Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số kinh nghiệm về công tác duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh dân tộc ở trường trung học cơ sở đinh tiên hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.32 KB, 34 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lý do chọn đề tài:
Có thể nói rằng trong những năm học vừa qua hiện tượng học sinh bỏ học
trong các cấp học nói chung và bậc THCS nói riêng ở Huyện CưMgar đã thực
sự là nỗi trăn trở của các cấp quản lý giáo dục ở Phòng cũng như ở Trường và
hiện tượng này cũng luôn dành được sự quan tâm các Cấp Uỷ Đảng, chính
quyền địa phương và các tổ chức Đoàn thể cũng như nhiều phụ huynh học sinh.
Tại Trường THCS Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn xã Cuôr Dăng, một xã nằm
ở cánh Đông của Huyện CưMgar có tới 76,4% người dân sinh sống là Đồng bào
dân tộc Êđê, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp,
mạng lưới trường lớp, chất lượng học tập trong những năm học vừa qua, tuy đã
có nhiều chuyển biến những vẫn còn hạn chế việc học sinh bỏ học cũng diễn
biến phức tạp.
Năm học 2008-2009 số học sinh bỏ học THCS 79 em, tiểu học là 8 em chất
lượng học tập còn thấp. Năm học 2008-2009 bậc THCS tỷ lệ yếu kém là 31,6%.
Năm học 2008-2009 số học sinh bỏ học gần 3 lớp, tất cả các Buôn trong xã đều
có học sinh bỏ học. Tập trung ở 2 Buôn: Buôn Aring và Buôn Gram B số học
sinh bỏ học đứng đầu trong toàn địa bàn Huyện. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các em
lại bỏ học, việc xác định nguyên nhân bỏ học ở các em không khó với thầy cô
chủ nhiệm nói riêng và Nhà Trường. Tuy nhiên việc làm sao để vận động các em
trở lại Trường lại là một việc làm vô cùng nan giải. Ngay sau khi có quyết định
tách Trường cấp 2-3 Nguyễn Trãi ra làm 2 trường,Trường THPT Nguyễn Trãi và
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng. Với trách nhiệm là cán bộ quản lý nhà trường
chúng tôi đã xác định vấn đề đầu tiên là phải duy trì được số lượng học sinh ở
tất cả các khối lớp và vận động học sinh bỏ học, có dấu hiệu bỏ học trở lại
trường học tập vấn đề này hết sức có ý nghĩa và có tác dụng lớn trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà Trường.


Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 1

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Duy trì tốt số lượng học sinh sẽ góp phần làm tốt công tác tư tưởng cho cán
bộ giáo viên, và đặc biệt là cho số học sinh có dấu hiệu bỏ học trong lớp đó sẽ
bỏ ý định bỏ học( tâm lý của học sinh dân tộc là tâm lý đám đông cụ thể hơn
( Các em thấy bạn này nghỉ bị tác động, lôi kéo rất dễ các em sẽ học theo). Với
giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn ở một số lớp có học sinh bỏ học sẽ
giảm hứng thú khi giảng dạy, đặc biệt là với những lớp có số học sinh bỏ học
nhiều, từ 6 em trở lên.
Vấn đề số lượng có mối liên hệ trực tiếp đến chất lượng và những năm học
đầu của thập kỷ 90. Ngành giáo dục đào tạo Đak Lak có quan điểm chỉ đạo: số
lượng là chất lượng. Mối quan hệ biến chứng giữa số lượng và chất lượng. Có số
lượng học sinh học tập thì mới có yêu cầu phải có chất lượng học tập. Chất
lượng học tập muốn đạt yêu cầu phải có đối tượng tham gia học tập, với đối
tượng là học sinh dân tộc thiếu số việc các em đến trường để học tập, tiếp thu
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, tiếp thu tri thức văn minh nhân loại thực sự rất
khó khăn do điểm khởi đầu thấp ( từ mẫu giáo ->Tiểu học->THCS…) lại bất
đồng về mặt ngôn ngữ: khả năng nói tiếng phổ thông còn hạn chế, nếu như
không có hứng thú học tập, đi học không chuyên cần, thường xuyên bỏ học thì
khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức của Thầy cô lại trở nên gấp đôi. Vì vậy
để nâng cao nhận thức và kết quả học tập cho các em, công tác duy trì số lượng

và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần sẽ giúp cho các em có điều kiện và hứng thú học
tập hơn từ đó nhà trường có thể nâng cao được chất lượng dạy học.
Việc duy trì số lượng và nâng cao chất lượng dạy và học cũng góp phần cũng
với ngành giáo dục, các trường học trong huyện bước đầu tìm ra những giải
pháp, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về hiện tượng học sinh bỏ học trên
địa bàn Huyện CưMgar nói chung và địa bàn xã nơi Trường đóng chân, với
chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh có con em bỏ học sẽ thấy rõ hơn
được sự quan tâm của Thầy cô với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của địa phương
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 2

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

( vì có những gia đình người đồng bào không vận động được con nhưng khi thầy
cô đến vận động thì các em lại trở lại trường học tập)…Trong điều kiện địa
phương là điểm nóng có 2/ 6 Buôn là Buôn trọng điểm về tình hình an ninh
chính trị. Nếu như học sinh bỏ học nhiều, các em ở ngoài sự quản lý giáo dục
của nhà trường, gia đình quản lý lỏng lẻo các em rất dễ ảnh hưởng của nhưng
tiêu cực bên ngoài xã hội và ở lứa tuổi này nếu như các em bị ảnh hưởng xấu thì
hậu quả để lại cho xã hội thật khó lường. Việc vận động các en học sinh bỏ học
trở lại trường học tập nếu như các em xác định lại động cơ, thái độ học tập, đây
cũng là một cơ hội để cho các em có một tương lai tốt hơn sau này và thực sự nó
cũng góp phần để xây dựng xã hội học tập theo chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước. Và chính các em trở lại trường học tập cũng góp phần

tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Thực
hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ” non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt Nam có có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn
ở công học tập của các em”
Hồ Chí Minh
( Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945)
2/ Mục đích sáng kiến kinh Nghiệm
Trong thời gian vừa qua năm học nào cũng vậy bắt đầu đến tháng thứ hai của
năm học trở đi đặc biệt là sau dịp tết nguyên đán, đến mùa giáp hạt thì hiện
tượng học sinh bỏ học sẽ tăng dần. Thực trạng này diễn ra phổ biến ở tất cả các
đơn vị trường học nhưng tập trung nhất là vùng có nhiều học sinh là người dân
tộc thiểu số. Đơn vị trường học nào cũng tham gia vận động học sinh bỏ học, có
những thời điểm huyện phải thành lập ban chỉ đạo cấp huyện về những xã có
nhiều học sinh bỏ học để vận động ( Tháng 2 năm 2008 đoàn của huyện về vận
động 67 học sinh bỏ học tại xã Eadrơng ; Học sinh của trường THCS Đoàn Thị
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 3

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Điểm). Thực ra kết quả chưa được như ý muốn so với yêu cầu đặt ra là huy động
các em trở lại trường. Ở đơn vị chúng tôi năm học 2008 – 2009 với 79 học sinh
bỏ học, nhưng chỉ vận động được có 3 em trở lại trường. Vấn đề đặt ra là chúng

ta cần có giải pháp đồng bộ để duy trì số lượng từng bước nâng cao chất lượng
dạy và học thì mới thực hiện có hiệu quả hiện tượng học sinh bỏ học hơn lúc nào
hết chúng ta phải chuẩn bị cho các em học sinh một tâm lí thức sự thoải mái,
một thái độ tự giác khi đến trường. Phải xây dựng trường học thực sự thân thiện,
mỗi ngày đến trường là một ngày vui, phải thực hiện tốt nguyên lí giáo dục”
Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Khi đó số học sinh bỏ
học sẽ giảm và chất lượng học tập của các em từng bước được nâng lên.
Xuất phát từ những thực trạng trên đây của nhà trường và xác định được ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất
lượng cho học sinh dân tộc tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng sẽ góp phần rất
quan trọng để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.Từng bước
tạo thế ổn định về qui mô về số lượng, chất lượng đào tạo, phấn đấu xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Và cũng đề đóng góp thêm kinh
nghiệm của mình với ngành giáo dục và đào tạo huyện nhà chúng tôi mạnh dạn
trao đổi “ Một số kinh nghiệm về công tác duy trì số lượng và từng bước nâng
cao chất lượng cho học sinh dân tộc ở trường trung học cơ sở Đinh Tiên
Hoàng”.
Trong qua trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự trao đổi bổ sung, đóng góp ý kiến của quí thầy cô làm công tác
quản lý, giảng dạy ở phòng giáo dục đào tạo và các đơn vị nhà trường.
3/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Đinh Tiên Hoàng

-

Duy trì số lượng học sinh dân tộc

-


Từng bước nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số.

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 4

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

4/ Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm ra nguyên nhân học sinh bỏ học và phương pháp vận động để các em

trở lại trường .
-

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao chất lượng học tập của học sinh dân tộc còn

yếu kém.
-

Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và từng bước

giải quyết vấn đề của học sinh dân tộc.

5/ Các phương pháp nghiên cứu
-

Điều tra

-

Phương pháp thực nghiệm

o

Thực nghiệm thăm dò

o

Thực nghiệm tác dộng

o

Thực nghiệm ứng dụng

o

Thực nghiệm triển khai.

-

Phương pháp vấn đáp, trò chuyện.

6/ Phạm vi nghiên cứu

-

Nghiên cứu đối tượng học sinh dân tộc thiểu số tại trường THCS Đinh

Tiên Hoàng
-

Công tác duy trì số lượng, vận động học sinh ra lớp.

-

Từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh dân tộc

-

thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm từ năm 2008 - 2009 đến
tháng 1 năm 2011

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 5

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

II/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ

1/ Cơ sở lý luận
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng
định “ Nước ta đã vượt qua những khó khăn thách thức to lớn và đang vững
bước đi lên. Tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng tạo cho đất nước ta nhiều
cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức”. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định
quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận dụng tốt vượt qua thách thức nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới phát triển đất nước nhanh bến vữngthực
hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.Trong sự nghiệp chung được đánh
giá Giáo Dục Đào Tạo , khoa học và công nghệ cũng không nằm ngoài những
thời cơ thách thức đó. Trong báo cáo chính trị đại hội XI của Đảng đã đánh giá
“Đổi mới giáo dục đã đạt được một số kết quả bước đầu, việc huy động các
nguồn lực cho giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm……” Tuy
nhiên báo cáo cũng chỉ ra : ‘‘ Chất lượng giáo dục dào tạo chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển, chưa giải quyết tốt mối quan hệ tăng số lượng qui mô với
nâng cao chất lượng giữa dạy chữ và dạy người…”
Nhìn lại những tồn tại của giáo dục nói chung như đã trình bày ở trên, sự
nghiệp giáo dục ở trường trung học cơ sở Đinh Tiên Hoàng vẫn còn tồn tại
những thiếu sót nhất định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục nhất là giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số? Ở đây
việc động viên con em tới trường học tập chăm chỉ chuyên cần đòi hỏi phải có
một giải pháp căn cơ, phải có sự kết hợp đồng bộ theo đúng nguyên lý giáo dục:
”Hoạt động giáo dục phải được hoạt động theo nghuyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 6

Đinh Quang Hùng



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Khoản 2 điều
3luật giáo dục)
-

Người quản lý ở tất cả các cấp đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo

nguyên tắc chung đó. Người dạy, người học cũng tiến hành hoạt động giáo dục,
hoạt động dạy và học theo phương pháp tổng quát này. Hoạt động giáo dục, hoạt
động dạy - học là hoạt động của thầy và trò cùng nhau làm chủ Thày chủ đạo,
trò chủ động. Vì vậy mối quan hệ thầy trò tốt đẹp đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ,
vai trò quyết định đảm bảo kết quả giảng dạy, học tập, giáo dục. Và chúng ta sẽ
tiếp cận dần tới mục tiêu phát triển toàn diện. Điều đó cũng có nghĩa là đối
tượng của thầy là học trò. Các em sẽ lĩnh hội tri thức khoa học từ sự truyền thụ
của người thầy, các em có hứng thú học tập hay không cũng từ người thầy.
Trên thực tế đối tượng học sinh của trường chúng tôi 69,7 % học sinh là con em
đồng bào dân tộc tại chỗ, việc thực hiện nguyên lý giáo dục trình bày trên đặt ra
nhiều khó khăn thách thức. Đứng trước yêu cầu đặt ra của sự đổi mới giáo dục
chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng: “ Khoảng cách giàu và nghèo trong thời
đại văn minh công nghiệp trong nền kinh tế tri thức chính là khoảng cách về tri
thức. Khoảng cách đó chỉ có thể được rút ngắn thông qua công cuộc đổi mới
giáo dục “ Với nhiều nội dung nhưng quan trọng là phải đổi mới phương pháp
dạy và học từ ” Thầy đọc – Trò chép” sang cách “ Nâng cao và hướng dần việc
tự học và phải biết tự động học tập để năng cao chất lượng giáo dục’’. Với các
em học sinh đơn vị nhà trường chúng tôi rất khó khăn để tiếp cận và thực hiện

phương pháp đổi mới trên. Mặc dù mới được chia tách chưa đầy hai năm song
đứng trước thực tế của nhà trường chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm để duy trì số lượng học sinh và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
để góp phần cùng hội đồng sư phạm, chính quyền địa phương, ngành giáo dục
huyện, các đơn vị nhà trường trong huyện tháo gỡ khó khăn trước mắt .
2/ Thực trạng của vấn đề.
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 7

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đóng trên địa bàn Xã Cuôr Đăng, nhà trường
được thành lập ngày 21/09/2009. Trên cơ sở chia tách Trường cấp 2-3 Nguyễn
Trãi.
Năm học 2010-2011 Trường có 1325 học sinh.
Khối Số lớp
Tổng Số
Nữ
6
9
323
159
7
10

362
165
8
8
312
166
9
8
328
212
Tổng
35
1325
702
- Tỷ lệ học sinh dân tộc là 69,06 %.

Dân tộc
226
262
220
202
910

Nữ dân tộc
115
115
119
148
497


Ghi chú

- Tổng số học sinh của 6 buôn thuộc Xã Cuôr Đăng là: 852em.
- Số học sinh ngoài xã: 473em.
- Học sinh ở xa trung tâm trường từ 5 – 6 km như buôn Kroa C tiếp giáp với
Xã Hoà Thuận Thành phố Buôn Ma Thuật và thôn Tân Sơn (Trung Đoàn 53).
- Số học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình khó khăn là:
80 em.
- Tổng số CBGV CNVC cả biên chế và hợp đồng là 81, trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên đứng lớp: 69 (trên chuẩn 28, tỷ lệ: 40,58%,
Đạt chuẩn 41 tỷ lệ: 59,42%).
- Cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học tập số
phòng học là: 26 trong đó 16 phòng tiêu chuẩn xây dựng cấp 3, 10 phòng xây
dựng cấp 4, có 2 phòng máy tính, 01 phòng máy chiếu và 01 phòng học nhạc, 2
phòng học bộ môn. Bước đầu đã xây dựng trường theo tiêu chí “Xanh – Sạch –
Đẹp”. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng thiết bị phục vụ dạy và học còn nhiều
thiếu thốn.
- Đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ thuộc xã Cuôr Dăng và xã
Eadrơng, một xã có số hộ đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm khoảng 76,74 %.
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông canh tác cây công nghiệp (cây cafê).
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 8

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011


Địa bàn xã rộng diện tích là 3.337 ha. Dân cư không tập trung do đó ảnh hưởng
đến việc đi lại đến trường của học sinh với những buôn ở xa trường.
- Mỗi năm nhà trường tiếp nhận khoảng 320-350 học sinh tiểu học của
Trường Phan Bội Châu; Chu Văn An; Nguyễn Du và có khoảng 30 – 35 học sinh
của địa bàn xã Eadrơng trong số này có khoảng 30 em học sinh là con em người
Kinh học lực Giỏi – Khá của trường tiểu học Phan Bội Châu chuyển đi các
trường có điều kiện ở thành phố Buôn Ma Thuột để học tập ( Đây là nguồn cung
cấp học sinh khá, giỏi cho nhà trường nhưng nhà trường lại không được tiếp
nhận).
- Trước khi chưa tách học sinh trường cấp II – III Nguyễn Trãi có 2300 em.
Số lớp đông nên việc học tập và sinh hoạt khác chưa thực sự đi vào nề nếp, riêng
học sinh khối cấp 2 chưa được quan tâm thấu đáo .
-Trong những năm học gần đây chất lượng dạy học tuy đã có những chuyển
biến nhưng trên thực tế trước yêu cầu đổi mới dạy và học nâng cao chất lượng
toàn diện thì chất lượng học sinh còn rất thấp.
- Năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh yếu kém là 32,6%. Tình trạng học sinh bỏ
học còn nhiều:
Năm học
Số HS bỏ học
Tỷ lệ
HS Dân tộc
Tỷ lệ
2008-2009
79
11%
68
9,8%
2009-2010
30

2,2%
28
2,1%
Chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng của học sinh là
con em đồng bào dân tộc tại chỗ còn thấp, nhiều học sinh chưa xác định rõ động
cơ, thái độ học tập, mất căn bản ở các bậc học dưới có những lớp ở các môn như
Toán, Văn, Anh Văn, …..số học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên 50%. Số học
sinh hổng kiến thức ở bậc dưới “ Viết chưa đúng chính tả, đọc chưa thông và
chưa thuộc bảng cửu chương vẫn còn nhiều”. Vào bậc trung học cơ sở các em
không theo kịp từ đó chán nản và bỏ học số này chiếm 70% số học sinh bỏ học .

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 9

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

-

Năm học 2010 - 2011

Một số gia đình phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học

tập của con em, không uốn nắn kịp thời, thực tế theo phong tục tập quán các em
thường ở với bố mẹ nhưng cũng có khi về nhà ông bà, cô dì, chú bác ở một vài
ngày sau đó mới về nhà vì vậy gia đình phụ huynh trực tiếp là bố mẹ các em
không khuyên nhủ được con cái học hành. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc

học sinh bỏ học và học yếu. Việc học bài ôn bài ở nhà cho các em tại các khu
dân cư vào buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút chưa được quan tâm nhắc nhở
đúng mức. Chỉ có khoảng 35% học sinh có góc học tập ở nhà, số còn lại không
gian học tập của các em chung với sinh hoạt gia đình. Do đó việc nắm bắt kiến
thức cũ, ôn bài, soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp của nhiều học sinh còn
yếu. Cá biệt có không ít học sinh không học bài trước khi đến lớp.
-

Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường vẫn còn trong đó nổi

lên hiện tượng cúp tiết, chơi Game ở các tiệm Internet. Cá biệt có một số em đến
trường nhưng không vào lớp như : Y Dra lớp 6A7 bỏ học 4 buổi trên tuần, hoặc
vào lớp nhưng không tập trung cho việc học tập, do yếu tố tâm lí ít nói nên có
một số học sinh im lặng khi giáo viên hỏi, không phát biểu xây dựng bài mà còn
làm ảnh hưởng đến việc học của bạn khác……..khi giáo viên nhắc nhở các em
lặng bỏ ra về và hôm sau giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nhắc nhở phê
bình là các em bỏ học. (Đây cũng là một cái khó cho giáo viên trong công tác
giáo dục học sinh).
-

Qua trao đổi với cán bộ giáo viên nhà trường trong những năm trước đây

việc học sinh bỏ học nhà trường chỉ nhắc nhở chung chung trước hội đồng, chưa
có giải pháp cần thiết, chưa thành lập đoàn, các tổ để đến từng thôn buôn tổ
chức vận động học sinh đến trường…..chưa báo cáo tranh thủ sự phối kết hợp
địa phương và các tổ chức đoàn thể quần chúng, công tác giáo viên chủ nhiệm
lớp của giáo viên, việc duy trì số số lượng chưa đưa thành tiêu chí xem xét thi
đua nếu giáo viên chủ nhiệm có nhiều học sinh bỏ học.
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng


trang 10

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

-

Năm học 2010 - 2011

Một thực trạng nữa về chất lượng giáo dục ở một số môn học còn rất thấp

so với yêu cầu, một số ít giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, chưa tạo
ra sự kết hợp giữa cách học và khả năng học tập của học sinh, chưa nắm rõ tâm
lý của học sinh dân tộc thiểu số để có kế hoạch điều chỉnh xây dựng phương
pháp dạy học hợp lý. Cá biệt còn có giáo viên chưa thực sự trăn trở đến chất
lượng học tập của bộ môn mình dạy, bàng quang trước hiện tượng học sinh bỏ
học, học yếu đổ lỗi cho bậc học dưới. không có biện pháp phụ đạo kiến thức còn
hổng cho các em, đặt ra yêu cầu quá cao với học sinh.
-

Sự bất đồng về ngôn ngữ, đa số giáo viên chưa biết tiếng địa phương,

chưa am hiểu hết phong tục tập quán của đồng bào dân tộc tại chỗ nói chung và
các em dân tộc thiểu số nói riêng do đó đôi khi có những cử chỉ, lời nói tác động
đến tự ti dân tộc làm làm cho các em mặc cảm, chán nản, học tập không đạt chất
lượng, học yếu dần dẫn đến chán học và cuối cùng là bỏ học (Số này chiếm
khoảng 2/3 trong đó học sinh lưu ban bỏ học nhiều năm)
-


Đứng trước thực trạng học sinh bỏ học, chất lượng chưa cao, bản thân tôi

với trách nhiệm Hiệu Trưởng nhà trường cũng như số đông cán bộ giáo viên,
hết sức trăn trở và câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để duy trì số lượng học sinh?
Vận động và làm sao để các em bỏ học quay trở lại trường học tập? Khi các em
đến trường học tập thì làm sao để các em theo kịp các bạn khác trong lớp? Mối
tương quan giữa duy trì số lượng và nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu
số tại trường. Từ những vấn đề đặt ra trên đây được sự giúp đỡ của tập thể Ban
giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, và cấp ủy chính quyền địa
phương cũng như ban tự quản các thôn buôn và các tổ chức đoàn thể quần
chúng. Chúng tôi đã đưa ra những giải pháp chính sau đây:
3/ Các giải pháp để giải quyết vấn đề duy trì số lượng học sinh từng bước
nâng cao chất lượng dạy học.
a/ Công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch .
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 11

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

-

Năm học 2010 - 2011

Ngày 06/10/2009 nhà trường tiếp nhận học sinh do trường cấp 2-3


Nguyễn Trãi bàn giao. Với tổng số học sinh là: 1356 em, trong đó theo báo cáo
thực tế thì số học sinh bàn giao là 1346 em. Số học sinh bỏ học là 58 em. Sau
khi có thông báo về học sinh bỏ học 58 em, nhà trường đã họp Hội đồng sư
phạm để GVCN báo cáo chính xác số học sinh của lớp mình bỏ học tính từ đầu
năm học đến thời điểm này kể cả số học sinh có nguy cơ bỏ học và qua báo cáo
của GVCN, số học sinh bỏ học chính thức là 66 em.
-

Tham mưu với Đảng uỷ, UBND xã Cuôr Dăng ban hành các văn bản chỉ

đạo, ra các các quyết định, thông báo về việc vận động học sinh bỏ học trên địa
bàn gửi cho ban tự quản các thôn buôn và chi bộ cơ sở.
-

Quyết định số 15a/QĐ-ĐU ngày 15 tháng 12 năm 2009 về việc vận động

học sinh bỏ học ra lớp. Gửi các bí thư chi bộ thôn buôn và các tổ chức đoàn thể,
mặt trận phối kết hợp với nhà trường tham gia cùng với tổ vận động để vận động
học sinh bỏ học ra lớp.
-

UBND xã Cuôr Dăng ra quyết định số 56/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 10

năm 2009, quyết định số 26 ngày 18 tháng 03 năm 2010 và quyết định số
54/QĐ-UBND ngày 25 tháng 08 năm 2010 của chủ tịch UBND xã về việc thành
lập ban chỉ đạo vận động học sinh ra lớp với thành phần tham gia tại xã: Chủ
tịch UBND xã, Hiệu trưởng nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đội công tác 253.
Và ở các thôn buôn gồm: Bí thư chi bộ, trưởng phó thôn buôn và đoàn thể mặt
trận, thanh niên, phụ nữ Đoàn thanh niên các hội quần chúng…. cùng tham gia.
-


Nhà trường gửi danh sách học sinh bỏ học có địa chỉ rõ ràng cho đội công

tác 253 và 361 trên địa bàn và đề nghị các đội cử đội viên tham gia vào các tổ
vận động.
-

Nhà trường ra thông báo số 06 ngày 24 tháng 11 năm 2009 gửi chính

quyền 2 xã Cuôr Dăng – Eadrơng, ra Thông báo số 07 ngày 24 tháng 11 năm
2009 gửi giáo viên chủ nhiệm các lớp trong nhà trường về việc ngăn ngừa tình
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 12

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

trạng bỏ, học cúp tiết. Kịp thời nắm chắc số liệu học sinh bỏ học hoặc có dấu
hiệu bỏ học.
-

Công khai danh sách học sinh bỏ học tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và gửi

danh sách về cho các thôn buôn để ban tự quản thôn buôn công khai danh sách
này tại trụ sở thôn buôn mình từ đó biết chính xác học sinh bỏ học cụ thể ở lớp

nào, con gia đình nào?
-

Gửi danh sách học sinh bỏ học tại 2 điểm tin lành Buôn Gram B ( Ama

Lam – Ama Trinh) đây là buôn có số lượng học sinh bỏ học nhiều 12 em trong
số này có 7 em thường xuyên sinh hoạt tại 2 điểm nhóm tin lành để học giáo lý
từ 15 giờ các ngày thứ 7 và sáng chủ nhật hàng tuần để nhờ các đại diện nhóm
này tác động.
-

Chi bộ nhà trường họp ra nghị quyết về vận động học sinh trở lại trường

đưa vào nghị quyết những chỉ tiêu cụ thể giảm số học sinh bỏ học xuống 3 %, đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc, phân công Đảng viên
phụ trách địa bàn và trong các đợt vận động cũng có trách nhiệm tham gia. Đảng
viên được phân công ở địa bàn nào, lĩnh vực nào chịu trách nhiệm trước cấp Ủy
về tình hình học sinh bỏ học thường xuyên báo cáo trước chi bộ về địa bàn mình
phụ trách vào các buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ.
-

Gửi danh sánh sách học sinh bỏ học cho ban đại diện phụ huynh học sinh

trường, phụ huynh học sinh lớp, các Ban đại diện phụ huynh học sinh ở địa bàn
phụ trách đề phối kết hợp gặp gỡ vận động phụ huynh và học sinh có con em bỏ
học ra lớp.
Để từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh ngay từ đầu năm học nhà
trường đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm cho 915 em học sinh dân tộc.
Qua khảo sát đã thể hiện rõ chất lượng học tập của các em ở 2 môn Toán- Văn
( khối 6) và Toán – Văn - Anh và với khối 7- 8- 9. Số lượng cụ thể được thể hiện

như sau:
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 13

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Tổng hợp khảo sát chất lượng đầu năm học 2010 – 2011 như sau:
Học sinh toàn trường
LỚP
6
7

8

9

LỚP
6
7

8

9


-

MÔN
Tiếng Việt
Toán
Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
MÔN
Tiếng Việt
Toán
Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
Ngữ văn
Toán
Tiếng Anh
Ngữ văn
Toán

Số HS KT
323
323
362

362
362
313
313
313
327
327
327

TC<5
%
264
81,73
269
83,28
255
70,44
294
81,22
297
82,04
219
69,97
269
85,94
278
88,82
170
51,99
229

70,03
244
74,62
Học sinh dân tộc

Số HS DT
KT
226
226
263
263
263
220
220
220
206
206

TC >= 5
59
54
107
68
65
94
44
35
157
98
83


%
18,27
16,72
29,56
18,78
17,96
30,03
14,06
11,18
48,01
29,97
25,38

Ghi chú

Ghi chú

TC<5

%

TC >= 5

%

209
221
233
249

242
171
213
210
140
161

92,48
97,79
88,59
94,68
92,02
77,73
96,82
95,45
67,96
78,16

17
5
30
14
21
49
7
10
66
45

7,52

2,21
11,41
5,32
7,98
22,27
3,18
4,55
32,04
21,84

Tiếng Anh
206
152
73,79
54
26,21
Với kết quả của bảng thống kê trên chúng tôi nhận chất lượng của học

sinh quá thấp, cá biệt có môn chỉ đạt 2,21 % đến 3,18 % trên điểm trung bình
như môn toán. Từ kết quả khảo sát trên để Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn có giải pháp nâng cao chất lượng cho học sinh theo chuẩn kiến
thức kỹ năng quy định, và đủ chuẩn để lên lớp khắc phục hiện tượng lưu ban
nhiều năm từ đó chán học và bỏ học.

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 14

Đinh Quang Hùng



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

- Mặt khác tôi đã điều tra và lấy số liệu xếp loại học lực năm học 20082009 và năm học 2009 – 2010 để tìm hiểu tình học tập của học sinh với số
liệu như sau:
Học sinh toàn trường
TN
YếuTB - KháNăm
Tổng số HS
%
%
kém
Giỏi
THCS
1210
798
412
34,05
65,95
96%
2008-2009
1356
1012
2009 - 2010
344
25,37
74,63
99,7%

Học sinh dân tộc
TN
YếuTB - KháNăm
Tổng số HS
%
%
kém
Giỏi
THCS
826
445
381
46,13
53,87
96%
2008-2009
896
613
2009 - 2010
283
31,58
68,42
99,7%
b/ Giải pháp cụ thể để duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục
- Thành lập các tổ vận động của nhà trường tổ trưởng là hiệu trưởng,
các phó hiệu trưởng, phó bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn. Các tổ viên là
đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các
lớp có học sinh bỏ học. Trong năm học 2009-2010 đã thành lập được 5 tổ
vận động 3 đợt:

TT Tổ Buôn
1
I
Gram B

Tổ trưởng
Đinh Quang Hùng

Ghi chú
5 thành viên có danh sách kèm
theo

2
3
4
5

II ARing
Hổ Ngọc Thịnh
III CuôrĐăng A Hồ Thị Minh Nguyệt
IV CuôrĐăng B Đinh Hữu Trường
V Kroa B+C
Nguyễn Sỹ Chung
- UBND xã cũng ra quyết định thành lập tổ vận động với các thành viên là

trưởng ban vận là các thôn buôn cũng có tổ chức đoàn thể quần chúng để cùng
với tổ của nhà trường phối kết hợp đi vận động trong một buổi. Thời gian vận
động từ 16 giờ 30 đến 19giờ ( theo phong tục đồng bào đi làm chiều về sớm, tối
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng


trang 15

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

cũng ngủ sớm, nhất thiết phải có ban tự quản thôn buôn cùng tham gia thì mới
có hiệu quả vì họ nắm chắc địa bàn…địa điểm tập trung tại các nhà sinh hoạt
cộng đồng toàn bộ tổ vận động đi từng nhà học sinh không chia ra từng nhóm
nhỏ).
- Khi tiếp cận với gia đình đặc biệt là phụ huynh học sinh có con em bỏ học
phần nhiều phụ huynh chưa nói rõ tiếng kinh do đó mổi tổ phải có một đồng chí
biết tiếng đồng bào để giao tiếp và sử dụng một mẫu biên bản làm việc riêng cho
từng học sinh bỏ học.
MẪU BIÊN BẢN
PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
Thời gian : ……. giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm 2010
Địa điểm: Gia đình ông (bà):…………………………………… Buôn
……………….
Thành phần:
- GVCN: …………………………………………………

- Ông (bà) ………………………………………………..
- Ông (bà) ………………………………………………..
- Ông (bà) ………………………………………………..
- Ông (bà) ………………… là phụ huynh em …………………… HS lớp …
NỘI DUNG
1) HS ………………………………. nghỉ học với lý do:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2) Nhà trường đã vận động em ………………………….. tiếp tục đi học.
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 16

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

3) Ý

kiến

Năm học 2010 - 2011

của

PHHS:

……


……………………………………………………………
4) Cam kết của HS: nhà trường đã tạo điều kiện cho em được học trở lại, em
xin cam kết : Đi học chuyên cần, không bỏ tiết, không bỏ học giữa chừng.
Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
5) Ý

kiến

của

Thôn

(Buôn)

……………………………………………………………………....................
Biên bản kết thúc vào hồi ……. giờ cùng ngày.
Biên bản này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau. Gia đình và nhà
trường mỗi bên giữ 1 bản.
Đại diện Nh.Tr

Phụ huynh

-

GVCN

Trưởng

buôn


Học sinh

Trong biên bản làm việc cần ghi đầy đủ các thông tin để hiệu quả hơn khi

tổ đi vận động làm việc giáo viên chủ nhiệm và chuyên trách phổ cập nhà trường
nên tiếp cận trước, phải kiên trì thuyết phục để hiểu rõ lý do chính xác dẫn đến
bỏ học đây là điều quan trọng nhất để thực hiện giải pháp giúp đỡ cho các em
trở lại trường và cuối cùng là ký cam kết giữa phụ huynh và nhà trường. Những
vấn đề nhà trường ký cam kết hoặc hứa trược phụ huynh phải được thực hiện
đầy đủ tránh để mất niềm tin ở phụ huynh học và các em.
-

Hỗ trợ kịp thời cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học

gồm: quần áo, sách vở, dụng cụ học tập số lượng hỗ trợ là 11 em để động viên
các em đến trường giúp đỡ các em hộ nghèo khó khăn trong dịp tết nguyên đáng
2010 nhà trường đã sử dụng quỹ vì bạn ngèo hổ trợ 33 xuất quà, mỗi suất 5 kg
gạo. Tết Tân Mão năm 2011 hổ trợ 35 xuất quà, mỗi xuất 5 kg gạo. Tặng 2 chiếc
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 17

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

xe đạp cho 2 học sinh nghèo không có xe đạp đến trường trị giá mỗi chiếc xe là

1.450.000 đồng ( có 1 học sinh H’Yun Byã lớp 6A9 tại Buôn Gram B gia đình
nghèo không có xe đi học bỏ học đi mót mủ cao su đã trở lại trường học tập có
tiến bộ).
- Với số học sinh bỏ học tại Buôn Gram B là 14 học sinh thì có 6 em thuộc
diện là con em của gia đình là công nhân cạo mủ cao su của nông trường cao su
Phú Xuân, nhà trường đã làm việc với tổ, đội sản xuất và lãnh đạo của nông
trường can thiệp ( không xếp thi đua cho những gia đình công nhân có con bỏ
học) vì các em từng ra lô phụ giúp và lấy mủ phụ để bán có tiền nhất là thời
điểm hiện nay khi cao su đang có giá. Số học sinh nghỉ học 02 em tại Buôn
Aring học cạo mủ tại nông trường cao su Phú Xuân về cho 2 hộ liên kết chưa
đến tuổi lao động nhà trường đã kiến nghị không cho tiếp tục học và có 01 em
trở lại học tập.
-

Số học sinh học yếu bỏ học từ 01 đến 3 tuần nhà trường đã chỉ đạo giáo

viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện cho các em trở lại học, tránh đối
xử phân biệt cho các em học khá ngồi bên cạnh kèm. Sau mỗi đợt vận động sáng
thứ 2 đầu tuần nhà trường thông báo kết quả vận động bạn nào trở lại lớp để các
bạn trong lớp và giáo viên bộ môn giúp đỡ các em: tác động về mặt tâm lý, tạo
điều kiện khi thiếu điểm kiểm tra lại……..vv
-

Công tác báo cáo thông tin, cập nhật thông tin số lượng học sinh bỏ học

phải kịp thời, chính xác đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc. Để nhà trường
nắm danh sách kịp thời đôn đốc nhắc nhở và huy động ngay. Thông tin phải yêu
cầu chính xác, báo cáo như sau:
Báo Cáo Danh Sách Học Sinh Bỏ Học
S

tt

Họ và
tên

GV
Lớp
CN

Con ông bà (ghi
rõ Ama, Amĩ)

Chỗ ở
(thôn, đội)

Thời
gian bỏ
học


do

1
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 18

Đinh Quang Hùng



Sáng kiến kinh nghiệm

2
Hiệu trưởng
-

Năm học 2010 - 2011

Chuyên trách PC

GVCN

Trong tất cả các cuộc họp giao ban đầu tháng, đầu tuần, sinh hoạt Đảng bộ

Ban giám hiệu nhà trường xin phép thông báo tình hình học sinh bỏ học, số học
sinh thường xuyên vi phạm nội quy ở nhà trường, tình hình chất lượng học tập
của học sinh để cấp Ủy, cấp xã và thôn buôn cùng nắm để có kế hoạch chỉ đạo,
phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong gần 2 năm vừa qua trong công
tác duy trì vận động số lượng học sinh bỏ học ra lớp ở những buôn trọng điểm.
Như Buôn Gram B, Buôn Aring nhà trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
với ý thức trách nhiệm của các ông bà: Ông A Ma Blim ( trưởng buôn Gram B)
Ông Ma Nưh công an viên, Bà H’ BLũk Buôn phó Buôn Aring, là những điển
hình nhiệt tình, năng nổ. Số học sinh bỏ học trong năm học 2009-2010 bằng 2,1
% và kỳ I năm 2010 - 2011 giảm xuống còn 0,98 % có được kết quả này nhờ sự
giúp đỡ của các ông bà nêu trên. Trong các dịp tổng kết năm nhà trường đều đề
xuất để ban dân vận xã khen thưởng cho các cá nhân có đóng góp cho công tác
vận động học sinh và nhà trường tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu.
-

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học nhất là chất lượng học sinh


đồng bào dân tộc tại chỗ. Theo suy nghĩ của chúng tôi muốn nâng cao chất
lượng giáo dục cần lưu ý đặc biệt tới vai trò quyết định của đội ngũ giáo viên
xuất phát từ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục làm sao để “thầy ra thầy, dạy
ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp” Phạm Văn Đồng
-

Trong những năm qua việc quản lý chất lượng dạy và học của nhà trường

còn nhiều khó khăn vì cùng một lúc tồn tại cả 2 bậc học trung học cơ sở và trung
học phổ thông. Khâu nề nếp học tập chưa thực sự được đầu tư đúng mức “bộ
phận giáo viên cấp 2 chưa được chú trọng”. Do đó lúc này là lúc nhà trường cần
phải khích lệ động viên, giáo viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt
tình để giảng dạy cho học sinh và cũng là để khẳng định mình, lấy lại uy tín của
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 19

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

cá nhân, của nhà trường trước phụ huynh học sinh và cấp Uỷ chính quyền địa
phương. Chỉ trong một thời gian ngắn phong trào thi đua dạy và học đã dần ổn
định.
-


Để nâng cao chất lượng dạy và học chúng ta cần bám sát vào chủ đề năm

học “năm học đổi mới – nâng cao chất lượng giáo dục” trong công tác quản lý
chỉ đạo cần đảm bảo đúng kế hoạch giảng dạy, tăng cường công tác thanh tra
chuyên môn về soạn giảng, chấm trả bài, và giảng dạy trên lớp theo quy chế.
Tăng cường kiểm tra thực tế trên lớp, từ khâu chuẩn bị bài của học sinh đến việc
giảng dạy của giáo viên. Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào
khâu quan trọng nhất là “làm thế nào để có chất lượng học tập tốt cho học sinh
dân tộc”
-

Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong giảng

dạy thông qua thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thông qua các tiết
dạy này đã có sự hấp dẫn, lôi cuốn các em nhờ sự mới mẻ trong bài giảng cũng
như sự hứng thú tiếp thu bài của học sinh. Trong năm học số giáo viên sử dụng
bài giảng điện tử là 150 tiết, trong đó loại giỏi 102 tiết, loại khá 48 tiết
-

Một giải pháp hữu hiệu nhất nhà trường đã tổ chức cho học sinh học

tăng tiết . Ngay sau khi tách trường nhà trường đã tiến hành họp phụ huynh học
sinh toàn trường. Xin ý kiến về triển khai học tăng tiết cho học sinh năm học
2009 – 2010 từ tháng 11 /2009 và năm học 2010 – 2011từ tháng 10/2010. Tập
trung vào các môn mà kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy giáo viên bộ môn
thấy các em còn yếu: Như Toán – văn – Anh văn của học sinh hai khối 6 và 9.
Số lượng học sinh học tham gia học tăng tiết năm học 2009 – 2010 như sau:
Stt

Khối


TSHS

HSDT

Toán

Văn

Anh văn

1
2
3

6
7
8

397
30
30

293
2
4

397
30
30


390
30
30

389
30
30

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 20

Ghi
chú

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

4
9
264
158
264
260
262

5
Tổng
721
457
721
710
711
- Đầu năm học 2010 – 2011 thấy rõ tác dụng của việc học tăng tiết. Cuộc
họp phụ huynh học sinh đầu năm học nhà trường đã triển khai việc học tăng tiết
cho toàn bộ học sinh nhà trường .
Số lượng học sinh học tham gia học tăng tiết năm học 2010 - 2011như sau:
Stt

Khối

1
6
2
7
3
8
4
9
5
Tổng
- Thông qua

TSHS
298
243

297
318
1146
việc học

HSDT

Toán

205
298
237
243
193
297
182
318
817
1146
tăng tiết giáo viên

Văn
298
243
297
318
1146
ôn lại

Anh


Hóa Lí

văn
298
243
297
318 76
1146 76
kiến thức cũ,

Ghi
chú

35
72
107
phân loại các

đối tượng học sinh để bồi dưỡng, và phụ đạo kiến thức cho các em, tất cả giáo
viên dạy tăng tiết theo dõi số lượng học sinh, có giáo án, có sổ ghi đầu bài như
tiết học chính thức ( Thực tế học sinh bỏ học tăng tiết vẫn nhiều) đòi hỏi giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi nắm bắt để báo cáo cụ thể cho
phụ huynh học sinh nhắc nhở các em đến trường tham gia học tập.
-

Về kinh phí thu chi học tăng tiết nhà trường thực hiện theo dúng qui định

24/2007/QĐ-UB ngày 25 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Đăklăk về qui định
dạy thêm, học thêm, nhằm khuyến khích động viên học sinh tham gia học tập

nhà trường miễn, giảm cho học sinh dân tộc, không thu của hộ nghèo, gia đình
chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Số học sinh được miễn giảm là 100
em trong đó hộ nghèo là 84 em, con thương binh là 04 em, con mồ côi là 11 em,
tàn tật là 1 em.
+ Tổng số tiền thu được năm học 2009 – 2010 là 166.000.000 đồng
+ Tổng số tiền thu được học kì I năm học 2010 – 2011 là 222.667.000 đồng.
+Thực hiện chi trả cho giáo viên dạy 80%
+ Chi trả công tác quản lí 10% (nộp về phòng giáo dục 3%)
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 21

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

+ Chi khấu hao cơ sở vật chất 5%
+ Chi bảo vệ, kế toán, thủ quĩ, giáo viên chủ nhiệm 5%.
- Với một vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yếu việc tuyên truyền vận
động học tăng tiết và thu được số tiền như trên chúng tôi đánh giá bước đầu
đảm bảo yêu cầu đề ra và dần dần trở thành nề nếp (cần lưu ý tránh áp lực thu
tiền dẫn đến việc bỏ học ) việc thu tiền giao cho kế toán, thủ quĩ giáo viên chủ
nhiệm có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở.
- Để từng bước nâng cao chất lượng nhà trường tổ chức tốt các hoạt động
ngoại khóa, bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể thu hút các
em tới trường, vui chơi để học tập. Chúng tôi đã tổ chức hội thi “ Đố vui học
tập”; “rung chuông vàng”; Tổ chức thi vẽ tranh” thầy cô trong mắt em”. Tăng

cường các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ vào các dịp 20/11; 22/10;
26/3………. Trên thực tế ở một số lớp giáo viên chủ nhiệm đã biết tạo hứng thú
cho học sinh học tập, đến trường tha gia các sinh hoạt tập thể, như các lớp 9A5,
6A9, 8A8……Phong trào học tập ở các lớp này đã có tiến bộ rất rõ rệt.
- Thực hiện phong trào xây dựng nề nếp học tập ở nhà cho học sinh, xây
dựng góc học tập cho các em nhà trường cùng ban đại diện phụ huynh học sinh
lớp của trường thông qua các buổi phát động quần chúng nhắc nhở phụ huynh
quan tâm đến việc học tập ở nhà của học sinh. Các tổ vận dộng học sinh kết hợp
kiểm tra góc học tập ở hai buôn Kroa C và Gram B.
- Với trách nhiệm là hiệu trường nhà trường tôi luôn suy nghĩ để nâng cao
chất lượng dạy và học một trong những yêu cầu quan trọng là phải đầu tư về cơ
sở vật chất.
Nhà trường đã tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo, phụ huynh học sinh
đầu tư xây dựng một công trình nước sạch trị giá 38 triệu đồng từ nguồn vốn của
nhân dân, Phòng giáo dục đào tạo hỗ trợ 250 triệu đồng mua sắm bàn ghế, mua
sách thư viện, thiết bị giảng dạy, xây dựng 4 phòng học bộ môn,…. hỗ trợ quần
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 22

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

áo, sách vở cho học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn 500 cuốn vở và 300 bộ
quần áo cùng nhiều dụng cụ học tập. Huy động các đơn vị kinh tế đóng chân
trên địa bàn đóng góp xây dựng quỹ khuyến học của trường được 12 triệu đồng,

đầu tư hơn 50 triệu đồng để mua sắm bảng hiệu trong lớp, làm bồn hoa, chậu
hoa cây cảnh tạo cảnh quan sư phạm “ xanh - sạch - đẹp” cho nhà trường. Thực
hiện tương đối tốt các tiêu chí về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực.
* Với các biện pháp đã tiến hành trên đây công tác duy trì số lượng và từng
bước nâng cao chất lượng ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng đã thu được những
kết quả tương đối khả quan
4. Hiệu quả của các giải pháp đã triển khai trong năm học 2009-2010 và
học kỳ I năm 2010 - 2011.
Năm học 2009-2010 tổng số học sinh cấp II của trường là 1356 em, trong đó
học sinh dân tộc là 896 em (66, 07%) đến khi bàn giao là ngày 15tháng 10 số
học sinh là 1346 em số học sinh dân tộc là 886 em (67,3%). Số học sinh bỏ học
đến thời điểm này là 66 em. Trong 3 đợt vận động số học sinh bỏ học đến hết
năm học 2009-2010 là 30 em tỉ lệ 2,1%. ( toàn ngành tỉ lệ là 2.2%)
Năm học 2010-2011 tổng số học sinh toàn trường là 1325 em học sinh dân tộc
là 915 em chiếm 69,1 %
Ngay từ tháng 9, tháng 10 năm 2010 nhà trường đã vận động được 21trong số
31 em bỏ học năm học trước đến trường. Đến hết học kỳ 1 số học sinh bỏ học là
13 em 0,98 %. Đến tháng 2 năm 2011 số học sinh bỏ học lên đến 15 em sau tết
toàn trường diễn biến số lượng diễn ra phức tạp hơn nhiều, học sinh đi học được
vài ngày sau huy động lại tiếp tục bỏ học.
Cụ thể: Năm học 2008-2009 tỉ lệ học sinh bỏ học là 11,2%
Năm học 2009-2010 tỉ lệ học sinh bỏ học là 2,1%
Kì I năm 2010-2011 tỉ lệ học sinh bỏ học là 0,98 % ( 13 em)
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 23

Đinh Quang Hùng



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Đến tháng 2 năm 2011 tỉ lệ học sinh bỏ học là 1,1 % ( 15 em)
Có thể nói việc duy trì số lượng và vận động học sinh bỏ học trong năm học
vừa qua nhờ có giải pháp hữu hiệu lại được sự đồng thuận của cán bộ giáo viên
nhà trường cấp uỷ chính quyền địa phương đặc biệt là phụ huynh đồng bào dân
tộc đã ghi nhận sự đóng góp tích cực, có tinh thần trách nhiệm của Ban giám
hiệu, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc huy động, có những học sinh tổ vận
động đến 6 lần trong năm và đã thuyết phục được em trở lại trường học tập và
có sự tiến bộ rõ rệt như em H Yun Byă lớp 6A9 tại buôn Gram B. Cùng với
công tác duy trì số lượng với những kết quả khả quan thì chất lượng giáo dục
của nhà trường nói chung và của học sinh dân tộc nói riêng trong năm học vừa
qua cũng đã có chuyển biến tích cực thể hiện qua bảng thống kê chất lượng của
hai năm học vừa qua. Bảng tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt học kì I năm học
2010- 2011 như sau:

Khối

Tổng số HS

6
7
8
9
Tổng số

323

362
307
321
1313

Học sinh toàn trường
YếuTB - Khá%
kém
Giỏi
247
76
23,53
271
91
25,14
258
49
15,96
304
17
5,30
233
1080
17,75

%
76,47
74,86
84,04
94,70

82,25

Học sinh dân tộc
Yếukém
73
86
44
15

TB - KháGiỏi
153
176
173
190

Khối
Tổng số HS
%
%
226
6
32,30
67,70
262
7
32,82
67,18
217
8
20,28

79,72
205
9
7,32
92,68
Tổng số
23,96
76,04
910
218
692
So với kết quả năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 -2010 như sau:
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 24

Đinh Quang Hùng


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2010 - 2011

Học sinh toàn trường
TN
YếuTB - KháNăm
Tổng số HS
%
%
kém

Giỏi
THCS
1210
798
412
34,05
65,95
96%
2008-2009
1356
1012
2009 - 2010
344
25,37
74,63
99,7%
Học sinh dân tộc
TN
YếuTB - KháNăm
Tổng số HS
%
%
kém
Giỏi
THCS
826
445
381
46,13
53,87

96%
2008-2009
896
613
2009 - 2010
283
31,58
68,42
99,7%
Qua bảng so sánh trên ta thấy chất lượng hai mặt của nhà trường nói chung và
chất lượng giáo dục học sinh dân tộc năm sau cao hơn năm trước. Tỉ lệ học sinh
dân tộc đạt học lực khá – giỏi tăng gần 8 % tỉ lệ học sinh học yếu giảm đựơc
hơn 7 %. Tỉ lệ học sinh TN THCS từ 96% lên 99,7%. Tỉ lệ học sinh lên lớp từ
90% lên 98%.
Tổng kết năm học 2009-2010 xếp loại về 2 mặt hạnh kiểm và học lực nhà
trường xếp thứ 5/21 đơn vị trường học.
Kết quả đạt được trên đây so với kết quả chung là chưa cao. Cũng chưa đáp
ứng được yêu cầu nhất là việc nâng cao chất lượng cho học sinh dân tộc vì hai
năm 2008-2009 và 2009-2010 chưa có học sinh dân tộc nào đạt danh hiệu học
sinh giỏi. Tuy nhiên đây cũng là cơ sở bước đầu để nhà trường tạo đà đi lên phấn
đấu xây dựng đơn vị đạt chuẩn vào năm 2013. Kết quả này cũng động viên
khích lệ tinh thần học tập của học sinh, củng cố niềm tin của phụ huynh học sinh
với nhà trường.
Trên cơ sở của những giải pháp và kết quả thu được bước đầu trên đây chúng
tôi rút ra kết luận cơ bản sau:

Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

trang 25


Đinh Quang Hùng


×