Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận luật lao động về thỏa ước lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.6 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Hệ thống pháp luật lao động nước ta trong những nước vừa qua đã và đang
tường bước được sửa đổi, bổ sung và quy định thêm nhiều chế định mới nhằm
đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn. Trong đó vấn đề thỏa ước lao động tập
thể có vai trò rất quan trọng. Nó là sản phẩm của quá trình thương lượng giữa
tập thể thành công, là kết quả cuối cùng của các bên đạt được trong đó một bên
là một người, một nhóm người, hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng
lao động với một bên là một hay nhiều tổ chức của người lao động để giải quyết
những mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với những người lao động. Vì
vậy khi có thỏa ước về lao động tập thể cần có sự tôn trọng và thực hiện nghiêm
túc giữa các bên. Khi thỏa ước diễn ra giữa các bên thì sẽ xảy ra rất nhiều
trường hợp, do đó cần trang bị thêm nhiều kiến thức về thỏa ước hợp đồng lao
động. Chính vì vậy em xin chon đề tài “Bình luận các quy định của luật lao
động về những vấn đề liên quan đến thỏa ước lao động tập thể”.

1


NỘI DUNG
I. Một số khái niệm, đặc điểm và các loại thỏa ước lao động tập thể.
1.1, Khái Niệm.
Thỏa ước lao động tập thể là sản phẩm của quá trình thương lượng tập thể
thành công, là kết quả cuối cùng các bên đạt được khi cuộc thương lượng kết
thúc
Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật lao động 2012 “Thỏa ước lao động tập
thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về
các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập
thể.”
 Thỏa ước lao động tập thể là sự thương lượng có tính chất tâp thể thông


qua đại diện của các bên quan hệ lao động nhằm cụ thể hóa quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng từng doanh nghiệp và
không trái với pháp luật của nhà nước. Quá trình thương lượng hai bên tiến
hành trên tinh thần trách nhiệm hợp tác, vì lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung
của toàn xã hội
1.2, Đăc điểm.
A, Tính hợp đồng.
Do được hình thành trên cơ sở của sự thương lượng và thỏa thuận giữa tập
thể lao động và ngườ sử dụng lao động nên thỏa ước lao động tập thể mang tính
2


chất của một hợp đồng. Trong quá trình thương lượng tập thể đòi hỏi sự hợp tác
và thiện chí của cả hai bên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, công khai và
minh bạch. Không có chủ thể thứ ba nào, kể cả Nhà nước có quyền can thiệp và
thay đổi sự tự do ưng thuận của các bên, bắt buộc các bên ký kết thỏa ước lao
động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể được ký kết khi các bên đạt được những kết quả
mong muốn thông qua quá trình thương lượng, được số đông người lao động
đồng ý với những nội dung đã thương lượng và đặc biệt nội dung thỏa ước tập
thể đó phải có lợi cho tập thể lao động và không trái vưới pháp luật
B, Tính quy phạm.
Tính quy phạm của thỏa ước lao động tập thể được thể hiện thông qua nội
dung, thủ tục thương lượng tập thể, phạm vi và thời gian áp dụng. Nội dung của
thỏa ước lao động tập thể có thể chứa đụng các quy phạm bắt buộc đối với mọi
người lao đọng trong phạm vi doanh nghiệp hoặc phạm vi ngành, kể cả những
người lao động không đồng ý về nội dung đã thỏa thuận hoặc những người lao
động vào làm việc trong đơn vi sau khi đã ký kết thỏa ước lao động tập thể mà
thỏa ước lao đông tập thể đang có hiệu lưc.
Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể phải tuân theo quy trình thương

lượng tập thể do pháp luật quy định. Sau khi ký kết, thỏa ước lao đọng tập thể
phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền nhằm
để các cơ quan này có cơ sở để tiến hành quản lý lao động đối với đơn vị sử
dụng lao động.
Do mang tính quy phạm như vậy nên thỏa ước lao động tập thể được coi là
luật của doanh nghiệp hoặc ngành.
C, Tính tập thể.

3


Tính tập thể của thỏa ước lao đọng tập thể được thể hiện ở chủ thể đại diện
thương lượng tập thể, đại diện ký kết thỏa ước lao động tập thể và nội dung của
thỏa ước lao động tập thể. Theo đó, khi thương lượng hoặc ký kết, một bên chủ
thể là tập thể lao đọng thông qua tổ chức công đoàn. Dù Ban chấp hành công
đoàn là đại diện thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhưng việc
thực hiện các nội dung của thỏa ước lao động tập thể lại liên quan đến mọi
người lao động trong doanh nghiệp hoặc ngành. Đồng thời, những nội dung mà
hai bên thương lượng và đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể
đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích của cả tập thể.
1.3, Các loại thỏa ước lao động tập thể.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thỏa ước lao động tập thể gồm
thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao đọng tập thể ngành và
hình thức thỏa ước lao động khác do Chính phủ quy định.
A, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa đại
diện tổ chức đại diện lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động hoặc đại
diện của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về các điều kiện lao động
mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi doanh
nghiệp.

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật:
Về nội dung, nội dung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thuộc các
nội dung thương lượng tập thể, bảo đảm không được trái với quy định của pháp
luật. Đặc biệt, các nội đung của thỏa ước lao đọng tập thể doanh nghiệp phải có
lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

4


Về thủ tục, các bên thương lượng tập thể phải được thỏa thuận tại phiên
họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao đọng biểu
quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể.
Về chủ thể, chủ thể ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp phải có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Lao động năm 2012 “1. Người ký
kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
b) Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại
diện của người sử dụng lao động.”
B, Thỏa ước lao động tập thể ngành.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa đại
diện tổ chức đại diện tổ chức công đoàn ngành và đại diện của tổ chức đại diện
người sử dụng lao động ngành về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được
thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi ngành.
Cũng như thỏa ước lao đông tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao đọng tập
thể ngành chỉ được ký kết khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Về nội dung, nội dung thỏa ước lao động tập thể ngành thuộc các nội dung
thương lượng tập thể, bảo đảm không được trái với quy định của pháp luật. Các
nội dung của thỏa ước lao động tập thể ngành phải có lợi hơn cho người lao
động so với quy định của pháp luật.

Về thủ tục, các bên thương lượng tập thể và có trên 50% số đại diện Ban
chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành
nội dung thương lượng tập thể ở phạm vi ngành.

5


Về chủ thể, đại diện các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành phải
tuân theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Lao động 2012 “1. Đại diện ký kết thoả
ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử
dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.”
C, Thỏa ước lao động tập thể khác.
Thỏa ước lao động tập thể kahsca có thể là thỏa ước lao động tập thể
vùng/ địa phương hoặc thỏa ước lao động tập thể một nhóm các doanh nghiệp
do Chính phủ quy định.
II. Nội dung của thỏa ước lao động.
Tại Điều 70 Bộ luật lao động cũng đã quy định khá rõ: “1. Tiền lương, tiền
thưởng, trợ cấp và nâng lương.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động.
4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao
động.
5. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.” Khi tiến hành thương lượng
những chỉ tiêu, những yêu cầu các bên đưa ra phải được xây dựng sát với thực
tế của doanh nghiệp, phải khách quan và có tính khả thi. Có như vậy, thỏa ước
mới thực hiện được và quyền lợi của hai bên mới được đảm bảo.
2.1, Về việc làm và đảm bảo việc làm.
6



Các bên cùng nhau cam kết hợp đồng lao động đối với từng loại công việc,
các biện pháp bảo đảm việc làm, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động,
các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp chờ việc, mất việc làm, trợ cấp cho việc đào
tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức lại sản xuất, nâng cao tay nghề hay thời
gian chuyển người đi làm việc khác.
2.2, Về thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Quy định rõ về thời gian làm việc cho từng loại công việc cụ thể ( số giờ/
ngày, ngày/ tuần, bố trí ca kíp ). Thời gian nghỉ phù hợp cho từng loại công
việc ngành nghề, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng ( con ốm, mẹ nghỉ,
nghỉ lo việc hiếu, hỷ ), nghỉ chế độ hàng năm, tiền tàu xe cho người lao động
khi nghỉ phép năm, chế độ ưu tiên dành cho người có thâm niên làm việc cho
doanh nghiệp.
2.3, Về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng.
Có thể nói đây là một nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, là trung tâm
của mọi cuộc thương lượng, khi tiến hành thương lượng về tiền lương, tiền
thươngt và các loại phục cấp về lương. Khi đó cả hai bên sẽ thoả thuận cụ thể
cho từng công việc phù hợp với khả năng hiệu quả của doanh nghiệp đặc biệt là
phải làm sao để thoả thuận của hai bên phù hợp mức lương tối thiểu của doanh
nghiệp. Mức lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động, phương
thức bồi thường khi người sử dụng lao động trả chậm, tiền thưởng khi làm tăng
ca, các chế độ phụ cấp và mức phụ cấp theo lương cũng cần được thoả thuận cụ
thể trong thoả ước.
2.4, Định mức lao động.
Thoả thuận về các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức lao động,
áp dụng định mức lao động cho các loại hình lao động; các định mức trung
7



bình, tiên tiến áp dụng trong doanh nghiệp. Thoả thuận về biện pháp đối với
những trường hợp không hoàn thành định mức; các nguyên tắc khoán, khoán
tổng hợp cả lao động và kể cả vật tư ( nếu có ). Trách nhiệm giám đốc của các
doanh nghiệp về việc nộp các khoản bảo hiểm cho người lao dộng. Thực hiện
đầy đủ và đúng các quy định về thanh toán các chế độ như: Đau ốm, thai sản,
chăm sóc con ốm, các mức chi thăm hỏi, hiểu hỉ, trợ cấp khó khăn, trợ câp cho
người lao động khi nghỉ hưu, mất sức lao động hoặc khi thôi việc.
2.5, An toàn lao động, vệ sinh lao động.
Xây dựng các nội quy về an toàn lao động, các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn và việc trang bị phòng hộ lao động, về
các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, về chế độ bổi dưỡng, về bồi dưỡng
tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp, chế độ đối với người lao động làm những
công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
III, Thủ tục thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể.
3.1, Chủ thể có quyền thương lượng thoả ước tập thể.
- Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức
công đoàn lâm thời.
- Bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được
uỷ nhiệm quyền theo điều lệ tổ chức tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy uỷ
quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
3.2, Thủ tục thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể
Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung thoả ước tập thể
và phải bằng văn bản do bên kia ( nội dung thương lượng của bên tập thể người

8


lao động do Ban chấp hàng công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời
đưa ra).
Khi nhận được yêu cầu, bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương

lượng và phải thoả thuận thời gian bắt đầu thương lượng chấm dứt 20 ngày, kể
từ ngày nhận được yêu cầu.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành
thương lượng. Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động
tập thể của doanh nghiệp, đơn vị.
Sau khi thương lượng thành và trước khi đại diện hai bên ký vào thoả ước
với tư cách là bảo vệ quyền người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh
tế, công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời phải tổ chức lấy ý kiến tập
thể người lao động về nội dung của thoả ước. Thoả ước tập thể chỉ có thể được
hai bên tiến hành ký kết khi có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán
thành nội dung của thoả ước đã thương lượng.
Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công
đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn. Đại
diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc
người có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
3.3 Số lượng bản thảo thỏa ước lao động tập thể.
Thoả ước tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:
- Một bản do người sử dụng lao động giữ.
- Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ.
- Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi công đoàn cấp trên.
9


- Một bản do người sử dụng lao động gửi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà
nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của
doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký.
IV, Trình tự ký kết, đăng kývà hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.
4.1, Trình tự thương lượng và ký kết.
Để quá trình thương lượng tiến hành được thuận lợi, nhanh chóng và đạt
kết quả thì trước khi thương lượng và ký kết thoả ước, hai bên cần gặp nhau để

thoả thuận về chương trình, kế hoạch, thời gian, số lượng và danh sách đại diện
bên tham gia thương lượng. Quá trình thương lượng được tiến hành theo các
bước sau:
- Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung thương lượng. Những yêu cầu và nội
dung này phải sát với thực tế doanh nghiệp, khách quan trên tinh thần hai bên
cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu mà nội dung trái với pháp luật hoặc có
tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt vì như vậy sẽ cản trở quá trình thương
lượng.
- Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội
dung của mỗi bên, hai bên phải thông báo cho nhau những thông tin liên quan
đến thoả ước , phải có biên bản ghi rõ những điều khoản hai bên đã thoả thuận
và những điều khoản chưa thoả thuận được.
- Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thoả ước. Khi dự thảo thoả ước đã
được xây dựng , hai bên phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động trong
doanh nghiệp. Trong quá trình lấy ý kiến để hoàn thiện thoả ước, hai bên có thể
tham khảo ý kiến của cơ quan lao động, liên đoàn lao động ngành, địa phương.
- Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thoả ước trên cơ sở đã được lấy ý
kiến của tập thể lao động doanh nghiệp và cơ quan hữu quan và tiến hành ký kết

10


khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội
dung của thoả ước.
4.2, Đăng ký thoả ước lao động tập thể.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động phải
gửi bản thoả ước tập thể có đính kèm biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động
đến Sở Lao động.
- Thương binh và xã hội thuộc tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương (cấp
tỉnh) nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức đó.

- Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiêp phải gửi bản thoả ước
tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiêp để đăng ký tại Sở Lao
động - Thương binh và xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp
tỉnh) nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.
- Những doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thì việc đăng ký thoả ước tập thể phải được tiến hành ở cơ quan lao động
cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.
4.3, Hiệu lực của thoả ước lao động tập thể
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước tập thể, Sở Lao
động- Thương binh và xã hội thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem
xét và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký cho hai bên biết. Nếu thoả ước
tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên
cùng sửa đổi và đăng ký lại. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo thì
thoả ước tập thể đương nhiên có hiệu lực.
- Trường hợp thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu toàn phần. Theo quy định
của pháp luật một bản thoả ước bị coi là vô hiệu toàn bộ khi:
+ Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật.
+ Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền.
11


+ Không tiến hành đúng trình tự ký kết.
+ Không đăng ký ở cơ quan Lao động tỉnh.
4.4, Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Việc tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc thẩm quyền của
Toàn án nhân dân.
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ, lợi
ích của các bên ghi trong thỏa ước tương đương ứng với toàn bộ hoặc phần bị
tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận
hợp pháp trong hợp đồng lao động.

V, Ý nghĩa.
Việc ký kết và thực hiện thoả ước tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp và người lao động:
+ Thứ nhất: Nó đề cao trách nhiệm và ý nghĩa của cả hai bên đối với việc
thực hiện các biện pháp công cụ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp, gắn trách nhiệm từng người với công việc được giao, phát huy tính độc
lập tự chủ trong lao động.
+ Thứ hai: Thực hiện thoả ước tập thể giúp các doanh nghiệp giữ được
nhịp độ sản xuất liên tục, điều hành sản xuất có nề nếp , quan hệ lao động trong
doanh nghiệp được hài hoà ổn định, phòng ngừa được xung đột giữa người sử
dụng lao động và người lao động.
+ Thứ ba: Thoả ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng đắn trên cơ sở
bình đẳng tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ
bổ xung cho nội qui doanh nghiệp , tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp và
còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao
động với người lao động phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp,
nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên .
12


Mặt khác: Thỏa ước lao động tập thể còn tạo cho người lao động nắm
vững quyền và nghĩa vụ của mình khi làm việc cho doanh nghiệp và cũng thuận
lợi hơn khi các nhà doanh nghiệp quản lý nhân sự của mình.
VI. Thực trạng thỏa ước lao động tập thể ở nước ta hiện nay và một số
kiến nghị.
Theo đánh giá của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, các bản thỏa ước
lao động tập thể đã có nhiều nội dung cao hơn với quy định của pháp luật, nâng
cao hơn quyền lợi của người lao động như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
bảo đảm việc làm, tiền lương, thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, một số chế
độ đối với lao động nữ, ăn ca, tổ chức thăm quan nghỉ mát, thăm hỏi khi ốm

đau, trợ cấp khó khăn đột xuất, hiếu hỷ, mừng sinh nhật, trợ cấp tiền tàu xe khi
nghỉ phép, hỗ trợ phương tiện đi lại, mua bảo hiểm thân thể v.v...
Tuy có những chuyển biến tích cực, song cũng theo đánh giá của Tổng liên
đoàn Lao động Việt Nam, việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
cơ bản vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Số lượng các Công đoàn cơ sở thương
lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể khu vực ngoài nhà nước và có
vốn đầu tư nước ngoài còn thấp.
Số bản thỏa ước lao động tập thể được thương lượng, ký kết chưa theo
đúng trình tự, quy định của pháp luật lao động còn nhiều dẫn đến thỏa ước lao
động tập thể vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất.
Chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể tuy đã được cải thiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động . Còn không ít thỏa
ước lao động tập thể sao chép các quy định của pháp luật, không có điều khoản
có lợi hơn cho của người lao động. Số bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều
nội dung có lợi cho của người lao động, đặc biệt về tiền lương, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi còn ít, chủ yếu vẫn tập trung vào các nội dung liên quan
đến phúc lợi cho của người lao động. Ngoài ra, cũng có không ít doanh nghiệp
13


“ký” thỏa ước lao động tập thể để hợp thức hóa, mang tính đối phó rồi...“để
đấy” không thường xuyên sửa đổi, bổ sung theo theo quy định của pháp luật.
Từ thực trạng nói trên, để có thể xây dựng được những bản thỏa ước lao
động tập thể thực sự vì quyền lợi người lao động đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ
nhiều phía. Trước hết, tổ chức công đoàn cơ sở cần khẳng định vai trò đại diện
của mình. Cán bộ công đoàn cơ sở cần tích cực học tập nâng cao trình độ
nghiệp vụ, tham khảo những bản thỏa ước tiên tiến từ bên ngoài để kịp thời
hướng dẫn người lao động thương lượng những điều khoản mang tính tích cực.
Cần chủ động tham mưu để chủ sử dụng lao động thường xuyên có những thay
đổi, bổ sung phù hợp thực tế vào thỏa ước.

Nhiều cán bộ công đoàn cơ sở cũng bày tỏ mong muốn được tập huấn
nhiều hơn kỹ năng thương lượng, đàm phán, thuyết trình. Đồng thời được đào
tạo, bồi dưỡng ở các loại hình tổ chức công đoàn trong các lĩnh vực hoạt động
khác nhau.Việc trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng thương thảo sẽ giúp cán bộ
công đoàn cơ sở tự tin đàm phán với chủ doanh nghiệp, để có thể đưa ra những
điều khoản cao hơn luật, có lợi hơn cho người lao động.

KẾT LUẬN
" Thoả ước lao động tập thể " là một loại văn bản thoả thuận giữa một tập
thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử
dụng lao động, là sự thương lượng có tính chất tập thể thông qua đại diện của
các bên quan hệ lao động nhằm cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên phù
14


hợp với điều kiện, khả năng của từng doanh nghiệp và không trái với những quy
định của pháp luật. Những chế định về thỏa ước lao động tập thể này sẽ luôn
được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thực
tiễn... Thông qua những phân tích trên, em đã hiểu thêm về những quy định của
pháp luật vấn đề thỏa ước lao động tập thể và đưa ra một số nhận định của cá
nhân em để góp phần giúp cho việc thỏa ước lao động tập thể hoàn thiện và
hoàn chỉnh hơn nữa, giúp cho người lao động có thể hiểu rõ và thực hiện tốt
pháp luật và xây dựng một xã hội công bằng văn minh, phát triển hơn.

Tài liệu tham khảo.
1.

Giáo trình Luật lao động – Trường Đại học Kiểm Sát Hà

2.

3.

Bộ luật lao động năm 2012.
/>
Nội.

dong-tap-the-33828.html

15


4.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Tài liệu tham khảo

pháp luật lao động nước ngoài, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội , 2010

16



×