên sinh 2 con”, tại địa chỉ ngày truy cập 24/7/2017.
3
Xem “tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam đang gia tăng”, tlđd 1, tr 1.
2


2

gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Đối với nữ giới, thường gặp nhất là
tắc vòi trứng, nguyên nhân tiếp theo là rối loạn phóng noãn. Tình trạng quan
hệ tình dục sớm, không an toàn, nạo phá thai nhiều lần, sử dụng thực phẩm
nhiễm độc đều có nguy cơ gây vô sinh cao. Về phía nam giới, người chồng có
thể bị bất thường về chất lượng và số lượng tinh trùng, thiếu hụt nội tiết, xuất
tinh sớm hoặc xuất tinh ngược dòng, nghiện thuốc lá là những nguyên nhân
gây vô sinh4.

Áp dụng biện pháp khoa học hỗ trợ sinh sản là một trong những giải
pháp hiệu quả giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có được đứa con
như mong đợi. Về mặt kỹ thuật y học, tại Việt Nam hiện nay có thể tiến hành
hầu hết các kỹ thuật tiến bộ trên thế giới để hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật thứ nhất
là thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ
để tăng khả năng thụ thai ngay trong cơ thể người mẹ. Kỹ thuật thứ hai là thụ
tinh trong ống nghiệm sau đó chuyển phôi vào tử cung người phụ nữ để phôi
này phát triển thành thai nhi. Trường hợp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản thì được quyền nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo5, bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ để làm
thụ tinh trong ống nghiệm, phôi được hình thành sẽ cấy vào tử cung của
người phụ nữ khác để nhờ mang thai và đẻ giúp. Tuy nhiên, các biện pháp
khoa học được áp dụng khác nhau cho tỉ lệ thành công khác nhau và khả năng
áp dụng cũng khác nhau tùy vào trình độ khoa học và sự cho phép ở mỗi quốc
gia. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào cuộc sống đem lại nhiều lợi ích và
cơ hội, bên cạnh đó cũngkèm theo những khó khăn và thách thức. Vấn đề
mang thai hộ và nhân bản vô tính có thể đem lại nhiều lợi ích cho con người
nhưng cũng vấp phải nhiều rào cản về tôn giáo, truyền thống đạo đức và hạn
chế về kỹ thuật.

4
5

Xem “Tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam đang gia tăng”, tlđd 1, tr 1.
Điều 95, khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.


3


Hành vi mang thai hộ trước đây là vi phạm pháp luật. Người mang thai
hộ và cả bên nhờ mang thai hộ phải chấp nhận nhiều rủi ro và đối mặt với
nguy cơ tranh chấp về tiền bạc, quyền và nghĩa vụ liên quan tới đứa con sinh
ra từ việc mang thai hộ khiến cho việc quản lý xã hội trở nên phức tạp. Luật
Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được thông qua tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa XIII ngày 19 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực từ 01/01/2015 đã
cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc quy định này đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm
muộn. Đây là một nội dung tiến bộ, đáp ứng được mong mỏi của các cặp vợ
chồng vô sinh đã hết hy vọng sinh con.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định về mang thai hộ còn nhiều bất cập,
vướng mắc. Nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu, mong muốn chính đáng, các
thầy thuốc cũng muốn giúp họ thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo nhưng đành bất lực vì quy định của pháp luật chưa điều chỉnh đến những
trường hợp của họ. Như trường hợp người chồng có tinh trùng bình thường,
người vợ không có noãn, không còn tử cung hoặc tử cung bất thường; hoặc
ngược lại người chồng không có tinh trùng, người vợ có noãn nhưng không
đủ sức khỏe để mang thai và sinh con. Theo quy định tại Điều 3, khoản 22
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những trường hợp vừa nêu
không thể có phôi từ tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người
vợ để nhờ mang thai hộ.
Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp
lý và liên quan đến vấn đề tôn giáo, quan điểm đạo đức, truyền thống văn hóa
cũng như những hậu quả phát sinh về sau. Nếu đứa con sinh ra từ việc kết hợp
tinh trùng của người cha đang được bảo quản tại ngân hàng tinh trùng với
noãn của người mẹ nhưng khi đứa trẻ sinh ra vào thời điểm người cha đã chết
hơn ba trăm ngày6 thì việc khai sinh cho đứa trẻ sẽ gặp vướng mắc và những
quyền nhân thân khác bị ảnh hưởng như quyền xác định cha, mang họ cha,
quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thừa kế tài sản của cha. Ngoài vấn đề
6


Điều 88, khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014


4

vướng mắc, bất cập trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con, khi sinh con
theo phương pháp khoa học còn một số vấn đề khác cũng cần phải quan tâm
xem xét. Đó là quy định pháp luật về việc cho, nhận, lưu trữ, bảo quản và sử
dụng tinh trùng, noãn, phôi chưa hợp lý; việc xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu
chung giữa các cơ sở y tế tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên phạm vi cả
nước, hiện vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là một trong những nguy cơ dẫn
tới tình trạng kết hôn cân huyết, khi một người cho tinh trùng nhiều lần.
Hiện nay, việc quản lý thông tin liên quan đến cho, nhân tinh trùng,
noãn, phôi chỉ mang tính nội bộ của từng cơ sở y tế dẫn đến không thể kiểm
soát được số lần cho tinh trùng của những người hiến tặng. Trong bảo quản và
lưu trữ tinh trùng, noãn và phôi, khi hai vợ chồng đã ly hôn hoặc một người
đã chết sẽ dẫn tới tranh chấp hoặc khó khăn khi làm thủ tục xác định cha, mẹ,
con và khai sinh cho đứa trẻ.
Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về
xác định quyền nhân thân khi áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tác giả
luận văn đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng xác định quyền nhân thân khi
sinh con theo phương pháp khoa học”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, việc áp dụng phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản
được tiến hành khá muộn. Lần đầu tiên việc thụ tinh trong ống nghiệm thành
công tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ vào năm 1988. Phải hai năm sau đó thì
pháp luật Việt Nam mới quy định về sinh con theo phương pháp khoa học tại
Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10, ngày 09 tháng 6 năm 2000.
Quyền được sinh con theo phương pháp khoa học còn hạn chế, về chủ thể chỉ

có phụ nữ độc thân muốn có con và cặp vợ chồng vô sinh, về kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản được áp dụng là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Văn
bản hướng dẫn việc sinh con theo phương pháp khoa học là Nghị định số
12/2003/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo
phương pháp khoa học và Thông tư số 07/2003/TT-BYT, ngày 28 tháng 5
năm 2003 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/NĐ-CP, Thông tư


5

số 12/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 07 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành quy
trình thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Các văn bản pháp luật
hướng dẫn sinh con theo phương pháp khoa học kể trên, không cho phép việc
mang thai hộ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã giải quyết nhiều hạn chế
trong lĩnh vực sinh con theo phương pháp khoa học. Về chủ thể có quyền sinh
con theo phương pháp khoa học được mở rộng thêm người mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo bằng cách dùng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lấy
tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người vợ sau đó cấy phôi
vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ để sinh con. Việc áp dụng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, được
hướng dẫn bởi Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và Thông tư số 57/2015/TTBYT ngày 30 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 10/2015/NĐ-CP.
Các bài viết và nghiên cứu một cách đầy đủ về vấn đề xác định quyền
nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học còn hạn chế. Việc tìm
hiểu về chế định này chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu pháp luật. Những quyền này được quy định trong nhiều lĩnh vực, nhiều
văn bản pháp luật khác nhau. Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy có một
số bài viết về chủ đề mang thai. Việc nghiên cứu về lý luận, thực tiễn của
những chuyên gia pháp luật về sinh con theo phương pháp khoa học là chưa

hoàn chỉnh.
Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo, thì có bài viết nổi bật nhất: “Một số vấn đề pháp lý về
mang thai hộ” của tác giả Trần Thị Hương, trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày
13/02/2001. Bài viết đã đề cập tới nhiều khía cạnh pháp lý của việc mang thai
hộ; phân tích về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con, sự cầnthiết phải quy định
về thỏa thuận mang thai hộ, điều kiện của các bên trong quan hệ mang thai


6

hộ. Bài viết này đề cập đến chủ đề mang thai hộ một cách khái quát, toàn diện
dưới góc độ pháp lý, giúp cho việc mang thai hộ phù hợp với thực tiễn.
Sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, có nhiều bài viết
nghiên cứu về lĩnh vực sinh con theo phương pháp khoa học: bài viết của tác
giả Huỳnh Thị Trúc Giang “Vài suy nghĩ về quy định mang thai hộ trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014” trên Tạp chí Khoa hoc Trường Đại học Cần
Thơ số 40 (2015). Đây là bài viết phân tích khá chi tiết về quy định mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam hiện nay. Bài viết đã chỉ ra một số bất
cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo; bài viết “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Văn Cừ trên tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, số
6/2016 từ trang 11 đến trang 22. Bài viết phân tích quan điểm về mang thai
hộ, sự cần thiết phải cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam
hiện nay, nội dung quy định về mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về mang thai hộ;
bài viết “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh” của tác giả Nguyễn Thị
Lan trên tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, số 4/2015 từ
trang 11 đến trang 21. Bài viết nghiên cứu điều kiện mang thai hộ, quyền và

nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ, hệ quả pháp lý của
việc mang thai hộ. Trong từng nội dung nghiên cứu, tác giả đánh giá, bình
luận các quy định của pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong việc mang thai hộ; công trình
nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Luật Hà Nội (2014) “Mang thai hộ
- Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Trong
công trình nghiên cứu khoa học này, vấn đề mang thai hộ đã được phân tích ở
nhiều khía cạnh pháp lý, được nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý luận,
cơ sở thực tiễn, khái niệm, bản chất của việc mang thai hộ, định hướng xây
dựng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam.
Ngoài những vài viết, nghiên cứu của các chuyên gia pháp lý thì có thể
thể tìm thấy nhiều bài viết về mang thai hộ được đăng tải trên các phương tiện


7

thông tin đại chúng. Có thể kể đến những bài viết như: “Chính thức cho phép
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trên báo điện tử, tại địa chỉ
ngày 19/06/2014; “Luật cho phép mang thai hộ, tình
trạng đẻ thuê còn diễn ra?”, bài viết của công ty luật Trung Nguyễn, tại địa
chỉ được đăng vào ngày 12/07/2014; “Quy
định mang thai hộ còn bất cập về mặt nhân đạo” trên báo tuổi trẻ online, ngày
01/4/2015; “Góc khuất nghề đẻ thuê” trên báo An ninh thủ đô, ngày
08/8/2016 tại địa chỉ />Đây là bài viết thứ 6 trong loạt bài phóng sự về tình trạng đẻ thuê khá sôi
động và tổ chức chuyên nghiệp; bài viết “Thái Lan và cuộc trấn áp mang thai
hộ” trên báo Pháp luật, đăng ngày 30/4/2017 tại địa chỉ Bài báo
này phản ánh thực trạng những bất cập gặp phải khi cho phép mang thai hộ vì
mục đích thương mại và những điều chỉnh pháp luật của chính phủ Thái Lan
để hạn chế những vướng mắc này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về quyền
nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học: chủ thể được áp dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản; quyền nhân thân khi làm kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ
tinh trong ống nghiệm; cho, nhận, bảo quản và sử dụng tinh trùng, noãn, phôi
và vấn đề xác định cha, mẹ, con.
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy vậy,
do giới hạn của một luận văn thạc sĩ ứng dụng nên việc nghiên cứu chỉ tập
trung vào việc cho, nhận, bảo quản, sử dụng tinh trùng, noãn, phôi; những
trường hợp thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải xin tinh trùng, noãn, phôi;
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và khả năng áp dụng thực tế; quyền nhân thân của
các chủ thể liên quan khi sinh con theo phương pháp khoa học.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:


8

Luận văn nghiên cứu, phân tích và làm rõ những quy định về quyền
nhân thân của các chủ thể khi sinh con theo phương pháp khoa học đã cụ thể
và sát thực tiễn hay chưa? Qua đó đánh giá thực trạng việc xác định quyền
nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học và đề xuất hướng hoàn
thiện.
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích những vấn đề chung về sinh con theo phương
pháp khoa học và các quyền nhân thân liên quan.
Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện
hành về xác định quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp khoa học và
thực tế áp dụng.
Mục tiêu 3: Kiến nghị về việc xác định quyền nhân thân khi sinh con
theo phương pháp khoa học để khắc phụ những hạn chế, vướng mắc.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu đặt ra đối với đề tài, trong quá
trình nghiên cứu, tác giả của luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng trong Chương 1 để
nghiên cứu những vấn đề chung là khái niệm vô sinh, các kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản, cơ sở pháp luật quy định quyền nhân thân khi sinh con theo phương pháp
khoa học
- Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng ở Chương 2 để làm rõ
cácnội dung quy định pháp luật hiện hành về xác định quyền nhân thân khi
sinh con theo phương pháp khoa học và thực tế áp dụng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng ở Chương 3 để làm
rõ thực trạng những quy định pháp luật về xác định quyền nhân thân khi sinh
con theo phương pháp khoa học, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:


9

Chương 1. Những vấn đề chung về sinh con theo phương pháp khoa
học và các quyền nhân thân liên quan.
Chương 2. Pháp luật hiện hành về quyền nhân thân khi sinh con theo
phương pháp khoa học và thực tế áp dụng.
Chương 3. Thực trạng và một số kiến nghị về việc xác định quyền nhân
thân khi sinh con theo phương pháp khoa học.


10


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SINH CON THEO PHƢƠNG PHÁP
KHOA HỌC VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN LIÊN QUAN
1. Sinh con tự nhiên và sinh con theo phƣơng pháp khoa học
1.1.

Sinh con tự nhiên
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, một trong những mục đích quan

trọng khi kết hôn đó là sinh con để duy trì nòi giống và đảm bảo hạnh phúc
gia đình được trọn ven. Theo nghiên cứu của ngành y tế, những cặp vợ chồng
sau khi cưới, họ chung sống và có quan hệ tình dục bình thường, không dùng
biện pháp tránh thai và đang trong độ tuổi sinh đẻ7, thì thông thường trong
vòng một năm sẽ có thai. Việc có thai và sinh con của những cặp vợ chồng
như vậy là bình thường theo lẽ tự nhiên. Nhưng có những trường hợp vợ
chồng kết hôn mà bị rơi vào tình trạng không thể có thai hoặc liên tục bị hỏng
thai dẫn tới không thể sinh con (vô sinh) là một điều bất hạnh không chỉ cho
hai vợ chồng mà có thể là nỗi buồn của cả hai bên gia đình nội, ngoại.
Để hiểu rõ về sinh con theo phương pháp khoa học, trước hết cần tìm
hiểu vấn đề vô sinh, tìm hiểu về các phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản.
1.2. Vô sinh và thống kê liên quan
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vô sinh là tình trạng một cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mong muốn có con nhưng không thể có thai sau
12 tháng có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào. Có hai
loại vô sinh: vô sinh nguyên phát là chưa có thai lần nào; vô sinh thứ phát là
vô sinh mà người vợ trước đây đã từng có thai, đến nay không thể có thai
được. Theo quy định của pháp luật về khái niệm vô sinh, tại Nghị định số
12/2003/NĐ-CP khoản 4, Điều 3 quy định:“Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ
chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà

không có thai sau 01 năm”. Và theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP có quy
định chi tiết hơn về vô sinh ở Điều 2, khoản 2:“Vô sinh là tình trạng vợ chồng
“Độ tuổi sinh đẻ”: khả năng sinh đẻ bắt đầu từ khi dậy thì với dấu hiệu hành kinh, tùy theo mỗi trường hợp và thường là khoảng 13
tuổi, kết thúc khi mãn kinh khoảng 45-50 tuổi.
7


11

sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không
sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”.
Vậy có thể hiểu vô sinh và việc hai vợ chồng chung sống với nhau, có
quan hệ tình dục bình thường trong thời gian tối thiểu một năm, không sử
dụng các biện pháp tránh thai, họ mong muốn có con nhưng không thể có
thai.
Một số thống kê về tình trạng vô sinh8: Theo số liệu Tổ chức Y tế thế
giới (WHO, 1985) công bố về nguyên nhân vô sinh, có khoảng 20% là vô
sinh không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân, trong đó nguyên nhân vô
sinh do nữ chiếm 40%, do nam chiếm 40% và do cả vợ và chồng là 20%.
Theo Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, khoảng 6,1 triệu người Mỹ bị vô
sinh, một phần ba là do nữ, một phần ba là do nam giới, phần còn lại là do cả
hai hoặc không rõ nguyên nhân. Một nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ cho thấy, có
khoảng 10% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh.
Ở Châu Phi, Larsen và cộng sự (2000), khi nghiên cứu ở 10 trong số 28
quốc gia trong khu vực đã công bố tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm 3% các
cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh sản, còn tỷ lệ vô sinh thứ phát cao hơn nhiều.
Ở Châu Âu, vô sinh nam chiếm 20%. Tại Pháp, tỷ lệ vô sinh chiếm
13,5% các cặp vợ chồng. Theo Thonneau (1991), có khoảng 15% các cặp vợ
chồng không thể có con sau một năm, trong đó do nam giới chiếm 20%.
Ở các nước Châu Á: Takahashi và cộng sự (1990) nghiên cứu trên 173

mẫu tinh dịch của các bệnh nhân vô sinh nam giới tại Nhật Bản cho thấy có
35,8% không có tinh trùng, 19,6% có số lượng tinh trùng giảm nghiêm trọng,
9,8% giảm vừa và 34,7% có tinh dịch đồ bình thường. Theo Aribarg (1995),
vô sinh ở Thái Lan chiếm 12 % các cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh đẻ.
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về vô sinh cho thấy tỷ lệ vô
sinh có xu hướng tăng. Theo kết quả điều tra dân số năm 1980, tỷ lệ vô sinh là

Nguyễn Đức Nhự (2015), Nghiên cứu bất thường nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFabcd ở những nam giới vô tinh và thiểu
tinh nặng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 4-5.
8


12

7% - 10%, đến năm 1982, tỷ lệ vô sinh chung ở Việt Nam lên đến 13%, trong
đó vô sinh nữ 54%, vô sinh nam 36%, vô sinh không rõ nguyên nhân 10%.
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự tại Viện Bảo vệ Bà Mẹ
và trẻ sơ sinh từ năm 1993 - 1997 trên 1.000 trường hợp vô sinh cho thấy tỷ lệ
vô sinh nữ chiếm 54,5%, vô sinh nam chiếm 35,6%, vô sinh không rõ nguyên
nhân là 10%.
Theo Trần Quán Anh và Nguyễn Bửu Triều, cứ 100 cặp vợ chồng thì
có khoảng 15 cặp vợ chồng không thể có con, trong đó trên 50% nguyên nhân
là do nam giới và tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng mạnh.
Báo cáo của Nguyễn Viết Tiến tại Hội thảo quốc tế “Cập nhật về hỗ trợ
sinh sản” (2013) tại Hà Nội cho thấy kết quả điều tra ở Việt Nam thì tỷ lệ vô
sinh là 7,7%. Một số vùng miền và thành phố tỷ lệ vợ chồng vô sinh còn cao
hơn, khu vực Hà Nội là 13%, Khánh Hòa gần 14%9. Tỉ lệ vô sinh do nam giới
chiếm 25 - 40%, do nữ 40 - 55%, còn lại do cả hai vợ chồng và không rõ
nguyên nhân10.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện chuyên khoa Nam học

và Hiếm muộn Hà Nội mỗi ngày có hàng trăm cặp vợ chồng tới tư vấn, điều
trị hiếm muộn. Riêng Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân y) mỗi năm
tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 10.000 lượt người vô sinh, đa số ở độ
tuổi 25 - 32. Đầu năm 2016, Bệnh viện Bưu Điện đã khám và tư vấn cho trên
1.000 cặp vợ chồng hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản cho gần 500 cặp vợ chồng,
mỗi ngày có tới trên 100 bệnh nhân đến khám và điều trị11.
Nhìn chung, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10% - 20%, trong đó nguyên nhân
vô sinh do nam và nữ tương đương nhau, tỷ lệ vô sinh không rõ nguyên nhân
cao. Các số liệu nghiên cứu của mỗi tác giả có khác nhau tùy thuộc vào thời
điểm tiến hành nghiên cứu, phạm vi, quy mô, địa điểm nghiên cứu và phương
pháp tiếp cận. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỉ lệ vô sinh ở
Xem “Lửa hạnh phúc thắp lại trong nhiều ngôi nhà hiếm muộn”, Báo Công an nhân dân, tại địa chỉ: ngày truy cập 24/7/2017.
9

10
11

Nguyễn Đức Nhự, tlđd chú thích 8, tr 11.
Báo Công an nhân dân, tlđd chú thích 17, tr 13.


13

nam và vô sinh ở nữ là ngang nhau. Tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam đang có xu
hướng tăng cao.
1.3. Sinh con theo phƣơng pháp khoa học
1.3.1. Khái niệm
Sinh con theo phương pháp khoa học là biện pháp hiệu quả giúp điều
trị vô sinh. Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 12/2003/NĐ-CP có đưa
ra khái niêm: “Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được

thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh
trong ống nghiệm”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 3, khoản 21
sử dụng khái niệm: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Hiện nay, việc sinh con theo phương pháp khoa học không chỉ dừng lại
ở kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Các kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản đã được phát triển không ngừng và trên thế giới đã có thể thực hiện
việc sinh sản vô tính không cần sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn. Nhờ có sự
phát triển của khoa học nên các cặp vợ chồng vô sinh có thể được bác sĩ giúp
đỡ bằng cách áp dụng các biện pháp khoa học hỗ trợ sinh sản phù hợp để họ
có con. Trong trường hợp cặp vợ chồng vô sinh, dù có áp dụng các biện pháp
khoa học hỗ trợ sinh sản mà vẫn không thể có con thì hiện nay có thể được
phép nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ để sinh con giúp theo quy định của
pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản, cần tìm hiểu
về lịch sử hình thành, phát triển, những thành công hiện tại và triển vọng ứng
dụng trong tương lai.
1.3.2. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.3.2.1. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo: Thụ tinh nhân tạo là kỹ thuật bơm tinh
trùng vào tử cung để tăng khả năng thụ thai. Lịch sử hình thành của thụ tinh


14

nhân tạo được ghi nhận từ thế kỷ XIV12. Trước khi áp dụng phương pháp
khoa học trên cơ thể người, các nhà khoa học phải thử nghiệm trên động vật
thành công nhiều lần mới được thử nghiệm trên người rồi mới áp dụng phổ
biến. Với phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản cũng như vậy. Lần đầu tiên
thụ tinh nhân tạo được thực hiện vào năm 1322, người ta đã hứng tinh dịch

của một con ngựa đực giống tốt vào một nắm bông và mang nhét vào âm hộ
ngựa cái. Về sau, ngựa cái sinh ra ngựa con giống hệt ngựa đực đã cho tinh dịch.
Từ thế kỷ thứ 17, thụ tinh nhân tạo mới được nghiên cứu và thực
nghiệm rộng rãi trên nhiều đối tượng. Năm 1898, Heape - nhà bác học người
Anh đã phát hiện ra chu kỳ sinh dục ở gia súc, đây là nền tảng khoa học cho
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cùng thời điểm này, hai nhà khoa học người Mỹ là
Pearson và Harrison đã phát hiện ra phương pháp dẫn tinh ngựa và bò.
Năm 1900, thụ tinh nhân tạo được thực hiện trên bò ở Nga (bởi nhà
khoa học Ivanov) nhưng chưa phổ biến do gặp khó khăn trong việc khai thác
tinh trùng của bò đực. Cùng thời gian này, thụ tinh nhân tạo được áp dụng
rộng rãi trên chó ở Anh, Pháp. Thụ tinh nhân tạo được phát triển sau khi
Joseppe Amantea, nhà bác học người Italia, đã phát minh ra âm đạo giả để
khai thác tinh trùng của chó đực vào năm 1914. Từ phát minh này, lần lượt
âm đạo giả dùng để khai thác tinh trùng của các loài gia súc khác được ra đời
khắc phục hàng loạt những khó khăn trong việc khai thác tinh trùng, nhất là
trên ngựa, các loài bò.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm: Thụ tinh trong ống nghiệm là sự
kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Lịch sử
phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới13, lần đầu tiên vào năm
1959, Chang thành công trong việc cho thụ tinh giữa tinh trùng và trứng động
vật có vú là loài thỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. Từ sau thí nghiệm này
Xem Bách khoa toàn thư mở, tại địa chỉ: ngày
truy cập 24/7/2017.
12

Xem Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2013), “Lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới và Việt Nam”, tại địa
chỉ: ngày truy cập
24/7/2017
13



15

thụ tinh trong ống nghiệm đã được nghiên cứu trên nhiều loài động vật khác
nhau, kể cả người.
Năm 1971, Steptoe và Edwards ở Anh bắt đầu báo cáo nuôi cấy được
phôi nang người trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung. Năm
1976, trường hợp có thai đầu tiên từ thụ tinh trong ống nghiệm trên thế giới
được ghi nhận tại Anh do Steptoe và Edwards công bố. Năm 1978, em bé đầu
tiên ra đời từ thụ tinh trong ống nghiệm, đánh dấu bước đầu cho sự phát triển
của thụ tinh trong ống nghiệm trên người. Sau đó, 2 trường hợp khác được
sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm cũng đã được báo cáo tại Anh.
Năm 1981, em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Mỹ ra đời. Đây
cũng là trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên sử dụng gonadotropin
để kích thích buồng trứng.
Ở Châu Á, Singapore được ghi nhận là nơi thực hiện thành công thụ
tinh trong ống nghiệm đầu tiên vào năm 1983. Năm 1988, trường hợp tiêm
tinh trùng vào dưới màng trong suốt (SUZI) được báo cáo thành công lần đầu
tiên tại Singapore. Năm 1989, kỹ thuật đục thủng màng trong suốt (PZD) để
hỗ trợ thụ tinh được giới thiệu ở Mỹ bời Cohen. Năm 1992, kỹ thuật tiêm tinh
trùng vào bào tương trứng được báo cáo thành công lần đầu tiên tại Bỉ bởi
Palermo và cộng sự.
Năm 1994, trường hợp có thai đầu tiên từ trứng non trưởng thành trong
ống nghiệm (IVM) được báo cáo tại Úc. Cũng trong năm này, các trường hợp
MESA-ICSI (hút tinh trùng từ mào tinh qua vi phẫu và tiêm tinh trùng vào
bào tương trứng) đầu tiên được báo cáo.
Năm 1995, kỹ thuật PESA-ICSI (chọc hút tinh trùng từ mào tinh xuyên
da và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được giới thiệu. Cũng trong năm
1995, kỹ thuật TESE-ICSI (phân lập tinh trùng từ tinh hoàn ở những trường
hợp giảm sinh tinh tại tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng) được

báo cáo thành công.


16

Năm 2001, phác đồ mới trong kỹ thuật trữ trứng được báo cáo, cải
thiện đáng kể tỉ lệ thành công. Đồng thời, những trường hợp sinh đầu tiên từ
cả trứng và tinh trùng đông lạnh được báo cáo tại Ý.
Mới đây tại Mexico đã áp dụng thành công việc chuyển nhân tế bào,
người ta đã công bố một đứa trẻ có tới 3 đấng sinh thành về mặt sinh học, mở
ra một tiềm năng lớn cho y khoa thế giới. Đứa bé này đã ra đời bằng một công
nghệ mang tính đột phá, cho phép em bé mang mã di truyền được pha trộn từ
3 người khác nhau. Cụ thể, cậu bé Abrahim Hassan, em có ADN từ bố, mẹ
của mình, nhưng trong đó có 1 đoạn mã gen từ người khác nữa. Mục đích của
việc này là để cậu loại bỏ một đoạn gen nguy hiểm chết người từ người mẹ Ibtisam Shaban. Với thành công này, một niềm hy vọng mới dành cho thế hệ
tương lai đã xuất hiện - nơi không còn bóng dáng của các bệnh di truyền nữa.
Nó là minh chứng đầu tiên cho thấy thông tin di truyền từ người thứ 3 có thể
ngăn chặn các bệnh do gen gây ra"14.
Kỹ thuật nhân bản: Khái niệm về nhân bản (cloning)15, nhân bản là tạo
ra “bản sao” của một tế bào hoặc một sinh vật. Các “bản sao” được tạo ra
bằng kỹ thuật cloning được gọi là các clone, các clone này giống y hệt nhau
về mặt di truyền.
Nhân bản người và động vật có thể xảy ra trong tự nhiên hoặc nhân tạo.
Đây là một hình thức sinh sản đặc biệt mà kết quả là tạo ra các cơ thể giống
hệt nhau về gen. Có hai kiểu nhân bản động vật là nhân bản phôi (nhân bản từ
các tế bào phôi) và nhân bản vô tính từ các tế bào trưởng thành. Nhân bản
phôi người và động vật có thể xẩy ra trong tự nhiên hoặc nhân tạo (các trường
hợp sinh đôi cùng trứng là ví dụ điển hình của nhân bản phôi người và động
vật trong tự nhiên) còn nhân bản vô tính từ các tế bào trưởng thành chỉ có thể
xảy ra trong phòng thí nghiệm. Trong nhân bản vô tính từ một tế bào trưởng

thành, “bản sao” (clone) sẽ là một động vật giống y chang “bố/mẹ” về mặt di
truyền. “Bố/mẹ” này chính là động vật cho nhân tế bào lưỡng bội để nhân
Xem “Lần đầu tiên trong lịch sử: em bé ra đời từ 1 cha 2 mẹ”, tại địa chỉ ngày truy cập 24/7/2017.
15
Nguyễn Anh Trí (2006), “Tế bào gốc và nhân bản”, tr. 14-25.
14


17

bản. Nhân bản vô tính có thể thực hiện được với các tế bào có nhân lưỡng bội
lấy từ phôi, thai, hoặc từ một động vật trưởng thành, thậm chí có thể từ các
mô đông lạnh.
Năm 1996, Ian Wilmut và Keith Campbell ở viện Roslin, Scotland đã
nhân bản thành công cừu Dolly từ các tế bào tuyến vú của một con cừu mẹ.
Sau hai năm, Ryuzo Yanagimachi, Toni Perry, và Teruhiko Wakayama công
bố đã nhân bản thành công 50 chuột từ các tế bào đã trưởng thành. Kỹ thuật
nhân bản mới này do Wakayama phát triển và được chứng minh là hiệu quả
hơn phương pháp dùng nhân bản cừu Dolly.
Năm 2003 - Cừu Dolly chết vào ngày 14 tháng 2 vì bệnh phổi và khớp
trầm trọng khi được 6 năm tuổi trong khi một con cừu bình thường sống được
12 năm. Việc nhân bản vấp phải vấn đề lão hóa.
Đến nay, nhiều cá nhân và tổ chức gia tăng nghiên cứu nhằm tạo dòng
tế bào gốc “cá thể hóa” bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào thân của người
trưởng thành. Điều này mở ra tương lai hứa hẹn của nhân bản trị liệu có thể
giúp sản xuất ra các tế bào gốc phôi cá thể hóa nhưng cũng làm hiện hữu nguy
cơ xuất hiện các nghiên cứu nhằm nhân bản vô tính người. Nhiều tranh cãi về
vấn đề đạo đức y sinh học và tôn giáo liên quan đến nghiên cứu tế bào gốc và
nhân bản, một số nước cấm, một số nước cho phép.
Nhân bản trị liệu (therapeutic cloning) là một chiến lược điều trị bằng

tế bào gốc. Nhân bản trị liệu kết hợp các biện pháp thay thế nhân tế bào nhằm
tạo ra các tế bào gốc người “cá thể hóa”, nuôi cấy và làm biệt hóa các tế bào
gốc người này và sử dụng chúng vào điều trị. Mục đích của nhân bản trị liệu
là tạo ra các mô, tạng phù hợp để ghép trở lại cho chính người bệnh đó và
không bị bất đồng miễn dịch.
Kỹ thuật này có nhiều điểm ưu việt hơn so với ghép mô, tạng từ một
người khác: nguồn cung cấp không bị hạn chế do đó không phải chờ đợi lâu;
mô hoặc tạng sẽ mang gen của người bệnh do đó bệnh nhân không phải dùng
thuốc ức chế miễn dịch sau ghép trong suốt phần đời còn lại, không có nguy
cơ thải ghép.


18

Các nghiên cứu tế bào gốc phôi người đã đạt được những tiến bộ đáng
kể. Các tế bào gốc phôi có thể được nuôi cấy và dùng công nghệ mô để sản
xuất ra các mô, tạng. Nếu không bị ngăn cấm, trong tương lai, kỹ thuật nhân
bản vô tính người có thể kết hợp với công nghệ mô (khi đó được biết đến là
“kỹ thuật nhân bản trị liệu”) để tạo ra các mô thậm chí các tạng hoàn chỉnh
phù hợp hoàn toàn với chính bệnh nhân để sửa chữa, thay thế các mô, tạng
tổn thương (chế da cho bệnh nhân bỏng, chế các tế bào não cho tổn thương
não, có thể chế tim, phổi, gan, thận cho ghép tạng) mà không vấp phải các vấn
đề thải ghép do bất đồng miễn dịch. Chỉ có phát triển các nghiên cứu này mới
có thể hoàn thiện và mở ra các ứng dụng mới trong tế bào gốc trị liệu và nhân
bản trị liệu. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều vấn đề phải đối mặt trong nghiên
cứu tế bào gốc và nhân bản, cả các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng như
những vấn đề liên quan đến quan niệm đạo đức và tôn giáo.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc đã có những thành
công bước đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật nhân bản vô tính và tế bào gốc
để tạo ra tinh trùng nhân tạo. Nếu thành công, thâm chí có thể chỉ cần một mô

tế bào da của bệnh nhân vô sinh, các bác sỹ sẽ phát triển một tế bào tiền tinh
trùng với đầy đủ khả năng thụ tinh như bình thường16.
1.3.2.2. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo: Lịch sử phát triển thụ tinh nhân tạo ở Việt
17

Nam , lần đầu tiên thụ tinh nhân tạo trên vật nuôi vào năm 1957 tại Học viện
Nông - Lâm, nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, thụ tinh nhân
tạo được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi và y tế.
Sự ra đời của pháp luật đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho việc sinh
việc sinh con theo phương pháp khoa học. Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000; Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học;
Thông tư số 07/2003/TT-BYT hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2003/NĐXem “Phát triển thành công tinh trùng nhân tạo nhờ tế bào gốc”, tại địa chỉ: ngày truy cập 24/7/2017.
16

Xem Bách khoa toàn thư mở, truy cập ngày 24/7/2014, tại địa chỉ:
/>17


19

CP về sinh con theo phương pháp khoa học đã cho phép áp dụng thụ tinh
nhân tạo (và thụ tinh trong ống nghiệm) trên người. Đây là những quy định
pháp luật đầu tiên hướng dẫn thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa
học nhằm mục đích hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô
sinh, vì lý do nào đó mà tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương
pháp tự nhiên. Thụ tinh nhân tạo được áp dụng cho người phụ nữ độc thân
muốn có con hoặc người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh mong muốn có con;
cụ thể như vô sinh do tinh trùng người chồng yếu, người vợ bị rối loạn phóng
noãn, lạc nội mạc tử cung, yếu tố cổ tử cung bất thường. Một số trường hợp

khác như người chồng không có tinh trùng, cần xin mẫu tinh trùng để thực
hiện thụ tinh nhân tạo cho người vợ; lưu giữ tinh trùng; một số phụ nữ đơn
thân mong muốn có con; một số trường hợp người chồng qua đời khi chưa có
con và nguyện vọng người vợ mong muốn có con với người chồng đã khuất.
Để thực hiện được thụ tinh nhân tạo, người phụ nữ phải có ít nhất một vòi
trứng thông với tử cung.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm: Quá trình phát triển thụ tinh trong
ống nghiệm tại Việt Nam18. Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực
hiện tại Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới và trong khu vực.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây y học Việt Nam đã đạt được những
bước tiến nhanh và vững chắc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, chúng
ta đã thực hiện thành công các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến trên thế giới
với tỉ lệ thành công khá cao và ổn định. Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm
tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là trung tâm lớn nhất khu
vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm hàng đầu ở châu Á. Uy tín
của ngành hỗ trợ sinh sản Việt nam đã bắt đầu được ghi nhận trong khu vực
và trên thế giới trong những năm qua. Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã có hơn 10
báo cáo khoa học về lĩnh vực này tại các hội nghị khoa học trong vùng và trên
thế giới. Trong thời gian qua, Bệnh viện đã thu hút được trên 100 trường hợp

18

Xem Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2013), tlđd chú thích 13, tr 14.


20

người ở nước ngoài đến điều trị. Năm 2004, chúng ta cũng bắt đầu thu hút
được bác sĩ từ các nước đến học hỏi kinh nghiệm trong lãnh vực này.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 1999, qua các khóa đào tạo thường

xuyên, Bệnh viện Từ Dũ đã giúp đào tạo nhân sự cho các chương trình điều
trị hiếm muộn và thụ tinh trong ống nghiệm của nhiều đơn vị khác trong cả
nước như: Trường Đại học Y Hà nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà nội, Bệnh đa
khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Phụ Sản Hải phòng, Bệnh viện Phụ Sản Thanh
Hóa, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Huế, Bệnh
viện Đa khoa Đà nẵng, Bệnh viện Sản Phụ khoa Bình Dương, Bệnh viện
Hùng Vương, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ.
Đầu năm 2002, tạp chí định kỳ “Sinh sản & sức khỏe” ra mắt số đầu
tiên. Năm 2004, website đầu tiên cung cấp thông tin, kiến thức về hiếm
muộn-vô sinh và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời: www.ivftudu.com.vn.
Việc phổ biến kiến thức đã đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần phát
triển các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đến các cán bộ y tế, nhân dân và các đối
tượng quan tâm trong cả nước. Cùng với sự quan tâm của ngành y tế nhiều
địa phương và sự chuẩn bị tích cực trong việc đào tạo nhân sự cũng như sự
phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này tại Việt nam trong thời gian qua, hy
vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận sự ra đời của nhiều
trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm mới trong cả nước.
Kỹ thuật nhân bản: Hiện nay, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc
nhân bản vô tính ở người. Tuy nhiên kỹ thuật nhân bản vẫn được nghiên cứu
và ứng dụng trong ngành chăn nuôi19. Hy vọng trong tương lai gần, khi kỹ
thuật nhân bản của thế giới được nghiên cứ đầy đủ và an toàn thì Việt Nam có
thể ứng dụng kỹ thuật nhân bản vô tính trị liệu để giúp giải quyết tình trạng
vô sinh cũng như nhiều bệnh khác.
1.4.

Các quyền nhân thân khi sinh con theo phƣơng pháp khoa học

1.4.1. Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Xem “Nhân bản vô tính động vật bậc cao tại VN bước đầu thành công”, tại địa chỉ ngày truy cập 28/7/2017.
19



×