Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đo đạc trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.53 KB, 12 trang )

Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

A. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng của
quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh
tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, việc khai thác quản lý và sử
dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả là vô cùng khó khăn.
Trong điều kiện hiện nay với tốc độ phát triển đô thị hóa của cả nước nhu cầu
sử dụng đất ngày càng tăng cao, vấn đề biến động về đất đai cũng từ đó gia
tăng mạnh mẽ theo nhu cầu trao đổi, mua bán, tặng cho, chuyển đổi giữa các
chủ thể sử dụng đất với nhau, nhu cầu xác định lại đúng phần đất mà các chủ
thể đang sử dụng thực tế để làm cơ sở pháp lý, tránh phát sinh tranh chấp
quyền lợi và nghĩa vụ về sau. Do đó, công tác đo đạc phục vụ cho các nhu cầu
trên là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng, là nền tảng để Nhà nước khai
thác và quản lý chặt chẽ hợp lý đem lại hiệu quả lâu dài theo đúng quy định
của pháp luật.
Huyện Cờ Đỏ là huyện nông thôn ngoại thành nằm cách xa trung tâm
thành phố Cần Thơ, được thành lập vào đầu năm 2004 theo tinh thần Nghị
định số 05/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện
Ô Môn. Đến năm 2008 huyện Cờ Đỏ tiếp tục được chia tách và thành lập
thêm huyện Thới Lai theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của
Chính phủ. Huyện Cờ Đỏ với chín xã và một thị trấn trong đó có hai nông
trường: một thuộc Công ty lương thực Sông Hậu tại xã Thới Hưng, nông
trường còn lại thuộc Công ty lương thực Cờ Đỏ tại xã Thạnh Phú. Từ khi chia
tách mới, huyện Cờ Đỏ được thành phố đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từng
bước hoàn thiện tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị bên cạnh đó nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về sử
dụng đất của người dân ngày càng cao do đó dẫn đến sự biến động liên tục về
chủ thể sử dụng đất.


Công tác đo đạc phục vụ việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận
đơn lẻ, thường xuyên hàng năm trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần
1


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

Thơ thời gian qua nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện và đã đạt được nhiều kết
quả tốt, giải quyết hồ sơ nhanh, chính xác, tạo được sự đồng thuận cao trong
nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn nhất định như: do việc biến
động về đất đai trên địa bàn huyện rất nhiều, phạm vi toàn huyện tương đối
rộng mà cán bộ đo đạc của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện ít do
đó việc đo đạc cho hộ gia đình cá nhân còn gặp nhiều khó khăn, một số
trường hợp còn vướng mắc do tranh chấp ranh, tranh chấp quyền sử dụng đất,
chưa xác định được ranh mốc, một số trường họp hộ dân chưa hiểu hết được
quyền và nghĩa vụ của mình nên không tạo điều kiện để cán bộ đo đạc hoàn
thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ chậm do khi cán bộ đo đạc xuống
thực tế thì phải chờ đợi hộ dân đảm bảo điều kiện như cấm ranh, mời hộ giáp
ranh,….ảnh hưởng đến thời gian đo đạc. Để giải quyết vấn đề này công tác đo
đạc trên địa bàn huyện nhất thiết cần phải nâng cao hiệu hơn nữa, do đó tôi
chọn đề tài “ Giải pháp mới nâng cao hiệu quả trong công tác đo đạc phục
vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm
tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho
bản thân, qua đánh giá công tác đo đạc từ đó rút ra những thuận lợi khó khăn
và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác đo đạc trên địa bàn huyện.
2. Giới hạn đề tài
2.1 Phạm vi nghiên cứu và thực hiện
Nghiên cứu, thu thập, phân tích và đánh giá công tác đo đạc phục vụ

đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm trên địa
bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Đề tài có khả năng thực hiện tốt trên địa bàn huyện Cờ Đỏ và một số
huyện lân cận với mong muốn tạo được đồng bộ cho toàn thành phố Cần Thơ.
2.2 Căn cứ pháp lý
- Chỉ thị số 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng chính
phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước.
2


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

- Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ về việc thành
lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong
Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành
phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
- Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ về việc điều
chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh
Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc
thành phố Cần Thơ.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP
và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
- Thông tư số 25/2015/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
- Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ quy định về mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm để
lại cho đơn vị thu phí, lệ phí.

3


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

B. NỘI DUNG
1. Thực trạng về công tác đo đạc trên địa bàn huyện
1.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Văn
phòng Đăng ký đất đai thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện và Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân
các xã, thị trấn về công tác đo đạc trên địa bàn huyện.
Đối với những thửa đất có sai sót so với hồ sơ địa chính, những thửa đất
gặp vướng mắc, bất cập thì Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, Chi nhánh Văn
phòng Đăng ký đất đai huyện có hướng chỉ đạo tháo gỡ kịp thời qua đó hạn
chế phát sinh tình trạng tiêu cực, hạch sách nhân dân, tạo được sự đồng thuận
trong nhân dân.
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 được ban hành và các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện dưới luật tháo gỡ được một số
vướng mắc bất cập trong quản lý nhà nước về đất đai, cũng như việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất.
Hệ thống tổ chức của ngành từng bước được củng cố, đội ngũ các bộ
thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ.
Hồ sơ địa chính đầy đủ, rõ ràng, trên địa bàn huyện có tất cả chín xã, một

thị trấn và hai nông trường, trong đó có một xã và hai nông trường chưa thực
hiện quản lý. Tất cả các xã còn lại đều có bản đồ địa chính 299 ( Bản đồ địa
chính 299 là bản đồ địa chính được thành lập theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10
tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng
và đăng ký ruộng đất trong cả nước), riêng thị trấn Cờ Đỏ đã có bản đồ địa
chính đo đạc theo hệ tọa độ VN-2000.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác đo đạc được hoàn
thành theo đúng tiêu chuẩn quy định.

4


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

1.2 Khó khăn
Tuy có hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động đo đạc nhưng
trong công tác đo đạc phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ,
thường xuyên hàng năm chưa có quy định rõ ràng, cụ thể, thống nhất cho toàn
thành phố. Quy định còn chung chung do đó mỗi địa phương áp dụng quy
trình đo đạc khác nhau dẫn đến các chủ thể sử dụng đất ngay giáp ranh giữa
các địa phương với nhau phải làm thủ tục khác nhau gây bất cập trong nhân
dân.
Đất đai là nguồn tài sản vô giá nên việc tranh chấp về đất đai là không
tránh khỏi, đặc biệt huyện Cờ Đỏ là địa phương đang phát triển nên giá trị đất
ngày càng tăng cao kéo theo vấn đề tranh chấp, tranh giành đất với nhau tăng,
gây khó khăn cho việc xác định ranh mốc giữa các hộ gia đình với nhau và
ảnh hưởng đến kết quả đo đạc.
Hồ sơ địa chính còn thô sơ và đã trãi qua nhiều năm có nhiều biến động,
một số tờ bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính đã cũ rách hoặc có sai xót
trong quá trình thành lập gây ảnh hưởng đến công tác đo đạc: trường hợp đo

đạc có chênh lệch diện tích, sai lệch hình thể, vị trí giữa thực tế sử dụng và hồ
sơ địa chính mà hồ sơ địa chính đã bị rách hay có sai xót thì thì việc xác định
căn cứ để điều chỉnh rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Trên địa bàn huyện Cờ Đỏ có thị trấn Cờ Đỏ trải qua hai thời kỳ đo đạc
và xã Thạnh Phú trải qua ba thời kỳ đo đạc nên việc đo đạc đối chiếu hồ sơ
giữa các thời kỳ với nhau rất phức tạp, chồng chéo lẫn nhau.
2. Giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả trong công tác đo đạc
2.1 Xây dựng hồ sơ đo đạc thống nhất cho các xã, thị trấn
Hồ sơ đề nghị đo đạc gồm:
- Hợp đồng đo đạc được xây dựng đảm bảo đầy đủ các thông tin như:
+ Thông tin về chủ sử dụng đất cần thực hiện đo đạc: họ tên, địa chỉ
thường trú, số điện thoại liên hệ
+ Thông tin về nhu cầu đo đạc: đo đạc tách thửa để chuyển nhượng, đo
đạc để điều chỉnh diện tích, đo đạc tách thửa để thừa kế….
5


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

+ Thông tin về thửa đất: thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất.
+ Thông tin về tình trạng ranh mốc, tình tranh chấp.
+ Trên hợp đồng đo đạc còn có thêm mục công tác ngoại nghiệp nhằm
mục đích theo dõi tình trạng hồ sơ: giải quyết hồ sơ, không giải quyết hồ sơ,
lý do không giải quyết hồ sơ, cán bộ đo đạc phải ghi rõ nội dung của từng hồ
sơ đồng thời ghi thời gian giải quyết và ký tên mình vào để đảm bảo trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
+ Và cuối cùng là thông tin số điện thoại của Ban giám đốc Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Cờ Đỏ để tiếp nhận các thông tin phản ánh
của hộ dân
- Bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc các giấy tờ có liên

quan đến khu đo (nếu có)
- Phiếu theo dõi quy trình đo đạc: dùng để xác định thời gian hoàn thành
công việc, từng khâu hoàn thành như thế nào? Có đúng quy trình đã quy định
hay không?

6


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

2.2 Xây dựng quy trình đo đạc
Cần xây dựng quy trình rõ ràng cụ thể từng công đoạn như sau:
- Sơ đồ quy trình đo đạc:

Nhận hồ sơ đo
đạc

Trình Ban giám đốc phân
công cán bộ phụ trách

Liên hệ chủ sử dụng đất hẹn thời
gian đo đạc thực tế

Liên hệ cán bộ địa chính xã, thị
trấn thông báo thời gian kết hợp.

Tiến hành đo đạc chi tiết
thu thập số liệu

Nhập và xử lý số liệu trên máy

tính bằng phần mềm chuyên dụng

Hoàn thiện bản vẽ đo đạc, xuất hồ
sơ kỹ thuật khu đất

Trả kết quả cho
hộ dân
7


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

- Phiếu theo dõi quy trình đo đạc:
TT

1

Cơ quan thực hiện

Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả cấp huyện.

Nội dung công việc

nhận

và ghi rõ
họ tên

kiến việc đo đạc.

- Nhận hồ sơ, đối chiếu hồ sơ, liên hệ
hộ dân, liên hệ cán bộ địa chính xã hẹn

3

Cán bộ đo đạc

4

Cán bộ kiểm tra

thời gian đo đạc thực tế (01 ngày).
- Vẽ hồ sơ trích đo địa chính (03 ngày)
- Kiểm tra hồ sơ trích đo địa chính, xác

6

thực hiện

Ký tên

cấm ranh, mời các hộ tứ cận chứng

Cán bộ đo đạc

5

Ngày

- Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn hộ dân


2

Lãnh đạo Chi nhánh Văn

Thời gian

minh thực tế (nếu có) (01 ngày).
- Kiểm tra, ký duyệt hồ sơ trích đo địa

phòng Đăng ký đất đai

chính (01 ngày).
- Cho số, cập nhật ngày trả kết quả thực

Cán bộ kiểm tra

tế, điện thoại thông báo hộ dân nhận
kết quả (01 ngày).

7

Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả cấp huyện

- Trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân.

- Thời gian: 07 ngày làm việc (không tính ngày nhận và ngày trả kết quả)
- Trình tự thực hiện:
+ Các chủ thể sử dụng đất có nhu cầu đo đạc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp

nhận và trả kết quả của UBND huyện; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
huyện theo quy định.
+ Nhận được hồ sơ cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra tính pháp
lý, nhận hồ sơ và ra biên nhận hẹn ngày trả kết quả, đồng thời hướng dẫn hộ
dân rõ ràng cụ thể về các điều kiện để thực hiện được đo đạc như: cấm mốc rõ
ràng, mời các chủ sử dụng tứ cận để chứng kiến đo đạc. Cuối ngày cán bộ tiếp
nhận hồ sơ phải tổng hợp hồ sơ nhận trong ngày trình Ban giám đốc phân
công cho từng cán bộ phụ trách.
+ Trong thời gian 01 ngày làm việc cán bộ đo đạc phải chuẩn bị hồ sơ
đầy đủ và tiến hành liên hệ hộ dân, liên hệ cán bộ đại chính tại địa phương để
đo đạc thực tế.
+ Trong thời gian 03 ngày làm việc cán bộ đo đạc phải hoàn trình bản vẽ,
xuất bản vẽ hồ sơ kỹ thuật và trình ký cán bộ kiểm tra.
8


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

+ Trong thời gian 01 ngày làm việc cán bộ kiểm tra phải kiểm tra xong
hồ sơ và trình ký lãnh đạo ký duyệt
+ Trong thời gian 01 ngày làm việc lãnh đạo Chi nhánhVăn phòng Đăng
ký đất đai phải xem hồ sơ và ký duyệt.
+ Trong thời gian 01 ngày làm việc cán bộ kiểm tra phải cho số hồ sơ kỹ
thuật, điện thoại thông báo hộ dân lên nhận kết quả và chuyển bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
2.3 Xây dựng sổ theo dõi hồ sơ đo đạc
Để phục vụ công tác báo cáo và kiểm tra của Ban lãnh đạo, sổ theo dõi
hồ sơ đo đạc cần xây dựng theo mẫu đảm bảo các thông tin sau:
- Số thứ tự: ghi số thứ tự hồ sơ
- Số quy trình: ghi số quy trình hồ sơ

- Tên chủ sử dụng: ghi tên chủ sử dụng có nhu cầu đo đạc
- Số thửa đất: ghi thửa đất cần đo đạc
- Số tờ bản đồ: ghi số tờ bản đồ
- Địa chỉ thửa đất: ghi địa chỉ thửa đất cần đo đạc
- Tên cán bộ đo đạc phụ trách: ghi tên cán bộ phụ trách thụ lý hồ sơ (xác
định trách nhiệm khi hồ sơ có vướng mắc, sai sót)
- Ngày nhận: ghi ngày tiếp nhận hồ sơ
- Ngày trả kết quả: Ghi ngày trả kết quả (ngày hẹn hộ dân lên nhận kết
quả)
- Ngày trả kết quả thực tế: ghi ngày ký duyệt bản vẽ (xác định tình trạng
hồ sơ trễ hẹn hay đúng hẹn để có hướng điều chỉnh cho phù hợp)
- Điện thoại liên hệ: ghi số điện thoại của hộ dân (giúp Ban Giám đốc
kiểm tra giám sát được việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ đo đạc mà không
cần phải xuống thực tế)
- Ghi chú tình trạng hồ sơ: giúp ta biết được hồ sơ có bị trễ hẹn không?
Hồ sơ có được giải quyết hay hồ sơ không được giải quyết? Lý do hồ sơ
không được giải quyết?....
Mẫu sổ theo dõi hồ sơ đo đạc:
9


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng
Tên

Địa

Số thứ

Số quy


chủ sử

Số

Tờ

chỉ

tự

trình

dụng

thửa

bản đồ

thửa

đất

đất

Cán
bộ đo
đạc

Ngày


Ngày

nhận

trả

Ngày

Điện

trả

thoại

thực tế

liên hệ

Ghi
chú

3. Kết quả
Việc thực hiện công tác đo đạc theo các giải pháp trên giúp đạt được một
số hiệu quả như sau:
- Căn cứ vào sổ theo dõi hồ sơ đo đạc, ngày ký phiếu quy trình đo đạc
của từng bộ phận giúp ta có thể nắm được tình trạng từng hồ sơ một cách rõ
ràng cụ thể: hồ sơ có bị trễ hay không, nếu trễ thì lý do trễ là gì, bộ phận nào
trễ từ đó Ban lãnh đạo có hướng xử lý uống nắn và chấn chỉnh cho thích hợp
nhất.
- Rút ngắn được thời gian đo đạc, hồ sơ đo đạc được Ban giám đốc phân

công ngay sau ngày tiếp nhận một ngày nên giúp hộ dân chủ động được thời
gian cũng như sắp xếp công việc để đảm bảo tạo đủ điều kiện pháp lý cho cán
bộ đo đạc nhanh chóng, chất lượng và độ chính xác ngày càng được nâng cao.
- Lịch đo đạc là do Ban giám đốc phân công giúp hạn chế tình trạng hồ
sơ tồn động trong thời gian dài, tình trạng ách tắt hồ sơ ảnh hưởng đến lợi ích
của hộ dân, hạn chế phát sinh tiêu cực.
- Ban giám đốc có thể giám sát, kiểm tra ngay tại đơn vị mà không cần
phải xuống thực tế thông qua sổ theo dõi hồ sơ đo đạc, đồng thời tiếp nhận
thông tin phản ánh của hộ dân để có hướng uốn nắn, chấn chỉnh, luân chuyển
hợp lý.
- Phục vụ tốt công tác báo cáo khi cần thiết.
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt các giải pháp trên yêu cầu cán bộ đo đạc cần trung thực
trong báo cáo, có trách nhiệm cao trong công việc.

10


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

Do địa bàn huyện rộng có nơi cách rất xa trung tâm huyện nên việc di
chuyển gặp nhiều khó khăn, thời gian đo đạc ngắn, số lượng hồ sơ nhiều nên
cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận với nhau để đảm bảo kịp thời, đúng
hẹn.
Do cán bộ đo đạc và cán bộ tiếp nhận và trả kết quả là người trực tiếp
tiếp xúc với dân nên việc giao tiếp, thái độ, cử chỉ cần phải chú trọng tránh
trường hợp hạch sách gây phiền hà cho nhân dân.
2. Ý nghĩa
Công tác đo đạc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân. Đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất về lâu dài, đo đạc rõ ràng cụ thể hạn chế tình
trạng tranh chấp phát sinh, góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác đo
đạc phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng
năm, giảm tình trang liên hệ đo đạc nhiều lần không được dẫn đến tốn chi phí,
tiền của, sức lực của người dân.
Giúp cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện tốt chức năng nhiệm
vụ của mình.
3. Kiến nghị
Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét ban hành quy định cụ thể thống nhất về quy trình đo đạc trên toàn thành
phố.
Sở Tài nguyên – Môi trường thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, cho các cán bộ
của ngành. Tổ chức các hội nghị giao lưu giữa các quận huyện trong và ngoài
thành phố để tạo điều kiện cho cán bộ chia sẻ, trau dồi kinh nghiệm với nhau
về lĩnh vực đo đạc cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố tham mưu Sở Tài nguyên – Môi
trường thành phố sớm có kế hoạch đo đạc chính quy theo hệ tọa độ VN-2000

11


Người thực hiện: Lê Hữu Dụng

cho các xã còn lại trên địa bàn huyện Cờ Đỏ để giúp công tác quản lý Nhà
nước về đất đai được chặt chẽ và dễ dàng hơn.

12




×