Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

NHỮNG TRƯỜNG LIÊN TƯỞNG TRONG TRĂNG NON CỦA TAGORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.46 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
LỚP SƯ PHẠM VĂN 3A

MÔN:
ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Bích Thúy
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng – Sư phạm Văn 3A

Thành phố Hồ Chí Minh – 1/ 2011


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Mục lục
Mục lục............................................................................................................... 2
I.

Lý do chọn đề tài.........................................................................................3

II. Nội dung chính............................................................................................6
II.1.

Hệ thống những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhằm tạo ra những

liên tưởng độc đáo trong Trăng non...........................................................................6
II.1.1. So sánh...........................................................................................6


II.1.2. Nhân hóa........................................................................................9
II.1.3. Ẩn dụ...........................................................................................10
II.1.4. Liên tưởng tạo ra bằng những hình ảnh tượng trưng....................12
II.2.

Hình thức thể hiện..............................................................................13

II.2.1. So sánh.........................................................................................13
II.2.2. Nhân hóa......................................................................................18
II.2.3. Ẩn dụ...........................................................................................25
II.2.4. Tượng trưng.................................................................................32
II.3.

Ý nghĩa triết lý...................................................................................37

II.3.1. Về thiên nhiên..............................................................................37
II.3.2. Về con người, cuộc đời................................................................38
III.

Kết luận..................................................................................................43

IV.

Tài liệu tham khảo.................................................................................45

Trang 2


Những trường liên tưởng trong Trăng non


SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

I. Lý do chọn đề tài
Đất nước Ấn Độ, đất nước của sông Ấn, sông Hằng huyền thoại, là cái nôi văn
hóa và tôn giáo lớn của nhân loại. Từ đất nước huyền thoại và màu mỡ này đã sản sinh
ra biết bao nhiêu nhân tài cho cả thế giới mà ngày nay khi nhắc đến là không ai không
biết. Có thể kể đến nhân vật tiêu biểu là “thánh” Gandi, vị lãnh tụ nổi tiếng tài giỏi,
đến Kalidasa với “kì công thứ nhất” của văn học Ấn Độ với vở kịch Sơkuntơla, và dĩ
nhiên không thể không nhắc đến Rabindranat Tago. Người được mệnh danh là “người
lính canh vĩ đại” của Ấn Độ, là “ngôi sao sáng” của Ấn Độ phục hưng. Cả cuộc đời
Tagore cống hiến hết mình cho nghệ thuật và đấu tranh cho hòa bình dân tộc. Ông là
người châu Á đầu tiên được nhận giải Nobel văn chương với tập Thơ Dâng, tập thơ
được mệnh danh là “kì công thứ hai của tạo hóa”, sau Kalidasa vào năm 1913.
Nội dung chính trong thơ Tagore phản ánh những tư tưởng của ông, được chia
làm ba mảng chính:
Thơ triết luận với những triết lí về tôn giáo, về con người, về cuộc sống trần
thế, tiêu biểu cho mảng thơ này là tập Thơ Dâng nổi tiếng đạt được giải Nobel.
Mảng thơ tiếp theo là mảng thơ về tình yêu với hai tập thơ tiêu biểu là Người
làm vườn và Tặng phẩm của người yêu, thơ tình Tagore được mệnh danh là “thơ tình
không có tuổi”, bất cứ lứa tuổi nào đọc thơ ông đều tìm ra bản thân mình trong những
bài thơ ấy. Những bài thơ của Tagore luôn được tuyển chọn trích trong các tuyển tập
thơ tình nổi tiếng trên thế giới.
Mảng thơ thứ ba là thơ viết cho trẻ em với tập Trăng non đẹp như một viên
ngọc. Tập thơ được sáng tác sau nỗi đau mất con của nhà thơ vì vậy mà nó chứa chan
tấm lòng yêu thương của ông dành cho những tâm hồn thánh thiện, non nớt. Với tập
thơ này Tagore được xem là một nhà giáo dục với những quan điểm giáo dục phù hợp,
xét về tính khả thi là hoàn toàn có thể tìm thấy ở một nền giáo dục tiên tiến nào đó trên
thế giới.

Trang 3



Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Cao Huy Đỉnh, một nhà nghiên cứu về văn học Ấn Độ và Tagore tiên phong tại
Việt Nam nhận xét về tập Trăng non của Tagore như sau: “Đó là những bài thơ hết sức
hồn nhiên, trong sáng, những bức tranh mĩ lệ về tâm lí nhi đồng, đó còn là triết lí của
Tagore về cuộc đời, làm thành những bài học cho các bậc cha mẹ, lòng yêu trẻ con,
yêu thiên nhiên, đất nước, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Tagore đã khám
phá cả một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong tâm hồn em be.”
Để có thể đạt được nội dung sâu sắc và lột tả được chất trong sáng, thánh thiện
của tâm hồn trẻ thơ thì trước hết ở tư tưởng thiên tài của Tagore và một yếu tố thể hiện
là những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đã tạo nên giá trị của cả tập thơ.
Để có thể khắc họa thế giới trẻ thơ một cách tuyệt vời nhất, Tagore nắm được
quy luật tâm lí, trí óc tưởng tượng phong phú của trẻ và để làm tốt điều này Tagore đã
tạo ra những trường liên tưởng, những hình ảnh gợi sự liên tưởng trong Trăng non.
Với những thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng nhà thơ đã tạo
ra những trường liên tưởng đặc sắc mang đúng chất trẻ thơ, phục vụ tốt nhất cho ý đồ
nghệ thuật của mình.
Tìm hiểu đề tài “Những trường liên tưởng trong Trăng non” nhằm mục đích
muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, kĩ lưỡng hơn nghệ thuật của tập thơ Trăng non nói riêng
và thơ Tagore nói chung để đưa ra cái nhìn toàn diện về thế giới nghệ thuật của thơ
Tagore, cái thế giới nghệ thuật ấy cũng rất đặc sắc và không hề kém cạnh nội dung mà
chúng thể hiện. Đồng thời thấy được nhân cách, tư tưởng, tài năng của Tagore. Ông
không chỉ là nhà thơ của triết luận, tình yêu mà còn là nhà thơ của tuổi măng non, là
người thầy của trẻ thơ. Trong chương trình giảng dạy ở cả bậc Trung học cơ sở và
Trung học phổ thông đều có học những tác phẩm của Tagore vì vậy khi nghiên cứu đề
tài này là chúng tôi tự cung cấp thêm cho bản thân kinh nghiệm cũng như tri thức

chuẩn bị tốt nhất cho công việc giảng dạy sau này.
Trăng non là một tập thơ hay, không chỉ đối với trẻ thơ mà cả người lớn khi đọc
nó cũng rút ra cho bản thân những kinh nghiệm giáo dục, những triết lí về cuộc đời, về
con người còn có giá trị đến mai sau.

Trang 4


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Có thể nói: “Với Trăng non, gồm 140 bài viết về trẻ em, Tagore được coi là V.
Huy Gô của Ấn Độ. Tình thương, tấm lòng trìu mến, nâng niu của ông đối với trẻ em
thấm đẫm trong từng chữ, từng câu.” ( Nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thúy –
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh).

II. Nội dung chính
II.1. Hệ thống những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhằm tạo ra
những liên tưởng độc đáo trong Trăng non
II.1.1. So sánh
Theo phong cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt so sánh là “đặt hai hay
nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra những điểm
giống và khác nhau giữa chúng”. Cần phân biệt giữa so sánh logic với so sánh tu từ.

Trang 5


Những trường liên tưởng trong Trăng non


SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

So sánh logic là phép liên tưởng dựa trên những nét giống nhau hay gần giống
nhau giữa hai đối tượng đem so sánh, trong đó hai vế đem so sánh phải cùng loại và
cùng bản chất. Tính chất của phép so sánh này là đối chiếu sự tương đương ngang
bằng nhau giữa hai đối tượng, nó có tính chính xác cao.
So sánh tu từ là phép liên tưởng chỉ dựa vào một nét tương đồng nào đó của hai
đối tượng đem so sánh, trong đó hai vế so sánh có thể khác loại, khác bản chất. Vì là
so sánh có tính chất nghệ thuật nên đôi khi nó có tính khoa trương. Trong ca dao hình
thức so sánh này là chủ đạo, như ví dụ sau đây:
Đôi ta như cuốc với dao
Năng liếc năng sắc, năng chào năng quen
Theo từ điển thuật ngữ văn học thì so sánh tu từ còn gọi là tỉ dụ. Đó là “phương
thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện
tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện
tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”. Chính vì thế so sánh thường
có hai vế: vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng, vế sau là hiện
tượng được dùng để so sánh.
Trong văn học dân gian, người ta thường lấy những sự vật cụ thể hoặc những
hiện tượng tự nhiên làm chuẩn mực so sánh nhằm cụ thể hóa những hiện tượng trừu
tượng.
Ví dụ:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Trong văn học viết, chức năng của so sánh tu từ rất đa dạng. Có khi so sánh
được sử dụng như một phương tiện tạo hình, hoặc phương tiện biểu hiện, cũng có khi
được kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình, vì vậy mà chuẩn mực so sánh trong văn học
viết rất đa dạng, bất ngờ và độc đáo.

Trang 6



Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Về mặt hình thức, so sánh tu từ có hai dạng: so sánh tu từ nổi (nét giống nhau
biểu hiện bằng từ ngữ cụ thể) và so sánh tu từ chìm ( nét giống nhau khuyết đi không
được phô bày, tùy vào sự liên tưởng của người tiếp nhận).
Bằng so sánh thì các nhà văn, nhà thơ phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc
tính của một đối tượng mình cần khắc họa vì vậy mà so sánh là một biện pháp nghệ
thuật quan trọng trong hệ thống thủ pháp nghệ thuật của mỗi nền văn học.
Trong thi pháp cổ điển Ấn Độ, so sánh được xem là tài sản chính của nhà thơ.
Điểm qua một số tác phẩm văn học Ấn từ thời cổ đại Veda cho đến thời hiện đại, ta
thấy phép so sánh chính là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến. Trong
sử thi Ramayana, bên cạnh các biện pháp nghệ thuật khác, so sánh nổi bật lên là một
biện pháp nghệ thuật có tác dụng biểu đạt cao. Trong trích đoạn Hồ Pampa, để diễn
đạt nỗi thương nhớ của Rama dành cho Sita giữa mùa xuân, mùa kết đôi tràn đầy hạnh
phúc, Vanmiki đã sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh gắn liền với thiên nhiên:
“Mùa xuân như lửa đang thiêu đốt anh đến là khổ – hoa Ashoka đỏ là than hồng, tiếng
vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo và lá màu đồng thau là ngọn lửa! Những ý nghĩ
về nàng đang thiêu đốt cháy anh, gió mùa xuân không thể quạt cho anh mát dịu được.”
Trong sử thi Mahabharata, “sen” là một hình ảnh thường được sử dụng để so sánh với
vẻ đẹp hoàn thiện và lí tưởng của con người: “Một trăm con trai của Dhritarashatra
lớn nhanh như những bụi sen trong hồ”, nàng Draupadi có “đôi mắt như những đóa
sen mùa thu”, và “khuôn mặt nàng khi đẫm mồ hôi trông như những bông sen hay hoa
nhài”. Trong kịch Sokuntola của Kalidasa hình ảnh sen lại tiếp tục xuất hiện trong
tương quan so sánh ca ngợi vẻ đẹp con người:
Những ngón tay kết với nhau bằng một làn da
Như hình hoa sen vươn cánh

Lúc rạng đông mới he nửa vời
( Kalidasa – Sokuntola)
Và trong văn học hiện đại, tiếp thu hình thức nghệ thuật ấy, Tagore kế thừa
nghệ thuật so sánh truyền thống của thơ ca Ấn Độ, trong các sáng tác của mình Tagore
luôn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. Thiên nhiên là một chuẩn mực, một ngữ

Trang 7


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

liệu phong phú và bất tận giúp nhà thơ bộc lộ tư tưởng. Lấy chất liệu là hình ảnh thiên
nhiên trong cuộc sống đời thường Tagore đã cụ thể hóa những vấn đề trừu tượng, tinh
tế trong đời sống tinh thần Ấn Độ bằng những hình thức so sánh độc đáo.
Ánh sáng nô đùa trong đám lá xanh
Như một đứa be trần truồng
May mắn không biết rằng con người có thể giả dối
(Những con chim bay lạc – bài 16)

Thân này – thuyền nhỏ mỏng manh
Xác này – cây gậy khẳng khiu
( Thơ Dâng – bài 1)
Riêng ở Trăng non, do thiên nhiên được khai thác qua ánh mắt trẻ thơ nên sự so
sánh có nhiều mới lạ. Bên cạnh đó, các dạng thức so sánh cũng phong phú hơn để tạo
ra những liên tưởng độc đáo, mang tới những sắc màu kì diệu cho tập thơ, nó không
chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế của Tagore về trẻ nhỏ mà còn khẳng định sự kế thừa truyền
thống văn học có sáng tạo của nhà thơ.
Thật vậy thử làm vài phép thống kê, điểm qua sự xuất hiện của phép so sánh ở

các bài thơ trong Trăng non, ta thu được kết quả ban đầu như sau: Trên bờ biển, Buổi
sơ khai, Mây và sóng, Vu oan, Đám rước không ngờ, Em be thiên thần, Bài ca mẹ, Đất
trích, Những đóa nhài đầu tiên, Ngày mưa, Cây đa, Nhà, Chú lái buôn, Khuynh
hướng, Cung cách của be…
Những bài thơ trên đã được nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh để tổ chức lời
thơ, tổ chức thế giới hình tượng nghệ thuật mà ông muốn diễn đạt một cách hình tượng
nhất, gần gũi nhất với trẻ thơ vì tư duy trẻ thơ là tư duy trực quan sinh động.
II.1.2. Nhân hóa
Theo từ điển văn học, nhân hóa là khái niệm chỉ một dạng đặc biệt của ẩn dụ,
chuyển những đặc điểm của con người sang những đối tượng và hiện tượng không
phải người hoặc không có đặc tính của cơ thể sống. Dựa vào chức năng của biện pháp

Trang 8


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

nhân hóa trong ngôn từ nghệ thuật và sáng tác văn học, có thể phân chia các loại nhân
hóa như sau:
Nhân hóa như một kiểu tu từ gắn với khả năng nhân hóa như là bẩm sinh, vốn
có ở mọi sinh ngữ đồng thời cũng gắn với truyền thống từ chương, truyền thống của
văn diễn thuyết.
Nhân hóa là loại ẩn dụ gần với lối tạo ra sự song hành, đối sánh về tâm lí: sự
sống của thế giới tự nhiên xung quanh bị cuốn vào và trở nên đồng cảm với đời sống
tâm hồn của nhân vật, được gán cho những dấu hiệu giống con người. Cơ sở của loại
nhân hóa này bắt nguồn từ tư duy của thần thoại và cổ tích: thông qua sự đồng chủng
với thế giới người để khám phá bộ mặt của thiên nhiên .Ở thơ ca dân gian trữ tình và
thành văn, thông qua những biểu hiện nhân hóa của thiên nhiên để phát hiện diện mạo

và vận động tâm hồn của con người.
Ví dụ:
Sốt ruột, nóng lòng vì chờ đợi các em đã phá ngục tù, thoát mình trước khi
mùa đông ra đi. Người vô hình đứng nhìn đã bắt gặp tầm mắt các em đang đứng bên
vệ đường, ôi các em nõn nà, nhí nhảnh, hoa hồng, hoa nhài từng toán đổ ra vừa chạy
vừa thở hổn hển.
Các em là người đầu tiên dẫn mình đến vùng đất tử thần, màu sắc, hương thơm
nơi các em náo động không gian. Các em cười, xô đẩy, chen, lấn, ưỡn ngực, vươn
mình rồi gục ngã, thân chất thành đống cao.
( Bài 52 – Tặng phẩm của người yêu)
Nhân hóa còn với tư cách là tượng trưng, gắn trực tiếp với tư tưởng chính của
tác phẩm và được tạo nên từ hệ thống những nhân hóa cục bộ.
Trong thi pháp thơ ca cổ điển Ấn Độ, biện pháp nhân hóa không hề tồn tại. Với
người Ấn Độ, vốn dĩ thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó. Mang trong mình tất
cả những đặc tính của con người thì thiên nhiên Ấn Độ luôn là người bạn thân thiết
song hành cùng con người. Thế nhưng khi đến lượt mình Tagore đã thể hiện một sự
khác biệt khi sử dụng nhân hóa để tạo ra những liên tưởng rất trẻ con và của trẻ con.

Trang 9


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Trong Trăng non, số lượng những bài thơ có sự xuất hiện của thủ pháp nhân
hóa chiếm số lượng đáng kể, ta thử liệt kê một số bài như sau: Trên bờ biển, Bao giờ
và vì sao, Mây và sóng, Hoa Chămpa, Đám rước không ngờ, Thế giới của be, Trường
hoa, Cây đa…
Thiên nhiên được nhân hóa trở nên gần gũi với con người, với trẻ thơ. Trẻ và

thiên nhiên quấn quýt, thân thiết, gắn bó với nhau. Cả hai đều hồn nhiên và đáng yêu,
đáng nâng niu như nhau. Với nhân hóa Tagore tạo ra mối dây liên hệ gần gũi, thân
thiết giữa con người và tự nhiên qua sự liên tưởng với tính cách và phẩm chất của con
người.
II.1.3. Ẩn dụ
Phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này
qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo. Ẩn dụ làm cho cái được
nói có thêm ý nghĩa bổ sung, nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc. Trong ẩn dụ văn học, sự chuyển
nghĩa không chỉ xảy ra trong từ mà cả trong câu, trong hình tượng, quan hệ.

VD:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Trong những ẩn dụ văn học, sự chuyển nghĩa không chỉ xảy ra trong từ mà còn cả
trong câu, trong hình tượng, trong quan hệ. Ẩn dụ được sử dụng nhiều trong thơ ca, nó thể
hiện phong cách cá nhân, phong cách dân tộc và thời đại, là một trong những thủ pháp đắc địa
mà không nhà thơ, nhà văn nào có thể bỏ qua nó.
Khảo sát trong Trăng non thì ta khó mà kể hết được sự xuất hiện của thủ pháp này, hầu
như tất cả những bài thơ trong Trăng non đều có một lớp ẩn dụ đằng sau. Những bài thơ này
ta không thể đọc vội vàng, đọc gấp gáp hay mang cắt nghĩa từng câu, từng từ của bài thơ để
tìm ra ý nghĩa của nó được. Tư duy Ấn Độ là tư duy phức tạp, suy ngẫm phải có quá trình mới

Trang 10


Những trường liên tưởng trong Trăng non


SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

ngộ ra sự thật. Trong văn chương thì cái đặc điểm thích tư duy, nghiền ngẫm ấy càng thể hiện
rõ. Tất nhiên là đứa con yêu dấu của đất nước, của dân tộc thì Tagore cũng không ngoại lệ,
bản thân ông cũng là người thích suy ngẫm. Thơ ông lúc nào cũng đòi hỏi kiến thức nơi người
đọc. Những bài thơ trong Trăng non tuy là viết cho trẻ thơ nhưng không vì thế mà nó mất đi
“chất Ấn Độ” đặc trưng đó.
Ẩn dụ là một thủ pháp nghệ thuật có sức ẩn lại có sức gợi cao, một sự so sánh ngầm
mà không phải người tiếp nhận nào cũng có thể dễ dàng nhận diện và thấu hiểu được.
Trong Trăng non, ẩn dụ không chỉ dừng lại ở mức độ thông thường mà nó đạt đến
mức cao nhất và trở thành những biểu tượng giàu sức gợi, sức liên tưởng.
Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức
của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi
tác động của sự vật vào các giác quan của ta đã chấm dứt. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc
trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp biểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có
khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát dược bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể
hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về đời sống, về con người, về cuộc
đời, như là hình tượng Đạm Tiên trong Truyện Kiều, hình tượng cây sồi trong Chiến tranh và
hòa bình…

Loại biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản
ánh hiện thực trong tính quan niệm thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ
thuật.
Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi
với ẩn dụ, hoán dụ. Giống với ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở
đối chiếu so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những
đặc điểm gần gũi, tương đồng nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể,
sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó. Ta ví dụ như sau: các biểu tượng: mùa xuân –

là sức sống, tuổi trẻ; cây liễu, cành liễu – vẻ đẹp yểu điệu của người con gái; thuyền,
bến, hoa, bướm – người con trai và con gái trong tình yêu…là những hình thức chuyển
nghĩa được hình thành trên cơ sở như thế.

Trang 11


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Những biểu tượng do các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra thường chứa đựng nhiều
ý tứ, kín đáo, thâm trầm, thậm chí bí hiểm. Chính vì vậy mà muốn khám phá ý nghĩa
của những biểu tượng như thế ta phải thật sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh
hướng sáng tác và toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ đó.
Đi tìm những hiểu ý nghĩa của những biểu tượng trong Trăng non của Tagore
thì cái cần thiết nhất là phải hiểu tư tưởng thiên tài của nhà thơ.
II.1.4. Liên tưởng tạo ra bằng những hình ảnh tượng trưng
Theo nghĩa rộng thì tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện kí
hiệu, là những kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Mọi tượng trưng đều là hình
tượng và hình tượng là tượng trưng ở những mức độ khác nhau. Thế nhưng phạm trù
tượng trưng nhằm chỉ những cái phần mà hình tượng vượt khỏi chính nó, chỉ sự hiện
diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng, vừa không đồng nhất hoàn
toàn với hình tượng.
Theo nghĩa hẹp, tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa. Khi kết hợp hai bình
diện: nội dung vật thể và nghĩa bóng của nó sẽ tạo thành một đối sánh tượng trưng.
Mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật (ẩn dụ, so sánh, tả phong cảnh, chi tiết của sự
vật…) đều có thể là tượng trưng. Nhưng chúng có trở thành tượng trưng hay không là
do các dấu hiệu sau:
Sự cô đúc của sự khái quát nghệ thuật.

Dụng ý của các tác giả muốn vạch ra ý nghĩa tượng trưng của những điều mình
muốn miêu tả.
Văn cảnh tác phẩm, hệ thống sáng tác của nhà văn, nhà thơ cho thấy một ý
nghĩa tượng trưng độc lập với dụng ý miêu tả cụ thể của tác giả.
Văn cảnh văn học của thời đại.
Trong Trăng non, Tagore đã tạo ra những hình ảnh tượng trưng cho một lớp ý
nghĩa đằng sau rất tài tình và khéo léo, khi nhận ra những hình ảnh tượng trưng ấy
người đọc dễ dàng liên tưởng đến những hình ảnh rất đặc trưng mang nét trẻ thơ và
biết rằng nó được tạo ra là dành cho trẻ thơ mà thôi.

Trang 12


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

II.2. Hình thức thể hiện
II.2.1. So sánh
Trong Trăng non dạng so sánh đơn xuất hiện tương đối nhiều. Nó là dạng so
sánh ngầm, lấy cái trừu tượng để nói cái cụ thể. Dạng so sánh này tạo ra những hình
ảnh mang tính triết lí và sáng tạo cao, gợi ra nhiều liên tưởng độc đáo cho người tiếp
nhận. Ở bài Buổi sơ khai, bằng hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên trừu tượng mang
tính triết lí cao, người mẹ đã giải thích cho con về cội nguồn của nó:
Khi trong thời con gái, trái tim mẹ nở xòe như một đóa hoa.
Con đã lượn quanh nó như mùi hương phảng phất
Vẻ tươi mát nhẹ nhàng của con
nở trên tay chân non trẻ của mẹ
như một ánh hồng
trên trời cao

trước buổi bình minh
Con là đứa con cưng của Thượng Đế
Là anh em sinh đôi với ánh bình minh
Không biết sự kì diệu nào
Đã chiếm lĩnh kho vàng trên cõi thế
Và đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây.
(Buổi sơ khai- Trăng non)
Với nguồn gốc thần tiên, trong lòng mẹ con là hiện thân của tất cả những gì
thiêng liêng và thần thánh nhất. Bài thơ gồm mười hai câu (trong nguyên tác) nhưng
đã có đến bảy câu dùng hình thức so sánh đơn. Cách sử dụng hàng loạt những hình
ảnh so sánh cho cùng một đối tượng mang ra so sánh tạo thành một dạng so sánh liên
tiếp, thành một chuỗi so sánh liên tiếp, tạo ra hiệu quả là một sự nhấn mạnh rất đậm
thể hiện ý nghĩa cũng như tạo ra trường liên tưởng liên tiếp, tạo ấn tượng mạnh mẽ với
người đọc. Dạng so sánh này xuất hiện với tần số cao trong Trăng non mang tính biểu

Trang 13


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

cảm và gợi hình rất cao. Nó diễn đạt trọn vẹn tình cảm dào dạt mà mẹ dành cho con
mình và ngược lại là tình cảm của con dành cho mẹ mình. Trở lại với bài Buổi sơ khai,
thông qua những hình ảnh so sánh liên tiếp chúng ta nhận ra tình cảm yêu thương vô
bờ bến của người mẹ với đứa con thơ của mình:
Con chính là ước mơ của mẹ; con là vị Chúa của lòng mẹ; con là niềm hi vọng,
yêu thương trong đời mẹ; con cũng là mùi hương phảng phất; con là ánh hồng buổi
bình minh; con là con cưng của Thượng Đế; là anh em sinh đôi với ánh bình minh; là
kho vàng trên cõi trần thế…mẹ vô cùng hạnh phúc, sung sướng và tự hào vì mẹ có con

trên cõi đời này. Trong đôi mắt của mẹ con ở vị trí ngang bằng với vũ trụ lớn lao và bí
hiểm, nhưng con cũng lại là những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị với đời sống hàng
ngày của mẹ:
Cái gì làm con cười, nụ đời nhỏ của ta ơi? Mẹ đứng trên thềm nhìn con mỉm
cười. Mẹ vỗ tay và vòng xuyến reo vang. Con cầm thanh tre nhảy như một mục đồng tí
hon. Nhưng cái gì làm con cười, hỡi nụ đời nhỏ của cha?
Ăn mày nhỏ ơi, xin gì đó mà hai tay ôm cổ mẹ?
Lòng tham ơi, ta hái trần gian như một trái cây treo trên bầu trời để đặt trong
lòng tay nhỏ hồng của con nhe?
Ăn mày ơi, xin gì đó?
(Đám rước không ngờ - Trăng non)
Con ngự trị ở trong lòng mẹ, con cũng là cõi vô biên vĩnh hằng mà mẹ luôn
khao khát tìm hiểu. Vì mẹ yêu con nên mẹ nguyện theo con suốt đời, mẹ không bao
giờ từ bỏ con yêu của mẹ cho dù con có ở bên thế giới vô biên hay vĩnh hằng, hay một
cõi xa xăm không tên tuổi nào đó thì mẹ vẫn bên con mà thôi:
Bài hát của mẹ
Uốn khúc nhạc quanh con
Như vòng tay ôm ấp
Tỏa hơi ấm tình thương.
Bài hát của mẹ

Trang 14


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Vuốt ve vầng trán con
Ban con niềm hạnh phúc

Khi con ngồi cô đơn
Bức tường cách xa mẹ
Bài hát mẹ khe khẽ
Chắp cánh vào giấc mơ
Đưa con đến bến bờ
Như ngôi sao chiếu sáng
Trong đêm tối con đi
Bài hát của mẹ
Ở trong đáy mắt con
Giúp con nhìn xuyên suốt
Vạn vật ở trên đời.
Khi tiếng mẹ lặng im
Hòa vào trong cõi chết
Bài hát của mẹ
Cất cao trong trái tim
Trẻ trung của đời con.
(Bài hát của mẹ - Trăng non)
Với một chuỗi những so sánh liên tiếp được mở rộng trên bình diện toàn bài
thơ, nhà thơ đã thể hiện tấm lòng yêu con vô điều kiện của người mẹ, mẹ yêu con chỉ
vì mẹ yêu con và vì con là con của mẹ thôi. Mẹ nguyện và mong muốn là nơi chốn
bình yên cho con nương náu suốt đời, mẹ là nguồn an ủi động viên mãi mãi khi con
gặp trắc trở trong cuộc đời này. Bài hát của mẹ trở thành minh chứng cho tình mẫu tử
to lớn và cao cả của mẹ. Tagore đã thông qua so sánh để cụ thể hóa một khái niệm trừu
tượng ở đây là “bài ca mẹ” trở thành những gì gần gũi và dễ hiểu nhất, giúp người đọc
hiểu và nhận ra bản chất của đối tượng. Nhà thơ so sánh một cách trực tiếp, không

Trang 15


Những trường liên tưởng trong Trăng non


SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

vòng vo, so sánh ngay vào đối tượng cần nhấn mạnh, điều này càng làm tăng thêm
hiệu quả thể hiện tình cảm của mẹ dành cho đứa con yêu dấu,và cách thể hiện trực
tiếp, đơn giản phù hợp với tâm lý trẻ thơ, yêu là nói yêu, ghét là nói ghét chứ không
vòng vo, lắt léo.
Trong Trăng non không chỉ có dạng so sánh đơn mà nhà thơ còn sử dụng phép
so sánh chuỗi khá nhiều:
Con ơi, hãy để họ đến với đời con như ngọn đuốc sáng, bền vững tinh khôi,
khiến họ say mê đến im lời.
Họ độc ác trong tham lam và ghen tị, lời họ như những con dao giấu kín khát
máu người.
Con ơi, hãy bước tới đứng giữa những tấm lòng quạu cọ và đoái nhìn họ với
cặp mắt hiền từ như cái an bình bao dung của buổi chiều phủ trên một ngày tranh
đấu.
Con ơi, hãy để họ thấy mặt con và như thế hiêu nghĩa của muôn loài; hãy để họ
yêu con và như thế họ yêu thương nhau.
Con ơi, hãy đến ngự trị trong lòng cái vô biên. Bình minh con mở rộng và cất
cao trái tim như một bông hoa nở, và hoàng hôn con cúi đầu yên lặng làm tròn phận
sự thờ phượng trong ngày.
(Em be thiên thần - Trăng non)
Vì yêu con mà người mẹ so sánh con với “ngọn đuốc sáng, bền vững tinh khôi”,
khiến bao nhiêu người phải tôn kính và nể phục làm theo, con trong trắng tinh khôi đối
lập hoàn toàn với thế giới người lớn đầy rẫy mưu mô xảo trá, lừa lọc chà đạp lẫn nhau.
Tagore đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, thánh thiện của trẻ thơ khi đưa ra những
hình ảnh so sánh thuần khiết: con là bình minh, là hoàng hôn, trái tim con là bông hoa
nở, là tất cả những điều tốt đẹp trên thế giới này.
Con mang niềm vui và yên bình đến cho mọi người trong xã hội, thế nhưng
quan trọng nhất là con mang niềm vui sống và ý nghĩa cuộc sống đến cho mẹ, đó chính

là lí do mà mẹ yêu con nhất:

Trang 16


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Con sẽ thành một luồng khí nhẹ, vuốt ve mẹ; và con sẽ là sóng lăn tăn trong
nước mẹ tắm, hôn mẹ và hôn mẹ nữa.
Trong đêm lộng gió, khi mưa rì rào trên lá, mẹ sẽ nghe thấy con thầm thì trong
giường và tiếng con cười lóe lên cùng ánh chớp qua cửa sổ ngỏ vào phòng mẹ.
Nếu mẹ nằm thao thức trên giường, nghĩ đến con mẹ đêm khuya khoắt mãi, con
sẽ từ trên ngàn sao hát ru mẹ: “Ngủ đi, mẹ ngủ cho say…”
Bằng những ánh trăng lạc loài, con sẽ lẩn vào giường mẹ, nằm trên ngực mẹ
khi mẹ ngủ.
Con sẽ thành giấc mộng, và qua riềm mi mẹ he mở, con sẽ vào sâu giấc mẹ mơ;
khi tỉnh dậy, mẹ nhìn quanh ngơ ngác, lúc đó, như con đom đóm lấp lánh con sẽ lướt
vào bóng đêm.
(Chung cuộc - Trăng non)
Với một chuỗi những so sánh nhiều tầng và nhiều bậc, nhà thơ đã khắc họa đối
tượng được so sánh là đứa con trở nên đẹp đẽ và yêu thương mẹ với một tình thương
sâu đậm hết mực. Những hình ảnh mang so sánh đậm chất thần tiên, đứa con đã đến
với mẹ theo cách riêng của con trẻ, rất trẻ thơ, con đến với mẹ theo cách liên tưởng
riêng của con.
Không chỉ thế mà trong Trăng non, so sánh với trường liên tưởng mở rộng còn
là hình thức nghệ thuật cơ bản mang lại nét độc đáo cho tập thơ, nét độc đáo vì những
so sánh rất trẻ con và của trẻ con. Nó không chỉ đem đến sự truyền cảm mà nó còn
mang đến khả năng gợi cảm, khơi dậy trí tưởng tượng của người đọc:

Hỡi cây đa râu tóc tua tủa đứng bên bờ ao, ngươi có quên đứa be, như những
con chim làm tổ trên cành rồi bỏ ngươi không?
Ngươi không còn nhớ sao, nó ngồi bên cửa sổ trố mắt nhìn đám rễ lòa xòa đâm
xuống đất.
Những người đàn bà mang bình ra ao kín nước, và cái bóng đen kếch xù của
ngươi đong đưa trên mặt ao như giấc ngủ cựa mình thức dậy.

Trang 17


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Ánh mặt trời nhảy múa trên những sóng lăn tăn như muôn ngàn con thoi tí hon
không ngừng dệt tấm thảm vàng.
(Cây đa - Trăng non)
Như vậy, Tagore đã vận dụng một cách sáng tạo thủ pháp so sánh truyền thống
trong thi pháp Ấn Độ, nhà thơ đã mang đến cho Trăng non vẻ đẹp mang đậm chất trẻ
thơ với những hình ảnh so sánh tạo ra những trường liên tưởng đậm chất và phản ánh
chân thực nhất tâm hồn các em, mang màu sắc tuổi thơ trong sáng, gây ấn tượng mạnh
với người đọc.
II.2.2. Nhân hóa
Đi vào Trăng non là đến với thế giới trẻ thơ, khám phá vẻ đẹp trong sáng, thánh
thiện, toàn bích nơi tâm hồn của trẻ. Trong thế giới ấy, tất cả những gì của bé, thuộc về
bé cũng đáng được trân trọng. Đó là giấc ngủ quý giá:
Ai biết giấc ngủ từ đâu đến?
Ừ, nghe nói giấc ngủ đến từ làng tiên nữ, trong bóng cây rừng, có đom đóm lập
lòe dìu dịu, có hai nụ hoa thần kì, níu cành e lệ.
Ấy giấc ngủ từ đó đến hôn lên hàng mi em be.

(Từ đâu - Trăng non)
Đối với trẻ thơ thì giấc ngủ vô cùng quan trọng. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ thì
các bé mới phát triển nhanh chóng và toàn diện , do đó mà giấc ngủ luôn là mối quan
tâm hàng đầu trong quá trình chăm sóc và nuôi nấng các bé. Trong bài thơ trên, giấc
ngủ ấy trở thành một vị thần nhẹ nhàng ghé thăm bé vào mỗi buổi tối, hôn bé, đưa bé
vào giấc ngủ êm đềm. Giấc ngủ vốn là một hiện tượng sinh lí của cơ thể đã trở thành
người, thành một vị tiên dịu dàng yêu thương hôn lên hàng mi cong của em bé lúc bé
say ngủ:
Ấy giấc ngủ từ nơi đó đến hôn lên hàng mi em be
(Từ đâu - Trăng non)
Cũng vì nâng niu giấc ngủ trẻ thơ ấy mà với những yếu tố ảnh hưởng đến giấc
ngủ của bé thì phải chịu chê trách, thậm chí là trừng phạt. Trong bài Người ăn cắp

Trang 18


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

giấc ngủ, ta thấy những lời mỉa mai, chế giễu của những con chim đêm vốn dĩ là luôn
chăm chỉ kiếm ăn với kẻ đã nhẫn tâm đánh cắp giấc ngủ ban trưa của bé, đến cả loài
vật, tự nhiên cũng lấy làm giận dữ vì hành động không tốt của ai đó với bé, chứng tỏ
bé luôn được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, không chỉ là từ mẹ, từ gia đình mà tất
cả mọi thứ xung quanh bé, gắn bó với bé đều cho bé là trung tâm và yêu thương bé.
Điều này thật đúng với tâm lí mong muốn mình được yêu thương của gia đình mà tất
cả mọi thứ xung quanh bé, gắn bó với bé đều cho bé là trung tâm và yêu thương bé.
Điều này thật đúng với tâm lí mong muốn mình được yêu thương của trẻ thơ:
Khi chiều xuống và chợ đã tan
Và trẻ con trong làng đã ngồi trên đùi mẹ

thì những con chim đêm thet vào tai hắn
những lời mỉa mai, chế giễu:
“Giờ ngươi sẽ đánh cắp giấc ngủ của ai nào?”
(Người ăn cắp giấc ngủ - Trăng non)
Cũng với nghệ thuật nhân hóa thiên nhiên, huyền ảo chốn thần tiên, bài thơ
Mây và sóng, đã kéo những điều hư vô lại với hiện thực nhiều hơn:
Mẹ ơi…
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng…
Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bờ biển lạ lùng…
(Mây và sóng - Trăng non)
Mây và sóng là hai hiện tượng thiên nhiên quen thuộc với chúng ta, mây ở trên
trời cao và xa, sóng ở ngoài biển khơi xa xăm là thế nhưng tất cả lại trở thành con
người, một người bạn thật sự của bé với những lời mời dành cho bé, rủ bé tham gia vào

cuộc chơi của họ thật nhiệt tâm:
Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng

Trang 19


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc…
(Mây và sóng - Trăng non)
Và mời bé:


Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
và đưa tay lên trời,
em sẽ được nhấc bổng lên mây”.
(Mây và sóng - Trăng non)
Không chỉ có mây mời gọi tha thiết mà sóng cũng rất hào hứng muốn được vui
chơi cùng bé:
Những người sống trong sóng nước gọi con:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này qua nơi nọ
mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”
(Mây và sóng - Trăng non)
Và họ đón bé:
Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển
và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,
là em sẽ được đưa lên trên làn sóng.”
(Mây và sóng - Trăng non)
Mây cùng sóng cười đùa, nhảy múa, vui chơi thỏa thích rồi gọi mời bé tham
gia. Hình tượng mây cùng sóng được nhân cách hóa khiến chúng trở nên sinh động,
gần gũi và tự nhiên như con người, trở thành những người bạn yêu quý, vui tươi với trẻ
thơ.
Những trò chơi trên mây, trên sóng được chào mời rất lí thú và hấp dẫn trên nền
bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi lên trong lòng con người một sự yêu
thích, ham muốn khó có thể cưỡng lại được. Đó là hình ảnh thiên nhiên thật đẹp, thật

Trang 20


Những trường liên tưởng trong Trăng non


SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

sinh động, gần gũi, không chỉ thế đó cũng là những trò chơi chỉ có thể có được ở
những xứ sở thần tiên hay trên cõi thiên đường huyền bí. Trẻ con vốn hay tò mò, ham
vui và muốn khám phá mọi thứ, vậy mà em bé trong bài thơ lại khước từ mọi thú vui
của mây và sóng thì thật là lạ kì. Thế nhưng đúng là bé đã từ chối những lời mời đó chỉ
để được ở gần mẹ:
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
(Mây và sóng - Trăng non)
Lời khước từ ngây thơ và chân thật của bé là một minh chứng cao đẹp cho tình
mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc. Bé là đứa con ngoan ngoãn và hiếu thảo biết bao.
Thiên nhiên được nhân cách hóa làm cho chúng vốn đã tươi đẹp, đáng yêu thì
lại càng tươi đẹp, sinh động, gần gũi hơn bao giờ hết, điều này khiến các bé lại càng
thêm yêu mến thiên nhiên, muốn vui đùa, hòa quyện cùng thiên nhiên. Bé yêu thiên
nhiên nhưng bé yêu mẹ hơn tất cả bởi mẹ là nguồn vui lớn nhất của bé. Những thú vui
kia dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể bằng mẹ của bé được.
Mây và sóng đại diện cho thiên nhiên được khắc họa đẹp tươi, sinh động mà
cũng không kém phần lung linh lại chính là phông nền tô thắm cho tình yêu thương dạt
dào của bé với mẹ. Mây và sóng là sự đại diện cho tình mẫu tử thiêng liêng cao quý
không gì có thể chia cắt được. Qua nhân hóa hình ảnh thiên nhiên trở nên đẹp hơn bao
giờ hết, không chỉ thế mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trong thi pháp thơ ca cổ điển Ấn Độ thì biện pháp nhân hóa không hề tồn tại.
Với người Ấn Độ thì vốn dĩ thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó. Thiên nhiên trở
thành một phần quan trọng trong đời sống con người. Mang trong mình tất cả những
đặc tính người, thiên nhiên là người bạn thân thiết luôn song hành cùng con người. Thế
nhưng trong Trăng non, nhân hóa đã giúp Tagore thể hiện thành công tính thích tưởng
tượng của trẻ thơ. Bằng tưởng tượng, mọi vật trong mắt trẻ thơ đều có linh hồn, đều
diệu kì và sống động.
Như ở trên ta đã phân tích thì bé tưởng tượng ra mây và sóng là hai người bạn

của bé ở xứ sở thần tiên với những trò chơi thật hấp dẫn, cuốn hút.

Trang 21


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Bé nhìn đóa hoa ChămPa vào buổi sớm mai tươi đẹp, thế nhưng với bé hoa
không chỉ đơn thuần là hoa, mà bé tưởng tượng ra hoa cũng đang reo vui:
Giá như con hóa thành một đóa hoa ChămPa
chỉ để chơi thôi
Và mọc trên một cành cây cao nọ
Và reo cười đung đưa trong gió
Và nhảy múa trên những lá non vừa mới nhú ra
( Hoa ChămPa - Trăng non)
Không chỉ nhảy múa reo vui mà hoa còn đi học, còn đến trường, hoa cũng ham
vui đùa như bé, cũng bị thầy giáo phạt vì hoa không ngoan, không nghe lời thầy giáo:
Khi ấy, từng bầy hoa không biết từ đâu chợt nảy sinh, đến nhảy múa say vui
trên thảm cỏ.
Mẹ ạ, thực bụng con nghĩ rằng hoa đi học trong lòng đất.
Lớp của chúng kín cửa, và bông hoa nào muốn ra sân chơi sớm thì thầy giáo
bắt đứng một xó.
(Trường hoa - Trăng non)
Bé tưởng tượng hoa cũng có linh hồn, cũng vui đùa nghịch ngợm, cũng bị quở
mắng và quan trọng nhất là hoa cũng có một gia đình, hoa cũng có mẹ yêu thương như
bé vậy. Và lẽ dĩ nhiên là hoa cũng rất yêu thương mẹ, dù có đi vui chơi ở đâu cũng
mong muốn trở về với mẹ mà thôi – hoa cũng như bé vậy:
Mẹ có biết không? Nhà chúng ở trên trời cùng với muôn sao.

Mẹ có thấy không, chúng hăm hở về trời xiết bao?
Mẹ có biết tại sao chúng vội vã thế không?
Hẳn là con đoán ngay được chúng giơ tay đón ai; chúng cũng có mẹ như con
có vậy.
(Trường hoa - Trăng non)

Trang 22


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Không chỉ như vậy, bé còn tưởng tượng ra cả một thế giới thần tiên, cổ tích với
những nhân vật chính là những hình tượng thiên nhiên quen thuộc:
Gió mừng mang đi tiếng chuông leng keng nơi vòng chân con.
Mặt trời mỉm cười ngắm con tắm gội. Bầu trời canh chừng khi con ngủ say
trong tay mẹ và ban mai nhón bước tới giường hôn mắt con.
Cô Tiên Chiêm Bao đang đến với con, bay ngang qua trời hoàng hôn.
Bà Mẹ Đời ngồi bên con trong trái tim mẹ.
Kẻ dạo nhạc cho các vì sao đang đứng thổi sáo ở cửa sổ con.
Và cô Tiên Chiêm Bao đang đến với con, bay qua trời hoàng hôn.
(Đám rước không ngờ - Trăng non)
Trong cái thế giới ấy ai cũng vui vẻ, ai cũng đều dành tình yê cho bé, nâng niu
chăm sóc bé: gió mừng vui đùa với vòng chân của bé; mặt trời dịu dàng nhìn bé tắm
gội sạch sẽ; bầu trời cẩn thận canh chừng bé ngủ ngon giấc và không cho ai quấy phá
giấc ngủ ấy; còn ánh nắng ban mai tới hôn lên mắt bé…tất cả vây quanh bé, bao bọc
nâng niu bé thật hạnh phúc biết bao. Đây chính là đặc tính tâm lí của trẻ thơ đó là lúc
nào cũng mong muốn được yêu thương.
Bé tưởng tượng những gì bé muốn, bé thích và bé yêu thương. Trong cái thế

giới của bé thì tất cả đều vui tươi, đều có tình yêu và trong sáng tuyệt đối, không có
vật chất tầm thường, không có quyền lực, nguyên tắc ép buộc và tất cả là không giới
hạn. Cái thế giới ấy đáng để người lớn phải ao ước:
Ước gì tôi chiếm được một góc an lành trong lòng thế giới riêng của chính be
của tôi.
Tôi biết trong thế giới đó có sao trò chuyện cùng be, có một bầu trời sà xuống
mặt be để ghẹo bằng những đám mây và chiếc cầu vồng khù khờ.
Những đám mây giả bộ ngốc nghếch và trông như chẳng bao giờ di động nổi,
bò tới cửa sổ be chuyện trò với những mâm đầy đồ chơi chói ngời.
(Thế giới của be - Trăng non)

Trang 23


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

Thiên nhiên là bạn vui đùa, bạn tâm tình và thế giới trẻ thơ, trong tư duy của trẻ
bao giờ cũng gần với thiên nhiên nhất. Thiên nhiên mang những gì tốt đẹp nhất dâng
hiến cho đời, và tất nhiên là trong đó có bé đáng yêu của chúng ta:
Khi mẹ hát cho con nhảy múa
Mẹ mới thực sự hiểu vì sao có nhạc trong cành lá,
Và vì sao nước lại gửi những bản đồng ca
Cho lòng đất lắng nghe
Vâng khi mẹ hát cho con nhảy múa
Khi mẹ đưa những của ngọt vào bàn tay ham hố của con
Mẹ hiểu vì sao trong cái cốc của hoa có mật và vì sao trái cây kín đáo chứa đầy
vị ngọt bên trong.
(Bao giờ và vì sao - Trăng non)

Như vậy qua những phân tích ở trên ta thấy bằng nhân hóa mà người đọc liên
tưởng ra nhiều hình ảnh khác nhau từ hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa gốc. Từ
những sự liên tưởng đó mà ta nhận ra: trẻ thơ đã thổi hồn vào cỏ cây, hoa lá, khiến thế
giới cỏ cây cũng rộn ràng sự sống đồng thời trẻ thơ cũng kéo gần thiên nhiên lại với
mỗi chúng ta, thể hiện đầu óc tưởng tượng bay bổng rất trong sáng của bé, đó là thế
giới toàn bích của bé.
II.2.3. Ẩn dụ
Ẩn dụ chiếm số lượng lớn trong những bài thơ của tập Trăng non, hầu như bài
thơ nào cũng có hai tầng nghĩa, một cách hiểu đơn giản nhất của thủ pháp ẩn dụ.
Đến với những bài thơ trong Trăng non, người đọc thích thú nhận ra những lớp
nghĩa chìm sau những từ ngữ, những hình ảnh, ngôn ngữ được diễn đạt ngây ngô như
trẻ thơ của tác giả. Đằng sau mỗi bài thơ là một điều nhắn gửi ý nghĩa.
Trong bài Trên bờ biển, đằng sau cái khung cảnh thiên nhiên có biển cả rộng
lớn ấy, với những trò chơi tự do không ràng buộc của trẻ thơ là một thế giới của người
lớn hiện ra với tất cả lo toan:
Những người đi tìm ngọc

Trang 24


Những trường liên tưởng trong Trăng non

SVTH: Bùi Thị Hồng – SP Văn 3A

thì lặn xuống mò ngọc trai
còn những người lái buôn
giong thuyền của họ
(Trên bờ biển - Trăng non)
Ý nghĩa ẩn đằng sau những hình ảnh trên đó là sự đối lập của thế giới trẻ thơ
trong sáng với thế giới phù du của những người lớn, con người ta tại sao cứ lớn lên là

phải tranh đấu, phải mất đi sự tự do, vô tư, trong sáng như lúc bé thơ. Con người
không thể chung sống với nhau trong hòa bình và ấm êm hay sao?
Thả thuyền giấy, trò chơi hấp dẫn đã diễn ra “ngày lại ngày”, chơi mãi mà
không chán; thú vị biết bao khi ngắm nhìn và thả hồn mình trôi theo “Từng chiếc một
bơi trên dòng nước chảy”, xa dần… xa dần… Những chiếc thuyền giấy như một mảnh
linh hồn tuổi thơ, được đánh số, được “ghi tên tôi và tên làng tôi, bằng chữ lớn màu
đen”. Con thuyền sẽ mang tên tôi tên làng tôi đi đến những bến bờ xa lạ. Đó là những
cuộc phiêu lưu, những cuộc viễn du của tuổi thơ trong tưởng tượng vô cùng kì diệu:
“Tôi hi vọng rằng một người nào đó
trên một miền đất lạ
sẽ thấy chiếc thuyền này
và biết tôi là ai.”
(Thuyền giấy - Trăng non)
Có tự hào về tên tuổi mình, về xóm làng quê hương mình mới có ước ao và
hy vọng tốt đẹp ấy. Chiếc thuyền giấy đã trở thành sứ giả của tuổi thơ trong việc tìm
bạn và kết bạn ở mọi phía chân trời, ở cửa sông, ở những bến bờ xa lạ. Con thuyền
giấy vì thế đã được “chấy đầy những hoa Siuli hái được ở trong vườn”. Hoa Siuli là
một loài hoa cánh nhỏ, nhiều màu sắc rực rỡ, rất đẹp, nở vào lúc bình minh, được trẻ
em Ấn Độ rất thích. Hoa Siuli là hương sắc quê nhà, là quà tặng tuổi thơ gửi cho bè
bạn chưa hề gặp mặt, chưa hề biết tên và quen thân. Một món quà nhờ thuyền giấy
mang theo chứa đựng bao mơ ước và tình cảm thánh thiện, hồn nhiên, trong sáng:

Trang 25


×