Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Giao an ngu van 9 HKI DANG IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.4 KB, 206 trang )

Tuần 1:
Tiết 1, 2:

Ngày soạn: 17/8/2015
Ngày giảng: 21/8/2015

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật
dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận trong văn bản cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh
vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn
luyện theo gương Bác.
4. Năng lực:
- Giải quyết vấn đề: Xác định các chi tiết trong văn bản và phân tích rõ con đường hình
thành nên nhân cách HCM là gì? Những vẻ đẹp trong lối sống của HCM cụ thể như
thế nào?
- Sáng tạo: Phát hiện thêm các chi tiết khác để làm rõ chủ đề văn bản. Liên hệ những
câu chuyện kể về sự giản dị trong lối sống của chủ tịch HCM.
- Tự quản bản thân: Bản thân rút ra bài học về phong cách giản dị và vận dụng trong
lối sống của mình.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI



1. Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác
2. Làm chủ bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh xác định được
mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn
bản.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Động não: Suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những bài học thiết
thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
2. Thảo luận nhóm: Trình bày một phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và
những gì cá nhân tiếp thu, hoặc hướng phấn đấu của bản thân từ tấm gương Hồ Chí
Minh.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: tìm những tư liệu nói về Bác.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?
3. Bài mới:
1


Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ
đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong
phong cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét
đẹp của phong cách đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung
I. TÌM HIỂU CHUNG
Gv giới thiệu vài nét về t/g và xuất xứ 1. Tác giả: Lê Anh Trà
của tác phẩm..
2. Tác phẩm:
? Nêu những hiểu biết chung của em về Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ
tác giả HCM
Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị
? Về mặt nội dung văn bản này thuộc của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh
văn bản gì? sử dụng yếu tố gì ?
và văn hoá Việt Nam , Viện văn hoá và
? Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại xuất bản Hà Nội
đó?
* Thể loại:
(văn bản nhật dụng, có yếu tố nghị luận) Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị
Hs: phát biểu cá nhân, tại chỗ.
luận.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản
* Bố cục:
Cho hs đọc văn bản 2 lần và hiểu các Văn bản trích chia làm 3 phần:
chú thích khó trong sgk
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”->Quá
? Nên chia văn bản này thành mấy trình hình thành và điều kỳ lạ của phong
phần? Nêu nội dung từng phần dung cách văn hoá Hồ Chí Minh.
từng phần?
+ Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”->Những
vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm
việc của Bác Hồ.

+ Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng
định ý nghĩa của phong cách văn hoá
HCM
Gv: hướng dẫn hs phân tích chi tiết.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
? Tác giả đánh giá vốn tri thức văn hóa 1. Con đường hình thành nên phong cách
của Hồ Chí Minh ra sao?
văn hóa Hồ Chí Minh
(hiểu biết văn hóa thế giới sâu rộng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vốn tri
uyên thâm)
thức văn hóa thế giới sâu rộng và uyên
? Vì sao Người có được vốn văn hóa thâm vì:
uyên thâm và sâu rộng như vậy?
+ Đi nhiều nơi, có điều kiện tiếp xúc với
Hs: thảo luận (3’) trình bày
nhiều nền văn hóa,thạo nhiều thứ tiếng.
Gv: nhận xét câu trả lời của Hs, chốt
+ Ham học hỏi ,dày công học tập ,rèn
luyện không ngừng
+ Tiếp thu và biết chọn lọc những tinh hoa
văn hóa nhân loại
+ Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền
thống với nét đẹp văn hóa nhân loại.
? Những nhân tố trên có ý nghĩa như thế => Những nhân tố trên tạo nên ở Người
nào?
một phong cách văn hóa hiện đại mà rất
TIẾT 2
Việt Nam.
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv hướng dẫn hs 2. Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
tìm hiểu mục II.2

GV liên hệ cách học của Bác: học mọi
2


lúc mọi nơi, biết chọn lọc cái hay, phê
phán cái dở.
Giới trẻ hiện nay tiếp thu văn hóa ngoại
lai: tóc nhuộm, quần xẻ ống….có phù
hợp không?
? Vẻ đẹp trong lối sống của Bác là gì?
(thể hiện ở những chi tiết nào? )
Hs; phát hiện.
? Những nhân tố trên đã tạo nên ở người
một phong cách, một lối sống như thế
nào?
Hs: suy nghĩ độc lập trả lời.
GV kể những mẩu chuyện nhỏ về lối
sống giản dị của Bác.
Liên hệ lối sống của cán bộ hiện nay,
giáo dục tư tưởng cho học sinh.
GV cho hs xem một số hình ảnh của
Bác với nhân dân.( cày ruộng, trồng
cây, kéo lưới, cho cá ăn……
Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật, ý
nghĩa của văn bản.

Sống rất giản dị:
+ Nơi ở nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn vài
ba phòng, ao cá…
+ Trang phục giản dị: áo bà ba, dép lốp thô

sơ……
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa
cà…
=> Lối sống của một vị Chủ tịch nước
nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa
hoa lãng phí.

III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ trang
trọng.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các
biện pháp nghệ thuật đối lập.
2. Nội dung ý nghĩa văn bản:
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực,
tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của
HCM trong nhận thức và trong hành động.
Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội
nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn
hóa, bản sắc dân tộc.

4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Tìm đọc những mẫu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
- Đọc lại văn bản“ ĐTGDCBH” (SGK /7).
- Soạn trước bài : Các phương châm hội thoại.
RÚT KINH NGHIÊM:
.........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

3



Ngày soạn: 18/8/2015

Ngày giảng:....../8/2015
Tiết 3:

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về
lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong
hoạt động giao tiếp.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
- Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong
hội thoại sao cho đúng.
4. Năng lực:
- Giải quyết vấn đề: Giải quyết các bài tập để rút ra khái niệm; làm bài tập khắc sâu.
- Sáng tạo: Tìm thêm các tình huống, các ví dụ liên quan p/c về lượng, p/c về chất.
- Tự quản bản thân: Vận dụng kiến thức về p/c hội thoại trong giao tiếp hiệu quả.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan
trọng.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao
tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo

các phương châm hội thoại.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong
giao tiếp
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai
để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách
giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
- Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người
tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành. Những quy định
đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức,
lịch sự....)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

HĐ1: HS tìm hiểu khái niệm p/châm về I. Phương châm về lượng
4



lượng
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1.
? Câu trả lời của Ba có giúp cho An hiểu
được những điều mà An muốn biết không.
? Để đáp ứng nguyện vọng của An, chúng
ta phải trả lời như thế nào cho hợp lý (địa
điểm cụ thể)
? Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì
trong giao tiếp.
? Vì sao truyện này lại gây cười (gợi ý HS
tìm 2 yếu tố gây cười trong cách nói của hai
anh).
? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo
mới phải nói như thế nào để người nghe
hiểu đúng.
? Qua 2 ví dụ, em rút ra điều gì cần tuân thủ
khi giao tiếp. Lấy ví dụ.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.

1. Ví dụ:
Vd1: SGK

Vd2: SGK

- Nội dung lời nói cần đáp ứng đúng
yêu cầu giao tiếp.
2. Ghi nhớ: Khi giao tiếp cần nói có
nội dung; nội dung lời nói phải đáp
ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không

thừa, không thiếu.
HĐ2: Giúp HS tìm hiểu phương châm về II. Phương châm về chất:
chất.
1. Ví dụ:
? Truyện cười này phê phán điều gì (HS
phát hiện tính nói khoác).
? Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh.
? Qua ví dụ em hiểu thế nào là phương 2. Ghi nhớ: Không nên nói những
châm về chất?
điều mà mình không tin hay không có
? Tìm ví dụ liên quan phương châm về chất. bằng chứng xác thực.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập
III. Luyện tập
GV: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Bài 1. Phát hiện lỗi liên quan đến
? Dựa vào p/ châm về lượng, các câu trên phương châm về lượng trong một
mắc lỗi gì.
đoạn văn cụ thể
- Mắc lỗi thừa từ:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
a/ nuôi ở nhà
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nhanh. b/ có hai cánh
Yêu cầu 2 nhóm lên bảng làm. GV nhận Bài 2. Tìm những thành ngữ có nội
xét, ghi điểm.
dung liên quan đến phương châm về
chất
a/ nói có s/mách có chứng
b/ nói dối
c/ nói mò
d/ nói nhăng nói cuội

e/ nói trạng
Vi phạm phương châm về chất
Các từ ngữ trên liên quan đến p/ châm hội Bài 3.
thoại nào?
Với câu hỏi "Rồi có nuôi được
5


không?" Người nói đã không tuân thủ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
P/c về lượng. (hỏi thừa)
? Phương châm hội thoại nào không được Bài 4:
tuân thủ?
a/ giúp người nghe biết là tính xác
thực của nhận định hay thông tin mà
- Gọi HS đọc y/c bài tập 4
mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
- Yêu cầu HS làm câu a.
(truyền đạt thông tin chưa có bằng
GV: Nhận xét, kết luận ý kiến HS.
chứng chắc chắn)
b. Nhằm báo cho người nghe biết là
việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ
ý của người nói (nhấn mạnh, dẫn ý,
HS đọc yêu cầu bài tập 5
chuyển ý)
Bài 5: Giải nghĩa thành ngữ; p/c hội
thoại nào liên quan đến những thành
ngữ này.
ăn....đặt: vu khống, đặt điều, bịa

chuyện cho người khác.
ăn..mò: nói không có căn cứ
ăn...có: vu khống, bịa đặt
cãi..cối: cố tranh cãi nhưng không có
lý lẽ gì.
khua..mép: ba hoa, khoác lác, phô
trương
nói..chuột: nói lăng nhăng, linh tinh
không xác thực
hứa..vượn: hứa để được lòng rồi
không thực hiện lời hứa.
-> không tuân thủ p/c về chất (tối kị
trong giao tiếp-nên tránh)
4. Hướng dẫn tự học
1. Học bài, làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.
2. Soạn bài “Sử dụng một số… thuyết minh”.
+ Xem lại phần văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
+ Đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi
Ngày soạn: 18/8/2015
Ngày giảng: ….... /8/2015
Tiết 4:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
6


- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- Nhận biết đúng các biện pháp nghệ thuật để kết hợp sử dụng trong văn bản thuyết
minh.
4. Năng lực:
- Giải quyết vấn đề: Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn
bản thuyết minh. Làm tốt các bài tập.
- Tự quản bản thân: Vận dụng để viết tốt văn thuyết minh
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh.
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật để viết văn
bản thuyết minh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- KT đặt câu hỏi: Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp, dễ hiểu.
- Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử
dụng các biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: giáo án, bảng phụ.
- HS: xem lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: Đoạn văn sau thuộc kiểu văn bản nào ?
“Việt Nam là một trong những quê hương của hoa đào Nhật Tân (Hà Nội) nổi tiếng
là xứ sở của đào Bích, đào Phai. Đào Nhật Tân càng nổi tiếng khi nó gắn với sự tích
người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ sau khi đại thắng quân Thanh đã cho mang cành
đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân để báo tin vui”.
- KL: đây là kiểu văn bản thuyết minh.
3. Bài mới: Thế nào là VB thuyết minh ?
- GV nhắc lại và dẫn vào bài mới: Văn thuyết minh là kiểu VB thông dụng trong mọi
lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,..của
các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu,
giải thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Giúp HS ôn lại kiểu văn bản thuyết I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện
minh và tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản
pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
thuyết minh:
? Văn bản thuyết minh có những tính chất 1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
nào? Nó được viết ra nhằm mục đích gì?
- Tính chất: khách quan, xác thực và
hữu ích; chính xác, rõ ràng và hấp
dẫn.
- Mục đích: cung cấp tri thức về đặc
điểm, tính chất các sự vật hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội.
? Có mấy phương pháp thường dùng trong văn - PPTM: Nêu định nghĩa, phân loại,
bản thuyết minh.
nêu ví dụ, nêu số liệu, liệt kê, so
sánh…..
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản thuyết 2. Viết văn bản thuyết minh có sử

minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. dụng một số biện pháp nghệ thuật
7


? Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì?
- Thuyết minh về: sự kỳ lạ của Hạ
? Tác giả hiểu sự “kỳ lạ” này là gì ? Hãy gạch Long.
chân dưới câu văn nêu khái quát sự kỳ lạ ấy ?
? Văn bản có cung cấp kiến thức gì?
- Cung cấp tri thức khách quan về
đối tượng Đá và Nước tạo nên sự kì
lạ của Hạ Long.
? VB đã vận dụng PPTM nào là chủ yếu ?
- TM bằng phương pháp: giải thích,
- Chia nhóm cho HS thảo luận:
liệt kê.
1. Ngoài các PPTM chủ yếu là giải thích, liệt - Dùng BPNT: miêu tả, so sánh, liên
kê tác giả còn vận dụng BPNT nào trong VB? tưởng, tưởng tượng, nhân hóa.
2. Nếu chỉ sử dụng các phương pháp TM liệt
kê, giải tích thì đã nêu được sự kỳ lạ của Hạ
Long chưa? Vì sao?
? Việc kết hợp giữa các PPTM và các BPNT -> Văn bản sinh động, hấp dẫn. Làm
có tác dụng gì?
nổi bật sự kì lạ của Hạ Long gây
? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết:
hứng thú cho người đọc.
Để cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, * Ghi nhớ:
hấp dẫn, người ta thường vận dụng những - Các BPNT: kể chuyện, tự thuật,
biện pháp nghệ thuật nào? Vận dụng ntn?
vè, diễn ca hoặc đối thoại theo lối

- GV khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ.
ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,..
- Cần sử dụng thích hợp: làm nổi
bật đặc điểm đối tượng TM, gây
hứng thú.
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập:
* GV yêu cầu HS đọc văn bản trong SGK.
1. Đọc văn bản sau…
? Em có nhận xét gì về văn bản này?
- Tính chất thuyết minh: giới thiệu
- Giống như một truyện ngắn, truyện vui.
loài ruồi.
? Văn bản này có tính chất TM không? Tính + Những tính chất chung về họ,
chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
giống, loài.
- VB có tính chất TM, vì đã cung cấp cho + Các tập tính sinh sống.
người đọc những tri thức khách quan về loài + Đặc điểm cơ thể…
ruồi.
- Phương pháp thuyết minh: định
? Những PP TM nào đã được sử dụng?
nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê.
- Nét đặc biệt:
? Bài TM này có nét gì đặc biệt?
+ Hình thức: Giống như văn bản
tường thuật một phiên toà.
+ Nội dung: Giống như một câu
chuyện kể về loài ruồi.
? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa,
nào?

tạo tình tiết.
? Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng
Gây hứng thú cho người đọc,
gì?
vừa vui, vừa thêm tri thức.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn.
Bài tập 2:
? Đoạn văn này TM về vấn đề gì?
- TM về tập tính của chim cú.
? Tập tính ấy được giới thiệu như thế nào?
- Thông qua sự ngộ nhận (định kiến)
thời thơ ấu, lớn lên nhận thức lại sự
lầm lẫn cũ.( Nghệ thuật lấy sự ngộ
8


nhận làm đầu mối cho câu chuyện).
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết phần mở bài - Học bài, làm bài tập còn lại; Soạn bài “Luyện tập…. thuyết
minh”.
- Chia nhóm cho HS về nhà lập dàn ý và viết phần mở bài:
+ Nhóm 1, 2, 3: thuyết minh cái quạt.
+ Nhóm 4, 5, 6: thuyết minh cái nón.
Ngày soạn:18/8/2015
Ngày giảng: ..../8/2015

Tiết 5:

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN

BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để bài
thêm hấp dẫn, sinh động.
4. Năng lực:
- Giải quyết vấn đề: Lập dàn ý cho đề văn thuyết minh và viết hoàn chỉnh, có sử dụng
một số biện pháp nghệ thuật.
- Sáng tạo: Vận dụng viết bài văn thuyết minh có sử dụng các BPNT phù hợp, sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, bảng phụ, dàn bài mẫu.
- HS: soạn bài theo sự yêu cầu.
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng yêu cầu của đề văn thuyết minh
2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật để viết văn
bản thuyết minh.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

- KT đặt câu hỏi: Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp, dễ hiểu.
- Động não: Suy nghĩ, tìm hiểu đề để vận dụng các PPTM các biện pháp nghệ thuật

trong VB thuyết minh.
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: giáo án, bảng phụ.
- HS: xem lại kiến thức về VBTM và "Sử dụng các BPNT trong VBTM" (tiết 4)
VI. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Thế nào là văn bản thuyết minh ? Muốn cho văn bản thuyết minh sinh
động, hấp dẫn, chúng ta phải làm gì ?
9


3. Bài mới: giới thiệu mục đích, nội dung của tiết Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: - Hướng dẫn củng cố kiến thức. I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
- Một số BPNT trong thuyết minh.
HĐ2: Luyện tập trên lớp :
II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP:
- Đọc đề bài:
1. Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
2. Dàn bài:
theo sự phân công (lập dàn ý chi tiết, a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón.
viết phần mở bài)
b. Thân bài:
- Dành thời gian cho các nhóm thảo - Lịch sử chiếc nón.
luận lại và bổ sung thêm.
- Cấu tạo của chiếc nón.

- Hướng dẫn HS thực hành luyện tập
- Qui trình làm ra chiếc nón.
- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày dàn ý - Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của
chi tiết về thuyết minh chiếc nón:
chiếc nón.
+ Nêu dự kiến sử dụng các BPNT
c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón
- HS thảo luận, nhận xét dàn ý:
trong đời sống hiện đại.
+ Đúng như yêu cầu chưa ?
3. HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI
+ Phần Mở bài đảm bảo chưa ?
- Chiếc nón trắng VN không phải chỉ để
+ Ở từng dàn ý, bạn đã vận dụng các dùng che mưa che nắng, mà dường như
biện pháp nghệ thuật hợp lý chưa ?
nó còn là một phần không thể thiếu góp
+ Cần bổ sung, sữa chữa điều gì thêm ? phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho
- GV nhận xét, kết luận.
người phụ nữ VN. Hình ảnh ấy từng đi
vào ca dao:
“ Ra đình ngả nón trông đình, đình bao
nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu...” Vì
sao chiếc nón lại được người VN trân
trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng
HĐ3: Bài tập
tôi tìm hiểu...
- Thuyết minh về cái quạt:
* Thuyết minh về cái quạt:
- GV nhận xét chung về cách xây dựng 1. Mở bài: nêu định nghĩa về cái quạt.
dàn ý chi tiết, cách sử dụng biện pháp 2. Thân bài:

nghệ thuật và cách viết phần mở bài của - Nêu công dụng của cái quạt:
cả 2 nhóm.
+ Để quạt khi trời nóng.
- GV cho học sinh quan sát dàn ý chi + Để trang trí.
tiết và cách viết phần mở bài cho một + Để biểu diễn nghệ thuật.
trong hai đề mà HS vừa LT do Gv - Cấu tạo của cái quạt:
chuẩn bị ở bảng phụ.
+ Ốc xoắn: bằng sắt.
HĐ4:
+ Khung quạt: bằng nan, sắt.
LUYỆN TẬP Ở NHÀ :
+ Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy.
- GV yêu cầu HS 2 nhóm về nhà viết - Chủng loại: quạt nan, giấy, điện.
thành bài hoàn chỉnh cho đề bài LT trên. - Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời.
3. Kết bài: bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt.
4. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý của mình, tập viết đoạn văn cho phần mở bài.
- Đọc bài đọc thêm ( SGK/16).
- Soạn bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
+ Đọc kỹ văn bản và các chú thích.
10


+ Trả lời các câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập.
RUT KINH NGHIÊM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
…………………………………...
……………………………………
…………………………………….

Tuần 2:
Tiết 6,7:

Ngày soạn: 24/8/2015
Ngày giảng: ... /.....2015

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
- G. G. Mác két I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh
hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
- Tích hợp: Liên hệ chống chiến tranh giữ gìn ngôi nhà chung trái đất.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu
tranh về hòa bình cho nhân loại.
3. Thái độ:
- Tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Nhận thức được chỉ có hòa bình mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt
đẹp

2. Làm chủ bản thân: biết suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện
trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay.
11


3. Giao tiếp: Trình bày ý tưởng của cá nhân về những việc làm cụ thể chống chiến
tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng, cơ hội,
nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hòa bình cho nhân loại.
2. Minh họa bằng tranh ảnh về hiểm họa và nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình.
2. HS: tìm những tư liệu nói về chiến tranh hạt nhân và những việc làm bảo vệ hòa
bình.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy kể một câu chuyện nói về lối sống giản dị của Hồ Chí Minh?
3. Bài mới: Trong lịch sử thế giới đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các
quốc gia, các dân tộc. Đặc biệt trong thế kỉ XX, thế giới diễn ra 2 cuộc chiến tranh tàn
khốc nhất của nhân loại đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng con người, phá huỷ
bao nhiêu công trình kiến trúc, thiệt hại hàng chục tỉ Đô la Mĩ. Trước nguy cơ đó, cả
thế giới đã có nhiều cố gắng nhằm giảm mối đe doạ hạt nhân, như hiệp ước cắt giảm
vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ. Văn bản này là đoạn trích bản tham
luận của nhà văn Mác-két phát biểu trong hội nghị sáu nước họp tại Mê-hi-cô kêu gọi
chấm dứt chạy đua vũ trang.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả G. G. Mác
két.
- Nhận xét, khái quát lại và giải thích từ “hiện thực
huyền ảo”.
? Văn bản “Đấu tranh cho một thế gới hòa bình” ra
đời trong hoàn cảnh nào.
- Ông là nhà văn yêu chuộng hòa bình. Đây là bài
văn trích từ bài tham luận của ông.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu VB.
- Cách đọc: giọng rõ ràng dứt khoát, chú ý đọc đúng
các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các từ viết tắt.

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- G. G. Mác két. Là nhà văn Côlôm- bi- a.
- Chuyên viết tiểu thuyết, truyện
ngắn hiện thực huyền ảo.
2. Tác phẩm:
Được viết khi tác giả tham dự
cuộc họp lần II về vấn đề vũ
trang và vũ khí hạt nhân
(tháng8/ 1986).
3. Đọc, giải thích từ khó:

4. Kiểu loại văn bản:

? Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào và được viết - VB nhật dụng
theo phương thức biểu đạt gì (HS phát hiện kiểu - PTBĐ: Nghị luận
văn bản nhật dụng và phương thức biểu đạt chính là
nghị luận).
? Hãy nêu luận điểm chính của văn bản trên. Luận * Luận điểm và hệ thống luận cứ
điểm trên được triển khai qua những luận cứ nào.
của văn bản: (Bảng phụ)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình
bày ý kiến.
- GV nhận xét, khái quát và đưa ra đáp án (trên
12


bảng phụ).
- Luận điểm:
+ Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đối với loài
người đấu tranh là nhiệm vụ của toàn nhân loại.
- Luận cứ:
+ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
+ Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến xã hội, y
tế, giáo dục…
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người
và tự nhiên.
+ Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- HS đọc lại đoạn văn 1.
? Tác giả nêu vấn đề gì?
? Để giúp người đọc thấy được tính hiện thực và sự
khủng khiếp của nguy cơ này, tác giả đã đưa ra
những chứng cứ nào?


II. Phân tích:
1. Nguy cơ chiến tranh hạt
nhân:

- Thời gian: 8/8/1986
- Số liệu: Hơn 50.000 đầu đạn
hạt nhân bố trí khắp hành tinh/ 4
? Vũ khí hạt nhân có sức tàn phá ntn?
tấn thuốc nổ/người.
- Sức tàn phá khủng khiếp: Tiêu
diệt cả trái đất và các hành tinh
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
trong hệ mặt trời.
* Cách lập luận:
Vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ
ràng (mốc thời gian, số liệu),
? Theo em, cách lập luận trên có tác dụng gì.
mạnh mẽ, thuyết phục, gây ấn
tượng.
=> Chứng cứ xác thực: Đây là
hiểm họa khủng khiếp đang đe
Tiết 2
dọa sự sống.
? Cuộc chạy đua vũ trang về vũ khí hạt nhân gây ra 2. Cuộc chạy đua vũ trang
những tổn thất gì về xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế chuẩn bị cho chiến tranh hạt
thực phẩm?
nhân làm mất đi khả năng để
con người được sống tốt đẹp
hơn:

+ Lĩnh vực xã hội: Cứu trợ 500
triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế
giới/gần bằng chi phí 100 máy
bay ném bom...
+ Y tế: 10 tàu sân bay/cứu 1tỉ
người khỏi sốt rét/hơn 14 triệu
trẻ em châu Phi.
+ Giáo dục: 2 tàu ngầm/tiền xóa
mù chữ toàn thế giới.
+ Tiếp tế thực phẩm: Chi phí
cứu 575 người thiếu dinh dưỡng/
không bằng 149 tên lửa MX,..
13


? Những con số trên nói lên điều gì?

? Em có nhận xét gì về cách lập luận trên của tác
giả. Cách lập luận này có tác dụng gì.
- GV nhận xét và kết luận: bằng phép so sánh và
đưa ra các số liệu cụ thể, tác giả đã khiến người đọc
thấy được sự tốn kém phi lý làm mất đi khả năng để
con người sống tốt đẹp hơn.
- Yêu cầu HS đọc từ “một nhà tiểu thuyết….. điểm
xuất phát của nó” và cho biết nội dung nói về điều
gì.
? Nhà văn Mác- két đã đưa ra những chứng cứ nào
để làm rõ luận điểm?
- " ..trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay..180
triệu năm nữa bông hồng mới nở...."

? Nghệ thuật lập luận có gì đặc sắc?
? Tác dụng của cách lập luận đó?
? Trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe
dọa loài người và sự sống trên Trái Đất, thái độ của
tác giả ra sao?
- Thái độ tích cực kêu gọi mọi người đấu tranh cho
một thế giới hòa bình.
? Tác giả kêu gọi mọi người phải hành động như thế
nào để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân xảy ra?
HS: Thảo luận chung cả lớp và trình bày câu hỏi.
? Kết thúc bài văn, tác giả đưa ra đề nghị gì?

-> Sự tốn kém ghê gớm và tính
chất phi lý của cuộc chạy đua vũ
trang.
-> Lập luận: so sánh, đưa số
liệu cụ thể.
=> Chạy đua vũ trang vô cùng
tốn kém đã cướp đi điều kiện để
loại trừ nạn đói, nạn thất học và
khắc phục bệnh tật cho hàng
trăm triệu người.
3. Chiến tranh hạt nhân không
chỉ đi ngược lại lý trí loài người
mà còn ngược lại với lý trí của
tự nhiên, phản lại sự tiến hóa:
- Hủy diệt sự sống con người và
Trái Đất.
- Hàng triệu triệu năm hình
thành sự sống, văn minh/ Hủy

diệt chỉ nháy mắt.
-> Lập luận: tương phản
=> Hiểm họa vũ khí hạt nhân,
chạy đua vũ trang hạt nhân vô
cùng khủng khiếp.
4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn
chặn chiến tranh hạt nhân cho
một thế giới hòa bình:

- Tham gia vào bản đồng ca của
những người đòi hỏi một thế
giới không có vũ khí và một
cuộc sống hòa bình, công bằng.
- Mở ra một nhà băng lưu trữ trí
nhớ về thảm họa hạt nhân để
nhân loại hiểu.
5. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể
? Nêu ý nghĩa văn bản.
hiện những suy nghĩ nghiêm túc,
HS: Trình bày theo hiểu biết. GV nhận xét, bổ sung. đầy trách nhiệm của G.G. Mác? Để bảo vệ ngôi nhà chung "trái đất', con người két đối với hòa bình nhân loại.
cần phải làm gì?
- Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ ngôi nhà
chung trái đất.
IV. Tổng kết:
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
1. Nội dung:
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong VB Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe
“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” là gì.
dọa loài người và sự sống trên
? Theo em, văn bản trên thuyết phục người đọc ở trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang

chỗ nào
tốn kém đã cướp đi của thế giới
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, thái độ nhiều điều kiện để phát triển.
14


nhiệt tình của tác giả.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK

Đấu tranh cho hòa bình, ngăn
chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến
tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết
thân và cấp bách của loài người.
2. Nghệ thuật:
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ
phong phú, xác thực,.v.v.
V. Luỵện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em khi
thấy vũ khí hạt nhân đe dọa sự
sống trên Trái Đất.

HĐ5: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.

4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tiếp tục đọc văn bản và trả lời các câu hỏi còn lại.
- Tìm hiểu xem việc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như
thế nào?
- Chiến tranh hạt nhân có tác hại gì và nhiệm vụ của mỗi người đối với việc đấu tranh
cho một thế giới hòa bình?

RUT KINH NGHIÊM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/8/2015
Tiết 8:
Ngày giảng: .../..../2015

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Nắm được những hiểu biết cốt lõi về nội dung ba phương châm hội thoại: phương
châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương
châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách
thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ:
- Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương châm trong
hội thoại sao cho đúng.
4. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo
- NL tự quản bản thân
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan

trọng.
15


2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao
tiếp của bản thân.
3. Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo
các phương châm hội thoại.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phân tích một số tình huống để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong
giao tiếp
2. Thực hành có hướng dẫn: Đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai
để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách
giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất ? Cho ví
dụ?
3. Bài mới: Ngoài hai phương châm về chất và lượng trong đã học thì phương châm quan hệ,
phương châm cách thức và phương châm lịch sự cũng là ba phương châm không thể thiếu trong giao
tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG


HĐ1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/ châm quan hệ
- Dùng bảng phụ ghi tình huống sau:
A: Nằm lùi vào.
B: Làm gì có hào nào.
A: Đồ điếc.
B: Tôi có tiếc gì đâu.
? Cuộc hội thoại trên có hiệu quả gì không? Vì sao?
? Tình huống trên ứng với câu thành ngữ nào?

I. Phương châm quan hệ:

- Mỗi người nói một đằng
không khớp nhau không hiểu
nhau → ông nói gà bà nói
vịt.
→ Cần nói đúng vào đề tài
? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
giao tiếp, tránh nói lạc đề.
=> Khi giao tiếp cần nói
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
đúng vào đề tài giao tiếp,
GV: Yêu cầu học sinh tìm những thành ngữ có nội tránh nói lạc đề
dung liên quan đến phương châm quan hệ
GV: Yêu cầu lớp chia 2 nhóm viết một đoạn văn có
sử dụng phương châm quan hệ, sau đó yêu cầu các
nhóm khác nhận xét phát hiện lỗi.
HĐ2: Giúp HS tìm hiểu phương châm cách thức.
II. Phương châm cách thức:
- Yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK.

VD1:
? Hai thành ngữ dây cà ra dây muống, lúng búng như - Dây cà ra dây muống: chỉ
ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế cách nói dài dòng, rườm rà.
nào?
- Lúng búng như ngậm hột
thị: chỉ cách nói ấp úng,
? Những cách nói này có ảnh hưởng gì trong giao không thành lời.
tiếp?
- gây khó hiểu, nhàm chán
→ Cần nói ngắn gọn, rành
16


? Qua trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp.
- GV đưa ra ví dụ: Đem cá về kho.
? Câu này có thể hiểu theo mấy cách.
- HS thảo luận cặp, trình bày kết quả và giải thích lý
do.
- GV kết luận: có 2 cách hiểu:
+ Đem cá về nấu lên ăn
+ Đem cá về cất trong kho.
? Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế
nào.
- Muốn người nghe hiểu theo ý thứ nhất thì thêm từ
“mà” trước từ “kho”.
? Qua ví dụ, em thấy trong giao tiếp cần tuân thủ điều
gì.
- Các ví dụ trên là biểu hiện của phương châm cách
thức.
? Thế nào là phương châm cách thức?

- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu học sinh tìm những thành ngữ có liên
quan đến phương châm cách thức.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm viết một đoạn
văn có sử dụng phương châm cách thức và các nhom
sthay đổi nhau tìm những lỗi cụ thể trong đoạn văn
đó.
HĐ3: Giúp HS tìm hiểu phương châm lịch sự.
- Gọi HS đọc truyện cười.
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm
thấy mình đã được từ người kia một cái gì đó.
- GV giải thích và kết luận: chính từ “xin lỗi” và
“cảm ơn” đã giúp hai người nhận được ở nhau một
tình cảm.
- Giáo dục HS cách giao tiếp trong cuộc sống.
? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này.
- Ví dụ trên thể hiện phương châm lịch sự.
? Thế nào là phương châm lịch sự.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
? Chúng ta vừa tìm hiểu những phương châm nào.
Nêu nội dung từng phương châm. Lấy ví dụ.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Qua những câu tục ngữ ca dao trên, cha ông khuyên
dạy chúng ta điều gì.
? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội
dung tương tự. (NL sáng tạo)
- GV cung cấp thêm:
+
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

17

mạch.
VD 2:
Có thể hiểu câu trên theo hai
cách.

→ Tránh cách nói mơ hồ khó
hiểu.

=> Khi giao tiếp cần chú ý
nói ngắn gọn, rành mạch;
tránh cách nói mơ hồ

III. Phương châm lịch sự:

-> Cần tế nhị và tôn trọng
người khác.
=> Khi giao tiếp cần tế nhị
và tôn trọng người khác.
IV. Luyện tập
Bài 1. Trong kho tàng…
- Khẳng định vai trò của
ngôn ngữ trong đời sống và
khuyên con người trong giao
tiếp nên nói năng lịch sự.


Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
+

Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
+ Chó ba canh mới nằm, người ba năm mới nói.
+ Một lời nói quan tiền thúng thóc.
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
+ Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
+ Người xinh tiếng nói cũng xinh,
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.

- Nêu yêu cầu bài tập 3.

- Nêu yêu cầu bài tập 4:

- Nêu yêu cầu bài tập 5.

18

Bài 2: Có nhiều biệp pháp tu từ
liên quan đến p/c lịch sự, nhưng
trực tiếp là nói giảm, nói tránh.
VD: nhận định về một người
chậm chạp:
- Cô ấy không được nhanh nhẹn
lắm.
Bài 3. Tìm những thành ngữ liên
quan đến phương châm lịch sự.
a. Nói mát, nói kháy
b. Nói hớt, nói cướp lời

c. nói móc, nói mỉa
d. nói leo
-> p/c lịch sự
e. nói ra đầu ra đũa
-> p/c cách thức
Bài 4:
a. Dùng khi người nói hỏi về một
v/đ không đúng vào đề tài đang
trao đổi, để người nghe hiểu mình
vẫn tuân thủ p/c quan hệ, đồng
thời chú ý vào v/đ mình hỏi để
hiểu chính xác.
b. Dùng khi phải nói điều dễ gây
mất lòng người nghe.."rào đón" đe
người nghe chấp nhận , giảm nhẹ
sự khó chịu (p/c lịch sự).
c. Cảnh báo cho người đối thoại
biết là người đó đã không tuân thủ
p/c lịch sự và phải chấm dứt sự
không tuân thủ đó.
Bài 5. Giải nghĩa các…
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát,
xỉa xói, thô bạo, thiếu nhã nhặn>lịch sự.
- Nói như đấm vào tai: thô lỗ,
ngang ngạnh, trái ý người khác.>l/s
- Điều nặng, tiếng nhẹ: trách móc,
chì chiết.->l/s
- Nửa úp, nửa mở: nói mập mờ,
ỡm ờ, không nói ra hết ý->cách
thức

- Mồm loa, mép giải: lắm lời,
đanh đá nói át người khác


->lịch sự
- Đánh trống lảng: lảng ra, né
tránh không muốn tham dự một
việc nào đó, không muốn đề cập
đến một v/đ nào đó mà người đối
thoại đang trao đổi -p/c quan hệ
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy:
nói thô cộc, thiếu tế nhị
-> p/c Lịch sự
6. Phát hiện lỗi liên quan đến
? Qua bài học em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
phương châm lịch sự trong một
HS: Đlập trình bày ý kiến-> Sử dụng từ ngữ phù hợp đoạn văn cụ thể.

để nâng cao hiệu quả giao tiếp (NL tự quản bản
thân)
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, xem lại các bài tập đã làm. Làm các bài tập còn lại 2, 4, 5/23, 24.
- Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về
chất trong một hội thoại.
- Chuẩn bị bài “Sử dụng yếu tố miêu tả…… thuyết minh”: Đọc các ví dụ và trả lời câu
hỏi trong SGK. Yếu tố miêu tả đóng vai trò gì trong văn bản thuyết minh?
- Làm các bài tập phần “Luyện tập”.
RUT KINH NGHIÊM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Ngày soạn:26/8/2015
Ngày giảng:.... /.../2015

Tiết 9:

SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
- Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Hiểu được văn thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới
hay, vấn đề thuyết minh sinh động, cụ thể hơn.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi
lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
- có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để bài thuyết minh hay,
hấp dẫn hơn.
4. Năng lực:
19


- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo
- NL hoạt động nhóm

II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ, đoạn văn mẫu .
- HS: soạn bài, xem lại yếu tố miêu tả đã học ở lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: kiểm tra dàn ý HS làm ở tiết 5.
3. Bài mới:
Đoạn văn sau được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với nghệ thuật nhân
hóa. Đúng hay sai ?
“ Múa Lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía Nam. Múa lân diễn ra
vào các ngày tết để chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng. Các đoàn lân có khi
đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng.
Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các
họa tiết rất đẹp. Múa Lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: Lân
chào ra mặt, Lân chúc phúc, leo cột… Bên cạnh đó có ông địa vui nhộn chạy quanh.
Thông thường múa Lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật”.
- Nhận xét và kết luận: Đoạn văn thuyết minh trên có sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy sử
dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

HĐ 1: Giúp HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong
bản thuyết minh.
văn thuyết minh:
- Yêu cầu HS đọc văn bản.
1. Văn bản: Cây Chuối trong đời
sống Việt Nam.
? Nhan đề của VB trên thể hiện điều gì.

- Nói về vai trò và tác dụng của
cây chuối với đời sống con người
? Hãy tìm và gạch chân dưới những câu thuyết - Đặc điểm của chuối:
minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
+ Nơi nào cũng có.
+ Là thức ăn từ thân đến lá.
+ Công dụng của chuối.
- Bài văn sử dụng nhiều yếu tố miêu tả.
? Hãy chỉ ra và cho biết tác dụng của yếu tố miêu - Yếu tố miêu tả:
tả đó.
+ Đoạn một.
+ Đoạn tả chuối trứng cuốc.
? Bài văn trên đã làm rõ công dụng của toàn cây + Đoạn tả cách ăn chuối xanh.
Chuối chưa.
Làm nổi bật vai trò của cây
? Hãy cho biết thêm công dụng của thân chuối, lá chuối trong đời sống con người.
chuối (tươi, khô), nõn chuối, bắp chuối.
- Thân cây chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể
thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng
giải nhiệt. Thân cây chuối tươi: làm phao tập bơi,
kết làm bè vượt sông...
20


- Hoa chuối: thái nhỏ ăn rau sống, xào, luộc, làm
gỏi...
- Cọng chuối: bện thừng...
- Củ chuối: có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng
mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ…
- Nhận xét và nêu thêm một vài dẫn chứng.

? Qua phân tích, hãy cho biết yếu tố miêu tả đóng
vai trò gì trong văn bản thuyết minh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập 1 và hướng dẫn cách làm.
NL: Hoạt động nhóm
- Thu phiếu một vài nhóm và đọc để cả lớp cùng
chữa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận các ý kiến.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3.

2. Ghi nhớ: (SGK/25).
II. Luyện tập
1. Bổ sung yếu tố miêu tả…..
- Thân cây chuối: thẳng, tròn như
những chiếc cột nhà sơn xanh.
- Lá chuối tươi: như chiếc quạt
phe phẩy trước gió.
2. Chỉ ra yếu tố miêu tả…..
- Tách trà.
- Chén.
- Cách uống.
3. Đọc văn bản sau chỉ ra và nêu
rõ được vai trò, tác dụng của các
yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh.

4. Hướng dẫn tự học

- Học bài, làm bài tập còn lại: 3/ 26.
- Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng… thuyết minh”:
- Đọc kỹ phần “Chuẩn bị” và lập dàn ý cho đề “Con Trâu ở làng quê VN”.
- Vận dụng bài văn tham khảo trong SGK.
RUT KINH NGHIÊM:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
************************************************

PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...…………………………………...
...……………………………………
…………………………………….
..............................................................
Ngày soạn: 28/8/2015
Ngày giảng: ... /… /2015

Tiết 10:

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
21


TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.

- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
4. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo
- NL hoạt động nhóm
II. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, bảng phụ, đoạn văn thuyết minh mẫu.
- HS: soạn bài, đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp
2. KTBC: Giáo viên treo bảng phụ
Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó
?
“Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú
Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch
ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra,
dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng
lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương
thơm”.
(Theo Võ Văn Trực)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ


NỘI DUNG GHI BẢNG

HĐ1: Hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập I. Chuẩn bị:
dàn ý.
Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt
Nam.
- Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi lên bảng. 1. Tìm hiểu đề:
Yêu cầu thuyết minh vị trí, vai trò
? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì.
của con trâu trong đời sống của
? Cụm từ: “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao người n/dân và trong nghề nông
gồm những ý gì.
của người VN.
2. Tìm ý và lập dàn ý:
a/ Mở bài: gới thiệu chung về con
? Đối với đề trên, cần phải lập những ý nào.
trâu trên đồng ruộng VN.
? Phần mở bài, cần nêu ý gì.
b/ Thân bài:
- Con trâu trong nghề làm ruộng
(là sức kéo để cày, bừa, kéo xe,
? Phần thân bài, cần trình bày những ý gì.
trục lúa,…).
22


? Phần kết bài, cần nêu đều gì.
- Nhận xét, bổ sung và hoàn thành dàn ý cho HS.
- Dùng bảng phụ đưa ra dàn ý mẫu để HS đối
chiếu.

- Yêu cầu HS đọc bài tham khảo (SGK/28-29).
? Em có thể sử dụng được những ý gì cho bài
thuyết minh của mình từ bài tham khảo trên.
HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn.
- Giáo viên nêu cầu của phần luyện tập.
GV: Yêu cầu học sinh Tìm đoạn văn thuyết minh
có sử dụng yếu tố miêu tả. Tìm chi tiết của đối
tượng trong bài văn miêu tả
NL: hoạt động nhóm
HS: Chia nhóm làm bài trong 3 phút
- Chia bốn nhóm, yêu cầu mỗi nhóm viết ĐV văn
về:
+ Nhóm 1: Con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
+ Nhóm 2: Con trâu trong việc làm ruộng.
+ Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội.
+ Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phần viết
của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- Giáo viên gợi ý và đưa ra một số đoạn văn mẫu
có sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu để
HS tham khảo.
+ Bằng cách giới thiệu: Ở Việt Nam đến bất kỳ
miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên
đồng ruộng...
+ Bằng cách nêu tục ngữ, ca dao về trâu: “Con
trâu là đầu cơ nghiệp” hoặc “Trâu ơi ta bảo trâu
này…”
+ Tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn
cỏ…

- Yêu cầu các em viết và trình bày, nhận xét, uốn
nắn cách viết của các em.
- Hãy cho biết mục đích của việc sử dụng yếu tố
23

- Con trâu trong lễ hội đình đám
(lễ hội đâm trâu, chọi trâu,…).
- Con trâu cung cấp thực phẩm
(cung cấp thịt, da, làm đồ mỹ
nghệ,…).
- Con trâu là tài sản của người
nông dân.
- Con trâu và trẻ chăn trâu, việc
chăn nuôi trâu.
c/ Kết bài: Con trâu trong tình
cảm của người nông dân.
II. Luyện tập
1. Tìm đoạn văn thuyết minh có
sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Tìm chi tiết của đối tượng trong
bài văn miêu tả
3. Viết câu văn miêu tả chi tiết cần
thiết của đối tượng trong bài văn
thuyết minh.

4. Viết lại một đoạn văn thuyết
minh có sử dụng yếu tố miêu tả.


miêu tả trong VB thuyết minh ?

NL: Sáng tạo – Phát hiện, sử dụng các chi tiết
miêu tả kết hợp các BPNT để bài viết sinh động
4. Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục hoàn chỉnh dàn bài và tập viết đoạn văn.
- Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Đọc bài đọc thêm SGK/30-31.
- Soạn bài “Tuyên bố thế giới … của trẻ em”:
RUT KINH NGHIÊM
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
***************************

Tuần 3:
Tiết 11:

Ngày soạn:28/8/2015
Ngày giảng:..../… /2015

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của
chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát

triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong
văn bản.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng về các quyền của trẻ em.
4. Năng lực:
- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo
- NL hoạt động nhóm
24


II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự nhận thức: Về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của
mỗi cá nhân với trẻ em
2. Làm chủ bản thân: Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc
trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.
3. Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ
em.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức, hiện trạng và nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người
trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
2. Minh họa bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay
3. Động não: suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển của
trẻ em.

4. Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi phù hợp đối tượng HS, sát nội dung bài dạy
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về một số trẻ em gặp hoàn cảnh khó
khăn.
2. HS: tìm những câu chuyện của những bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong VB “Đấu tranh cho một thế
giới hòa bình”?
3. Bài mới: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em luôn được quan
tâm mọi lúc mọi nơi, phải được hưởng những quyền lợi thỏa đáng. Đó cũng là nội
dung mà các quốc gia quan tâm và thể hiện trong VB Tuyên bố thế giới về sự sống
còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×