PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới
phê chuẩn công ước hành động Quốc gia về quyền trẻ em. Ngay sau đó,
chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em được thông qua, khẳng định việc
dành ưu tiên cho trẻ em các quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,
vui chơi giải trí và phát triển văn hóa. Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế
xã hội tuy nhiên Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn tập trung mọi nỗ lực, huy
động nhiều nguồn lực trong đó có sự giúp đỡ quốc tế nhằm giải quyết các vấn
đề quan trọng về trẻ em, như sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục đặc biệt là các
đối tượng thiệt thòi vùng sâu, vùng xa.[1]
Trẻ em chính là những người đảm nhận sự phát triển của xã hội tương
lai. Với sức khỏe tốt, tư duy sáng tạo, tình cảm đẹp đẽ, thì trẻ có thể dễ dàng
thích nghi với môi trường, định hướng hành động nhanh chóng và phù hợp
với yêu cầu phát triển mới của xã hội. Tuy nhiên, trẻ em nói chung và trẻ em
ở lứa tuổi mầm non nói riêng đều có sức đề kháng yếu, các em đang trong
thời kì phát triển và dần hoàn thiện các cơ quan nên trẻ dễ bị mắc phải những
bệnh dịch do điều kiện sống tác động. [1]
Cùng với trường mầm non, gia đình là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục
đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ và hiệu quả chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các bậc cha mẹ, của gia đình. Tuy
nhiên nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo thường không đủ điều
kiện bảo vệ, chăm sóc bảo vệ con cái của mình theo ý muốn.
Trong tham luận “Thực thi chính sách về chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở
Việt Nam – khoảng trống trong chính sách hỗ trợ cha mẹ bảo vệ, chăm sóc
1
trẻ em” [1] cho biết: Chỉ có khoảng hơn 18,6% cha mẹ đạt về thực hành
vệ sinh cá nhân cho trẻ, thực hành vệ sinh môi trường cho trẻ còn thấp
hơn - chỉ đạt có 13,2%, thậm chí việc thực hành phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ chỉ đạt 1,2%.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới miền núi phía Bắc của Việt Nam,
giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, địa bàn đi lại khó khăn,
trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, có 25 dân tộc anh em. Do đó,
công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, nhất là trẻ em
dân tộc thiểu số chịu thiệt thòi hơn trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tình
trạng lao động nặng nhọc ngay từ khi còn bé. Bên cạnh đó, các bà mẹ, người
gần gũi, yêu thương chăm sóc các em nhất lại còn thiếu kiến thức, kĩ năng
chăm sóc trẻ khoa học, hợp vệ sinh nên hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ
còn chưa cao. Trong bối cảnh chung đó, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai, một xã thuộc diện vùng 135, đa số là dân tộc thiểu số thì kiến thức và
nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em của các bà mẹ lại càng thấp,
không những thế các bà mẹ nơi này còn chịu rất nhiều ảnh hưởng của các
phong tục tập quán lạc hậu, củ hủ, phong kiến.[10]
Xuất phát từ thực tế của địa phương, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Tăng cường kiến thức, kĩ năng thực hành của bà mẹ để nâng cao hiệu quả
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên , tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục tiêu:
- Đưa ra hệ thống kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho trẻ em.
- Tìm hiểu thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành của bà mẹ trong chăm
sóc sức khỏe trẻ em tại xã Xuân hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
2
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện, đặc điểm của khu vực
để hỗ trợ nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ em của các bà
mẹ ở xã Xuân hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
• Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức căn bản về chăm sóc trẻ em.
- Tìm hiểu tình trạng sức khỏe trẻ em trong độ tuổi mầm non.
- Khảo sát kiến thức và cách thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ của các bà
mẹ tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em
cho các bà mẹ tại xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3
PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm quá trình chăm sóc trẻ lứa tuổi Mầm non
1.1.1. Giai đoạn sơ sinh [2]
Giai đoạn này được tính từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra cho đến hết 28
ngày sau khi sinh.
• Về đặc điểm sinh lí: Sự thay đổi môi trường sống đòi hỏi đứa trẻ phải
thích nghi với điều kiện sống hoàn toàn mới và luôn thay đổi. Điều này
được thể hiện rõ trong chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan
của trẻ sơ sinh.
Cụ thể như sau:
- Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể (hệ hô hấp, tiêu hóa) bắt đầu
hoạt động độc lập không phụ thuộc vào người mẹ như trước.
- Sự phát triển thể chất thể hiện qua các chỉ số: Chiều cao trung bình của
trẻ sơ sinh là 50cm; Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 3000 gam.
- Một số hiện tượng sinh lí xuất hiện ở trẻ: Sụt cân (6% - 10%), vàng da,
rụng rốn. Các hiện tượng trên sẽ hết dần vào tuần thứ 2 nếu được chăm sóc tốt.
• Về đặc điểm bệnh lí:
- Bệnh tật của trẻ trong giai đoạn này có liên quan đến sự phát triển
không bình thường của bào thai trong tử cung: Trẻ có thể bị các tật bẩm sinh,
các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, còi xương…).
- Trẻ có thể bị các tổn thương khi sinh: Trẻ bị ngạt, gãy xương, tổn
thương ở não…
4
- Trẻ có thể bị các bệnh do nhiễm khuẩn như uốn ván rốn.
• Chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý các vấn đề sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được sống trong môi trường không khí
trong lành: Đảm bảo các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động không
khí và các thành phần hóa học của không khí.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ: Thức ăn chủ yếu và duy
nhất phù hợp với trẻ là sữa mẹ vì nó đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể và
có chất kháng thể giúp trẻ phòng bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ phòng các bệnh nhiễm khuẩn trong
và sau sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thích ứng với môi trường sống thay đổi.
1.1.2. Giai đoạn bú mẹ [2]
Trong giai đoạn này, ở cơ thể trẻ diễn ra sự phát triển nhanh về số lượng
và chất lượng, đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh khác nhau. Vì vậy cần có
chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh tốt cho trẻ.
• Về đặc điểm sinh lí :
Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ đang tiếp tục phát triển và
chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện (chưa đủ răng, chất lượng và số
lượng dịch tiêu hóa ít và chưa tập trung…) nhưng phải đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh của cơ thể (đạt được các chỉ số phát triển về chiều cao, cân
nặng…); Hệ thần kinh tiếp tục phát triển nhưng chưa hoàn thiện, hệ thần kinh
của trẻ nhanh chóng mệt mỏi khi làm việc và không thức được lâu mà ngủ
nhiều lần trong ngày; Da, cơ, xương của trẻ có đặc điểm: Các mô mềm, mỏng,
các sợi co dãn chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, do
có nhiều mô và các mao mạch mới được hình thành nên các tổn thương trên
da của trẻ nhanh chóng lành trong điều kiện gìn vệ sinh tốt.
5
• Về đặc điểm bệnh lí:
Phản ứng bảo vệ cơ thể còn kém. Trẻ có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn
như sởi, đậu mùa… Nhưng biểu hiện thường không rõ rệt và điển hình nên
thường khó phát hiện, khó đề phòng và cách li. Trẻ hay mắc các bệnh toàn
thân như suy dinh dưỡng, còi xương cũng như các biểu hiện sốt cao, mất nước
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
• Chăm sóc trẻ lứa tuổi bú mẹ cần lưu ý:
- Đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và tổ chức dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ
dễ dàng hấp thụ các loại thức ăn trong điều kiện hệ tiêu hóa chưa hoàn
thiện. Thức ăn hợp lí nhất trong giai đoạn này là sữa mẹ và tổ chức cho trẻ
ăn bổ sung kịp thời.
- Chăm sóc da cho trẻ cẩn thận vì da của trẻ dễ tổn thương. Đặc biệt là
những vùng da ẩm ướt do sự bài tiết diễn ra nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên,
cũng cần hạn chế sử dụng các loại thuốc phòng và chữa bệnh ngoài da cho trẻ
khi không cần thiết.
- Đảm bảo tiêm chủng phòng bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ và phát hiện
sớm những dấu hiệu của bệnh để có biện pháp chăm sóc tốt và cánh li kịp thời.
1.1.3. Giai đoạn nhà trẻ [2]
• Về đặc điểm bệnh lí: Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, lao, ho
gà,…) do sự miễn dịch tiếp nhận qua sữa mẹ ít dần, đồng thời, phạm vi
giao tiếp mở rộng và trẻ chưa có ý thức tự phòng bệnh. Trẻ hay mắc bệnh
đường tiêu hóa.
• Chăm sóc trẻ giai đoạn nhà trẻ cần lưu ý:
- Tổ chức vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Chăm sóc da cho trẻ kết hợp giáo dục
thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ.
6
- Tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ: Chú ý vệ sinh thực phẩm,
đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn chế biến, chuyển chế độ ăn theo tuổi,
bổ sung các loại thức ăn mới…
- Hình thành miễn dịch chủ động cho trẻ bằng cách thực hiện tiêm chủng
phòng bệnh và tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng các yếu tố tự nhiên.
1.1.4. Giai đoạn mẫu giáo [2]
• Về đặc điểm sinh lí:
- Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa
được tăng cường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn.
- Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào
thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, cơ quan điều khiển
vận động được tăng cường… Vì vậy, trẻ có thể tiến hành các hoạt động đòi
hỏi có sự phối hợp khéo léo của đôi tay, chân, thân (chạy, nhảy, vẽ, nặn…).
- Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này,
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hành vi của trẻ.
• Về đặc điểm bệnh lí:
Bệnh tật của trẻ trong giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh về đường
tiêu hóa ít gặp hơn. Song, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do tiếp xúc như:
Viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị ứng, hen, thấp, mề đay…
• Chăm sóc trẻ giai đoạn mẫu giáo cần lưu ý:
- Cần tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí cho trẻ để tạo điều kiện cho các cơ
quan trong cơ thể hoàn thiện vào cuối giai đoạn này trong điều kiện hệ thần
kinh chưa hoàn thiện.
- Cần tăng cường các biện pháp rèn luyện cơ thể để giúp trẻ chủ động phòng
bệnh, đặc biệt là tăng cường rèn luyện cơ thể cho trẻ bằng các yếu tố tự nhiên.
7
1.2. Chiến lược ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ
1.2.1. Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu [2]
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia
đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy
đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức
khỏe cao nhất có thể được.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ
yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục
hồi sức khỏe.
1.2.2. Chiến lược ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em [2]
Ở Việt Nam, chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm các nội dung
cơ bản sau:
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng (Growth monitorning):
Khái niệm: Là theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ
từ 0 – 5 tuổi.
Mục đích: Theo dõi tình trạng sức khỏe chung của trẻ hàng tháng, hàng
năm, phát hiện kịp thời bệnh suy dinh dưỡng để có biện pháp chăm sóc và
điều trị thích hợp, phát hiện tình trạng mất nước ở các bệnh tiêu chảy, bệnh
nhiễm trùng… để có thể bù nước kịp thời.
Bù nước bằng đường uống (Oral rehydratation)
Mục đích: Nhanh chóng bù nước để phục hồi lượng nước đã mất trong
cơ thể một cách an toàn, ngăn ngừa rối loạn điện giải, tăng sức đề kháng
cho cơ thể.
8
Cách tiến hành:
- Cho trẻ uống tất cả các loại nước vô trùng và bổ dưỡng đối với cơ thể
khi phát hiện ra tình trạng mất nước ở trẻ em; Thực hiện chế độ ăn lỏng với
các loại thức ăn được chế biến kĩ, dễ tiêu…
- Cho trẻ uống dung dịch Oresol đúng hướng dẫn để nhanh chóng phục
hồi lượng nước đã mất trong cơ thể.
- Có thể tự tạo ra nước uống để phục hồi lượng nước bằng các nguyên
liệu có sẵn trong gia đình như : Nước cháo muối, nước gạo rang.. thay Oresol.
- Với các trường hợp mất nước nhiều nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Nuôi con bằng sữa mẹ (Breast feeding)
Mục đích: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ
sinh, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch đối với các bệnh tật, tiết kiệm công
sức và tiền của cho gia đình và đem lại lợi ích cho người mẹ sau khi sinh.
Cách tiến hành:
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí cho người mẹ trong thời kì cho con bú,
đảm bảo chế dộ nghỉ ngơi và quan tâm đến đời sống tinh thần cho người mẹ.
- Cách cho trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú ngay sau khi được sinh ra , càng sớm
càng tốt. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
- Từ tháng thứ 7 có thể cho trẻ ăn bổ sung.
- Khuyến khích các bà mẹ không nên cai sữa cho con sớm quá, có thể
cho con bú đến 24 tháng.
Tiêm chủng phòng bệnh (Immunization)
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh
9
những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại
Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.
Lịch tiêm chủng cho trẻ:
• Trẻ sơ sinh: Phòng Lao (BCG) và VGB (lần 1).
• Trẻ 1 tháng: Phòng VGB (lần 2).
• Trẻ 2 tháng: Phòng BH – UV – HG (lần 1), Sabin (lần 1) và VGB (lần 3).
• Trẻ 3 tháng: Phòng BH – UV – HG (lần 2) và Sabin (lần 2).
• Trẻ 4 tháng: Phòng BH – UV – HG (lần 3) và Sanin (lần 3).
• Trẻ 9 tháng: Phòng sởi lần 1; 18 tháng phòng sởi lần 2.
• Trẻ 12 – 18 tháng: Phòng viêm não Nhật Bản (lần 1, sau 1 tuần - lần 2,
sau 12 tháng - lần 3).
- Tiêm chủng nhắc lại cho trẻ lớn (2, 3, 6 tuổi) để củng cố và tăng cường
miễn dịch cho cơ thể khi có yêu cầu của cơ sở y tế.
Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em (Food suplemen)
Mục đích: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí nhất cho bà mẹ trong thời
gian cho con bú và cho trẻ. Có như vậy, trẻ mới khỏe mạnh, tránh được bệnh
suy dinh dưỡng và hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn.
Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ (Female education)
Mục đích: Đảm bảo sức khỏe và những hiểu biết tối thiểu và chăm sóc
sức khỏe cho bà mẹ để giảm tỉ lệ mắc bệnh và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ.
Chương trình phòng chống thiếu vitamin A
Các hoạt động của chương trình bao gồm bổ sung viên vitamin A liều cao
cho trẻ em 6 - 36 tháng và phụ nữ sau sinh kết hợp truyền thông giáo dục
nhằm khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu vitamin A. Ngoài ra, chương
10
trình còn nghiên cứu bổ sung Vitamin A vào các thực phẩm như bột dinh
dưỡng, bánh quy, dầu ăn…
1.3. Những kiến thức căn bản chăm sóc sức khỏe trẻ em
1.3.1. Những bệnh thường gặp ở trẻ em [2], [4]
1.3.1.1. Bệnh tiêu chảy [3]
Khái niệm bệnh
Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu
gây bệnh tật, tử vong ở trẻ Biểu hiện của bệnh là: nôn, đi ngoài phân lỏng tóe
nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi,
khát nước...
Nếu được chăm sóc đúng cách thì đa số bệnh hồi phục tốt nhưng nếu
không được xử trí và điều trị kịp thời thì dễ gây tử vong do tình trạng mất
nước và điện giải hoặc để lại hậu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng
trưởng, phát triển của trẻ.
Tiêu chảy cấp là bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, mầm bệnh có trong
phân người mang bệnh truyền qua các loại côn trùng (ruồi, nhặng, gián,
vv…), qua thức ăn, nước uống ô nhiễm. Trẻ bị bệnh thường do ăn và uống
phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn (thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi
thiu, không được nấu chín kỹ, nước uống không đun sôi).
Biểu hiện khi trẻ bệnh
Trẻ bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy
bụng, nôn. Những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy. Trẻ tiêu
chảy phân lỏng toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn máu. Trẻ
đau bụng, nôn.
11
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, điều quan trọng là phải theo dõi để phát hiện các
dấu hiệu mất nước và mất muối. Các dấu hiệu cần được theo dõi:
- Tiêu chảy: Xảy ra một cách đột ngột. Phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều
lần trong ngày có thể từ 10 – 15 lần/ngày, mùi chua, phân có thể nhầy nhầy,
trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu.
- Nôn: Thường xuyên xuất hiện đầu tiên trong trường hợp do Rota hoặc
do tụ cầu, nôn liên tục hoặc vài lần một ngày.
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ
thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước (tùy vào
từng mức độ của bệnh).
- Tinh thần: Trẻ có biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ mệt lả, li bì
hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn.
- Tình trạng mất nước và chất điện giải.
•
Trẻ quấy khóc.
•
Khát nước, cho uống nước trẻ uống ngay.
•
Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt.
Khi mất nước nặng:
•
Li bì, hôn mê.
•
Không uống được.
•
Da nhăn nheo, thóp lõm.
•
Chân tay lạnh, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ
bị sốc nặng.
•
Mạch: Khi bị mất nước nặng mạch nhanh và yếu.
•
Thở: Trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.
Nguyên tắc điều trị trẻ bị bệnh tiêu chảy [4]
12
- Phát hiện sớm, bồi phụ nhanh, đủ nước và các chất điện giải mà trẻ bị
mất đi do tiêu chảy tùy thuộc vào mức độ mất nước. Oresol là dung dịch tốt
nhất để điều trị mất nước và điện giải cho trẻ.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường. Mặc dù trong thời
gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường,
nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần
cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng
cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu
phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Hậu quả là trẻ bị tiêu chảy, khả
năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ
năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.
- Không nên sử dụng kháng sinh (trừ trường hợp bị lỵ).
Phòng bệnh cho trẻ
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nhằm tăng cường
miễn dịch với bệnh tật cho trẻ, sau đó cho ăn bổ sung kèm bú mẹ.
- Tạo tập quán ăn tốt cho trẻ.
- Cho trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ.
- Người làm công việc chăm sóc trẻ phải đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến, bảo quản thức ăn an toàn, hợp vệ sinh.
- Phòng bệnh bằng vắc xin: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch
tiêm chủng mở rộng; Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm
trọng của tiêu chảy; Phòng Rotavirus: Vắc xin đã triển khai ở các nước phát
triển cho thấy hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus rất tốt.
13
1.3.1.2. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp [2]
Khái niệm
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh thường gặp ở trẻ em và là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo chương trình Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trong thời
gian dưới 30 ngày, thể hiện qua các triệu chứng nóng sốt, ho, sổ mũi, thở
nhanh, khó thở.
Những yếu tố nguy cơ
- Trẻ đẻ thiếu cân.
- Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp
tính hơn trẻ bình thường và khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thì thời gian
điều trị kéo dài hơn và có tiên lượng xấu hơn.
- Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
- Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà, thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng lớn đến
hoạt động bảo vệ của niêm mạc đường hô hấp và như vậy trẻ sẽ dễ bị
mắc bệnh hơn.
- Thời tiết lạnh thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa.
- Nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A
cũng là những yếu tố nguy cơ thường được nhắc đến.
Biểu hiện
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu như
sốt, ho, chảy nước mũi, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng
ngực , thở khò khè , tím tái…Trên thực tế, người ta có thể dựa vào các dấu
14
hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu sau để
phân loại mức độ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và định hướng nhanh thái
độ xử trí.
- Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ (Không viêm phổi) trẻ chỉ có dấu hiệu ho,
chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.
- Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa (Viêm phổi) nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh
nhưng không rút lõm lồng ngực.
- Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng (Viêm phổi nặng) khi trẻ có dấu hiệu rút
lõm lồng ngực.
- Nhiễm khuẩn hô hấp rất nặng nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy
hiểm sau: Không uống được, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm
yên, suy dinh dưỡng nặng. Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt
hoặc hạ thân nhiệt, thở khò khè.
Những điều cần lưu ý [5]
Để giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Bảo đảm cho trẻ được bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn
sam đúng đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
2. Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, không
khí trong lành.
3. Không nên đun bếp, hút thuốc lá trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
4. Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.
5. Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.
6. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh đặc biệt các dấu hiệu nặng để
điều trị kịp thời.
15
- Dấu hiệu sớm nhất của một trẻ bị viêm phổi là trẻ thở nhanh.
Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh. Khi trẻ bị viêm
phổi, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên rất nhanh và có thể dẫn
đến tử vong, còn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc khi thở phát ra một tiếng bất thường
nào đó, cũng có thể trẻ đã bị viêm phổi. Khi nghi ngờ một trẻ bị viêm phổi,
cần đưa trẻ đến khám tại các trạm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn
điều trị cụ thể. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có
hướng dẫn của thầy thuốc.
- Dấu hiệu thứ 2 là thở khó, co rút lồng ngực.
Vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng xem có dấu
hiệu lõm vào khi trẻ hít vào hay không? Một trẻ có co rút lồng ngực chứng tỏ
đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện điều trị ngay.
1.3.2. Tiêm phòng cho trẻ [5]
Tiêm phòng là việc chủ động truyền kháng nguyên (một dạng vắc xin)
vào cơ thể nhằm tạo ra một đáp ứng miễn dịch để phòng một bệnh truyền
nhiễm nào đó.
Trước đây hàng năm số trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm tỉ lệ tử vong
rất cao. Tổ chức y tế thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng tại các
quốc gia nhất là những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm
ngăn chặn tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh
những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại
Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.
16
* Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
Các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn. Để chăm
sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ cần lưu ý:
- Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình
như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng
trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
- Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt,
đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v. Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ
hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.
- Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản
vệ với tỉ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử
trí kịp thời.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co
giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.
Vì sự an toàn của trẻ, các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần
được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất
24 giờ sau tiêm chủng.
1.3.3. Sử dụng thuốc cho trẻ em [2]
Thuốc: Là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật,
khoáng vật, hóa dược hay sinh học nhằm: Phòng bệnh, chữa bệnh; Phục hồi,
điều chỉnh chức năng cơ thể; Làm giảm triệu chứng bệnh; Chẩn đoán bệnh;
Phục hồi hoặc nâng cao sức khỏe…
Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc
17
Trẻ em phức tạp hơn người lớn khi sử dụng thuốc và điều này không chỉ
đơn giản là vì chúng nhỏ hơn. Cơ thể trẻ phản ứng với thuốc một cách khác
biệt. Thêm vào đó, nhiều loại thuốc có thể gây ra các phản ứng ở những cơ thể
đang phát triển mà không ảnh hưởng đến người lớn theo cách tương tự và một
vài trong số các phản ứng này có thể nguy hiểm.
- Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ.
- Liều lượng: Liều chính xác của các thuốc kê đơn và thuốc không qua kê
đơn phụ thuộc vào trọng lượng cân nặng của trẻ, do đó phải chắc chắn là bác
sĩ và dược sĩ của bạn biết được con của bạn cân nặng bao nhiêu.
- Các hướng dẫn: Phải đảm bảo chắc chắn bạn biết – và hiểu được –
các chỉ dẫn về liều lượng thuốc cần sử dụng cho trẻ, khi nào thì sử dụng
nó, và thời gian của liệu trình điều trị. Luôn luôn đọc và tuân thủ chỉ dẫn
một cách cẩn thận.
- Các phản ứng/tác dụng phụ. Bạn phải biết tất cả những tác dụng phụ có
thể gặp của một loại thuốc trước khi sử dụng nó cho trẻ, những thông tin này
thông thường được tìm thấy trên nhãn thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Sau
đó, hãy theo dõi những phản ứng phụ bất thường.
- Đo lường một cách chính xác: Nếu như liều lượng được khuyến nghị ở
trên bao bì sử dụng một đơn vị khác (ví dụ như muỗng canh, muống cà phê,
ml, ounces) thì không nên cố gắng ước lượng mà hãy tuân theo đúng hướng dẫn.
- Không được sử dụng các loại thuốc quá hạn sử dụng.
1.3.4. Tạo môi trường an toàn, phòng tránh tai nạn [4], [5]
Tạo môi trường an toàn cho trẻ
Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 20112015 là tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều
18
được bảo vệ; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho
trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại,
trẻ em bị bạo lực. Thế nhưng, trẻ em vẫn đã và đang là đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi khi hàng ngày phải đối mặt với những cái bẫy từ nhà ra phố. Làm gì để trẻ
được an toàn vẫn là bài toán khó và cần lời giải từ sự chung tay của cả cộng đồng.
Những điều cần biết về những tai nạn thường gặp của trẻ trong
gia đình và môi trường sống. [1]
Theo kết quả khảo sát về tai nạn thương tích tại Việt Nam vừa được Tổ
chức Y tế Thế giới công bố, mỗi năm nước ta có khoảng 35.000 người tử
vong do tai nạn thương tích, trong đó có 8.000 từ sơ sinh đến 18 tuổi. Nguyên
nhân dẫn đến tử vong nhiều nhất là chết đuối với trung bình khoảng 10
em mỗi ngày.
Các bác sĩ khuyến cáo, ở tuổi này trẻ có nhận thức hạn chế, lại hiếu động,
tò mò, thích hành động một mình. Vì vậy, người lớn cần quan tâm, giám sát,
tạo ra một không gian an toàn cho trẻ. Chỉ vì một phút lơ là của người lớn đã
kéo theo nhiều tai nạn đau lòng. Tai nạn xảy ra ở trẻ phần lớn lại do lỗi bất
cẩn ở người lớn.
- Cần giữ gìn, bảo vệ môi trường để trẻ được sống trong một môi
trường trong sạch.
- Đảm bảo trông nom trẻ tránh xa những nguy hiểm có thể gây tổn hại
đến trẻ (bếp lửa, nguồn điện, công trường đang thi công, sông, suối…)
- Phụ huynh và giáo viên cần trang bị một số kiến thức cơ bản về sơ cứu
ban đầu, bình tĩnh áp dụng nếu không may trẻ gặp nạn, nhất là trong trường
hợp bị ngạt nước, phỏng lửa, điện giật, mắc dị vật đường thở...
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
- Kiến thức, thái độ, kĩ năng thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em của
các bà mẹ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ xã Xuân
Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành
chăm sóc trẻ em.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng internet
nhằm tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức kiến thức,
kĩ năng thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ em của các bà mẹ.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại, trò chuyện, trao đổi.
Chọn mẫu
- Trong danh sách 143 bà mẹ có con dưới 5 tuổi do Trạm y tế của xã
cung cấp, chúng tôi đã thuyết phục được 77 bà mẹ hợp tác với chúng tôi trong
nghiên cứu (53.8% theo danh sách). Những trường hợp còn lại không điều tra
được do vắng mặt, hoặc do họ không muốn hợp tác.
20
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai
3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã
Xuân Hòa [10], [11], [12]
Điều kiện tự nhiên, kinh tế
Xuân Hòa là một xã vùng 2 nằm phía Tây – Bắc huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai, địa hình phần lớn là đồi, núi cao.
- Diện tích đất tự nhiên: 6247 ha.
- Dân số: 4287 người, gồm 830 hộ gia đình.
- Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: 981 người.
- Số phụ nữ từ 15- 49 đã kết hôn: 653 người.
- Số trẻ em < 5 tuổi: 143 trẻ.
- Có 4 dân tộc chung sống trên 19 thôn bản, trong đó: Dân tộc Tày
chiếm 66,6%, dân tộc H.Mông chiếm 29,8%, dân tộc kinh 2,9%, dân tộc
Dao chiếm 0,7%.
- Xuân Hòa là một xã thuần nông - lâm, các hộ gia đình làm nghề
nông, lâm nghiệp trồng lúa, trồng ngô, đồi rừng, chăn nuôi gia súc. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2013 rất thấp, đạt 6,1 triệu
đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 21%.
Tình hình văn hóa xã hội
21
Phân bố dân số theo trình độ học vấn (thống kê năm 2012 của UBND
huyện Bảo Yên): Không đi học: 23,1%; Tiểu học: 39%; Trung học cơ sở:
26%; Phổ thông trung học: 11%; Cao đẳng, Đại học: 0,9%
Trên địa bàn xã Xuân Hòa có 02 trường tiểu học, 01 trường mầm
non, 01 trường trung học cơ sở, thuộc sự quản lý của Đảng ủy, HĐND Ủy ban nhân dân xã.
Giáo dục mầm non: Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến lớp đạt 80 -85%. Tương
tự, giáo dục tiểu học đạt 90% học sinh được đến lớp.
3.1.2. Thực trạng sức khỏe trẻ em xã Xuân Hòa và công tác y
tế tại địa phương
3.1.2.1. Hoạt động y tế tại địa phương [8], [9]
- Trạm Y tế xã với 6 cán bộ trong đó: 03 y sỹ, 01 nữ hộ sinh, 02 điều
dưỡng trung học, trong đó có 1 y sỹ làm cán bộ chuyên trách dân số.
- Các cán bộ trạm phân công quản lí các chương trình y tế và phụ trách
các thôn, bản. 19/19 thôn, bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động. Hàng
tháng, trạm y tế tổ chức họp giao ban định kỳ với nhân viên y tế thôn bản.
- Cán bộ trạm thường xuyên được bổ sung các kiến thức , kĩ năng về
chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trau dồi về y đức thông qua các lớp tập
huấn do y tế cấp trên mở. Trạm Y tế duy trì tốt công tác khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Bên cạnh đó, các cán bộ tại trạm cũng đang triển khai các hoạt động y
tế dự phòng nổi bật là chương trình tiêm chủng mở rộng. Tỉ lệ trẻ được tiêm
chủng đúng thời gian, đúng độ tuổi và đúng loại vắc xin và tiêm đủ loại vắc
xin đạt 80,3%.
22
- Trạm Y tế cũng triển khai, thực hiện các chương trình Y tế Quốc gia:
Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống
nhiễm khuẩn hô hấp cấp, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ đần độn,
phòng chống sốt rét, chăm sóc sức khỏe sinh sản…v.v, góp phần phòng,
chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã.
3.1.2.2. Thực trạng sức khỏe trẻ em [8], [9]
Qua điều tra, tìm hiểu, thu thập thông tin tại trạm Y tế xã và trường mầm
non của xã về tình hình sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em tại xã Xuân Hòa, chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 3.1. Tình trạng trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh và công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ, trẻ em
STT
Nội dung theo dõi
Năm 2012 Năm 2013
(%)
(%)
1.
Suy dinh dưỡng
27,1
25,6
2.
Trẻ tiêu chảy cấp
48,0
54,0
3.
Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp
68,5
63,5
4.
Tiêm chủng mở rộng
81,2
80,3
5.
Bổ sung vitamin A cho trẻ
79,2
80,3
6.
Phụ nữ mang thai đi khám
39,5
34,4
thai định kì đủ 3 lần
Ghi chú
trên tổng số trẻ
dưới 5 tuổi
trên tổng số trẻ
dưới 5 tuổi
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao
Theo thống kê của trạm Y tế cũng như kết quả cân trẻ vào ngày 1/6/2013
thì tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em có xu hướng giảm theo các năm, tuy nhiên thì tỉ
23
lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đứng đầu huyện với tỉ lệ suy dinh dưỡng
25,6% năm 2013 (tỉ lệ chung toàn huyện 21,9%). [10]
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp
Trong những năm gần đây ở Việt Nam tình hình bệnh tiêu chảy có chiều
hướng gia tăng. Diễn biến của bệnh rất thất thường, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết. Tại Xuân Hòa, trong 2 năm 2012, 2013, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi
nhiễm tiêu chảy cấp xấp xỉ trên dưới 50%, bình quân cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ bị
bệnh. Đây là số liệu thống kê của trạm y tế, tuy nhiên có thể trong thực tế, số
trẻ bệnh có thể cao hơn.
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Một vấn đề đáng quan tâm nữa đó là tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp
(ARI). Theo báo cáo của trạm y tế thì tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ
em vẫn còn khá cao chiếm 48% (2012), và có xu hướng tăng theo các năm,
năm 2013 là 54%.
Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa đông, nếu không
chữa trị và xử lý kịp thời rất có thể sẽ gây ra các biến chứng như viêm phổi
thậm chí là tử vong.
- Tỉ lệ phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ thấp.
Theo báo cáo của trạm y tế trong năm 2013 có 58 phụ nữ sinh, tuy nhiên
chỉ có 20/58 bà mẹ khám thai đủ 3 lần trong 3 kỳ thai ngén (34,4%), 32/58 bà
mẹ được khám thai 2 lần (55%), 40/58 bà mẹ chỉ khám thai 1 lần trong 3 kỳ
thai ngén (69%), còn lại trên 30% bà mẹ không đi khám thai định kỳ. Do đa
số là người dân tộc thiểu số, phong tục tục tập quán của người dân còn lạc
hậu. Gắn liền với việc chị em không đi khám thai là tình trạng sinh con tại nhà
không có nhân viên y tế được đào tạo đỡ đẻ. Các bà mẹ, mà đa số là dân tộc
thiểu số thường có con ở độ tuổi nhỏ, dưới 16 tuổi. Chính ví thế mà chưa biết
24
cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho con cái. Mặt khác, các bà mẹ còn
xấu hổ, ngại ngần khi ra trạm khám và sinh con. Chính điều này đã dẫn đến
những nguy hiểm, bất trắc cho cả mẹ và con. [8], [9]
- Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng và bổ sung vitamin liều cao cho trẻ còn hạn chế.
Do nhận thức của cha mẹ trẻ chưa đúng cộng thêm đường đi lại khó khăn
lực lượng chuyên môn của trạm y tế xã còn mỏng nên trong 2 năm qua tỉ lệ
tiêm chủng mở rộng và bổ sung vitamin liều cao cho trẻ mới chỉ đạt mốc 80%.
Trong khi đó bình quân chung của huyện là 85%. [9]
3.2. Thực trạng kiến thức, kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ của
các bà mẹ
Chúng tôi tập trung khảo sát những nhóm kiến thức và kĩ năng thực hành
liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ, bao gồm cả những chăm sóc khi trẻ
khỏe và khi trẻ bệnh ngay tại cộng đồng:
1. Tiêm chủng, phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ
2. Phòng, chống và chăm sóc trẻ bị bệnh (tiêu chảy cấp và nhiễm khuẩn
đường hô hấp cấp; Bù nước bằng đường uống).
3.2.1. Kiến thức và thực hành chương trình tiêm chủng mở
rộng cho trẻ
Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh
những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại
Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib.[4]
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn 77 phụ nữ đã tự nguyện
tham gia vào nghiên cứu. Nội dung khảo sát và kết quả như sau:
25