Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải quyết tố cáo đối với giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.67 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên Thanh tra giáo dục
Năm - 2017
Tên tiểu luận:

“Giải quyết tố cáo đối với giáo viên có hành vi xúc
phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh”

Họ và tên học viên:
Đơn vị công tác: Trường THCS

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/2017


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………….
A. MỞ ĐẦU……………………………………….......….
B. NỘI DUNG ……………………………………… .
- Mô tả tình huống ……………………………………………
- Xác định mục tiêu xử lý tình huống ………………………...
- Phân tích tình huống .....................................………………..
- Đề xuất những giải pháp ........................................................
- Tổ chức thực hiện giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra .......
- Kiến nghị, đề xuất ......................................................... ……
C. KẾT LUẬN......................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………


A. MỞ ĐẦU
Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng ta: “Giáo dục đạo đức cách


mạng cho đời sau là việc vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Giáo dục đạo đức, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế hệ trẻ là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông
nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những
công dân có tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương thiết tha, có trí thức, có sức khoẻ, có
năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Rèn luyện, bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức là một việc làm thường xuyên và cần thiết nhất là đối với thế
hệ học sinh vốn dĩ hiếu động, thông minh đang sống và bị chi phối trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường. Giáo dục là một yếu tố hết sức quan trọng như Bác Hồ đã khẳng
định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách trong học sinh, Đảng, nhà nước đã có
nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy, cô giáo nêu cao tấm
gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục đích giáo dục. Đặc biệt
là phong trào xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực
Song song với thành tựu to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục
nhân cách công dân, Ngành Giáo dục còn rất nhiều trăn trở về những khiếm khuyết của
một số nhà giáo do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm
nên khi gặp những tình huống như: học sinh lười học, bướng bỉnh, nghịch ngợm,… có
giáo viên đã nóng nảy, thiếu kiềm chế, dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, cụ thể
là xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh. Từ đó, chẳng những giáo viên không
thực hiện được mục tiêu giáo dục mà còn vi phạm Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em,… gây ra sự bức xúc trong cha mẹ học sinh dẫn đến việc phụ huynh tố
cáo các hành vi sai trái của giáo viên nêu trên.
Để giải quyết thành công những nội dung tố cáo là điều không hề đơn giản, đòi
hỏi chúng ta phải xác minh một cách chính xác nguồn gốc vấn đề, nắm chắc các cơ sở
pháp lý và từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng luật, hợp lý, kịp thời.



Bản thân tôi là cán bộ quản lí trong thực tế công tác đã gặp nhiều tình huống đòi
hỏi phải giải quyết một cách thỏa đáng, kịp thời, đúng luật nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của những người liên quan, giải tỏa sự bức xúc trong cha mẹ học sinh, đồng
thời có tác dụng cảnh tỉnh đối với đội ngũ giáo viên để họ tránh mắc phải những sai lầm
tương tự. Hiện nay, một số hành vi chưa chuẩn mực của nhà giáo được dư luận đặc biệt
quan tâm và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội như: các hình ảnh, clip về thầy cô giáo
đánh, chửi mắng học trò, lời phê chưa mang tính động viên giáo dục...
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải quyết tố cáo đối với giáo viên có
hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh”. Bằng những hiểu biết thực
tế kết hợp những căn cứ pháp lý, bài tiểu luận sẽ đề xuất hướng xử lí đối với tình huống
giáo dục trên. Đồng thời, những giải pháp này cũng sẽ giúp cho cơ sở giáo dục thực hiện
tốt vai trò lãnh đạo, sâu sát trong công tác quản lí nếu gặp phải những vấn đề nan giải.


B.NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Ngày 6 tháng 11 năm 2016, Hiệu trưởng trường THCS... nhận được lá đơn quản
ánh của Ông Trần Văn... sinh năm 1973 cư ngụ tại... về việc Cô Cao Hồng Th... đã có
hành vi phạm đạo đức nhà giáo; xúc phạm danh dự, có hành vi xâm phạm thân thể học
sinh. Bản thân tôi nhận thấy đây là vấn đề rất nhạy cảm và dễ gây sự chú ý của dư luận
nên cần phải giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Nội dung đơn như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi:
- Hiệu trưởng trường THCS...;
Tôi tên: Ông Trần Văn... sinh năm 1973 cư ngụ tại...
Nay tôi làm đơn này để tố cáo cô Cao Hồng Th... giáo viên nhà trường những nội
dung sau:

Nguyên vào ngày 4 tháng 11 năm 2016, con tôi là Trần Văn... học sinh lớp 6ª1
trường THCS..., vào giờ học ngữ văn của Cô Cao Hồng Th... là giáo viên giảng dạy bộ
môn Ngữ văn của lớp do cháu ... không soạn bài và làm bài tập ở nhà cô T đã dùng quyển
sách ngữ văn đánh vào đầu con tôi và còn dùng những lời lẻ không phải của một giáo
viên để chửi con tui viên như: “Mày dốt quá không ai chịu được, lì như trâu bò”, “Đầu
mày bằng đất sét hay sao mà cô nói hoài mà không chịu sửa”... và còn hăm doạ: “ Mày
tái phạm nữa thì se bị đuổi học” sau đó con tôi bị phạt quỳ gối ở cuối lớp học cho đến hết
giờ Ngữ văn 90 phút (Ông Trần Văn... có kèm theo những tấm ảnh để minh chứng)
Vì lí do xấu hổ với bạn bè và sợ cô giáo nên em Ân không chịu đi học.
Bản thân tôi cũng biết em Trần Văn... tiếp thu chậm và lười học, hay gây ồn ào
mất trật tự vì cô giáo cũng đã có lần mời lên để trao đổi.
Nhưng tôi nghĩ nhà trường là nơi tôi gửi gắm con tôi là nơi giáo dục hình thành
nhân cách cho học sinh chứ không phải xúc phạm và cha đạp các em khi các em làm điều


sai trái..Vì thế tôi đề nghị Ban Giám Hiệu có biện pháp xử lý đối với cô Cao Hồng Th...
vì cô đã có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; xúc phạm danh dự, có hành vi xâm phạm
thân thể học sinh.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Khi nhận được lá đơn, đứng trên góc độ là Hiệu trưởng, tôi xác định được việc tố
cáo của ông Trần Văn... là đúng qui định của Luật tố cáo. Lãnh đạo nhà trường đã thảo
luận và đề ra mục tiêu xử lý tình huống như sau:
1. Mục tiêu chung:
- Xử lý nghiêm minh đối với trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người học theo Luật định.
- Xử lí đúng các sai phạm sẽ góp phần lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực giáo
dục.
Việc đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết
răn đe giúp mọi người nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường
lối,chính sách của Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục –đào

tạo;
2. Mục tiêu cụ thể:
- Cần giải quyết đơn tố cáo của ông Trần Văn... một cách thỏa đáng, kịp thời, đúng
luật, không để gây ra dư luận không tốt trong xã hội về giáo viên và nhà trường trong
phương pháp giáo dục học sinh vì sự việc xảy ra đã ngoài tầm kiểm soát của nhà trường.
- Góp phần chấn chỉnh việc giáo viên thực hiện việc giáo dục học sinh chưa phù
hợp với phương pháp sư phạm, giáo dục bằng các biện pháp tiêu cực gây tổn thương về
thể xác và tinh thần của học sinh. Từ đó, giúp giáo viên rút kinh nghiệm, có kỹ năng xử
lý các tình huống sư phạm một cách đúng luật, hợp lí, mang lại hiệu quả cao.
- Qua việc giải quyết tố cáo nêu trên cũng đem lại những bài học kinh nghiệm đối
với giáo viên trong công tác giáo dục học sinh; đối với nhà trường trong công tác bồi
dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật cho giáo viên.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Nguyên nhân:
1.1. Nguyên nhân khách quan:


- Trước hết đó là tình yêu thương con cái của các bậc làm cha mẹ, Đặc biệt trong
xã hội ngày ngay mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên sự yêu thương đó càng được
nhân lên.
- Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS thích khám phá còn ham chơi muốn
chứng tỏ mình với các bạn nhưng cũng thích làm người lớn.
- Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trong công tác chủ
nhiệm và xử lý các tình huống sư phạm. Tính tình nóng nảy không kiềm chế được hành
vi của mình nên xẩy ra những hậu quả đáng tiếc như cô Th.
- Việc xây dựng các qui chế, qui định của nhà trường còn mang tính hình thức.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế, quy định pháp luật của giáo
viên trong nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
-Do áp lực về chỉ tiêu và vì muốn học sinh nhanh tiến bộ nên giáo viên quá nóng
vội trong cách giáo dục.

1.2. Nguyên nhân chủ quan:
Về phía giáo viên:
- Không nắm vững các Văn bản pháp luật của nhà nước, các qui chế, qui định của
của ngành giáo dục cũng như của nhà trường về Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, Điều lệ trường ... nói riêng chưa cao.
- Do bản tính nóng nảy, thiếu kiềm chế nên cô Th... đã có hành vi mắng mỏ, đánh
và phạt em Trần Văn....
- Là một giáo viên ai cũng mong muốn học sinh mình tiến bộ nhưng do em Trần
Văn... không lo học lại hay mất trật tự. Cô Th... thì chưa có kinh nghiệm nhiều trong xử
lý và giáo dục học sinh nên kết quả giáo dục đi ngược lại.
Về phía học sinh, gia đình học sinh:
- Bản thân em Trần Văn... chưa có ý thức phấn đấu, lười học, thường xuyên không
làm bài tập về nhà, trong lớp lại hay nghịch ngợm, gây ảnh hưởng đến việc học tập của cả
lớp.
- Không hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh, cha mẹ còn giao phó trách
nhiệm giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm


- Công tác phối hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục học sinh chưa thật tốt.
1.

Hậu quả:

2.1. Đối với nhà trường và giáo viên:
- Việc giáo viên dùng tập đánh học sinh, chửi bớ, la mắng phạt quì một học sinh
là đã vi phạm vào những điều giáo viên không được làm được quy định tại khoản 1, Điều
35 trong Điều lệ trường THCS và khoản 1, Điều 75 trong Luật Giáo dục; vi phạm Điều
14 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngoài ra còn gây tổn thương về thể
xác cũng như tinh thần của em Trần Văn.... Hiệu quả giáo dục không đạt, mục tiêu giáo

dục hoàn toàn bị phá vỡ.
- Việc làm của cô Th... đã gây ra sự bất bình trong cha mẹ học sinh, tạo dư luận
không tốt về phương pháp giáo dục của giáo viên, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của
giáo viên và của nhà trường.
- Việc tố cáo của ông Trần Văn... đã tạo sự chú ý của dư luận, gây ảnh hưởng đến
uy tín của nhà trường cũng như ngành giáo dục của địa phương.
2.2. Đối với học sinh:
Hành vi của cô Th... khi đánh đầu học sinh, bắt quì gối và dùng những lời chửi
mắng nặng nề làm tổn thương đến tinh thần cũng như thể xác của em Trần Văn.... Hậu
quả của việc làm này là em Trần Văn... cảm thấy xấu hổ với bạn bè và không còn muốn
đi học. Có khả năng xẩy ra những hậu quả đáng tiếc sau:
- Ân sẽ phản kháng lại có lời lẽ không đúng đối với giáo viên không vi phạm đạo
đức của người học sinh, em se nghỉ học tính tình càng trở nên bướng bỉnh, phản kháng lại
các nội dung giáo dục, càng ngày càng lì lợm, khó bảo. Nếu để lâu ngày, em thường làm
ngược lại với các chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học.
- Vì độ tuổi này em luôn muốn làm người lớn, muốn chứng tỏ với các bạn nhất là
các bạn khác giới nên vì xấu hổ trước bạn bè và mọi người xung quanh nên em Ân dễ trở
nên rụt rè, không tự tin, lâu ngày có thể trở nên trầm cảm, bỏ học.
Với những hậu quả trên chúng ta thấy rằng sẽ hoàn toàn trái ngược lại những mục
tiêu giáo dục.
IV. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP:


Giải pháp 1: Xử lí đúng theo trình tự Giải quyết tố cáo theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý như Luật Giáo dục; Luật Bảo vệ và chăm sóc và
giáo dục trẻ em; Điều lệ trường THCS; Thông tư 07/2014/TT-TTCP ra ngày 31 tháng 10
năm 2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;...
Ưu điểm: Nếu giải quyết theo đúng quy định thì sẽ đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật và cũng tạo điều kiện cho cô Th... thấy rõ những khuyết điểm để sửa chữa.

Đồng thời qua việc xử lý của Hiệu trưởng sẽ có tác dụng răn đe đối với đội ngũ giáo viên
để họ làm công tác giáo dục đảm bảo tuân theo pháp luật. Xử lý theo pháp luật sẽ đảm
bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh và của giáo viên, từ đó tạo ra sự đồng
tình và tin tưởng của phụ huynh vào sự lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường, họ yên tâm
hơn khi cho con mình học tại trường.
Khuyết điểm: Làm đúng quy trình, gây dư luận không tốt đến uy tín của giáo viên
và nhà trường, làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe đến người bị tố cáo.
Giải pháp 2: Xử lí nội bộ
- Mời cô Th... trao đổi những nội dung sai phạm của cô với Ban giám hiệu.
- Tổ chức cuộc họp BGH, Ban liên tịch, Hội đồng Sư phạm nhà trường để chỉ rõ
các sai phạm, góp ý, phê bình cô Th... trước tập thể giáo viên của trường, có hình thức xử
lý là: Kiểm điểm trước tập thể và Không xét thi đua trong năm
Ưu điểm: Phân tích cho cô Th... thấy được các sai phạm để cô tự rút kinh nghiệm
thực hiện tốt hơn công tác giáo dục học sinh.
Khuyết điểm: Phải giải quyết chưa tận gốc rễ bức xúc của cha mẹ học sinh,; chưa
giải quyết tố cáo theo trình tự quy định của pháp luật.
Giải pháp 3: Tổ chức hoà giải
BGH nhà trường phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cho mời cô Th... cùng gia
đình học sinh em Trần Văn... lên để hòa giải, sau đó vẫn để em học ở lớp cũ.
Ưu điểm: Trong trường hợp hòa giải được thì vấn đề được giải quyết nhanh chóng,
nhẹ nhàng.


Khuyết điểm:Khả năng không thành cao vì ông Trần Văn... đã làm đơn Tố trước
những hành vi không đúng đạo đức giáo viên của cô Th... Giải quyết theo cách này
không có tính răng đe giáo viên
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐỀ RA
Qua 3 phương án đã trình bày ở trên chúng tôi chọn phương án 1 làm phương án
để giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo chúng tôi là tốt nhất, khả thi nhất.
Giải quyết này có tình có lý nhất. Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này Ông

Trần Văn... rất hài lòng và cô Th... sẽ nhận thấy được khuyết điểm của mình, nhận thấy
được năng lực xử lý học sinh của mình còn nhiều khiếm khuyết và kịp thời chấn chỉnh
hành vi sai trái của bản thân mình. Đồng thời giáo viên trong trường cũng nghiêm khắc
rút ra bài học cho bản thân.
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
1.1. Tiếp nhận tố cáo:
Vì Đơn tố cáo của ông Trần Văn... đủ điều kiện pháp lý.Và hình thức tố cáo là
bằng văn bản.
1.2. Phân loại đơn và xử lý thông tin tố cáo:
Với nội dung đơn rõ ràng đây là đơn tố cáo của cha mẹ học sinh đối với hành vi vi
phạm đạo đức nhà giáo của cô Cao Hoài Th...
1.3. Kiểm tra điều kiện thụ lí:
Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lí cô Th... nên tiến hành ra quyết định thụ lý
giải quyết tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
2.1. Thụ lí giải quyết tố cáo; Xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
a/ Thụ lí giải quyết tố cáo:
Hiệu trưởng là người ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo. Do nội dung tố
cáo có ảnh hưởng lớn đến nhà trường và mang tính nhạy cảm nên trong quyết định thụ lí
phải có nội dung thành lập tổ xác minh tố cáogồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,
Chủtịch Công đoàn, thành viên trong Ban Thanh tra nhân dân, Tổ trưởng chuyên môn ...
b/ Thông báo việc thụ lí tố cáo:


Trong thời hạn mười ngày sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Hiệu trưởng ra thông báo
bằng văn bản cho cô Cao Hoai Th... và ông Trần Văn... biết về thời điểm thụ lý tố cáo và
các nội dung tố cáo được thụ lí .
Gửi thông báo yêu cầu ông Trần Văn..., cô Cao Hoài Th... và một số người có liên
quan cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo khi tổ xác minh
yêu cầu hợp tác.

c/ Yêu cầu ông Trần Văn... và cô Th... cung cấp các thông tin và bằng chứng liên
quan đến nội dung tố cáo. Việc yêu cầu được thực hiện bằng văn bản theo mẫu qui định
2.2. Xác minh nội dung tố cáo.
Khi tiến hành xác minh nội dung tố cáo, Hiệu trưởng cần thực hiện đúng trình tự
xác minh cụ thể như sau:
a. Xây dựng kế hoạch xác minh: Kế hoạch xác minh do tổ trưởng tổ xác minh lập
và chỉ đạo thực hiện gồm đầy đủ các nội dung theo qui định.
b. Thông báo quyết định thành lập tổ xác minh và giao cho người bị tố cáo là cô
Thu.
c. Thu thập, xử lý thông tin, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
Tổ xác minh thực hiện một số biện pháp xác minh như: thu thập các thông tin, gặp
mặt đối thoại trực tiếp em Trần Văn... và những người có liên quan. Ngoài ra còn có thể
lấy thông tin ở các học sinh khác trong lớp 6A 1 (; lấy thông tin, bằng chứng từ nhiều
nguồn khác nhau. Kiểm tra, đối chiếu các thông tin để làm rõ độ chính xác các nội dung
trong đơn tố cáo.
d. Đối thoại trực tiếp với ông Trần Văn... (người tố cáo) và cô Cao Hoài Th...
(người bị tố cáo): Tổ xác minh yêu cầu cô Th... giải trình bằng văn bản về những nội
dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo, nội
dung giải trình. Đối với ông Trần Văn..., tổ xác minh làm rõ những thông tin, bằng chứng
liên quan đến nội dung trong đơn tố cáo. Tất cả nội dung làm việc với người tố cáo và
người bị tố cáo đều được viết vào biên bản và có chữ kí của những người tham gia làm
việc theo đúng quy định ( theo mẫu số 11-TTr).
e. Báo cáo kết quả xác minh: ( theo mẫu số 10-TTr) Hiệu trưởng tổ chức họp tổ
xác minh để phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh tính đúng,
sai của nội dung tố cáo. Các thành viên phải thảo luận, đóng góp ý kiến để kết luận về nội
dung tố cáo và kết quả xử lý tố cáobằng văn bản kết quả xác minh gồm các nội dung
chính sau:


- Nội dung trong đơn tố cáo của ông Trần Văn... là đúng sự thật: cô Th... đã vi

phạm đạo đức nhà giáo vì có hành vi xúc phạm nhân phẩm và xâm phạm thân thể học
sinh ( có các thông tin, nhân chứng, bằng chứng cụ thể để chứng minh).
- Nội dung báo cáo giải trình của của cô Th... về các nội dung bị tố cáo không
thuyết phục, không có minh chứng, chứng cứ để bác bỏ các nội dung bị tố cáo có trong
đơn.
- Phân tích đánh giá các minh chứng về nội dung sự việc theo tố cáo của ông Trần
Văn....
- Nhận xét về mức độ hành vi vi phạm của cô Th....
- Đánh giá ảnh hưởng về tâm lí và thể xác của em Trần Văn... sau sự việc trên.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Ở nội dung này cần tiến hành các công việc sau:
- Ban hành kết luận về nội dung tố cáo (theo mẫu số 16-TC). Kết luận phải có các
nội dung sau:
- Nội dung tố cáo theo đơn của ông Trần Văn...;
- Kết quả xác minh nội dung tố cáo: đúng sự thật, nội dung giải trình của người
bịtố cáo không có bằng chứng, minh chứng để thuyết phục hành vi của mình là không vi
phạm;
- Kết luận việc tố cáo là đúng sự thật;
- Biện pháp xử lí kỉ luật theo thẩm quyền.
Trong trường hợp này sẽ căn cứ vào các nội dung sau để đưa ra hình thức kỷ luật
đối với cô Th...:
Một là, căn cứ các văn bản pháp luật : Cô Cao Hoài Th... đã vi phạm khoản 1,
Điều 35 trong Điều lệ trường THCS; vi phạm khoản 1, Điều 75 trong Luật Giáo dục ra
ngày 14 tháng 6 năm 2005; vi phạm Điều 14 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em ra ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Hai là, căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ
luật đối với viên chức;
Ba là căn cứ hồ sơ, tình hình thực tế vi phạm và hậu quả của sự việc, qua ý kiến
phân tích và thống nhất của các thành viên trong Hội đồng, Hiệu trưởng ra quyết định
kỷ luật với hình thức khiển trách đối với cô Th....

Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Nội dung tố cáo của ông Trần Văn... thuộc thẩm quyền xử lý của Hiệu trưởng nên
tôi ban hành thông báo kết quả giải quyết tố cáo (Mẫu 19 – TC).


Căn cứ vào dự thảo kết luận, văn bản giải trình của người bị tố cáo và các tài liệu
có liên quan, hiệu trưởng ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý kỷ luật đối với
người bị tố cáo:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kí kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý
hình vi vi phạm bị tố cáo đối với cô Cao Hoài Th..., Hiệu trưởng đã công khai kết luận
nội dung tố cáo, kết luận xử lí hành vi vi phạm của cô Th... trong cuộc họp toàn thể nhà
trường đồng thời niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân của trường về kết quả giải
quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Nhà trường thông báo kết luận
nội dung tố cáo, quyết định xử lí hành vi vi phạm bị tố cáo cho ông Trần Văn ... và đề
nghị ông thực hiện đúng theo quy định (Xóa ảnh).
Bước 6: Lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo:
Hiệu trưởng có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo.
1. Mở hồ sơ giải quyết tố cáo: Thời điểm mở hồ sơ là ngày tổ xác minh được
thành lập.
2. Thu thập phân loại văn bản, lập mục lục để quản lý: Hồ sơ giải quyết tố cáo
bao gồm:
- Đơn tố cáo ghi rõ nội dung tố cáo;
- Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;
- Biên bản xác minh, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình
giải quyết;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo do tổ xác minh tiến hành xác minh;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;

- Các tài liệu khác có liên quan…
3. Đóng hồ sơ tố cáo: Thời điểm đóng hồ sơ là ngày thực hiện xong việc công
khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lí hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết
quả giải quyết tố cáo cho ông Trần Văn....
Trên đây là các bước trong quy trình giải quyết tố cáo. Sau đó, Hiệu trưởng có thể
làm thêm các công việc như sau để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải
quyết tố cáo:
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo:


- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, Thông tư, Nghị
định và các văn bản dưới luật, về nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, xử lý tình huống sư
phạm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân viên.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các văn bản luật và thông tư... về giáo dục và
giải quyết các tình huống sư phạm; Từ đó giáo viên vận dụng những sáng kiến kinh
nghiệm hay về xử lí các tình huống sư phạm tương tự để giáo viên có kỹ năng xử lý tốt
các tình huống sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;
2. Đối với nhà trường:
- Thực hiện nghiêm túc việc triển khai, hướng dẫn kịp thời các văn bản về pháp
luật như Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Thanh tra, Điều lệ trường Tiểu học,… để
giáo viên thực hiện nghiêm túc;
- Tăng cường công tác kiểm tra giám xác, phát hiện xử lý nghiêm những hành vi
sai phạm
3. Đối giáo viên trong nhà trường:
- Nghiêm túc tìm hiểu và thực hiện theo đúng điều lệ trường học, thực hiện tốt các
thông tư... Đặc biệt chú ý trau dồi tư cách, phẩm chất đạo đức của từng ca nhân.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là những kỹ năng xử lý các tình
huống sư phạm.



C. KẾT LUẬN
Ngày nay, theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có nhiều
thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên, đặc biệt là ở học sinh sa
sút rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục, chửi bậy, không vâng lời cha mẹ, thầy
cô; đánh nhau, trốn học …; học sinh thiếu những kĩ năng sống cơ bản; tư tưởng lệch lạc ,
sống không có lý tưởng . Đạo đức , lối sống, tư tưởng của học sinh ngày càng đi xuống
bởi nhiều lý do nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế thị trường làm cho mọi người
trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên
đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi, giáo dục nhân cách cho con cái trong gia
đình. Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa tìm ra những giải pháp tốt có hiệu quả trong việc
giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã hội ngày càng phát triển và thay đổi như
hiện nay.
Điều đó đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ,
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong ngành Giáo dục.
Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục, giáo viên sẽ gặp rất nhiều áp lực và phải xử
lí nhiều tình huống sư phạm đòi hỏi sự xử lý khéo léo để đạt được mục tiêu giáo dục.
Ngược lại, nếu giáo viên xử lí các tình huống bằng các phương pháp tiêu cực như: trút
giận, đánh đập, mắng mỏ, xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể học sinh thì sẽ gây ra
những bức xúc dẫn đến việc tố cáo, khiếu nại, phản ánh,...
Qua đó, mỗi giáo viên cần có kỹ năng xử lí các tình huống một cách đúng đắn,
đảm bảo tính sư phạm, cần phải thận trọng vàcó khả năng nắm bắt vấn đề, xử lý tình
huống nhanh nhạy, chính xác, có khả năng chủ động đề xuất biện pháp giải quyết có hiệu
quả các vấn đề phát sinh.Thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu, tập hợp một cách có hệ
thống các văn bản luật về khiếu nại tố cáo, các văn bản luật có liên quan đến ngành giáo
dục. Ngoài ra, mỗi người luôn có ý thức thường xuyên học tập, trau dồi, rèn luyện về tư
cách đạo đức cũng như về chuyên môn, nghiệp vụ để thật sự xứng đáng đứng trên bục
giảng để truyền thụ kiến thức cũng như giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Việc xử lí nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật cũng sẽ góp phần cảnh
tỉnh được đội ngũ giáo viên thực hiện công tác giáo dục đúng phương pháp, tuân thủ theo

pháp luật. Việc giải quyết tố cáo đúng luật có tác dụng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản


lý và góp phần chấn chỉnh phương pháp giáo dục tiêu cực của giáo viên đối với học sinh;
tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh và xã hội đối với ngành giáo dục.
Một điều quan trọng là cần phải làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. Cần tránh tình trạng
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, ở trường giáo dục một đằng, về nhà cha mẹ học sinh
làm một nẻo. Có khi sự không hiểu ý nhau dẫn đến những sai lầm trong phương pháp
giáo dục, từ đó dẫn đến tình trạng tố cáo, khiếu nại, phản ánh,...gây phức tạp thêm tình
hình../
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1./ Thực hiện Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 quy định về tố cáo và giải quyết tố
cáo.
2./ Thực hiện Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3 thang 10 năm 2012 của chính
phủ quy định chi tiết một số điều của luật tố cáo.
3./ Thông tư số 06/2013 ngày 30/09/2013 của thanh tra Chính phủ quy định xử lý
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.tư số 07/2014 ngày 31/10/2014 của Thanh tra
Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo
4./ Thông tư Số: 12/2011/TT-BGDĐ ngày 28/03/12014 của Bộ giáo dục và đào
tạo Ban hành điều lệ trường THCS
5./ Thực hiện theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 04 năm
2008 về việc Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
6./ Học viện Quản lý giáo dục - Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh (2015), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.



×