VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT GIAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT GIAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ANH TUẤN
HÀ NỘI, 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI
VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC ........................................................... 8
1.1. Khái niệm văn hóa chính trị và đội ngũ cán bộ công chức ............................. 8
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức 16
1.3. Chức năng của văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức ............20
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................24
2.1. Khái quát về huyện Ba Vì và những nhân tố tác động đến văn hóa chính trị
đối với cán bộ công chức huyện Ba Vì ................................................................24
2.2. Thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì
..............................................................................................................................33
Chƣơng 3.PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC HUYỆN
BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ..........................56
3.1. Những phương hướng cơ bản nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................56
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội .........................................................60
KÊT LUẬN .........................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 75
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 82
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT-XH
Kinh tế - xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Dân số huyện Ba Vì theo đơn vị hành chính năm 2015 .................. 29
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về tri thức và trình độ hiểu biết về chính trị đối với
đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì .......................................................... 34
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về niềm tin, sự thuyết phục về chính trị và lý
tưởng chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ..................... 36
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá về năng lực công tác của đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì ................................................................................... 37
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ công chức huyện Ba Vì .............................................................................. 38
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát, đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ
công chức huyện Ba Vì ................................................................................... 40
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chức năng điều chỉnh, định hướng cho hành vi
và các quan hệ xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị của văn hóa
chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì ............................... 41
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về chức năng tổ chức hoạt động quản lý xã hội của
văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì .................. 43
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát văn hóa chính trị về chức năng đánh giá và dự báo
đối với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì .............................................. 45
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1. Sự thay đổi về tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 - 2016 ... 25
Biểu 2.2. Thu nhập bình quân đầu người huyện Ba Vì giai đoạn 2013 - 2017
.........................................................................................................................31
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bác Hồ đã dạy: “Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt
hay kém”, chính vì vậy“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, [71]. Trong
Chiến lược cán bộ, Đảng ta cũng khẳng định “Cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước
và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [15]. Như vậy,
có thể thấy vai trò của cán bộ là hết sức quan trọng trong mọi thời đại, đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang chuyển sang thời kì phát
triển mới – đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội thì yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ công chức ngày càng cao, đòi
hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, trong đó văn hóa
chính trị là yêu cầu không thể thiếu. Nó là yếu tố rất quan trọng quyết định
chất lượng và hiệu quả hoạt động chính trị đối với đội ngũ cán bộ, giúp cho
họ hoàn thành được sứ mệnh của mình đối với đất nước.
Hiện nay, cán bộ công chức huyện, xã là một bộ phận rất quan trọng
trong bộ máy Nhà nước ta. Do đó, việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội
ngũ này là một yêu cầu tất yếu khách quan của thời đại. Văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức địa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng,
chính vì thế phải được quan tâm nhiều hơn và không ngừng được bồi dưỡng,
đào tạo để hoàn thiện đội ngũ này. Cán bộ công chức địa phương vừa là tấm
gương, đồng thời cũng là những người tuyên truyền, phổ biến về văn hóa
chính trị đến mọi đối tượng.
1
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trình độ văn hóa chính trị
đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện ở nước ta đã và đang không
ngừng được nâng cao. Từ việc nhận thức đúng đắn về văn hóa chính trị và
tầm quan trọng của nó mà đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về văn hóa
chính trị ở trong bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện. Chính những điển
hình này sẽ là nguồn cán bộ bổ sung quý báu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt ở nước ta góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy đội ngũ cán bộ công chức ở cấp
quận, huyện của nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ văn hoá chính trị,
khiến cho việc hội nhập về nguồn lực của nước ta còn hạn chế.Chính vì
những hạn chế trên mà có thể làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, theo đó là làm nghèo đất nước.
Ba Vì là một huyện miền núi phía Tây, Hà Nội nhưng đang có những
bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là những kết quả đáng khích lệ
về xây dựng nông thôn mới. Ba Vì với nhiều truyền thuyết và sự tích, chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nước ta từ thời kỳ bắt đầu dựng
nước. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, đồng thời tiếp tục hội nhập phát triển văn hóa, gìn giữ bản sắc văn
hóa địa phương, Ba Vì tiếp tục cần nâng cao văn hóa chính trị có đội ngũ cán
bộ công chức của huyện, đây là những người lãnh đạo được Đảng và nhân
dân giao phó.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, đồng thời với mong muốn đề xuất
được các giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tôi
2
đã lựa chọn đề tài: “Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề văn hóa chính trị nói chung và văn hóa chính trị của dội ngũ
cán bộ công chức nói riêng có ý nghĩa đặc biệt và được nhiều học giả và các
nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu. Để nghiên cứu đề tài, tác giả tìm đọc các
công trình khoa học, đề tài nghiên cứu và các bài báo sau:
2.1. Các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị
Tác giả Phạm Ngọc Quang (1995) đã hệ thống hóa các vấn đề khái
niệm, cấu trúc, đặc điểm, chức năng của văn hóa chính trị, đồng thời tác giả
đã phân tích khái quát thực trạng văn hóa chính trị hiện nay ở nước ta trong
tác phẩm “Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở
nước ta hiện nay” [46].
Tác giả Nguyễn Hồng Phong (1998), đã đi sâu phân tích những nhân tố
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam với
cái nhìn khách quan nhất trong tác phẩm“Văn hóa chính trị Việt Nam truyền
thống và hiện đại” [44];
Tác giả Nguyễn Hoài Văn (1998), “Mấy suy nghĩ về văn hóa chính trị
Việt Nam trong lịch sử”, tạp chí Nghiên cứu lý luận số 3 [66]; Tác giả
Nguyễn Văn Vĩnh (2003), “Vai trò của văn hóa chính trị trong việc hình
thành phẩm chất và năng lực người lãnh đạo chính trị” [70], tác giả Lê Như
Hoa (2005) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính trị”, Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật số 09 [30].
3
2.2. Một số công trình tiêu biểu về cán bộ trong hệ thống chính trị
Từ cách tiếp cận các công trình tiêu biểu về văn hóa chính trị trực tiếp
hướng đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị,
có các công trình sau: Hồ Chí Minh (1974), “Vấn đề cán bộ”, Nxb Sự thật, Hà
Nội [39], Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1998), “Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước”, Nxb Giáo dục, Hà Nội [11]; Nguyễn Phú Trọng (2003), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội [59]; Hoàng Chí Bảo (Chủ biên, 2005), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn nước ta hiện nay” (sách tham khảo), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [9];
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên, 2009), “Con người chính trị Việt Nam, truyền
thống và hiện đại”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [34], Nguyễn Thị Hà, Lê
Văn Hòa (Đồng chủ biên, 2012), “Các kỹ năng cần thiết dành cho cán bộ
chính quyền cấp cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [27]; Nguyễn Minh
Tuấn (2012), “Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [54].
2.3. Các công trình về văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ công
chức các cấp trong hệ thống chính trị
Các công trình luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về văn hóa
CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống
chính trị như: Lâm Quốc Tuấn (2005), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ
lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ xây dựng Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nghiên cứu văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị [55], Khăm Mặn Chăn
Thạ Lăng Sỹ (2004), “Văn hóa chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4
trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, đây là luận án nghiên cứu nền văn
hóa chính trị ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào[53].
Trong những công trình này, các tác giả đã đưa ra được những nội dung
cơ bản và khá toàn diện về văn hóa chính trị, một số công trình đã nêu lên
được thực trạng và những giải pháp nhất định nhằm nâng cao văn hóa chính
trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta. Đây là những tài liệu quý
giá, cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vấn đề văn
hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức ở địa phương, cụ thể là huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội. Vì thế, đề tài là sự kế thừa, bổ sung, tìm tòi và phát
triển hơn nữa những vấn đề liên quan đến việc nâng cao văn hóa chính trị cho
đội ngũ cán bộ công chức huyện, góp phần đưa nhận thức vấn đề này tới độ
sâu sắc cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ huyện; luận văn phân tích thực trạng văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số
phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục nâng cao văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn sẽ tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa chính trị góp phần nâng cao
nhận thực về văn hóa chính trị cho độ ngũ cán bộ công chức.
5
- Phân tích thực trạng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong điều
kiện hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tập trung
nâng cao chất lượng văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội thời gian tới
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa chính trị đối với đội ngũ
cán bộ công chức cấp huyện (tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ công chức
huyện, đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn trong các tổ chức của Đảng, Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện Ba Vì).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về văn hóa chính trị đối
với đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Các dữ liệu được phân tích từ năm 2013 đến năm2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về văn hóa nói chung và văn hóa
chính trị nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học
Mác-Lênin, luận văn triển khai nghiêm cứu bằng các phương pháp cụ thể:
Lịch sử - Logic; Phân tích và tổng hợp, Phỏng vấn, trò chuyện và quan sát;
Phân tích tài liệu, Điều tra xã hội học và tổng hợp thống kê.
6
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full