Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống (SKKN cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 18 trang )

Tên sáng kiến kinh nghiệm : PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG
KIẾN THỨC SINH HỌC 9 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi
trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình
học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục.
Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những
năm gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về
nguồn lực con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được
nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ
lẫn nhân cách – đó là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất
nước. Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng
gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường phổ thông
hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một
cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống
giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự
thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”, chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác
cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần thay thế bởi năng lực ra những quyết
định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của cuộc sống.
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển
thì đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần
thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông


phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Nền giáo dục mới đòi hỏi
không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải
bồi dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào
tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động.


Sinh học nói chung và môn Sinh học 9 nói riêng, là một môn khoa học vừa
mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu
thành và ảnh hưởng; thiết lập sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ
giữa các mặt định tính và định lượng; quan hệ nhân quả của các hiện tượng để xây
dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu
những vấn đề của thực tiễn. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng
nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn là thực sự cần
thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc
sống.
Đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn
cuộc sống” cho học sinh được triển khai xây dựng với mong muốn góp một phần
nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 9, nhằm phát triển một số
phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực,
tỉnh Nam Định và đáp ứng yêu cầu thi tuyển sinh vào THPT.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I/ Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
I.1. Về đặc điểm môn Sinh học 9
Trong chương trình THCS, học sinh đã được tiếp cận với môn Sinh học từ
lớp 6, Sinh học 9 là một môn học hoàn toàn mới lạ và có tính tư duy trừu tượng
gây khó hiểu đối với học sinh khác với môn Sinh học lớp 6, 7, 8. Khối lượng kiến
thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều; phần lớn các bài gồm những khái niệm

mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây
được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách
nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm
say mê với môn Sinh học 9 sẽ giúp các em phát huy được năng lực tư duy, khả
năng tự học và óc sáng tạo; để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong
quá trình dạy học của giáo viên và đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện
nay. Chính vì vậy, tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba
tính chất cơ bản sau:
Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự
học của học sinh trong quá trình học tập.
Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi
đôi với hành.
Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống và phát triển năng lực học sinh.


Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Sinh học 9 tôi nhận thấy rằng: Học sinh
thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn
có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời
sống hàng ngày, rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng
tự nhiên xung quanh chúng ta.
I.2. Vài nét về tình hình nhà trường
Trong những năm qua, tôi được Ban giám hiệu phân công trực tiếp giảng
dạy môn Sinh học 9 nên có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện đề tài “Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh
tại nhà trường.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy vẫn gặp phải một số hạn chế như cơ
sở hạ tầng của nhà trường chưa đầy đủ, phòng thực hành Sinh học riêng biệt không
có, hiện tại các bài thực hành được thực hiện trên lớp với phòng học, không gian
chật trội. Các mô hình, tranh ảnh đã cũ, hỏng. Kinh phí hỗ trợ cho học sinh được

tham gia trải nghiệm thực tế không có, vì vậy chưa gây được hứng thú cho học
sinh trong học tập bộ môn.
Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện tượng
thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số tiết, qua
đó cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm tin vào khoa
học, say mê học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất.
I.3. Vài nét về chất lượng học sinh
Với những năm thực nghiệm giảng dạy từ những lớp học sinh đã qua tôi
nhận thấy rằng học sinh dù khả năng tư duy tốt thì vẫn rất ngại những bài học khô
khan mang tính lí thuyết, ngược lại các em tỏ ra hứng thú với những bài giảng có
tính thực tế, mỗi khi giáo viên đặt ra những hiện tượng thực tế trong đời sống hàng
ngày xung quanh mình các em tỏ ra tò mò, hiếu kì muốn tìm ngay lời giải đáp và
tập trung vào bài học rất cao.
Trong các năm học, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm với khối lớp 9 – Trường
THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Đặc điểm tình hình khối lớp 9, tỉ lệ nam, nữ và học lực của các em tương
đương.


Lớp 9B: 20 học sinh (Lớp thực nghiệm)



Lớp 9A: 23 học sinh (Lớp đối chứng)

Trong suốt thời gian dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng học sinh hoạt động
rất tích cực, về nhà làm bài tập nhiều hơn, tiết học sôi nổi hơn mỗi khi các em thảo


luận với nhau về các hiện tượng thực tế liên quan trong bài học để tìm câu trả lời

và đặc biệt hơn là học sinh đã chủ động lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng kiến thức
vào đời sống.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ
môn Sinh học 9, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Sinh học cao hơn,
người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, cần khai
thác thêm các hiện tượng Sinh học trong thực tiễn trong đời sống để đưa vào bài
giảng hoặc yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện
tượng thực tiễn bằng nhiều phương pháp và hình thức học khác nhau nhằm phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong
học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng
kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh, áp dụng cho chương
trình Sinh học lớp 9 cấp THCS.
1.

Mô tả giải pháp sau khi tìm ra sáng kiến
II.1. Cơ sở lí luận của vấn đề

I.1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối

năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của
nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
I.2. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
I.3. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý


tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
I.4. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình
với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo
dục phát triển”…
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.
II.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận về chương trình giáo dục định hướng năng
lực
1.


Lí luận chung

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung
dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo
dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung,
phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được
mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình
định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường
được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô
tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả
yêu cầu đã quy định trong chương trình.
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc
của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành
phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả
là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương
pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.


Mục tiêu dạy học môn Hóa học định hướng phát triển 9 năng lực chung và 5
năng lực chuyên biệt.
* Các năng lực chung
1.

Năng lực tự học


2.

Năng lực giải quyết vấn đề

3.

Năng lực sáng tạo

4.

Năng lực tự quản lý

5.

Năng lực giao tiếp

6.

Năng lực hợp tác

7.

Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

8.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ

9.


Năng lực tính toán

* Các năng lực chuyên biệt
1.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học

2.

Năng lực thực địa

3.

Năng lực tính toán

4.

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

5.

Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

Trong khuân khổ đề tài này, tôi chỉ trình bày vấn đề “Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh.
Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống
+ Khả năng phân loại kiến thức, lựa chọn kiến thức
a) Có năng lực hệ
sinh học một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống

thống hóa kiến thức.
xảy ra cụ thể trong cuộc sống.
b) Năng lực phân tích
Thông qua các thao tác phân tích, so sánh, chọn lọc,
tổng hợp các kiến thức sinh để chuyển hóa các kiến thức sinh học mang tính lẻ tẻ, rời
học vận dụng vào cuộc sống rạc, tản mạn thành dạng kiến thức mang tính tổng hợp và
thực tiễn
có định hướng vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.
c) Năng lực phát hiện
Phát hiện kiến thức hóa học có liên quan đến các
các nội dung kiến thức sinh vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe , khoa học


học được ứng dụng trong các
thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi
vấn đề, các lĩnh vực khác
trường
nhau
d) Năng lực phát hiện
Dựa vào các kiến thức hóa học để có thể giải thích
các vấn đề trong thực tiễn và được một số các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và các
sử dụng kiến thức sinh học để ứng dụng của sinh học trong cuộc sống và trong các lính
giải thích.
vực đã nêu trên.
e) Năng lực độc lập
Có khả năng làm việc độc lập và đề xuất các biện
sáng tạo trong việc xử lý các pháp ở mức độ lý thuyết xử lý các vấn đề hàng ngày liên
vấn đề thực tiễn.
quan đến sinh học và có ý thức bảo vệ môi trường .
2.

Sơ đồ về quy trình xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo
dục định hướng năng lực.
Lựa chọn phương
pháp và kĩ thuật dạy
học cho từng đơn vị
kiến thức
Lựa
chọn
phương tiện, đồ dùng
dạy học phù hợp với
phương pháp
* Chương trình giáo dục định hướng năng lực được cụ thể hóa như sau:
Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Lựa
chọn chủ đề

Chủ đề là một đơn vị kiến thức tương đối độc lập

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát,
Mục
đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách
tiêugiáo dục
liên tục.
Nội
dunggiáo
dục

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy
định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định
những nội dung chính, không quy định chi tiết.



– Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và
tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết
Phươn
vấn đề, khả năng giao tiếp,…- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
g phápdạy
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực (PP dạy học theo dự án, PP
học
hợp tác theo nhóm nhỏ, …); các phương pháp dạy học thí nghiệm,
thực hành.
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội,
Hình
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng
thức dạy học
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đánh
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến
giá kết quả
bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức
học tập của
môn học để giải quyết các tình huống trong các tình huống thực tiễn.
học sinh

3.

Một số hình thức áp dụng trong tiết dạy định hướng phát triển năng

lực
Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học với giải thích các hiện tượng thực

tiễn trong tiết học bằng các câu hỏi dẫn dắt để đi tìm kiến thức mới; tạo hứng thú,
khơi dậy niềm đam mê; thích tìm tòi khám phá những hiện tượng, tình huống trong
cuộc sống cho học sinh.
II.3. Cách thức thực hiện các giải pháp của đề tài
1.

Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới.

Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi
rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng
lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ 1: Khi dạy về bài 1: “MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC” (Sinh học
9) giáo viên có thể mở bài bằng một câu chuyện liên hệ thực tế như sau :
– GV: Một người bạn của bố đến thăm nhà, người bố ra đón khách và cậu
con trai cũng nhanh nhẩu ra chào. Người bạn của bố bèn thốt lên: Anh có thằng
con trai giống cha như đúc!
– GV: Em hãy nhớ lại xem mọi người đã nhận xét em giống bố hay giống
mẹ và ở những đặc điểm nào?
– HS: trả lời


– GV: Vậy con cái sinh ra có những đặc điểm giống bố, có đặc điểm giống
mẹ, thậm trí có thể giống ông bà….nguyên nhân là do đâu? Và ai là người đã tìm
ra câu trả lời đầu tiên? Cô trò chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Ví dụ 2: Khi dạy về bài 25: “THƯỜNG BIẾN” (Sinh học 9), giáo viên có
thể mở bài như sau :
– GV : Ông cha ta tổng kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Theo
em tổng kết trên đúng hay sai? Tại sao?
– HS: (dựa vào kiến thức văn học) Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước
để được bội thu . Nước quan trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải

bón đủ đạm và bón đúng thời điểm, tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của người
nông nhân, phải phun thuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để
phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ, tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích
hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có
mùa bội thu.
– GV: Nhìn lại câu nói trước kia “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống” cho tới nay vẫn không hề sai, nhưng trong cùng điều kiện như nhau thì
giống là ưu tiên số một. Chọn được giống tốt giúp chúng ta yên tâm hơn khi gieo
trồng, yên tâm hơn khi thu hoạch và bán sản phẩm. Để lựa chọn đúng giống cần
cân nhắc khía cạnh: An toàn, chất lượng và năng suất. Để hiểu rõ hơn điều này, cô
trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…
Ví dụ 3: Khi dạy về bài 54:“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” (Sinh học 9), giáo
viên có thể liên hệ thực tế như sau : “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Gây tác hại gì
đến môi trường? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mưa axit?
HS: (liên hệ kiến thức hóa học để giải thích) – Khí thải công nghiệp và khí
thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO 2, NO, NO2,…Các
khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí tạo ra một số loại axit
như: H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa
axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm
từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO 3); đặc
biệt gây ô nhiễm môi trường đất và nước,…
2.

Liên hệ thực tế qua từng nội dung và tính chất cụ thể trong bài

học.
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và
thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò
mò của học sinh.



Ví dụ 1: Khi học bài 28 : «PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN
NGƯỜI» (Sinh học 9), sau khi học phần I. Nghiên cứu phả hệ, giáo viên khắc sâu
và mở rộng kiến thức bằng bài tập sau:
– GV : Một phụ nữ đã kể về gia đình bà ấy như sau:
“ Ông ngoại tôi bị bệnh mù màu đỏ còn bà ngoại thì không bị bệnh này. Bố
mẹ tôi đều phân biệt màu rất rõ sinh được 3 chị em tôi, em trai tôi bị bệnh mù màu
đỏ còn chị cả và tôi không bị bệnh này. Chị tôi lấy chồng bình thường, sinh được 2
con gái bình thường và một con trai bị mù màu đỏ. Chồng tôi và con trai tôi cũng
phân biệt màu rất rõ”.
Dựa vào lời tường thuật của người phụ nữ nói trên hãy lập sơ đồ phả hệ của
gia đình này và cho biết:
– Gen quy định tính trạng mù màu đỏ là trội hay lặn? Gen nằm trên NST
thường hay NST giới tính?
– Xác định gen của những người trong gia đình nói trên?
HS: – Thảo luận nhóm vẽ sơ đồ phả hệ
– Gen gây bệnh mù màu đỏ là gen lặn và nằm trên NST giới tính
– Xác định KG của từng người trong gia đình
Ví dụ 2: Khi dạy bài 25: “THƯỜNG BIẾN” (Sinh học 9), trước khi học
phần I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường, giáo viên có thể yêu cầu
học sinh hoàn thành bảng sau:

Đối tượng quan sát

Điều
trường

kiện


môi

H 25: Lá cây rau

Mọc trong nướcTrên
mặt nướcTrong không khí

VD1: Cây rau dừa

Mọc trên bờMọc ven
bờMọc trên mặt nước

mác
nước
VD2: Luống xu hào

Mô tả kiểu hình
tương ứng

Trồng
đúng qui
địnhKhông đúng qui định

– HS : dựa vào kiến thức và kinh nghiệm thực tế hoàn thành bảng, từ đó
hình thành khái niệm về thường biến.


Ví dụ 3: Khi dạy về bài “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN
NGƯỜI” (Sinh học 9) sau khi học xong bài, giáo viên có thể đánh giá năng lực
của học sinh bằng một bài tập như sau :

– GV: Bệnh mù màu đỏ – xanh lục do m nằm trên X qui định. Một phụ nữ
bình thường có em trai bị mù màu lấy một người chồng bình thường.
a, Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
b, Nếu cặp vợ chồng này sinh được 1 con trai thì xác suất để người con trai
đó bị mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng đều bình thường.
– HS: + Vẽ sơ đồ phả hệ
+ Xác định được xác suất sinh con trai bị mắc bệnh mù màu là 25%
Ví dụ 5 : Khi dạy về bài 53: “TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế bằng câu hỏi trắc
nghiệm như sau:
– GV: Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg,
trong khi đó lợn Đại bạch ở 9 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên:
1.

A) Tính trạng cân nặng ở lợn Đại bạch do nhiều gen chi phối hơn ở

lợn Ỉ.
2.
B) Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại bạch có mức phản ứng rộng
hơn so với lợn Ỉ.
3.

C) Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.

4.

D) Vai trò của kỹ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của

lợn.
– HS: trả lời đáp án: B

3.

Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học.

Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã
học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó
trong cuộc sống, học sinh sẽ suy nghĩ và mong muốn tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài “SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN” (Sinh học 9). Để tạo cho học sinh có thể kiểm nghiệm trong đời sống,
giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
– GV: Ở địa phương đã có những vi phạm gì trong việc sử dụng tài nguyên
đất? Chính quyền và nhân dân địa phương đã khắc phục hiện tượng này như thế
nào?


– HS: + Nêu ra những hiện tượng vi phạm trong việc sử dụng tài nguyên đất
của người dân hoặc do chính gia đình mình.
+ Nhận thức được những sai lầm, tìm hiểu những biện pháp khắc phục. Từ
đó tuyên truyền cho mọi người sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, cũng như các
nguồn tài nguyên khác.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 59 + 60: “KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ
GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ. BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH
THÁI” (Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
GV : Ở địa phương em có những loại thực vật nào có giá trị về kinh tế?
Nhân dân địa phương đã dùng những biện pháp nào để bảo vệ các loài thực vật đó?
HS : + Ở địa phương em, có những loài thực vật có giá trị kinh tế như: Cây
lúa, cây ăn quả, cây hoa màu và đặc biệt là cây cảnh,….
+ Nhân dân địa phương đã có các biện pháp để bảo vệ các loài thực vật:
– Chăm sóc và tưới tiêu hợp lí.
– Sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học

phù hợp với giai đoạn phát triển của cây trồng.
– Đối với cây cảnh phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa cây
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 30: “DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI”
(Sinh học 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
– GV : Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần
phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
– HS trả lời:
+ Phụ nữ ở tuổi ngoài 35 không nên sinh con vì dễ sinh ra con bị tật, bệnh di
truyền, nhất là bệnh Đao. Lí do bởi ở tuổi này trở đi các yếu tố gây đột biến của
môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác hại của nó
và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản
+ Vì ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm
sút chất lượng cuộc sống và tạo ra nhiều tật bệnh di truyền ở con người. Vì vậy cần
phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và
tương lai.
4.
Liên hệ thực tế thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất
khôi hài hay các câu chuyện lịch sử phát hiện vấn đề nghiên cứu, có thể xen
vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.


Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mải. Đó cũng là
cách kích thích niềm đam mê học bộ môn sinh học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 55: “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”(tiếp theo) (Sinh học
9), sau khi học xong phần: Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm, giáo viên
có thể kể câu chuyện hài :
– GV : + Một nhà thông thái thuyết trình ở hội nghị bảo vệ môi trường :
“Tại sao người ta không nghĩ đến việc xây dựng thành phố ở nông thôn nhỉ ? Ở đó
không khí trong lành, lo gì bị ô nhiễm”
+ Cả hội trường cười ầm lên.

Ví dụ 2: Khi dạy về bài 15: “ADN” (Sinh học 9), khi học về cấu trúc không
gian của ADN giáo viên có thể vào bài bằng câu chuyện :
Câu chuyện ở Cambridge
– Watson và Crick đang bận rộn với việc xây dựng mô hình về cấu trúc phân
tử ADN, phần lớn dựa vào sự mò mẫm và suy luận từ các giả định, dữ liệu và kết
quả của nhóm nghiên cứu khác. Đến Cambridge năm 1951 khi mới 23 tuổi, Watson
đã gặp Crick, lúc đó 35 tuổi, đang nghiên cứu về cấu trúc của protein. Đây dường
như là cuộc gặp mặt định mệnh của họ.
– Gần như ngay lập tức, cả hai đều chia sẻ nhận định rằng chính cấu trúc của
ADN là câu hỏi lớn nhất của ngành sinh học lúc bấy giờ. Họ thường xuyên thảo
luận và phản biện, bổ sung cho nhau hầu tìm ra cấu trúc của ADN. Và tất nhiên là
tích cực theo dõi các kết quả thực nghiệm và công bố của các nhà khoa học khác.
Một trong những mốc quan trọng là năm 1952, trong một lần đến
Cambridge, Erwin Chargaff, nhà hóa sinh của Đại học Columbia, đã giải thích cho
Watson và Crick về kết quả thực nghiệm của mình rằng dù có tỉ lệ khác nhau trong
các ADN khác nhau, nhưng các cặp phân tử nucleotide luôn cặp đôi và có tỉ lệ
bằng nhau, đó là: adenine với thymine (A-T) và guanine với cytosine (G-C) (còn
gọi là cặp đôi G-X trong phiên âm của nhiều tài liệu tiếng Việt).
Ví dụ 3: Khi học về bài 13: “DI TRUYỀN LIÊN KẾT” (Sinh học 9), giáo
viên có thể giới thiệu về Moocgan và công trình nghiên cứu của ông thông qua câu
chuyện sau:
– Thomas Hunt Morgan (1866-1945) là nhà khoa học người Mỹ. Ông
được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa vào năm 1933 nhờ những khám phá về vai
trò của nhiễm sắc thể đối với di truyền.
Thomas Hunt Morgan tốt nghiệp đại học University of Kentucky vào loại
xuất sắc khi mới có 20 tuổi (năm 1886). Năm 24 tuổi (1890), Morgan được nhận
bằng tiến sĩ tại Johns Hopkins University và năm sau đã được phong phó giáo


sư (Associate Professor). Ông là một nhà phôi học, giảng dạy tại trường Đại học

Columbia. Ông quyết định nghiên cứu di truyền học, khi đó ngành khoa học này
còn non trẻ.
Lúc đầu, Morgan không tán thành các quy luật di truyền mà Gregor
Mendel đã xây dựng và thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Ông dự trù kinh phí xin
tiến hành thí nghiệm lai ở thỏ, nhưng không được chấp nhận vì kinh phí quá lớn.
Sau đó, ông đã chọn được một đối tượng độc đáo và thuận lơi cho nghiên cứu
là ruồi giấm. Phòng thí nghiệm của Morgan về sau được gọi là “phòng thí
nghiệm ruồi“. Tham gia nghiên cứu cùng ông có ba học trò Alfred Sturtevant,
Hermann Muller và Calvin Bridges. Nhóm nghiên cứu này đã chứng minh các
nhân tố di truyền của Mendel nằm trên nhiễm sắc thể và hoàn chỉnh thuyết di
truyền nhiễm sắc thể. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể xác nhận tính đúng đắn
của thuyết di truyền về gene (nhân tố di truyền), cho thấy các gene phân bố theo
chiều dọc nhiễm sắc thể tạo thành nhóm liên kết.
5.
Kết hợp với Đoàn – Đội tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống sau khi đã học
bài giảng.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã
học tìm cách giải thích hay tự tái tạo, kiểm chứng lại kiến thức qua các thí nghiệm,
qua việc thực tế quan sát; giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng kiến thức sinh
học vào đời sống thực tiễn.
Ví dụ 1: Khi học bài 38: “THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO
PHẤN” (Sinh học 9), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các thao tác thực hành,
phân công các nhóm thực hiện để học sinh có thể tự làm thí nghiệm kiểm chứng ở
nhà. Các nhóm theo dõi và báo cáo kết quả thực hành với nhiều hình thức khác
nhau.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 62: “THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA
PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên phối hợp với Đoàn – Đội tổ chức các hoạt
động vệ sinh môi trường trong nhà trường và ở địa phương nơi các em sống, để

học sinh được tự kiểm nghiệm trong cuộc sống.

Chăm sóc bồn hoa và trồng cây xanh trong nhà trường góp phần tạo không
khí trong lành


Vệ sinh môi trường Nghĩa trang liệt sĩ và
đường làng

Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 62: “THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA
PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo dự án, hoàn
thành nhiệm vụ, để học sinh được tự kiểm nghiệm trong cuộc sống.
(?) Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường ?
Hiện nay, nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật
Bảo vệ môi trường quy định chưa?
6.
Tạo điều kiện cho các em thực hiện được mơ ước trở thành các
“nhà khoa học”, “tuyên truyền viên tí hon” trong các buổi thực hành, hoạt
động ngoại khóa…
Phương pháp này giúp các em học sinh biết cách tổ chức, lựa chọn hình
thức, cách thức thực hiện phù hợp; đặc biệt giúp các em tự tin hùng biện trước đám
đông.
Ví dụ 1: Trước khi học bài 56+57: “THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH
HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG” (Sinh học 9), giáo viên hướng dẫn học
sinh tổ chức trong buổi học ngoại khóa để tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở
địa phương và tuyên truyền cho các bạn học sinh toàn trường nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường ở địa phương.
– Hs tích cực tham gia các hoạt động (ảnh minh họa)
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa

phương


Tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho các bạn học sinh trong buổi học
ngoại khóa
Thu thập và xác định tính
chất một số mẫu nước bị ô
nhiễm

7.
Để nâng cao kiến thức sinh học thực tế, giáo viên có thể phối hợp
với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các
em đi tham quan các hệ sinh thái, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, các
làng nghề…đặc biệt giúp các em nắm vững tình hình ô nhiễm môi làng nghề ở
địa phương.
Qua đó, các em sẽ có cơ hội tham khảo, bổ sung các kiến thức còn trống và
tìm hiểu xác thực hơn tác động của học đến đời sống của chúng ta.
1.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

IV.1. Nhận xét chung
Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài
giảng hóa học vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan :
– Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động
của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người.
– Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người
lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc
sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.

– Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân
tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
– Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các
hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
– Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong
tự nhiên và cuộc sống, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.


– Phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.
– Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa
học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh
sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
– Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang
tính toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học
sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào
việc dạy học hóa học. Thông qua đó, rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ
chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
– Đặc biệt đã “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh
học 9 vào thực tiễn cuộc sống”cho học sinh THCS.
IV.2. Kết quả chấm bài kiểm tra, điểm đánh giá một số năng lực chủ yếu
phát triển cho học sinh trong một chuyên đề và điểm trung bình cộng.

1.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

“Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc
sống” cho học sinh THCS là một nội dung cần thiết, người dạy cần phải nắm bắt
được nội dung và đặc điểm môn học; lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy
học phù hợp nhằm khai thác được hết kiến thức và hiểu biết thực tiễn của học sinh;

từ đó giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất. Như vậy, đòi hỏi
người giáo viên cần có kiến thức sâu và thời gian nghiên cứu các môn học, các nội
dung kiến thức phù hợp, phối kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm gây hứng
thú cho học sinh. Từ đó, các em thấy được kiến thức ở các môn học là một thể
thống nhất, bổ trợ cho nhau nhưng lại có thể có các cách nhìn khác nhau rất đa
dạng; đồng thời các em biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để giải quyết các
tình huống trong thực tiễn đời sống và sản xuất, từ đó các em phát triển toàn diện
hơn về mọi mặt đức- trí- thể- mĩ và hình thành được kĩ năng sống.
1.

1. Về phía nhà trường

– Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo cho giáo viên ở thư viện.
– Nhà trường cần xây dựng phòng thực hành Sinh học và các đồ dùng thiết
bị phục vụ giảng dạy bộ môn.


– Cần tạo điều kiện giúp đỡ cho một số giáo viên biết và sử dụng thành thạo
công nghệ thông tin.
– Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu kiến thức sẽ gây hứng thú
cho học sinh một cách hiệu quả.
2.

2. Về phía giáo viên

Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định
được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù
hợp với năng lực học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng chuyên đề, từng
nội dung kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, phải

mang tính hợp lí và hài hòa.
3.

Về phía học sinh

– Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức
trong các tiết học hay giao nhiệm vụ về nhà.
– Biết tìm tòi, quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, trong sản xuất và đời
sống; từ đó biết vận dụng kiến thức các môn học (đặc biệt là môn hóa học) để giải
thích các hiện tượng đó.
– Có tinh thần học hỏi thầy cô, bạn bè, người thân….và lòng đam mê khám
phá khoa học.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy môn Sinh học 9
nhằm “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học 9 vào thực tiễn cuộc
sống” và những thực nghiệm giảng dạy tại nhà trường. Vì thời gian có hạn, trình
độ chuyên môn còn hạn chế nên rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá của
Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học cấp trên để bài viết từng
bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.



×