Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Chuyên đề môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.45 KB, 52 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HIỆP ĐỨC

CHUYÊN ĐỀ:


VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀO
GIẢNG DẠY MÔN GDCD 9 Ở TRƯỜNG THCS”
NGƯỜI THỰC HIỆN: NH
ÓM NGHIỆP VỤ VIÊN

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn GDCD là môn học có vị trí rất quan trọng
trong trường THCS cùng với các môn khoa học
khác góp phần đào tạo học sinh thành những
người lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có
đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiển, có
phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình và XH. Tuy nhiên
khác với các môn học khác, môn GDCD hình
thành ở học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng,
đạo đức tốt đẹp của người công dân tương lai, có
thế giới quan khoa học nhân sinh quan tiên tiến,
có đạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường,
lối và nhiệm vụ cụ cách mạng đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, sống, làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với đất
nước.




Hiện nay chúng ta đang đổi mới việc dạy và học
theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của HS nhưng trên thực tế hiện nay ở
các trường THCS việc vận dụng phương pháp
dạy học trực quan vào giảng dạy môn GDCD còn
rất hạn chế đặc biệt là việc dùng máy chiếu rất ít,
thậm chí có trường chưa được đưa vào sử dụng.

Trang bị những kiến thức, kỹ năng về việc vận
dụng phương pháp dạy học trực quan, ứng dụng
công nghệ thông tin cho việc giảng dạy của bản
thân, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và
hiện đại hoá phương tiện dạy học để nền giáo
dục nước ta tiến kịp với nền giáo dục của các
nước trong khu vực và trên thế giới.


Để thực hiện được mục tiêu nhiệm cụ của môn
GDCD ở cấp THCS nói chung và ở lớp 9 nói riêng,
đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của những
người làm công tác giáo dục, mà đặc biệt là những
người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Họ
phải biết sử dụng các phương pháp dạy học phù
hợp trong quá trình giảng dạy để giảm đi sự nặng
nề, khô khan nhàm chán cho người học, khuyến
khích họ tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, từ đó
nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người, phục vụ
cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.


Vì những lí do trên nên chúng tôi chọn chuyên đề “
Vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào
giảng dạy môn GDCD lớp 9 ở trường THCS”.

B. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Mục đích :
Mục đích của chuyên đề này là nhằm góp phần
vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng,
hiệu quả giảng dạy GDCD lớp 9 ở trường THCS.
Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 9 để học sinh
thấy được việc học tập tốt môn GDCD là hết sức
quan trọng, làm cho học sinh yêu thích môn học,
thấy được ý nghĩa thiết thực của môn GDCD trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của con
người toàn diện, phù hợp với yêu cầu khách quan
của Đất nước và thời đại.

2/ NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ :

Tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp dạy
học trực quan ( Máy vi tính , máy chiếu, sơ đồ,
tranh ảnh, số liệu thống kê, tham quan . . . ) Trong
giảng dạy môn GDCD lớp 9 ở trường THCS.

Tìm hiểu nguyên nhân, những hạn chế của việc vận
dụng phương pháp dạy học trực quan trong giảng
dạy GDCD lớp 9 ở trường THCS.

Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt các

phương pháp dạy học trực quan trong môn GDCD.

C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Thực trạng vận dụng phương pháp trực
quan vào giảng dạy môn GDCD lớp 9 ở
trường THCS .
a/ Những thuận lợi và khó khăn khi vận
dụng phương pháp dạy học trực quan vào
giảng dạy GDCD lớp 9 ở trường THCS:

Thuận lợi :
- Yếu tố đầu tiên là địa bàn : Một số trường
THCS nằm ở trung tâm Huyện, có nhiều
tiệm đánh máy, in ấn, photo, copy, phóng
to hình ảnh,. . . Đây là những thuận lợi cho
giáo viên giảng dạy môn GDCD lớp 9 vận
dụng phương pháp trực quan vào giảng
dạy bộ môn.
-Yếu tố thứ hai là : Sự quan tâm của PGD,
Ban Giám Hiệu nhà trường với việc cử cán
bộ giáo viên đi tập huấn về việc đổi mới
phương pháp dạy học trong đó có giáo viên
giảng dạy môn GDCD.


Yếu tố thứ ba là : Giáo viên giảng dạy môn
GDCD lớp 9 với mong muốn sử dụng
phương pháp dạy học mới, hiện đại vào
giảng dạy để góp phần đổi mới phương
pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả

dạy học đối với môn này.

Yếu tố thứ tư là : Một số trường có phòng
máy chiếu cố định phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập của học sinh.

Hạn chế :
- Đối tượng là HS lớp 9, lớp cuối cấp 2, đa
phần học sinh xem môn GDCD không phải là
môn công cụ nên còn lơ là, ít quan tâm đầu tư
cho môn học.
- Một số Giáo viên không phải chuyên ngành
GDCD vẫn dạy . . . Chính dạy không chuyên
nên Thầy Cô không có nhiều thời gian chuẩn
bị,sưu tầm tài liệu,sách tham khảo và mặt
khác họ tập trung vào chuyên ngành của
mình.
- Do tài liệu bổ sung không nhiều,chủ yếu là
giáo viên tự mò mẫm, tìm kiếm tài liệu.
- Nội dung chương trình phân phối không phù
hợp có tiết quá dài, có tiết quá ngắn.

II / NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu phương pháp Trực Quan :
a/ Khái niệm :
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện cần có
để đạt được mục đích.
Phương pháp dạy học là tổ hợp các thao tác tự giác, liên tiếp
được sắp xếp theo một trình tự hợp qui luật mà chủ thể tác động
lên đối tượng nhằm tìm hiểu và cải biến đối tượng.

Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy, trong đó
giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp
đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao và
chất lượng giảng dạy cao.

b/ Vai trò của phương pháp trực quan
đối với dạy học môn GDCD :
-
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các môn học ở trường THCS .
-
Môn GDCD là môn học trang bị cho học sinh một cách
tương đối có hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản,
thiết thực về triết học, những vấn đề của thời đại, lý luận
về nhà nước và pháp quyền, những vấn đề xây dựng sự
nhiệp đất nước của Đảng trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ
Nghĩa Xã Hội, đạo đức, pháp luật, môn GDCD trực tiếp
hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm sống nhân
đạo .

-
Trong giảng dạy bộ môn giáo viên có thể sử dụng các
phương tiện trực quan hoặc tổng hợp các phương tiện
trực quan của các môn học khác và cũng có thể sử
dụng những tri thức học sinh tiếp thu được trong cuộc
sống làm phương tiện trực quan.
-
Trong khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên
hướng dẫn học sinh biết cách tổng hợp, khái quát
những tư liệu thực tế thành lý luận, tức là hình thành

và phát triển tư duy, nhận thức khoa học của học sinh.
-
Muốn vậy, con người cần phải từng bước tích lũy tri
thức, phải nhận biết từng bước cái cụ thể để đi đến
tổng hợp thành cái trừu tượng và cái cụ thể trong tư
duy. Chính phương pháp trực quan giúp ích đắc lực
cho học sinh năng lực nhận thức khoa học.

Đối với tri thức khoa học phổ biến và trừu
tượng như tri thức của môn GDCD, khi năng lực
tư duy của học sinh phổ thông còn bị hạn chế lớn
thì việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan lại
càng cần thiết. Phương tiện dạy học trực quan
càng gần gũi với cuộc sống học sinh, càng gắn bó
với kiến thức đã thu nhận được của họ sẽ càng
tăng thêm tác dụng tích cực của phương pháp
trực quan.
Như vậy, sử dụng tốt phương pháp trực quan
trong giảng dạy môn GDCD là hình thành, củng cố
con đường nhận thức biện chứng cho học sinh,
giúp cho họ phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa
học, phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo
thực tiễn phục vụ lợi ích của chính bản thân học
sinh.

c/ Các phương tiện trực quan và việc sử
dụng phương tiện trực quan vào giảng dạy
môn GDCD ở trường THCS :
C.1 : Sơ đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê :
- Sơ đồ có tác dụng rất lớn trong việc hình

thành, phát triển, củng cố tri thức và tư duy
của học sinh. Sơ đồ,giáo viên có thể chuẩn
bị trước, có thể giảng bài đến đâu, lập đến
đó hoặc có thể đưa ra sau khi học sinh đã
học xong một bài, một phần, một chương ...

-
Tranh ảnh là những hình ảnh trực quan
gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự tiếp thu
tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tình cảm tốt
đẹp đối với con người và đất nước cho
học sinh. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều
loại khác nhau, song điều cần thiết là phải
lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung
môn học, nội dung bài giảng, biết đưa ra
đúng chỗ, đúng lúc khi giảng bài .


Số liệu thống kê, tuy chỉ là những con
số, song trong giảng dạy bộ môn giáo
dục công dân thì không thể thiếu
được. Đó chính là những cơ sở, đôi
khi là cơ sở duy nhất để rút ra những
kết luận khoa học về sự vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng,
quá trình của hiện thực khách quan.

c.2: Màn ảnh :
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, màn
ảnh chưa được sử dụng trong giảng dạy

môn GDCD nhất là ở các trường nông
thôn. Nhưng khi điều kiện cho phép thì
giáo viên triệt để sử dụng màn ảnh ( kể cả
phim đèn chiếu) để truyền thụ tri thức cho
học sinh.

c.3 : Máy vi tính :
-
Ở Huyện ta, một số trường THCS đã
được trang bị máy vi `tính, song việc sử
dụng chúng vẫn còn hạn chế, máy vi tính có
thể và cần được vận dụng vào bộ môn
GDCD. Việc sử dụng máy vi tính trong
giảng dạy môn GDCD trong đó môn GDCD
lớp 9 sẽ có lợi trên những mặt sau đây:
+ Góp phần giúp cho học sinh tiếp cận với
các thành tựu khoa học và công nghệ, giúp
cho học sinh nhìn thấy và nếu có thể tự
mình sử dụng nó.

+ Thay thế các phương tiện công cụ dạy học
khác của bộ môn giáo dục công dân, với
đặc điểm có thể ghi nhớ và lưu trữ hàng
loạt các chương trình khác nhau, máy vi
tính có thể giúp cho giáo viên bộ môn
GDCD chuẩn bị trước những hình ảnh trực
quan cần sử dụng trong bài giảng từ những
tư liệu đơn giản đến những tư liệu hết sức
phức tạp.


2 / Một số vấn đề cần lưu ý khi vận dụng
phương pháp trực quan trong giảng dạy
môn GDCD ở trường THCS :
-
Muốn sử dụng tốt phương pháp trực
quan trong giảng dạy bộ môn GDCD,giáo
viên cần đầu tư suy nghĩ, công phu lựa
chọn tài liệu trực quan : tìm ra tài liệu trực
quan điển hình, đưa ra đúng thời điểm ,
sát hợp với từng vấn đề giảng dạy, đảm
bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng.

Các hình thức trực quan không chỉ có tác dụng
minh họa bài giảng, mà còn có tác dụng tới việc
hình thành, phát triển, củng cố tri thức khoa học
cho học sinh. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ hình thức
trực quan nào, giáo viên, một mặt, phân tích,
giảng giải; mặt khác hướng dẫn học sinh biết tự
rút ra kết luận cần thiết, tri thức muốn đạt tới.
Muốn vậy, giáo viên cần giúp cho học sinh biết tập
trung suy nghĩ, chú ý tới những điểm chủ yếu, bỏ
qua những cái thứ yếu trong tài liệu trực quan, biết
hướng tư duy tới những kết luận khoa học cần
thiết.

Để bài giảng thu được kết
quả tốt, giáo viên cần sử
dụng kết hợp phương pháp
trực quan với các phương
pháp giảng dạy khác.


3 /Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
a/ Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan
- Căn cứ vào nội dung, căn cứ vào yêu cầu giáo
dưỡng, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ
dùng trực quan thích hợp.
- Phải có phương pháp thuyết trình một cách thích
hợp với mỗi loại đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo sự quan sát đầy đủ và phát huy được
tính tích cực của học sinh. (Phải đảm bảo cho tất cả
học sinh đều quan sát được ).
- Bảo đảm sự kết hợp đúng mức giữa ngôn ngữ với
việc trình bày đồ dùng trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan phải rèn luyện được
khả năng thực hành của học sinh.

b/ Cách thức sử dụng :
- Người giáo viên phải nắm vững nội dung
của từng loại đồ dùng trực quan.
-
Xác định chính xác thời điểm sử dụng và
thời điểm không sử dụng.
- Xuất hiện đúng lúc kích thích sự tò mò,
tưởng tượng của học sinh.
- Vị trí của giáo viên luôn luôn đứng bên
phải đồ dùng trực quan treo tường. Vì khi
đó thì không bị che phần đồ dùng ở trên
bảng ( do thường thuận tay phải ).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×