Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề cương Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.41 KB, 30 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHẦN THẾ GIỚI
Câu 1: Trình bày cơ sở kinh tế- xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của các
nhà nước phương Đông cổ đại.
Nhận định chung: các nhà nước ở phương Đông cổ đại được hình thành từ lưu vực những
con song lớn(nên công tác trị thủy làm nông nghiệp được trú trọng vào thời kì này)
-

-

-

Các quốc gia phương đông cổ đại sự phân hóa giai cấp diễn ra chậm chạp mâu
thuẫn gia cấp còn hạn chế tính đố kháng giữa các gia cấp còn chưa cao ít hơn rất
nhiều so với các nước ở phương tây
Chính công cuộc trị thủy về thủy lợi không chỉ là yếu tố duy trì tư hữu về tư liệu
sản suất mà còn là yếu tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước (trước đó tổ chức công xã
thị tộc vơi quy mô tổ chức và hiệu lực của nó không đủ để đáp ứng khả năng tưới
tiêu)
Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một trong nhưng quá trình hình thành và thúc đẩy
sự ra đời của nhà nước
Nhà nước ra đời sớm cả về không gian lẫn thời gian do điều kiện tự nhiên kinh tế
xã hội đặc biệt của ca quốc gia cổ đại phương đông.

1, Ai Cập
- Tình hình kinh tế:
+Địa hình nhiều đồng bằng thuận lợi cho việc chăn nuôi.
+ Giáp biển và có nhiều sông lớn => đất đai phì nhiêu và thuận lợi cho công việc đánh
bắt thủy hải sản.
Chú trọng đến công việc trị thủy
 sản xuất nông nghiệp phát triển
Ngoài ra còn trao đổi, buôn bán với nước ngoài nên Ai Cập có nền kinh tế rất phát triển.


-Tình hình xã hội:
Kết cấu XH gồm 3 tầng lớp
+ Chủ nô

Cầm quyền

+ Nô lệ
Bị trị


+ Nông dân công xã
Đứng đầu là Vua hay còn gọi là Pha-ra-on có quyền lực rất lớn, có quyền lực tối cao về
hầu hết mọi mặt của nhà nước như phân, cấp ruộng đất, bổ nhiệm quan lại,..
Dưới vua là quý tộc, tăng lữ (nắm trong tay 1 khối tài sản lớn, có sức mạnh trong XH)
sau đó là nông dân công xã (có đất trồng trọt) sau đó là nô lệ được coi là tài sản có thể
trao đổi, buôn bán.
2, Babilon
-Tình hình kinh tế:
+Babilon có nhiều sông tiêu biểu là Ti gơ rơ và Ơ phơ rat
+Babilon là điểm nối các con đường giao lưu chính trị- tinh tế, thương mại từ 34 đến Tiểu
á và ngoại Cáp-ca-dơ
 nông nghiệp phát triển mạnh, chăn nuôi,…
 Thương mại phát triển
- Tình hình xã hội: Vua đứng đầu sau đó là quý tộc, tăng lữ sau đó đến dân cư tự do
Dân Avilum đầy đủ quyền lợi
Dân Mu sơ ke nu : tiện dân
Cuối cùng là nô lệ

nô lệ cung đình


Nô lệ của người Mu sơ ke nu
3, Ấn Độ:
-Cơ sở kinh tế:
+ Do có nhiều đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên thận lợi nên phát triển nông nghiệp và
chăn nuôi.
+ Do có con sông Ấn chảy qua cùng nhiều sông nhỏ nên hệ thống thủy lợi cũng như
buôn bán phát triển.
+ Vì nông nghiệp phát triển nên ngày càng xã hội nhiều công cụ lao động để phục vụ.


-

Cơ sở xã hội: có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt,nhà nước tồn tại 2 giai cấp chính là
giai cấp thống trị và giai cấp bị trị :

+ Giai cấp thống trị: vua, chủ nô, tăng lữ, quan lại-nắm giữ toàn bộ đất đai, ruộng vườn
,đặt ra rất nhiều quy tắc , luật lệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình.
+ Giai cấp bị trị: nông dân, nô lệ phải phục tùng mọi quy định của giai cấp thống trị.
+ Cư dân: gồm 2 tộc chính là: người Đraviđa cư trú ở miền nam, người Arya ở phía bắc.
4, Trung Quốc:
-

Cơ sở kinh tế :

+ Do có 2 con sông lớn chảy qua là Hoàng Hà ở phía bắc và Trường Giang ở phía nam
cùng với đất đai màu mỡ nên nông nghiệp và hệ thống thủy lợi phát triển mạnh.
+ Buôn bán và trao đổi hàng hóa, giao thông khá phát triển.
+ Các công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ biến.
-


Cơ sở xã hội :có sự phân chia giàu nghèo rõ rệt, phân làm 2 giai cấp chủ đạo:

+ Giai cấp thống trị: giai cấp quý tộc chủ nô, vua-nắm trong tay địa vị xã hội cao cùng
quyền lực tuyệt đối.
+ Giai cấp bị trị: nông dân công xã nông thôn, nô lệ bị bóc lột và áp bức.
Câu 2:Trình bày những nội dung cơ bản của bộ luật Hamurabi và so sánh với bộ
luật Manu?
Giống nhau
-

Là những bộ luật có lịch sử hình thành sớm nhất
Đều chứa đụng những yếu tố thần quyền,vương quyền đẩm bảo vị thế và quyền
lực của văn
bảo vệ trật tự đẳng cấp, gia cấp và giới tính
có nguồn luật là các phong tục tập quán và các ứng sử xã hội
hình sự hóa các quan hệ xã hội
hệ thống hình phạt hà khắc tàn bạo
kĩ thuật lập pháp đơn sơ thiếu khái quát
đều có nhưng điểm khá tiến bộ ở lĩnh vực pháp luật cụ thể

Các lĩnh vực pháp lý Giống nhau

Khác nhau


Bộ luật Hamurabi

Bộ luật Manu

Quy định điều kiện

có hiệu lực của hợp
đồng,lấy điều kiện
đảm bảo là chính
bản thân con người.

Ngoài hợp đòng vay
mượn bộ luật còn
quy định hợp đồng
lĩnh canh ruộng đất.
Xác định các chế tài
rõ ràng hơn.

Chủ yếu đề cập đến
hợp đồng vay mượn.
Có thêm điều kiện

hiệu
hợp
đồng.Có tính phân
biệt đẳng cấp rõ
ràng, đặc biệt là với
đẳng cấp cao Bà-lamôn

Đều quy định 2 hình
thức thừa kế là theo
luật và theo di
chúc,thừa kế thao tài
sản người cha

Quy định cả điều

kiện tước quyền
thừa kế. Con trai và
con gái có quyền
hưởng ngang nhau.

Con gái được hưởng
dưới dạng của hồi
môn. Chỉ được
quyền hưởng ngang
bằng với con trai khi
không lấy chồng.

Hôn nhân- gia đình

Đều có sự bất bình Quy định thủ tục kết
đẳng trong hôn nhân hôn,ly hôn. Có 1 số
điều khoản bảo vệ
người phụ nữ. Điều
chỉnh các mối quan
hệ gia đình.

Cho phép hình thức
hôn
nhân
mua
bán,đánh cắp cô
dâu.phụ nữ không
có quyền ly hôn

Hình sự


Phân biệt đẳng cấp.
Hình thức phạt dã
man,chủ yếu mang
nặng tính trừng trị

Thủ tục tố tụng

Xét xử dựa vào Coi trọng chứng
chứng cứ
cứ,trách nhiệm của
thẩm phán. Tổ chức
xét xử công khai

Hợp đồng

Quan niệm hình sự : Thể hiện tính gai
trừng trị tội lỗi, trả cấp và sự khắc
thù ngang bằng. nghiệt
Phân loại tội phạm
rõ ràng hơn

Câu 3:Đặc điểm của pháp luật phương Đông thời kì cổ đại?
Đặc điểm chung:

Coi trọng chứng cứ,
nhưng chứng cứ lại
phụ thuộc vào giới
tính,đẳng cấp



Hình thành sớm
Mang tính hoàn hỗn
Nguồn pháp luật phong phú
Có yếu tố vương quyền và thần quyền
Mức độ dân chủ của pháp luật phương đông ít hơn hẳn so ới pháp luật
Điểm tiến bộ của pháp luật phương đông cổ đại so với phương tây là đáng ghi nhận: công
lý công bằng, vai trò pháp luật, quyền lợi của phụ nữ, vai trò củ tòa án, trách nhiệm và
tranh tụng
* Pháp luật ra đời bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị.
Thời kì này, bản chất của pháp luật là pháp luật chủ nô có mục đích thiết lập một trật tự
xã hội có lợi ích cho giai cấp chủ nô.
– Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp , bảo vệ quyền
lợi và địa vị của những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự thống trị
tuyệt đối của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa các
hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ , được thể hiện trong bộ luật Hammurabi.
+ Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội.
Pháp luật cho phép những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những
đặc quyền về kinh tế và chính trị.
– Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa các con với
nhau do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng.
Pháp luật thời kì này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia trưởng đối với tài sản trong
gia đình và địa vị chi phối của gia trưởng đối với các thành viên khác của gia đình.
*Ranh giới giữa hình sự và dân sự mờ nhạt, các hình phạt hà khắc, tàn bạo và nặng nề về
cả mặt tâm lý và thân thể.
Pháp luật hình sự hóa hầu hết các vi phạm, kể cả các vi phạm trong quan hệ dân sự. Hầu
hết các điều luật đều kèm theo chế tài. Hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là tử hình
bằng rất nhiều hình thức khác nhau: ném đá cho đến chết, buộc đá ném xuống sông, treo
cổ... . Các hình phạt dã man khác cũng được áp dụng cho các hành vi phạm tội ít nghiêm



trọng hơn: chọc mù mắt, cắt lưỡi, bắt đi trên than hồng... .Pháp luật chủ nô còn cho phép
trả thù ngang bằng, tra tấn nhục hình phạm nhân.
– Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và tư tưởng thống trị.
-Về hình thức:không có tính hệ thống,từ ngữ sử dụng rất cụ thể,không khái quát.
Câu 4: Trình bày khái quát quá trình dân chủ hóa bộ máy nhà nước Aten, tổ chức
bộ máy cộng hòa dân chủ chủ nô Aten và nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước này.
Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn
là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật, tính chất
dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh
Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này.
1. Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nhà nước Aten phát triển đến trình độ
cao, suy cho cùng là do yếu tố kinh tế chi phối, quyết định. Về mặt vị trí địa lý, nhà nước
Aten ra đời ở miền trung lục địa Hi Lạp, nơi là khu vực có nhiều khoáng sản, có đường
bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp (đặc
biệt là thương mại đường biển).
Từ thế kỉ 12 TCN, tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc đến xâm chiếm vùng đồng bằng miền
Trung. Từ thế kỉ 8 TCN, 4 bộ lạc này liên minh với nhau hình thành nên Liên minh bộ
lạc, đến thế kỉ thứ 7 TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten, và thế kỉ 6 TCN thì nhà
nước thực sự được hình thành. Những người đứng đầu 4 bộ lạc là quí tộc chủ nô và nắm
toàn bộ quyền lực nhà nước.
Tầng lớp chủ nô mới ra đời rất sớm ở Aten, gắn liền với sự phát triển củakinh tế công
thương nghiệp, lúc đầu tầng lớp này không có quyền lực nhưng khi kinh tế càng ngày
càng phát triển, tầng lớp này ngày càng có thế lực kinh tế. Trong xã hội Aten lúc này có 2
mâu thuẫn cơ bản đó là mâu thuẫn giữa quí tộc chủ nô cũ và quí tộc chủ nô mới; mâu
thuẫn giữa giai cấp quí tộc chủ nô nói chung và tầng lớp bình dân, nô lệ.
2- Về quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten
Quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten gắn liền với các cuộc cải cách của tầng lớp quí tộc

chủ nô mới. Tầng lớp này đã đề xướng và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự độc
quyền của quí tộc, chủ nô và được sự ủng hộ của tầng lớp bình dân. Tầng lớp chủ nô mới
thông qua các cuộc cải cách đã dần nắm được quyền lực chính trị và chuyển hoá chính
thể quân chủ chủ nô sang chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô.
Quá trình dân chủ hoá nhà nước Aten được tiến hành thông qua 3 cuộc cải cách lớn:
2.1.Cuộc cải cách thứ nhất: Cuộc cải cách của Xô lông (594 TCN)
xô- lông là một quí tộc chủ nô mới, được bầu vào bộ máy nhà nước. Ông là người mở
đầu cho quá trình dân chủ hoá bằng nhiều biện pháp cải cách:


-

Căn bản thủ tiêu được chế độ thi tộc, quyền lực của các quý tộc thị tộc
Tạo điều kiện để tầng lớp bình dân duy trì cuộc sống ngăn chặn chế độ phá sản thủ
tiêu chế độ nô lệ vì nợ
- Tạo điề kiện cho tầng lwps chủ nô công thương phát triển ủng hộ đường lối dân
chủ của họ
- Giải quyết được mâu thuẫn giai cấp
- Bước đầu được hình thành cơ chế quyền lực của chính thể cộng hà dân chủ
Về kinh tế:
+ Ông ban hành sắc lệnh xoá bỏ mọi nợ nần trong xã hội, cấm quí tộc chủ nô biến nông
dân phá sản thành nô lệ;
+ Ban hành sắc lệnh thừa nhận quyền tư hữu tài sản, quyền chuyển nhượng tài sản, qui
định mức chiếm hữu tối đa của một quí tộc chủ nô.
+ Thực hiện cải cách về tiền tệ, và chủ trương phát triển xuất nhập khẩu. Mục đích là góp
phần giải phóng một số lượng đông nông dân, trở thành lực lượng hậu thuẫn cho cuộc cải
cách, góp phần nâng cao địa vị kinh tế của quí tộc chủ nô mới, kích thích công thương
nghiệp phát triển.
Về chính trị - xã hội:
Ông tiến hành chia cư dân Aten thành những đẳng cấp có quyền lợi và nghĩa vụ khác

nhau, căn cứ vào mức thu nhập tài sản trong 1 năm.
Đẳng cấp thứ nhất: bao gồm những người có thu nhập lương thực 500 mêđin trong 1
năm;
Đẳng cấp thứ hai: thu nhập từ 300 mêđin, có quyền tham gia hội đồng 400 người;
Đẳng cấp thứ ba: thu nhập từ 200 mêdin, có quyền tham gia hội đồng 400 người và phải
tham gia quân đội;
Đẳng cấp thứ tư: thu nhập dưới 200 mêđin, được tham gia vào hội nghị công dân nhưng
có điều kiện và không được giữ chức vụ quan trọng, phải đi lính và đóng thuế.
Xô lông thành lập Hội đồng 400 người, mỗi bộ lạc được bầu 100 người thuộc đẳng cấp
thứ hai và thứ ba. Hội đồng 400 người là cơ quan hành chính đồng thời là cơ quan tư vấn
của nhà nước, đây là cơ quan phải giải quyết những công việc giữa hai phiên họp của hội
nghị công dân; phải chuẩn bị những vấn đề đưa ra thảo luận, bàn bạc tại Hội nghị công
dân.
Những chuyển biến tích cực mà cuộc cải cách của Xô - lông đã đem lại là:
+ Về kinh tế, cải cách của Xô lông đã góp phần giải phóng một số lượng đông những
người nông dân, trở thành một lực lượng hậu thuẫn cho cuộc cải cách của Xô lông;
+ Cuộc cải cách này góp phần làm nâng cao địa vị kinh tế của quí tộc chủ nô mới;
+ Tạo điều kiện kích thích công thương nghiệp phát triển;
+ Tước bỏ phần nào lợi ịch của tầng lớp quí tộc chủ nô cũ, bắt đầu đặt nền móng cho việc
xây dựng nền cộng hoà dân chủ chủ nô.
2.2. Cuộc cải cách thứ hai: Cải cách của Clít-xten


Clitxten là người thuộc tầng lớp quí tộc chủ nô mới, sau cuộc cải cách của Xôlông,
Clixten được bầu vào giữ chức vụ quan trọng.
Cuộc cải cách của Clixten chủ yếu trên lĩnh vực chính trị xã hội:
1. Ông chia Aten thành 3 phân khu, mỗi phân khu chia thành 10 phân khu nhỏ, cứ 3 phân
khu ở 3 đơn vị hành chính khác nhau hợp thành 1 bộ lạc mới (mỗi bộ lạc mới bao gồm 3
phân khu nhỏ trong 3 phân khu hành chính). Tất cả hợp thành 10 bộ lạc;
2. Mở rộng hội đồng 400 người thành Hội đồng 500 người. (Mỗi bộ lạc mới bầu 50 người

thuộc đẳng cấp thứ hai hoặc ba. Điều kiện để được bầu vào Hội đồng là công dân tự do
Aten, phải là nam giới, và từ 18 tuổi trở lên);
3. Thành lập một cơ quan mới có tên là Hội đồng 10 tướng lĩnh, mỗi người đại diện cho 1
bộ lạc mới với điều kiện: có thu nhập lớn nhất trong bộ lạc, đảm bảo về tài sản, và có tài
năng về quân sự.
4. Đặt ra Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò: Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị công dân họp
vào mùa xuân, buộc tất cả công dân Aten có đủ điều kiện tham gia. Trong vỏ sò ghi tên
kẻ chống phá nền dân chủ, nếu có 6000 vỏ sò thì kẻ đó bị kết tội là chống đối lại nền dân
chủ và bị trục xuất khỏi Aten trong thời gian là 10 năm.
Sau cuộc cải cách này thì chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô đã chính thức ra đời. Trong
chính thể này, quí tộc chủ nô mới nắm giữ hầu hết các vị trí quan trọng, công dân tự do
được tham gia chính trị môt cách rộng rãi, cuộc cải cách này tạo điều kiện cho sự lớn
mạnh của nhà nước Aten.
Tóm lại:
-

Tạm thời hòa hoãn được xung đột giai cấp thỏa mãn hầu hết các quyền lợi ở aten

-

Hình thành một khối công dân có quyền tự do lớn và có quyền chính trị ngang
nhau.

-

Các thể chế dân chủ ngày càng phát triển, xóa bỏ gần như triệt để cơ sở xã hội của
tầng lớp quy tộc peliclet

-


Quyền của người dân tự do được phát triển

-

Người dân đã cố vai trò trong việc hình thành bộ máy nhà nước

-

Người dân được thể hiện chính kiến trong các quyết sách của nhà nước

-

Địa vị pháp lý của những người đứng đầu đất nước đã bị kiểm soát

-

Cơ chế phân tám quyền lực phát triển
2.3. Cuộc cải cách thứ ba: Cải cách của Pêriclet

-

Pêriclét đã có công lao lớn nhằm xây dựng Aten phát triền thành một thành bang
phát triển về nhiều mặt.
Cuộc cải cách của Pêriclét diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - xã hội:
1. Pêriclét đã có công lao rất lớn trong việc tăng quyền lực cho Hội nghị công dân.
Hội nghị công dân là cơ quan hoạt động thường xuyên, cứ 10 ngày tiến hành họp


một lần. Trong Hội nghị công dân, các thành viên đều có quyền thảo luận và quyết
định những vấn đề quan trọng của nhà nước. Qui định này tạo điều kiện cho mọi

công dân đều có thể tham gia giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
2. Ông cũng là là người đầu tiên tiến hành việc cấp lương cho nhân viên cơ quan
nhà nước như sĩ quan, binh lính. Đồng thời thường xuyên tiến hành thực hiện trợ
cấp, phúc lợi cho công dân nghèo gặp khó khăn.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước Aten
+ Hội nghị công dân: Tính chất cộng hoà của nhà nước này thể hiện rõ nhất ở tổ
chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất làHội nghị công dân.
Về tổ chức, thành phần của hội nghị công dân theo qui định của luật năm 451
TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải là những công dân tự do
Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha mẹ là người Aten.
Về thẩm quyền, Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của đất
nước như vấn đề chiến tranh, hoà bình; vấn đề xây dựng hay thông qua các đạo
luật; giám sát các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra Hội nghị công dân còn có
quyền bầu ra các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Toà án,
có quyền cung cấp lương thực cho thành phố.
+ Hội đồng 500 người: Được thành lập bởi Hội nghị công dân bằng hình thức bỏ
phiếu. Cơ quan này giữ chức năng hành chính, tư vấn. Sau cải cách Clixten thì đây
còn là cơ quan đại diện cho nhà nước về đối ngoại, có quyền quản lí về tài chính.
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng được bầu trong hội nghị công dân.
Về chức năng, đây là cơ quan lãnh đạo quân đội, thực hiện chính sách đối ngoại
nhưng chịu sự kiểm sát của Hội nghị công dân, nhưng không được hưởng lương.
+ Toà bồi thẩm: Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất của nhà nước.
Thành phần tham dự toà bồi thẩm rất đông. Dưới thời Pêriclét, có tới 6000 thẩm
phán, họ được bầu hàng năm ở Hội nghi công dân bằng hình thức bỏ phiếu. Nhà
nước Aten không có Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện - tức là tự
khởi tố hoặc là tự bào chữa cho mình. Trong phiên toà sau khi đã nghe hai bên đối
chất toà họp kín để quyết định bản án.
4. Nhận xét chung về tính chất dân chủ của nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô
Aten
Thành quả rõ nét nhất của nhà nước Aten chính là xây dựng được mộtnhà nước

dân chủ chủ nô đầu tiên trong lịch sử nhân loại, là nhà nước đầu tiên khai sinh ra
hình thức DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, khai sinh ra hình thức chính thể Cộng hoà. Một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà nước Aten có thể phát triển và đạt
đến trình độ văn minh cao ở thời cổ đại là do nhà nước này đã liên tục có các cuộc
cải cách rất toàn diện từ kinh tế, chính trị, đến văn hoá - xã hội.
1. Ngay từ cuộc cải cách của Xô lông, xu hướng chung của các cuộc cải cách là
tước bỏ bớt đặc quyền kinh tế và quyền lợi chính trị của quí tộc; Trong 3 cuộc cải
cách thì cải cách của Xô lông đã đưa ra bước đột phá về kinh tế, đây chính là nền


móng cơ bản nhất để kinh tế công thương nghiệp phát triển, là cơ sở hạ tầng vững
chắc, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách về các lĩnh vực chính trị - xã hội của
Clít-xten và Pêriclét sau này.
2. Việc phân chia đẳng cấp đã tạo điều kiện cho tầng lớp nông dân và thợ thủ công
ngày càng đông đảo, không những thế nó còn tạo điều kiện để củng cố, nâng cao
địa vị về kinh tế của quí tộc chủ nô mới, tạo điều kiện kích thích công thương
nghiệp phát triển.
3. Thường dân cũng được tham gia vào sinh hoạt chính trị của nhà nướckhi thoả
mãn 3 điều kiện: là công dân tự do cha và mẹ đều là người Aten, nam giới và đủ
18 tuổi. Đây là một qui định đặc biệt tiến bộ đối với một nhà nước thời kỳ cổ đại.
4. Hội nghị công dân có thực quyền. Đặc biệt hội nghị công dân có nhiều quyền
mà không một thiết chế nào trong bộ máy nhà nước có được đó là:
. + Quyết định vấn đề chiến tranh, hoà bình;
. + Xây dựng hay thông qua các đạo luật.
. + Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;
. + Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của Toà án, có
quyền cung cấp lương thực cho thành phố, có thực quyền rất lớn.
5. Luật bỏ phiếu bằng vỏ sò để chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài là một qui
định khá đặc thù, mặc dù còn có hạn chế song phần nào đãkhẳng định khát vọng
dân chủ, không chỉ ở người dân mà ở cả những nhà cải cách, những người thuộc

tầng lớp quí tộc chủ nô mới.
6. Sản phẩm của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại nói chung và nhà nước CHDC
chủ nô Aten nói riêng đã đưa Hy Lạp phát triển rực rỡ trở thành đỉnh cao của nền
văn minh cổ đại trên nhiều phương diện như văn học (nhiều thể loại thần thoại, thơ
ca ra đời); sử học (với những tên tuổi như Hêrôđốt, Tuxiđít); khoa học tự nhiên
(với những tên tuổi như Talét, Pitago, Acsimét, ơclít…), Y học (Hyppôcrát). Triết
học (Platông, Xôcrat, Arixtốt…);
7. Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế, trước hết
ta thấy số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là nô lệ
và kiều dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do. (365.000 nô lệ và
45.000 kiều dân trên tổng số 90.000 dân tự do). Như vậy những người là lực lượng
lao động chủ yếu trong xã hội không có quyền công dân. Hơn nữa trong số 90.000
dân tự do, có không quá 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 yêu cầu: nam giới, 18 tuổi, cha
mẹ là người Aten. Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc nam giới 18 tuổi
nhưng cha mẹ là kiều dân thì cũng không được tham gia vào đời sống chính trị.
Con số cao nhất của Hội nghị công dân ước tính là khoảng 6000 người, lại tập
trung ở thủ đô của Aten, do vậy không phải tất cả những người đủ điều kiện ở
những nơi khác có thể tham gia.
Nhận xét:


Ưu điểm:
-

là mô hình được tổ chức theo chính thể công hòa dân chủ đầu tiên trong xẫ hội loài
người

-

Lần đầu tiên có một cơ quan quyền lực của nhân dân, người dân được thể hiện ý

trí của mình qua hình thức thảo luận bỏ phieu biểu quyết các cơ quan cao nhất
trong

-

bộ máy nhà nước bang hình thức dân chủ bầu bỏ phiếu biểu quyết

-

Quyền lực nhà nước bước đầu được phân chia

-

Bỏ bớt được đặc quyền về chính trị của tầng lớp quy tộc chủ nô

-

Nâng cao địa vị của thường dân trong việc tham gia vào bộ máy nhà nuwowcg và
quyết định những vấn đề trọng đại
Hạn chế:

-

Nhà nước aten vẫn tồn tại dựa trên sự bóc lột của thiểu số với đa số

-

Có sự phân biệt rạch ròi giữa các lớp người tự do và nô lệ

-


Dân chủ không đạt dến đa số và không ở phạm vi rộng

-

Dân chủ aten không phổ cập số công dân được hưởng những quyền chính trị như
vật là rất ít(vì số người tự do hội tụ cả 3 yếu tố là rất ít)

-

Diễn ra ở thành phố

Câu 5: So sánh và chỉ ra nét khác biệt cơ bản giữa nhà nước Xpac và nhà nước
Aten?
Hình thức nhà nước: Aten là Nhà nước Cộng hòa Dân chủ chủ nô. Xpac là Nhà nước Cộng hòa
quý tộc chủ nô.
- Tổ chức xã hội:
·
Aten: mới đầu cũng theo hình thức cộng hòa quý tộc chủ nô nhưng do kinh tế
phát triển, công thương nghiệp dần chiếm vai trò chủ đạo dần liên kết với nông dân chống lại
giai cấp quý tộc, thong qua ba lần cải cách của:XôLông, clixten, Periclet, đã dần chuyển từ hình
thức cộng hòa quý tộc chủ nô sang chế độ cộng hòa dân chủ chủ nô.
·
Xpac: sự hình thành nhà nước Xpac trên cơ sở của cuộc chiến tranh xâm lược
của người Đô Riêng đối với người Akeang. Cuộc xâm chiếm làm xã hội hình thành các giai cấp
mới:
o
Người Xpac: là giai cấp thống trị, công việc là cai trị đất nước và
đánh giặc. Nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và nô lệ. Tầng lớp quý tộc.
o

Người Periet: Là người Akeang bị chinh phục, là người tự do có
ruộng tài sản riêng nhưng không có quyền về chính trị, họ phải cống nạp cho người Xpac và
không được lấy người Xpac.
o
Người Ilốt: là nô lệ chung cho cả xã hội Xpac.


·
·

Nhà nước Aten đã có sự dân chủ hơn so với nhà nước Xpac: Aten người dân tự do có quyền tham
gia chính trị đấu tranh với giai cấp quý tộc đòi quyền lợi; trong khi đó nhà nước Xpac các giai
cấp khác phải nghe theo sự thống trị của giai cấp quý tộc Xpac, họ ko được hưởng quyền lợi gì.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
Nhà nước Xpac có 2 vua được tôn kính nhưng không có thực lực; Còn nhà nước
Aten không có vua.
Nhà nước Xpac có hội đồng nhân dân là hội đồng thảo pháp luật gồm các thành
viên là quý tộc; Đại hội nhân dân thành viên là các công dân nam Xpac trên 30 tuổi đây là cơ
quan có quyền lực về mặt hình thức, quyền lực thực sự tập trung trong hội đồng trưởng lão. Về
sau do sự mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, để bảo vệ quyền lợi của mình giai cấp quý tộc đã
lập ra Hội đồng 5 quan giám sát có chức năng và quyền hạn rất lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao,
nhằm tập trung quyền lực vào tay giai cấp quý tộc. Khác với Xpac, Nhà nước Aten có sự tổ chức
bộ máy nhà nước khác biệt, bao gồm hội nghị công dân: thành viên bao gồm công dân nam Aten
trên 18 tuổi có quyền tự do bàn bạc thảo luận các vấn đề quan trọng. Tiếp là Hội đồng 500 người
chia làm 10 ủy ban với nhiệm vụ thi hành và giải quyết vấn đề quan trọng trong hội nghị công
dân, giám sát công việc nhà nước, quản lý tài chính. Hội đồng 10 thủ lĩnh: được bầu ra trong hội
nghị công dân có nhiệm vụ thống lĩnh quân đội, giám sát hội nghị công dân. Đặc biệt có sự khác
biệt so với Xpac là có thêm Tòa bồi thẩm chuyên xét xử giám sát tư pháp, thẩm phán được công
dân Aten bỏ phiếu bầu ra.
Cơ quan nhà nước Xpac đều do giai cấp quý tộc nắm giữ điều hành và bảo vệ lợi ích cho giai cấp

mình, trong khi đó nhà nước Aten các cơ quan đều do công dân Aten lập ra có sự dân chủ tiến
bộ. Tuy nhiên sự hạn chế dân chủ của cả hai nhà nước cũng được thể hiện đó là chỉ có công dân
của Nhà nước đó mới có quyền tham gia chính trị, có sự phân biệt giai cấp.

Câu 6:Trình bày nội dung cơ bản của luật La Mã và lí giải sự phát triển của pháp
luật dân sự ở La Mã thời kì cổ đại?
a.Thời cộng hòa sơ kì ( thế kỉ VI – III TCN)
Từ khi nhà nước LM thành lập cho đến thế kỉ V TCN,ở LM không xuất hiện PL thành
văn. Hình thức chủ ếu trong giai đoạn này là TQP, TLP. Do đo quyền lời của giai cấp
bình dân không đc bảo đảm, họ đấu tranh đòi giai cấp cầm quyền phải ban hành luật
thành văn. Khởi đầu xây dựng vào năm 451 TCN, đến năm 449 TCN một bộ luật thành
văn đc hình thành và khắc trên 12 tấm bảng đồng, đặt nơi quảng trường cho mọi người
xem luật “12 bảng”
Bảng
quy định về dân sự
 Tài sản
Quyền tư hữu đối với tài sản đc bảo về bằng nhiều biện pháp, mà chủ yếu
bằng hình phạt nghiêm khắc, dã man. Theo bộ luật, kẻ nào xâm phạm đến tài
sản của người khác như trộm cắp, đốt nhà, phá hoại hoa màu thì sẽ bị xử tử
( điều 12 bảng 8)
Bộ luật có điểm tiến bộ là quy định việc sử dụng, khai thác tài sản của mình
không đc gây phương hại đến tài sản của người khác. Cụ thể là cây cối tì phải


xém cành tỉa bóng của nó không gây hại đến đất láng giềng, nếu không có thể
bị người chủ đất đó đòi kiện chặt đi (điều 9a,9b bảng 7)
- Quy định về hợp đồng
Bộ luật xác định về thời điểm pháp lý của việc chuyên quyền trong quan hệ
mua bán, đó là khi người mua đã trả tiền hay bằng cách nào đó thỏa mãn
nhu cầu của người bán

Quy định về người làm chứng : các hợp đồng đều phải có người làm chứng
( điều 1, điều 5b bảng 6)
Tuy nhiên, trong trường hợp vay nợ , than thể con nợ bị dung làm vật bảo
đảm hợp đồng , nếu con nợ không trả đc nợ thì chủ nợ có quyền bắt giữ
hoặc giết chết con nợ (điều 5, điều 6 bảng 3) điều này tương đương với PL
phương đông cổ đại
- Quy định về hôn nhân gia đình
Trong quan hệ hôn nhân gia đình thừa nhận quyền gia trưởng của người
chồng, người chồng đc quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia
đình và đại diện gia đình trong các quan hệ xã hội ( điều 3 bảng 4). Người
đàn ông có quyền lực tuyệt đối, quản lý tài sản,, được tước quyền thừa kế
của con cái.
Người cha có quyền bán con của mình làm nô lệ nhưng không quá 3 lần
( điều 2 bảng 4)
Có sự phân biệt trong hôn nhân theo đẳng cấp xã hội: người bình dân Plebs
vẫn không đc kết hôn với quý tộc LM ( điều 1 bảng 11)
- Quy đinh về thừa kế
Trong quan hệ thừa kế, quy định hình thức thừa kế theo pháp luật và thừa
kế theo di chúc, người chết đc quyền để lại thừa kế cho bất cứ người nào
( không nhất thiết phải là con của họ). hội nghị công dân có quyền giám sát
việc chia tài sản.
Tài sản thừa kế đc hiểu bao gồm cả nô lệ và món nợ do người chết để lại.
riêng về những khoản nợ người thừa kế phải gánh vác theo tỉ lệ % tương
ứng với phần tài sản mà họ đc hưởng.
*Quy định về tội phạm và hình phạt
Giống như phương đông cổ đại, các tội phàm thường tập trung ở các loại
tội sau: xâm phạm tài sản( điều 10, điều 12, điều 14 bảng 8); xâm phạm
mùa màng (điều 24b bảng 8); xâm phạm chế độ xã hội (điều 26 bảng 8,
điều 5 bảng 9)
Về hình phạt, cũng giống như pháp luật phương đông luật 12 bảng cũng sử

dụng các hình phạt mang tính dã man tàn bạo.( tùng xẻo, băm thành nhiểu
mảnh,….) đồng thời , thừa nhận quy tắc đồng thái phục thù
*Các quy định về tố tụng


-

-

Quy định xét xử rườm rà máy móc gây nhiều khó khan cho công tác xét xử.
Nhìn chung, Bộ luật 12 bảng còn nhiều hạn chế về cả nội dung, phạm vi
điều chỉnh và kĩ thuật lập pháp.
b.Thời kì Cộng hòa hậu ký trở đi ( thế kỉ III TCN – V SCN):
- Các quy định về dân sự: chế định dân sự thời kì La Mã là phát triển nhát,
phạm vi điều chỉnh rộng nhất.
Quyền sở hữu
Về khái niệm, đến thời kì trị vì của hoàng đế justinan. Khái niệm quyền sở
hữu được đưa ra một cách rõ rang bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyển định đoạt. đây là khái niệm cho đến ngày nay vẫn còn giá
trị, trong đó có PL dân sự VN
Về căn cứ phát sinh quyền sở hữu. nhìn chung, PL quy định căn cứ phát
sinh quyền sở hữu có 2 hình thức: kế tục( chuyển nhượng quyền sở hữu) và
tự nhiên (không có nguồn gốc từ một nguồn sở hữu khác). Theo đó, các căn
cứ phát sinh quyền sở hữu: chuyển nhượng sở hữu, sở hữu theo thời hiệu,
chiếm hữu, xác nhập, chế biến,tìm thấy kho báu, vật bị đánh rơi, hoa lợi, lợi
tức.
Về mặt nội dung, quyền chiếm hữu đc quy định khá chi tiết, đc hiểu là
quyền sử dụng và ý muốn thực hiện quyền đó đối với tài sản của người
khác trao cho mình chiếm giữ để phúc vụ lợi ích cho bản thân mình. Hình
thức chiếm hữu phổ biến nhất là chiếm hữu đât đai. Đó là người chiếm hữu

có quyền sử dụng hoặc định đoạt số hoa màu do mảnh đất đó mang lại và
phải nộp cho chủ sở hữu một khoản tiền.
Về các biện pháp bảo về quyền sở hữu: yêu cầu trả lại vật và yêu cầu chấm
dứt hành vi xâm phạm. yêu cầu trả lại vật: là quyền của chủ sở hữu khi bị
người khác chiếm đoạt quyền chiếm hữu. yêu cầu chấm dứt hành vi và gây
thiệt hại: là quyền của chủ sở hữu khi bị người khác xâm phạm vào tài sản
của mình dưới mọi hình thức.
Quy định một số hạn chế của chủ sở hữu đối với tài sản: do yêu cầu canh
tác ở nông thôn hoặc sử dụng nước ở thành phố, người ta có thể dẫn nước
qua ruộng hoặc đặt ống nước qua vườn của người hàng xóm, bảo đảm an
toàn đói với công trình xây dựng liền kề.
Hợp đồng dân sự
Khi quy định về hợp đồng, pháp luật đưa ra điều kiện và phân loại hợp
đồng, quy định quyền và nghĩa vụ 2 bên khi không thực hiện hợp đồng
Điều kiện có hiệu lực cua hợp đồng:phải có sự thỏa thuận ý chí của các bên
tham gia quan hệ hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật( hành vi
phải hợp pháp, không gây phương hại cho người khác không tham gia vào
quan hệ hợp đồng…)


-

-

Phân loại hợp đồng:
Căn cứ vào các hình thức hợp đồng thì có 2 loại hợp đồng: hợp đồng miệng
và hợp đồng văn bản.
Căn cứ vào thời điểm chuyển giao vật thì có 2 loại hợp đồng: hợp đồng
thực tại và hợp đồng ưng thuận. hợp đồng thực tại là quyền và nghĩa vụ của
các bên chuyển giao tại thời điểmgiao vật. loại này gồm các hợp đồng bảo

quản, vay mượn. hợp đồng ưng thuận đc hiểu là quyền và nghĩa vụ của các
bên chuyện giao tại thời điểm kí hợp đồng. loại này gồm hợp đồng mua
bán,cho thuê sức lao động, nhà cửa, ruộng đất, súc vật.
Nếu một bên vi phạm hợp đồng thì phải thức hiện trái vụ( bồi thường hợp
đồng). biện pháp để bảo đảm trái vụ:cầm cố vật, sự bảo lãnh của người
trung giam.
Trái vụ sẽ chấm dứt khi: 2 bên thỏa thuận chuyển khoản nợ cũ sang trái vụ
mới; người chủ nợ từ chối quyền đòi hỏi của mình; hết thời hạn đưa kiện;
người mắc nợ gặp thiên tai, dịch họa không thể cưỡng lại đc.
Các quy định về hôn nhân gia đình
PL đặt ra những đòi hỏi về hôn nhân hợp pháp: cả 2 người đủ khả năng kết
hôn (nam trên 14 tuổi, nữ trên 12 tuổi). quy định hôn nhân một vợ một
chồng, do sự tự nguyện của 2 người. tuy nhiên, đối với người chưa trưởng
thành phải có sự đồng ý của gia trưởng tại thời điểm kết hôn.
Về nghĩa vụ vợ chồng: khi kết hôn, người vợ phải sống ở nhà người chồng,
nuôi dạy con cái và có nghĩa vụ chung thủy. tội ngoại tình có thể bị xử tử.
người chồng có trách nhiệm nuôi nấng và chăm sóc gia đình nên mọi chi
phái trong thời gian chung sống do người chồng gánh vác. Người vợ có
quyền li hôn chồng nếu có lí do chính đáng.
Sau khi kết hôn, quyền thừa kế cuae người vợ đối với gia đình mình là hoàn
toàn độc lập với chồng, người chồng không có quyền định đoạt tài sản này
của người vợ.trong trường hợp người vợ tự nguyện lệ thuộc vào người
chồng, hoặc người vợ là người chưa trưởng thành hay mất năng lực pháp lí
thì người chồng mới có quyền định đoạt tài sản của người vợ.
Về của hồi môn người chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng không có
quyền định đoạt.sau khi li hôn thì phải trả lại tài sản này cho vợ. tuy nhiên,
người chồng cũng có quyền giữ lại một phần của hồi môn để nuôi dậy con
cái.
Pháp luật La Mã vẫn còn thừa nhận quyền gia trưởng của người chồng đối
với vợ và cha đối với con.Tuy nhiên, pháp luật quy định người cha không

đc quyền bán con.
Các quy định về thừa kế
Quy định hai hình thức kế thừa là: theo di chúc và theo pháp luật


-

-

Thừa kế theo di chúc đc luật xác định ưu tiên trc thừa kế theo pháp luật. ở
pháp luật La Mã không tồn tại thừa kế từng phần ( phần theo di chúc, phần
theo pháp luật). ngoài ra, việc thừa kế không đồng nghĩa với việc nhận di
sản, mà người thừa kế phải tuyên bố ý chí nhận di sản của mình.
Đối với thừa kế theo pháp luật, quy định diện và hàng thừhàng thừa kế ( 4
hàng thừa kế) theo quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống trong phạm vi
6 đời của người để lại di sản.
Hàng thừa kế đc thực hiện theo nguyên tắc hàng thứ nhất không còn ai thì
mới đến hàng thứ hai. Ban đầu, vợ hoặc chồng thuộc hàng thừa kế thứ 4.
Tuy nhiên,đến đời Justinian thì hàng thừa kế có thay đổi, người chồng hoặc
vợ không thuộc hàng thừa kế nào cả nên quyên lợi của họ giải quyết theo
quyết định của quan chấp chính. Các hàng thừa kế bao gồm:
1. Con cái hoặc cháu ruột của người chết ( nếu không còn con)
2. Cha mẹ và anh chị em ruột
3. Em sinh sau người quá cố
4. Các người còn lại trong quan hệ huyết thống 6 đời
Các quy định về hình sự
Hình phạt mang tính độc đoán, tàn bạo.chủ yếu là sử dụng nhục hình. Tùy
theo người bị phạt thuộc giai cấp nào mà áp dụng hình phạt khác nhau.
Các quy định về tội phạm và hình phạt phần lớn điều chỉnh các quan hệ
chính trị, đặc biệt đến thời kì độc tài thì nó trở thành công cụ hữu hiệu để

duy trì chế độ độc tài.
Các quy định về tố tụng
Việc xét xử phải do hội đồng tòa án đảm nhiệm. trong mỗi vụ án người ta
sẽ chọn ra thẩm phán xét xử bằng cách bốc thăm. Các thẩm phán tiến hành
bỏ phiếu để quyết định bản án.Trong tiến trình tố tụng, thẩm phán vừa thực
hiện chức năng điều tra, vừa xét xử, vừa kết tội, vừa tuyên bố hình phạt.

*Lý giải sự phát triển luật dân sự La Mã thời kì cổ đại:
Luật pháp La Mã được đánh giá cao đặc biệt là vào thời kì cuối của nền
cộng hòa, trở thành 1 điểm sáng của nền văn minh La Mã. Pháp luật La Mã
trở thành cội nguồn của luật pháp Châu Âu thời kì Trung Đại và Cận đại.
Nguyên nhân đầu tiên của sự phát triển hoàn thiện là do nền tảng kinh tế
vững chắc. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ nhất là vào giai đoạn
hậu kì của nền cộng hòa. Nhờ vậy mà quan hệ xã hội trở nên đa dạng, luật
cũng theo đó phải phát triển toàn diện để điều chỉnh các mối quan hệ xã


hội.Từ đó, nền Kinh tế hàng hóa thúc đẩy luật La Mã hoàn thiện nói chung
và luật dân sự nói riêng.
Nguyên nhân thứ 2 là do công cuộc chinh phục, thế kỉ II trước CN, La Mã
là 1 đế quốc rộng lớn với nhiều quôc gia dân tộc phương Tây lẫn phương
Đông. Nhờ vậy mà các luật gia La Mã có sự kết hợp tiếp thu sự đa dạng
phong phú pháp luật các quốc gia để tạo nên pháp luật La Mã.
Nguyên nhân thứ 3 là do tài năng học vấn uyên bác của các nhà làm luật.
Cơ sở kinh tế hàng hóa phát triển tạo điều kiện vật chất của giới tri thức đầy
đủ, giúp cho họ tập trung sáng tạo chuyên môn.Việc mở rộng đế quốc cũng
tạo điều kiện cho các luật gia La Mã học tập và kế thừa thành tựu luật pháp
quốc tế.
Câu 7: So sánh đặc điểm về hình thức chính thể nhà nước ở các quốc
gia phương Đông và phương Tây trong thời kì cổ đại?

a.Khái niệm
-

Hình thức chính thể của nhà nước là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan
tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

+ Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế
+ Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về
một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
-

Cả hai hình thức nhà nước trên đều có những biến dạng của mình.

b.So sánh đặc điểm về hình thức nhà nước ở các quốc gia phương Đông và phương
Tây thời cổ đại
-

Nhà nước chủ nô: Tuy là nhà nước sơ khai nhưng nhà nước chủ nô có hình thức
rất phong phú, đa dạng với nhiều tổ chức khác nhau ở các nước chủ nô phương
Đông và phương Tây.

*Chính thể quân chủ ở các quốc gia phương Đông
-

Ở phương Đông, hình thức chính thể chủ yếu là quân chủ chuyên chế với quyền
lực tối cao tập trung trong tay nhà vua, toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của nhà vua, vua được thần
thánh hóa, quyền lực của vua là vô hạn, ý chí của vua là pháp luật, không có bất

cứ thiết chế nào có thể kiểm soát hay hạn chế quyền lực của nhà vua. Tiêu biểu
cho hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước chủ nô ở phương Đông


có nhà nước Ai Cập cổ đại với người đứng đầu là các Pharaong – là người có
nhiều tài sản nhất, có quyền lực cao nhất và được thần thánh hóa. Ngoài ra, ở nhà
nước Ấn Độ và Trung Quốc cũng có ghi nhận nhà nước quân chủ chuyên chế.
*Chính thể cộng hòa ở nhà nước phương Tây
-

Khác với phương Đông, các nhà nước chủ nô phương Tây khi mới hình thành
phần lớn có chính thể cộng hòa bao gồm cả cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.
Cộng hòa dân chủ là hình thức Nhà nước trong đó cơ quan đại diện là do nhân dân
bầu ra thông qua bầu cử, và những người có quyền ứng cử cũng là nhân dân khi có
đủ những điều kiện nhất định. Ngược lại với chính thể cộng hòa dân chủ, cộng hòa
quý tộc lại là hình thức nhà nước trong đó cơ quan đại diện do tầng lớp quý tộc
bầu ra và những người được bầu cử vào cơ quan đó đều thuộc tầng lớp quý tộc.

-

Điển hình cho nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ là nhà nước Aten trong thời
gian từ thế kỉ thứ V đến thế kỉ thứ IV TCN. Ở đây, các cơ quan nhà nước cao nhất
đều được hình thành thông qua con đường bầu cử mà những người tham gia bầu
cử là những người đàn ông trưởng thành, là người tự do, không phải kiều dân và
có tài sản ở một mức độ nhất định. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội nhân
dân có quyền lực rất lớn trong thảo luận và quyết định các vấn đề hệ trọng như ban
hành hoặc bãi bỏ luật, xây dựng bộ máy nhà nước, quyết định các vấn đề về chiến
tranh hay hòa bình.

-


Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc có nhà nước Spac từ thế kỉ thứ VII đến
thế kỉ IV TCN. Ở nhà nước Spac có Đại hội nhân dân nhưng trên thực tế quyền
lực thuộc về Hội đồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới
quý tộc bầu ra. Từ hàng ngũ quý tộc. Hội đồng trưởng lão có quyền ban hành pháp
luật và quyết định các vấn đề quan trọng mặc dù các vấn đề này phải được đưa ra
trước Đại hội nhân dân để họ bày tỏ thái độ thông qua hoặc phản đối. Tương tự
như nhà nước Spac, ở La Mã từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ I TCN cũng tồn tại chính
thể cộng hòa quý tộc với Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
nhưng thực quyền lại nằm trong tay tầng lớp quý tộc.

Câu 8: đặc điểm của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc:
Pháp luật có sự phát triển của luật thành văn có ảnh hưởng mạng mẽ của lí thuyết nho
giáo yếu tố pháp trị và pháp giáo chiếm phần lớn trong hệ tư tưởng của pháp luật phong
kiến.
Có sự kết hợp giữa lễ và hình trong pháp luật phong kiến trung quốc: tạo nên một khung
pháp lý vững chắc cho hệ thống pháp luật Trung Quốc. trong đo lễ giữ vai trò quyết định
trong việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và hợp lí hóa hình, biến hình thành
công cụa bảo vệ sự tồn tại của mình
Lĩnh vực hình sự thì hà khắc dã man và hình sự hóa hầu hết các quan hệ xã hội


Bản thân pháp luật là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp thống trị
Có nguồn luật phong phú
câu 9 trình bày những điều kiện kinh tế – xã hội của sự tồn tại nền quân chủ phân
quyền cát cứ ở Tây Âu thời kỳ phong kiến
kinh tế:
Sở hữu của lãnh chúa về rụng đát là rất lớn
-


Được phân phong từ vua

-

Tụ mua bán tự thâu tóm

Kinh tế của các lãnh chúa là kinh tế tự cấp tự túc tình trạng đến trang hóa về kinh tế là
cho lãnh chúa có toàn quyền về kinh tế trên lãnh địa của mình
Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất không còn thuộc về nhà vua, nhà vua chỉ có quyền lực
với các bồi thẩm mà nhà vua đã phân phong, nhà vua cũng như một lãnh chúa
Tình hình giao thông kém phát triển
Xã hội:
Quan hệ xã hội chủ yếu là giữa lãnh chúa với nông dân, họ phụ thuộc vào lãnh chúa mà
họ lĩnh canh ruộng đất
Trong long nhà nước phorang chỉ là sự liên kết tạm thời của các tộc người luôn chứa
đựng nguy cơ chia rẽ và bảo vệ các nhóm lợi ích
Chính trị:
Chính sách cha truyền con nối với chức vụ và tước vị dẫn tới thế lực của các lãnh chúa
ngày càng mạnh
Các lãnh chúa luôn có xu hướng biến thần thuộc và thần dân thành người của mình
Quân đội tòa án là của riêng lãnh chúa ngoài sự kiểm soát của nhà vua
Câu 10:Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự xuất hiện chế độ tự trị
của các thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp ở Tây Âu thời kỳ phong kiến.
Điều kiện kinh tế
Đến thế kỷ thứ 11, nền kinh tế Châu Au phát triển vượt bậc, chủ yếu là trong lĩnh vực thủ
công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
- Trong thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề mới ra đời với trình độ kỹ thuật ngày càng
hoàn thiện (luyện kim, khai mỏ, chế tạo vũ khí, thuộc da, dệt len, dạ…).



- Trong nông nghiệp, do có nhiều tiến bộ, như: nông cụ được cải tiến, đồ sắt được sử
dụng phổ biến trong xã hội, diện tích canh tác không ngừng được mở rộng… làm cho sản
lượng và số lượng nông sản ngày càng nhiều đa dạng.
- Thương nghiệp do đó cũng phát triển. do thợ thủ công và nông dân đều tạo ra những
sản phẩm dư thừa, họ phải nhờ tới lực lượng thương nhân. Nhờ vậy, người thợ thủ công
không cần sản xuất nông nghiệp cũng có cái để ăn và người nông dân không cần sản
xuất thủ công nghiệp cũng có dụng cụ, đồ dùng … Mặt khác, nông nghiệp còn là nơi
cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho các thợ
thủ công có cơ hội thoát ly hoàn toàn khỏi nông nghiệp để chuyên môn hóa ngành nghề
của mình. quá trình buôn bán diễn ra tấp nập và khinh tế không phục nhiều thành thị mới
được xây dựng. trong xã hội lức này xuất hiện một lực lượng mới là thị dân
Thị dân: có được tài sản của cải nhưng vẫn bị lãnh chúa bóc lột
Sự lao động trong xã hội lại một lần nữa được phân công, làm cho kinh tế trong xã hội
khôi phục sau cuộc khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ. Chính sự phân công lao
động này là điều kiện quan trọng để dẫn đến sự ra đời của các thành thị ở Tây Au trong
thời kỳ trung đại.
Điều kiện xã hội
Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các thành thị tại Tây Au là sự đối
kháng giai cấp xảy ra giữa nông nô, cũng như giữa những người nông dân lệ thuộc khác
với các lãnh chúa phong kiến.
- Những người nông nô có tay nghề thủ công chuyên nghiệp vì muốn thoát khỏi sự bóc
lột của lãnh chúa phong kiến, nên họ đã tìm đủ mọi cách để trốn khỏi các trang trại phong
kiến.
Những người làm nghề thủ công này tập hợp tại một địa phương và dân số dần dần tăng
lên. Người tới lui mua bán, trao đổi với họ ngày càng nhiều. Vì vậy mà những thành phố
công thương nghiệp tập trung dần dần xuất hiện.
- Đối với nông nô, do muốn thoát khỏi sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến nên họ rời bỏ
ruộng đất, đến vùng thành thị để sinh sống và trở thành cư dân của thành thị, làm cho dân
cư thành thị ngày càng phát triển. Do đó, thành thị cũng ngày càng phát triển theo.
- Đối với lãnh chúa phong kiến và những giáo sĩ thuộc giáo hội Cơ đốc giáo, do thấy

công thương nghiệp ở thành thị có thể mang đến nguồn thu nhập cho mình, nên họ
thường kêu gọi những người nông nô bỏ trốn đến vùng đất của họ để sinh sống dưới sự
thống trị của họ.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành thị còn làm cho chất lượng của đời sống của lãnh
chúa càng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của lãnh chúa.
Mặt khác, lúc này hình thức thu địa tô chủ yếu là tô hiện vật, làm cho các hiện vật trong
nhà lãnh chúa trở nên dư thừa, ông ta muốn bán những thứ đó đi để lấy tiền, và ông ta
ủng hộ, tạo điều kiện cho sự ra đời ngày càng nhiều, ngày càng phát triển của thành thị.
· Cuộc chiến tranh thập tự
Các phong trào đấu tranh của các thành thị đều được giải phóng khỏi ách thống trị
Diễn ra trong khoảng thế kỷ thứ 11. Mục đích của các cuộc thập tự chinh này là nhằm
chiếm các vùng đất giàu có, màu mỡ của phương Đông, của vùng đất Jêrusalem. Mặc dù
cuộc chinh chiến này có chiếm cứ được một số vùng đất ở phương Đông trong một thời


gian nhất định, nhưng cuối cùng vẫn thất bại nặng nề. Tuy nhiên, qua cuộc thập tự chinh
này, các tộc người Giecmanh (vừa thoát khỏi chế độ công xã thị tộc) đã học hỏi được
nhiều kinh nghiệm về mua bán đang phát triển của các quốc gia phương Đông, tạo lập
được mối quan hệ thương mại với các quốc gia này, làm cơ sở cho việc phát triển các
thành thị ở phương tây.
Từ những điều kiện kinh tế – xã hội nói trên, thành thị đã xuất hiện hàng loạt ở Tây Au từ
khoản thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13 (chẳng hạn: Strasbourg, Saint Quentin, Saint Maur,
Oxford, Frănkfut, Paris…
Sự xuất hiện của cơ quan đại diện dẳng cấp:
Nhưng điều kiện kinh tế xã hội

·

- Thế kỷ 11 ở Tây Âu các quốc gia đều ở chế độ phong kiến phân quyền: Đất nước chia
ra làm nhiều lãnh địa phong kiến hoàn toàn tự trị. Các nhà vua chiếm giữ được một số

lãnh địa và thành thị lớn, xây dựng vương quyền tương đối hùng mạnh, khống chế các
lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa phong kiến đều manh nha bạo động muốn được độc
lập.
- Các vương triều đều ra sức củng cố quyền lực, làm suy yếu các lãnh chúa phong kiến
bằng nhiều cách
- Thế kỷ 12, khi mà thủ công nghiệp phát triển làm cho các thành thị không ngừng lớn
mạnh. Thị dân đấu tranh với các lãnh chúa phong kiến, nhà vua ủng hộ thi dân với mong
muốn làm cho quyền lực lãnh chúa suy yếu. Cùng với đó các giáo hội, nhà tu đều trở
thành đồng minh của nhà vua nhằm thoát khỏi sự xâm phạm của lãnh chúa phong kiến.
- Trong cuộc chiến tranh tang cường quyền lực nhà vua được sự ủng hộ của thị dân, nên
địa vị của thị dân trong chính quyền của nhà vua ngày càng được nâng cao.
- Cùng với đó nhà vua có mâu thuẫn với giáo hội, nên các lãnh chúa phong kiến nổi dậy
chống đối, trước tình thế đó nhà vua rất cần sự ủng hộ của các tầng lớp khác để làm áp
lực với giáo hội. Do đó, nhà vua dung nạp cả những đại biểu của thị dân và kỵ sĩ vào các
kỳ đại hội quan trọng, bên cạnh tăng lữ và quý tộc.
Câu 11: Phân tích tính đặc quyền, sự ảnh hưởng của tôn giáo trong pháp luật phong
kiến Tây Âu.
Những đặc quyền, sự ảnh hưởng của tôn giáo tới pháp luật phong kiến Tây Âu:
Do sự phát triển kinh tế xã hội là cho trạng thái phân quyền cát cứ ở tây âu tồn tại lâu dài
mà phổ biến là đạo thiên chưa là tôn giáo duy nhất ở Tây Âu thời kỳ phong kiến.
Giáo hội cũng là một lãnh chúa lớn có nhiều ruộng đất và có quân đội riêng, có tòa án
riêng
Đồng thời tư tưởng mông muội cầu chờ vào một đắng siêu nhiên
Giáo hội là giáo hội riêng, độc lập và không phụ thuộc vào chính quyền phong kiến,
không phụ thuộc vào một đạo luật nào khác mà chỉ dựa vào luật lệ của thiên chúa giáo,
luật lệ của các giáo hội thiên chúa nó vừa điều chỉnh quan hệ tôn giáo, thừa kế qua hệ trái
vụ


Nhưng quy định của pháp luật Tây âu cũng chịu sự chi phối của tôn giáo: như quyền lự

tư pháp thuộc về vua, các lãnh chúa, các giáo hội
-

Giáo hôi lập ra những tòa án tôn giáo thiêng liêng xét xử những người bị coi là di
giáo hay chống lại giáo hội, và những tội như vậy thì không được dung tiền để
chuộc tội

-

Pháp luật thì bảo vệ tập đoàn phong kiến giáo hội

-

Hay trong lĩnh vực hình sự thì cũng dung cách thử tội để chứng minh vô tội họ tin
vào một diều thần thánh gì đó

-

Hình thức thề độc đều có sự chứng giám của đấng tối cao để chứng minh vô tội

Như vậy tôn giáo đã ảnh hưởng lớn đến pháp luật phong kiến Tấy Âu sở dĩ có sự ảnh
hưởng như vậy là do trình độ văn hóa của người dân tây âu thấp mà tôn giáo thì lại có
và ảnh hưởng tới người phương Tấy từ rất lâu
câu 12: Nhận xét về mối liên hệ giữa tương quan lực lượng trong cách mạng tư sản
và hình thức chính thể của nhà nước tư sản thời kỳ sau cách mạng tư sản.
Nhận xét về mối liên hệ tương quan giữa lực lượng trong cách mạng tư sản và hình thức
chính thể:
Cách mạng tư sản Anh: cách mạng tư sản Anh, giai cấp quý tộc phong kiến do nhà vua
lãnh đạo mâu thẫn với lợi ích của giai cấp tư sản với sự ủng hộ của quần chúng
Giai đoạn 1: quần chúng nhân dân ngả về gia cấp tư sản. sau giai đoạn 1 nhà nước được

thiết lập theo chính thể cộng hòa nghị viện là cơ quan quyền lực được vận hành
Giai đoạn 2: do sau khi thiết lập được chính quyền gia cấp tư sản Anh đã đã lật mặt(giữ
lại đất và không chia cho người dân) nên giai cấp tư sản đã khéo léo một mặt thì ứng pho
với quần chúng nhân dân mặt khác lại liên kết với nhà vua với phong kiến hình thành nên
một mô hình mới nhằm đưa gia cấp phong kiến lên làm bia đỡ đạn. Vậy nên mối tương
quan lực lượng thời kì này là giai cấp tư sản ngả về phiá phong kiến. Nhà nước Anh
chuyển sang chế độ quân chủ nghị viện.nhưng bộ máy nhà nước và quyền lực tập chung
hết vào hạ viện
cách mạng tư sản Mỹ: bản chất của cuộc cách mạng tư sản Mỹ là đánh đổ đế quốc Anh,
nhà nươc Mỹ ổn định. Nhờ mối liên kết đồng lòng quần chúng nhân dân và giai cấp tư
sản thu về một mối đánh đuổi đế quốc Anh và. Sau đó nhà nước tư sản Mỹ hinhg thành
chính thể cộng hòa tổng thống sở dĩ nhà nước mỹ hình thành chính thể như vậy là do
trong nhà nước Mỹ không có tầng lớp phong kiến chỉ có tầng lớp tư sản,Mỹ cũng không
muốn sử dụng và lặp lại mô hình chính thể của Anh.
Cách mạng tư sản pháp diễn ra rất nhiều chặng và mỗi chặng đều thể hiện sự tương quan
lực lượng của quần chúng nhân dân làm cách mạng. Quần chúng nhân dân đã khỏi nghĩa


đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến thiếu lập chính thể cộng hòa ở pháp. Pháp đã trải qua
hai nền cộng hòa do tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân mạnh mẽ bền bỉ từ đó
dẫn tới nền xu hướng cộng hòa đã luôn thắng thế ở pháp
Cách mạng tư sản nhật bản mối tương quan lực lượng gữa cách mạng tư sản của Nhật là
sự mâu thẫn của nhân dân với các mạc phủ, các mặc phủ lấn át quyền của nhà nhân dân
dứng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi cho nhà vua. ở đây đc coi như cuộc cách mạng tư sản
vì nó mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản phát triển. chính thể sau cách mạng tư sản
sản là chính thể quân chủ lập hiến quyền lực của nhà vua là rất lớn
Câu 13: Nêu và giải thích đặc điểm của nhà nước tư sản trong thời kỳ CNTB tự do
cạnh tranh.
Nhà nước tư bản trong thời kì tự do cạnh tranh
- Nhà nước ra đời luôn phải giải quyết tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và

thế lực phong kiến.
- Bộ máy nhà nước tư sản chưa lớn chưa can thiệp sâu và quá trình sản xuất và trao
đổi tư bản
- Hình thức nhà nước thời kì này cơ bản là quân chủ nghị viện
- Bộ máy nhà nước chưa lớn bằng thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhiều bộ
phận của nó được thừa hưởng từ nhà nước phong kiến như quân đội, nhà tù, cảnh
sát nhưng chưa lớn mạnh bằng thời kì sau
- Vai trò quyền hạn của nghị viện là rất lớn
Giả thích đặc điểm;
+ Thế kỷ XV, chế độ chính trị ở các nước Tây Âu vẫn là chế độ phong kiến
+Cách mạng tư sản và sự ra đời của phương thức sản xuất mơi là kêt quả của sự ra đời
nhà nước tư sản
+ Giai cấp tư sản ngày càng phát triển, họ đại diện cho phương thức sản xuất mới
ngày càng mâu thuẫn với chế độ phong kiến
+Nhà nước tư sản là công cụ để bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp tư sản, trấn
áp phong trào khởi nghĩa của nhân dân lao động và giải quyết các mâu thuẫn với
chế độ phong kiến
+ Nhà nước tư sản mới ra đời chưa đủ lớn mạnh
+ Còn phải giải quyết tương quan lực lượng giữa nhà nước tư sản và chế độ phong
kiến
+ Giai cấp tư sản hoảng sợ trước sự nổi dây của nông dân, để bảo vệ quyền lợi
phải thỏa hiệp với phong kiến để có được sự hậu thuẫn, tiềm lực về kinh tế, quân
sự để chống lại sự nổi dây của nông dân và xoa dịu mâu thuẫn xã hội
+ nửa sau thế kỉ XVII hầu như cả Châu Âu vẫn ở trong chế độ quân chủ chuyên
chế phong kiến


+ Là kiểu nhà nước mới ra đời, để tránh những cuộc nổi dậy của nhân dân cũng
như dồn mâu thuẫn vào hai tầng lớp nông dân và phong kiến, giai cấp tư sản đã lựa chọn
giữ lại tàn dư phong kiến, thiết lập nền chính thể quân chủ đại nghị mà thực chất phong

kiến trong các hình thức nhà nước đều không nắm giữ được thực quyền.
Câu 14: Từ góc độ lịch sử và pháp luật hãy lý giải tình trạng “không có hiến pháp thành
văn” ở nhà nước Anh tư sản
Sở dĩ anh không có hiến pháp thành văn là vì:
-

Phong tục tập quán Anh phát triển
Người Anh luôn năng động linh hoạt trong việc sử đổi bổ sung hiến pháp
Hiến pháp thường giới hạn quyền lực của nghị viện cho nên nghị viện anh đã
không ban hành một văn bản để tự giớ hạn quyền lực(hiến pháp)
Nền tư pháp ở Anh rất phát triển
Và cho đến ngày nay thì anh vẫn chưa có hiến pháp thành văn vì theo quan niệm
của người Anh nhưng thứ gì tồn tại lâu dài ắt phải có lí do và chứng tỏ giá trị sử
dung của nó và họ thấy răng hiến pháp không thành văn của họ vẫn phù hợp Câu
15: So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa nhà nước tư sản Anh và nhà nước tư
sản Nhật bản trong thời kỳ cận đại

Giống nhau: nguyên nhân dẫn đến hình thành nhà nước là do
-

Xuất phát từ mâu thuẫn trong xã hội đều do giai cấp tư sản lãnh đạo, và có mục
tiêu đanh đổ chế độ phong kiến để giành lại chính quyền và từ đó ra đời nhà nước
tư sản

Khác nhau:
Tiêu trí so Nhà nước tư sản Anh
sánh
Sự ra đời
Vào cuối thế kỉ XVII mâu
thuẫn xã hội gay gắt. Giai cấp

tư sản lãnh đạo nhân dân lao
động đứng lên đấu tranh lại
giai cấp phong kiến cách
mạng thành công và nhà nước
được thành lập
-sau đó gia cấp tư sản không
đáp ứng được yêu cầu của
nhân dân lao động nhân dân
tiếp tục đấu tranh để đòi lại lợi

nha nước tư sản nhật bản
Nhật Bản cuối thời kì trung đại các
tướng quân có thế lực mạnh xây
dựng các mạc phủ lấn áp quyền lực
nhà vua sự mâu thuẫn của nhân với
các mạc phủ là cho nhân dân mâu
thuẫn với chính quyền phong kiến và
đứng lên nổi dậy dòi lại vị trí cho
thiên hoàng, do giai cấp tư sản lãnh
đạo. Từ đó phát triển và mở đường
cho chủ nghĩa tư bản ở nhật bản ra
đời


ích, trước tình hình đó giai
cấptư sản phải liên kết với nhà
vua với phong kiến để xây
dựng một mô hình nhà nước
mới
Hình

thức
chính thể
Quân chủ nghị viện
Bộ máy nhà Đúng đầu nhà nước là
nước
vua(mang tính chất đại diện)
Nghị viện: cơ cấu gồm có hai
viện là thượng viện và hại
viện
Thượng viện:không do nhâm
dân bầu các tướng đã về hưu,
các bá tước, người đứng đầu
tăng lữ...(1268 người) giữ
quyền tư pháp và giám sát hạ
viện
Hạ viện có nhiều quyền lục do
nhân dân bầu ra nắm quyền
lập pháp, dân sự, nội các...
Chính phủ : có thủ tướng do
do nghị viện bầu rồi cho nhà
vua bổ nhiệm

Quân chủ tư sản
Quyền lực của thiên hoàng là rất lớn
(nắm quyền lập pháp hành pháp và
quân đội....)
Quốc hội là cơ quan lập pháp và ban
hành văn bản pháp luật thảo luận
nhưng vấn đề qun trong của quốc gia
Gồm: - viện quý tộc

- Viện dân biểu
Nội các(chính phủ) do thiên hoàng
lập ra, nắm quyền hành pháp đứng
đầu là thủ tướng chịu trách nhiệm
trước thiên hoàng

Câu 16 Tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh thời kì cận đại, so sánh với tổ chức bộ
máy nhà nước tư sản Mỹ

Nội

dung

so Nhà nước tư sản Anh

Nhà nước tư sản Mỹ

sánh

Hình thức chính Quân chủ nghị viện
thể

Cộng hòa tổng thống


×