Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải quyết một trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất tại xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.29 KB, 20 trang )

Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

A. LỜI NÓI ĐẦU
Tranh chấp đất đai hiện nay đang là vấn về nóng bỏng thu hút sự quan
tâm của dư luận xã hội ở nước ta. Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá
trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực
tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp một bên không thực hiện được
những quyền của mình do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Tranh chấp đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh
thần của các bên, gây nên tình trạng tinh thần mất ổn định, bất đồng trong nội
bộ nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật đất đai cũng như những
chính sách pháp luật của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để.
Có rất nhiều loại hình tranh chấp đất đai phổ biến ở nước ta với những nguyên
nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai là do sự nhận thức kém, sự hiểu biết
về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế và giá trị của đất ngày
càng cao và những nguyên nhân khách quan là do buông lỏng việc quản lý đất
đai của Nhà nước trong thời gian dài, nhiều trường hợp thu hồi đất cấp đất
không đúng quy định, các chính sách về đất đai trong thời gian dài chưa đồng
bộ,chưa rõ ràng thiếu sự nhất quán và có những sai lầm, công tác lãnh đạo chỉ
đạo các vấn đề về ruộng đất nhất là giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi
còn chưa được chú trọng hoặc do những lực lượng xấu lợi dụng kích động
nhân dân đòi lại ruộng đất nhằm gây mất ổn về tình hình chính trị. Thủ tục
hành chính rườm rà, nguồn gốc lịch sử tranh chấp đất đai phức tạp, cơ chế
giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập đẩy người dân vào tranh chấp
kéo dài với những hệ lụy cho bản thân và ổn định xã hội. Do vậy, nếu cải
thiện được các biện pháp giải quyết tranh chấp theo hướng kịp thời và hiệu
quả sẽ tránh được những nguy cơ này.
Huyện Cờ Đỏ là huyện nông thôn ngoại thành nằm cách xa trung tâm
thành phố Cần Thơ, được thành lập vào đầu năm 2004 theo tinh thần Nghị
định số 05/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện


1


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

Ô Môn. Đến năm 2008 huyện Cờ Đỏ tiếp tục được chia tách và thành lập
thêm huyện Thới Lai theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của
Chính phủ. Huyện Cờ Đỏ với chín xã và một thị trấn trong đó có hai nông
trường: một thuộc Công ty lương thực Sông Hậu tại xã Thới Hưng, nông
trường còn lại thuộc Công ty lương thực Cờ Đỏ tại xã Thạnh Phú. Từ khi chia
tách mới, huyện Cờ Đỏ được thành phố đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từng
bước hoàn thiện tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị bên cạnh đó nhu cầu về nhà ở, nhu cầu về sử
dụng đất của người dân ngày càng cao do đó dẫn đến một số mặt trái của xã
hội như tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở không phép, sai phép diễn
biến phức tạp và đặc biệt là vấn đề tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và
đa dạng.
Theo xu hướng hiện nay, tuy có hệ thống Tòa án nhân dân để giải quyết
nhưng tâm lý người dân thường tìm đến các hình thức giải quyết khác trước
khi phải tìm đến Tòa án nhân dân như một biện pháp cuối cùng. Pháp luật về
đất đai có các quy định về giải quyết vấn đề này mà một trong những biện
pháp đó là hòa giải. Khoản 1 điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định “ Nhà
nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”, từ quy định trên cho thấy hoạt
động hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở có mục đích và ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Việc xem xét giải quyết vấn đề đất đai tạo tiền đề cho việc giải quyết
đúng đắn những tranh chấp đất đai dựa trên tinh thần pháp luật. Chính vì vậy
tôi chọn tình huống “Giải quyết một trường hợp tranh chấp quyền sử
dụng đất tại xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” để làm
đề tài nghiên cứu cho tiểu luận cuối khóa lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên

khóa 9 năm 2015.

2


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

B. NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Đinh Văn Bé cư ngụ tại ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng, huyện Cờ
Đỏ, thành phố Cần Thơ làm đơn tranh chấp diện tích 200m 2 (ngang 25m cặp
lộ giao thông nông thôn, dài 8m tính từ lề lộ giao thông nông thôn đến sông
Thốt Nốt) với ông Đinh Văn Chung cư ngụ tại ấp Thạnh Trung, xã Trung
Hưng, huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ. Đất thuộc ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng,
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Đất gốc của ông Đinh Văn Chính là cha ruột của ông Đinh Văn Bé và
ông Đinh Văn Chung khai mở và sử dụng ổn định từ trước năm 1975. Năm
1989 ông Đinh Văn Chính được đoàn đo đạc tỉnh Hậu Giang (cũ) đo đạc
thành lập hồ sơ địa chính theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980
của Thủ tướng chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất
trong cả nước. Ông Đinh Văn Chính đứng tên tại thửa đất số 72, tờ bản đồ số
09, diện tích 1200m2, loại đất ở nông thôn (ONT) và đất trồng cây lâu năm
(CLN). Năm 1990 ông Chính được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) số 477/GCNRĐ.
Ông Đinh Văn Chính có tất cả bốn (04) người con, trong quá trình sử
dụng đất ông Chính đã chia cho các người con sử dụng những phần đất trên
cùng thửa đất số 72, năm 1990 ông cho ông Đinh Văn Chung là một trong
bốn người con của ông Chính phần đất cặp sông Thốt Nốt và ông Chung đã
xây dựng nhà ở trên phần đất này; còn ba người con còn lại trong đó có ông
Đinh Văn Bé được cho phần đất phía trên lộ và có để lối đi xuống sông Thốt

Nốt là chiều ngang 03 mét .
Trong quá trình sử dụng ông Đinh Văn Chung đã xây dựng nhà máy xay
xát được Ủy ban nhân dân huyện Thốt Nốt cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà máy số 123/CN-QSH ngày 20/9/1993 tại vị trí đất ông Chung được cha
cho phía cặp sông và trong giấy chứng nhận ghi là nhà máy thuộc thửa đất số
72, tờ bản đồ số 09, ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng, huyện Thốt Nốt, tỉnh
3


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

Hậu Giang nay là huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ. Qua thời gian nhà máy không
còn hoạt động ông Đinh Văn Chung đã sửa chữa lại để làm nhà kho và sử
dụng cho đến khi phát sinh tranh chấp.
Do nhà kho xuống cấp ông Đinh Văn Chung định xây dựng lại nhà kho
tại vị trí nhà kho cũ.
Ngày 10/01/2014, ông Đinh Văn Chung tiến hành thuê thợ để xây dựng
lại nhà kho nêu trên theo đúng như diện tích cũ là 184 m 2 (23 x 8). Trong quá
trình tháo dở để tiến hành xây dựng thì ông Đinh Văn Bé gặp ông Chung yêu
cầu ông Chung để lại lối đi xuống sông với chiều ngang là 04 mét. Ông
Chung không đồng ý và hai bên có đôi co lời qua tiến lại, từ đó ông Bé không
cho ông Chung tiến hành xây dựng.
Ngày 20/01/2014, ông Đinh Văn Bé gửi đơn tranh chấp đến Tổ hòa giải
ấp Thạnh Trung và được Tổ hòa giải thụ lý đơn.
Ngày 26/01/2014 Tổ hòa giải ấp Thạnh Trung phối hợp cùng đoàn thể
tiến hành mời hai bên nguyên đơn là ông Đinh Văn Bé và bị đơn là ông Đinh
Văn Chung để tiến hành hòa giải. Trong quá trình hòa giải ông Bé yêu cầu
ông Chung để lối đi xuống sông là 04 mét nhưng ông Chung trình bày chỉ
đồng ý bán lại cho ông Bé 01 mét để ông Bé có lối đi 04 mét với giá là mười
triệu đồng vì ông cho rằng phần đất này trước đây cha mẹ cho và ông đã bồi

đấp và đã xây dựng nhà máy từ trước.
Ông Nguyễn Văn Thành, 80 tuổi là người cư ngụ lâu năm tại địa phương
được Tổ hòa giải mời tham gia hòa giải, ông Thành có ý kiến như sau: về
nguồn gốc phần đất này ông biết rất rõ từ khi ông Chính về đây sinh sống đến
khi ông cho đất các con, mỗi người con đều có phần ăn và phần đất để cất nhà
ở và sinh sống. Phần đất mà hai bên đang tranh chấp trước đây là ông Chính
đã cho ông Chung còn ông Bé cũng đã có phần riêng. Theo tôi anh em nên
thỏa thuận làm sau, mỗi bên nên xem xét lại để anh em ruột với nhau không
mất tình, mất nghĩa.
Đại diện tổ hòa giải thích cho các bên hiểu về quy định của pháp luật về
đất đai, luật khiếu nại, luật hòa giải cở sở, đồng thời yêu cầu hai bên nên giữ
4


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

bình tỉnh mà suy xét lại tình cảm anh em không nên làm mất lòng nhau, hòa
giải ở đây là tốt nhất. Về yêu cầu của ông Bé cũng là vì tính chuyện lâu dài
sau này khi ông Chung đã xây dựng kiên cố rồi thì khó thay đổi, vã lại hiện
gia đình ông con đông không có chổ để cất nhà cho con nên đề nghị ông
Chung chia lại phần đất là cũng đúng. Về phía ông Chung yêu cầu ông Bé
phải trả tiền thì mới chia cho phần đất 01 mét vì cho rằng trước đây cha ông
cho ông phần đất cặp mé sông là đã thiệt thòi và ông phải bồi đấp nhiều năm
mới có được như ngày nay.
Tổ hòa giải đề nghị hai bên mỗi người nhường một bước, có thể ông
Chung nên hạ số tiền lại chúc đỉnh còn ông Bé thì nên chấp nhận để hai bên
được hòa thuận không nên làm cho chuyện này thêm phức tạp.
Qua vận động giải thích của Tổ hòa giải nhưng hai bên không thống nhất
đồng thời yêu cầu Tổ hòa giải chuyển hồ sơ lên cơ quan cấp trên để xem xét
giải quyết.

Ngày 05/ 02/2014 sau khi Tổ hòa giải ấp Thạnh Trung hoàn thiện xong
hồ sơ ông Đinh Văn Bé đã nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết vụ việc nêu trên đến
Hội đồng tư vấn hòa giải tranh chấp đất đai (sau đây gọi tắt là Hội đồng hòa
giải) của xã Trung Hưng và được xem xét thụ lý.
Ngày 15/02/2014 Hội đồng hòa giải xã Trung Hưng cử công chức Địa
chính và công chức Tư pháp tiến hành xác minh vụ việc để báo cáo Hội đồng
hòa giải xem xét để thống nhất nội dung, phương án đưa ra hòa giải.
Ngày 25/02/2014 Hội đồng hòa giải họp để thông qua kết quả xác minh
và dự kiến phương án hòa giải.
Công chức Địa chính báo cáo kết quả xác minh vị trí tranh chấp cho Hội
đồng hòa giải nắm để xem xét như sau: về vị trí tranh chấp theo hồ sơ địa
chính, bản đồ thành lập năm 1989 thì vị trí tranh chấp không có số thửa và đối
diện với thửa đất số 72 được phân tách bởi lộ giao thông nông thôn làm bằng
bê tông 02 mét. Từ vị trí và đối chiếu với bản đồ nêu trên cho thấy việc đo đạc
trước đây có khả năng là chưa chính xác. Bởi lẽ vào thời điểm đo đạc tại khu
vực này cũng như trên toàn tuyến cặp sông Thốt Nốt trước đây là không có lộ
5


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

chỉ có con đường mòn nhỏ. Và có đoạn thì đo đạc có thể hiện số thửa cặp
sông, có đoạn lại thể hiện toàn bộ là con lộ khoản 07 đến 08 mét trong đó có
tại vị trí đang tranh chấp và trên đất người dân đã có cất nhà sinh sống từ
trước đến nay. Điều đó cho thấy có sai sót trong quá trình đo đạc thành lập
bản đồ.
Về chứng cứ trong vụ tranh chấp:
- Nguyên đơn là ông Đinh Văn Bé không cung cấp được giấy tờ chứng
minh về đất mà cho rằng đây là đất của cha mẹ để lại ông có quyền được sử
dụng

- Bị đơn ông Đinh Văn Chung cung cấp được GCNQSDĐ số
477/GCNRĐ cấp năm 1990 do ông Đinh Văn Chính đứng tên; giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà kho số 123/CN-QSH cấp ngày 20/9/1993 do ông Đinh
Văn Chung và vợ là Lữ Thị Ánh đứng tên.
Ngày 27/02/2014, Hội đồng hòa giải mời ông Bé và ông Chung đến để
hòa giải vụ việc như sau:
Sau khi thông qua tờ tường trình của ông Đinh Văn Bé về nội dung mà
ông Bé yêu cầu, Hội đồng hòa giải đề nghị phía nguyên đơn là ông Bé có ý
kiến gì trình bài thêm.
Ông Bé cho rằng là đất gốc của cha mẹ hiện nay không ai có giấy tờ gì
liên quan đến phần đất này, tôi yêu cầu ông Chung giao lại cho tôi lối đi là 04
mét nếu ông Chung không đồng ý thì tôi yêu cầu được chia thừa kế đối với
phần đất nêu trên.
Bị đơn ông Chung trình bày là anh em ai cũng có phần ăn và yêu cầu của
ông Bé thì tôi không đồng ý vì tôi có giấy tờ được cấp từ năm 1993 còn nếu
ông Bé cần thì tôi sẽ bán lại với giá là 10 triệu đồng và việc chia thừa kế thì
tôi không đồng ý vì trước đây cha mẹ đã chia cho anh em mỗi người một nền
nhà rồi phần của tôi là phía cặp sông còn ông Bé phía trên lộ do đó nếu chia
thừa kế thì phải chia lại tất cả diện tích đất mà trước đây của cha tôi kể cả đất
ở và đất ruộng.

6


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

Ông Nông Văn Nghiệp thành viên Hội đồng hòa giải phát biểu thông
qua một số quy định, nguyên tắt khi tham gia hòa giải, các bên phải trật tự
đảm bảo nguyên tắt tôn trọng lẫn nhau, các bên đều có quyền ý kiến như
nhau. Trong quá trình ý kiến không phải đi thẳng vào vấn đề mà mình yêu cầu

cần giải quyết, khuyến khích các bên đưa ra phương án thỏa thuận cùng có
lợi. Không được nói tục, chửi thề, những lời nói làm kích động lẫn nhau dẫn
đến mất trật tự trong buổi hòa giải ảnh hưởng đến kết quả hòa giải.
Ông Trần Thanh Các công chức Tư pháp phát biểu một số quy định của
pháp luật về hòa giải cơ sở, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, quyền
và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003, quyền thừa kế
theo Bộ luật dân sự năm 2005.
Ông Huỳnh Văn Dũng Chủ tịch Hội đồng hòa giải phân tích một số vấn
đề dẫn đến tranh chấp của các bên, về nguồn gốc đất, mối quan hệ nhân thân,
đặc biệt là diện tích tranh chấp không lớn. Mà đặc biệt mấu chốt vấn đề ở đây
có thể không phải là vì tài sản tranh chấp mà có thể là từ những mâu thuẩn
nhỏ trong nội bộ gia đình dẫn đến tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản, làm
phứt tạp thêm tình hình của gia đình hơn nữa đây là mối quan hệ anh em ruột
với nhau. Đồng thời Chủ tịch hội đồng đề xuất hướng giải quyết đối với các
bên như sau:
- Về nguồn gốc đất thống nhất đây là đất gốc của ông Đinh Văn Chính
khai mở và sử dụng từ trước năm 1975. Trong quá trình sử dụng ông Chính có
chia cho các con của ông mỗi người một phần đất để cất nhà ở, sinh sống.
- Về vị trí đất tuy trong hồ sơ địa chính không thể hiện vị trí đất nhưng
xét thấy phần đất nêu trên vẫn nằm trong khuôn viên đất của ông Đinh Văn
Chính để lại.
- Về chia thừa kế theo ý kiến của ông Bé xét thấy là chưa cần thiết bởi lẽ
chỉ có ông Bé và ông Chung tranh chấp phần đất xây dựng nhà kho mà hàng
thừa kế theo quy định của pháp luật thì ông Chính còn nhiều người nữa và
còn các phần đất khác hiện nay không tranh chấp.

7


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng


Từ những nguyên nhân nêu trên Hội đồng hòa giải đề nghị phương án là
ông Chung nên xem xét lại có thể giảm số tiền mà ông yêu cầu ông Bé phải
trả ở mức 10 triều đồng xuống mức có thể chấp nhận được. Phía ông Bé cũng
nên chấp nhận yêu cầu của ông Chung vì trước đây phần đất này ông Chính
chỉ cho ông Chung còn ông Bé đã được cho phần đất phía trên bờ.
Kết quả hòa giải ông Chung đồng ý giảm số tiến xuống còn 09 triệu
đồng và ông Bé đồng ý. Hai bên cùng thống nhất và ký tên vào biên bản hòa
giải.
Chủ tịch hội đồng kết luận cuộc hòa giải thành hai bên căn cứ vào đó tổ
chức thực hiện không gây mâu thuẩn gì thêm.
Ngày 10/3/2014 ông Chung tổ chức thi công và đo đạc để lại một mét
theo thỏa thuận cho ông Bé tuy nhiên lúc này ông Bé đến ngăn cản và không
đồng ý lý do là ông yêu cầu đủ 04 mét nhưng hiện nay phần đất của ông chỉ
có 2,5 mét và ông Chung giao 01 mét là chỉ có 3,5 mét chưa đủ 04 mét theo
ông yêu cầu. Hai bên có cự cải dẫn đến sô sát nhẹ, Ủy ban nhân dân xã chỉ
đạo Hội đồng hòa giải tiếp tục mời hai bên đến giải quyết.
Ngày 11/3/2014 Hội đồng hòa giải tiếp tục mời hai bên đến hòa giải thì
lúc này phía ông Đinh Văn Chung cương quyết không giao thêm vã lại còn
không đồng ý với 01 mét lúc hòa giải ngày 27/02/2014 vì cho rằng ông Bé
không giữ đúng lời cam kết trước ông và chính quyền địa phương. Phía ông
Bé cho rằng phần đất ông khi đo lại không đủ 04 mét như thỏa thuận nên ông
không đồng ý. Hai bên cự cải và cuộc hòa giải không thành và yêu cầu
chuyển hồ sơ đến tòa án giải quyết.
Ngày 12/3/2014 Hội đồng hòa giải xã Trung Hưng tập hợp hồ sơ giao
cho nguyên đơn là ông Đinh Văn Bé khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện Cờ
Đỏ.
Sau khoản thời gian hơn 01 tháng không thấy tòa án mời giải quyết ông
Đinh Văn Chung liên hệ Tòa án huyện Cờ Đỏ thì được trả lời là chưa thụ lý
hồ sơ tranh chấp của ông và ông Bé. Ông Chung liên hệ UBND xã Trung

Hưng thông báo là ông sẽ tiến hành thi công xây dựng lại nhà kho. UBND xã
8


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

đề nghị ông Chung nên giữ nguyên hiện trạng chờ UBND xã mời ông Bé đến
trao đổi tuy nhiên ông Chung bỏ ra về và tự ý khởi công xây dựng. Hai bên
tiếp tục xảy ra xô sát phải nhờ đến công an xã can thiệp.
Ngày 15/3/2014 Hội đồng hòa giải xã mời ông Bé và ông Chung đến
làm việc thì ông bé trình bày là do ông bận việc gia đình nên chưa chuyển hồ
sơ đến tòa án và xét thấy ông không giấy tờ chứng minh về đất nên Hội đồng
hòa giải hướng dẫn hai bên nên gửi đơn yêu cầu giải quyết đến UBND huyện
Cờ Đỏ.
Lúc này ông Bé không gửi đơn yêu cầu giải quyết mà ông Chung là
người gửi đơn đến UBND huyện Cờ Đỏ yêu cầu giải quyết và trong đơn ông
Chung yêu cầu ông Bé phải giao trả lại toàn bộ diện tích kể cả phần diện tích
2,5 mét mà ông đang sử dụng và phải trả thêm số tiền là 30 triệu đồng ông
cho rằng ông bé đã sử dụng đất không từ trước đến nay trên phần đất mà ông
Chính đã cho ông.
Ngày 20/3/2014 ông Chung gửi đơn đến UBND huyện Cờ Đỏ và được
tiếp nhận thụ lý hồ sơ giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu
giải quyết tranh chấp.
Ngày 30/5/2014 Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp cùng UBND
xã Trung Hưng tiến hành xác minh cụ thể trường hợp tranh chấp của ông
Đinh Văn Bé và ông Đinh Văn Chung.
Ngày 05/6/2014 UBND xã Trung Hưng báo cáo tóm tắt quá trình giải
quyết tranh chấp đất đai giữa ông Đinh Văn Bé và ông Đinh Văn Chung đến
UBND huyện Cờ Đỏ để làm cơ sở giải quyết tranh chấp.
Ngày 10/7/2014 UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường mời ông

Chung và ông Bé đến trao đổi và ghi nhận lời trình bày của ông Chung và ông
Bé. Lúc này ông Chung đề nghị cấp thẩm quyền sớm giải quyết vụ việc của
ông vì đã kéo dài quá lâu ảnh hưởng đến công việc làm ăn cũng như kinh tế
của gia đình ông. Qua trao đổi được cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường
giải thích, hướng dẫn cũng như hòa giải để hai bên xem xét lại vụ việc không
nên tiếp tục căng thẳng mà hòa giải là biện pháp tốt nhất. Đối với trường hợp
9


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

của hai ông đã được UBND huyện thụ lý và sẽ xem xét giải quyết theo quy
định. Tuy nhiên sau khi giải quyết nếu hai bên không đồng ý có thể khởi kiện
tiếp tục ra tòa án nhân dân theo quy định.
Ngày 13/7/2015 UBND huyện Cờ Đỏ ban hành quyết định số 111/QĐUBND giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Đinh Văn Chung và
ông Đinh Văn Bé. Trong đó nêu rõ giao cho ông Đinh Văn Chung sử dụng
đúng với hiện trạng diện tích từ trước đến nay với diện tích 176m 2 (22 x 8);
ông Đinh Văn Bé được sử dụng diện tích 24m 2 (3 x 8). Giao Trưởng phòng
Tài nguyên & Môi trường phối hợp UBND xã Trung Hưng tổ chức triển khai
quyết định theo quy định.
Không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND huyện Cờ Đỏ. Ngày
15/7/2014 ông Đinh Văn Chung nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân
huyện Cờ Đỏ đối với ông Đinh Văn Bé yêu cầu ông Bé trả là toàn bộ diện tích
đất theo như trình bày của ông trước đây và bồi thường số tiền 30 triệu đồng
mà ông cho là ông Bé sử dụng đất không trả hoa lợi từ trước đến nay và được
tòa án xem xét thụ lý hồ sơ.
Ngày 30/7/2014 Tòa án huyện Cờ Đỏ ra quyết định thụ lý vụ án dân sự
sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Đinh Văn Chung và ông
Đinh Văn Bé.
Trong quá trình thụ lý vụ án, xem xét hồ sơ, xác minh, ghi nhận lời trình

bày của các bên tranh chấp, từ những chứng cứ các bên cung cấp. Tòa án đã
nhiều lần mời các bên đến hòa giải trước tòa tuy nhiên cả ông Chung và ông
Bé đều không thống và yêu cầu tòa xét xử đến đâu thì đến.
Ngày 09/01/2015 Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ quyết định đưa vụ án ra
xét xử theo quy định của pháp luật.
Kết quả: Tòa án tuyên như sau:
- Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là ông Đinh Văn Chung
là được tiếp tục sử dụng phần đất tại vị trí xây dựng nhà kho với diện tích
168m2 (21 x 8) trong tổng diện tích 200m2 mà các bên tranh chấp. Chấp nhận

10


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

một phần số tiền mà ông Đinh Văn Chung yêu cầu ông Bé bồi thường với số
tiền là 10 triệu đồng trong tổng số tiền 30 triệu đồng mà ông Chung yêu cầu.
- Buộc ông Đinh Văn Chung phải giao lại phần diện tích 32m 2 ( 4 x 8 )
cho ông Đinh Văn Bé sử dụng. Ông Bé có trách nhiệm trả cho ông Chung số
tiền là 10 triệu đồng.
Bản án của tòa án đã tuyên tuy nhiên đến nay ông Chung và ông Bé vẫn
chưa tự nguyện thỏa thuận thi hành án, chưa yêu cầu thi hành án, ông Chung
cũng chưa thể xây dựng được nhà kho. Khả năng có thể khởi kiện đến cấp
phúc thẩm.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống
- Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11 ngày 24/06/2004 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12 ngày
29/03/2011.
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật Đất đai số
45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
- Luật Hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20/06/2013.
2. Mục tiêu xử lý tình huống
a) Mục tiêu chung
- Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo lòng tin, sự ổn định và sự tuân
thủ pháp luật của nhân dân.
- Giữ gìn kỹ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắt cơ bản mà hiến
pháp quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”
- Giải quyết phải đúng quy định pháp luật, đúng trình tự, thời gian, đúng
thẩm quyền.
- Cố gắng đến mức thấp nhất sự xáo trộn, thiệt hại không đáng có cho
hai hộ nhưng dung hòa, chấp nhận được cho hai bên.

11


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

- Phát huy tinh thần đoàn kết, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,
bảo đảm trật tự an toàn xã hội
- Làm giảm thiệt hại về kinh tế, bảo đảm lợi ích nhà nước, lợi ích chính
đáng của công dân
- Được sự đồng tình của địa phương và nhân dân nơi cư trú.
- Phương án giải quyết phải khả thi.
b) Mục tiêu cụ thể
-Tình huống được đưa ra là vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa
ông Đinh Văn Bé và ông Đinh Văn Chung.
- Tìm hiểu tình hình tham mưu cho Hội đồng hòa giải và UBND huyện

Cờ Đỏ giải quyết đơn tranh chấp của các đương sự đúng quy trình, đúng luật
và kịp thời.
- Tiếp tục trang bị những kiến thức cơ bản mà pháp luật quy định cho lực
lượng hòa giải cơ sở từng bước được nâng cao, hòa giải hiệu quả hạn chế đơn
thư vượt cấp.
- Khẳng định vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ làm công tác hòa
giải cơ sở.
- Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp để
định hướng cho họ có những lựa chọn thấu tình, đạt lý.
- Giải quyết nhanh, có hiệu quả đối với vụ việc tranh chấp, nâng cao vị
thế của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, mang lại sự hài lòng của người
dân. Mâu thuẩn giữa ông Đinh Văn Bé và ông Đinh Văn Chung được giải tỏa.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
- Do mâu thuẩn nhỏ trong nội bộ gia đình dẫn đến tranh chấp đất đai kéo
dài.
- Quá trình thành lập hồ sơ địa chính theo Chỉ thị số 299/TTg của Thủ
tướng chính phủ năm 1980 đến nay đã trên 30 năm và một số trường hợp
không chính xác, không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
12


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

- Đội ngũ cán bộ, công chức là người thực thi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tuy nhiên trong thực tế không phải ai
cũng vận dụng tốt lý luận vào thực tiễn một cách đầy đủ, đúng đắn và phù
hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Trong tình huống này có thể do pháp
chế còn bỏ ngỏ vấn đề đảm bảo kết quả hòa giải cơ sở hoặc do đùn đẩy trách

nhiệm làm cho sự việc tranh chấp kéo dài gây khó khăn cho người dân.
- Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở cơ sở đôi lúc chưa tốt, chưa sâu
xác, dẫn đến người dân chưa hiểu hết trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của
mình.
2. Hậu quả
- Mất tình đoàn kết giữa các hộ xóm giềng, tình nghĩa anh em trong gia
đình.
- Gây tâm lý không an tâm trong từng cá nhân, phải theo đuổi vụ kiện,
mất thời gian, lãng phí công sức, tiền của.
- Giảm sút lòng tin của nhân dân vào năng lực chuyên môn cũng như
chất lượng thi hành công vụ của cán bộ công chức.
- Mâu thuẫn giữa ông Đinh Văn Chung và ông Đinh Văn Bé ngày càng
căng thẳng kéo dài phải giải quyết bằng con đường tòa án.
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xây dựng và phân tích các phương án
a) Phương án 1:
Căn cứ Điều 203 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
Giải quyết theo quyết định của UBND huyện Cờ Đỏ với nội dung: Giữ
nguyên hiện trạng phần đất có diện tích 176 m2 cho Đinh Văn Chung sử dụng
làm nhà kho; ông Đinh Văn Bé được sử dụng diện tích 24m 2. Giao Trưởng
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp UBND xã Trung Hưng tiến
hành đo đạc cấm mốc theo Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 13/7/2015 của
UBND huyện Cờ Đỏ để giao cho ông Đinh Văn Chung và ông Đinh Văn Bé
quản lý sử dụng.
13


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng


* Ưu điểm:
- Tránh được các thiệt hại về tài sản (nhà kho) không đáng có cho các
bên, không phải tháo dỡ, không phải cưỡng chế và tốn chi phí cho công tác
cưỡng chế.
- Ổn định cuộc sống, tình nghĩa anh em ruột thịt còn giữ được, trật tự
làng xóm không bị xáo trộn.
- Giữ được uy tín của Nhà nước trước nhân dân trong việc giải quyết
khiếu nại.
* Khuyết điểm:
- Các bên có quyền không thống nhất với quyết định giải quyết của
UBND huyện và tiếp tục khởi kiện đến tòa án nhân dân hoặc khởi kiện quyết
định của UBND huyện.
- Việc triển khai quyết định sẽ gặp khó trong trường hợp người dân chưa
đồng tình.
- Khả năng bao chiếm sau khi thực hiện quyết định là có và dẫn đến vi
phạm hành chính và cưỡng chế.
- Làm mất ổn định trật tự xã hội khi tiến hành cưỡng chế.
b) Phương án 2:
Căn cứ Điều 4, Điều 25 và Điều 33 của Bộ luật Tố tụng Dân sự số
24/2004/QH11 ngày 24/06/2004
Thực hiện theo Bản án của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ với nội dung
như sau:
- Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn là ông Đinh Văn Chung
là được tiếp tục sử dụng phần đất tại vị trí xây dựng nhà kho với diện tích
168m2 (21 x 8) trong tổng diện tích 200m2 mà các bên tranh chấp. Chấp nhận
một phần số tiền mà ông Đinh Văn Chung yêu cầu ông Bé bồi thường với số
tiền là 10 triệu đồng trong tổng số tiền 30 triệu đồng mà ông Chung yêu cầu.
- Buộc ông Đinh Văn Chung phải giao lại phần diện tích 32m 2 ( 4 x 8 )
cho ông Đinh Văn Bé sử dụng. Ông Bé có trách nhiệm trả cho ông Chung số
tiền là 10 triệu đồng.

14


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

* Ưu điểm:
- Giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp.
- Thực thi pháp luật nghiêm minh trong quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân
trước pháp luật.
* Khuyết điểm:
- Ảnh hưởng đến uy tính của ông Đinh Văn Chung và ông Đinh Văn Bé .
- Tạo dư luận không tốt trong xã hội.
- Khó làm triệt để mâu thuẩn giữa các bên tranh chấp
- Thời gian xử lý kéo dài phải trải qua hòa giải trước tòa mới đưa vụ án
ra xét xử.
- Phải thực hiện việc nộp án phí
- Phải đề nghị thi hành án
- Trường hợp không chấp nhận các bên có khả năng kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm.
c) Phương án 3:
Căn cứ Điều 135 của Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003,
Điều 202 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và Luật Hòa
giải cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20/06/2013.
Công nhận kết quả hòa giả của Hội đồng tư vấn hòa giải tranh chấp đất
đai xã Trung Hưng như sau.
- Về nguồn gốc đất thống nhất đây là đất gốc của ông Đinh Văn Chính
khai mở và sử dụng từ trước năm 1975. Trong quá trình sử dụng ông Chính có
chia cho các con của ông mỗi người một phần đất để cất nhà ở, sinh sống.
- Về vị trí đất tuy trong hồ sơ địa chính không thể hiện vị trí đất nhưng

xét thấy phần đất nêu trên vẫn nằm trong khuông viên đất của ông Đinh Văn
Chính để lại.
- Về chia thừa kế theo ý kiến của ông Bé xét thấy là chưa cần thiết bởi lẽ
chỉ có ông Bé và ông Chung tranh chấp phần đất xây dựng nhà kho mà hàng

15


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

thừa kế theo quy định của pháp luật thì ông Chính còn nhiều người nữa và
còn các phần đất khác hiện nay không tranh chấp.
Từ những nguyên nhân nêu trên Hội đồng hòa giải đề nghị phương án là
ông Chung nên xem xét lại có thể giảm số tiền mà ông yêu cầu ông Bé phải
trả ở mức 10 triều đồng xuống mức có thể chấp nhận được. Phía ông Bé cũng
nên chấp nhận yêu cầu của ông Chung vì trước đây phần đất này ông Chính
chỉ cho ông Chung còn ông Bé đã được cho phần đất phía trên bờ.
Ông Chung đồng ý giao thêm cho ông Bé 01 mét và nhận số tiền là 9
triệu đồngvà ông Bé đồng ý.
* Ưu điểm:
- Làm rõ mâu thuẫn nội tại của tranh chấp, góp phần nâng cao nhận thức
pháp luật đối với người dân.
- Tránh tình trạng tham gia tố tụng tại Tòa án
- Mối quan hệ tranh chấp đất đai giữa ông Đinh Văn Bé và ông Đinh
Văn Chung được giải quyết êm thắm, tình nghĩa anh em ruột được hàn gắn,
tạo dư luận tốt trong một bộ phận nhân dân.
- Làm hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đến nhiều cấp, nhiều nơi
phức tạp, đồng thời phương án này sẽ hạn chế tốn kém về thời gian và tiền
bạc của người dân.
* Khuyết điểm:

- Hội đồng hòa giải nếu hòa giải không tốt sẽ không kết thúc tranh chấp.
- Phải có quyết định công nhận hòa giải thành của UBND cấp huyện.
- Đòi hỏi thành viên hội đồng hòa giải phải nhiệt tình, có uy tính, năng
lực vận dụng có hiệu quả quy định pháp luật vào thực tiễn.
- Đương sự phải khởi kiện ra tòa nếu hòa giải không thành.
2. Lựa chọn phương án giải quyết
Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai
của công dân đã được quy định tại Luật Đất đai, Luật Hòa giải cơ sở, Bộ luật
Tố tụng Dân sự, Luật Khiếu nại.... đã quy định thẩm quyền và thủ tục giải
quyết khiếu nại phát sinh ở lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Do
16


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

vậy, khi giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực nào phải tuân theo quy định về
thẩm quyền, thủ tục quy định tại Luật khiếu nại, luật chuyên ngành các hệ
thống văn bản có liên quan.
Theo Điều 203 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Nếu thực hiện theo phương án 1 thì việc thi hành quyết định xong gặp
nhiều khó khăn như: trường hợp một bên không đồng ý có thể khiếu nại lần 2
đến UBND thành phố Cần Thơ hoặc khởi kiện đến Tòa án. Chưa nói đến việc
trong trường hợp quyết định của UBND huyện có vi phạm bị khởi kiện quyết
định hành chính làm ảnh hưởng đến uy tính của chính quyền địa phương.
Trong trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định thì dễ dẫn đến hành vi
chống đối của cá nhân, khả năng dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự là có. Do
đó phương án này nên hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
Phương án 2 là phương án hiện nay hầu như các trường hợp tranh chấp
giải quyết không thành mà mỗi bên đều hướng đến bằng con đường tòa án.

Xem tòa án là nơi thực thi pháp luật, là cán cân công lý người dân tin cậy.
Phương án này cũng là một lựa chọn cho con đường giải quyết các mâu thuẫn
trong xã hội, giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp dân sự, phán quyết của
tòa án được đảm bảo thi hành án mà mọi tổ chức cá nhân có liên quan phải
nhất nhất tuân theo. Tuy nhiên trong giải quyết tranh chấp đất đai con đường
tòa àn chưa thật sự là phương án tối ưu và hiệu quả nhất. Bởi, thời gian giải
quyết kéo dài, phải thi hành án. Trong trường hợp chưa đồng ý lại kháng cáo
theo thủ tục phúc thẩm làm cho vụ việc càng thêm phức tạp, tốn hao thời
gian, tinh thần, tiền bạc của người dân.
Theo Điều 202 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và
Luật Hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20/06/2013:
Nhà nước khuyết khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.
Trong phương án 3 thì Hội đồng hòa giải xã Trung Hưng đã giải quyết
được mâu thuẫn nội tại của ông Bé và ông Chung và hai bên đã thống nhất
17


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

với phương án đưa ra. Đây là phương án ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất, nhanh
nhất mà các bên cần hướng đến trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai,
hạn chế thấp nhất tình trạng tranh chấp kéo dài. Tạo ấn tượng tốt trong dư
luận xã hội, không làm mất tình nghĩa anh em ruột thịt. Tuy nhiên mặt hạn
chế trong tình huống này là Hội đồng hòa giải không tổ chức việc thực hiện
kết quả hòa giải, không lập thủ tục đề nghị UBND huyện công nhận kết quả
hòa giải thành để tổ chức thực hiện dẫn đến phát sinh thêm tranh chấp, biên
bản hòa giải không còn sức ảnh hưởng không đảm bảo thực hiện. Xong nếu
thực hiện tốt các công việc nêu trên thì hòa giải cơ sở là một biện pháp tối ưu
nhất, hiệu quả nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai ở địa phương.

Từ những suy luận nêu trên tôi nhận thấy lựa chọn phương án 3 để giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Đinh Văn Chung và ông Đinh
Văn Bé để thực hiện.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC CHỌN:
Để thực hiện được phương án này, chúng ta thực hiện các bước sau đây:
- Tổ chức họp các ngành, đoàn thể thành viên hội đồng thống nhất
phương án tối ưu này.
- Công chức Địa chính phối hợp với công chức Tư pháp tham mưu cho
Hội đồng hòa giải tổng hợp hồ sơ và đề nghị UBND huyện ban hành quyết
định công nhận hòa giải thành trong thời gian sớm nhất làm cơ sở triển khai
thực hiện kết quả cuộc hòa giải.
- Sau khi có quyết định của UBND huyện, Hội đồng hòa giải lập kế
hoạch, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và dự trù kinh phí triển khai
thực hiện quyết định của UBND huyện để ông Bé và ông Chung căn cứ vào
văn bản có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền sử dụng đất ổn định
lâu dài về sau và chấp dứt tranh chấp kể từ đây.
VI. KIẾN NGHỊ:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp,
khiếu nại liên quan đến đất đai, các văn bản trong hệ thống pháp luật cần
đồng bộ, thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, UBND thành
18


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng

phố Cần Thơ cần có kế hoạch thực hiện rà soát, tổng hợp những bất cập,
chồng chéo trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề giải
quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai để làm cơ sở kiến nghị cấp có thẩm
quyền sửa đổi, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Do hồ sơ quản lý đất đai còn thô sơ và đã trãi qua nhiều năm có nhiều

biến động đề nghị UBND thành phố Cần Thơ sớm có kế hoạch đo đạc lại toàn
bộ diện tích đất đai trong toàn thành phố để quản lý được tốt hơn.
- UBND các cấp cần rà soát lại các vụ tranh chấp, khiếu nại liên quan
đến đất đai thuộc thẩm quyền của mình để có kế hoạch xem xét giải quyết và
tổ chức thực hiện dứt điểm nhằm hạn chế đơn thu tồn đọng, các vụ việc kéo
dài gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
- UBND các cấp phải có biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật về đất đai nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự am hiểu đầy đủ và
đúng nghĩa trong từng cán bộ tham mưu, đề xuất và nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cần tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng giải quyết tranh chấp, khiếu nại cho đội ngũ
cán bộ tham gia hòa giải cơ sở đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cần nâng cao chất
lượng trong việc tham mưu đầy đủ, kịp thời giúp UBND thành phố quản lý
Nhà nước tốt hơn trong lĩnh vực đất đai.
- Bổ sung thêm kinh phí cho công tác hòa giải cơ sở
- Qua vụ việc tranh chấp nêu trên nhận thấy có sự bất cập trong quản lý
đất đai ở địa phương. Chưa có sự thống nhất giữa thực tế sử dụng đất và hồ sơ
địa chính
- Nhà nước chưa có văn bản quy định cụ thể đối với những trường hợp
nêu trên, sử dụng đất ổn định nhưng không có trong hồ sơ địa chính, không
thể cấp giấy chứng nhận QSD đất làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân.

19


Học viên thực hiện: Lê Hữu Dụng


C. KẾT LUẬN
Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Đinh Văn Bé và ông Đinh
Văn Chung ngụ ấp Thạnh Trung, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ
là một trong những vụ khiếu kiện kéo dài và phức tạp ở địa phương, nhiều
mâu thuẫn trong ý chí của các bên tranh chấp. Qua vụ việc cho thấy có nhiều
tình huống phức tạp xảy ra, cũng như văn bản luật cần đầy đủ, cụ thể hơn nữa
để thống nhất trong chủ trương giải quyết từ từng cấp, đến từng ngành; Cần
sự chí công, vô tư trong tham mưu đề xuất để giải quyết để dứt điểm vụ việc,
tạo lòng tin trong nhân dân.
Muốn vậy, chính quyền các cấp cần củng cố, hoàn thiện bộ máy giúp
việc, hệ thống hóa các văn bản giải quyết thật cụ thể, làm kim chỉ nam cho
mọi cấp, ngành căn cứ theo đó để thực hiện và thực hiện đúng đắn; liên tục
đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức giúp
việc và rèn luyện ý thức chí công, vô tư; nghiêm minh xử lý kỷ luật hoặc sa
thải cán bộ công chức nếu phát hiện hành vi sai phạm. Song song đó, cũng
cần tạo nhiều tổ chức hòa giải cơ sở để thực hiện tốt việc hòa giải trong nhân
dân, tránh phải đưa ra xét xử, mất tình làng nghĩa xóm.
Trên đây là một số quan điểm cá nhân qua lớp đào tạo bồi dưỡng kiến
thức quản lý nhà nước. Xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy, dìu dắt của thầy
cô và qua bài tiểu luận này, có thể còn có sơ suất hoặc vấp váp không thể
tránh khỏi. Rất mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn của quý Thầy, Cô để
bản thân tiếp thu thêm những kiến thức còn chưa nắm bắt kịp, để bản thân tôi
sẽ áp dụng tốt hơn các quy định pháp luật hành chính trong công tác thực thi
công vụ./.

20




×