Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

SKKN áp dụng phương pháp dạy học khám phá ứng dụng trong giảng dạy môn sinh học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 69 trang )

Mục lục
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.........................................................................2
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng....................................................................................2
2. Nội dung.........................................................................................................................2
3. Hiệu quả dự kiến đạt được.............................................................................................5
3.1. Mức độ hứng thú với môn học............................................................................................5
3.2. Thực nghiệm sư phạm.........................................................................................................7
3.3. Hiệu quả kinh tế dự kiến đạt được......................................................................................9
3.4. Hiệu quả xã hội.................................................................................................................10
4. Điều kiện và khả năng áp dụng....................................................................................11
4.1. Điều kiện áp dụng.............................................................................................................11
4.2. Khả năng áp dụng.............................................................................................................11
PHỤ LỤC 1: Nội dung và cách thực hiện các thí nghiệm liên quan đên bài học trong
chương trình Sinh học 11 – chương trình chuẩn......................................................................13
...................................................................................................................................................20
PHỤ LỤC 2: Các câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đên bài học trong chương trình Sinh
học 11 – chương trình chuẩn....................................................................................................21
PHỤ LỤC 3: Một số sản phẩm thực tế của học sinh – phát triển kết quả từ tình huống
được khai thác trong bài học....................................................................................................29
PHỤ LỤC 4: Minh họa một số bài giảng thiết kế theo phương pháp “Dạy học khám phá Ứng dụng”................................................................................................................................30
BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT......................................................................................30
BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT................................................................................36
BÀI 35: HOOCMON THỰC VẬT...........................................................................................42
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT........................................................................52
PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi sử dụng trong thực nghiệm sư phạm........................................57
PHỤ LỤC 6: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh....................................................................67

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Tỷ lệ (%)
Trình
Ngày,
đóng góp
độ
TT
Họ và tên
tháng, năm Nơi công tác Chức vụ
vào việc tạo
chuyên
sinh
ra sáng
môn
kiến
THPT
Giáo
Cử
1 Nguyễn Thị Bích Đào 18/10/1989
33,33%
Hoa Lư A
viên
nhân
Cán bộ
Sở GDĐT
2 Vũ Ngọc Hạnh

4/11/1982
Sở
Thạc sĩ 33,33%
Ninh Bình
GD&ĐT
THPT
Hiệu
3. Hoàng Hải Nam
01/8/1981
Thạc sĩ 33,33%
Hoa Lư A trưởng

Ghi
chú
Đồng
tác giả
Đồng
tác giả
Đồng
tác giả

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Áp dụng phương pháp dạy
học khám phá - ứng dụng trong giảng dạy môn Sinh học – Lớp 11”.
Lĩnh vực áp dụng: GIÁO DỤC
2. Nội dung
a, Giải pháp cũ thường làm:
Phương pháp dạy học truyền thống:
Dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giáo
viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe,

nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là
chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể. Giáo án dạy theo phương pháp này được
thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Nên nội dung bài dạy theo
phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao.
Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học
truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến
thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng
vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
2


Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học của chúng ta vẫn
mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ
thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng
đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong
những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình được đưa ra một
cách chung chung, không chi tiết; Việc quản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào
“điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học.
Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ
nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng
nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc
kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri
thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính
thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.
b. Giải pháp cũ cải tiến:
* Dạy học khám phá

Khám phá (Inquiry) là một thuật ngữ chủ yếu sử dụng trong dạy học các môn
khoa học trong trường. Nó dùng để chỉ cách đặt câu hỏi, cách tìm kiến thức hoặc thông

tin, tìm hiểu về các hiện tượng, phát hiện ra những điều còn ẩn bên trong các sự vật
hiện tượng. Nó là một quá trình có mục đích của việc chiếm lĩnh tri thức, giải quyết
vấn đề, đồng thời nó cũng là cách thức, con đường tìm kiếm những điều kì diệu và các
vấn đề khó giải quyết từ đó nhận biết được thế giới khách quan.
Các đặc điểm:
3


Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;
Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
Thường không trực tiếp áp dụng vào sản xuất và đời sống mà phải qua sáng
chế; tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá có thể ứng dụng ngay vào
đời sống.

Học hỏi thông qua khám phá có thể được định nghĩa khi chính bản thân học
sinh thông qua các hoạt động tìm tòi, khám phá, sáng tạo và tương tác với thế giới
quanh chúng.
Dạng học tập này không hề có cấu trúc, quy luật hoặc giới hạn thời gian, và cần
phải tối thiểu sự hướng dẫn của giáo viên. Việc học hỏi thông qua khám phá có thể là
các hoạt động ngoài trời, trò chơi đóng giả hoặc kích thích trí tưởng tượng, thể hiện
khả năng sáng tạo bằng nghệ thuật, âm nhạc và điệu nhảy, hay khám phá thiên nhiên
và môi trường quanh trẻ.
Khám phá thế giới một cách độc lập giúp hoc sinh biết suy nghĩ cho mình. Nhờ
đó, học sinh cảm nhận được chúng xứng đáng với những thành quả đạt được và có
thêm sự tự tin.
Dạy học khám phá là một quá trình trong đó dưới vai trò định hướng của người
dạy, người học chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu hỏi đặt ra trong
tư duy mở rộng công việc nghiên cứu, tìm kiếm; từ đó xây dựng nên những hiểu biết
và tri thức mới. Những kiến thức này giúp cho người học trả lời các câu hỏi, tìm giải
pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề, chứng minh một định lí hay một quan điểm.

- Những ưu điểm của Dạy học khám phá:
+ Học sinh coi việc học là của mình, tính tích cực chủ động được phát huy.
+ Hoạt động khám phá tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui
+ Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học,
đồng thời phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết các vấn đề gặp phải, thích
ứng linh hoạt với xã hội hiện đại đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
* Dạy học ứng dụng
Dạy học ứng dụng là phương pháp kiến tạo tri thức cho học sinh và những bài
giảng có hồn, thoát khỏi kiến thức nặng nề của sách giáo khoa, gắn lý thuyết với thực
4


tiễn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là học để hiểu biết và ứng dụng vào cuộc sống,
chứ không phải học để ứng thí, rồi quên hết.
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì
các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài
học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của
học sinh.
* Tính mới và điểm nổi bật của sáng kiến
- Tính mới:
+ Kết hợp việc xây dựng tình huống khám phá khoa học (thực hiện thí nghiệm khoa
học) để hình thành kiến thức.
+ Học sinh tư duy tích cực, sáng tạo  biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo.
+ Các tình huống khám phá gợi mở cho việc ứng dụng kiến thức vào đời sống.
+ Đề xuất một số biện pháp trong cách tiếp cận dạy học khám phá ứng dụng trong
chương trình sinh học 11, đặc biệt chi tiết trong một số bài nổi bật của từng chương.
+ Tối ưu hóa thời gian khám phá ra tri thức mới để phù hợp với tiết học và cân bằng
với các môn học khác.
+ Đơn giản dễ áp dụng đối với toàn bộ học sinh (giỏi, khá, trung bình). Không đòi hỏi

phải đầu tư quá nhiều tiền bạc.
+ Các thí nghiệm được tối ưu hóa để áp dụng rộng rãi kể cả ở các trường không có
điều kiện. Một số thí nghiệm quá khó trong Sách giáo khoa được thay thế bằng thí
nghiệm khác có giá trị tương đương.
- Điểm nổi bật:
+ Có ứng dụng tạo sản phẩm có giá trị kinh tế.
+ Học sinh sử dụng các sản phẩm của tiết học cho gia đình và một phần kinh doanh
nhỏ.
3. Hiệu quả dự kiến đạt được
3.1. Mức độ hứng thú với môn học
Phương pháp “Dạy học khám phá - ứng dụng” đã được thực hiện tại trường
THPT Hoa Lư A trong 2 năm học là: 2016 – 2017 và 2017 – 2018.
Tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú học tập tại 4 lớp có khả năng nhận thức
tương đương nhau là 11A, 11B, 11C, 11D. Kết quả thu được như sau:

5


Năm học 2016 – 2017:

Lớp

Sĩ số

11A

45

11B


43

11C

38

11D

40

Phương pháp cũ
Hoàn
Không
toàn
Hứng
thực sự
không
thú
hứng
hứng
thú
thú
20
20
5
(44,4%) (44,4%) (11,2%)

13
(34,2%)


22
(57,9%)

Phương pháp mới
Hoàn
Không
toàn
Hứng
thực sự
không
thú
hứng
hứng
thú
thú

35
5
(81,4%) (11,63%)

3
(6,97%)

33
(82,5%)

3
(7,5%)

3

(7,9%)
4
(10%)

Năm học 2017 – 2018:

Lớp

Sĩ số

11A

43

11B

40

11C

39

11D

Phương pháp cũ
Hoàn
Không
toàn
Hứng
thực sự

không
thú
hứng
hứng
thú
thú

17
(42,5%)

18
(45%)

Phương pháp mới
Hoàn
Không
toàn
Hứng
thực sự
không
thú
hứng
hứng
thú
thú
35
6
2
(81,4%) (14%)
(4,6%)


5
(12,5%)
30
(76,9%)

6
(15,4%)

3
(7,7%)

20
20
5
(44,4%) (44,4%) (11,2%)
Thể hiện các số liệu trên biểu đồ, ta có:
Năm học 2016 – 2017:
45

6


Năm học 2017 – 2018:

3.2. Thực nghiệm sư phạm
Năm 2016 – 2017:
Phương pháp cũ
Phương pháp mới
Lớp

Sĩ số
Điểm từ
Điểm từ
Điểm >8
Điểm <5 Điểm >8
Điểm <5
5-7
5-7
10
30
15
11A
45
(22,2%) (66,7%) (11,1%)
20
15
8
11B
43
(46,5%) (34,9%) (18,6%)
8
20
10
11C
38
(21,1%) (52,6%) (26,3%)
22
13
5
11D

40
(55%)
(32,5%) (12,5%)

Năm học 2017 – 2018:
7


Phương pháp cũ
Phương pháp mới
Lớp
Sĩ số
Điểm từ
Điểm từ
Điểm >8
Điểm <5 Điểm >8
Điểm <5
5-7
5-7
20
15
8
11A
43
(46,5%) (34,9%) (18,6%)
10
20
10
11B
40

(25%)
(50%)
(25%)
15
18
6
11C
39
(38,5%) (46,2%) (15,3%)
15
21
9
11D
45
(33,3%) (46,7%)
(20%)
Thể hiện các số liệu trên biểu đồ, ta có:
Năm 2016 – 2017:

Năm học 2017 – 2018:

Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc đổi mới phương pháp
giảng dạy kèm theo các tình huống khám phá và các câu hỏi ứng dụng thực tế trong
từng bài giảng đã mang lại hứng thú học tập cao cho Học sinh.
8


Khi kiểm tra chúng tôi cũng luôn đưa ra các câu hỏi mở ứng dụng thực tiễn
giống hoặc gần giống với các câu hỏi tôi khai thác trong từng bài giảng. Kết quả sau
mỗi bài kiểm tra cũng rất khả quan.

Đặc biệt khi chúng tôi kiểm tra lại các câu hỏi thực tiễn đối với học sinh lớp 12
sau khi học những nội dung trên 1 năm thì có nhiểu em vẫn còn nhớ những nội dung
đó.
Hầu hết học sinh đều nhớ được các kiến thức thực tiễn mở rộng trong mỗi bài,
từ đó áp dụng giải thích các vấn đề tương tự khác.
Song vẫn còn học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học (chiếm tỉ lệ từ 4,6%
đến 7,7%), do đó cần phải hoàn thiện hơn phương pháp này trong những năm học sau.
3.3. Hiệu quả kinh tế dự kiến đạt được
3.3.1. Đề tài tương đương với một cuốn sách tham khảo. Giá tính bình quân
mỗi cuốn sách tham khảo là 40.000 VNĐ. Như vậy với số lượng học sinh khối 11 của
một trường khoảng 370 học sinh sẽ tiết kiệm được: 370 x 40.000 = 14.800.000 VNĐ.
- Nếu áp dụng trong toàn tỉnh Ninh Bình với 27 trường THPT, thì số tiền làm
lợi là: 14.800.000 x 26 = 384.800.000 VNĐ (Ba trăm chín chín triệu sáu trăm nghìn
đồng chẵn).
3.3.2. Sản xuất màu thực phẩm an toàn
Sản xuất chất tạo màu thực phẩm an toàn (quy mô kinh doanh nhỏ lẻ hoặc đáp
ứng nhu cầu gia đình và người thân)
- Quy trình:
Quy trình cũ
Nghiền mẫu với dung môi (cồn)

Quy trình cải tiến
Nghiễn mẫu riêng
 ủ với dung môi trong điều kiện tối (1)
Lọc qua giấy lọc định tính để thu dịch Bổ sung NaOH hoặc CuSO4 trong quá
chiết màu
trình ủ (2)  lọc
Thu dịch lọc sử dụng
Sấy ở 500C để thu dạng bột hoặc bổ sung
thêm tinh bột hòa tan để thu dạng cao (3)

Giải thích các cải tiến trong quy trình
(1) Ủ dung môi trong môi trường tối: vì diệp lục có khả năng quang hóa
(2) Bổ sung NaOH để tạo thành chlorophyll axit có màu xanh đậm (10g chồi dứa
cần 0,4g NaOH trong 50ml dung dịch)
Bổ sung CuSO4 để tạo chlorophyll phức đồng bền màu hơn (10g chồi dứa cần
0,2ml CuSO4 trong 50ml dung dịch)
(3) Dạng bột và cao sẽ tăng thời gian bảo quản
Quy trình cụ thể:
9


Nguyên liệu tách chiết diệp lục: chồi dứa, cồn, CuSO4 0,1%, giấy lọc định tính

- Giá trị của sản phẩm: Hiện nay trên thị trường có bán các loại màu thực phẩm có giá:
5000 VNĐ/ 1 ống dạng nước 10ml, song đây là phẩm màu công nghiệp, độ an toàn
thấp.
 sản phẩm màu sinh học dạng cao như trên được bán với giá 15.000 VNĐ / 1 ống
10ml.
(3) Trồng sen đá (bằng lá), phối hợp các mẫu để thu sản phẩm có giá trị và
thẩm mỹ cao
Giáo viên có thể cung cấp các mẫu sen đá ban đầu  Yêu cầu học sinh phối hợp

Giá sản phẩm có thể từ 10.000VNĐ đến 100.000VNĐ tùy mẫu

3.4. Hiệu quả xã hội
- Làm cho học sinh thấy được sự gần gũi, mối quan hệ mật thiết của môn Sinh
học với đời sống.
- Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Sinh
học. Phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo của học sinh. Rèn luyện và phát triển
10



cho các em kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin.
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu
trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020. Từ đó đào tạo ra những thế hệ học
sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết
tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong
bối cảnh phức tạp.
- Đáp ứng được mục tiêu giáo dục được đề cập đến trong Nghị quyết số: 29NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
- Đối với giáo viên:
Phân tích bài giảng logic, đầu tư thời gian soạn giáo án cẩn thận.
Phân tích các thí nghiệm và bố trí thực hiện
Chú ý khai thác các nguồn tri thức mở, tri thức mới trên tivi đài báo, các công
trình khoa học mới.
Tích cực trau dồi tri thức, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi.
- Đối với học sinh:
Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chú ý quan sát thế giới tự nhiên, luôn luôn đặt câu
hỏi về mọi vấn đề, mọi sự việc.
- Đối với nhà trường:
Bổ sung các thiết bị thí nghiệm cần thiết hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
Bổ sung các loại tài liệu hướng dẫn có liên quan
4.2. Khả năng áp dụng
- Có khả năng áp dụng đối với tất cả giáo viên bộ môn sinh học toàn tỉnh nói chung và
giáo viên dạy sinh học trường THPT Hoa Lư A nói riêng.

- Có thể áp dụng được với cả những trường ở khu vực nông thôn, miền núi, điều kiện
thiết bị hạn chế.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

11


Hoa Lư, ngày 08 tháng 10 năm 2018
Người nộp đơn
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ

12


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Nội dung và cách thực hiện các thí nghiệm liên quan đên bài học
trong chương trình Sinh học 11 – chương trình chuẩn
Bài

Tên bài

Bài 1

Sự hấp thụ
nước và muối
khoáng ở rễ

Nội dung và cách thực hiện các thí nghiệm

- Tìm hiểu nguyên nhân bón quá nhiều phân hóa học làm cây héo.
- Xây dựng thí nghiệm :
+ Trồng 2 chậu cây A và B: tưới nước bón phân cho cả 2 chậu cho
đến khi bén rễ
+ Sau đó chỉ tưới nước cho chậu A còn chậu B thì không
 kết quả

- Xây dựng thí nghiệm:
+ Cắm hoa cúc trắng vào dung dịch màu  dịch màu được vận
chuyển theo mạch gỗ:

Bài 2

Vận chuyển
các chất trong
cây

13


- Rất khó để thực hiện được thí nghiệm trong Sách giáo khoa
- Xây dựng thí nghiệm sau:
+ Trồng cây con vào cốc nước (có thể dùng chậu cây sẵn)
+ Đổ dầu vào cốc nước  ngăn nước bốc hơi
+ Trùm túi nilon vào cây
+ Sau 6h sẽ thấy hơi nước bám lên thành túi
Bài 3 Thoát hơi nước

- Xây dựng thí nghiệm:
+ Trồng cây trong dung dịch NPK và trồng cây đối chứng


Vai trò của các
Bài 4
nguyên tố
khoáng.

Cây đối chứng
Cây trồng với NPK
- Rất khó để thực hiện các thí nghiệm về Nitơ trong phạm vi sinh
học cấp THPT.
- Nên sử dụng các thí nghiệm ảo
Dinh dưỡng
Bài 5
Nitơ ở thực vật
Bài 6

Bài 7

Thực hành:
Thí nghiệm

Cây thiếu Nitơ Cây đủ nitơ
Lá cây thiếu nitơ (hóa vàng)
- Hoàn thiện thí nghiệm ở bài 3 và 4
14


thoát hơi nước
và thí nghiệm
về vai trò của

phân bón
Thí nghiệm thoát hơi nước
Thí nghiệm vai trò của phân bón
- Thí nghiệm 1: quang hợp thải khí O 2 với mẫu vật là cây rong đuôi
chó: Bố trí thí nghiệm như hình, sau 1 thời gian thấy rong bị đẩy ra
và mực nước giảm xuống

Bài 8

Quang hợp ở
- Thí nghiệm 2: Chiết rút sắc tố quang hợp
thực vật
+ Mẫu vật: lá rau muống, cà rốt, nghệ
+ Dụng cụ: cồn, chày, cối, giấy lọc

Quang hợp ở
các nhóm thực - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
Bài 9
vật C3, C4 và - Sử dụng thí nghiệm ảo
CAM
Ảnh hưởng các
nhân tố ngoại - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
Bài 10
cảnh đến quang - Sử dụng thí nghiệm ảo
hợp
Bài 11 Quang hợp và - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
15


năng suất cây

- Sử dụng thí nghiệm ảo
trồng
- Thi nghiệm: hô hấp ở thực vật háp thu oxi và thải cacbonic

- Bình trắng: chứa hạt nảy mầm còn sống (học sinh chuẩn bị từ
nhà)
Hô hấp ở thực
- Bình đỏ: chứa hạt nảy mầm bị dội nước sôi
Bài 12
vật
- Đưa ngọn nến đang cháy vào:

- Thí nghiệm : Chiết rút sắc tố quang hợp
+ Mẫu vật: lá rau muống, cà rốt, nghệ
+ Dụng cụ: cồn, chày, cối, giấy lọc
Thực hành:
Phát hiện diệp
Bài 13
lục và
carôtenôit

Bài 14

Thực hành: - Thi nghiệm: hô hấp ở thực vật háp thu oxi và thải cacbonic
Phát hiện hô - Bình 1: chứa hạt nảy mầm còn sống (học sinh chuẩn bị từ nhà)
hấp ở thực vật - Bình 2: chứa hạt nảy mầm bị dội nước sôi
- Đưa ngọn nến đang cháy vào:
16



Bài 15
Bài 16

Tiêu hóa ở
động vật

- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
- Sử dụng thí nghiệm ảo

Hô hấp ở động - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
vật
- Sử dụng thí nghiệm ảo
- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
Bài 18 Tuần hoàn máu
- Sử dụng thí nghiệm ảo
- Tính tự động của tim: Mổ quan sát tim ếch đập tự động khi lấy ra
Tuần hoàn máu
Bài 19
khỏi cơ thể.
(tiếp theo)
- Sử dụng thí nghiệm ảo
- Đếm nhịp tim khi chạy nhanh và khi ngồi im
- Đo huyết áp
Bài 17

Thực hành: Đo
Bài 21 một số chỉ tiêu
sinh lý ở người

Bài tập chương

I
Bài 23 Hướng động - Xây dựng thí nghiệm về tính hướng sáng:
+ Trồng cây đậu trong điều kiện ánh sáng chiếu đều và ánh sáng
chiếu từ 1 phía
Bài 22

17


- Xây dựng thí nghiệm về tính hướng trọng lực:
+ Trồng cây đậu trong chậu nằm ngang;

Bài 24
Bài 25
Bài 26
Bài 27
Bài 28

Bài 29

Bài 30
Bài 31
Bài 32

Ứng động
Thực hành:
Hướng động
Cảm ứng ở
động vật.


- Quan sát chậu cây xấu hổ
- Thí nghiệm hướng sáng
- Thí nghiệm hướng trọng lực
- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
- Sử dụng thí nghiệm ảo
- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
Điện thế nghỉ.
- Sử dụng thí nghiệm ảo
Điện thế hoạt
động và sự lan - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
truyền xung - Sử dụng thí nghiệm ảo
thần kinh.
Truyền tin qua - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
xináp
- Sử dụng thí nghiệm ảo
Tập tính của
- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
động vật
- Sử dụng thí nghiệm ảo

Thực hành:
Xem phim về
Bài 33
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm và thuyết minh
tập tính ở động
vật
- Xây dựng thí nghiệm: Gieo hạt đậu trong 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày
Sinh trưởng ở
 Yêu cầu các nhóm quan sát và phân tích sự khác nhau giữa các
Bài 34

thực vật
giai đoạn
Bài 35 Hoocmon thực - Thí nghiệm 1: Trồng cây trong ánh sáng đều và ánh sáng chiếu từ
18


1 phía  ảnh hưởng của auxin
- Thí nghiệm 2: Trồng chậu rau húng có vặt ngọn và không vặt
ngọn  tìm hiểu ưu thế ngọn

vật

- Quan sát hình ảnh sản xuất tại làng hoa Ninh Phúc  tìm hiểu
ảnh hưởng của quang chu kì và ứng dụng

Bài 36

Bài 37

Bài 38
Bài 39

Bài 40

Bài 41

Phát triển ở
thực vật có hoa

Sinh trưởng và

phát triển ở
động vật
Các nhân tố
ảnh hưởng đến
sinh trưởng và
phát triển ở
động vật
Thực hành:
Xem phim về
sinh trưởng và
phát triển ở
động vật
Sinh sản vô
tính ở thực vật

- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
- Sử dụng thí nghiệm ảo

- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
- Sử dụng thí nghiệm ảo

- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm và thuyết minh

- Xây dựng thí nghiệm về sinh sản vô tính ở sen đá:
+ Giáo viên cung cấp mẫu cho học sinh
+ Yêu cầu trồng và phối hợp các mẫu

19



Bài 42

Bài 43

Bài 44
Bài 45
Bài 46

Bài 47

Bài 48

Sinh sản hữu - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
tính ở thực vật - Sử dụng thí nghiệm ảo
Thực hành:
Nhân giống vô
- Có thể thay thế thí nghiệm giâm chiết ghép cành trong sách giáo
tính ở thực vật
khoa bằng thí nghiệm sinh sản vô tính ở sen đá.
bằng giâm,
chiết, ghép
Sinh sản vô - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
tính ở động vật - Sử dụng thí nghiệm ảo
Sinh sản hữu - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
tính ở động vật - Sử dụng thí nghiệm ảo
Cơ chế điều - Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm
hòa sinh sản - Sử dụng thí nghiệm ảo
Điều khiển
sinh sản ở động
- Điều kiện phòng thí nghiệm không cho phép thực hiện thí nghiệm

vật và sinh đẻ
- Sử dụng thí nghiệm ảo
có kế hoạch ở
người
Ôn tập chương
III, IV

20


PHỤ LỤC 2: Các câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đên bài học trong chương
trình Sinh học 11 – chương trình chuẩn
Bài

Bài 1

Tên bài

Các câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đên bài học
1. Hậu quả của tưới nước muối cho cây? Cây ngập mặn thích nghi
như thế nào?
 Trả lời: tổn thương tế bào lông hút; thế nước môi trường đất

giảm làm cản trở hút nước. Cây ngập mặn có rễ khí sinh, khả năng
thải muối qua lá, khả năng nảy mầm trên cây
Sự hấp thụ 2. Hậu quả của ngập úng và hạn hán lâu ngày?
nước và muối  Trả lời: + Ngập úng: tế bào lông hút bị tổn thương, thiếu oxy để
khoáng ở rễ hô hấp. + Hạn hán: thoát nước > hút nước
3. Ở miền bắc nước ta, vào mùa đông khi nhiệt độ hạ quá thấp thì
mạ xuân thường bị chết? Giải thích và đưa ra biện pháp khắc phục?

 Trả lời: nhiệt độ thấp  tổn thương tế bào lông hút, độ nhớt
nguyên sinh chất tăng, tính thấm giảm, hô hấp giảm./ Biện pháp:
che chắn, bón tro bếp.
1. Ở Nhật, khi người trồng tạo một vết cắt hình xoắn ốc quanh vỏ
cây dự định sẽ loại bỏ vào năm sau, cách này lại khiến quả táo ngọt
hơn? Giải thích?
 Trả lời: cản trở dòng mạch rây xuống rễ, tập trung dịch mạch rây

Bài 2

Vận chuyển
ở quả  quả ngọt hơn
các chất trong
2. Tại sao khi khai thác mủ cao su lại cắt phần vỏ cây trên khoảng
cây
½ chu vi của thân cây
 Trả lời: mủ cao su là dịch mạch rây  cắt phần vỏ chứa dịch

mạch rây. Chỉ cắt một nửa chu vi của thân cây để còn chất dinh
dưỡng xuống nuôi rễ
Bài 3 Thoát hơi nước 1. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng
sương trên lá?
 Trả lời: Hiện tượng ứ giọt: Ban đêm cây hút nước nhiều và nước
được vận chuyễn theo mạch gỗ lên lá thoát ra ngoài. Nhưng qua
những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão
hòa hơi nước . Không thể hình thành hơi nước để thoát vào không
khí như ban ngày. Do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối
của lá, nơi có thụy khổng, và do các phân tử nước có lực liên kết
với nhau tạo nên sức căng bề mặt hình thành nên giọt nước hình
tròn treo đầu lá . Đặc biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở

thực vật một lá mầm như cây lúa, ngô, cỏ.....
21


Hiện tượng sương đọng: là do hơi nước ngoài môi trương đọng lại
ở mặt trên lá
2. Tại sao khi mưa lâu ngày rồi đột ngột nắng to thì cây bị héo?
 Trả lời: Khi mưa lâu ngày, cây ko thể thoát hơi nước do không
khí xung quanh luôn bão hòa hơi nước. Nhưng khi đột ngột nắng
to, sự thay đổi mạnh về nhiệt độ khiến cây ko kịp phản ứng để
thoát hơi nước làm mát lá, vì thế khiến lá nhanh chóng bị héo
1. Điều gì sẽ xảy ra nếu cây thiếu các chất dinh dưỡng cơ bản?
 Trả lời: Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục
không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành
kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn
Vai trò của các
tới suy giảm năng suất.
Bài 4
nguyên tố
Khi thiếu K lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo rũ và
khoáng.
khô.
Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu
vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá
vào trong
1. Ở cây đậu, tại sao khi mưa nhiều thì lá hóa vàng?
 Trả lời: Mưa lâu ngày sẽ rửa trôi đi các hạt keo đất , làm thay
đổi hệ vi sinh , tạo điều kiện phản nitrat , mưa lâu ngày còn dẫn tới
hạn sinh lý , cây phải hút chất dinh dưỡng tạo các gradient nồng độ
mà khoáng thì bị rửa trôi

Dinh dưỡng
Bài 5
2. Hãy giải thích ý nghĩa hoá - sinh học của câu ca dao sau: “Lúa
nitơ ở thực vật
Bài 6
Chiêm lấp ló đầu bờ – Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
 Trả lời: Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam
Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm
lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm
sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung
dinh dưỡng cho đất
Bài 7
Bài 8

Thực hành:
1. Lá màu đỏ như rau dền tía có diệp lục không? Tại sao?
Quang hợp ở  Trả lời: có diệp lục, bị các sắc tố phụ lấn át. Khi luộc, nhiệt độ
thực vật
cao hòa tan sắc tố phụ  lá về màu xanh

2. Làm thế nào để tạo màu thực phẩm an toàn?
Bài 9 Quang hợp ở 1. Ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm thấy có vị
các nhóm thực chua, nếu hái lá nhai vào buổi chiều thì vị chua giảm nhiều? Giải
vật C3, C4 và thích?
22


 Trả lời: Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm
CAM


khí khổng mở, thực hiện quá trình cố định CO2 lần 1 tạo axit malic
nên sau 1 đêm axit malic tích trữ nhiều trong lá
 lá có vị chua. Ban ngày khí khổng đóng, 1 lượng lớn axit malic

được biến đổi để tạo glucozo  chiều tối lá có vị nhạt
1. Cơ sở khoa học của trồng cây trong nhà kính? Tiềm năng của
nền nông nghiệp thông minh là gì?
Ảnh hưởng các
 Trả lời: kiểm soát điều khiển tự động nhiệt độ, độ ẩm, che mưa,
nhân tố ngoại
Bài 10
chế độ tưới, phân bón...
cảnh đến quang
2. Tìm hiểu về đèn led nông nghiệp?
hợp
 Trả lời: là loại đèn led chuyên dụng chiếu đúng các bước sóng
phổ cho cây trồng quang hợp, 380 – 750nm.
1. Nghiên cứu lai thực vật C3 với thực vật C4 hay ức chế quá trình
hô hấp sáng ở thực vật C3 để tăng hiệu suất quang hợp của C3?
Quang hợp và
2. Các biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng để nâng cao năng suất
Bài 11 năng suất cây
cây trồng?
trồng
 Trả lời: tăng diện tích lá, năng cường độ quan hợp, tăng hệ số
kinh tế
1. Bảo quản hạt thóc giống người ta phơi sấy tạo độ ẩm 0% có
được không?
 Trả lời: không. Vì không duy trì được hô hấp
2. Trong canh tác để cây hút nước dễ dàng cần chú ý biện pháp kĩ

Hô hấp ở thực thuật nào?
Bài 12
 Trả lời: làm cỏ sục bùn xới đất kĩ  rễ hô hấp tốt  tạo điều
vật
kiện cho hút nước
3. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, nông phẩm, rau quả
người ta khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
 Trả lời: giảm thất thoát chất hữu cơ, giảm sinh nhiệt
Bài 13
Bài 14

Bài 15
Bài 16

Thực hành
Thực hành
Tiêu hóa ở
động vật

1. Diều và mề gà có tác dụng gì?
 Trả lời: Diều là thực quản phình to để chứa thức ăn. Mề là dạ

dày
2. Tại sao trong mề gà thường có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác
dụng gì?
 Trả lời: hỗ trợ làm vỡ các hạt thức ăn
Bài 17 Hô hấp ở động 1. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể dục thể
23



thao thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường
xuyên luyện tập thể lực?
 Trả lời: +Khi lao động nặng nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên.
vật

+Ở người ít luyện tập thì dung tích sống không cao nên không thể
đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể .
+ Vì vậy cơ thể phải điềù hoà bằng cách tăng nhịp hô hấp lên nhiều
hơn so với người thường xuyên luyện tập
1. Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp, dẫn đến suy
tim?
 Trả lời: Trong mỡ động vật thô chứa cholesterol cao gấp 100-

150 lần so với dầu thực vật thô. Do chứa nhiều cholesterol và các
Bài 18 Tuần hoàn máu acid béo no nên khi ăn nhiều mỡ động vật có khả năng sẽ bị tăng
cholesterol trong máu dẫn đến xơ cứng động mạch  suy tim
Bài 19
2. Tại sao vận động viên muốn tăng thành tích thường lên núi cao
luyện tập?
 Trả lời: không khí loãng  tăng dần lượng hemoglobin  cung
cấp oxi tốt hơn khi thi đấu
Bài 21

Thực hành
Bài tập chương
Bài 22
I

Bài 23


1. Nêu một số ứng dụng hướng động của thực vật trong nông
nghiệp?
Hướng động  Trả lời: làm đất tơi xốp, tưới nước theo rãnh để rễ phát triển

Bài 24

Ứng động

Bài 25

Thực hành

Bài 26
Bài 27

Cảm ứng ở
động vật.

Bài 28 Điện thế nghỉ.

rộng, bón phân đúng lúc đúng cách đúng liều lượng, chú ý mật độ
gieo trồng
1. Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm thuộc loại ứng động nào? Cơ
chế?
 Trả lời: hóa ứng động và ứng động tiếp xúc
1. Ở châu chấu, tại sao nhúng đuôi xuống nước lại chết?
 Trả lời: các lỗ khí phân bố ở bụng
2. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến hệ thần kinh
 Trả lời: ban đầu làm hệ thần kinh hưng phấn  tê liệt thần kinh

1. Cá đuối điện, lươn điện săn mồi bằng cách nào?
 Trả lời: cơ quan phát điện của cá được tổng hợp từ 3 phần: phần
chính tích điện, phần săn mồi phát động điện và phần đuôi định vị
 tạo ra dòng điện sinh học
24


Điện thế hoạt
1. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận
động và sự lan
Bài 29
thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế
truyền xung
nào đến hoạt động của tim?
thần kinh.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc gây tê?
Truyền tin qua
 Trả lời: ức chế kênh Na+ trên màng tế bào  ngăn chặn sự khử
Bài 30
xináp
cực  không thể dẫn truyền xung thần kinh
1. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật trong đời
Tập tính của
sống và sản xuất như thế nào?
Bài 31
động vật
 Trả lời: ứng dụng trong nông nghiệp, giải trí, an ninh, chăn
Bài 32
nuôi...
Bài 33


Thực hành
1. Tại sao một số cây một lá mầm lâu năm vẫn có sinh trưởng thứ
cấp (ví dụ: cây cau, dừa).
 Trả lời: Kiểu sinh trưởng thứ cấp phân tán: một số cây sống

nhiều năm như cau, dừa…thân sinh trưởng theo chiều dày do có
vòng mô phân sinh thứ cấp nằm dưới các mầm lá và phân chia tạo
nên những dãy TB mô mềm phía ngoài khiến thân tăng thêm kích
thước về chiều ngang. Ở đây mô phân sinh ngọn chỉ tạo một phần
thân sơ cấp, phần lớn thân do mô phân sinh thứ cấp tạo nên
2. Vì sao gỗ cây có nét văn hoa? Thực vật nào có vòng gỗ? Vì sao
các vòng gỗ có màu sắc khác nhau? Làm sao để biết được độ tuổi
của cây có vòng gỗ? Vì sao các vòng gỗ lại không đều nhau?
Sinh trưởng ở
 Trả lời: Vòng gỗ hàng năm: là các vòng đồng tâm với màu sáng
Bài 34
thực vật
và tối xen kẽ có độ dày mỏng khác nhau do tầng sinh mạch tạo ra.
Vòng năm do các mạch gỗ mới được hình thành trong mùa xuân
(nhiều nước và dinh dưỡng) lớn hơn, có vách mỏng hơn nên nhạt
màu hơn. Các vòng gỗ sẫm màu được hình thành cuối mùa thu thì
nhỏ hơn và vách dày hơn.
3. Tại sao cây mọc trong tối thì bị vóng?
 Trả lời: Trong tối lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) lớn
hơn chất ức chế (axit abxixic)  cây sinh trưởng mạnh. Mặt khác
cây không bị mất nước, không có ánh sáng để tổng hợp các hợp
chất cacbon cần cho sự phát triển thân  Cây yếu
Bài 35 Hoocmon thực 1. Quá trình tạo quả? Tại sao lại tạo được quả không hạt?
vật

 Trả lời: phôi sản xuất auxin, giberilin, xytokinin khuếch tán vào
25


×