Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.49 KB, 41 trang )

Học viện Ngân hàng
Khoa Kế Toán-Kiểm Toán
----------

BÀI TẬP LỚN
KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 2

CHỦ ĐỀ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGHIỆP VỤ TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Nhóm thực hiện:01 - Nhóm lớp:02
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Phạm Thanh Thủy

Hà Nội, tháng 9 năm 2018


Danh sách thành viên nhóm 01:
STT
1
2
3
4
5
6

Họ tên
Bùi Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Minh Hiền
Lê Hải Hoàng
Nguyễn Thị Việt Phương
Chu Lan Phương


Đặng Thị Thanh Tuyền

MSV
18a4020104
18a4020168
18a4020194
18a4020429
18a4020419
18a4020474

Mức độ hoàn thành
100%
100%
100%
100%
100%
100%

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.
2. BIDV, Báo cáo thường niên
3. Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT
Việt Nam”- tác giả Bùi Ngọc Hiếu
4. “Xây dựng kiểm toán nội bộ”- Lương Thị Hồng Ngân
5. Báo cáo đánh giá hệ thống KSNB BIDV của công ty TNHH Kiểm toán Deloitte
6. 1 số bài báo, tiểu luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.

Chương I. Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng ngân hàng thương mại



1. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm, mục tiêu KSNB trong NHTM
a. Khái niệm kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị
và các nhân viên của đơn vi, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm đạt được các mục tiêu: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của
báo cáo tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định, sự tuân thủ của chính sách,
kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quy định.
b. Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
-Tính hiệu lực và hiệu quả trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh; thể
hiện qua:
o
o
o
o

Phạm vi hoạt động
Chất lượng
Thời gian
Chi phí

-Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính, độ tin cậy thể hiện qua:
o
o
o
o

Đúng thẩm quyền
Nguyên tắc ghi nhận

Thẩm quyền tiếp cận tài sản
Sự phù hợp giữa tài sản thực tế và sổ sách

-Tính tuân thủ: là việc thực thi các hành động theo đúng các chỉ thị hoặc theo
đúng các quy định và quy trình có hiệu lực đã đề ra. Trong môi trường doanh nghiệp,
sự tuân thủ thể hiện ở hai cấp độ:
o Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam
o Tuân thủ các quy định của Điều lệ công ty; các quy trình, quy định nội
bộ, văn hóa, chuẩn mực, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp.


-Tính minh bạch, bao gồm:
o Sự chính xác: Thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện
phát sinh
o Sự nhất quán: Thông tin được trình bày có thể so sánh được và là kết quả
của những phương pháp được áp dụng đồng nhất
o Sự thích hợp: Khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp
người sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc
giúp xác nhận và hiệu chỉnh các mong đợi
o Sự đầy đủ: Thông tin phản ánh một cách đầy đủ các sự kiện phát sinh và
các đối tượng có liên quan
o Sự rõ ràng: Thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu
o Sự kịp thời: Thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tin
giảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định
o Sự thuận tiện: Thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng.
o
c. Nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ
 Nguyên tắc phân công , phân nhiệm
Trong 1 tổ chức nhiều người tham gia thì các công việc cần phải được phân công
cho tất cả mọi người , không để tình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi

một số khác lại không có việc làm. Theo nguyên tắc này , trách nhiệm và công việc
cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận. Việc
phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy
ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện
Mục đích của nguyên tắc này là không để cho cá nhân hay bộ phận nào có thể
kiểm soát được mọi mặt của nghiệp vụ Khi đó công việc của người này được kiểm
soát tự động bởi công việc của nhân viên khác.Phân công công việc làm giảm rủi ro
xảy ra gian lận và sai sót ,đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn của nhân
viên


Ví dụ : Trong ngân hàng ,nếu giao toàn bộ công việc giao dịch cho 1 nhân viên từ
khâu nhận tiền của khách hàng , quyết định cho vay , và tính lãi ,kiểm tra , .. thì nếu
bất cẩn sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng . Mặt khác ,có khả năng tạo cơ hội cho nhân
viên đó thực hiện hành vi gian lận
 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nghiệm trong các nghiệp
vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm ( nhất là sai phạm cố ý ) và hành vi
lạm dụng quyền hạn
Ví dụ : Trong tổ chức nhân sự , không thể bố trí kiêm nghiệm các nhiệm vụ phê
chuẩn và thực hiện , thực hiện và kiểm soát , ghi sổ và bảo quản tài sản
Đặc biệt trong những trường hợp sau , nguyên tắc bất kiêm nghiệm phải được tôn
trọng
+ Bất kiêm nhiệm trong việc bảo vệ tài sản với kế toán
+Bất kiêm nhiệm trong việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh té với việc thực hiện các
nghiệp vụ đó
+Bất kiêm nhiệm giữa việc điều hành với trách nhiệm ghi sổ

 Nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền
Để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê

chuẩn đúng đắn. Trong một tổ chức, nếu ai cũng làm mọi việc thì sẽ xảy ra hỗn
loạn ,phức tạp. Phê chuẩn là biểu hiện cụ thể của việc quyết định và giải quyết một
công việc trong phạm vi nhất định.
Ví dụ : Xây dựng và phê chuẩn bảng giá sản phẩm cố định , hạn mức tín dụng cho
khách hàng


 Nguyên tắc toàn diện
Mọi hoạt động trong đơn vị đều được kiểm soát bởi hệ thống kiểm soát nội bộ, cho
dù đó không phải là lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị
 Nguyên tắc 4 mắt
Mọi hoạt động phải được kiểm soát bởi ít nhất là 2 người hay còn gọi là nguyên tắc
chéo
Ví dụ : Dịch vụ tín dụng phải được kiểm soát bởi nhân viên tín dụng và kiểm soát
viên
 Nguyên tắc cân nhắc lợi ích và chi phí
Một thủ tục kiểm soát chỉ được thiết kế, vận hành nếu chi phí của nó nhỏ hơn lợi ích
mà nó mang lại. Do vậy, một hệ thống KSNB phải định lượng được những vùng có
rủi ro cao hơn để tang cường kiểm soát tài sản đó
 Chứng từ và sổ sách kế toán đầy đủ
Chứng từ và sổ sách là những công cụ, hình thức mà trên đó các nghiệp vụ kinh té
được phản ánh tổng hợp . Đây cũng là 1 dấu vết kiểm soát quan trọng cho việc kiểm
tra và đánh giá các thủ tục kiểm soát
 Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách
Tài sản có thể được bảo vệ tốt thông qua hạn chế việc tiếp cận tài sản bằng cách :
xây dựng nhà hầm an toàn cho các loại tài sản như tiền , các chứng từ có giá , sổ sách
chứng từ , sử dụng các thiết bị bảo vệ, tổ chức kiểm kê định kỳ
 Kiếm tra độc lập
Tiến hành kiểm tra độc lập , riêng rẻ từng khách thể trong quá trình kiểm soát nội
bộ. Kiểm tra độc lập với mục đích tạo môi trường khách quan ,trung thực



 Phân tích ra soát
Cần tiến hành thủ tục phân tích,so sánh giữa hai số liệu từ những nguồn gốc khác
nhau. Tất cả mọi khác biệt đều phải được phân tích làm rõ theo từng chỉ tiêu cụ thể.
Tác dụng của nguyên tắc này là giúp mau chóng phát hiện gian lận,sai sót hoặc các
biến động bất thường để kịp thời đối phó ,xử lý
1.2. Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong
ngân hàng thương mai.
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là sắc thái chung, là “ bầu không khí ” kiểm soát của đơn vị là
nền tảng của các yếu tố khác. Nó bao gồm các nhân tố như:
-Triết lý, phong cách điều hành, văn hóa của nhà quản lý cấp cao
-Cơ cấu tổ chức
-Đội ngũ nhân sự
-Năng lực và phẩm chất đạo đức của người cán bộ ngân hàng
-Khách hàng
-Cơ chế tín dụng
-Quy trình nghiệp vụ tín dụng
b. Nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng
Nhận biết và đánh giá rủi ro là bước quan trọng đầu tiên để có cơ sở xác định và thiết
kế các thủ tục kiểm soát phù hợp nhằm quản lý các rủi ro đạt được mục tiêu mà ngân
hàng đề ra.
-Nhận biết và phân tích những rủi ro tín dụng liên quan ảnh hưởng đến việc thực hiện
các mục tiêu của ngân hàng.


-Xây dựng mô hình phù hợp để quản trị rủi ro.
-Xây dựng cơ chế hợp lý để xử lý các rủi ro tín dụng
c. Các hoạt động kiểm soát

Căn cứ vào các rủi ro đã xác định, ngân hàng thiết lập các hoạt động kiểm soát
nhằm hạn chế và quản lý được rủi ro. Các hoạt động kiểm soát là các chính sách thủ
tục được thiết lập trong suốt hệ thống ngân hàng, tại mọi cấp và các phòng ban chức
trong hệ thống nhằm đảm bảo các mục tiêu quản lý được thực hiện đồng thời đảm
bảo các hoạt động cần thiết được thiết lập nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Các hoạt động này bao gồm: phê chuẩn, rà soát, đối chiếu, kiểm tra, bảo quản
tài sản đảm bảo, phân chia trách nhiệm...
d. Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông bao gồm việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
trong nội bộ hệ thống ngân hàng và với bên ngoài.
Về mặt thông tin, hệ thống phải đủ khả năng thu thập, xử lý thông tin hình
thành nên các báo cáo, về mặt truyền thông, hệ thống phải đảm bảo thông tin cần
thiết sẽ được chuyển cho người thích hợp một cách kịp thời.
e. Giám sát
Giám sát là việc thường xuyên và định kỳ kiểm tra và đánh giá hệ thống KSNB
để điều chỉnh một cách thích hợp. Các hoạt động giám sát thường xuyên như: kiểm
tra đối chiếu, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập... Hay các chương trình đánh giá
định kỳ cũng là một phương thức giám sát hữu hiệu đối với các hoạt động hay bộ
phận trong đơn vị.


Chương II. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
1. Giới thiệu về ngân hàng
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247.
Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt
Nam.
a. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng
khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi
bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu
tư sân bay Quốc tế Long Thành…


b. Nhân lực
- Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài
bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn
đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
c. Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822
ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty
Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh
Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên

doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
- Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài
Loan (Trung Quốc)
d. Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều
hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO
(lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2010 và
Khu vực Đông Nam Á năm 2012;


e. Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng
cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành
công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả
năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
f. Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ
chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.

- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World
Bank, ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV
g. Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân
trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những
thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.


- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực
Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình
chọn.
2:Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1. Môi trường kiểm soát
Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ được triển
khai . Ban lãnh đạo cấp cao của BIDV ý thức được sự cần thiết quản lý rủi ro và kiểm
soát rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Từ đó vai trò
của kiểm soát nội bộ được nâng cao và chú trọng bằng nhiều biện pháp . BIDV có hệ
thống tổ chức kiểm tra, kiểm soát ,kiểm toán nội dung chặt chẽ , thành lập -ban kiểm
tra và dám sát riêng
Cơ cấu tổ chức, cách thức quản trị điều hành ở các cấp lãnh đạo:


BIDV ban hành quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát
số 18/QĐ-BKS ngày 06/05/2013. Trong đó quy định về cơ cấu ,tổ chức bộ máy,
quyền , nghĩa vụ và trách nghiệm của BKS; hoạt động của BKS. Cụ thể, hệ thống
KSNB là tập hợp các cơ chế ,chính sách ,quy trình ,quy định nội bộ , cơ cấu tổ chức
của BIDV được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức
thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa sai phạm và gian lận
Chính sách nhân sự: Với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất,
kinh nghiệm và trình độ đáp ứng được những yêu cầu của một ngân hàng hiện đại,
tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng, SHB áp dụng nhiều chính sách, chế độ
đãi ngộ nhằm thu hút, tạo động lực phát triển và sự gắn bó lâu dài của người lao động

với ngân hàng.
Chính sách tuyển dụng: công khai, minh bạch với các tiêu chí đánh giá trình
độ, kỹ năng của các ứng viên dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp để làm căn cứ
trong quá trình tuyển dụng.
Chính sách đào tạo và phát triển nhân viên: SHB luôn coi nhân lực là tài sản
quý giá nhất, lấy con người là trung tâm cho động lực phát triển của SHB với chính
sách đào tạo, phát triển theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng, được xây dựng
theo từng nhóm đối tượng.
Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ, chế độ phúc lợi của SHB mang tính
cạnh tranh với mục tiêu mang lại nguồn thu nhập ổn định để người lao động yên tâm
gắn bó với ngân hàng.
Những điểm còn tồn tại trong môi trường kiểm soát
Thiếu sự giám sát, tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng văn hóa kiểm soát
lành mạnh trong chi nhánh
Chưa có sự độc lập giữa bộ phận kiểm soát với chi nhánh
Số lượng,chất lượng KSV còn gặp nhiều khó khan


2.2. Đánh giá rủi ro
2.2.1. Hệ thống đánh giá rủi ro trong NHTM:
Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ đối với hoạt động
tín dụng được thực hiện ở mọi cấp độ và trong từng chuỗi hoạt động nghiệp vụ. Hoạt
động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục các hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng( khoảng 67%) nên hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát
nội bộ đối với hoạt động tín dụng thường được tổ chức khá chặt chẽ, gồm 2 hệ thống:
hệ thống chuyên trách về quản lý rủi ro và hệ thống quản lý tín dụng.
Hệ thống chuyên trách quản lý rủi ro thường được thành lập thành một phòng
ban hay bộ phận riêng biệt. Bộ phận này chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chí đánh
giá đối với khách hàng và đối với chi nhánh. Các tiêu chí được xây dựng dựa vào
nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với từng loại cho vay nhất

định. Trong phạm vi kiểm soát nội bộ, hệ thống tiêu chí này được sử dụng để đánh
giá lại định kỳ đối với khách hàng và đối với chi nhánh, xem xét khả năng thực hiện
các kế hoạch đã được đặt ra từ trước. Đối với khách hàng, đó là khả năng thực hiện
các mục tiêu tín dụng đã được xác định cho năm tài chính hiện tại. Nhóm đối tượng
mà hệ thống này hướng tới thường là các khoản vay có vấn đề, các chi nhánh có tăng
trưởng tín dụng cao hơn bình quân toàn ngành, các chi nhánh có tăng trưởng tín dụng
cao hơn mức bình quân toàn ngành, các chi nhánh có sự thay đổi bất thường về cơ
cấu tổ chức bộ máy và trưởng bộ phận trong thời gian ngắn. Những yếu tố này
thường được đánh giá định kỳ hàng quý hoặc cuối năm với sự tham gia của bộ phận
kiểm soát nội bộ.
Bộ phận tín dụng cũng có nhiệm vụ đánh giá rủi ro, nhưng chỉ giới hạn trong việc
đánh giá đối với khách hàng vay thông qua việc thu thập thông tin và kiểm tra đối với
khách hàng sau khi cho vay( sau khi giải vay) nhằm kiểm soát quá trình sử dụng vốn
vay, đánh giá lại khả năng trả nợ và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường
hợp có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích ngân hàng.


2.2.2. Thực trạng hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng BIDV:
a. Cách thức quản lý rủi ro tin dụng của BIDVđã và đang áp dụng cụ thể như
sau:
- BIDV đã đo lường rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợi xấu quá hạn,
hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bùi đắp rủi ro…trong đó được sử
dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu. Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu có nhiều ưu điểm
như cho biết quy mô và tỉ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, tùy
thuộc vào độ lớn của nợ xấu ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi
nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này có hạn
chế là chỉ cho biết mức độ rủi ro của Ngân hàng tại thời điểm trong quá khứ không
thể dự tính rủi ro của một khoản vay trước ki cấp tín dụng.
- BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bồ phù hợp với đặc điểm hoạt
động tín dụng, loại hình cho vay, đối tượng cho vay của Ngân hàng và sử dụng để

thiết lập giới hạn tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp
nhận được với một khách hàng. Hiện tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đã
hoàn thành và đưa vào triển khai nhằm đánh giá rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu và
giup giảm thời gian tác nghiệp cho chi nhánh. Mặt khác đây cũng là tiền đề quan
trọng để BIDV triển khai công cụ đo lường tín dụng theo thông lệ quốc tế tuân thủ
theo Basel II
- BIDV kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng thông qua xây dựng mức thẩm quyền
phán quyết của từng chi nhánh trên cơ sở hiệu quả, chất lượng tín dụng thực tế của
từng chi nhánh và đánh giá tiềm năng của từng vùng. Ngân hàng xây dựng chính sách
khách hàng sàng lọc, lựa chọn được khách hàng tốt, có chính sách ứng xử phù hợp,
thống nhất đối với từng khách hàng.
- BIDV đã xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng tốt nhất, đồng thời xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt tín dụng tại chi
nhánh, tại Trụ sở chính nhằm thống nhất thực hiện toàn bộ hệ thống, hạn chế các rủi



×