Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHUYÊN đề môn GDCD 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.4 KB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn chuyên đề
Thực hiện Chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ
chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và
Hướng dẫn số 11 – HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng – Văn hoá
Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị thực hiện cuộc vận động
trong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên
chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành Giáo dục nhận thức sâu sắc về
những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã
hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.”
Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Gáo dục và đào tạo chủ
trương thực hiện chương trình tích hợp học tập nội dung “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ
thông. Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã
hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và
xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để có thể
tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao
thông , giáo dục kỹ năng sống, Giá trị sống, giáo dục giới tính… Trong những nội
1


dung tích hợp này, tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học


sinh ở nước ta hiện nay.
Là một giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, bản thân tôi luôn có suy nghĩ,
trăn trở, tìm ra các biện pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy nhằm
đưa việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho
học sinh trong từng bài dạy của mình ngay từ những ngày đầu của cuộc vận động.
Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu chuyên đề “Tích hợp “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS”.
1.3. Phạm vi, đối tương nghiên cứu:
Môn Giáo dục Công dân lớp 8, 9, học sinh 2 khối 8, 9 và giáo viên tham gia
giảng dạy. Trong đó tập trung vào các bài dạy về các chuẩn mực đạo đức và pháp
luật có những nội dung cần lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những
nội dung không có trong quy đinh nhưng có thể tiến hành lồng ghép, giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1. 4. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu quá trình tiếp thu kiến thức,
khả năng ứng dụng trong thực tế của các lớp giảng dạy, đánh giá kết quả thực hiện
việc dạy và học khi thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
II. NỘI DUNG:
1. Chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
giảng dạy giáo dục công dân lớp 8, 9:
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong dạy học
Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo dục công dân 8, 9 nói riêng cần tập
trung vào những nội dung chủ yếu sau:

2


1. Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp là sự thống nhất
giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong

sáng.
2. Tấm gương kiên trì, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân, kiên trì phấn đấu để
đạt được mục đích ích quốc, lợi dân.
3. Tấm gương về một con người yêu quê hương, đất nước, thiết tha cống
hiến trọn đời mình vì đất nước.
4. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
5. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết
mực vì con người.
6. Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư , đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
7. Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứ đặc
quyền, đặc lợi nào.
Tùy theo lứa tuổi học sinh, chất lượng học tập ở các khối lớp, điều kiện của
giáo viên (phương tiện, đồ dùng dạy học, khả năng giáo viên) mà các nội dung này
được cung cấp cho học sinh ở các mức độ khác nhau.
2. Các bước tiến hành:
2.1. Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu:
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm của
bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết
phục không cao.
Tư liệu có nhiều loại khác nhau có thể bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư
liệu, bài viết khác và bằng nhận thức thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu
tầm tài liệu nhưng với tôi thì thường dùng một số cách cơ bản đó là : Bản thân tự

3


tạo ra tư liệu(tự làm), sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất
phong phú đó là thông qua mạng internet.

Việc sưu tầm tư liệu trên mạng internet đã rất quen thuộc đối với giáo viên
trong thời đại bùng nổ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy học. Tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải
biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục
đích của mình.
Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tài liệu,
hình ảnh, bài viết hay, những câu chuyện về Bác qua báo viết, Internet, qua các
cuộc thi kể chuyện Bác Hồ, đến nay trong bộ sưu tập của mình tôi đã có hàng trăm
tấm ảnh tư liệu về Bác, hơn 100 câu chuyện, hàng chục đoạn phim tư liệu kể về
Bác Hồ và rất nhiều tư liệu khác sẵn sàng phục vụ cho việc lồng ghép, minh họa
một cách có hiệu quả nhất.
Khi đã có được nguồn tư liệu phong phú thì việc sắp xếp và lưu trữ sẽ tạo
thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình dạy học sau này. Đa số tư liệu hiện nay
tôi có được đều có thể lưu trữ vào máy tính cá nhân và được sắp xếp phân loại cẩn
thận theo từng loại, mục khác nhau nên khi cần thì tìm kiếm dễ dàng. Để lưu giữ
những tài liệu có được và tránh hư hỏng, mất mát khi có sự cố máy tính tôi đã lưu
tất cả các loại tư liệu trên hộp thư điện tử (và trên blog cá nhân), vì vậy bất cứ ở
đâu có mạng Internet và khi nào cần cũng có thể lấy được tư liệu.
2.2. Xác định mục tiêu trong bài dạy có tích hợp:
Đối với những bài dạy có nội dung lồng ghép, giáo viên cần xác định đầy đủ,
đúng mục tiêu cần đạt là gì? (kiến thức, kĩ năng, thái độ) có như vậy thì trong suốt
quá trình từ thiết kế bài dạy đến khi thực hành trên lớp mới đảm bảo yêu cầu nội
dung đề ra, bài dạy sẽ đi đúng hướng, chất lượng tiết dạy sẽ được nâng cao.

4


2.3. Xác định mức độ tích hợp
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của từng đơn vị bài học để lựa chọn mức độ tích
hợp thích hợp.
- Liên hệ ( mức độ thấp nhất): chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến
thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp bộ phận ( mức độ trung bình): chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt
động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp toàn phần ( mức độ cao nhất): cả một bài có nội dung trùng khớp với nội
dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.4. Soạn giáo án:
Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, những tài liệu tham khảo liên quan được chuẩn
bị, giáo viên thiết kế giáo án trong đó phải thể hiện được các hoạt động dạy, hoạt
động học cụ thể, hệ thống câu hỏi phù hợp (câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, phân tích,
tổng hợp, kết luận, so sánh, liên hệ…). Căn cứ vào các chủ đề tích hợp giáo dục
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối chiếu với nội dung bài học để đặt ra mục tiêu
tích hợp trong bài soạn. Mục tiêu tích hợp phải được xác định cụ thể về kiến thức,
kỹ năng, thái độ.
3. Nội dung thực hiện và những kinh nghiệm đạt được:
3.1. Chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân
chính và trong sáng.
Khi dạy bài 10, lớp 9: Lý tưởng sống của thanh niên , để giáo dục tư tưởng
tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Bác. Sau khi
sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông
Dương”, ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị bóc lột, để thấy
được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho
các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta. Phải tranh thủ sự
5


giúp đỡ của họ. Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ
đó giúp học sinh hiểu được quyết tâm, hoài bão của Bác ra đi tìm con đường cứu

nước cho cách mạng Việt Nam.

Khi dạy bài 5, lớp 9: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Qua việc
lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “ Bốn phương vô sản đều là anh
em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng,
rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước
ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em,
như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực
ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.
Ngày nay đất nước đã thống nhất, Nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại
tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
chúng ta “Hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất
nước. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, chúng ta khép lại quá khứ
6


chứ không bao giờ quên quá khứ, “ Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì
tương lại sẽ trả lời bằng đại bác” Vì vậy trong dạy Giáo dục công dân lồng ghép tư
tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta.
Khi dạy bài 10, lớp 9: Lý tưởng sống của thanh niên, để giáo dục tư tưởng:
Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng loài người xây
dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người.

Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các dân tộc và thuộc
địa” của Lê-nin . Ngồi một mình trong phòng Người sung sướng muốn phát khóc
lên Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa
đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho
chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là
con đường cách mạng vô sản”. Như vậy từ một người yêu nước chân chính Người

đến với chủ nghĩa Mác –Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đã giải
phóng cho dân tộc ta khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến.
7


Xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân
lao động, nỗi nhục của người dân bị mất nước. Nguyễn Ai Quốc đã ra đi tìm đường
cứu nước, giải phóng cho dân tộc. Ước mơ giải phóng quê hương gắn liền với
nguyện vọng giải thoát người lao động; tình yêu nước thiết tha đã hàm chứa tình
yêu thương con người, yêu thương nhân dân, mở rộng ra là tình yêu thương những
con người lao động bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.

“ Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học
hành.”
(Trả lời các nhà báo nước
ngoài 1-1946)

8


Lòng yêu nước, yêu nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành tinh
thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, lòng nhân ái. Trong quá trình đấu tranh
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của
bạn bè quốc tế, Người luôn giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân tinh thần yêu

nước, tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc. Chỉ có tinh thần đoàn kết mới
chiến thắng mọi kẻ thù. Người nói:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”
Khi dạy bài 7, lớp 9: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê
hương đất nước, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết
kiệm, liêm khiết, chí công vô tư, khiên tốn…. Mà còn phát huy truyền thống đó
bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo
đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người neo theo. (Giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh tham khảo “Kể chuyện Bác Hồ”- tập 4, tr 8-9 hoặc “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức”, NXB Giáo dục, tr. 459-474, 466-468.)
Cũng với bài này giáo viên có thể kể chuyện: “Thấu hiểu phong tục của một
dân tộc” (Trích Kể chuyện Bác Hồ”- tập 4) giáo dục học sinh về tư tưởng của Bác,
Bác Hồ không những yêu thương, quý trọng người dân lao động mà còn thấu hiểu
cả phong tục, tập quán của cả những dân tộc các nước mà Bác đã đi qua.
3.2. Tấm gương kiên trì, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân, kiên trì phấn
đấu để đạt được mục đích ích quốc, lợi dân.
Khi dạy bài 10, lớp 8: Tự lập, để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý
chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn
tay”. Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn
ở Phan Thiết . Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ
làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta . Nhưng chúng ta lấy tiền
9


đâu để đi Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây tiền đây, tiền
đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một
mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác

đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày
nay.
Những câu chuyện, hình ảnh về Bác, đặc biệt là những ngày đầy nơi đất
khách quê người, vừa lao động kiếm sống (có thể là cào tuyết thuê), vừa tự học hỏi,
tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam
trong điều kiện cuộc sống hết sức khó khăn, không có lò sưởi Bác phải dùng viên
gạch cho vào lò mỗi sáng để tối đến dùng viên gạch ấy sưởi ấm cho mình. Sự kiên
trì rèn luyện của Bác cũng thể hiện qua việc học ngoại ngữ, trong bôn bề của công
việc, việc mưu sinh đã quá khó khăn rồi, nhưng bác đã vượt qua tất cả. Ngoài các
ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ của chúng
ta còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác.

Học thêm một thứ tiếng
nước ngoài coi như có thêm
một cái chìa khóa để mở thêm
một kho tàng tri thức.
Việc học là việc suốt
đời.”
(Bác Hồ - Con người và phong
cách)
Khi dạy bài 11, lớp 9: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giáo viên có thể giảng giải về đức hi sinh của
Bác, từ lúc còn thiếu niên cho đến khi trưởng thành Bác luôn học tập phấn đấu
không biết mết mỏi trên con đường tìm ra con đường cứu nước của dân tộc Vệt
Nam.
10


“Tôi không có hạnh phúc
được theo học ở trường đại

học. Nhưng cuộc sống đã
cho tôi cơ hội học lịch sử,
khoa học xã hội và ngay cả
khoa học quân sự, phải yêu
cái gì, phải biết cái gì .
Cũng như tôi, tất cả người
Việt Nam cần phải yêu độc
lập, lao động, Tổ quốc.”

3.3. Tấm gương về một con người yêu quê hương, đất nước, thiết tha
cống hiến trọn đời mình vì đất nước.
Khi dạy bài 17, lớp 9: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giáo viên giới thiệu những
hình ảnh về Bác, những Vidio clip tư liệu, giáo dục học sinh hiểu rằng thực hiện
nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng và trách nhiệm cao quý của mỗi công
dân.
Cũng bài này giáo viên có thể kể câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương
binh, liệt sỹ” (Trích trong cuốn “Tấm lòng của Bác”-Nxb Công an nhân dân, 2005),
giáo viên phân tích lòng yêu thương, quan tâm của Bác đối với thương binh, liệt sỹ
và gia đình của họ, điều đó như một sự động viên lớn giúp họ vượt qua khó khăn
cống hiến cho đất nước, qua đó giáo viên giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi
chúng ta ngày nay đối với những gia đình thương binh, liệt sỹ, có công cách mạng,
thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
3.4. Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính
trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Khi dạy Bài 16, lớp 9: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của
công dân, giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh của Bác đến với đồng bào
vùng sâu, vùng xa, tham gia lao động sản xuất, những hình ảnh không chỉ có tính
11



giáo dục đối với các em mà còn đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những
người làm công tác lãnh đạo lấy đó mà tự soi rọi lại mình, tự đánh giá mình có
phục vụ tốt nhân dân chưa?, hết lòng vì nhân dân chưa?

Bác Hồ tát nước với nông dân.
Khi dạy bài 20, lớp 8: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
giáo viên có thể kể chuyện: “Người lãnh đạo cần nắm vấn đề như thế nào?” (Trích
Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.2) qua đó giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức trong
công việc phục vụ nhân dân của cán bộ nhà nước. Hoặc giáo viên có thể kể câu
chuyện: “Thế các Chú có biết Văn phòng trung ương xây dựng chỗ nào thì tốt nhất
không” (Trích Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.3), giáo viên phân tích câu nói của Bác:
“Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất!” từ đó giáo dục ý thức trách
nhiệm của người cán bộ trong việc phục vụ nhân dân, sự thành công đến từ công
việc, từ cái tâm chứ không phải từ nhà cao cửa lớn.
3.5. Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân
hậu hết mực vì con người.
Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng tin vào
nhân dân. Vì vậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tận tuỵ phục vụ nhân dân,
xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh
12


không chỉ đặc trưng ở dung lượng mà còn hàm chứa sự kính trọng và lòng biết ơn,
tình nghĩa thuỷ chung, tinh thần đoàn kết sâu sắc.
Lòng nhân ái, tình thương yêu của Người đối với nhân dân dù bận trăm công
nghìn việc Bác vẫn dành tình thương yêu tha thiết cho các cháu thiếu niên, nhi
đồng.
Khi dạy bài 3, lớp 8: Tôn trọng người khác, giáo viên có thể kể chuyện:
“Những vị khách tí hoan” (Trích Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4), sự quan tâm của Bác
là không phân biệt tuổi tác, Bác quan tâm và tôn trọng tất cả mọi người (dù đó là

trẻ em), từ đó thấy được Bác là tấm gương lớn về tấm lòng nhân hậu, hết mực yêu
thương con người.
3.6. Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư , đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Khi dạy Bài 1, lớp 9: Chí công vô tư. Giáo viên có thể phân tích: Cả cuộc đời
của Người là tấm gương sáng tuyệt vời về “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
Người sống thanh bạch, đem hết tinh thần và nghị lực đấu tranh cho độc lập, tự do
của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân,…Sự gương mẫu của Người có sức mạnh cổ
vũ mạnh mẽ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Người luôn đòi hỏi mọi
người trước hết phải tự mình “…thực hành trước, làm gương rèn luyện trước”.
Người căn dặn cán bộ, đảng viên trong mọi hoàn cảnh phải gương mẫu. Đối với thế
hệ trẻ, Người khuyên cần xung phong gương mẫu trong công tác, học tập và luôn
tự hỏi xem mình đã đóng góp được những gì cho nhân dân và cho Tổ quốc.
Sự thống nhất giữa lí tưởng và đời sống trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn được biểu hiện ở chỗ Người luôn gắn yêu cầu đạo đức với việc thực hiện
nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Yêu cầu đạo đức của Người khiến cho mọi lứa tuổi, dù
làm việc gì cũng đều có thể tìm thấy những lời giáo huấn của Người để tự hoàn
thiện mình.

13


Khi dạy bài 2, lớp 8: Liêm khiết giáo viên phân tích : Đức tính khiêm tốn,
giản dị, trung thực hoà vào cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh như ánh sáng mặt
trời. Nó trở thành hình mẫu chân lí, là bản thân cuộc sống của Người đã thấm sâu
vào các tầng lớp nhân dân, vào trái tim mỗi người như một biểu tượng của lòng tự
hào dân tộc, của sự biết ơn sâu sắc đối với Người. Người là danh nhân văn hoá thế
giới, là vị cha già của dân tộc song trên ngực Người không có lấy một tấm huân
chương, những ngôi sao của các bậc đại tướng…Người khiêm tốn, sống giản dị
như bao người dân Việt Nam bình thường khác. Cả thế giới, cả dân tộc Việt Nam ai

cũng quen với hình ảnh một cụ già với bộ quần áo kaki, đôi dép cao su, chiếc mũ
cát. Người giản dị trong cách ăn, mặc, ở và lời nói. Nhưng đằng sau của sự giản dị
ấy là một trái tim lớn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân sâu
sắc.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học không chỉ ở trong nhà
trường mà còn học trong thực tiễn, trong nhân dân, lí luận phải đi đôi với thực
hành. Người kiên quyết chống thói kiêu ngạo, địa vị, coi thường quần chúng. Nói
chuyện với các anh hùng quân đội Người nói:”Phải khiêm tốn, gương mẫu, luôn
trau dồi đạo đức cách mạng, thường xuyên phê bình và tự phê bình, chớ tự cao, tự
đại”. Với quần chúng, với mọi người phải trung thực, không dối trá, làm sai thì sửa,
có lỗi thì nhận lỗi, không tư lợi, tham ô tài sản của nhà nước, của nhân dân, sống
cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng đã sẵn
sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử
Đảng,
Cuộc đời Cách mạng thật là
sang.”
(Tức cảnh Pác Pó)
14


Khi dạy bài 1. Chí công vô tư (GDCD 9), GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về
tấm gương Chí công vô tư của Bác Hồ. Giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận cho
cả lớp:
- Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh?
- Điều đó có tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Trong công việc, Bác Hồ luôn
công bằng, không thiên vị, Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân
lên trên lợi ích của bản thân. Bác đó dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc,
của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác
: sự tin yêu, kính trọng, khâm phục, tự hào và sự gắn bó và cũng gần gũi, thân thiết.
Giáo viên cũng có thể kể chuyện “Chuyện với người cháu gần nhất của Bác Hồ”,
NXB Thanh niên, tr 38-40 và giáo dục Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước của
nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
Khi dạy bài 2, lớp 8: Liêm khiết, Giáo viên phân tích mục 3 phần Đặt vấn đề
và đặt cầu hởi thảo luận cho cả lớp:
- Biểu hiện sự liêm khiết của bác qua nhận xét của nhà báo Mỹ?
Giáo viên kết hợp giới thiệu một số hình ảnh về sự liêm khiết, tính giản dị của
Bác giáo dục học sinh: Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch không hám danh
lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho chủ tịch
nước để chăm lo cho nhân dân, cho đất nước.
3.7. Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất
cứ đặc quyền, đặc lợi nào.
Khi dạy bài 4 “Giữ chữ tín” (GDCD 8), giáo viên yêu cầu một học sinh đọc
cho cả lớp cùng nghe câu chuyện về “Cái vòng bạc” trong SGK GDCD 8, trang 11.
Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao đã 2 năm trôi qua mà Bác vẫn thực hiện đúng lời hứa
15


với em bé? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết hợp giáo dục: Dù bận trăm công
ngàn việc những Bác vẫn nhớ và thực hiện đúng lời hứa của mình, đó là điều dáng
quý và trân trọng. Qua câu chuyện này, học sinh sẽ hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn thế
nào là giữ chữ tín.
Khi dạy bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (GDCD 9), giáo
viên có thể kể chuyện “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn
thăm ai?” (Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4, tr. 11), giáo viên phân tích cho học sinh

thấy được sự gần gũi, thân thiện, quan tâm đến hầu hết các tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.
Cũng với bài này giáo viên có thể kể câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không
có đặc quyền” (Trích trong Bác Hồ với chiến sĩ, tập 1 của Nguyễn Dung Nxb
QĐND, Hà Nội, 2001) giáo viên phân tích câu nói của Bác “Tôi là một công dân
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng
tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào
nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm
tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới” giáo dục học sinh:
Dù đã là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn thực hiện đúng sự công bằng và không nhận
về mình một sự đặt ân nào.
Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ”( Trích
trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ Sđd) giáo viên phân tích những việc làm của Bác:
khi vào chùa thi cởi dép ra, khi gặp đèn đỏ trên đường Bác vẫn cho xe dừng lại mà
không sử dụng quyền ưu tiên của mình, qua câu chuyện chúng ta càng hiểu hơn về
sự tôn trọng kỉ luật và pháp luật của Bác là đáng để chúng ta học tập và noi theo.
Khi dạy bài 17, lớp 8: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích
công cộng, giáo viên có thể kể câu chuyện “Từ đôi dép đến chiếc xe ôtô” giáo dục
ý thức giữ gìn tài sản công, khi được giao sử dụng thì quản lí tốt và sử dụng có hiệu
quả.
16


4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện:
Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể: Thông
qua những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người,
các tác phẩm văn, thơ, các bài phát biểu, qua lá thư, di chúc, các câu danh ngôn, lời
nói, lời nhận định của Người, qua các bài hát, bức tranh ảnh giúp giáo viên giới
thiệu bài mới, dạy một mục bài học, phần củng cố tiết học….
Có thể tổ chức một cuộc thi nhỏ ngay trong lớp mình dạy trong một chủ đề

ngoại khóa, có thể kết hợp với phụ trách đội nhà trường tổ chức kể chuyện ở quy
mô lớn hơn giữa các khôi, có thi đua, tổng kết phát thưởng, hoạt động này sẽ có tác
dụng sâu rộng và tích cực giúp cho giáo viên rất dễ dàng trong việc sử dụng các
hình thức lồng ghép khác về sau.
Đôi khi chúng ta chỉ cần cho học sinh phân tích một câu nói của Bác. Ví dụ
khi dạy bài 2: Liêm khiết (lớp 8), với quan niệm về Liêm khiết, phần mở bài ta có
thể lấy câu nói :
“Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bôn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa không thành trời
Thiếu một phương không thành đất
Thiếu một đức không thành người.”
Từ đó gợi ý để học sinh nắm được ý nghĩa của vấn đề, quan niệm liêm khiết
của Bác Hồ hết sức dễ hiểu nhưng sâu sắc như thế nào. Qua đó giáo viên có thể
giáo dục sự liêm khiết con thể hiện ở chỗ: Biết tự nỗ lực học tập, không quay bài,
không nhìn bài bạn, sống trung thực, không tham lam bất cứ thứ gì dù nhỏ.
Một hình thức nữa cũng mang lại hiệu quả khá tốt đó là giao nhiệm vụ để
học sinh về nhà sưu tầm những mẫu chuyện kể, hình ảnh, bài thơ, câu nói, nhận
định về Bác và yêu cầu học sinh nêu ra được ý nghĩa của tư liệu mà mình sưu tầm
17


được cũng như rút ra bài học cho bản thân. Giáo viên có thể cho các em trình bày
(có thể đầu hoặc cuối giờ), giáo viên nhận xét cho điểm, làm như vậy sẽ khuyến
khích học sinh học tập tốt hơn và ý thức hơn về trách nhiệm của mình có gắng “làm
theo” gương Bác.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả của việc ứng dụng chuyên đề.
Bằng phương pháp lồng ghép cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giờ học, giáo viên đã đem đến cho các em,
những hình ảnh chân thực, những thước phim tư liệu quý giá, nhiều câu chuyện kể
về tấm gương đạo đức của bác một cách sinh động, tình cảm, vừa góp phần làm
nhẹ nhàng tiết học, vừa giúp các em tiếp thu kiến thức, bài học đạo đức một cách tự
nhiên, không gượng ép.
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.
Thông qua hoạt động lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã làm
chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, tâm lí, tình cảm của không chỉ học sinh mà còn cả
tập thể đơn vị, các em học sinh đã có ý thức hơn trong tất cả mọi hoạt động của
mình theo hướng tích cực nhất, góp phần làn làm trong sạch môi trường học đường,
các mối quan hệ bạn bè với nhau, học sinh với Thầy cô giáo cũng tốt hơn.
3. Những kiến nghị, đề xuất.
Để công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng
ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy môn Giáo dục công dân đạt kết quả
cao tôi mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp sau:
Đối với nhà trường:
- Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Thường xuyên tuyên truyền tư tưởng đạo đức của người trong những dịp lễ
lớn một cách trang trọng.
18


- Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt
động của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường trong đó quan tầm trưng bày
hình ảnh tư liệu cách mạng, ảnh tư liệu về Bác, những nhà yêu nước để giáo dục
truyền thống yêu nước cho học sinh.
Trên đây là những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra của bản
thân tôi trong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nên trong quá

trình thực hiện tôi sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và tìm ra các biện pháp mới để
vấn đề ngày càng đi vào thực tiễn. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý của các
cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để bài viết được
hoàn thiện tốt hơn , có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy .
Tôi xin chân thành cám ơn!
Yên Thành, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Người thực hiện

Hà Thị Thuận

19


ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

20



×