Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.35 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG THỊ HÒA

RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG THỊ HÒA

RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tâm lý học
Mã số: 8310401

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU LONG

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất cứ một công trình
nghiên cứu nào của người khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung
khác trong luận văn của mình.


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ rất lớn của quý Thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến:
Qúy Thầy cô trong khoa Tâm lý học của Học viện khoa học xã hội, các
giảng viên đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Nguyễn Hữu Long – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn,
Thầy là người khiến tôi thẩm thấu và thấm thía ý nghĩa câu nói dân gian: “không
thầy đố mày làm nên”, tôi xin được cảm ơn Thầy đã luôn nhiệt tình, tận tâm hướng
dẫn, hỗ trợ tài liệu, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đến lúc
hoàn thành luận văn này.
Bác sĩ Ngô Hồng Việt Thanh, điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Trang tại phòng
khám ngoại trú Hóc Môn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Các anh chị lớp Cao học khóa VII và khóa VIII đã luôn động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình thân yêu đã luôn ở bên và giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tác giả luận văn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI
NHIỄM HIV/AIDS.................................................................................................. 10
1.1. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm ....................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ......................... 22
1.3. Nghiên cứu RLTC của người nhiễm HIV/AIDS dựa trên thang đo Beck ......... 29
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS................ 34
1.5. Biện pháp hạn chế các rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ............... 37
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 40
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................................... 40
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 41
2.3. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 42
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM
HIV/AIDS TẠI PHÕNG KHÁM NGOẠI TRÖ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 49
3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt


1

ICD 10

2
3
4
5
6

BN
DSM IV
TC
RLTC
TPHCM

Viết đầy đủ
Bảng phân loại quốc tế bệnh tật của World Health
Organization
Bệnh nhân
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần
Trầm cảm
Rối loạn trầm cảm
Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................ 41
Bảng 3.1. Kết quả mức độ rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck ........................... 49

Bảng 3.2. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt tâm lý theo thang đo Beck ........ 51
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt cơ thể theo thang đo Beck ........ 56
Bảng 3.4. Yếu tố mối quan hệ trong gia đình ........................................................... 58
Bảng 3.5. Yếu tố dịch vụ hỗ trợ ................................................................................ 59
Bảng 3.6. Mối quan hệ với môi trường xung quanh ................................................. 60
Bảng 3.7. Nhận thức bản thân ................................................................................... 62
Bảng 3.8. Thái độ sống của bản thân ........................................................................ 63
Bảng 3.9. Biện pháp tác động làm giảm rối loạn trầm cảm ...................................... 64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ
về rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Là nhóm người dễ bị tổn thương nên người
nhiễm HIV/AIDS càng dễ bị rơi vào rối loạn trầm cảm.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, dân số hơn 90
triệu người. Theo số liệu thống kê năm 2011, có khoảng 197.335 người sống chung
với HIV/AIDS. Con số này tiếp tục tăng lên 263.317 người trong năm 2015 [21].
Giống như những người sống chung với HIV/AIDS trên thế giới, người nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam cũng các gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là
trầm cảm. Do những đặc trưng về căn bệnh này, nguồn lây bệnh, đối tượng mang
bệnh nên sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV còn khá nặng nề và kéo
theo những hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người nhiễm
HIV/AIDS chưa đáp ứng như mong đợi.
Bao nhiêu thế kỷ qua, nhân loại vẫn đang cố gắng dùng mọi nguồn lực để khắc
phục hậu quả của HIV/AIDS. Cả thế giới đang chung tay cùng nhau đẩy lùi tác hại của
HIV/AIDS. Có thể nói HIV/AIDS mang đến hậu quả là bệnh tật, đói nghèo và đau khổ
cho con người. Ngoài sự tàn phá về sức khỏe thể chất, căn bệnh thế kỷ này còn tàn phá
sức khỏe tâm trí của con người một cách khủng khiếp.
Chính điều đó ngày càng làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS bị trầm

cảm. Thực tế, họ là đối tượng cần được hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt về mặt
sinh học, xã hội và tâm lý. Trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS làm giảm khả năng
lao động, thu rút xã hội, suy giảm thể chất, là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
thất nghiệp đồng thời khiến người ta gặp khó khăn trong việc giải quyết mọi vấn đề,
xuất hiện nguy cơ gãy đổ về mặt tình cảm như ly hôn, bệnh tật, chết chóc.
Vì vậy rất cần có những dự án vì cộng đồng, những nghiên cứu về người
nhiễm HIV/AIDS để tìm hiểu những rối loạn trầm cảm của người nhiễm
HIV/AIDS. Theo số liệu trong một cuộc khảo sát quốc gia ở Pháp (2016), tỷ lệ trầm
cảm của người sống chung với HIV/AIDS là 21%, ở Nam Phi con số này lên tới
42,4% [28]. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát cắt ngang trên 1.503 bệnh nhân nhiễm
HIV được điều trị ARV ở hai phòng khám HIV tại Hà Nội năm 2016, kết quả tỷ lệ
trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS là 26,2%, điểm số cao hơn ở hỗ trợ xã hội,

1


đặc biệt là hỗ trợ tình cảm/thông tin và tương tác xã hội tích cực sẽ cho thấy mối
liên hệ đáng kể với trầm cảm thấp hơn [22].
Nhận thấy đây là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt, các nghiên cứu về lĩnh
vực này ở Việt Nam chưa nhiều, một số nghiên cứu như trên chỉ dừng lại ở tỷ lệ
trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS và bước đầu tiếp cận ở các khoa học khác như :
Y học, Dịch tễ học, Xã hội học, Nhân chủng học. Trầm cảm nhìn từ góc độ tâm lý
học sẽ khác so với các khoa học khác. Khi mà trầm cảm trở thành vấn đề sức khỏe
tâm thần phổ biến nhất trong các vấn đề liên quan tới sức khỏe của người nhiễm
HIV/AIDS.
Đối với tôi, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, tôi có cơ hội
được tham gia mạng lưới phi chính phủ về truyền thông và chăm sóc điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tại đây, tôi đã có cơ hội được tiếp cận, được làm việc, được lắng nghe, chia sẻ
về những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của những người nhiễm HIV/AIDS. Quá

trình công tác khiến tôi nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng đỡ, hỗ trợ tâm lý
mang lại cho người nhiễm HIV/AIDS trong việc xoa dịu đau buồn, lo lắng, sợ hãi và
trấn an tinh thần cho họ, tạo ra những tác động tích cực đối với quá trình điều trị của
người nhiễm HIV/AIDS.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Rối loạn trầm cảm trên ngƣời nhiễm
HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí
Minh” làm luận văn tốt nghiệp. Tôi hy vọng nghiên cứu này có đóng góp nhỏ vào
việc nhận diện chứng RLTC của bệnh nhân HIV, góp phần làm tăng hiệu quả điều
trị từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân
HIV nói chung. Xác định mục đích tìm hiểu thực trạng các rối loạn trầm cảm của
người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm của người
nhiểm HIV/AIDS, đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế các rối loạn trầm cảm ở
người nhiễm HIV/AIDS.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
trong năm 2010 có 298 triệu người mắc trầm cảm (chiếm tỷ lệ 4,3% dân số toàn
cầu). Có sự khác nhau về tỷ lệ người mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên
thế giới: Nhật Bản là 3%, Mỹ chiếm 17%.

2


Kết quả một nghiên cứu khác ở Mỹ năm 2014, hàng năm có khoảng 17.6
nghìn người bị trầm cảm, có tới hơn 2/3 người trầm cảm mà không biết mình bị
trầm cảm. Con số báo động là có tới 48% người trầm cảm có ý tưởng tự sát, trong
đó 24% những người có ý tưởng tự sát vì không nhận được sự hỗ trợ điều trị bệnh
trầm cảm.
Trầm cảm cũng chính là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất của những
người sống chung với HIV/AIDS. Khả năng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm

HIV/AIDS được báo cáo là cao gấp 2,3 lần so với dân số chung [22].
Số liệu về tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên thế giới phong
phú và đa dạng.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Nam Phi đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh
nhân HIV là 42,4% [23], ở Yaounde Cameroon tỷ lệ này là 63% [24]. Năm 2014
thực hiện nghiên cứu trên 42.366 người nhiễm HIV/AIDS ở các nước có thu nhập
trung bình và thấp thu được kết quả là tỷ lệ trầm cảm dao động từ 12,8% đến 78% .
Tại Iran, khu vực phía tây Iran là 30% , ở miền bắc 45% và nam Iran 56%. Trong
một cuộc khảo sát quốc gia ở Pháp, có 21% người sống chung với HIV/AIDS bị
trầm cảm [21]. Vùng cận Sahara châu Phi người sống chung với HIV/AIDS là
29,5% [27], Nigeria 21,3%, Hàn Quốc 21% [25-26]. Chúng ta nhận thấy có sự khác
biệt về tỷ lệ người trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS khác nhau. Có thể do sự
khác biệt trong việc lựa chọn các công cụ để sàng lọc và chẩn đoán rối loạn trầm
cảm, kích thước mẫu và sự khác biệt về dân số nghiên cứu.
Mặc dù trên đây cùng một nội dung nghiên cứu, nhưng tiến hành các quốc gia
khác nhau. Chúng ta nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở những người nhiễm HIV ở Iran bị
trầm cảm cao hơn so với những người nhiễm HIV/AIDS ở Pháp, lý do có thể là do
sự kỳ thị xã hội và hỗ trợ xã hội thấp cho bệnh nhân nhiễm HIV [30]. Mặt khác,
tình hình kinh tế, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn thấp có nguy cơ trầm cảm cao
hơn [21].
Những người nhiễm HIV/AIDS thường có biểu hiện rối loạn trầm cảm. Dù
cho tỷ lệ trầm cảm khác nhau nhưng có thể tới 40% (Angelino 2001). Trầm cảm là
một bệnh nặng với nhiều biến chứng, 15-20% số bệnh nhân với các đợt trầm cảm
tái phát đã tự tử. Các biến chứng thường gặp khác là thiếu hụt về thể chất, xã hội
hoặc tư duy con người (Low-Beer 2000).
3


Kết quả nghiên cứu của Lopes và cộng sự (2012) ghi nhận 63,91% những
người nam HIV dương tính có một rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Tỉ lệ này ở

người nữ nhiễm HIV lần lượt là 37,45% và 27,94%.
Có thể thấy trên thế giới, vấn đề trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và tiếp cận trên nhiều phương diện dựa trên
các yếu tố liên quan như tình hình kinh tế, thu nhập cá nhân, tình trạng hôn nhân,
giới tính… các kết quả thu được phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung nói lên sự
quan tâm về sức khỏe tâm thần của các nước trên thế giới đối với cộng đồng là một
bộ phận dân cư nhiễm HIV/AIDS.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo WHO trong năm 2015, ở Việt Nam có khoảng 3.500.000 người bị rối loạn
trầm cảm, chiếm 4% dân số. Con số này chưa phải là con số cuối cùng và có dấu hiệu
gia tăng trong thời gian gần đây. Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ rối loạn trầm
cảm, rối loạn trầm cảm xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, trầm cảm thường
xảy ra ở những người bị stress, với những người đang phải đối diện với cuộc sống khó
khăn như: bệnh tật hiểm nghèo phải kể đến ung thư, mất mát người thân, đổ vỡ về tình
cảm... và nhiễm HIV/AIDS.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về người nhiễm HIV/AIDS còn mới và khá khiêm
tốn. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước mới chỉ quan tâm đến trầm cảm nói
chung. Trong số các nghiên cứu phải kể đến các nghiên cứu sau:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quang về rối loạn tâm thần ở 30 bệnh
nhân nhiễm HIV tại TP Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy có biểu hiện rối loạn tâm
thần: trầm cảm chiếm 30%, rối loạn lo âu chiếm 70%, rối loạn trí nhớ chiếm 17%, ý
tưởng hành vi tự sát chiếm 6,67% [16].
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở lứa tuổi mãn kinh rất
cao và liên quan nhiều đến yếu tố bệnh tật như nghỉ hưu, sự ra đi của người thân [8].
Tác giả Lương Bạch Lan (2009) đã có nghiên cứu được tiến hành vào năm
2009, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là
11,6%[13].
Một nghiên cứu khác của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) liên quan tới trầm cảm của
nhóm đối tượng là sinh viên. Tác giả đã lấy sinh viên điều dưỡng và y tế công
cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc trầm

cảm ở sinh viên y tế công cộng là 17,6 %, trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng là
4


16,5%. Trầm cảm của sinh viên liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của
cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức
về bản thân [15].
Nhận thấy vấn đề sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV/AIDS chưa được
quan tâm ở Việt Nam. Nghiên cứu về RLTC được thực hiện và thường được
thực hiện trên các khách thể như bệnh nhân ở bệnh viện, bệnh nhân ung thư, phụ
nữ sau sinh, học sinh, sinh viên, cộng đồng dân cư. Có thể kể đến một số nghiên
cứu như sau:
Những nghiên cứu về RLTC ở đối tượng học sinh – sinh viên, có thể kể đến nghiên
cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ,
Thành phố Thái Nguyên của tác giả Đàm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan
(2010). Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ
6 –11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu thể
hiện tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%.
Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối
hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ
đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu
thì chỉ có 10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh
sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp
với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%) [10].
Theo Trần Văn Cường (2011), điều tra dịch tễ 10 bệnh nhân tâm thần tại 8 địa
điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần
là 12,5%, trong đó RLTC 2,47%, rối loạn lo âu 2,27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân
khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 31,9%, tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số
bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68,5%. Thái dộ của gia đình, cộng đồng đối với
người bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68,5% [4].

Nghiên cứu của Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012)
về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày
(UTDD), nghiên cứu ở 60 bệnh nhân UTDD điều trị nội trú ở bệnh viện 103 từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm
chiếm 65%, mệt mỏi chiếm 65%, cảm giác buồn chán chiếm 60%, khí sắc trầm
chiếm 55%, giảm hoạt động chiếm 45% và rối loạn lo âu chiếm 81,67%. Các bệnh
nhân có các biểu hiện như lo sợ chiếm 81,67%, buồn chán đứng ngồi không yên

5


chiếm 65%, đau căng đầu chiếm 51%, hồi hộp đánh trống ngực chiếm 48%. Rối
loạn trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu chiếm 46,67%. Nghiên cứu dẫn đến kết
luận là trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày có tỷ lệ cao [7].
Nghiên cứu của Chu Ngọc Sơn (2015) về việc tìm hiểu rối loạn tâm lý ở bệnh
nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính, điều trị nội trú tại viện tim mạch - Bệnh
viện Bạch Mai được tiến hành ở 50 bệnh nhân từ tháng 04/2015 đến tháng 10/2015.
Kết quả nghiên cứu thu được: bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý là 21 người,
chiếm 42% . Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm là 58%, trong đó bệnh nhân
biểu hiện trầm cảm nhẹ là 36%; bệnh nhân biểu hiện trầm cảm vừa là 22%;
không có bệnh nhân biểu hiện trầm cảm nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo âu
là 22%. Có 6 bệnh nhân có cả dấu hiệu trầm cảm và lo âu, chiếm 12% tổng số
bệnh nhân [17].
Nghiên cứu trên đối tượng công nhân, tác giả Lê Minh Công (2016) quan tâm
đến tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân tại
khu công nghiệp Biên Hòa 2 và tiến hành trên 840 công nhân, kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ một số rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu, suy nhược, rối loạn
giấc ngủ) ở công nhân tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 là 14,2%. Trong đó, trầm
cảm: 7,26% (TC mức độ nhẹ là 6,17%, TC mức độ vừa là 0,71%, TC mức độ
nặng là 0,35%); rối loạn lo âu là 3,57%, suy nhược là 11,5% và rối loạn giấc ngủ

là 9,5% [3].
Đáng chú ý là khảo sát cắt ngang trên 1.503 bệnh nhân nhiễm HIV được
điều trị ARV tại hai phòng khám HIV tại Hà Nội năm 2016. Kết quả ghi nhận
26,2% người nhiễm HIV/AIDS có rối loạn trầm cảm [19].
Nhận thấy, trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất đối với sức
khỏe tâm thần của những người sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu này, chúng
tôi nhằm tìm hiểu thực trạng rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ảnh hưởng
đến rối loạn trầm cảm ở những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Như vậy, mặc dù trên
thực tế, tình hình nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS còn
chưa nhiều, các tác giả trong nước hầu như mới chỉ quan tâm dừng lại ở trầm cảm ở
các đối tượng là phụ nữ sau sinh, học sinh, sinh viên, bệnh nhân ở các bệnh viện…
tác giả luận văn nhận thấy HIV/AIDS là lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt vì người nhiễm
HIV/AIDS là nhóm người dễ bị tổn thương về mặt tinh thần. Thực hiện đề tài nghiên
cứu như một sự bắt đầu quan tâm tới sức khỏe tâm thần của con người, đặc biệt là với

6


những người HIV/AIDS. Nhằm cung cấp sự chăm sóc toàn diện cho người nhiễm
HIV/AIDS, đề tài nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp
chúng ta có những định hướng can thiệp và hỗ trợ đúng đắn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số khuyến
nghị giúp người nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối loạn trầm cảm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS;
- Khảo sát, phân tích thực trạng rối loạn trầm cảm, các yếu tố ảnh hưởng tới
thực trạng này ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc

Môn, thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp người nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối
loạn trầm cảm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên 117 người đã được giám định y tế là bị
nhiễm HIV/AIDS đang trị liệu HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thăm khám tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018
đến tháng 07 năm 2018). Do khách thể nghiên cứu là những người nhiễm
HIV/AIDS nên việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cũng như sự đồng ý của
cơ sở quản lý người nhiễm HIV/AIDS. Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 16
– 45 có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học
vấn khác nhau.
Luận văn tiếp cận nghiên cứu rối loạn trầm cảm theo quan điểm của DSM IV
qua thang đo trầm cảm Beck.

7


4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS được biểu hiện ở các mặt khác
nhau như: tâm lý và cơ thể. Trong đó, biểu hiện ở mặt tâm lý là rõ nét nhất.
Rối loạn trầm cảm trên người nhiếm HIV/AIDS chịu ảnh hưởng của cả yếu tố
chủ quan và các yếu tố khách quan. Tuy nhiên yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều
hơn yếu tố khách quan.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như: Định
nghĩa trầm cảm, khái niệm trầm cảm, khái niệm HIV/AIDS, tiêu chuẩn chẩn đoán
trầm cảm.
Đề tài dựa trên cấu trúc đã được xác lập để tiến hành xây dựng bảng hỏi, thiết kế
mẫu phỏng vấn, test tâm lý, và bình luận thực trạng.
- Quan điểm logic lịch sử
Nghiên cứu vận dụng quan điểm logic – lịch sử để xem xét và trình bày lịch sử
nghiên cứu về vấn đề rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS theo tiến trình
thời gian, phân tích, đánh giá, rút ra ưu điểm, hạn chế và đóng góp của các công
trình trên.
- Quan điểm thực tiễn
Việc thu thập số liệu thực tiễn, xử lý và phân tích để chứng minh cho lý luận về rối
loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS. Từ đó kiến nghị một số biện pháp nâng đỡ,
hỗ trợ tâm lý xã hội giúp nguời nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối loạn trầm cảm.
Từ đó, người nghiên cứu xác định mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, đối tượng,
khách thể và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm
HIV/AIDS ở phòng phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại thành phố Hồ Chí
Minh”.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

8



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn xây dựng được khái niệm rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân bệnh
nhiễm HIV/AIDS, chỉ ra được các mặt biểu hiện tâm lý, cơ thể và các yếu tố ảnh
hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS.
Trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS biểu hiện ở các mặt tâm lý và cơ thể theo
bốn mức độ từ không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng.
Việc tìm hiểu biểu hiện và mức độ rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS trên cơ sở thang đo của Beck gồm 21 đề mục đã được chuẩn hóa ở Việt
Nam đã giúp khẳng định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo.
Những kết quả này góp phần làm sáng tỏ hơn lí luận về rối loạn trầm cảm ở
người nhiễm HIV/AIDS vào Tâm lý học lâm sàng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra được thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS qua hai mặt tâm lý và cơ thể. Đồng thời khảo sát mức độ rối loạn trầm
cảm ở người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra được các yếu tố
chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm. Trên cơ sở đó đề xuất
được một số biện pháp tham vấn, trị liệu tâm lý làm giảm rối loạn trầm cảm ở người
nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho nhà
tâm lý học lâm sàng, cho người nhiễm HIV/AIDS và cho cơ sở điều trị HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, TPHCM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh


9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở
NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
1.1. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm
1.1.1. Khái niệm rối loạn trầm cảm
Có rất nhiều khái niệm về rối loạn trầm cảm của các tác giả trong và ngoài
nước, nhưng trong luận văn này, tác giả sử dụng những khái niệm về rối loạn trầm
cảm như sau:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần
phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi
hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.
“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm
việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng
nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, người bị trầm cảm có thể được
chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ
điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.”[15].
Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM –
IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối lopanj cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc,
mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mopirvaf giảm
hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một
khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”[3].
.Lý thuyết nhận thức của Aaron T. Beck về cơ bản nói rằng có những cá nhân
dễ bị trầm cảm có niềm tin tiêu cực. Họ có thể có cái nhìn tiêu cực về bản thân họ,
thấy mình vô giá trị, không thể tha thứ, họ có cái nhìn tiêu cực về môi trường của
họ, nhìn thấy nó như là áp đảo, đầy chướng ngại vật và thất bại. Họ có một cái nhìn
tiêu cực về tương lai của họ, nhìn thấy nó như là vô vọng và tin rằng không có nỗ

lực nào sẽ sẽ thây đổi cuộc sống của họ. Ba yếu tố này được gọi là bộ ba nhân thức.
Cách tư duy tiêu cực hướng dẫn nhận thức [1].
Trong từ điển Tâm lý học của J.P. Chaplin PhD., trầm cảm được phân thành
hai loại: một được xem như hiện tượng tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân
bình thường nào, đặc trưng bởi tình trạng buồn bã, ít hy vọng, cảm xúc nghèo nàn,
lười hoạt động và sự chán nản về tương lai; một được xét theo góc độ tâm bệnh học,
10


trầm cảm là tình trạng nghiêm trọng của việc không phản ứng với những kích thích
bên ngoài cùng với việc tự hạ thấp giá trị của bản thân, hoang tưởng về sự không
thỏa đáng và sự vô vọng [20, tr.122].
Andrew M. Colman định nghĩa rõ hơn: “trầm cảm là một trạng thái buồn bã,
vô vọng và những ý nghĩ bi quan cùng với sự mất hứng thú hoạc mất sự thõa mãn,
hài lòng trong những hoạt động trước đây”. Ông nhấn mạnh thêm trong trường hợp
trầm cảm nghiêm trọng, nghĩa là vượt sang mức bệnh lý, có thể xảy ra “chứng biếng
ăn và hậu quả là sụt cân, mất ngủ (đặc biệt là chứng mất ngủ vào khoảng giữa hoặc
cuối của giấc ngủ) hoặc chứng ngủ nhiều, suy nhược, cảm giác vô giá trị hoặc tội
lỗi, mất khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, những ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc tự
tử. Nó xuất hiện như nhiều triệu chứng của rối loạn tâm thần”.[2, tr 196].
Theo hiệp hội Tâm thần Mỹ, trầm cảm được xem là một dạng rối loạn khí
sắc. Tùy thuộc vào sự xuất hiện hay không của các cơn hưng cảm mà người ta
phân ra làm hai loại: Rối loạn trầm cảm (hay trầm cảm đơn cực) và rối loạn
lưỡng cực [9, tr.161].
Nguyễn Khắc Viện đã dùng từ trầm nhược thay cho trầm cảm và xem nó
không chỉ là một trạng thái tâm lý mà còn bao gồm cả khía cạnh thể chất: “ Trầm là
chìm xuống, mất hào hứng, sôi nổi; tính khí buồn bã, chán chường, bi quan,” còn
“nhược là suy yếu, uể oải, không muốn cử động, tay chân mệt mỏi, mặc dù không
có bệnh gì rõ rệt”. [19, tr.1].
Cũng trong từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện còn đưa ra những triệu

chứng lâm sàng của trầm cảm: “trầm cảm là tâm trạng buồn lo, kết hợp với ức chế
vận động và tâm trí. Dễ có cảm tưởng tội lỗi, bản thân suy sụp, không chữa được,
có khi dẫn đến tự sát. Trong chứng loạn tâm hưng trầm hay xuất hiện những cơn
tầm cảm muộn: mặt mũi đờ đẫn, vai rụt xuống, nét mặt đau khổ, ít nói, nói rằng
mình không còn cảm giác gì nữa, thờ ơ, đau khổ vì thấy cuộc sống bản thân không
còn ý nghĩa, thấy mình vô tích sự, bất lực, không còn khả năng nghĩ về ngày mai. Ý
nghĩ quanh quẩn với những dề tài đau ốm, tội lỗi, tai ương, suy sụp, có cảm tưởng
bị truy bức. Hoạt động tâm trí bị ức chế nghiêm trọng”. [19, tr.294].
Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc,
nhận thức, cơ thể và hành vi.

11


Tuy nhiên Nguyễn Khắc Viện đề cập đến khái niệm trầm cảm với một loạt
các triệu chứng về tâm lý và cơ thể trong cơn hưng trầm cảm.
Trên phương diện Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng trầm cảm là “trạng
thái cảm xúc xuất hiện trên cơ sở cảm xúc âm tính, thay đổi động cơ, trí tuệ (gắn
với nhận thức) và sự thụ động nói chung của hành vi”. Trong đó có một số biểu
hiện về cảm xúc, nhận thức và hành vi như: cảm xúc nặng nề, đau khổ và u uất,
hứng thú, say mê, nỗ lực ý chí giảm, xuất hiện cảm giác tội lỗi, bất lực, vô vọng; tự
đánh giá giảm sút; chậm chạp, mệt mỏi [5, tr.360].
Như vậy, khái niệm về trầm cảm đã được xem xét là một trạng thái tâm lý về
mặt cảm xúc có ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức. Trầm cảm trong cấu trúc ba khía
cạnh tâm lý con người: nhận thức – hành động – tình cảm. Qua những khái niệm về
trầm cảm nêu ở trên, cho thấy dù rối loạn trầm cảm dược dùng dưới nhiều tên gọi
khác nhau như trầm nhược, trầm uất nhưng đều có chung ý nghĩa nội hàm và được
tiếp cận dưới 2 góc độ: góc độ Tâm lý học và góc độ tâm bệnh học.
Dưới góc độ tâm lý học, có thể xem trầm cảm là một trạng thái tiêu cực, âm
tính kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các mặt trong đời sống tâm lý của

con người, tình cảm, nhận thức và hành động ý chí.
Dưới góc độ tâm bệnh học, trầm cảm được gọi là bệnh tâm lý ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt cá nhân, quan hệ xã hội và công việc của chủ thể. Khi đó, trầm
cảm phải được quan sát thấy biểu hiện ở cả tâm lý và mặt cơ thể.
Khái niệm trầm cảm của tác giả Lê Minh Thuận (2016), Nghiên cứu trầm cảm ở
sinh viên đại học”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội: “Trầm cảm
là trạng thái suy giảm tâm lý kéo dài, gây ra những hậu quả tiêu cực cho hoạt động và
được biểu hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc, và hành vi của cá nhân” [18].
Như vậy, qua những phân tích ở trên đây, người nghiên cứu sử dụng khái
niệm RLTC theo quan niệm của DSM - IV như sau: “RLTC là trạng thái rối loạn
cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng
lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau
một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”.
Đây là khái niệm mà luận văn sử dụng làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài:
“Rối loạn tầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh”.

12


1.1.2. Cách phân loại rối loạn trầm cảm theo DSM IV và ICD – 10
Có thể phân loại rối loạn trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể
đến các cách phân loại rối loạn trầm cảm nguồn gốc uy tín từ Mỹ như DSM III, DSM
IV, DSM V, ICD10, ICD11… Mặc dù hiện tại, ICD - 11 đã ra đời, tuy nhiên Bộ Y tế
chưa đưa vào ứng dụng rộng rãi, nguồn ICD - 11 chưa được dịch và chuẩn hóa để đưa
vào thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Nên trong luận văn này, tác giả sử dụng ICD-10
để phân loại rối loạn trầm cảm vì ICD - 10 được chấp nhận rộng rãi nhất hầu hết ở các
quốc gia. Tại Việt Nam ICD - 10 có tính pháp lý cao, được Bộ Y tế dịch và ban hành
dùng để phân loại bệnh tật trong khám lâm sàng và về cơ bản cách phân loại rối loạn
trầm cảm theo ICD -10 không có khác biệt so với DSM IV.

Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm:
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày: tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những
nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:
 Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
 Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
 Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
 Mệt mỏi hoặc mất sức.
 Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
 Giảm khả năng tập trung, do dự.
 Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
 Không còn ham muốn các lĩnh vực trong cuộc sống như âphim ảnh, các hoạt
động thế thao các hoạt động xã hội rơi vào trạng thái buồn không lý do,chán nản
không muốn phấn đấu, làm việc. Người trầm cảm luôn có cảm giác bị bỏ rơi, bị mọi
người xa lánh.
Theo ICD 10 – Bảng phân loại quốc tế bệnh tật của World Health
Organization phân loại rối loạn trầm cảm [22] như sau:
- F32. Các giai đoạn trầm cảm điển hình nhẹ, trung bình hoặc nặng. Bệnh nhân
bị giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Khả năng thích thú, quan
tâm, tập trung đều giảm sút và thường mệt mỏi rõ rệt sau khi cố gắng dù là rất ít.
Thường có rối loạn giấc ngủ và ăn kém ngon miệng. Tính tự tọng và sự tự tin hầu
như luôn luôn giảm sút và ngay cả trong thể nhẹ thường có một vài ý tưởng tội lỗi
hoặc không xứng đáng. Khí sắc giảm, thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác,

13


không tương ứng với hoàn cảnh và có thể kèm theo các triệu chứng được gọi là “cơ
thể”, chẳng hạn mất hứng thú hoặc giảm cảm giác dễ chịu, thức giấc sớm vào buổi
sáng vài giờ so với thường lệ, trầm cảm nặng nề hơn vào buổi sáng, chậm tâm thần
vận động đáng kể, kích động, ăn không ngon, sút cân và mất khả năng tình dục.

Tùy thuộc vào số lượng triệu chứng và mức độ của chúng, 1 giai đoạn trầm cảm có
thể được xác định là nhẹ, trung bình hay nặng.
Bao gồm giai đoạn đơn độc của: phản ứng trầm cảm; trầm cảm do căn nguyên
tâm lý; trầm cảm phản ứng.
Loại trừ: rối loạn điều chỉnh (F43.2); rối loạn trầm cảm tái phát (F33); khi kết
hợp với rối loạn cư xử trong mục F91 – (F92.0)
- F32.0. Giai đoạn trầm cảm nhẹ: thường có hai hoặc ba triệu chứng nói ở
trên. Bệnh nhân thường đau khổ bởi các triệu chứng này nhưng vẫn có thể tiếp tục
được phần lớn các hoạt động.
- F32.1. Giai đoạn trầm cảm trung bình: thường có bốn triệu chứng nói trên
hoặc nhiều hơn và bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn để tiếp tục trong các hoạt
động thông thường.
- F32.2. Cơn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần: một giai đoạn
trầm cảm trong đó có nhiều triệu chứng nói ở trên rõ rệt và gây đau khổ, điển hình là
mất đi tín tự trọng và ác ý tưởng không xứng đáng hoặc tội lỗi. Thường có các ý tưởng
và hoạt động tự sát và một số các triệu chứng “cơ thể”.
Giai đoạn trầm cảm kích động đơn độc không có các triệu chứng loạn thần.
Giai đoạn trầm cảm sinh tồn đơn độc không có các triệu chứng loạn thần.
- F32.3. Giai đoạn trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần: một cơn trầm
cảm nặng như đã mô tả trong F32.2 nhưng có hiện diện các ảo giác, các hoang tưởng,
chậm chạp tâm thần vận động hoặc sững sờ đến nỗi không thể có được các hoạt động
xã hội thông thường có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống do tự sát, mất nước hoặc chết
đói. Các ảo giác và hoang tưởng có thể hoặc không phù hợp với khí sắc.
Các giai đoạn đơn độc của: trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần; trầm cảm
do căn nguyên tâm lý; trầm cảm loạn thần; loạn thần trầm cảm phản ứng;
- F32.8. Giai đoạn trầm cảm khác: trầm cảm không điển hình; các giai đoạn
đơn độc của trầm cảm che dấu không xác định khác.
- F32.9. Giai đoạn trầm cảm không xác định: trầm cảm không xác định khác;
rối loạn trầm cảm không xác định khác.
14



- F33. Rối loạn trầm cảm tái phát: một rối loạn được đặc trưng bởi các giai
đoạn trầm cảm như đã mô tả trong (F32.-) đối với một giai đoạn trầm cảm, lặp đi
lặp lại mà trong bệnh sử không có các giai đoạn độc lập tăng khí sắc và tăng năng
lượng (hưng cảm). Tuy nhiên có thể có các giai đoạn độc lập tăng nhẹ khí sắc, tăng
hoạt động ngắn (hưng cảm nhẹ) xảy ra ngay sau một giai đoạn trầm cảm, đôi khi do
điều trị bằng thuôc chống trầm cảm. Các thể rối loạn trầm cảm tái phát nặng hơn
(F33.2 và F33.3) có nhiều điểm chung với các khái niệm ban đầu là trầm cảm hưng
trầm cảm, sầu uất, trầm cảm sinh tồn và trầm cảm nội siinh. Giai đoạn đầu tiên có thể
xảy ra ở bất cứ tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người già, khời phát có thể hoặc cấp tính hoặc âm
ỉ và thời gian tiến triển thay đổi từ vài tuần dến nhiều tháng. Nguy cơ một bệnh nhân có
rối loạn trầm cảm tái phát sẽ có một giai đoạn hưng cảm, không bao giờ biến mất hoàn
toàn, tuy nhiên bệnh nhân đã trải qua niều giai đoạn trầm cảm. Nếu một giai đoạn như
thế này xảy ra nên thay đổi chẩn đoán là rối loạn cảm xác lưỡng cực (F31.-).
Bao gồm các giai đoạn tái phát của: phản ứng trầm cảm; trầm cảm của căn
nguyên tâm lý; tràm cảm phản ứng rối loạn trầm cảm theo mùa.
Loại trừ: các giai đoạn trầm cảm ngắn tái phát (F38.1).
- F33.0. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nhẹ: một rối
loạn được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm lặp đi lặp lại giai đoạn hiện tại là trầm
cảm nhẹ như là trong F32.0 và không có bệnh sử nào của hưng cảm.
- F33.1. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là gia đoạn trầm cảm trung bình:
một rối loạn được đặc trung bởi các giai đoạn tầm cảm lặp đi lặp lại, giai đoạn hiện
tại là một triệu chứng trung bình như trong F32.1 và không có bất cư bệnh sử nào
của hưng cảm.
- F33.2. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nặng
không có triệu chứng loạn thần: một rối loạn được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm
cảm lặp đi lặp lại, giai đoạn hiện tại là trầm cảm nặng không có trầm cảm loạn thần
như trong F33.2 và không có bệnh sử nào của hưng cảm.
Trầm cảm nội sinh khôn có các triệu chứng loạn thần.

Trầm cảm tái nặng, tái phát không có triệu chứng loạn thần.
Loạn thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm không có các triệu chứng loạn thần.
Trầm cảm sinh tồn, tái phát không có các triệu chứng loạn thần.
- F33.3. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nặng với
các triệu chứng loạn thần: một rối loạn đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm lặp đi
15


lặp lại, giai đoạn tiện tại là trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần như F32.3
và không có các giai đoạn hưng cảm trước đó.
Trầm cảm nội sinh với các triệu chứng loạn thần; loạn thần hưng trầm cảm thể
tầm cảm với các triệu chứng loạn thần.
Các giai đoạn nặng tái phát của: trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần;
loạn thần trầm cảm do căn nguyên tâm lý; trầm cảm loạn thần nặng ; loạn thần
trầm cảm phản ứng nặng;
- F33.4. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện đang thuyên giảm: bệnh nhân đã có
2 hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm như đã mô tả trong F33.0 – f33.3 trong quá khứ,
nhưng đã không còn triệu chứng trầm cảm từ nhiều tháng nay.
- F33.8. Rối loạn trầm cảm tái phát khác.
- F33.9. Rối loạn trầm cảm tái phát, không xác định: trầm cảm đơn cực không
xác định khác.
- F34.1. Loạn khí sắc: một trạng thái khí sắc không ổn định kéo dài bao gồm
nhiều giai đoạn trầm cảm và hưng cảm nhẹ, không có rối loạn nào đủ nặng hoặc
trong đó các giai đoạn riêng biệt kéo dài không đủ để thỏa mãn chẩn đoán rối loạn
trầm cảm tái phát nhẹ, trung bình hoặc nặng (F33.-).
Trầm cảm: loạn thần kinh; rối loạn nhân cách; trầm cảm loạn thần kinh; trầm
cảm lo âu trường diễn.
Loại trừ: trầm cảm do loạn lo âu (nhẹ hoặc không kéo dài) (F41.2).
1.1.3. Biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm
Để tìm hiểu các biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm. Hiệp hội tâm thần Hoa

kỳ đã cho ra đời cẩm nang chẩn đoán chính thức các rối loạn tâm thần DSM đầu
tiên năm 1952 (DSM) với mục đích thống nhất phân loại các tiêu chuẩn chẩn doán
các loại bệnh tâm thần. Lần lượt DSM II năm 1968, DSM III năm 1980, DSM III –
R (Revision) năm 1987, DSM IV năm 1994, DSM IV – TR (Text Revision) năm
2000 va DSM V năm 2012.
Tuy nhiên DSM V ở thời điểm hiện tại chưa được chuẩn hóa và sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam. Trong thực tế ở tương lai, điều kiện thời gian cho phép và có cơ hội
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về rối loạn trầm cảm, tác giả đề tài mong muốn sẽ
sử dụng DSM V trong nghiên cứu của mình.
DSM IV là phiên bản trước của DSM V. Nó được sử dụng tại Mỹ vào năm
1994. Ngày nay sau 23 năm DSM IV đã được sử dụng phổ biến ở các quốc gia
16


trong đó có Việt Nam. DSM IV đã được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực lâm sàng từ đó giúp ích rất nhiều cho những người làm thực hành như chúng tôi
ở Việt Nam. Bởi việc áp dụng DSM IV dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và được sử dụng
cho rất nhiều đối tượng khách thể khác nhau như sinh viên, bệnh nhân tâm thần, trẻ
em... và dùng cả cho người nhiễm HIV/AIDS.
Chính vì vậy, thế tác giả luận văn sử dụng DSM IV để tìm hiểu biểu hiện rối
loạn trầm cảm, mức độ rối loạn trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS.
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV, Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối
loạn tâm thần, người bệnh được chẩn đoán là Trầm cảm khi: Có trạng thái trầm uất
hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần. Có
tối thiểu 5 trong 9 biểu hiện sau đây [23]:
1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
8. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không quyết định được
9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.
 Căn cứ vào số lƣợng các triệu chứng lâm sàng trên, rối loạn trầm cảm đƣợc
chia thành các mức độ khác nhau:
- Trầm cảm mức độ nhẹ: là có tối thiểu các triệu chứng trầm cảm vừa đủ cho chẩn
đoán (5,6 triệu chứng theo tiêu chuẩn của DSM IV).
- Trầm cảm mức độ vừa: là có số lượng triệu chứng trung gian giữa mức độ nhẹ
và nặng (có 7,8 triệu chứng theo tiêu chuẩn DSM IV).
- Trầm cảm mức độ nặng: là có tất cả các triệu chứng trầm cảm (9 triệu chứng
theo DSM IV).
- Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: có tất cả các triệu
chứng của trầm cảm nhưng không có triệu chứng của loạn thần kết hợp.
- Giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: bệnh nhân có tất cả các
triệu chứng của trầm cảm và có triệu chứng loạn thần kết hợp (hoang tưởng, ảo
giác). Như vậy các triệu chứng loạn thần chỉ có trong trầm cảm mức độ nặng.

17




Giai đoạn trầm cảm khác

- Trầm cảm không điển hình. Các giai đoạn đơn độc của trầm cảm che dấu không
xác định khác.
- Trầm cảm không xác định khác.
- Rối loạn trầm cảm không xác định khác.
- Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, có những triệu chứng cụt và

không có giá trị chẩn đoán như căng thẳng, lo lắng, buồn chán và hỗn hợp các triệu
chứng đau hoặc mệt nhọc dai dẳng không có nguyên nhân thực tổn còn gọi là trầm
cảm ẩn.
 Biểu hiện RLTC theo sổ tay thống kê chẩn đoán DSM – IV của Hôi tâm thần
Hoa Kỳ (Washington ĐC, 1994:
Theo DSM – IV (1994) [6]:
A. Năm (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời gian
2 tuần và biểu hiện một số sự thay đổi mức độ chức năng trước đây, có ít nhất 1
trong các triệu chứng hoặc là 1/khí sắc giảm, hoặc là 2/mất thích thú/sở thích.
Ghi chú : Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ thể
hoặc hoang tưởng hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc.
1. Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận biết
hoặc bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng) hoặc
được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc). Ghi chú: ở trẻ em và vị
thành niên khí sắc có thể bị kích thích.
2. Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích cho tất cả hoặc hầu như tất cả các
hoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày (được chỉ ra hoặc
bởi bệnh nhân, hoặc từ sự quan sát của người khác).
3. Mất khối lượng cơ thể rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng khối lượng
cơ thể (ví dụ: thay đổi hơn 5% khối lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng
cảm giác ngon miệng hầu như hàng ngày. Lưu ý: trẻ em mất khả năng đạt được
khối lượng cần thiết.
4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày.
5. Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày (được quan sát
bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yên tĩnh hoặc chậm chạp).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hàng ngày.

18



×