Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

môn kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.23 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC - QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BÀI TIỂU LUẬN
Kỹ năng giao tiếp trong quản lý
Đề tài: Học cách nói những điều nhà tuyển dụng muốn nghe
Nhóm 3
Thành viên nhóm:
1.

Nguyễn Thị Ngọc Hương 1656130028

2.

Hồ Thị Mỹ Lệ 1656130034

3.

Võ Thị Hồng Nhi 1656130059

4.

Nguyễn Thị Tố Sang 1656130073

5.

Hồ Trí Tân 1656130078

6.


Ngô Thị Thanh Thoảng 1656130086

7.

Trần Thị Huyền Thơm 1656130087

8.

Nguyễn Thị Hoài Thương 1656130090
GVHD: TS. Lê Thị Ngọc Điệp

1


MỤC LỤC
Phần

Phần A: Lý do chọn đề tài:
Tình trạng sinh viên ra trường khó tìm được một công việc
như mong ước đã và đang là vấn đề nan giải trong nhiều năm
trở lại đây.
Phổ biến hiện tượng sinh viên không thất nghiệp nhưng lại
“thất nghề”. Đó là trong số sinh viên ra trường tìm được công việc
phù hợp thì có nhiều sinh viên phải làm những công việc tạm thời,
không đúng chuyên ngành, không như kỳ vọng và mong muốn của
mình.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên,
70% sinh viên Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc
làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% sinh viên tốt
nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm

nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Gần đây, một
cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách
thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy
mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm
2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG
TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có
đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái
niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo
ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên
ngành đào tạo”. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc
nhưng không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn
là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.
Như các bạn đã biết thì nguồn nhân lực là vốn quý nhất của
bất kỳ cơ quan, tổ chức hay một đất nước nào. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát
triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật như ngày nay phải tìm mọi
cách để trang bị cho kình một nguồn nhân lực tốt cả về chất lượng
lẫn số lượng. Tuy nhiên, không chỉ đối với bộ phận thanh niên
2


nông thôn mà cả với các bạn sinh viên hệ cử nhân, cao đẳng ngày
nay khi ra trường rất khó tìm được việc làm, nếu có cũng là những
việc trái với ngành họ được đào tạo. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng:”
Tại sao với trình độ chuyên môn cao nhưng bạn lại không được các
nhà tuyển dụng coi trọng trong khi họ đang trong tình trạng “khát”
nhân lực?
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Học cách
nói những điều nhà tuyển dụng muốn nghe” để trang bị những kiến
thức cần thiết cho các bạn sinh viên để có một cái nhìn tổng quát

hơn về quá trình phỏng vấn xin việc, cũng như hoàn thành tốt buổi
phỏng vấn xin việc của mình trong tương lai.
Qua đây, nhóm cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
TS. Lê Thị Ngọc Điệp. Mặc dù còn nhiều thiếu sót, nhóm 3 hy
vọng nhận được sự góp ý chân thành từ cô để hoàn thành tốt hơn
đề tài này.

3


Phần B: Nội dung
I. Nghệ thuật nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng:
Trả lời phỏng vấn và những điều cần biết khi phỏng vấn là một vấn
đề của mọi ứng viên khi tham gia phỏng vấn xin việc. Một cuộc
phỏng vấn xin việc thành công hay không là tổng hợp của rất nhiều
yếu tố từ hình thức đến nội dung. Nhưng với bất kỳ một ai đó trước
khi đi xin được một công việc phù hợp thì phải trải qua rất nhiều lần
phỏng vấn, mà trong đó có cả những lần thất bại.
Vì vậy để không làm lãng phí thời gian với những cuộc phỏng vấn
“ra về tay không” giữa bạn và nhà tuyển dụng thì bạn nên cần phải
trang bị cho mình một số kỹ năng trả lời phỏng vấn trước nhà tuyển
dụng tương lai.
1. Mục đích khi nhà tuyển dụng đặt ra một câu hỏi nào đó:
Nhà tuyển dụng khi đặt ra một câu hỏi nào đó cho chúng ta
trong vòng phỏng vấn là đều có mục đích của họ, chúng ta bắt
buộc phải trả lời để nhà tuyển dụng có thể biết rõ hơn mức độ phù
hợp với vị trí công việc của ứng viên đó mà ngoài thông tin về CV
chưa thể nói hết được.
4



Ví dụ: Bạn Lan tham gia phỏng vấn xin việc ở Công ty TNHH
MTV 8 con cò ở vị trí trưởng phòng nhân sự nhưng trong CV của
bạn Lan không thể hiện nội dung “kinh nghiệm làm việc” khi đó
NTD sẽ hỏi Lan những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm làm
việc của Lan trước đây để xem Lan có phù hợp với công việc đó
hay không.
Ngoài những câu hỏi khá đơn giản như giới thiệu về bạn thân,
mục tiêu nghề nghiệp rồi kinh nghiệm. Thì nhà tuyển dụng cũng
muốn thử sức bạn với những câu hỏi khó có chiều sâu nhằm mục
đích hiểu rõ hơn và cách sử lý thông minh của bạn như thế nào. Ở
vòng này phải cần ở bạn có cách sử lý thông minh và đối phó với
tình huống linh hoạt, nên nhớ ban hãy cứ bình tĩnh và trả lời một
cách thông minh nhất là bạn đã ghi điểm rồi đấy.
Ví dụ: Sau khi NTD hỏi Lan những thông tin cá nhân, nhưng
NTD muốn biết thêm những thông tin về chuyên môn của Lan nên
đã hỏi những câu hỏi liên quan đến chuyên ngành để xem có nắm
vững chuyên môn hay không?
2. Nhà tuyển dụng mong chờ điều gì ở ứng viên:
Một cuộc phỏng vấn bạn cần thể hiện những kỹ năng khác
nhau tùy theo đặc thù của công việc. Tuy nhiên một số điều sau mà
bất cứ một nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ở một ứng
viên. Những điểm chính mà họ mong chờ ở một ứng viên là:
2.1: Hiểu rõ về công ty
Trước khi trải qua vòng phỏng vấn xin việc, bạn nên tìm hiểu kỹ
về công ty mà bạn đang dự định ứng tuyển như văn hóa công ty,
sản phẩm công ty hoặc các dịch vụ kinh doanh bên công ty họ là
gì… Bạn có thể tìm kiếm thông tin qua trang Web của họ hay các
phương tiện truyền thông như mạng xã hội faebook, zalo,
instagram… hoặc các bài báo liên quan và bất kì điều gì khác mà

bạn có thể tìm thấy thông tin liên quan đến công ty họ. Bạn nên
phân tích thông tin này một cách chận rãi dễ hiểu để nhà tuyển
dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến đến công ty chứ không
phải mục đích đơn giản chỉ là xin việc.
5


Ví dụ: Bạn Lan sắp ứng tuyển vào công ty TNHH MTV 8 con
cò, thì A cần lên Website công ty www.8conco.com để lấy thông
tin về công ty.
2.2: Có kinh nghiệm
Bất cứ nhà tuyển dụng nào khi phỏng vấn một ứng viên, họ
đều hỏi về kinh nghiệm. Vì thế hãy nói về những việc có liên quan
bạn đã làm trước đây và nhấn mạnh về kết quả đạt được. Nhà
tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn và sẽ hiểu rõ giá trị của bạn để
yên tâm giao cho bạn công việc cho một người đã từng có kinh
nghiệm và đã từng thành công.
Ví dụ: Năm trước, bạn Lan làm ở vị trí nhân viên chăm sóc
khách hàng đã vinh dự đạt được một phần thưởng cho việc hoàn
thành 3 bản báo cáo trước thời hạn một tuần.
2.3: Có khả năng làm việc nhóm
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao về khả năng là việc theo
nhóm của các ứng viên. Những kỹ năng này họ muốn biết cách
bạn đã từng làm việc nhóm như thế nào và đã đạt được những
thành công nào?
Ví dụ: Lan đã từng giữ vai trò làm nhóm trưởng khi thực hiện
một dự án phát triển sản phẩm ở công ty cũ.
2.4: Không ngừng học hỏi
Nhà tuyển dụng luôn muốn biết ứng viên có sẵn sàng để thích
ứng và học tập những phương pháp mới hay không. Hãy tỏ ra bạn

luôn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mới. Nói với họ rằng bạn
thường xuyên đọc các bài viết về xu hướng mới trong lĩnh vực
chuyên môn và nói chuyện với các chuyên gia để được tư vấn
thêm. Đưa ra ví dụ cụ thể khi tham khảo các ấn phẩm bạn đã đọc
hoặc blog bạn làm theo.
Ví dụ: Lan ứng tuyển vào công ty mới và luôn có ý định học
hỏi kinh nghiệm, các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ giao tiếp.
6


2.5: Luôn có động lực làm việc
Đối diện với nhà tuyển dụng bạn nên thể hiện hai điều: Thứ
nhất, bạn mong muốn giúp công ty phát triển; Thứ hai, bạn là
người có thể tạo ra cảm hứng làm việc cho người khác. Cả hai điều
này sẽ chỉ cho nhà tuyển dụng thấy họ có thể dựa vào bạn để hoàn
thành công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy động lực đã giúp
bạn thành công như thế nào trong quá khứ và nó sẽ giúp bạn hoàn
thành tốt công việc cụ thể trong vai trò mới.
Ví dụ: Trong công ty cũ của Lan, có một suất học nâng cao
trình độ cho nhân viên nào hoàn thành nhiệm vụ của mình một
cách xuất sắc. Nhờ có động lực đó mà Lan đã hoàn thành được
nhiệm vụ của mình.
2.6: Có kế hoạch rõ ràng
Mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là chứng
minh làm thế nào để bạn mang lại lợi ích cho công ty chứ không
phải đòi hỏi xem công ty mang lại lợi ích gì cho bạn. Hãy tìm cách
giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người phù hợp cho
công việc và lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất với họ. Bạn
không cần phải đưa ra tất cả các chi tiết, nhưng nên trình bày một
số ý tưởng chung bạn nghĩ rằng sẽ đem lại thành công.

Ví dụ: Lan đã vạch ra mục tiêu, kế hoạch của mình: năm đầu..,
2 năm sau…, 5 năm sau….
2.7: Muốn xây dựng sự nghiệp ở Công ty
Nếu bạn muốn xây dựng một sự nghiệp trong công ty, hãy nói
rõ điều này trong buổi phỏng vấn. Hãy nói với họ rằng bạn có ý
định gắn bó lâu dài và muốn cống hiến cho công ty. Nhà tuyển
dụng sẽ đánh giá cao hơn những người muốn đóng góp cho công
ty lâu dài và không có ý định nhảy việc. Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội
hỏi NTD hoặc NTD chờ đợi gì ở câu hỏi “Bạn còn câu hỏi gì dành
cho chúng tôi không?”.

7


Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn với những câu hỏi ngược
lại họ mang tầm cao và sâu để biết bạn thật sự đang quan tâm tới
Cty họ. Khi nghe thấy câu hỏi này trước hết bạn nên trả lời câu hỏi
này hơn là lịch sự từ chối nó nhé nếu không bạn sẽ cho nhà tuyển
dụng cảm thấy được bạn hoàn toàn không quan tâm đến buổi
phỏng vấn hoặc là vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Vì đây là câu hỏi cuối cùng trong một buổi phỏng vấn nên nó
có rất nhiều cơ hội để bạn tạo ấn tượng cho bạn với nhà tuyển
dụng và đương nhiên kế quả sau buổi phỏng vấn chắc chắn sẽ tốt
hơn nhiều nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đó nhé!
3. Nhà tuyển dụng thích những ứng viên như thế nào?
Giữa hàng trăm người đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ ghi
nhớ, sẽ ấn tượng với những kiểu ứng viên nào? Có 3 cái nhất của
ứng viên khiến nhà tuyển dụng “tuyển gấp”.
3.1: Ứng viên chuẩn bị kỹ càng nhất:
Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên chăm chỉ và tỉ

mỉ với bất kỳ công việc gì. Việc ứng viên đầu tư nhiều thời gian
trước khi bước vào vòng phỏng vấn dễ gây được cảm tình với
người phỏng vấn.
Những thông tin cơ bản bạn cần tìm hiểu đó là sự hoạt động
của công ty và đặc biệt là những vấn đề mà công ty đang gặp phải
(ví dụ như khả năng cạnh tranh toàn cầu còn yếu, thiếu đội ngũ
giàu kinh nghiệm…).
Khi bạn có thể nói về tiểu sử và tình trạng hiện thời của
công ty họ một cách trôi chảy như vậy, bạn sẽ làm họ rất ngạc
nhiên. Nếu có thể bạn lại đưa ra được giải pháp cho một trong các
vấn đề của họ thì bạn chắc chắn sẽ được tuyển dụng.
3.2: Ứng viên cư xử tự nhiên nhất:
Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn đều đọc qua sách báo
và hỏi những người có kinh nghiệm về cách ứng xử và trả lời các
8


câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn. Vì thế giữa các ứng viên
sẽ có sự tương đồng trong cách trả lời và ứng xử.
Nếu khi đó bạn cư xử được tự nhiên và sử dụng năng lực
thực có của mình để trả lời nhà tuyển dụng thì bạn sẽ để lại ấn
tượng hơn hẳn so với các ứng viên khác. Thẳng thắn và trung thực
về những gì bạn có sẽ là điều nhà tuyển dụng mong chờ.
3.3: Ứng viên hiếu kỳ một cách thông minh nhất:
Tất nhiên nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá tốt về các ứng
viên biết đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng nhưng không
phải ai trong số đó cũng là người được chọn.
Họ mong muốn một buổi phỏng vấn “hai chiều” nhưng họ
cũng muốn người hỏi đó phải thực sự biết cách hỏi. Đó phải là
những câu hỏi thể hiện được sự thông minh, có chiều sâu kiến thức

chứ không phải những câu hỏi dập khuôn trên sách báo, ngô nghê
và hời hợt
I.

Cách đốn tim nhà tuyển dụng:
1.

Kỹ năng giao tiếp online với nhà tuyển dụng:

Khi chủ động nhắn tin cho NTD, chúng ta nên đọc sơ qua
tuyển dụng của họ, quan trọng là nắm được các ý chính đã có (vị
trí tuyển dụng, mô tả công việc, yêu cầu công việc, địa điểm làm
việc, thời gian làm việc, các quyền lợi của bạn...), tránh hoàn toàn
việc hỏi những điều đã có trong tin tuyển dụng. Chỉ nên hỏi những
điều mà nó không được thể hiện trong bài tuyển dụng mà chúng ta
thắc mắc. Nếu tin tuyển dụng chưa có thông tin website, bạn nên
hỏi NTD website Công ty, từ đó bạn có thể khai thác nhiều khía
cạnh của Công ty như: Thông tin tuyển dụng, tầm nhìn, sứ mệnh,
văn hóa Công ty, quy mô...
Khi trò chuyện với NTD, chúng ta nên xưng hô một cách tôn
trọng họ, tránh việc trò chuyện kiểu bạn bè, thân mật quá mức đến
mức bông đùa kiểu: "Mình thấy bạn đăng tin, mình được không
nhỉ" hay "Mình ứng tuyển rồi mai đi làm luôn được không?”
Nếu bạn nhắn tin cho NTD và muốn họ trả lời lại cho mình
sớm, bạn nên comment như thế này: "Em có nhắn tin cho anh/chị
rồi, anh chị kiểm tra tin nhắn giúp em với ạ!", "Phiền anh/chị kiểm
9


tra tin nhắn chờ giúp em nhé!" hay nếu cần NTD chủ động liên

lạc, bạn có thể comment: "Anh/Chị inbox giúp em với. Em cảm ơn
trước" chúng ta không nên nhắn một câu trống không như thế này:
"Inbox mình", "Inbox nhanh nhé!", 'Check inbox đi bạn".
Khi xác định rõ ràng một vị trí ứng tuyển, sau khi trao đổi để
hiểu hơn về công việc, bạn nên lên google tra từ khóa: "Tên vị trí
+ JD" hoặc "mô tả công việc + vị trí": để tự bản thân nắm được
phần nào về công việc này (về cả khung lương, yêu cầu cũng như
các gạch đầu dòng các công việc bạn sẽ phải làm). Đừng chỉ vì
nghe tên job thấy sang sang mà apply để rồi lại quay lại hỏi thêm
NTD 1 câu: "Mà cho em hỏi làm này là làm gì ý nhỉ?"
2.Cách viết mail xin việc:
Khi đã chắc chắn về công việc, chúng ta nên soạn một email
hoàn chỉnh và đính kèm CV của mình. Về tiêu đề email, bạn nên
ghi rõ theo cấu trúc: [Họ tên] - [Vị trí ứng tuyển] - [SĐT], và nên
có đôi lời gửi đến NTD kèm CV. Đừng để 1 email trống trơn, hãy
cố gắng điền các thành phần bắt buộc: Chào đầu, Nội dung chính,
Kết thúc.
Cụ thể khi viết 1email :
- Chào đầu: Kính gửi…, xưng danh, địa chỉ (đơn vị), lý do
viết email...
+Chú ý lựa chọn đại từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng.
Ví dụ: Kính gửi công ty TNHH MTV 8 con cò!
- Nội dung chính: giới thiệu chi tiết về các nội dung cần trao
đổi.
+ Nên phân tách thành từng đầu mục công việc rõ ràng (dùng
dấu “-” xuống dòng; Sử dụng phông chữ (italic, bold, underline…)
để highlight các thông tin chính.

- Kết thúc: Lời chúc; Từ để chào (Trân trọng/ Kính thư…) tận
dụng mail này để có thể gây được ấn tượng với NTD nhé!

10


Em là Nguyễn Thị Tố Sang, em vừa tốt nghiệp trường Đh
Khoa học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Lưu trữ học - Quản trị
văn phòng, em có đọc được tin tuyển dụng của anh/chị trên
wedside topcv.com. Em muốn ứng tuyển vào vị trí Thư kí giám
đốc ạ. Và đây là CV của em mời anh/chị xem qua.
Ví dụ:
Ví dụ: Em xin cảm ơn và chúc anh/chị có một ngày làm
việc vui vẻ! Em rất mong nhận được phản hồi từ anh/chị.
3.

Khi nhận được điện thoại từ nhà tuyển dụng.
Khi chúng ta gửi CV của mình lên mạng, được một lúc thì
điện thoại gọi đến, một số điện thoại lạ hiện lên mà bạn biết đó
chính là cuộc điện thoại từ NTD.
Nếu bạn hồi hộp nghe điện thoại, NTD nói gì cũng chỉ vâng
vâng dạ dạ, sau đó bạn lại xin NTD gửi lại một mail ghi rõ thông
tin, địa điểm phỏng vấn, rồi sau đó hứa với NTD sẽ trả lời qua
mail (vì hồi hộp quá nên không nghe không nhớ cũng chẳng hỏi
được gì, đến khi nhận mail mới vào thử website công ty xem có
phù hợp không).
CẦN TRÁNH:
- Kết thúc cuộc gọi nhanh chóng, lại thêm ở vị trí bị động, Bạn
không thể đặt được các câu hỏi xem bản thân mình có thực sự phù
hợp không? (Có phải mang laptop không, giờ giấc làm việc thế
nào?...).
- Bạn không biết bản thân mình có phù hợp không mà đã vội
vàng nhận lời mời đi phỏng vấn. Đến khi tìm hiểu kỹ rồi, lại thấy

không phù hợp nữa, rồi không tham gia phỏng vấn… như vậy lại
bị đánh giá là không chuyên nghiệp.
BẠN NÊN: Xin phép NTD dành thời gian trao đổi một chút những
vấn đề ngay sau cuộc gọi:
11


a. Chắc chắn rằng bản thân bạn nghe rõ tên Công ty (sau đó lên
Google để tìm kiếm). Nên hỏi thêm về website Công ty để làm tư
liệu tìm hiểu (Trụ sở, quy mô, văn hóa Công ty, các vị trí đang
tuyển dụng...)
b. Hỏi về mặt hàng, dịch vụ mà Công ty kinh doanh.
c. Hỏi về giờ giấc làm việc của Công ty.
d. Hỏi thêm về mức lương bạn sẽ nhận, các khoản hỗ trợ (ăn trưa,
điện thoại) và chế độ đãi ngộ, bảo hiểm.
e. Cuối cùng là hỏi về 1 số vấn đề khác( Công ty mình làm việc có
phải mang laptop không?)
NOTE:




Đừng nghĩ là việc hỏi hạn quá nhiều như vậy gây khó chịu
cho NTD. Mọi NTD đều cho rằng, bạn nên tìm hiểu kỹ về
công việc, chế độ rồi mới đi phỏng vấn để tránh mất thời
gian của cả 2 bên.
Bạn cũng đừng cho rằng việc hỏi quá nhiều như vậy là không
cần thiết hay mất thời gian, hay cho rằng chỉ là ứng tuyển 1
vị trí "bình thường" thì không cần cầu kỳ như vậy. Nắm được
thế chủ động, tìm hiểu công việc mới thực sự tốt.


Những điều cần chuẩn bị trước khi đến phỏng vấn:

II.
1.

Quần áo thật chỉnh tề:

Chuẩn bị trang phục thật nghiêm chỉnh nhất là khi tham dự
phỏng vấn.
Nam cắt tóc, cạo râu gọn gàng, nữ thì bới hoặc cột tóc cao,
không trang điểm quá đậm. Nam giới cần mang những đôi giày
Tây lịch sự và nữ giới cần đi giày cao gót nhưng không nên chọn
những kiểu quá cầu kì, khó mang vì đôi khi ở những nơi nghiêm
trang hoặc nhà hàng lớn, sẽ được yêu cầu cởi giày để đi dép trong
nhà. Cũng vì thế mà chúng ta nên mang những đôi vớ màu trang
nhã hoặc màu sẫm đối với nam giới.
12


Nếu việc mặc vest, thắt cà vạt đối với người Việt Nam là quá
trịnh trọng thì chúng ta cũng nên thật chỉnh tề trong trang phục
quần tay, áo sơ mi chứ không nên quá sơ sài. Ăn mặc xuề xoà theo
suy nghĩ của nhà tuyển dụng nghĩa là chúng ta không xem trọng
cuộc hẹn này và đối tượng gặp gỡ

2.

Thông tin về nhà tuyển dụng, công ty sắp phỏng vấn:


Nên tìm hiểu trước tính cách của người tuyển dụng mình như
thế nào, nên hỏi trước là người Việt Nam hay người nước ngoài sẽ
phỏng vấn bạn để chuẩn bị thật tôt phần trả lời phỏng vấn bằng
tiếng anh. Chúng ta cần lên website công ty để tìm hiểu về công ty
để ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Phong thái khi phỏng vấn:
Trước khi đến tham dự buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị
những thứ cần thiết bao gồm viết và giấy vì có thể cần thiết cho
việc ghi chú trong suốt quá trình phỏng vấn, một bản hồ sơ bản
thân và nên đọc qua một lần nữa để tránh tình trạng không nhớ
những gì đã viết trong đó. Nếu bạn cần thuyết trình về một vấn đề
nào đó thì nhà tuyển dụng thường thông báo trước cho bạn chuẩn
bị, dù rất ít gặp trường hợp này nhưng vẫn có nhà tuyển dụng yêu
cầu bạn trình bày dù chưa báo trước, có vẻ họ muốn thử thách bạn
xem bạn có thể chịu áp lực và xử lý các tình huống như thế nào
bằng cách thử thách bất ngờ.
3.

Ví dụ: Đối với người Nhật, việc làm gián đoạn cuộc phỏng vấn
bằng các câu hỏi xen vào sẽ bị cho là tự đề cao bản thân, thậm chí
là thô lỗ. Tốt nhất bạn nên chăm chú lắng nghe và ghi chú lại
những khía cạnh, những thắc mắc mà bạn muốn hiểu rõ thêm; khi
muốn đặt câu hỏi lại hãy giơ tay hoặc tỏ ý muốn hỏi trước khi lên
tiếng. Hãy chỉ đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp hoặc là vào cuối
cuộc phỏng vấn. Người Nhật đề cao tinh thần tập thể, thế nên nhà
tuyển dụng cần một nhân viên có tinh thần hợp tác đồng đội hơn là
13


một ứng viên sáng giá nhưng chỉ biết khăng khăng vì lợi ích cá

nhân.
Nhiều bạn có thói quen ngồi rung chân, hay gõ gót giày xuống
sàn… hãy nhớ đừng thực hiện những hành động khiếm nhã như
vậy lúc phỏng vấn . Hãy làm cho mình thấy thật thoải mái khi trả
lời phỏng vấn.
4.

Nếu không đến đúng giờ, hãy đến sớm:

Chắc chắn trước khi đến phỏng vấn chúng ta và nhà tuyển
dụng đã có trao đổi và thỏa thuận thời gian đến phỏng vấn cho nên
hãy sắp xếp thời gian để đến đúng giờ.
Chúng ta đừng bao giờ đi trễ khi tham gia phỏng vấn với bất
kỳ công ty nào. Đó là một hành động thể hiện sự tôn trọng và tính
chuyên nghiệp của bạn. Trễ giờ vì kẹt xe hoặc không tìm được địa
điểm là những lí do không được chấp nhận.
Ví dụ: Nguyên tắc vàng khi có những cuộc hẹn chính thức với
người Nhật: “Nếu bạn không đến sớm 10 phút nghĩa là bạn đã đến
trễ!”
III.

Học cách nói những điều nhà tuyển dụng muốn
nghe.
Trong những cuộc phỏng vấn xin việc, NTD thường đặt
ra nhiều câu hỏi để thử thách các ứng viên xem họ có
phù hợp với vị trí mà công ti đang tuyển dụng hay
không? Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một vài câu
hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc.

Câu 1: Hãy nói về bản thân bạn?

14


Đối với câu hỏi này bạn nên nói về những điểm chính của bản thân:
Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn hãy chú ý và đưa ra một vài
điểm chính về bản thân thật thú vị và hữu ích cho sự tiếp diễn liên
tục của buổi phỏng vấn.
Nhấn mạnh những thành tựu nổi bật nhất của bản thân – thêm một
vài câu chuyện ngắn có liên quan để hướng sự chú ý của người
phỏng vấn tới những thành quả của bạn.
Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, súc tích:
Trong khi giới thiệu về bản thân, hãy cố gắng nói thật rõ ràng và
chính xác những thông tin về mình. Sự giới thiệu dài dòng và
quanh co có thể làm mất sự hứng thú của người phỏng vấn ngay từ
thời điểm bắt đầu – cách tốt nhất để giới thiệu về bản thân một
người trong cuộc phỏng vấn là chuẩn bị một bản tóm tắt về nội
dung, một bảng profile bằng văn nói thật dễ nhớ. Do vậy người đó
có thể nói một cách trôi chảy, tự tin và tất nhiên sẽ tạo được ấn
tượng tốt cho người phỏng vấn.
Đừng bao giờ kéo dài thời gian, hãy tính toán sao cho câu trả lời
của bạn kéo dài tối đa là một phút. Bạn sẽ muốn tương tác với
người phỏng vấn sớm nhất có thể, hãy trao cho họ cơ hội dẫn dắt
cuộc hội thoại tốt hơn là bỏ qua bạn ngay từ lúc bắt đầu cuộc hội
thoại.
Đừng nhắc lại những từ, cụm từ có trong CV của bạn:

15


Hãy nhớ rằng CV của bạn đã nằm ở trên bàn và trước mặt người

phỏng vấn rồi. Tất nhiên, bạn có thể bổ sung thêm thông tin trong
quá trình phỏng vấn.
Ví dụ: Xin chào anh ạ! Trước tiên em xin cảm ơn anh đã tạo cơ hội
để em được phỏng vấn, em tên là Trí Tân, hiện đang là sinh viên
năm 4 ngành Lưu trữ học – QTVP của trường đại học KHXH và
NV. Sau khi thấy thông tin tuyển dụng của công ty trên mạng thì
em đã rất ấn tượng và bị thu hút bởi vì đây là một công việc rất thú
vị và đúng với chuyên ngành, sở thích của em. Bản thân em là một
người rất yêu thích công việc giao tiếp, biết lắng nghe và quan tâm
đến người khác nên em nghĩ bản thân sẽ phù hợp với vị trí nhân
viên tư vấn. Em đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí này 2 năm tại
công ty TNHH Mặt trời mọc….
Câu 2: Hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn?
2.1

Điểm mạnh:

“Điều gì là điểm mạnh nhất ở bạn?” Câu hỏi này dường như là một
trong những câu hỏi phỏng vấn không quá khó mà bạn sẽ được hỏi,
nhưng đó cũng là câu hỏi thường gặp quan trọng nhất. Người
phỏng vấn muốn để biết liệu điểm mạnh của bạn có tương thích với
nhu cầu của công ty và yêu cầu về phẩm chất và năng lực cho vị trí
ứng tuyển. Hỏi câu hỏi này sẽ giúp người tuyển dụng quyết định
liệu bạn có là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này hay không.
Cách để chuẩn bị:

16


Cách tốt nhất để phản ứng với câu hỏi này là nêu bật những kỹ

năng và kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến công việc bạn ứng
tuyển. Chuẩn bị những câu trả lời bằng việc lập ra danh sách những
phẩm chất được đề cập ở tin tuyển dụng. Sau đó, đưa ra danh sách
những kỹ năng phù hợp với những điều đã lập ra. Danh sách này có
thể bao gồm trình độ học vấn, các khóa đào tạo, kỹ năng mềm, kỹ
năng cứng hoặc những kinh nghiệm làm việc. Thu hẹp danh sách
những kỹ năng của bạn xuống khoảng 3-5 dòng với các điểm mạnh
điển hình.
Sau đó với mỗi điểm mạnh, ghi chú 1 ví dụ cụ thể về cách bạn đã
sử dụng điểm mạnh đó trong học tập cũng như công việc bạn đã
làm. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để khi nào người
tuyển dụng hỏi thì bạn có thể chị tiết cho từng điểm mạnh cụ thể.
Ví dụ câu trả lời:
- Tôi là một người luôn nghiêm túc tuân thủ nội quy làm việc.
Khi tôi đang làm việc ở một dự án, tôi không muốn chỉ đáp ứng
hạn công viêc được giao. Hơn nữa, tôi thích để hoàn thành một
nhiệm vụ trước kế hoạch. Năm trước, tôi đã vinh dự đạt được một
phần thưởng cho việc hoàn thành 3 bản báo cáo trước thời hạn
một tuần.
- Tôi có kỹ năng viết cực kỳ tốt. Làm việc như là một người
biên tập trong khoảng thời gian 5 năm, tôi đã đạt được sự chuyên
nghiệp trong quy trình làm việc ở vị trí này. Tôi đã viết đa dạng
những ấn phẩm, vì thế tôi biết cách để xác định loại hình viết sao
17


cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của khách hàng. Là một
người trợ lý marketing, tôi sẽ có thể viết và biên tập những ấn
phẩm một cách hiệu quả nhất và cập nhật nội dung cho website
một cách hiệu quả.

- Tôi là một người bán hàng khéo léo với hơn 10 năm kinh
nghiệm. Tôi đã vượt mục tiêu doanh thu của mình mỗi quý và đã
dành được giải thưởng hàng năm từ khi tôi bắt đầu làm việc với
ông chủ hiện tại của tôi cho đến nay.
- Tôi tự hào với chính mình ở kỹ năng chăm sóc khách hàng và
khả năng của tôi để giải quyết những tình huống khó. Với 5 năm
kinh nghiệm như là một người hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Tôi đã
học để hiểu và giải quyết những vấn đề liên quan đến khách hàng
một cách hiệu quả và đạt được sự hài lòng của khách hàng. Tôi
cũng có khả năng giao tiếp tốt, điều đó giúp tôi làm việc tốt với
khách hàng, thành viên trong nhóm và ban điều hành. Tôi cũng
được biết như là một thành viên làm việc hiệu quả với một sự xuất
sắc cho những bài diễn thuyết của tôi.
2.2

Điểm yếu

Trong một buổi phỏng vấn – nơi mà cơ hội việc làm đang ở rất
gần với bạn, bạn có thể tự tin, bạn có thể đưa ra không ít thế
mạnh của mình. Tuy nhiên, khi được hỏi: “Điểm yếu lớn nhất
của bạn là gì?”, bạn nên trả lời như thế nào để gây ấn tượng với
nhà tuyển dụng? Không giống như điểm mạnh, việc trả lời thành

18


thật và rõ ràng là chưa đủ. Điều quan trọng không phải là cái
bạn đưa ra, mà là cách bạn diễn tả nó như thế nào.

Câu hỏi này chính là cách để xác định một cách nhanh chóng

liệu bạn có là một ứng viên tiềm năng hay không đối với nhà
tuyển dụng.
* Ai cũng có điểm yếu!
Có thể bạn chỉ có một điểm yếu – nếu bạn may mắn hay quá ảo
tưởng về bản thân, hoặc do bạn chưa chú ý đến điều này, nhưng
ít nhất thì bạn cũng phải có một điểm yếu!
Vì vậy, câu trả lời tồi tệ nhất cho câu hỏi này là: “Tôi không có
bất kỳ điểm yếu nào.”
Người phỏng vấn đang cố tìm hiểu xem nhược điểm của
bạn có gây khó khăn cho bạn trong công việc hay tổ chức của
họ hay không. Họ cũng rất quan tâm đến cách bạn xử lý một
câu hỏi khó khăn như thế nào.

* Làm thế nào để chọn ra một điểm yếu “tốt nhất”?
Một điểm yếu “tốt” bao gồm 2 phần:
Phần 1: Đó chắc chắn phải là một điểm yếu, nhưng ở mức độ có
thể chấp nhận được và không làm ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng công việc hay tiềm năng của bạn.
19


Phần 2: Điểm yếu đó có thể sửa được và bạn đang cố gắng nỗ
lực để hạn chế nó.
Ví dụ: “Điểm yếu của tôi là ngại nói hay thuyết trình trước đám
đông. Trước đây, tôi gặp vài khó khăn trong việc truyền tải ý
tưởng đến mọi người. Tuy nhiên, để tự tin hơn, tôi đang theo học
một khoá học Toastmasters dành cho những người muốn thực
hành nói trước công chúng. Nhờ có khoá học này, tôi đã thực
hành rất nhiều và chắc chắn rằng nếu bạn có cơ hội được nhận,
tôi sẽ nỗ lực cải thiện khả năng diễn đạt của mình và trở nên tự

tin hơn.”
Câu hỏi 3. Ban biết gì về công ty này?
Câu trả lời mẫu:
Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu trước
những thông tin cơ bản về công ty: Năm thành lập, lịch sử hình
thành, quy mô, chiến lược, cơ cấu tổ chức nhân sự,…Trong các
ý bạn trình bày, bạn nên cung cấp cho nhà tuyển dụng các ý
sau:
+ Sơ lược về công ty: Năm thành lập, quy mô, lĩnh vực kinh
doanh, sản phẩm chủ lực của công ty cũng như điểm khác biệt
của công ty so với các công ty khác (cùng lĩnh vực kinh doanh)
mà tạo nên thành công: thương hiệu, chiến lược, vị thế,…
+ Nói qua về vị trí đang được phỏng vấn.
Câu hỏi 4: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
20


Tùy thuộc vào tình huống của bạn để đưa ra câu trả lời phù hợp
nhất. Dưới đây là gợi ý cách trả lời cho câu hỏi phỏng vấn: Tại
sao bạn lại dời bỏ công ty cũ?
- Tôi thấy công việc cũ tẻ nhạt, buồn chán và muốn tìm
kiếm nhiều thử thác khác hơn nữa. Tôi muốn công việc mang
lại cho tôi cơ hội để thể hiện hết năng lực của mình.
- Không có sự thăng tiến với công việc ở công ty trước và
tôi sẵn sàng dời bỏ để tìm một thử thách mới.
- Tôi đang tìm kiếm cho một thử thách lớn hơn để phát triển
sự nghiệp của mình và tôi không thể tìm kiếm công việc khác
khi đang làm việc. Điều này dường như không phù hợp với nôi
quy khi sử dụng thời gian của người chủ trước.
- Tôi đã bị sa thải khỏi vị trí cũ khi bộ phận làm việc của tôi

bị xóa bỏ do sự phân bổ lại công ty.
- Tôi đã di chuyển tới vị trí này do hoàn cảnh gia đình…
- Sau một vài năm làm việc ở vị trí trước, giờ tôi mong muốn
tìm kiếm cơ hội nơi tôi có thể đóng góp và phát triển trong môi
trường tập thể.
- Tôi vừa mới nhận được bằng và tôi muốn tận dụng chuyên
ngành của mình ở trường đã học cho vị tri mới.
- Tôi thực sự thú vị với công việc với nhiều trách nhiệm và
tôi sẵn sàng cho thử thách mới.

21


- Tôi đã dời bỏ vị trí cũ để dùng nhiều thời gian cho gia đình
mình. Giờ tôi sẵn sàng quay lại với công việc mới.
- Tôi đang tìm kiếm một vị trí ở một công ty ổn định với cơ
hội thăng tiến và phát triển bản thân.
- Tôi đã đi xa nhà lên thành phố làm việc và mất nhiều thời
gian cho mỗi ngày đi làm. Bây giờ tôi thích công việc gần nhà
hơn.
- Trung thực mà nói, tôi đã không cân nhắc một sự di chuyển,
nhưng tôi thấy ví trí công việc mới này hấp dẫn tôi, đây là cơ
hội thú vị và vị trí mới tôi thấy phù hợp với phẩm chất và năng
lực của tôi.
- Vị trí cũ dường như phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm
nhưng tôi đã không thể tận dụng toàn bộ thời gian, sức lực của
mình ở công việc đó do công ty tôi đã cắt giảm nhân sự và thật
không may mắn với tôi là vị trí của tôi là một trong những vị
trí bị cắt giảm.
- Tôi có vấn đề về sức khỏe, do vậy khoảng thời gian nghỉ

việc tôi đã dành để chữa trị bệnh, giờ sức khỏe của tôi đã tốt
lại. Tôi sẵn sàng để có một công việc mới trở lại.
Câu 5: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Khi đề cập đến vấn đề về lương, thực ra nhà tuyển dụng
muốn biết được họ có đủ khả năng để giữ bạn hay không trước
khi họ đưa ra quyết định tuyển dụng
22


Một lý do khác là họ đang xem bạn có đủ khả năng tạo ra giá trị
cho công ty cũng như có đủ tự tin để yêu cầu những gì bạn xứng
đáng hay bạn sẽ ngoan ngoãn chấp nhận bất cứ điều gì họ cung
cấp?
Nhiệm vụ của bạn: Tạo sự hấp dẫn cho bản thân và khiến cho
nhà tuyển dụng cảm thấy bạn sẽ tạo ra giá trị to lớn cho công ty
rồi sau đó mới bàn về vấn đề tiền lương.
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu hỏi về tiền lương khi nào và cách hỏi
ra sao?
Thông thường, “vấn đề tiền lương” được diễn tả bằng một hoặc
cả hai câu hỏi sau đây:
+ Bạn trông đợi mức lương của công việc này là bao nhiêu?
+ Lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?
Mỗi một câu hỏi đi kèm với những thách thức khác nhau. Các
câu hỏi này có thể nằm ở phần đầu của buổi phỏng nhằm sàng
lọc các ứng cử viên sau đó mới đến câu hỏi về hành vi, kỹ năng,
hoặc kinh nghiệm.
Trong một số khía cạnh, đề cập đến vấn đề tiền lương trong một
cuộc phỏng vấn là dấu hiệu tốt. Nó cho thấy nhà tuyển dụng cảm
thấy hứng thú với bạn và cảm thấy bạn tạo ra được giá trị cho
công ty.

Nhiệm vụ của bạn: Chuẩn bị sẵn các câu hỏi và phương án để
trả lời các câu hỏi về lương một cách tinh tế và tốt nhất.
23


Khi nhà tuyển dụng đề cập về vấn đề lương bổng, bạn khoan
hãy trả lời mà hãy suy nghĩ nó một cách thật cẩn thận. Việc trả
lời câu hỏi về tiền lương một cách quá nhanh có thể dẫn tới
những vấn đề sau đây:
Vấn đề 1: Ban đầu, các công ty đưa ra câu hỏi này chỉ để thăm
dò chứ không thực sự muốn bạn làm việc cho họ. Họ vẫn đang
cảm thấy bạn chưa đủ “chuẩn” và thực hiện so sánh giữa bạn và
các ứng cử viên khác. Bạn sẽ có đòn bẩy tốt hơn để đàm phán
sau này nếu bạn tránh nêu ra một con số cụ thể quá sớm.
Vấn đề 2: Bạn có thể bị cám dỗ để tự hạ giá của bản thân khi
các doanh nghiệp liên tục ra một con số thấp hơn kì vọng. Việc
dễ dàng thay đổi lương của mình có thể làm cho doanh nghiệp
xa lánh vì họ cảm thấy bạn không kiên quyết và bạn sẽ nhảy
việc khi có một yêu cầu tốt hơn. Hơn nữa, bạn có thực sự muốn
làm việc cho một công ty chỉ muốn trả cho bạn một lương tối
thiểu? Hay bạn muốn làm việc cho một công ty trả tiền lương
xứng đáng với thực lực của bạn.
Vấn đề 3: Một con số quá cao có thể làm cho bạn mất đi cơ hội
tạo ấn tượng tốt với họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn
sẽ bị loại ngay từ vòng “gửi xe”.
Vấn đề 4: Một số quá thấp lại làm bạn cảm thấy không hài lòng
với công việc. Không hài lòng tại sao vẫn làm? Điều này nghe
có vẻ buồn cười nhưng lại là thực trạng của sinh viên mới ra

24



trường chỉ mong có một công việc để làm trong thời buổi kinh
tế khó khăn.
Nhiệm vụ của bạn: Trước khi nói một con số cụ thể thì bạn nên
tìm hiểu một lương trung bình đối với vị trí mà bạn nộp hồ sơ
vào. Cẩn thận cho nhà tuyển dụng thấy bạn xứng đáng với
lương mà bạn yêu cầu.
Chiến thuật để trì hoãn trả lời
Trong một vài trường hợp bạn khó đưa ra quyết định ngay cho
mình. Thực tế mà nói, các chuyên gia khuyên bạn nên đưa ra trả
lời câu hỏi về lương càng lâu càng tốt. Dưới đây là một vài gợi
ý về chiến lược trì hoãn việc trả lời các câu hỏi lương với một
số câu hỏi cụ thể.
- Khi được hỏi: “Mong đợi lương của bạn cho công việc là
bao nhiêu?”
- Tôi quan tâm nhiều hơn trong việc tìm kiếm một vị trí phù
hợp tốt cho kỹ năng và lợi ích của tôi. Tôi tự tin rằng công ty sẽ
đưa ra một lương cạnh tranh cho vị trí này.
Với câu trả lời này, bạn đang để cho họ biết rằng bạn tự tin về
khả năng của bạn và tôn trọng nhà tuyển dụng. Đồng thời, bạn
đem lại cho họ một cơ hội để nhận được sự tôn trọng của bạn
bằng cách đưa ra một đề nghị hợp lý. Bằng cách này, bạn đang
khéo léo cho họ biết bạn không phải là một người tuyệt vọng và
mong đợi để có được công việc này.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×