Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.39 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ
TỈNH KHÁNH HÒA

Ngành: Triết học
Mã số: 8229001

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒ SĨ QUÝ

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Văn Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...............................................7
1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh .............................7
1.1.1. Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý ............................................7
1.1.2. Những quan niệm cơ bản về Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ .............................................................................................................. 10
1.2. Một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ ...................................................... 11
1.2.1. Vị trí và vai trò của ca dao tục ngữ trong đời sống tinh thần xã hội .............. 11
1.2.2. Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ. ............... 16
1.2.2.1. Ca dao.......................................................................................................... 16
1.2.2.2. Tục ngữ ....................................................................................................... 21
1.3. Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ...................................... 26
1.3.1. Vài nét về ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa .................................................... 26
1.3.2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ................ 27
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa ............................................................ 28
1.3.2.2. Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Khánh Hòa ................................................. 28
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 31
Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ TỈNH KHÁNH HÒA .......................................................................... 33
2.1. Ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của
tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................................... 34

2.1.1. Về quê hương đất nước .................................................................................. 34
2.1.2. Về tình cảm lứa đôi, hôn nhân, gia đình ........................................................ 39
2.1.3. Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của đời sống xã hội ...................... 42
2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên ........................... 45
2.3. Triết lý về con người và các quan hệ xã hội.................................................. 49
2.4. Một số kết luận ban đầu qua việc tìm hiểu về triết lý nhân sinh của ca dao,
tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................ 56


2.4.1. Những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh
Hòa ........................................................................................................................... 56
2.4.2. Vấn đề kinh nghiệm trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa .......................... 60
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 62
Chương 3: TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN
GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ TỈNH
KHÁNH HÒA ......................................................................................................... 64
3.1. Những mặt tích cực và hạn chế của việc giữ gìn và phát triển giá trị triết lý
nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa ............................................... 64
3.2. Giải pháp và kiến nghị .................................................................................... 70
3.2.1. Giải pháp ........................................................................................................ 70
3.2.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử văn học là tấm gương phản chiếu của tâm hồn dân tộc. Đời sống tinh
thần của các thế hệ con Lạc cháu Rồng qua hàng nghìn năm đã tạc vào văn học
những dấu ấn khó phai mờ. Từ ngàn xưa, ông cha ta không chỉ để lại những kinh

nghiệm trong đời sống và sản xuất mà còn cất lên những khúc ca của lòng mình để
tạo nên kho tàng văn học dân gian đồ sộ và phong phú.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ chiếm một vị trí
quan trọng. Ca dao, tục ngữ là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của
quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, ca dao, tục ngữ là một
kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất
và tinh thần của nhân dân lao động.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố triết lý sâu sắc như: triết lý
đạo đức, triết lý giáo dục và còn ẩn chứa trong đó những triết lý nhân sinh. Triết lý
nhân sinh là sự đúc kết những kinh nghiệm của ông cha ta về tự nhiên, con người,
xã hội. Những triết lý đó mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về những quan
niệm của ông cha ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách thức ứng xử của con
người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ca dao, tục ngữ của Việt nam nói chung và của
tỉnh Khánh Hòa nói riêng vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra
nó được tìm hiểu. Nếu có tiến hành thì đó cũng mới chỉ dừng lại ở những sự liệt kê
theo chủ đề, mới chỉ bàn luận về mặt tích cực và tiêu cực, kinh nghiệm của ca dao,
tục ngữ. Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa chưa thực sự
đi sâu vào vấn đề triết lý nhân sinh như là sự thể hiện tư duy của ông cha ta ngày
trước về con người, về cách thức tác động của con người vào tự nhiên sao cho có
hiệu quả, về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự
nhiên. Tất cả những luận giải đó mặc dù được diễn giải bằng ngôn ngữ dân gian
nhưng ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc, có giá trị to lớn trong công cuộc
xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1


Vì những lí do như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao,
tục ngữ tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài mà tôi nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặc thù ở một địa
phương đó là tỉnh Khánh Hòa nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn các công
trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa tập trung dưới góc độ văn học
dân gian là chính. Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ
có liên quan đến đề tài:
Trước hết, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ Việt
Nam:
Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là
bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm
1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ của các vùng miền
Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập
tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn. Tuy vậy công trình này vẫn chỉ dừng lại ở việc
sưu tầm thuần túy những câu ca dao, tục ngữ.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 là bản in lần thứ 11 có sửa chữa, bổ sung bản in
đầu từ năm 1956 và các bản in sau đó. Ngoài phần sưu tập, tuyển chọn tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam, tác giả còn có nhiều trang viết giới thiệu, bàn luận về: công
việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ, ca dao Việt Nam từ xưa đến nay; đặt vấn đề tìm
hiểu tục ngữ, ca dao của ta xuất hiện vào những thời kỳ nhất định nào không; ca dao
lịch sử thực chất là gì; thế nào là tục ngữ, ca dao và dân ca; nội dung và hình thức
của tục ngữ, ca dao; đất nước và con người qua tục ngữ, ca dao; ảnh hưởng qua lại
giữa tục ngữ, ca dao và văn học thành văn…Tức là nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan chỉ bàn luận tục ngữ, thơ ca Việt Nam dưới góc độ văn học, văn hóa, xã
hội học…,chứ chưa tìm hiểu kho tàng sáng tác này từ giá trị, khía cạnh triết học.
Bộ giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của ba tác giả Đinh Gia Khánh
(chủ biên), Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành
2


từ Hà Nội năm 1998. Đây là cuốn sách tái bản có bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở hai

tập giáo trình của các tác giả đã xuất bản từ những năm 1972 - 1977 và năm 1983.
Các chương mục trong bộ giáo trình này viết về các hình thức sinh hoạt ca hát dân
gian và vấn đề phân loại ca dao, dân ca Việt Nam, lịch sử và xã hội, đất nước và con
người trong ca dao, dân ca Việt Nam, các thể loại trữ tình dân gian và những truyền
thống nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam…đều nhằm mục đích phục vụ cho
việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học. Ở đây do nhiệm vụ nghiên cứu đã
xác định, nên không tiếp cận tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam dưới góc độ triết
học.
Công trình của Cao Huy Đỉnh mang tên “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành từ Hà Nội năm 1974, cũng
bàn nhiều về thơ ca dân gian Việt Nam. Ở đây, tác giả công trình có tiếng vang khá
lớn này đã bàn về những chứng tích văn nghệ dân gian, nguồn sáng tác dân gian, sự
phát triển của thơ ca trữ tình dân gian. Nhưng, như tựa đề của nó xác định, đây là
cuốn sách chỉ nghiên cứu sự phát triển liên tục của văn học dân gian nước ta, chư
không khai thác, phân tích, bình luận những giá trị, yếu tố triết học trong khối lượng
tác phẩm đồ sộ đó.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (2014) của tác giả Ngọc Hà đã sưu tập
và tuyển chọn những câu ca dao, tục ngữ rất hay và ý nghĩa trong kho tàng ca dao,
tục ngữ Việt Nam. Với cuốn sách này tác giả đã sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ
theo từng chủ đề giúp người có hướng tiếp cận và nghiên cứu dễ dàng. Đây là một
tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người muốn đọc và tìm hiểu về ca dao, tục
ngữ.
Thứ hai, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ tỉnh
Khánh Hòa:
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Chí Trang,
Hà Nam Tiến (1982) “Thơ ca dân gian Phú Khánh” - công ty Văn hoá Phú Khánh.
Thơ ca dân gian Phú Khánh là những sáng tác rất qúy báu của nhân dân lao động nó
phản ánh một cách trung thực về mặt nhận thức tư tưởng và tình cảm của con người
3



bằng phương thức thẩm mỹ vô cùng trong sáng và tinh túy. Các tác giả đã trình bày
những nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên về tình
yêu quê hương đất nước, ca dao, tục ngữ về tình cảm đôi lứa, ca dao, tục ngữ về
quan hệ hôn nhân - gia đình.
Cùng đề cập đến con người Khánh Hòa có các công trình: “Khánh Hoà diện
mạo văn hoá một vùng đất”. Tạp chí Văn hoá Thông tin Khánh Hoà 1998. “Đất
nước con người Khánh Hoà” của Trần Việt Kỉnh. Trung tâm Thông tin Cổ động
Khánh Hoà xuất bản 1989. Hai công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến điều
kiện tự nhiên của Khánh Hòa từ đó đi sâu vào đặc điểm văn hóa riêng biệt của
người dân Khánh Hòa thông qua các lễ hội, phong tục tập quán của người dân
Khánh Hòa. Hai công trình trên chưa đề cập đến tính triết lý trong ca dao, tục ngữ
tỉnh Khánh Hòa.
Thứ ba, là những công trình tập trung khai thác về những yếu tố triết học, triết
lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiêu biểu trong đó có những công trình sau:
Trong cuốn “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam” (1996), tác giả Võ Hoàng Khải đã làm sáng tỏ đồng thời hệ thống hóa các
yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ qua đó để thấy được bản chất tư
duy của người lao động bình dân. Trong đó có thể thấy rõ một số nội dung duy vật
và biện chứng đã được tác giả trình bày khá rõ ràng.
Cao Thị Hoa (2011) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên
Huế”. Tác giả đã trình bày những tư tưởng triết học được thể hiện trong ca dao, tục
ngữ Thừa Thiên Huế. Luận văn chủ yếu nhấn mạnh đến triết lý nhân sinh như: Tư
tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và
mối quan hệ giữa con người với xã hội. Tác giả cũng đã rút ra một số nhận xét ban
đầu về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế.
Lê Thị Hồng Nhung (2015) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam”. Tác giả đã trình bày bày được những nội dung triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam như: Quan niệm về đời người và ý nghĩa của cuộc đời con
người, quan niệm về cách ứng xử của con người với tự nhiên, quan niệm về cách

4


ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Qua đó tác giả cũng đã đưa ra
được những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Như vậy, những công trình nghiên cứu được đề cập nói trên đã đi sâu và làm
sáng tỏ những vấn đề về ca dao, tục ngữ của Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh
Khánh Hòa nói riêng. Trên cơ sở tiếp tục tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu có
liên quan đến đề tài, tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong ca dao, tục
ngữ đó là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ ở tỉnh Khánh Hòa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu, xác định và góp phần làm sáng tỏ triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa. Phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của
những triết lý nhân sinh đó. Từ đó xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm kế
thừa, giữ gìn và phát huy giá trị của các triết lý nhân sinh trong đời sống tinh thần
xã hội tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Phân tích một số quan niệm lý luận về triết lý và triết lý nhân sinh.
- Xác định những triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích và đánh giá giá trị của những triết lý nhân sinh đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là kho tàng ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về

văn hóa và đời sống con người…
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Phép biện chứng duy vật.
5


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quy nạp và diễn
dịch, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu…
Luận văn còn chú ý khai thác, kế thừa những giá trị của các công trình nghiên
cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đây là một công trình nghiên cứu có thể coi là mới về triết lý nhân sinh trong
ca dao, tục ngữ ở một đia phương là tỉnh Khánh Hòa. Việc nghiên cứu sâu hơn, chi
tiết hơn về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và làm rõ những triết lý nhân sinh được
của nó, hy vọng cũng có giá trị thực tiễn và lý luận nhất định.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập
triết học văn hóa, văn học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương, chín tiết.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh
1.1.1. Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý
Quan niệm về “Triết học”
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn

minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết. Người Trung
Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối
tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, nhưng
mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người
đi đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng
Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, có nghĩa là yêu mến sự
thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn
mạnh đến khát vọng kiếm tìm chân lý của con người.
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là
hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn
tại với tư cách như là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách định nghĩa
khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau:
Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật
chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người,
của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ
thống dưới dạng duy lý.
Tóm lại, có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của
con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Triết học ra
7


đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống. Song, với tư cách
là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những
điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và
đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng
riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã
nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết,

thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của
thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Quan niệm về “Triết lý”
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học - Xã hội - Nhân văn - Viện ngôn
ngữ (Nxb Từ điển Bách khoa, 2007), triết lý được hiểu theo hai nghĩa: Khi “triết lý”
là một danh từ thì nó được hiểu là ý niệm của nhân loại. Triết lý cũng như bao nhiêu
giá trị khác, phải biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, theo phương tiện sinh hoạt của con
người.
Khi “triết lý” là một động từ thì được hiểu là: tỏ ý niệm của riêng mình về việc
gì đó. Văn hóa là cội nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết
học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của các hệ thống triết học. Các
triết lý, các hệ thống triết học là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của
một dân tộc. Xét trên nhiều khía cạnh, triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ
thống triết học, song nó cũng là chất liệu của các hệ thống triết học. Các triết lý xuất
hiện, phát triển và hoạt động trong đời sống xã hội và cá nhân, mỗi yếu tố đều trực
tiếp hoặc gián tiếp liên hệ với nhau. Trong các triết lý đã có thể hiện những quan
niệm khác nhau về các yếu tố cơ bản và các mặt của hoạt động sống của con người:
vị trí con người, các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần và các giá trị của cuộc sống
con người. Những quan niệm ấy ẩn chứa bên trong các nội dung, chương trình,
phương thức hoạt động chung của xã hội và được cụ thể hóa bằng những quan niệm
cụ thể hơn, định hướng cho những hoạt động của các cá nhân và cộng đồng. Ca dao,
tục ngữ Việt Nam và triết học là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nhưng về phương
8


diện nào đó lại rất gần gũi với nhau. Ca dao, tục ngữ là sự đúc kết những kinh
nghiệm của con người trong quá trình lao động, sản xuất, mang tính triết lý cao. Do
đó, nhiều người còn gọi ca dao, tục ngữ Việt Nam là triết lý dân gian hay triết học
của nhân dân lao động Việt Nam.

Làm rõ mối quan hệ giữa triết lý và triết học, trong bài viết “Mấy suy nghĩ về
Triết học và triết lý” của tác giả Hồ Sĩ Quý trên Tạp chí Triết học số 3/1998, tác giả
cho rằng: “… dù quan niệm khác nhau đến mấy, trước hết chúng ta cũng phải thừa
nhận rằng, nếu đã tồn tại với tính cách triết học thì đương nhiên triết học nào cũng
trực tiếp hoặc kín đáo bộc lộ tính hệ thống của nó; tức là nó phải tồn tại ở trình độ
một hệ thống, hoặc tiểu hệ thống những quan điểm, những quan niệm hoặc tư
tưởng… có ý nghĩa phương pháp luận và thế giới quan (hoặc nhân sinh quan) và
những vấn đề chung nhất của mọi tồn tại và của sự nhận thức cũng như đánh giá về
mọi tồn tại đó. Như vậy, đụng đến triết học là đụng đến tính hệ thống của nó. Nói
một cách khác, khi thuật ngữ triết học được sử dụng, tức là khi người ta buộc phải
xem xét những tư tưởng, quan điểm… trong hệ thống nội tại của chúng. Không
hoặc chưa thể được gọi là triết học nếu những tư tưởng, quan điểm, quan niệm…
nào đó không (hoặc chưa) đạt tới trình độ tồn tại trong cấu trúc của một hệ thống
xác định. Thông thường các tư tưởng, trường phái hoặc nền triết học điển hình bao
giờ cũng đạt tới trình độ của những hệ thống chặt chẽ ở mức độ nhất định trong
logic vốn có của chúng…Người ta khó có thể gọi một quan niệm dân gian, một
thành ngữ hoặc tục ngữ cụ thể nào đó... là triết học được, dù rằng thành ngữ hoặc
tục ngữ đó cũng chứa đựng những tư tưởng không kém phần sâu sắc về mặt nhân
sinh quan hoặc về mặt phương pháp luận và thế giới quan” [37, tr. 56 - 57]. Như
vậy theo Hồ Sĩ Quý những tư tưởng chứa đựng trong các thành ngữ, tục ngữ hoặc
những khái quát đơn lẻ tương tự như vậy chỉ là những triết lý chứ không phải là
triết học. Vậy, triết lý là gì? Ông viết: “Mặc dù ở nước ta có một số người dịch
philosophy là triết lý nhưng trong tiếng Việt, chúng ta đều biết triết lý và triết học là
các khái niệm khác nhau, dùng để biểu đạt, phản ánh những đối tượng khác nhau.
Nếu như trong đời sống xã hội thuật ngữ triết học chỉ được sử dụng như một danh
9


từ và đôi khi được sử dụng như một tính từ, thì triết lý thường xuyên được sử dụng
với cả ba tư cách danh từ, tính từ và động từ. Về đại thể, triết lý có thể và nên được

hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm… mang tính khái quát cao; được
phản ánh một cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các phán đoán thường là
trau chuốt về mặt ngôn ngữ; và được sử dụng trong đời sống xã hội với tính cách là
những định hướng cho hoạt động của con người về mặt thế giới quan, phương pháp
luận hoặc nhân sinh quan” [37, tr. 57]. Theo ông, bàn luận về giá trị của triết lý nói
chung, triết lý dân gian nói riêng, người ta dễ dàng nhận ra điểm hạn chế của triết lý
trong so sánh với triết học: “Nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn ở
trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc
giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy. Nói một cách khác, nếu
không phải là tất cả thì cũng là trong đa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt
chẽ hơn, phiến diện hơn và có khả năng chứa đựng mâu thuẫn so với triết học” [37,
tr. 57].
1.1.2. Những quan niệm cơ bản về Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ
Triết lý nhân sinh là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về cuộc
sống của con người.
Triết lý nhân sinh được đúc kết từ thực tiễn nên thường có tính đúng đắn, phù
hợp. Triết lý nhân sinh nhìn nhận con người là một hiện hữu, chấp nhận đời sống
của con người là một thực tại sinh tồn. Triết lý nhân sinh tự vấn con người sống để
làm gì? Đời sống con người có giá trị và có ý nghĩa gì? Đời sống có đáng sống hay
không? Tự giải thoát ra khỏi cuộc đời hay dấn thân vào cuộc đời, đó là hai thái độ
căn bản của con người trước đời sống.
Khác với các loài vật khác trên địa cầu, mỗi một con người đều có quan niệm
của mình về cuộc sống. Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, các nhà tư
tưởng khái quát những quan điểm ấy nâng lên thành lý luận, tạo ra nhân sinh quan
tự giác mang tính triết học. Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người,
nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con
10



người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể…Chủ nghĩa Mác là khoa học về các quy luật
phát triển của lịch sử, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên,
cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, đó là nhân tố quyết định
sự tiến bộ xã hội.
Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi con người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã
hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, mang lại
một xã hội thật sự tốt đẹp, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua đó
mà hoàn thiện năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình.
Triết lý nhân sinh có sức mạnh định hướng cho cách đối nhân xử thế, cho
hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng. Chính vì vậy, hình
thành những triết lý nhân sinh đúng đắn, phù hợp là mục tiêu hàng đầu của giáo dục
ở mọi quốc gia.
Tóm lại, khi nói đến triết lý nhân sinh là nói đến những quan niệm về sinh
mệnh của con người, cuộc sống của con người trong xã hội, lẽ sống và mục đích
của con người. Vì vậy, triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam chính là
triết lý, là những kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết được về sinh mệnh con người,
về cuộc sống của con người, mục đích và lẽ sống của con người trong xã hội và về
những ứng xử của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
1.2. Một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ
1.2.1. Vị trí và vai trò của ca dao tục ngữ trong đời sống tinh thần xã hội
Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại văn học dân gian ra đời từ rất
sớm. Ca dao, tục ngữ thể hiện sự phát triển trong đời sống tinh thần của con người.
Trong đời sống của người Việt Nam, ca dao, tục ngữ giữ một vị trí và vai trò
rất quan trọng, là một nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Ca dao, tục
ngữ, chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan và vũ trụ quan, được đúc rút từ thực tiễn lao
động và kinh nghiệm của con người, có tác dụng định hướng cho việc hình thành
nhân cách, hành động và suy nghĩ của con người Việt Nam.
Ca dao, tục ngữ là sản phẩm văn hóa tinh thần cần thiết với mỗi dân tộc, con
người. Ca dao, tục ngữ hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá,
11



phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với người bình dân, tình và
nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc. Trong khi
thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội
và quan hệ tình cảm, ca dao, tục ngữ luôn hướng về con người - nhân dân. Ca dao,
tục ngữ phản ánh đầy đủ và chân thật về hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn
của người bình dân.
Cao dao, tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân
cách, nhân đức của con người. Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao,
tục ngữ được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn
đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dạy con cháu,
bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dạy bảo rất sâu sa.
Trong ca dao, tục ngữ thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con
người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với
nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian:
“Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào”
Ca dao, tục ngữ với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão
vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, mang tính
nhân văn sâu sắc nói lên công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Những câu ca dao, tục ngữ trên không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo
dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng
đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta.
Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.
“Anh em như chân, như tay

Như chim liền cánh, như cây liền cành”
12


Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự
lao động:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Ca dao, tục ngữ gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện
ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ khoắn, lành
mạnh, trong sáng của chính người lao động, thể hiện triết lý coi trọng tình nghĩa
hơn của cải. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh
cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản
chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà.
Ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, thể hện sức mạnh tập thể.
Trước hết, người xưa hiểu rằng gia đình là cái nôi, là đơn vị nhỏ nhất mà họ phải
thương yêu gắn bó:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”,
Họ cũng hiểu rằng: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Cách nói
phóng đại ấy là sự thể hiện cô đọng, súc tích nhất, hình ảnh nhất của mối quan hệ
gia đình. Điều kỳ diệu để họ vượt qua khó khăn gian khổ là cơ sở tiến tới tình cảm
gắn bó, hợp quần với xóm làng, là cơ sở của sức mạnh “tát bể Đông” dời non lấp
biển mà con người có thể làm được một khi có tinh thần đoàn kết. Người xưa sớm ý
thức được rằng:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Ca dao, tục ngữ giáo dục đạo lý làm người. Vẻ đẹp con người trong các quan
hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các
giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao, tục ngữ là sự dồn

nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống
con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn
cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận,
13


tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao
động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị
của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường. Không
những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con
người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện
lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa
khinh tài, quan niệm đạo lý thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia
đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ.
Sự tồn tại của ca dao, tục ngữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày còn thể hiện
ở những hoạt động giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống, đạo đức. Trong đời sống
hằng ngày vẫn dễ dàng bắt gặp việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong lời nói để răn dạy
những bài học trong cuộc sống. Cha mẹ răn dạy con cái, người lớn tuổi răn dạy
người nhỏ tuổi, hoặc là nhắc nhở chính bản thân mình, những quá trình ấy đều có
thể sử dụng ca dao để tác động vào tư tưởng, tình cảm của người nghe.
Bên cạnh đó, ca dao, tục ngữ còn chất chứa những bài học sâu sắc về cuộc
sống, về các mối quan hệ xã hội.
Ca dao dạy ta lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn:
“Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc còn trồi nảy cây”.
Dạy con người về đức tính khiêm tốn, nhẫn nhịn:
“Tới đây lạ xứ quê người
Trăm bề nhẫn nhịn đừng cười tôi quê”
Tất cả những bài học đó, những tư tưởng tình cảm đó, trong cuộc sống hôm
nay vẫn luôn là những bài học sâu sắc, đáng giá. Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như

tầm quan trọng của sự tồn tại của ca dao, tục ngữ trong lời ăn tiếng nói, trong công
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sông hằng ngày. Có thể nói, ca dao,
tục ngữ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách con người, rèn luyện,
bồi đắp những tư tưởng đẹp, tình cảm đẹp.

14


Ca dao, tục ngữ nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Trong mỗi chúng ta
ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải
dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con
người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt
rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành.
Tiếp đến là vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội:
nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống
trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao, tục ngữ đã thể hiện được ý chí kiên cường, sức
phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi
trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên
những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về
phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã
hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ
đại của nhửng con người bình thường. Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc
lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời
sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả
hai mặt nghĩa và tình.
Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lý thủy chung được đề cao
trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng
chung cảnh ngộ.
Ca dao, tục ngữ là nguồn cảm xúc vô tận và lai láng của người Việt trong cuộc
sống và cả trong sáng tác. Ca dao, tục ngữ đã thể hiện được cái đẹp của hồn quê,

của tình người. Tự nhiên như không, ca dao thành câu hát ru, thành khúc dân ca. Ca
dao ru con trẻ vào giấc ngủ “Con cò bay lả bay la”. Ca dao tình tự gái trai nên vợ
nên chồng thuận hòa “tát bể đông cũng cạn”.
Ca dao, tục ngữ chuyển tải mọi cung bậc, cảm xúc, sắc thái tâm hồn con người
Việt như nềm vui, nỗi buồn, sự yêu thương, hờn giận, tiếng cười lạc quan yêu đời,
vượt qua cảnh nhèo mà trào lộng đầy hồn nhiên, hóm hỉnh.

15


Với nội dung truyền tải đa dạng và phong phú đời sống xã hội, phản ánh
những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, ca dao,
tục ngữ đã tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người lao động thật
đẹp và gần gũi.
1.2.2. Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ
1.2.2.1. Ca dao
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao (ca:
hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân
gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [Việt Nam văn học sử yếu,
Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11].
Khi phân biệt giữa ca dao và dân ca tác giả Vũ Ngọc Phan cũng đã giải thích:
“Ca dao là một loại thơ dân gian, có thể ngâm được như các loại thơ khác” [36, tr.
42].
Nội dung của ca dao rất phong phú, đa dạng. Trước hết, nếu là những câu ca
dao nói về lịch sử, thì thường sự kiện lịch sử có trước, rồi ca dao phản ánh thái độ
của quần chúng đối với sự kiện đó. Ca dao còn là tiếng nói của quần chúng ghi lại
giai đoạn lịch sử xa xưa. Vì vậy, khi ca dao xuất hiện thì ca dao đóng vai trò ghi
chép lại những sự kiện lịch sử đó. Qua những câu ca dao, mỗi sự kiện chỉ vài nét
chấm phá đơn sơ nhưng rất cô đọng bức tranh ấn tượng lịch sử:
Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Có những câu ca dao lại nói lên sự suy thoái của chất lượng đội ngũ quan lại.
Nạn quan liêu, hà hiếp, nhũng nhiễu nhân dân, Dân gian bộc lộ tâm trạng qua câu ca
dao:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
16


Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.
Ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa có nội dung phản ánh được mọi biểu hiện
của tình cảm lứa đôi trong tất cả những chặng đường của nó:
“Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Ca dao là những tiếng hát than thân, là lời ca trữ tình dân gian cất lên từ cuộc
sống trăm đắng ngàn cay của người dân lao động, từ những vất vả và tủi cực, từ
những đớn đau, với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ phụ thuộc hạnh phúc
đời mình và tay kẻ khác, không có quyền định đoạt hạnh phúc, cuộc đời của họ:
“Thân em như cánh bèo trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu”
Qua ca dao cuộc sống của người dân lao động với muôn và những khổ sở đắng
cay, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà cuộc đời của họ vẫn mãi nghèo được thể
hiện rất rõ:
“Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.
Cuộc đời của họ lúc nào cũng chất chứa đầy những nỗi lo: lo cơm áo gạo tiền,
lo tình yêu không đi đến đích, lo bão dông cuộc đời,… lo nhiều lắm:
Ta thấy, trong ca dao Việt Nam, những yếu tố tư duy triết học được hình thành
từ sự thể hiện tình cảm, thể hiện thế giới nội tâm bằng nghệ thuật của ngôn từ, bằng
hình tượng để tạo nên các triết lý sâu sắc:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
17


Bài ca dao nói trên bằng việc mượn những hình tượng rất gần gũi, thân quen
trong cuộc sống hàng ngày như: “muối”, “gừng”, để nói lên sự gắn bó, thủy chung,
sắt son trong tình yêu đôi lứa nhưng thông qua đó toát lên triết lý lạc quan yêu đời,
khát vọng hướng đến một tình yêu đôi lứa chân chính. Từ đó cho thấy rằng, trong ca
dao Việt Nam, tư duy triết học là một bộ phận rất cơ bản góp phần tạo nên các giá
trị tư tưởng của nó.
Một bộ phận quan trọng của ca dao là nhận định về con người và về việc đời
như là sự tổng kết các kinh nghiệm, triết lý, quan niệm đạo đức, là về mặt cách sống
và hành động của mỗi một con người trong đời sống xã hội:
Làm trai đứng ở trên đời
Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được
chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong
phú, có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng. Ca dao

cũng được sáng tác nhiều dựa trên nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân muốn khi
muốn được bộc lộ. Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí
thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung
quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc.
Thông thường ca dao có dung lượng ngắn gọn, một bài ca dao sẽ có một câu
lục một câu bát, hoặc hai câu lục hai câu bát, nhưng cũng có những bài ca dao dài
hơi hơn. Tuy nhiên những bài ca dao ngắn gọn thường chiếm số lượng lớn trong
kho tàng ca dao truyền thống của Việt Nam, mặc dù vậy nó vẫn đảm bảo sự hàm
súc, sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nghệ thuật. Ví dụ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
Do đặc điểm ngắn gọn nên dung lượng phản ánh của mỗi lời ca dao có phần
hạn chế. Bởi hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp. Tâm hồn,
18


cảm xúc của con người rất tinh tế, nhiều cung bậc. Mỗi lời ca dao chỉ phản ánh
được một khía cạnh của cuộc sống nên từ đó có hiện tượng trái nghĩa, hay có nhiều
cách biểu hiện khác nhau. Do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm cần lời ít mà ý
sâu, càng ngắn gọn càng dễ nhớ, dễ lưu truyền, phổ biến nên tính kiệm lời, cô đọng,
ngắn gọn là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao.
Ngôn ngữ trong ca dao cổ không chỉ dừng lại ở lời thơ mộc mạc giản dị hồn
nhiên chân thật mà nó còn mang đậm chất thơ và chứa đựng biết bao tình cảm dân
gian ta thường mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm của mình:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
Lời thơ thật mộc mạc và cũng mang đượm chất trữ tình. Cách tỏ tình thật bay
bổng và dí dỏm:
“Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi! chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”.
Cách nói thật hình ảnh. Chỉ bằng những hình ảnh cụ thể: cua, quả mơ,... mà đã
nói lên tình nghĩa của hai người. Hai người đã trải qua bao nhiêu sự gian nan vất vả
lên rừng xuống biển, đã nếm trải đủ mùi đời nên cho dù cuộc sống có thay đổi thì
cũng giừ mãi ân tình cho nhau. Cách nói giàu chất biểu cảm thông qua những hình
tượng cụ thể của thiên nhiên.
Để góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng
hàng loạt các biện pháp tu từ: so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá...
Cách nói so sánh ví von, đây là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thường
xuyên và phổ biến nhất trong ca dao - dân ca truyền thống. So sánh cũng là một lối
cụ thể hoá những cái trừu tượng, nó còn làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm
thiết.
“Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.”
19


So sánh sự thương yêu vừa bằng lối nói trực tiếp vừa cụ thể hoá. Trong quá
trình so sánh lại đọ cả mức độ tình thương của hai bên.
“Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.
Lối so sánh trực tiếp nhưng thật kín đáo nói về thói xấu của con người nhưng
lại không hề gợi tên những thói xấu ấy ra.
“Ăn no rồi lại nằm kheo
Thấy dục trống chèo bế bụng đi.
Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng
Anh xa em như bến xa thuyền
Như Thuý Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi”.

Trong lối so sánh còn có nghệ thuật ẩn dụ đây là một phương pháp nghệ thuật
tế nhị và kín đáo.
Khi thể hiện mối tình chung thuỷ với người yêu thì không lời thơ nào đẹp, gợi
cảm và thắm thiết bằng câu ca dao:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Nhân cách hoá trong ca dao được dùng theo nhiều kiểu khác nhau:
“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Sáng ngày ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ”
Biện pháp trùng điệp: điệp từ, điệp câu, điệp ý:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Có khi tác giả dùng biện pháp phóng đại như:
20


×