Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN THAM QUAN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG VÀ HẠ TẦNG LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
THAM QUAN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
VÀ HẠ TẦNG LIÊN QUAN
GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH

: VŨ MINH TÂM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: ĐINH XUÂN HOÀN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: VŨ ĐĂNG KHOA

MSSV

: 3455.57

LỚP

: 57CD6

MỤC LỤC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ


KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

MỞ ĐẦU
Việc sử dụng hình thức học tập lí thuyết trên lớp và kết hợp thực hành lấy
kinh nghiệm khi đi thực tế là một phần của giáo dục trình độ cao đẳng và đại học.
Giáo dục thông qua đi thực tế không hề mới. Giáo dục phối hợp, trong đó các tiết
học trong lớp được thay bằng kinh nghiệm khi làm việc đã được triển khai thành
công ở rất nhiều trường với những ngành học khác nhau. Học tập qua thực tế, học
tập qua thực nghiệm và cộng tác nghiên cứu đều dẫn đến cùng một mục đích giúp
sinh viên củng cố những kiến thức lí thuyết đã học và có những bải học thực tế cho
công việc tương lai, qua đó cho sinh viên kinh nghiệm để giúp họ xây dựng năng
lực. Cũng xuất phát từ thực tế đó, vừa qua vào ngày 6/8/2015 bộ môn Đườngkhoa Cầu Đường- Trường đại học Xây dựng đã tổ chức cho sinh viên khóa 57 đi
tham quan thực tế, khảo sát một số tuyến đường và công trình.
Địa điểm tham quan, khảo sát : chuyến thăm quan khảo sát thực tế dừng
chân tại một số địa điểm: công trường tại km22 trên quốc lộ 6 tuyến đường
Hà Nội – Hòa Bình, tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 21A đi Hà Nam và cơ sở
3 đào tạo thực nghiệm trường ĐH Xây Dựng đang trong quá trình xây dựng ở tỉnh
Hà Nam.


Lịch trình của chuyến đi :
o 6h00 : tập trung tại cổng sau trường đh xây dựng theo từng lớp , chuẩn bị
đầy đủ vật dụng cần thiết phục vụ chuyến tham quan khảo sát,
o 7h 05 : xe bắt đầu xuất phát tại cổng sau ĐHXD, xe đi theo đường
Nguyễn Trãi, xuống đường Biên Giang, rồi đi dọc theo quốc lộ 6.
o 8h05 : xe dừng tại Km22 quốc lộ 6, nơi công trường đang thi công
o 9h 00 : xe xuất phát khỏi công trường, sau đó đoàn tham quan chuyển
hướng thăm quan tuyến đường Hồ Chí Minh từ Km 426 đền Km 462
o 10h20 : xe dừng tại quốc lộ 21A giáp địa phận tỉnh Hà Nam

o 12h05 : tham quan công trường tại cơ sở thực nghiệm của trường đại
học xây dựng tại tỉnh Hà Nam
o Vào khoảng 14h sau khi đã nghỉ ngơi sau bữa ăn đoàn tiếp tục lên xe
để trở về Thành Phố Hà Nội.
o 15h30 cùng ngày đoàn đã có mặt tại trường đại học Xây Dựng Hà
Nội kết thúc một ngày tham quan vui vẻ và đầy ý nghĩa.

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN



Mục đích của quá trình thực tập.
o Giúp sinh viên có thêm được những kiến thức thực tế ngoài công
trường, đối chiếu so sánh với lý thuyết đã học rút ra được bài học cho
bản thân.
o Nắm bắt được tổng quát những chi tiết trong công việc thiết kế như
khảo sát, thi công, thiết kế cơ bản.
o Tạo điều kiện cho sinh viên giao tiếp, học hỏi trau rồi kĩ năng của
mình .
o Tạo điều kiện cho sinh viên có một chuyến đi tham quan vui vẻ sau
những công việc đã được hoàn thành trước đó.



Mục tiêu của chuyến tham quan :

- Tìm hiểu dự án xây dựng tuyến đường.
- Tìm hiểu cấu tạo công trình đường, cấu tạo mặt đường, rãnh thoát
nước, vỉa hè, giải phân cách,…, các thiết kế cấu tạo đặc biệt.
- Cách thức đi tuyến, lối đi tuyến của một số tuyến đường đi qua của
chuyến tham quan
- Cách thức tổ chứ thi công tại công trường
- Các trang thiết bị phục vụ tổ chứ thi công
- Các công việc của cán bộ kĩ thuật và công nhân tại công trường
- Tìm hiểu công tác đất tại khu vực cơ sở thực nghiệm trường đại học
xây dựng tại tỉnh Hà Nam.



Nhiệm vụ của sinh viên.
o Nghiêm túc thực hiện nội quy, quy định về giờ giấc, kỷ luật, các biện
pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn kĩ thuật ở nơi thực tập.
o Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của các thầy, cán bộ công
trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
o Tích cực học tập tìm hiểu kiến thức để nắm bắt kiến thức hoàn thành
tốt nhiệm vụ thực tập.
o Sau thực tập sinh viên phải về viết báo cáo thu hoạch về chuyến tham
quan thực tập của mình.

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1- Quốc lộ 6
Quốc lộ 6 : là con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của
Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến của đường là 504 km và đi qua 4 tỉnh và thành phố
(Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên).
















Điểm đầu là đầu cầu sông Nhuệ, quận Hà Đông, Hà Nội (Km0);
Điểm cuối là thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
Hướng tuyến : Quốc lộ 6 khởi đầu nối từ trung tâm Hà Nội chạy theo hướng
đông nam qua Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, Cao Phong cho tới
khi gặp Quốc lộ 12B tại trung tâm huyện Tân Lạc thì lại đổi hướng theo
hướng tây bắc thẳng hướng quốc lộ 12B trước đó để lên Sơn La, Điện Biên
Tình trặng kỹ thuật :
Đoạn từ km0 đến km63 (cầu sông Nhuệ đến thành phố Hòa Bình) dài 63
km.

Từ km65 đến km321 (thành phố Hòa Bình đến thành phố Sơn La) dài 256
km.
Đoạn từ thành phố Sơn La đến ngã ba Tuần Giáo dài 86 km.
Đoạn từ Tuần Giáo đến thị xã Mường Lay dài 100 km.
Trên toàn tuyến có 10 đèo dốc lớn có chiều dài từ 4 đến 32 km. Đèo dài nhất
là đèo Pha Đin từ km360 đến km392 dài 32 km, độ dốc 10%.
Trên toàn tuyến có 46 cầu chính, dài nhất là cầu Mai Lĩnh dài 172,5 m bắc
qua sông Đáy.
Trên đường giao thông được cả hai mùa.
Từ năm 2001 đến năm 2004 có 254 km từ thành phố Hòa Bình đến thành
phố Sơn La đã được nâng cấp và sửa chữa lớn để phục vụ cho Thủy điện
Sơn La.
Đoạn từ thành phố Sơn La đến ngã ba Tuần Giáo nâng cấp xong, đèo Pha
đin đỡ cua gấp hơn nhưng dốc dài hơn.

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

1.2- Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh : Đường Hồ Chí Minh là một con đường giao thông
huyết mạch tại Việt Nam, một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.167 km và cũng
là con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, chạy qua vùng núi phía tây,
cùng với quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Tuyến đường
này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng
như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được
gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ.







Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh,
thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km
(trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km).
Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình.
Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các địa điểm và địa phương
sau: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Bắc Kạn, Chợ Chu,
đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô),
Km124+500 Quốc lộ 2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp
(sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai,
Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lặc, Lâm La, Thị xã Thái Hòa, Tân Kỳ, Khe Cò,
Phố Châu, Vũ Quang, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre,
đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo,
Ngọc Hồi, Kon Tum, thành phố PleiKu, thành phố Buôn Ma Thuột, Gia
Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh,
Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, cầu Cao lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống
(sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà
Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.
Tuyến phía Tây sẽ đi qua các địa điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu
Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên,
Thạnh Mỹ.

1.3- Quốc lộ 21 a :
 Quốc lộ 21A, nhiều khi gọi và viết tắt là Quốc lộ 21, là một tuyến đường bộ
cấp quốc gia của Việt Nam. Đây là tuyến quốc lộ nối liền Hà Nội, Hà Nam

và Nam Định.
 Trước đây đường này có điểm đầu là ngã ba giao cắt với đường quốc lộ 32,
trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, Sau khi thành lập đường Hồ Chí Minh,

5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN







đoạn từ Sơn Tây đến ngã ba Làng Sỏi của quốc lộ 21 trở thành đoạn tráng
của con đường xuyên Việt này.
Quốc lộ 21 hiện có điểm đầu là ngã ba giao cắt với đường đường Hồ Chí
Minh, trước cửa ngõ vào thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình và điểm cuối
là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đi qua Hà Nội, Hà Nam và tỉnh Nam Định. Đường quốc lộ 21 gặp quốc lộ 1
tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Đoạn từ Phủ Lý về đến thành phố Nam
Định đường 21 chạy song song với đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam. Đoạn
cuối cùng nối với đường quốc lộ 10 tại thành phố Nam Định tỉnh Nam Định.
Điểm cuối cùng của đường này là thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu tỉnh
Nam Định, gần cửa biển Lạch Giang của sông Ninh Cơ.
Quốc lộ 21 đi qua các huyện, thị và thành phố sau:Đường Hồ Chí Minh
(Ngã ba Làng Sỏi) - Chi Nê (Lạc Thủy) - Kim Bảng - Phủ Lý - Thanh Liêm

- Bình Mỹ (Bình Lục) - Mỹ Lộc (Mỹ Lộc) - thành phố Nam Định - Nam
Trực - Cổ Lễ (Trực Ninh) - Xuân Trường - Yên Định (Hải Hậu) - Cồn (Hải
Hậu) - Thịnh Long (Hải Hậu).

1.4- Cơ sở đào tạo thực nghiệm trường ĐHXD :
Sơ sở Đào tạo thực nghiệm của trường có tổng diện tích trên 24 ha, trong đó
có gần 2 ha đất ở của CBVC nằm trên địa phận hành chính các thôn Kim Lũ – xã
Tiên Nội, Hoàng Lý – xã Hoàng Đông – huyện Duy Tiên, Lão Cầu – Xã Tiên Tân
– thành phố Phủ Lý. Khi cơ sở này được khai thác sử dụng sẽ tăng cường và nâng
cao năng lực đào tạo, điều kiện làm việc và học tập của thầy và trò nhà trường.

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

CHƯƠNG II : THAM QUAN HIỆN
TRƯỜNG THỰC TẾ
2.1- Tham quan công trường tại quốc lộ 6
Điểm dừng tham quan đầu tiên của chuyến đi là tại công trường thuộc km22
quốc lộ 6 , nằm trong dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa
Bình theo hình thức BOT có tổng mức đầu từ gần 3.000 tỷ đồng.
Tuyến đường được cải tạo nâng cấp với bố làn đường chính và hai làn đường
gom hai bên, vỉa hè mở rộng , bố trí cống bản thoát nước dọc đường.


Sự thay đổi mặt đường trước và sau khi cải tạo, nâng cấp :


+ Đoạn từ km 18 đến km 19 + 500 thì mặt đường rất bé, chỉ có hai làn xe, mặt
đường chất lượng kém, rất bụi, có chỗ bị đọng nước, nhiều ổ gà xuất hiện.
+ Đoạn từ km 19 + 500 đến km 20 mặt đường đã được mở rộng tương đối hoàn
chỉnh, với bốn làn xe chính và 2 làn xe gom 2 bên, ở giữa có phân cách giữa bó
vỉa, bên trong có trồng cây, bề rộng khoảng 1,5m, ngoài ra còn có phân cách giữa
làn đường chính và làn đường gom bằng phân cách cứng bê tông cốt thép, ở giữa
có rãnh nhỏ thoát nước.

Hình 2.1- Công trường mở rộng quốc lộ 6 đang thi công.

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.2: Phân cách cứng ( phía bên phải) và bó vỉa vát( bên trái).
+ Quan sát tại công trường km 22 :
+ Tại công trường đang thi công phần làn đường bên trong dải phân cách biên,
các máy xúc đang tiến hành loại bỏ phần đất ướt do trời mưa để làm làn đường
gom.

Hình 2.3 : Máy xúc gom đất ướt phía làn đường bên.

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

+ Tiến hành làm đoạn đường này, các vật liệu được tập trung tại phần làn đường
bên đã được làm sơ bộ, nhường chỗ phần đường chính cho các phương tiện tham
gia giao thông.

Hình 2.4 :Đá dăm loại 1 dải ở lớp trên cùng.
+ Đoạn đường được thiết kế rãnh đan tại mép của phần làn đường bên giáp với vỉa
hè, rãnh đan được thiết kế theo dạng hình thang, nước từ các rãnh đan sẽ chảy vào
các hố ga bố trí dọc theo các rãnh, nước trong các hố ga chảy thông qua cống cấu
tạo thoát nước sang phía bên kia đường.

9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.5 : Rãnh đan và hố ga cống.
+ Về kết cấu áo đường nội bộ của đường bên:
Do đường bên chỉ dành cho dân sinh, chịu tải trọng nhỏ, xe thô sơ qua lại,
nên được thiết kế với 1 lớp nhựa dày 10cm.
• Bên dưới lớp nhựa là phần móng trên , dùng đá dăm loại 1.
• Bên dưới phần móng trên là phần móng dưới , dùng đá dăm loại 2 để thi
công.


Hình 2.6 : Kết cấu áo đường.


10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

+ Về phần cống cấu tạo thoát nước:
Cống được thiết kế để thoát nước từ hố ga do nước từ rãnh đan chảy về,
ngang qua đường, cống ở đây được thiết kế với khẩu độ 0,5m , do chỉ là cống cấu
tạo trên đường đô thị.

Hình 2.7 : Cống cấu tạo.

Hình 2.8 : Tấm nắp đậy hố ga.

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Khi thi công tấm nắp đậy hố ga cần yêu cầu mặt trên của tấm nắp đậy bằng
với nền mặt đường, tránh lồi lõm gây mất an toàn , trường hợp hố ga bị sụt cần tôn
các mép hố ga lên.
+ Tại công trường còn đang tiến hành thi công vỉa hè, vỉa hè có kích thức khoảng
5m lát gạch, bó vỉa, tại đây dùng bó vỉa vát có thể cho xe tiếp cận lên vỉa hè ở bất
kì vị trí nào.


Hình 2.9-: vỉa hè đang thi công.

Hình 2.10- Bó vỉa vát.

12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Bó vỉa có các lỗ nhỏ rỗng bên trong mục đích là để liên kết với nhau
+ Phân cách cứng và bó vỉa được đúc bằng khuân ngay tại công trường, vật liệu bê
tông cốt thép

Hình 2.11- Phân cách và bó vỉa được đúc tại chỗ.
+ Khảo sát cống thoát nước dọc đường :
Cống dọc được đặt phía trong của vỉa hè, gần sát nhà dân, được thiết kế dạng cống
bản chịu lực, phía trên không cần đắp đất, do vậy không cần phải đảm bảo cao độ
khống chế cống.
Phía dưới đáy cống bản khi tiến hành đặt cống thì chỉ cần làm phẳng bề mặt hoặc
có thể dải một lớp đệm cát làm phẳng.

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN


Hình 2.12 : cống bản chịu lực đang thi công.
Ngoài cống bản ra thì ở đây còn có cống vuông :

Hình 2.13 : Cống vuông.

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN



Sau khi quan sát đánh giá sơ bộ mặt đường, dải phân cách, vỉa hè, cống
thoát nước, .... tiến hành quan sát tìm hiểu một số máy xây dựng có ở ngoài
công trường.

+ Xe lu bánh lốp: có diện tích tiếp túc lớn, nên ứng suất truyền sâu, tiết diện lún
nhiều hơn, lu lốp có bánh đều nhau phía trước, làm bằng cao su đặc. Máy lu bánh
lốp dùng sức căng của lốp để nèn chặt kết cấu vật liệu của mặt đường, máy lu lốp
thường được dùng trong giải đoạn giữa của quá trình lu đường, sau giai đoạn đầu
lu bằng lu sắt. đây là hình hảnh của lu bánh lốp.

Hình 2.14 : Lu bánh lốp.
+ Lu bánh thép: bánh trước của lu bằng thép rất nặng, lu bánh thép được dùng
trong quá trình dải bê tông nhựa, lu sơ bộ để sắp xếp các hạt cốt liệu sau đó mới
dùng lu bánh lốp để lèn chặt, Lu bánh thép có chế độ bật dung làm hạt cố liệu dễ
dàng sắp xếp lại hơn.


15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.15: Lu bánh thép.
Ngoài lu bánh thép và lu bánh lốp ra còn có lu nặng và lu chân cừu, khi thi
công phần lớp móng dưới do không yêu cầu về độ phẳng nên dùng lu nặng làm hạt
cốt liệu lún sâu, còn lu chân cừu dùng để thi công đầm đất rất thích hợp với đất
dính, diện tích tiếp xúc nhỏ, khi lu tạo thành các lỗ nhỏ lún sâu liên kết các lớp đất
lại với nhau.
+ Máy san nền : có lưỡi san dưới gầm, có cơ cấu xoay 180 độ nên việc san rất dễ
dàng, dùng để san đá, san nhựa phẳng.

16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.16 : Máy san nền
Sau khi tham quan tại công trường km 22 quốc lộ 6 đoàn xe tiếp tục lên
đường, quan sát dọc tuyến quốc lộ 6 và sau đó chuyển hướng sang đường Hồ Chí
Minh để đánh giá quan sát tuyến đường.
Kết quả thu được:






Biết được cấu tạo mặt đường, độ dốc dọc trong đường đô thị ngoài thực tế.
Cấu tạo, chức năng và quy trình làm các loại cống thoát nước.
Các máy móc tham gia vào quá trình làm đường: máy ủi, máy xúc, máy san,
máy lu…
Biết thêm về hố ga, bó vỉa, dải phân cách…

2.2- Tuyến đường Hồ Chí Minh
Đoạn đường tiếp theo quan sát là 1 đoạn đường thuộc tuyến đường Hồ Chí
Minh , là đường cấp 3 đồng bằng với 2 làn đường chính, dải phân cách ở giữa là
phân cách bằng vạch sơn.
Đoạn đường nằm trong vùng núi đá vôi, nhiều vách đá cao , đánh giá lối đi
tuyến đoạn đường này là đi tuyến qua thung lũng.

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Về rãnh thoát nước 2 bên dường là rãnh hình đang, được gia cố bằng đá,
tương đối dốc, do lâu ngày không được duy tu bảo dưỡng nên có cỏ mọc nhiều
trong rãnh, gây ứ đọng rác và đất ở rãnh.
Tại một số chỗ cua, chỗ đường nhỏ, lan can hai bên được thiết kế bằng cáp.

Hình 2.17 : Lan can hai bên đường Hồ Chí Minh
2.3- Tuyến đường quốc lộ 21 A

• Quốc lộ 21 a mới được nâng cấp nên mặt đường rộng, chất lượng mặt đường
tương đối tối, tuyến được thiết kế với 2 làn xe chạy ngược chiều, phân cách
giữa hai làn đường và giữa phần xe chạy với lề đường bằng vạch sơn trắng

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.18 : Mặt đờng quốc lộ 21a


Tuyến đường có thiết kế rãnh hai bên là hình thang, được gia cố bằng đá, độ
dốc tương đối lớn, nhưng ở trong rãnh có nhiều cỏ dại mọc do lâu ngày
không được duy tu.

19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.19-2.20 : Rãnh thoát nước quốc lộ 21 a.


Tại vị trí gần gáp ranh địa phận tỉnh Hà Nam, có một đoạn đèo rất nguy
hiểm, độ dốc rất lớn, bán kính cua rất nhỏ, 2 bán kính ngược chiều, nhận

thấy chưa đủ đoạn chêm, hơn nữa mặt đường không được mở rộng, tại đây
cũng không có gương cầu lồi hay cảnh báo nào cả, một bên là vực sâu , một
bên là đồi...

20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN



Hình 2.20 : Đoạn đèo cua nguy hiểm
Về phần lề đường của quốc lộ 21 a, toàn bộ phần lề đất được gia cố, rất tốt
cho việc dừng dỗ xe, hơn nữa không cần phải duy tu bảo dưỡng nhiều, tiết
kiệm được chi phí.

Hình 2.21 : Lề đường được gia cố toàn bộ

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

2.4- Cơ sở đào tạo thực nghiệm trường đại học Xây Dựng tỉnh Hà Nam
Là 1 cơ sở mới của Trường Đại Học Xây Dựng tại Hà Nam đã bắt đầu đưa
vào quá trình xây dựng mục đích phục vụ việc học tập và nghiên cứu thực nghiệm

trong tương lai.
Dự án đang tiến hành trong giai đoạn san lấp mặt bằng, với quy mô 24ha, nằm
trên địa phận hành chính các thôn Kim Lũ – xã Tiên Nội, Hoàng Lý – xã Hoàng
Đông – huyện Duy Tiên, Lão Cầu – Xã Tiên Tân – thành phố Phủ Lý.








Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng là 232232 m2.
Khu học tập,nhà hiệu bô,các cơ sở nghiên cứu rộng 70470m2.
Khu thể dục thể thao 32007m2.
Khu nhà ăn,CLB của công nhân viên 6247m2.
Khu kí túc xá,nhà ăn…. Rộng 17234m2.
Tư vấn thiết kế : Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt
Nam (CDC).
Tư vấn giám sát : Công ty cổ phần TEXO tư vấn và đầu tư.

Được xây dựng trên khu đất ruộng, và đang tiến hành giai đoạn đầu của dự
án là san lấp mặt bằng, công tác đất đang được tiến hành.


Theo quan sát, để tiến hành san lấp khu vực này, người ta đã tiến hành đắp đường
bao vòng quanh khu đất bằng đá, bên dưới gạt bỏ hết lớp đất hữu cơ đi, sau đó đổ
toàn bộ cát vào bên trong, lu đầm để chờ đất lún dần đến ổn định rồi sau đấy mới
tiếp tục xây dựng.


22


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.21 – Sơ đồ dự án cơ sở thực nghiệm trường ĐHXD.

Hình 2.22– Thầy giáo đang hướng dấn SV về các công tác xử lí đất nền.

23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Hình 2.23 : Khu đất cơ sở đại học xây dựng tại tỉnh Hà Nam.

Hình 2.24 – Chòi chỉ huy công trường.

24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
KHOA CẦU ĐƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN, Ý NGHĨA CỦA
CHUYẾN ĐI THĂM QUAN
3.1- ĐÁNH GIÁ
Chuyến tham quan khảo sát thực tế mang lại cho sinh viên nhiều kiếm thức
thực tế, củng cố được lí thuyết đã học trên giảng đường:


3.2


Chuyến tham quan thành công tốt đẹp, đem lại hiệu quả thực tiễn cho sinh
viên.
Ý NGHĨA CHUYẾN THAM QUAN:
Giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp sau này của mình.
Sinh viên có thêm kiến thức chuyên ngành thực tế, dễ dàng đối chiếu so sánh
với lí thuyết đã học, thấy được mối lien hệ giữa lí thuyết và thực tế qua đó
rút ra được bài học cho bản thân.

3.3- KIẾN NGHỊ :
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô về chuyển đi thực tế đầy thú vị và bổ ích.
Bên cạnh đó chúng em xin đề xuất một số ý kiến để nhà trường có những chuyến
đi thực tập công nhân thuận lợi hơn :




Tăng số lượng các công trình tham quan đặc biệt là những đoạn đường có
địa hình khác nhau về đường để sinh viên hiểu rõ hơn lý thuyết đã học trên
lớp.
Chuyến tham quan dài hơn để sinh viên có thể trực tiếp tham gia một phần

vào quá trình thi công của một tuyến đường trong thực tế qua đó rút ra được
kinh nghiệm thi công công trình ngoài thực địa.
------------------ ***--------------------

25


×