Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Báo cáo Thực tập Quá trình Thiết bị Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 47 trang )

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Kĩ thuật Hóa Học
BỘ MÔN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ

Báo cáo Thực tập

Quá trình & Thiết bị
Tại Công ty-nhà máy: Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn
(từ ngày: 09/07/2018 đến ngày 03/08/2018 )
CB.NMHD:
Thầy (Cô) phụ trách: Nguyễn Thị Như Ngọc
Sinh viên

MSSV

Lớp

Phan Thị Tuyết Mai

1611980

HC16CHC

Nguyễn Thị Mến

1611999

HC16CHC

Lê Ái Nguyên


1612275

HC16CHC

Phạm Khánh Nguyên

1612299

HC16HLY

Mai Đào Tây Nguyên

1612278

HC16SH

Phạm Thành Nguyên

1612301

HC16MB1

Bùi Thị Quách Nhã

1612327

HC16MB1

Nguyễn Vũ Đức Nhân


1612364

HC16KTHC

Hồ Thanh Nhật

1612380

HC16KTHC

Đặng Thảo Nhi

1612410

HC16HLY

Năm học: 2017-2018

1


LỜI CẢM ƠN
Nhóm sinh viên Khoa Kĩ thuật Hóa Học trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG TPHCM,
thực tập từ ngày 09/07-03/08/2018 tại Xí nghiệp Nhựa Sài Gòn chúng em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến quý công ty.
Có được kết quả sau lần thực tập thực tế thành công và bổ ích này, trước hết chúng em xin
chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn và Xí nghiệp Nhựa Sài Gòn
đã tạo mọi điều kiện cho chúng em. Xin cảm ơn chú Hải – quản đốc xí nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ và hướng dẫn chúng em học hỏi, đáp ứng mục tiêu thực tập của chúng em, cũng như
toàn thể cán bộ, nhân viên quý công ty trong suốt thời gian thực tập ở đây.

Chúng em cũng xin được cảm ơn trường Đại học Bách Khoa, khoa Kĩ thuật Hóa học, Bộ môn
Quá trình và thiết bị đã hỗ trợ, tạo điều kiện để chúng em có được kỳ thực tập. Xin chân thành
cám ơn cô Nguyễn Thị Như Ngọc – giảng viên trực tiếp hướng dẫn, đã góp ý, nhận xét và
chỉnh sửa để chúng em hoàn thành tốt báo cáo môn học.
Chỉ trong thời gian thực tập ngắn nhưng chúng em có cơ hội quý báu tìm hiểu về ngành công
nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, là những sản phẩm thông dụng được sử dụng rộng rãi
trong đời sống. Bên cạnh đó còn may mắn được tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với các máy
móc cũng như quy trình công nghệ, nhằm thực tế hóa và bổ sung thêm những kiến thức lý
thuyết mà chúng em đã được học trên giảng đường Đại học, áp dụng những kiến thức ấy vào
thực tiễn là như thế nào.
Với thời gian ngắn, kiến thức còn hạn hẹp, mặc dù chúng em đã cố gắng nhưng chắc chắn sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo. Kính mong
quý công ty và bộ môn cũng như quý thầy cô thông cảm và góp ý cho chúng em, để chúng em
hoàn thành tốt được môn học.
Lời cuối cùng, để tỏ lòng biết ơn chúng em xin kính chúc quý công ty ngày càng thành công
hơn trong sản xuất và kinh doanh và trở thành nơi học hỏi bổ ích cho các thế hệ sinh viên đến
đây thực tập. Chúc sức khỏe quý Ban lãnh đạo, toàn thể các cô chú anh chị cán bộ, công nhân
viên của công ty, cùng quý thầy cô.
Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng.

2


Trường ĐH Bách Khoa TPHCM

Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn

Khoa Kỹ thuật Hóa học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi: _Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
_ Ban chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học
Tôi tên là: ................................................................................................................................
Chức vụ: .................................................................................................................................
Tôi xác nhận nhóm sinh viên đã thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn từ ngày
09/07/2018 đến 03/08/2018
Dưới đây là những nhận xét của tôi đối với nhóm sinh viên đã thực tập tại công ty của chúng
tôi trong thời gian trên:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Xác nhận của Đơn vị

Ngày…….Tháng…..Năm……

(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)

(Người hướng dẫn thực tập tại đơn vị ký tên)

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


7

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

8

1.1. Lịch sử thành lập và phát triển
1.1.1. Giới thiệu
1.1.2. Các giai đoạn phát triển

8
8
8

1.2. Cơ cấu bố trí và tổ chức nhân sự

9

1.3. Địa điểm xây dựng
1.3.1. Trụ sở chính và văn phòng giao dịch
1.3.2. Xí nghiệp sản xuất

10
10
10

1.4. Thành tựu của công ty
1.4.1. Những thành tựu của công ty
1.4.2. Vị thế của công ty hiện nay


10
10
10

1.5. Mục tiêu chất lượng tiến hành trong năm 2018 của công ty

10

1.6. An toàn lao động, an toàn thiết bị và phòng cháy chữa cháy
1.6.1. An toàn lao động
1.6.2. An toàn thiết bị
1.6.3. Phòng cháy chữa cháy

11
11
11
12

1.7. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp
1.7.1. Xử lý khí – nước thải
1.7.2. Vệ sinh công nghiệp

12
12
12

PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

13


2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Nguyên liệu chính
2.1.2. Nguyên liệu phụ
2.1.3 Khả năng thay thế nguyên liệu

13
13
15
17

2.2. Các dạng năng lượng sử dụng và thiết bị hỗ trợ sản xuất
2.2.1. Các dạng năng lượng sử dụng
2.2.2. Thiết bị hỗ trợ sản xuất

18
18
18

2.3. Các sản phẩm chính – phụ của đơn vị sản xuất (ĐVSX)

19

2.4. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc

20

PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ( QTCN )

21


3.1. Sơ đồ khối của QTCN chung

21

3.2. Trình bày quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (sản phẩm Ly nhựa)
3.2.1. Nhập liệu
3.2.2. Quá trình ép phun
3.2.3. Quá trình hoàn tất sản phẩm:

22
22
22
23

3.3. Sự cố và cách khắc phục của từng khâu – công đoạn trong QTCN

23

4


3.4. Phân biệt QTCN đối với từng loại sản phẩm
PHẦN IV: THIẾT BỊ - MÁY MÓC

24
26

4.1. Máy ép phun LGH-550N
4.1.1. Giới thiệu

4.1.2. Thông số kĩ thuật máy LGH 550
4.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tưng bộ phận thiết bị
4.1.4. Nguyên tắc vận hành

26
26
26
26
35

4.2. Hệ thống thiết bị phụ trợ
4.2.1. Tháp giải nhiệt nước
4.2.2. Máy nén khí
4.2.3. Máy nghiền, cắt, băm phế liệu
4.2.4. Máy trộn
4.2.5. Thiết bị làm lạnh nước

37
37
41
42
44
45

PHẦN V: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

46

5.1. Nhận xét
5.1.1. Tổ chức nhân sự

5.1.2. Bố trí nhà xưởng và máy móc thiết bị
5.1.4. Nguyên liệu
5.1.5. Sản phẩm
5.1.6. Môi trường

46
46
46
46
46
47

5.2. Kiến nghị

47

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty .............................................................................................................. 9
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy ............................................................................................................ 9
Hình 1.3: Quy định an toàn lao động .................................................................................................... 11
Hình 1.4: Quy định phòng cháy chữa cháy ........................................................................................... 12
Hình 1.5: Vệ sinh công nghiệp .............................................................................................................. 12
Hình 2.1:InnoPlus HD2208J ................................................................................................................. 14
Hình 2.2:Titanvene™ HD5740UA ....................................................................................................... 14
Hình 2.3: Nhựa PP ................................................................................................................................ 15
Hình 2.4: Nhựa ABS ............................................................................................................................. 15
Hình 2.5: Bột đá .................................................................................................................................... 16
Hình 2.6: Các loại bột màu.................................................................................................................... 16
Hình 2.7: Chất hóa dẻo.......................................................................................................................... 17
Hình 2.8: Dầu phân tán ......................................................................................................................... 17

Hình 2.9: Xe nâng ................................................................................................................................. 18
Hình 2.10: Cẩu ...................................................................................................................................... 18
Hình 2.11: Nâng tay .............................................................................................................................. 18
Hình 2.12: Xe tải ................................................................................................................................... 18
Hình 2.13: Nhựa công nghiệp ............................................................................................................... 19
Hình 2.14: Nhựa gia dụng ..................................................................................................................... 19

5


Hình 2.15: Nhựa giao thông công chánh ............................................................................................... 19
Hình 2.16: Nhựa môi trường ................................................................................................................. 19
Hình 2.17: Các sản phẩm khác .............................................................................................................. 19
Hình 4.1: Cấu tạo máy ép phun ............................................................................................................. 26
Hình 4.2: Cấu tạo hệ thống kẹp ............................................................................................................. 27
Hình 4.3: Cơ cấu khuỷu ........................................................................................................................ 27
Hình 4.4: Xylanh thủy lực ..................................................................................................................... 27
Hình 4.5: Tấm di động .......................................................................................................................... 28
Hình 4.6: Tấm cố định........................................................................................................................... 28
Hình 4.7: Hệ thống phun ....................................................................................................................... 31
Hình 4.8: Băng gia nhiệt ....................................................................................................................... 31
Hình 4.9: Cấu tạo bên ngoài trục vít ..................................................................................................... 32
Hình 4.10: Cấu tạo bên trong trục vít .................................................................................................... 32
Hình 4.11: Bộ bồi tụ hở ......................................................................................................................... 33
Hình 4.12: Vị trí vòi phun trong hệ thống phun .................................................................................... 33
Hình 4.13: Cấu tạo vòi phun ................................................................................................................. 33
Hình 4.14: Hệ thống hỗ trợ máy ép phun .............................................................................................. 34
Hình 4.15: Hệ thống điều khiển ............................................................................................................ 34
Hình 4.16: Các công tắc hành trình trên máy ép phun .......................................................................... 35
Hình 4.17: Tháp giải nhiệt nước............................................................................................................ 37

Hình 4.18: Cấu tạo tháp giải nhiệt nước................................................................................................ 38
Hình 4.19: Nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt nước .......................................................................... 39
Hình 4.20: Máy nén khí một cấp Jucai AV1208S................................................................................. 41
Hình 4.21: Máy nghiền dao, cắt, băm phế liệu...................................................................................... 42
Hình 4.22: Cấu tạo máy nghiền dao, cắt, băm phế liệu ......................................................................... 42
Hình 4.23: Máy trộn .............................................................................................................................. 44
Hình 4.24: Máy làm lạnh nước.............................................................................................................. 45

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân biệt các loại nhựa ......................................................................................................... 15
Bảng 3.1: Nhiệt độ các vùng gia nhiệt .................................................................................................. 23
Bảng 3.2: Áp suất bơm keo ................................................................................................................... 23
Bảng 3.3: Sự cố và cách khắc phục của từng khâu – công đoạn. .......................................................... 24
Bảng 4.1: Thông số kĩ thuật của máy LGH 550 .................................................................................... 26
Bảng 4.2: Thông số kĩ thuật tháp LBC 80............................................................................................. 38
Bảng 4.3: Các lỗi thường gặp và cách khắc phục ................................................................................. 41

6


LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đang trên con đường hội nhập quốc tế, các hiệp định thương mại và các tổ chức thương
mại trong khu vực và trên thế giới đang được hình thành và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa
đang phát triển mạnh, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đang xem thị trường Việt Nam là
thị trường lớn rất có tiềm năng phát triển trên từng lĩnh vực. Trong xu thế toàn thế giới và trong
nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải từng bước khẳng định được vị thế và thương hiệu
của mình, trước hết là ở thị trường trong nước với các lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong
đó ngành công nghiệp nhựa của Việt Nam đóng vai trò là một ngành đang phát triển mạnh.
Tháng 7/2011, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký ban hành quyết định số 2992/QĐ-BCT phê

duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với
mục tiêu phát triển ngành nhựa Việt Nam bền vững và trở thành ngành kinh tế mạnh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa những năm gần đây, công ty Cổ phần Nhựa
Sài Gòn với hình mẫu là sản phẩm nhựa sản xuất theo tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng
cao” đã có vị thế quan trọng đối với thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt huyết với nghề, thông thạo công việc và môi
trường làm việc thân thiện đã đưa công ty ngày càng phát triển cạnh tranh với những lĩnh vực
đặc thù trong xã hội như giao thông công chánh, môi trường y tế, công nghiệp,… góp phần đẩy
ngành nhựa Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Nhựa Sài Gòn đã trở thành thương hiệu mạnh trong ngành Nhựa
Việt Nam. Với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và sản xuất theo tiêu chí “Hàng
Việt Nam chất lượng cao” đã tạo nên uy tín và thương hiệu nổi bật của Nhựa Sài Gòn trên thị
trường. Người tiêu dùng đã nhiều năm liền bình chọn và trao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” cho sản phẩm của công ty.

7


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển
1.1.1. Giới thiệu
Tên Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SÀI GÒN
Tên Tiếng Anh: SAIGON PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY
Tên gọi tắt: SAPLAST
Tên giao dịch: NHỰA SÀI GÒN
Vốn điều lệ của công ty: 86.392.080.000 VNĐ
Mã số thuế: 0300766500
Trụ sở chính: 242 Trần Phú, P9, Q5, TPHCM
Điện thoại: (84-8) 830 4977-835 5083-835 9999-835 3895-830 7407.
Fax: (84-8) 835 3845.

Email:
Website:
Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn phát triển và lớn mạnh qua các giai đoạn từ xí nghiệp Nhựa
Quốc doanh nhựa 7 (thành lập năm 1989), sau đó được chuyển thành công ty Nhựa Sài Gòn
(1992) đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong ngành nhựa Việt Nam với nhiều sản phẩm
chất lượng như: nhựa công nghiệp (pallet nhựa, thùng container, thùng thủy hải sản), nhựa gia
dụng (kệ, ghế, giường, rổ), nhựa môi trường (thùng rác, nhựa dẻo, thùng rác nhựa composite),
sản phẩm phục vụ giao thông công chánh, xe đẩy hàng, hạt nhựa tái sinh và một số sản phẩm
khác,…
Cùng với một tập thể đoàn kết và gắn bó, năng lực và kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm.
Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn luôn thực hiện tốt mọi nội dung cam kết với khách hàng. Các
sản phẩm của Nhựa Sài Gòn ngày càng có uy tín cao trên thị trường Việt Nam cũng như ở một
số quốc gia khác nhờ vào hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Chính vì thế người tiêu
dùng Việt Nam liên tục nhiều năm liền đã bình chọn và trao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” cho các sản phẩm công ty.
Mục tiêu hành động của công ty “ Được phục vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn- sản phẩm với
chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý với mẫu mã kiểu dáng ngày càng phong phú và tiện
dụng” đã cho thấy sự nhiệt huyết trong phục vụ khách hàng và đáp lại sự tín nhiệm từ khách
hàng của công ty.
1.1.2. Các giai đoạn phát triển
Tiền thân là Xí nghiệp Quốc doanh Nhựa 7 được thành lập vào tháng 4 năm 1989 tại số 379 tại
đường Phạm Văn Chí, Quận 6, TP.HCM
Đổi tên thành Công ty Nhựa Sài Gòn theo quyết định số 188/QĐ – UB ngày 09 tháng 12 năm
1992 của UBND TPHCM.
Chuyển thành Công ty Nhựa Sài Gòn theo QĐ số 5732/QĐ – UB ngày 31 tháng 12 năm 2003.
Năm 2004 đầu tư xây dựng Công ty TNHH SAPLAST VIENTIANE tại thủ đô Vientiane, Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

8



1.2. Cơ cấu bố trí và tổ chức nhân sự

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty


Xí nghiệp sản xuất
BAN GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

Ban kế hoạch
vật tư

Ban tổ chức
hành chính

Ban kỹ thuật

Bảo vệ
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy

9

Ban quản lý chất
lượng


1.3. Địa điểm xây dựng
1.3.1. Trụ sở chính và văn phòng giao dịch
- Trụ sở chính
Địa chỉ: 242 Trần Phú, P9, Q5, TPHCM - Diện tích mặt bằng: 996 m2

Điện thoại: (84-8) 830 4977-835 5083-835 9999-835 3895-830 7407 - Fax: (84-8) 835 3845
- Công ty con: CÔNG TY TNHH SAPLAST VIENTIANE
Địa chỉ: Km7 Bản Nahe, Mương Sikhottabong, Thủ đô Vientiane, CHDCND Lào
Người đại diện: Ông Huỳnh Tấn Phước - Giám Đốc công ty - Điện thoại: 008562099961884
- Chi nhánh tại Cần Thơ
Địa chỉ: 60 QL1A – KV02 – P.Ba Láng – Q.Cái Răng - TP Cần Thơ
Người đại diện: Ông Trần Hữu Trung - Giám đốc chi nhanh - Điện thoại: 07103527117
- Trung tâm trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm Điện thoại: 38358999 – 38304977
Địa chỉ: 242 Trần Phú, Phường 9, Quận 5, TPHCM
Người đại diện: Bà Hồ Thu Nguyệt - Cửa hàng trưởng - Điện thoại: 0938845511
- Cửa hàng Lũy Bán Bích Điện thoại: 39615859 – 0989103992
Địa chỉ: 40 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TPHCM
Người đại diện: Bà Lê Thị Hồng Hoa - Cửa hàng trưởng - Điện thoại: 0989103992
1.3.2. Xí nghiệp sản xuất
Qui mô Xí nghiệp Nhựa Sài Gòn gồm một xưởng sản xuất chính và các hệ thống kho bãi với:
-

9 máy ép phun gồm: 1 máy 4000, 1 máy RMP3000, 1 máy 1400, 1 máy FCS1300, 1
máy LGH650, 1 máy LGH550, 1 máy 240, 1 máy 130.
Một số hệ thống và thiết bị phụ trợ khác như: hệ thống tháp giải nhiệt nước, máy trộn
màu, máy băm phế liệu, thiết bị làm lạnh,….

Xí nghiệp còn có kho chứa các sản phẩm vừa xuất xưởng và các sản phẩm chờ gia công, cănteen, phòng nghỉ cho cán bộ công nhân viên, khu văn phòng, hội trường, phòng họp,….
1.4. Thành tựu của công ty
1.4.1. Những thành tựu của công ty
- Giải thưởng cúp vàng sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2013
- Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam
- Các phong trào thi đua đoàn cấp quận, cấp thành.
- Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và Hàng Việt Nam Chất lượng cao,
và nhiều thành tựu khác

-

1.4.2. Vị thế của công ty hiện nay
Sản phẩm nhựa Sài Gòn có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, bên cạnh đó công ty
còn xuất khẩu các sản phẩm đặc thù cho các nước châu Âu, châu Á, Úc,…
Nhựa Sài Gòn là doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất các sản phẩm phục vụ cho giao
thông công chính, cung cấp các sản phẩm đặc trưng cho ngành môi trường, ngành y tế…

1.5. Mục tiêu chất lượng tiến hành trong năm 2018 của công ty
Nhằm thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015. Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn xây dựng mục
tiêu chất lượng và môi trường 2018 với các chỉ tiêu sau:
-

-

Tổng doanh thu và thu nhập khác: 85 tỷ đồng, trong đó:
+ Doanh thu sản xuất chính: 75 tỷ đồng.
+ Doanh thu và thu nhập khác: 10 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế: 8,5 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên: 7.000.000đ/người/tháng
10


-

Tiết giảm 5% chi phí văn phòng so với năm 2017
Tỉ lệ giao, mua hàng trễ: 3%
Lượng nước hao hụt trong sinh hoạt và sản xuất: 9m3/ngày đêm
Các chỉ tiêu: không khí, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, nước thải đạt chuẩn qui định.

Điện năng tiêu thụ: 1,3KWh/Kg sản phẩm
Tỉ lệ hao hụt: 0.3%
Tỉ lệ phế phẩm: 4%
Tỉ lệ kế hoạch sản xuất trễ hạn: 3%

1.6. An toàn lao động, an toàn thiết bị và phòng cháy chữa cháy
1.6.1. An toàn lao động
Tất cả công nhân phải mặc đồ lao động, đi giày bảo hộ. Đối với công nhân làm việc trong môi
trường có hóa chất phải có găng tay, khẩu trang và đồ cách ly chuyên dụng, trong trường hợp
cần thiết phải đeo dụng cụ lọc khí.
Công nhân nữ phải để tóc gọn gàng.
Chấp hành nghiêm túc các nội quy bảo vệ. Khi chưa có ý kiến của lãnh đạo không được cho
phép người lạ hay người không phận sự vào khu vực sản xuất.
Khi vận hành máy phải mặc quần áo bảo hộ lao động, trang phục đầu tóc gọn gàng, chân mang
giày dép có ma sát tốt để tránh hiện tượng rò rỉ điện và trơn trượt. Người không có nhiệm vụ
không được vận hành máy.
Không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc. Không rời vị trí, đùa giỡn trong lúc làm việc.
Thận trọng khi làm việc tại các bộ phận nguy hiểm như: khuôn ép, máy,… là những bộ phận
có nhiệt độ cao.
Khi có sự cố phải báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng
đến người xung quanh và không làm thiệt hại tài sản của công ty.

Hình 1.3: Quy định an toàn lao động
1.6.2. An toàn thiết bị
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong khu vực sản xuất, theo dõi tình trạng máy móc,
phát hiện kịp các hư hỏng bất thường. Khi có sự cố phải dừng máy và báo ngay cho phòng kĩ
thuật, không được tự ý sửa chữa khi chưa được hướng dẫn trước đó.
Không sửa chữa các dụng cụ điện khi đang có điện áp. Trong trường hợp phải sửa chữa trong lúc
máy đang vận hành phải điều chỉnh tốc độ máy ở mức thấp nhất và có ít nhất hai người xử lý.
Trước khi sửa chữa phải tắt máy hoàn toàn, ngắt cầu dao tổng và treo bảng cấm mở máy. Sau

khi sửa chữa kết thúc phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị rồi mới khởi động máy.
11


Khi hết giờ làm việc phải tiến hành vệ sinh máy và khu vực sản xuất. Kiểm tra toàn bộ hệ thống
điện. Từng cá nhân phải nhắc nhở lẫn nhau nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về nguyên tắc mở
máy, vận hành máy và tắt máy, an toàn sản xuất.
1.6.3. Phòng cháy chữa cháy
PCCC là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, kể cả khách hàng
đến liên hệ công tác.
Cấm không được sử dụng điện, nấu ăn, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, nơi cấm lửa. Không
để các chất dễ cháy gần cầu chì, cầu dao, táp lô và chồng lên đường dây điện, không cắm trực
tiếp dây điện vào ổ cắm.
Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho gọn gàng sạch sẽ, xếp theo từng loại có khoảng cách xa với
tường để tiện cho việc kiểm tra và cứu chữa cần thiết.
Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy khi cần thiết, không được sử dụng
vào mục đích khác.
Hết giờ làm, bảo vệ phải kiểm tra an toàn PCCC, điện, nước an toàn trong công ty.
1.7. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp
1.7.1. Xử lý khí – nước thải
Khí thải: Khí thải được thải trực tiếp ra không khí theo ống khói sau khi được rửa bụi bằng
nước. Bụi được thu gom, quét dọn mỗi ngày.
Nước thải: Nguồn nước thải bao gồm nước rửa, nước sinh hoạt, vệ sinh và nước dùng giải nhiệt.
Nước dùng giải nhiệt khuôn và thiết bị được dùng tuần hoàn trong hệ thống. Nước rửa, nước
sinh hoạt được thải ra ngoài theo hệ thống nước thải của thành phố.
Hệ thống xử lý nước nhiễm phèn: Hệ thống xử lý theo nguyên tắc dùng NaOH rắn để làm sạch
các ion sắt đồng thời nâng pH của nước. Sau thời gian lắng nước sau lắng được đưa vào hệ
thống lọc rồi vào bể chứa nước sau xử lý.
1.7.2. Vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh, thu dọn rác thải của xí nghiệp cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định

của xí nghiệp.
Trước khi tiến hành làm sạch phải chuyển tất cả thiết bị, dụng cụ không cần thiết đến nơi khác,
ngắt hệ thống điện. Tuy nhiên đối với các loại máy móc, thiết bị cồng kềnh, có kích thước lớn,
nặng không thể di chuyển thì có thể để lại tại chỗ.

Hình 1.4: Quy định phòng cháy chữa cháy

Hình 1.5: Vệ sinh công nghiệp

12


PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Nguyên liệu chính
2.1.1.1. Nhựa High Density Polyethylene (HDPE)
Khái niệm
HPDE là một loại nhựa chứa hàm lượng cao Polyethylene (PE). HDPE được trùng hợp
ở áp suất thấp (2-8 MPa), nhiệt độ 130-175 oC với dung môi là hexane và xyclohexane,
xúc tác là phức chất xyclopentadiene trên clorua kim loại chuyển tiếp. Phản ứng trùng
hợp tiến hành trong dung dịch và polyethylene hòa tan trong dung môi.
Tính chất
Về tính chất vật lý, HDPE có tỷ trọng nằm trong khoảng từ 0.941 – 0.965 g/cm3, nhiệt
độ nóng chảy khoảng 120 °C. Do mạch PE không phân nhánh nên hạt nhựa HDPE có
bề ngoài bóng láng. Hạt nguyên chất có màu trắng đục. Độ kết tinh và độ bền kéo cao.
Về tính chất hóa học, HDPE có những tính chất của một hydrocarbon không no như
không tác dụng với acid, kiềm, dung dịch thuốc tím và nước brom.
Ở nhiệt độ cao hơn 70oC, HDPE hòa tan kém trong các dung môi như toluene, xilene,
aminacetat, tricloethylene, dầu thông, dầu khoáng,… Dù ở nhiệt độ cao, HDPE cũng
không thể hòa tan trong nước, các loại rượu béo, aceton, ether ethylic, glycerin và các

loại dầu thảo mộc, có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó có thể hấp thụ và
giữ mùi trong bản thân bao bì. Cũng chính mùi này có thể được hấp thụ bởi thực phẩm
được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Ứng dụng
Do các tính chất trên nên HDPE thường được dùng làm vỏ bọc dây điện, bọc hàng hóa,
áo mưa, chai lọ, các thiết bị nhựa dùng trong ngành hóa học. Ngoài ra nhờ tính chất dẻo
dai và chịu lực, độ bền vật liệu vượt trội, HDPE còn được sử dụng làm các loại thùng
chứa, pallet, ứng dụng nhiều trong cấp thoát nước, ống chịu nhiệt & hóa chất.…
Có 2 loại hạt nhựa HDPE đang được sử dụng tại nhà máy hiện nay
- InnoPlus HD2208J
Hạt nhựa InnoPlus HD2208J của công ty PTT Chemical được nhập khẩu từ Thái Lan
nổi tiếng với chất lượng hạt nhựa tốt nhất. InnoPlus HD2208J có tỉ trọng 0.962 g/cm3
(ASTM D1505), chỉ số nóng chảy (190oC, 2.16 kg) là 3.7 g/10 min (ASTM D1238),
nhiệt độ nóng chảy là 131oC (ASTM D2117). Loại nhựa này có bổ sung phụ gia chống
tia UV nên thường được dùng làm thùng chứa, pallet…
- Titanvene™ HD5740UA
Hạt nhựa Titanvene™ HD5740UA của công ty PT. Lotte Chemical Titan Nusantara
được nhập khẩu từ Indonesia. Đây là hạt nhựa có khả năng chịu tác động mạnh của thời
tiết, độ bền cao, chịu va đập cao (đặc biệt là ở nhiệt độ thấp) do đó loại nhựa này được
dùng để làm thùng rác lớn sử dụng ngoài trời. Titanvene™ HD5740UA có tỉ trọng 0.955
13


g/cm3 (ISO 1183 Method D), chỉ số nóng chảy (190oC, 2.16 kg) là 4.0 g/10 min (ISO
1133 Condition 4), nhiệt độ nóng chảy là 132oC (ISO 3146 Method C

Hình 2.2:Titanvene™ HD5740UA

Hình 2.1:InnoPlus HD2208J
2.1.1.2. Nhựa Polypropylene (PP)

Khái niệm

Nhựa PP là một loại nhựa nhiệt dẻo có tính ứng dụng cao. PP được trùng hợp ở 80oC,
áp suất 4,5 MPa trong 1,5 giờ với xúc tác TiCl4.
Tính chất
PP thường có tỷ trọng nằm trong khoảng từ 0.885 – 0.905 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là
132 – 149 oC, chịu được nhiệt độ thấp nhất là -18oC.
Do mạch PP có phân nhánh nên ta thấy hạt nhựa PP không có độ bóng láng mà bề mặt
hơi nhám hơn so với HDPE. PP có tính cứng vững hơn PE, không dẻo như PE, không
bị kéo giãn dài như PE.
Ứng dụng
Có hai loại nhựa là PP đục và PP trong (còn gọi là PP kiếng). PP đục thường được dùng
làm tủ, ghế đẩu, còn PP trong thường được dùng làm bọc đựng thực phẩm. Ngoài các
vật dụng thường ngày, PP còn được dùng làm bao bì chứa thực phẩm nhờ có tính chống
thấm tốt và khả năng in ấn cao, màng PP cũng không gây độc đối với người sử dụng.
Nguyên liệu đang sử dụng tại nhà máy là Moplen EP332K của hãng LyondellBasell
được sản xuất bởi công ty Al Waha Petrochemical tại Saudi Arabia. Đây là loại nhựa
đồng trùng hợp, chịu được va đập, loại này được biết đến với sự cân bằng tối ưu giữa
độ cứng và độ bền dai với độ ổn định chống lão hóa do nhiệt. Những ứng dụng tiềm
năng bao gồm đúc phun đồ gia dụng, đồ chơi, thùng chứa. Moplen EP332K có tỉ trọng
0.9 g/cm3 (ASTM D 792), chảy số chảy (230oC, 2.16 kg) là 5.0 g/10 min (ASTM D
1238).
2.1.1.3. Nhựa Acrylonitrile Butadiene Styrene (ABS)
Khái niệm
Nhựa ABS là một loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng để làm các sản phẩm nhẹ nhưng có
khả năng chịu lực. ABS được trùng hợp từ 3 loại monomer: Acrylonitrile, Butadiene,
Styrene với tỷ lệ có thể thay đổi.
Tính chất

14



Tính chất đặc trưng của ABS là độ cứng và chịu va đập tốt nhờ sự kết hợp từ 3 loại
monomer. Hạt nhựa ABS có độ bóng láng, tùy theo tỷ lệ phối trộn của 3 loại monomer
mà độ đục có thể khác nhau. ABS là loại nhựa nhiệt dẻo dễ gia công, vì phân tử ABS
rất cồng kềnh nên ngay ở nhiệt độ gia công thấp cũng dễ dàng bị bẻ gãy.
Ứng dụng
ABS được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống.
làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh, làm một số chi tiết máy của xe hơi, xe máy, làm thùng
chứa, bao bì đặc biệt, mũ bảo hiểm, phím máy tính, vỏ điện thoại …
Hạt nhựa ABS nhà máy sử dụng là loại ABS HI121H sản xuất bởi công ty LG Chem tại
Hàn Quốc. ABS HI121H có tỷ trọng 1.04 g/cm3 (ASTM D792), chỉ số chảy (220oC,
10kg) là 23 g/10 min (ASTM D1238). Loại nhựa này được sử dụng để sản xuất các chi
tiết cứng và chịu lực như vỏ nhựa của nón bảo hiểm, khung tủ.

Hình 2.3: Nhựa PP

Hình 2.4: Nhựa ABS

2.1.1.4. Phân biệt các loại nhựa
CÁCH NHẬN BIẾT
Loại nhựa

Đốt mẫu nhựa

Tỉ trọng so với
nước
Cắt đuôi sản phẩm
Độ bóng láng


HDPE
PP
Ngọn lửa màu
Ngọn lửa màu xanh,
vàng, trên đỉnh
trên đỉnh ngọn lửa
ngọn lửa có màu
có màu vàng
xanh
Không có mùi khét
Không có mùi khét Khi chảy nhỏ giọt
Khi chảy nhỏ giọt
xuống ngọn lửa thì
xuống ngọn lửa thì ngọn lửa tắt ngay
vẫn cháy tiếp
Có mùi như sáp
Có mùi như sáp
nến và một phần
nến
mùi của dầu hỏa
Thấp hơn so với
Thấp hơn so với
nước nên nổi lơ
nước nên nổi lơ
lửng khi thả vào
lửng khi thả vào
nước
nước
Tại vị trí cắt thì
Tại vị trí cắt là

cùng màu với sản
màu trắng hoàn
phẩm
toàn
Bóng láng
Nhám
Bảng 2.1: Phân biệt các loại nhựa
15

ABS

Có mùi khét và
khói đen
Khi cháy không bị
nhỏ giọt
Có mùi như cao su
khi đốt

Cao hơn so với
nước nên chìm khi
thả vào nước

Bóng láng


2.1.2. Nguyên liệu phụ
2.1.2.1. Bột đá/ Chất tăng cứng ( CaCO3 – Calcium Carbonate )
Khái niệm
Thành phần gồm có CaCO3 (tỉ trọng là 2.3 g/cm3) có
trộn TiO2 (tỉ trọng là 4.252 g/cm3), tỉ lệ trộn với nguyên

liệu chính là 100kg nguyên liệu (gồm có hạt nhựa nguyên
chất và màu) và 1kg bột đá.
Hình 2.5: Bột đá

Vai trò

Đối với polyolefin (PP/PE) CaCO3 kết tinh và CaCO3 phủ bề mặt được sử dụng làm
chất khử thành phần acid dư trong hỗn hợp nguyên liệu gia công, làm tăng độ sáng, bền
màu sản phẩm, cải thiện điểm cháy, giúp cho độ phân tán trong chất nhựa được tốt hơn,
chống ăn mòn thiết bị gia công và có tác dụng bôi trơn. Chất tăng cứng (chất kết tinh)
sẽ giúp sản phẩm định hình nhanh, điều này làm cho sản phẩm trong hơn, không bị cong
vênh và méo mó. Chất tăng cứng còn giúp chu kỳ ép được giảm xuống, tăng được hiệu
suất sản xuất, giảm giá thành.
2.1.2.2. Bột và Masterbatch
Bột màu: màu được sử dụng trong quá trình pha trộn nguyên liệu, lượng màu sử dụng tùy theo
nhu cầu và màu sắc của khách hàng. Thường sử dụng các dạng màu sau:





Trắng (TiO2): được sử dụng hầu hết trong các quá trình sản xuất trừ các sản
phẩm trong suốt. Ngoài tạo trắng nó còn được sử dụng làm màu nền và độ
phủ cho các loại màu khác. Hiệu Ti-pure, mã R-996, nguồn gốc: Đài Loan
Xanh lá: Hiệu OMNICOLOR PB GREEN DS80873-00, nguồn gốc: Tân
Hùng Cơ, Việt Nam
Xanh dương: Hiệu ER, nguồn gốc: Singapore, Ấn Độ
Vàng (Fe): Hiệu 80897 , Cam: Hiệu RS229601; 3B0941, nguồn gốc: Tân
Hùng Cơ, Việt Nam


Hình 2.6: Các loại bột màu
Masterbatch: Hạt nhựa màu Masterbatch là hạt màu cô đặc được sử dụng như một phụ gia tạo
màu cho nhựa. Nó có tác dụng tạo màu và trộn để ra màu đúng yêu cầu của khách hàng. Hạt
nhựa màu Masterbatch được sản xuất từ hạt nhựa (PP/PE) trộn với bột màu, chất độn CaCO3
và các chất phụ gia thích hợp (30% bột màu, 20% phụ gia, 50% nhựa nền).
Ưu điểm của việc sử dụng hạt màu so với bột màu là hạt màu sẽ giúp phân tán màu đều hơn và
tránh được tình trạng lốm đốm màu gây ra khuyết tật trên sản phẩm. Ngoài ra, sử dụng màu hạt
còn giúp làm sạch môi trường hơn so với màu bột bởi vì màu bột có tỉ trọng nhẹ do đó dễ dàng
phân tán vào không khí thành bụi màu, gây ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe đối với con người.
Sử dụng Masterbatch sẽ làm giảm nguy cơ làm bẩn máy móc, thiết bị gia công. Do bột màu và
các chất phụ gia đã phân tán đều trong Masterbatch nên hiệu quả sử dụng màu sẽ đạt được mức
tối đa, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, giá thành của hạt màu khá cao và tỉ lệ sử dụng cũng
cao gấp 10 lần so với bột màu.
16


2.1.2.3. Chất hóa dẻo (DOP)
Khái niệm
Chất hóa dẻo là những chất khi cho vào vật liệu làm
tăng độ mềm dẻo của vật liệu. Chất hóa dẻo được sử
dụng nhiều khi gia công các vật liệu polymer. Hàm
lượng các chất hóa dẻo thường từ 35-50%. Chất hóa
dẻo thường là ester của các hợp chất hữu cơ như DBP
– Dibutyl Phthalate, DOP – Dioctyl Phthalate, DIOP –
Hình 2.7: Chất hóa dẻo
Diizooctyl Phthalate,…
DOP là một loại Phthalate có tên thương mại là
PALATINOL AH, tên hóa học là dioctyl phtalat, công thức hóa học là C24H38O4, là chất
lỏng khan, trong suốt, gần như không màu, mùi khó nhận biết được, tan trong các loại
dung môi hữu cơ thông thường, hầu như không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy là

216oC.
Vai trò
Chất hóa dẻo làm tăng sự kết dính của màu và nguyên liệu trong quá trình khuấy trộn,
nhưng sử dụng hạn chế vì không lợi cho thiết bị, gây hỏng hóc do thủy lực.
Chất hóa dẻo cải thiện sự hóa dẻo, tăng sự thuận lợi trong quá trình chảy nhựa nguyên
liệu vào khuôn và tạo độ dẻo cần thiết cho thiết bị
2.1.2.4. Dầu phân tán (DO) và các chất phụ gia khác
Dầu phân tán có tác dụng phân tán đều hạt nhựa và màu bột trong quá trình trộn, giúp tăng độ
kết dính màu.
Ngành sản xuất nhựa sử dụng một số loại chất phụ gia sau:
+
+
+
+
+

Chất kháng UV
Chất chống lão hóa
Chất tăng trong PP/PE
Chất khử mùi, tẩy trùng
Chất chống dính

+
+
+
+
+
+

Chất tách khuôn

Chất chống tĩnh điện
Chất kháng cháy
Chất trợ gia công
Chất chống đọng sương
Chất hóa dẻo

Hình 2.8: Dầu phân tán
2.1.3 Khả năng thay thế nguyên liệu
Khả năng thay thế nguyên liệu là vấn đề được công ty đặt lên hàng đầu nhưng phải được cân
nhắc theo từng thời điểm, dựa vào giá thành và chất lượng của từng loại nguyên liệu.
Thứ nhất, công ty tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau để tránh tình trạng bị động khi thiếu hụt
nguyên liệu, ví dụ khi nhà cung ứng tại Malaysia đóng cửa thì công ty sẽ thay thế nhập từ

17


Singapore hay các Vương quốc Tiểu Ả Rập. Do đó việc linh động trong việc tìm đối tác cung
ứng nguyên liệu là hết sức quan trọng.
Thứ hai, công ty chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các mã nguyên liệu khác mang tính chất tương
đương và có thể thay thế được.
Ngoài ra, mặt hạn chế lớn nhất của vấn để thay thế nguyên liệu đối với ngành nhựa và hóa dầu
nói chung, hầu hết các nguồn nguyên liệu hiện nay đều nhập từ nước ngoài do không tự sản
xuất trong nước được. Vì vậy, nguồn nguyên liệu sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung ứng cũng như
lượng dầu mỏ trên toàn thế giới (giá dầu thô tăng thì giá hạt nhựa nguyên liệu cũng tăng).
2.2. Các dạng năng lượng sử dụng và thiết bị hỗ trợ sản xuất
2.2.1. Các dạng năng lượng sử dụng
Điện: Xí nghiệp sử dụng nguồn năng lượng chủ yếu là điện. Nguồn điện được lấy trực tiếp từ
mạng lưới điện quốc gia.
+ Nguồn điện cung cấp cho xí nghiệp gồm các nguồn: 560kVA, 250kVA, 1000kVA.
Trong khuôn viên xí nghiệp có trạm biến thế riêng để cung cấp điện.

+ Tổn hao điện trung bình được tính toán toàn xí nghiệp là 1,4kWh/kg sản phẩm.
Nước: Xí nghiệp sử dụng nguồn nước từ Công ty cấp thoát nước thành phố.
Dầu: Xí nghiệp sử dụng dầu thủy lực dùng trong máy ép phun. Ngoài ra còn sử dụng dầu DO,
xăng để hoạt động các loại máy móc, phương tiện hỗ trợ như xe nâng, …
2.2.2. Thiết bị hỗ trợ sản xuất

Hình 2.9: Xe nâng

Hình 2.10: Cẩu

Hình 2.11: Nâng tay

Hình 2.12: Xe tải

18


2.3. Các sản phẩm chính – phụ của đơn vị sản xuất (ĐVSX)

Hình 2.13: Nhựa công nghiệp

Hình 2.14: Nhựa gia dụng

Hình 2.15: Nhựa giao thông công chánh

Hình 2.16: Nhựa môi trường

Hình 2.17: Các sản phẩm khác

19



2.4. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc

Hệ thống tháp giải nhiệt

Máy
nghiền,
cắt,
băm

Dao
cắt

Máy
trộn
Máy ép
phun

Máy
làm lạnh
nước

Phế
phẩm

Máy nén
khí

Sản

phẩm

Kho chứa nguyên liệu

Hình 2.18: Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc xí nghiệp

20


PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ( QTCN )
3.1. Sơ đồ khối của QTCN chung
Nguyên liệu
Phụ gia

Phế liệu

Trộn

Ép phun sản phẩm

Nghiền (cưa,
băm ) phế
phẩm

Lấy sản phẩm

Không đạt
Kiểm tra
Đạt
Xử lí bề mặt in


Không đạt
Kiểm tra
Đạt
Sản phẩm

Hình 2.19: Sơ đồ quy trình ép phun nhựa nhiệt dẻo

21


3.2. Trình bày quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (sản phẩm Ly nhựa)
3.2.1. Nhập liệu
Hạt nhựa PP, nhập khẩu từ Ả Rập và có thể tận dụng phế phẩm trong quá trình sản xuất được
đưa vào máy cắt để cắt nhỏ lại, sau đó được đưa vào máy băm để cắt nhỏ ra thành mảnh có kích
thước 3 – 4 mm.
Masterbatch mã màu GP phối trộn với nhựa theo tỉ lệ 137g/100kg nhựa
Nguyên liệu là nhựa ở dạng hạt sau khi được phối trộn sẽ được đóng gói dưới dạng bao tải
(25kg) và vận chuyển đến khu vực sản xuất.
3.2.2. Quá trình ép phun
Hạt nhựa, phế liệu cùng các phụ gia sau khi trộn đều ở thiết bị trộn được đưa vào phễu nạp liệu
rồi xuống trục vít. Hệ thống thủy lực làm cho trục vít quay đưa nguyên liệu từ phễu nạp qua
các vùng của điện trở cấp nhiệt. Dưới tác dụng nhiệt của điện trở và nhiệt nội ma sát nguyên
liệu từ dạng hạt sẽ được nung nóng chảy ra dạng lỏng. Trên trục vít được chia làm 3 vùng chính:
vùng nhập liệu, vùng nhựa hóa, vùng định lượng.
-

Vùng nhập nhiệu: Ở gần phễu nạp liệu, nhựa hóa và định hướng trục vít quay chuyển
khối vật liệu về phía trước đồng thời gia nhiệt cho hỗn hợp nguyên liệu.
Vùng nhựa hóa: Ở giữa vít, tiếp tục gia nhiệt và ép nén nguyên liệu lỏng, đưa nguyên

liệu về phía trước.
Vùng định lượng: Dùng để xác định chính xác khối lượng nguyên liệu cần chuyển vào
khuôn.

Trong giai đoạn nhập liệu, nhựa hóa và định hướng, trục vít quay chuyển khối vật liệu qua các
giai đoạn trên cho đến khi lượng nhựa được chuyển vào khuôn là đủ. Trong quá trình đúc sản
phẩm trục vít chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của xy lanh bơm thủy lực. Quá trình đúc sản
phẩm bao gồm các giai đoạn sau:
-

-

-

Giai đoạn làm đầy: Gồm hai giai đoạn điền đầy và giải nén:
+ Giai đoạn điền đầy: Ở giai đoạn này áp suất nhựa trong khuôn thấp nên nhựa
chảy tự do, vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình nhựa chảy vào khuôn.
+ Giai đoạn nén: Giai đoạn này áp suất cao và nhựa bị nén chặt
Giai đoạn duy trì áp: giai đoạn này nhằm để sản phẩm trong khuôn định hình.
+ Giai đoạn lấy nhựa: nhựa hóa hai vùng nguyên liệu và nhựa hóa một vùng
nguyên liệu.
+ Khi vít lùi chậm lại thì hai vùng nguyên liệu sẽ nhập lại thành một vùng nguyên
liệu, với mục đích không tạo bọt cho sản phẩm.
+ Thông số sản phẩm là tốc độ quay của vít, tốc độ lấy nhựa:
 Tốc độ quá chậm thì thời gian lưu trú của nhựa trong xy lanh dài sẽ bị
giảm cấp
 Tốc độ nhanh thì nhựa hóa không đồng đều.
Giai đoạn làm nguội:
+ Giai đoạn này xảy ra khi vật liệu chảy vào khuôn đến khi mở khuôn lấy sản
phẩm, có thể xem là quá trình đẳng tích – khối lượng riêng của vật liệu không

đổi. Khi nhiệt độ giảm tương ứng với áp suất giảm.
+ Thông số ảnh hưởng đến quá trình này là tốc độ làm nguội:
 Tốc độ làm nguội tăng thì làm cho kích thước hạt giảm.
 Làm nguội nhanh thì khí không thoát ra được làm cho nén khí, bên cạnh
đó làm cho bề mặt nguội nhanh nhưng bên trong nguội chậm.

22


+ Quá trình làm nguội được tiến hành song song trong quá trình định hình sản
phẩm. Khi thời gian làm nguội đã đủ, khuôn mở, lấy sản phẩm ra ngoài. Khuôn
đóng lại để tiếp tục cho chu kỳ tiếp theo.
Vùng

1

2

3

4

5

6

7

8


Nhiệt
độ (℃)

195

200

195

195

190

190

190

190

Nhiệt dầu: 50 ℃
Bảng 3.1: Nhiệt độ các vùng gia nhiệt
Bơm keo

Áp lực (kg/cm2)

Lần 1

90

Lần 2


85

Lần 3

85

Bảng 3.2: Áp suất bơm keo
3.2.3. Quá trình hoàn tất sản phẩm:
Sản phẩm sau khi ép được công nhân cắt bỏ bavia và đuôi keo đồng thời kiểm tra sơ bộ chất
lượng sản phẩm như: hình dáng, trọng lượng, màu sắc, khuyết tật,… và đem đi xử lý bề mặt
(nếu có).
Sản phẩm nếu không đạt yêu cầu sẽ được cưa, nghiền, băm nhỏ. Sau khi băm phế liệu sẽ được
sàng lọc qua lưới (dưới 10 li) rồi đem phối trộn với nguyên liệu nhựa cùng phụ gia ở công đoạn
trộn phối liệu.
Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được chuyển vào kho và được kiểm tra chất lượng:
-

Ngoại quan:
+ Màu sắc phải đạt so với mẫu chuẩn được duyệt trước khi sản xuất hàng loạt.
+ Trọng lượng sản phẩm phải đạt trong dung sai cho phép.
+ Kiểm tra bavia và các khuyết tật bề mặt của sản phẩm.
+ Kiểm tra logo, in ấn.
- Tiêu chuẩn kĩ thuật: thử độ bền va đập bằng cách thả sản phẩm từ độ cao 20cm, sau 3
lần thả mà không xuất hiện vết rạn, không bị biến dạng thì đạt yêu cầu.
3.3. Sự cố và cách khắc phục của từng khâu – công đoạn trong QTCN
Cách khắc phục
Khuyết tật
Mô tả
Nguyên nhân

- Ứng suất trượt cao - Tăng nhiệt độ chảy
Bề mặt
hình thành các lớp, sự và giảm tốc độ phun
bong ra/ Bề mặt bị tách
tương hợp giữa các lớp - Tránh các chất bẩn và
không
thành lớp mỏng,
- Có chất bẩn không dùng masterbatch phù
bằng
vảy
tương hợp với nhựa hợp
phẳng
nhiệt dẻo
Bọt khí hình Trong suốt quá trình - Giảm sự mất mát áp
thành trên bề điền khuôn, không khí suất trong trục vít,
Bọt khí
mặt hoặc trong được giữ lại trong sản giảm lực ép bằng cách
lòng sản phẩm
phẩm, gần vùng bề mặt giảm nhiệt độ

23


- Kiểm tra thiết kế và
điều kiện van thoát khí

Co rút

Co rút tập trung tại vùng
Tạo ra các chuỗi chứa vật liệu, quá trình

lõm trên bề mặt làm nguội mà không bù
sản phẩm ép.
lại được bằng áp suất
duy trì.

- Tránh các vùng có bề
dày khác biệt lớn và tập
trung nhiều vật liệu.
- Kiểm tra nhiệt độ.
- Cài áp suất duy trì,
thời gian giữ áp và
vùng đệm tương ứng.

Khi lớp da ngoài đủ dày - Kiểm tra nhiệt độ, áp
Thường không để hấp thu được ứng suất, thời gian lưu.
thể thấy nếu vật suất co rút. Lớp nhựa - Tăng kích thước cổng
liệu không trong trong lõi co lại hình phun tại các vùng dày
Các lỗ nhỏ
suốt, khi cắt ra thành các lỗ tại vùng và tăng đường kính
có các khe lỗ nhỏ nhựa còn dẻo.
cuống phun và cổng
trong sản phẩm. Xảy ra khi thời gian làm phun.
nguội đủ lâu.
- Nhiệt độ chảy, nhiệt độ - Tăng nhiệt độ chảy,
Các gân trên bề
khuôn, tốc độ phun thấp. nhiệt độ khuôn và tốc
mặt xuất hiện
- Do nhựa nóng chảy và độ trục vít.
theo chiều dòng
làm lạnh quá nhanh ở bề - Mở rộng các đường

Bề mặt bị chảy, phần lớn là
mặt khuôn cản trở dòng dẫn nhựa và tối ưu
vân
ở gần cuối dòng
chảy, các dòng chảy hình dạng khuôn.
chảy có hình
- Giảm chiều dòng
không đồng nhất.
dạng giống như
- Các lớp nhựa không chảy bằng cách thêm
vân tay.
vào cuống phun.
tiếp xúc tốt với khuôn.
Bảng 3.3: Sự cố và cách khắc phục của từng khâu – công đoạn.
3.4. Phân biệt QTCN đối với từng loại sản phẩm
Nguyên liệu, phụ gia, phế liệu: tùy theo từng loại sản phẩm ta sử dụng loại nhựa và phối trộn
với tỷ lệ khác nhau. Ví dụ:
- Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất 1 mẻ Pallet SG1210N:
+ 4 bao nhựa HDPE mới x 25kg/bao
+ 1/3 bao nhựa phế liệu cùng loại nhựa, cùng màu với sản phẩm x 25kg/bao
+ 280g bột màu mã 908
+ 5g chất phụ gia (TiO2) mã 9580
+ 0.35 lít dầu DO để phân tán màu
- Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất 15 mẻ ly nhựa
+ 4 bao nhựa mã 348 mới x 25kg/bao
+ 137g bột màu mã GP
Phun ép sản phẩm: sử dụng các loại máy ép phun khác nhau đối với yêu cầu, tính chất của từng
loại sản phẩm khác nhau.
STT
Sản phẩm

Máy ép phun Trọng lượng/ đơn vị (kg)
1

Thân thùng rác 140

3000

5.85

2

Pallet SG1210

3000

11.6

3

Ly nhựa

550

1.2

Bảng 3.4: Một số loại máy ép phun
24


Giải nhiệt sản phẩm: Tùy vào loại nhựa sử dụng mà có cách giải nhiệt khác nhau, sử dụng

nhiều nhất là nước. Nước được bơm từ bể chứa vào tháp giải nhiệt sau đó được đưa vào máy
làm lạnh (nhiệt độ của nước khoảng 7-12 oC) rồi bơm vào máy ép phun để giải nhiệt sản phẩm
và dầu. Tùy vào yêu cầu sản phẩm, có thể sử dụng nước nóng lạnh khác nhau. Cụ thể đối với
các sản phẩm được làm từ nhựa ABS hay các sản phẩm có bề mặt bóng loáng thì cần dùng nước
nóng để giải nhiệt. Các sản phẩm bình thường khác thì sử dụng nước ở nhiệt độ bình thường để
giải nhiệt. Khi cần đẩy nhanh quá trình sản xuất, có thể sử dụng nước lạnh hơn để giải nhiệt,
tuy nhiên cần chú ý đến những ảnh hưởng để tránh gây ra các lỗi trên sản phẩm.

25


×