Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo luật doanh nghiệp 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.77 KB, 28 trang )

Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

MỤC LỤC:
MỤC LỤC:......................................................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU:.......................................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài:.....................................................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG:....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CỔ ĐÔNG....4
1.1 Lịch sử hình thành quyền tiếp cận thông tin......................................................................4
1.2 Khái niệm về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông..........................................................5
1.2.1 Quyền tiếp cận thông tin là gì ?..................................................................................5
1.2.2 Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông........................................................................6
1.3. Đặc điểm quyền tiếp cận thông tin của cổ đông...............................................................6
1.3.1. Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là một điều kiện để thực hiện quyền con
người....................................................................................................................................6
1.3.2. Chủ thể tham gia tiếp cận thông tin...........................................................................6
1.3.3. Hình thức thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.......................................7
1.4. Các quy định hiện hành của luật doanh nghiệp về quyền tiếp cận thông tin của cổ
đông.........................................................................................................................................8
1.4.1. Phạm vi thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông..........................................9
1.4.2 Quản lý Nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.................................................................10
1.4.3 Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiêp 1999 về
quyền tiếp cận thông tin của cổ đông................................................................................13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA
CỔ ĐÔNG.................................................................................................................................15
2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp hiện hành:.15
2.1.1. Thành tựu đạt được..................................................................................................15


2.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại.......................................................................................16
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện...........................................................................................21
2.2.1. Xây dựng hệ thống Luật tiếp cận thông tin.............................................................22
2.2.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:.....................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................23
C. PHẦN KẾT LUẬN:..................................................................................................................25

Phan Thị Thùy

1


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới. Nhu
cầu hợp tác, đầu tư đã trở thành nhu cầu bất thiết. Bất cứ một nước nào muốn phát
triển nền kinh tế thì phải chú trọng đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư. Ở các
doanh nghiệp cũng vậy, các nhà đầu tư hay các cổ đông có vai trò quan trọng trong
sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mà họ luôn được các chủ doanh nghiệp
quan tâm, quyền và lợi ích của họ luôn được coi trọng.
Ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đã tham gia
vào sân chơi lớn đó là Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO ). Đã tạo nhiều điều
kiện phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cũng mang lại cho họ
không ít những khó khăn về cạnh tranh, kỹ thuật và đặc biệt là thiếu vốn đầu tư.
Do đó, giải pháp cho các doanh nghiệp trong nước là phải đoàn kết sát nhập vào
nhau tạo thành một công ty mạnh, hoặc lả phải thu hút được nhiều vốn đầu tư để có
điều kiện phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn ở nước ta đó
là quyền của các nhà đầu tư chưa được chú trọng hay quan tâm đúng mức. Trong

dó phải kể đến quyền được tiếp cận các thông tin của công ty như: tìm hiểu tình
hình hoạt động của công ty, tình hình tài chính…lại chưa được các chủ doanh
nghiệp quan tâm một cách đúng mức hoặc nếu có cùng chỉ là bề nổi của vấn đề.
Đều này vô tình đã làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, các cổ đông vào doanh
nghiệp mà mình đầu tư.
Đứng trước thực trạng như vậy Nhà nước ta cũng đã bước đầu quan tâm hơn
điến quyền lợi ích, đặc biệt là quền được tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư.
Đều đó được thể hiện qua viêc Nhà nước ta đã bước đầu đưa vấn đề này vào trong
luật doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư bảo vệ quyền lợi cho mình,
thúc đẩy họ đầu tư mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động kinh doanh trong nước.
Trước những vấn đề mang tính cấp bách và quan trọng trên, em xin chọn đề
tài “Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo luật doanh nghiệp 2005” để tiến
hành nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra được những giải pháp khắc phục.
Phan Thị Thùy

2


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

2. Phạm vi nghiên cứu:
Do quyền và lợi ích của các nhà đầu tư là một vấn đề tương đối rộng và
được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên việc tìm hiểu và phân tich
tương đối khó khăn. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu chỉ giới
hạn trong quyền tiếp cận thông tin của các cổ đông theo Luật doanh nghiệp Việt
Nam 2005 chứ chưa thể đi sâu vào phân tích tất cả các vấn đề. Đề tài chỉ đi sâu vào
phân tích và đánh giá các quy định của Luật doanh nghiêp về vấn đề quyền tiếp
cận thông tin của các cổ đông, thực trạng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông….
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp 2005,

thực trạng và giải pháp được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu có
liên quan, tổng hợp, phân tích, so sánh các tài liệu và đưa ra đánh giá.

Phan Thị Thùy

3


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

B. PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CỔ ĐÔNG

1.1 Lịch sử hình thành quyền tiếp cận thông tin.
* Trên thế giới.
Quyền tiếp cận thông tin nói chung hay quyền được thông tin là quyền cơ
bản của con người, đây không phải là khái niệm mới, mà đã xuất hiện trong Thời
kỳ Ánh sáng vào thế kỷ 18. Chính trong đạo Luật về tự do báo chí của Thuỵ Điển
được ban hành vào năm 1766 đã thiết lập nguyên tắc các hồ sơ của chính phủ phải
công khai cho công chúng và trao cho người dân quyền được yêu cầu tiếp cận các
văn bản của các cơ quan chính phủ. Trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp năm 1789 cũng đề cập tới nguyên tắc này.
* Ở Việt Nam.
Ở nước ta trải qua thời kỳ phong kiến kéo dài, chiến tranh liên miên và khi
nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời cũng vậy .Do đó mà khái niệm quyền tiếp cận
thông tin là một khái niệm còn khá là mới mẻ và chưa hề được biết đến. Mãi đến
hiến pháp 1992 thì quyền tiếp cận thông tin nói chung mới được nhắc đến như một
quyền công dân. Tuy nhiên, hiến pháp 1992 mới chỉ quy định về quyền tiếp cận

thông tin nói chung chứ chưa đề cập đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Tuy
nhiên trước nhu cầu cấp thiết của vấn đề này thì 1999 khi Luật doanh nghiệp đầu
tiên của Việt Nam ra đời, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông đã được quy định
trong chương 4_ công ty cổ phần ở điều 53, mới lần đầu tiên được đề cập tới. Sau
đó Luật doanh nghiêp 2005 một lần nữa tái khẳng định quyền tiếp cận thông tin
của cổ đông tại điều 79 Luật doanh nghiệp. Và để hoàn thiện các quy định pháp
luật về quyền tiếp cận thông tin thì Nghị định Số: 102/2010/NĐ-CP ngày
01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp liên
Phan Thị Thùy

4


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh
nghiệp. Đã quy định một số chế tài để bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông
đó là: Quyền được cung cấp thông tin về những người có liên quan và các giao
dịch của họ với công ty và quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty khi họ vi
phạm nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng theo quy định của Luật Doanh
nghiệp. Đã tạo ra một hành lang pháp lý để cổ đông thực hiện quyền tiếp cận thông
tin của mình.
1.2 Khái niệm về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
1.2.1 Quyền tiếp cận thông tin là gì ?
Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa một cách thống nhất về quyền tiếp cận
thông tin là gì. Vì vậy, trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quyền
tiếp cận thông tin. Do đó, theo tác giả tựu chung lại thì quyền tiếp cận thông tin là
một quyền cơ bản của con người, trong đó bao gồm: tự do tìm kiếm, nhận, quyền
tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp.
Như vậy, với cách hiểu trên thì quyền tiếp cận thông tin có nội dung hẹp và

để thực hiện quyền này, cá nhân có quyền tự do tìm kiếm; tự do tiếp nhận thông
tin.
Tự do tìm kiếm thông tin thể hiện tính chủ động hơn là bị động của mỗi cá
nhân để có được thông tin cần thiết mà cá nhân, công dân quan tâm. Cá nhân, công
dân có quyền yêu cầu, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm giữ thông tin
công, có nghĩa vụ cung cấp thông tin đó cho mình.
Tự do tiếp nhận thông tin : cá nhân, công dân được nhận thông tin qua các
kênh khác nhau (các phương tiện thông tin đại chúng như các loại hình báo chí) và
tránh nhiệm Nhà nước là thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin định kỳ mà Nhà
nước nắm giữ để cho công chúng biết, kể cả khi công dân không có yêu cầu.
Và thông tin được tiếp nhận ở dây là tin tức, dữ liệu có trong hồ sơ, tài liệu
do cơ quan nhà nước tạo ra hoặc nhận được trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình và đang được các cơ quan này nắm giữ.
Phan Thị Thùy

5


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

1.2.2 Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
Từ định nghĩa trên về quyền tiếp cận thông tin ta có thể hiểu quyền tiếp cận
thông tin của cổ đông là quyền của các cổ đông được tiếp cận những thông tin về
tình hình, hoạt động của công ty. Từ cách hiểu này ta có thể thấy đây là quyền
được trải rộng trên tất cả các mặt hoạt động của công ty và cũng không có sự phân
biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Nghĩa là dù là cổ đông thiểu số
hay cổ đông lớn thì đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được tiếp cận mọi thông
tin về tình hình, hoạt động của công ty. Đó là các quyền được quy định tại các
khoản 1 và khoản 2
1.3. Đặc điểm quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.

1.3.1. Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là một điều kiện để thực hiện
quyền con người.
Như đã nói quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là một bộ phận của quyền
tiếp cận thông tin. Quyền này đã được quy định cụ thể hóa ở điều 69 hiến pháp
1992, nên nó là một quyền mang tính hiến định. Do đó quyền tiếp cận thông tin
của cổ đông cũng được hiểu là một trong những quyền cơ bản của con người, mà
các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đáp ứng.
1.3.2. Chủ thể tham gia tiếp cận thông tin.
Nếu trong quyền tiếp cận thông tin, chủ thể tham gia quyền này là toàn thể
nhân dân. Thì ở quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thì chủ thể tham gia vao
quyền này đó là một chủ thể đặc biệt_ cổ đông.
Theo quy định tại khoản 11 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì “cổ đông là
người sở hữu ít nhất một cổ phần phát hành của công ty cổ phần”. Như vậy, cũng
xuất phát từ địa vị pháp lý là người đồng chủ sở hữu công ty, nhưng trong công ty
cổ phần thì người sở hữu phần vốn góp trong công ty lại được gọi là cổ đông chứ
không phải là thành viên góp vốn như trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây
cũng là khái niệm đặc trưng, duy nhất chỉ có ở loại hình doanh nghiệp công ty cổ
phần.
Phan Thị Thùy

6


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Ngoài ra theo khoản 1 điều 77 Luật doanh nghiệp số lượng cổ đông trong
công ty cổ phần tối thiểu là ba (03) và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông có
thể là tổ chức hoặc cá nhân và phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của
công ty. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để xác lập tư cách cổ đông của công ty cổ
phần, tổ chức, cá nhân phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện: (i) Tổ chức, cá nhân

phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần và (ii) những
thông tin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 Luật doanh nghiệp
2005 bao gồm: Họ, tên, địa chỉ thường chú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá
nhân; tên, địa chỉ thường chú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký
kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức, được công ty hoặc thành viên của Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán ghi đúng và đủ vào Sổ cổ đông của công ty. Như vậy,
theo các quy định của pháp luật hiện hành, cổ đông là người (tổ chức, cá nhân) sở
hữu cổ phần của công ty cổ phần và được đăng ký vào Sổ cổ đông của công ty.
1.3.3. Hình thức thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
Trước hết phải khẳng định cổ đông thực hiện quyền tiếp cận thông tin của
mình thông qua yêu cầu và đây là một yêu cầu mang tính chủ động, theo đó:
Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin, thông thường cổ đông có thể yêu cầu
cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu bằng lời nói qua điện thoại hoặc trực tiếp đến trụ sở cơ quan để
yêu cầu;
b) Yêu cầu bằng văn bản gửi qua mạng điện tử, đường bưu điện, fax hoặc
cách thức khác.
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt với
các nội dung chính sau đây:Tên, địa chỉ của cá nhân yêu cầu hoặc đại diện của tổ

Phan Thị Thùy

7


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

chức yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);Thông tin yêu cầu
được cung cấp; Hình thức cung cấp thông tin.

Và khi nhận được yêu cầu tiếp cận thông tin của cổ đông, thì doanh nghiêp
có thể thực hiện việc cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng một trong các hình thức
sau đây:
a) Trả lời trực tiếp bằng lời nói qua điện thoại hoặc trả lời trực tiếp tại trụ sở
cơ quan;
b) Người yêu cầu được đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp, trích dẫn
nội dung của hồ sơ, tài liệu;
c) Cung cấp thông tin qua mạng điện tử;
d) Cung cấp bản sao chép, bản chụp hồ sơ, tài liệu;
đ) Các hình thức hợp pháp khác.
1.4. Các quy định hiện hành của luật doanh nghiệp về quyền tiếp cận
thông tin của cổ đông.
Hiện nay, hành lang pháp lý cho việc tiếp cận thông tin của cổ đông ở Việt
Nam về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của các cổ đông tại các
doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 1999 đã đặt nền móng đầu tiên về các quy
định pháp lý bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Tiếp đó, Luật
doanh nghiệp 2005 một lần nữa tương đối an toàn cho các cổ đông có thể tiếp cận
thông tin tại các doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Ngoài ra, Nghị
định 102/20010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ
chức lại và giải thể doanh nghiệp là một cơ chê bảo đảm cho quyền tiếp cận thông
tin của cổ đông. Từ nhũng văn bản trên ta có thể khái quát thành những nội dung
cơ bản sau:
Phan Thị Thùy

8


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


1.4.1. Phạm vi thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
Căn cứ theo khoản 1 điều 79 luật doanh nghiệp 2005 thì các loại thông tin
mà cổ đông được tiếp cận bao gồm: Được xem xét, tra cứu và trích lục các thông
tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin
không chính xác; Xem xét, tra cứu và chích lục hoặc sao chụp Điêu lệ công ty, sổ
biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Ngoài ra, theo khoản 2 điều 79 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên
10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có quyền: Xem xét và trích lục số
biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và
hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm
soát.
Như vây, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp hiện
hành lả quyền của cổ đông công ty cổ phần và được quy định trong chương về
công ty cổ phần. Quyền này về cơ bản là quyền được xem xét, tra cứu và trích lục
các văn bản. Và phạm vi xem xet, tra cứu trích lục là các văn bản như theo quy
định của Luật doanh nghiệp là tương đối hẹp và có sự phân biệt giữa cổ đông lớn
và cổ đông nhỏ. Theo đó cổ đông nhỏ chỉ được tiếp cận các thông tin liên quan đến
lý lịch cổ đông, xem xet các văn bản như điều lệ công ty, các nghi quyết cũng như
biên bản họp của Đại hội cổ đông chứ không có quyền xem xét, tra cứu, trích lục
các văn liên quan dến hoạt động của công ty, tình hình tài chính của công ty.
Những loại văn bản này chỉ có cổ đông lớn hoặc nếu các cổ đông nhỏ có trên 10%
tổng số cổ phần mới được tiếp cận. Có thể nói đây là một bất cập của luật hiện
hành, đều này thể hiện sự bất bình đẵng giữa các cổ đông nhở và các cổ đông lớn.
Như ta đã biết trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề tài chính là một
vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đên sự phát triển của công ty cũng như lợi
nhuận mà họ có thể thu được khi đầu tư vào công ty. Tuy nhiên, theo quy định của

Phan Thị Thùy


9


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

luật thì cổ đông nhở hơn 10% cổ phần lại không được xem xét các báo cáo tài
chính của công ty là một thiệt thòi vô cùng lớn với họ. Đều này đã vô hình chung
tạo điều kiện để các cổ đông lớn chèn ép cổ đông nhỏ, là một kẻ hở của luật mà xét
thấy cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa.
1.4.2 Quản lý Nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại,
tố cáo liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
Luật doanh nghiệp 2005 mới chỉ dừng lại ở việc quy định phạm vi cổ đông
thực hiện quyền tiếp cận thông tin chứ chưa có quy định về các biện pháp bảo đảm
thực hiện quyền này. Tuy nhiên, để bổ sung cho khiếm khuyết này, năm 2010 Nhà
nước ta đã ban hành Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010. Trong đó
hướng dẫn cụ thể các biện pháp bảo đảm cho cổ đông thực hiện quyền tiếp cận
thông tin của mình. Theo đó:
Các cổ đông được quyền được cung cấp thông tin về những người có liên
quan và các giao dịch của họ với công ty. Tại điều 28 Nghị định 102 quy định :
Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, việc công khai hóa những người có liên
quan và các giao dịch của họ với công ty thực hiện theo quy định sau đây:
1. Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan
của công ty theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp và các giao
dịch tương ứng của họ với công ty; Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở
chính của công ty; trường hợp cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội
dung Danh sách nói trên tại các chi nhánh của công ty;
2. Tất cả các cổ đông, những người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của
công ty và những người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và
sao một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên trong giờ làm việc.
3. Công ty phải tạo điều kiện để những người nói tại khoản 2 Điều này tiếp

cận, xem, trích lục và sao danh sách những người có liên quan của công ty và
Phan Thị Thùy

10


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

những nội dung khác một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất. Không ai có quyền
ngăn cản, gây khó khăn đối với họ trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin quy
định tại khoản 2 Điều này.
Với việc luật đã có quy định phải công khai hóa nhưng người có liên quan
và các giao dịch của họ với công ty, đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có
thể nắm bắt được các mối quan hệ của những người có liên quan với những người
có vai trò lớn trong công ty. Do bắt buộc phải công khai nên với việc có thể được
tiếp cận nguồn thông tin này có thể giúp cho các nhà đầu tư phat hiện được các sai
pham của những người điều hành công ty, là một công cụ hữ ích để tự bảo vệ
mình. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó, những quy định trên lại trở thành gánh nặng,
gây áp lực cho công ty. Cụ thể, theo điều 28 Nghị định 102, trong trường hợp điều
lệ công ty không quy định khác (thường là không quy định) thì công ty phải tập
hợp, cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các giao dịch
tương ứng của họ với công ty; danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của
công ty, phải tạo điều kiện để tất cả các cổ đông được quyền tiếp cận, sao lục…
Người có liên quan của công ty, theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm tới tám
loại, trong mỗi loại lại có rất nhiều đối tượng. Ví dụ: vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ,
mẹ nuôi, anh, chị, em ruột của những người quản lý doanh nghiệp, thành viên, cổ
đông sở hữu phần vốn góp hay có cổ phần chi phối; công ty mẹ, người quản lý
công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó đối với công ty con; công
ty con; người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động
của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp…

Riêng các giao dịch tương ứng của những người này với công ty thì không
rõ gồm những giao dịch nào vì luật chưa quy định. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất
cả những thông tin nói trên đều thuộc diện nhạy cảm, nếu không nói là chuyện
“thâm cung bí sử” của các công ty.

Phan Thị Thùy

11


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

“Nếu một doanh nghiệp muốn tìm hiểu nội tình của đối thủ, chỉ cần cho
người bỏ ra ít tiền mua vài cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty đối thủ đó.
Sau đấy, cổ đông sẽ yêu cầu công ty cung cấp toàn bộ thông tin về những người có
liên quan và giao dịch của họ với công ty. Điều gì sẽ xảy ra?”, chủ một doanh
nghiệp đặt vấn đề.
Trong trường hợp sau khi thực hiện quền tiếp cận thông tin của mình mà cổ
đông nhận thấy doanh nghiệp hay Hội đồng quản tri công ty, tổng Giám đốc và
những người quản lý khác tại các công ty vi phạm nghĩa vụ đối với công ty hoăc
xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của cổ đông thì theo điều 19 và điều 25 Nghị
định 102 thì họ còn có quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty khi họ vi
phạm nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng theo quy định của Luật Doanh
nghiệp.
Tại diều 19 nghị định 102 có quy định:
1. Thành viên có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách
nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc)
trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) không
thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực

hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng thành viên; thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật hoặc
Điều lệ công ty;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử
dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc
phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Phan Thị Thùy

12


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

c) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm
dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi
ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công
ty.
2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
Ngoài ra trong trường hợp là cổ đông nhỏ sau khi tiếp cận thông tin đối với
công ty mà nhận thấy có những sai phạm như trên, không thể trực tiếp thực hiện
quyên như đối với cổ đông lớn ở điều 19 thì họ có thể thông qua ban kiểm soát
thực hiện quyền của mình. Đó là: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ
phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát
khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
(Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực
hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy

đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng
thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho
lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng
địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác;

Phan Thị Thùy

13


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi kiện của cổ
đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát phải trả lời
bằng văn bản xác nhận đã nhận được yêu cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục
khởi kiện theo yêu cầu.
Trường hợp Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu quy định tại khoản
2 Điều này hoặc trong công ty cổ phần không có Ban kiểm soát thì cổ đông, nhóm
cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).
Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự.
Như vậy, với quy định mới này sẽ khiến cho việc các doanh nghiệp phải
thận trọng hơn trong việc quan lý công ty để đảm bảo công vi phạm các

nghĩa vụ của mình đối với công ty. Nó đã mang đến cho các cổ đông một
“chiếc khiên” bảo vệ vô cùng hiệu quả để bảo vệ lợi ích của bản thân mình.
Bên cạnh đó quy định này còn cho thấy một điêm mói đáng khen ngợi đó
là không chi có các cổ đông lớn mà ngay cả các cổ đông nhỏ cũng có
quyền tham gia khiếu kiên nếu họ sau quá trình tiếp cận thông tin mà họ
phát hiện có sự vi pham. Tuy nhiên, khác với các cổ đông lớn các cổ đông
nhỏ nếu muốn thực hiện quyền này thì phải thông qua một cơ quan đại diện
đó là Ban kiểm soát. Đều này đã phản ánh đúng vài trò của Ban kiểm soát
trong các doanh nghiệp
1.4.3 Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiêp
1999 về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông.
Như đã nói ở trên, Luật doanh nghiệp 1999 là văn bản pháp lý đầu tiên của
Nhà nước ta quy định về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Tuy nhiên từ khi có
Phan Thị Thùy

14


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Luật doanh nghiệp 2005, cùng với đó là Nghị định 102/2010 thì ta có thể thấy
được những hạn chế của Luật doanh nghiệp 1999. Đều đó cho thấy Nhà nước ta
đang cố gắp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật trong nước. Điểm
mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiệp 1999 bao gồm:
Thứ nhất, Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định các cổ đông hoặc nhóm cổ
đông có từ trên 10% mới có quyền tiếp cận thông tin ( khoản 2 điều 53 LDN
1999 ). Đều này cho thấy Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quan tâm đến quyền lợi của
những cổ đông lớn mà chưa có sự quan tâm đúng mức đền quyền và lợi ích của các
cổ đông nhỏ. Và để khắc phục tình trạng này thì tại điều 79 Luật doanh nghiêp
2005 đã có quy định các cổ đông nhỏ và cổ đông nhỏ đều có quyền tiếp cận thông

tin của doanh nghiệp.
Thứ hai, theo như quy định của Luật doanh nghiệp 1999 thì phạm vi thực
hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông chỉ là xem xét và nhận bản sao hoặc
trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Đều này so
với pham vi tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp 2005 thì nó
chẳng có ý nghĩa gì cả. Theo đó, Luật doanh nghiệp 2005 quy định phạm vi tiếp
cận thông tin của cổ đông là có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin
trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin
không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Đều lệ công ty, sổ biên
bản họp Đại hội cổ đôngvà nghị quyết Đại hội cổ đông ( khoan 1 điều 79 LDN
2005 ). Ngoài ra theo khoản 2 điều 79 LDN 2005 thì các cổ đông hoặc nhóm cổ
đông sở hữu trên 10% cổ phần trở lên còn có quyền xem xét, trích lục sổ biên bản
và các nghị quyết của Hội đông quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm
theo mẫu của hệ thống kiểm toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát. Bởi,
chỉ có thể xem xét và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự
họp Đại hội đồng cổ đông thì các cổ đông không thể quản lý được phần vốn góp
của mình, phát hiện các sai pham của lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như bảo vệ
quyền lợi cho bản thân mình.
Phan Thị Thùy

15


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quyền tiếp cận thông tin là một bộ phận cơ bản của quyền con người, trong
đó quyền tiếp cận thông tin của cổ đông trong doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng đối với quyền và lợi ích chính đáng của họ, cũng như góp phần vào việc
minh bạch hóa các hoạt động kinh doanh của công ty, bảo vệ sự bền vững của nền

kinh tế đất nước. Qua việc phân tích nội hàm và ngoại diên, lịch sử hình thành và
phát triển, những quy định chung của quyền này trong luật doanh nghiệp 2005, đề
tài đã trình bày những nét cơ bản chung về quyền tiếp cận thông tin làm cơ sở để đi
sâu phân tích những hạn chế, thiếu sót của nó trong chương 2. Đồng thời, trong
chương 2 của bài, đề tài cũng sẽ nêu ra những giải pháp khắc phục những hạn chế
đang tồn tại nhằm đảm bảo hiệu quả của quy định về quyền tiếp cận thông tin của
cổ động.

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA
CỔ ĐÔNG
2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh
nghiệp hiện hành:
2.1.1. Thành tựu đạt được.
Thứ nhất, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999 đã bước đầu đề cập đến
quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Đều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước về quyền và lợi ích của các nhà đầu tư là các cổ đông trong các doanh
nghiệp là các công ty cổ phân. Đặc biệt, Luật doanh nghiêp 2005 ra đời đã tạo một
bước phát triển mới của quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Luật doanh nghiệp

Phan Thị Thùy

16


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

2005 và sau đó là Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 đã tạo một hành
lang pháp lý tương đối bền vững cho các cổ đông lớn và nhỏ trong các công ty cổ
phần thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của mình. Bảo đảm quyền lợi chính

đáng và hợp pháp của mình.
Thứ hai, với quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo luật doanh nghiệp
hiện hành, một số doanh nghiệp đã bước đầu tạo điều kiện đê cho các cổ đông của
mình được tìm hiểu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động
của doanh nghiệp. Thực hiện công bố các thông tin cho cổ đông biết và tham khảo
trên cơ sở đó tạo được lòng tin cũng như thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của
cổ đông vào công ty thúc đẩy công ty ngày càng phát triển và ngày cành thu được
nhiều lợi nhuận cho công ty cũng như bản thân các cổ đông.
2.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại.
Tuy các quy định của pháp luật cũng như sự cố gắng của Nhà nước, doanh
nghiệp và các cổ đông để thực hiện quyền tiếp cận thông tin và bước đầu đã mang
lại nhiều tích cực. Nhưng, khi đi sâu vào phân tích và nhìn nhận các vấn đề thì vẫn
còn nhiều bất cập cần phải khắc phục đê cho quyền tiếp cận thông tin của cổ đông
được hoàn thiện hơn nữa và trở thành công cụ sắc bén bảo vệ cổ đông.
2.1.2.1. Hạn chế trong vấn đề thực hiện quyến tiếp cận thông tin.
Về mặt nguyên tắc, với tư cách là người đồng sở hữu công ty, cổ đông có
quyền tiếp cận với toàn bộ các thông tin về công ty để đảm bảo cao nhất quyền sở
hữu tối thượng của họ. Tuy nhiên, với mong muốn thâu tóm công ty, những cổ
đông lớn luôn tìm cách bưng bít thông tin, để sử dụng cho mục đích tư lợi riêng mà
bỏ mặc quyền lợi của cổ đông. Xuất phát từ thực tế đáng buồn đó, pháp luật đã đặt
ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, bao gồm các
quy định về nghĩa vụ công bố thông tin trong công ty cổ phần và quyền được trích

Phan Thị Thùy

17


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


lục văn bản, tài liệu của công ty cổ phần. Tuy nhiên trên thực tế, cổ đông gặp phải
rất nhiều khó khăn khi thực thi quyền năng này.


Vấn đề vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

Thông tin trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của doanh nghiệp cũng như là phương thức bảo vệ nhà đầu tư. “Sự thông tin kịp
thời về tình hình công ty sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua, bán và
qua đó giúp thị trường phản ánh giá trị của công ty trong phương thức quản lý
hiện tại”1. Đồng thời, thông tin của doanh nghiệp còn có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các cổ đông hiện hữu trong công ty cổ phần.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, thì công bố thông tin là nghĩa vụ
của doanh nghiệp trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời, người quản lý
trong công ty cổ phần còn có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho
công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có
phần vốn góp, cổ phần chi phối.
Bên cạnh đó, pháp luật về chứng khoán quy định một cách rõ ràng và cụ thể
về vấn đề này. Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010
hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chúng khoán, thì công ty đại
chúng, công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông
tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động, sản xuất, tài chính và tình hình
quản trị công ty cho cổ đông và công chúng; công bố thông tin về giao dịch cổ
phiếu của cổ đông lớn, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu của cổ đông
sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng; hay về các giao dịch chào mua
công khai. Ngoài ra, công ty niêm yết còn có nghĩa vụ phải công bố kịp thời và đầy
đủ các thông tin khác, nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng
khoán và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

1


Nguyễn Thị Thu Hằng, tlđd, tr. 44.

Phan Thị Thùy

18


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty cổ phần không bao giờ tự nguyện công bố
thông tin hoặc công bố thông tin một cách trung thực, việc công bố thông tin của
doanh nghiệp còn mang nhiều tính hình thức và đối phó, hầu hết các thông tin quan
trọng đều bị cổ đông lớn che dấu để sử dụng cho mục đích tư lợi riêng, gây ra
những thiệt hại đáng kể cho các cổ đông. Trong những trường hợp này, rõ ràng các
nhà đầu tư và đặc biệt là cổ đông là những người chịu thiệt hại nhiều nhất, bởi lẽ
thông tin của công ty cổ phần ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định và chiến lược
đầu tư vốn của nhà đầu tư, nhất là các thông tin mang tính bất thường. Nhiều cổ
đông không có khả năng thực thi quyền quản lý công ty, họ chỉ có thể tiếp cận các
thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc công bố thông tin.
Do đó, nếu đảm bảo được nghĩa vụ công bố thông tin trong công ty cổ phần thì đây
sẽ là một biện pháp quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
 Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của cổ đông.
Về nguyên tắc, cổ đông cũng là những người chủ của công ty, nên họ cũng có
quyền tiếp cận các thông tin của công ty. Tuy nhiên, mức độ được tiếp cận thông
tin của cổ đông lại phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà họ nắm giữ. Theo quy
định của điều 79 Luật doanh nghiệp 2005, thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu
trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng
hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ công ty có quyền được xem
xét và trích lục hai loại văn bản là (i) số biên bản và các nghị quyết của Hội đồng

quản trị, và (ii) báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm và báo cáo của Ban kiểm
soát. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, nếu cổ đông không thể tự mình xem xét
sổ sách được, thì họ có quyền yêu cầu Ban kiểm soát thực hiện.
Trong bối cảnh doanh nghiệp không minh bạch thông tin như hiện nay thì
việc ghi nhận quyền chủ động tiếp cận thông tin của cổ đông là quy định bảo vệ họ
rất hiệu quả. Các loại tài liệu mà pháp luật ghi nhận cho cổ đông có thể được tiếp
cận thông qua nhóm cổ đông đều là những tài liệu phản ánh khá rõ tình hình hoạt
động của công ty. Các thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các cổ đông

Phan Thị Thùy

19


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

vì thông qua đó, họ có thể kiểm tra, giám sát những thông tin, các quyết định của
người quản lý công ty, kịp thời phản ánh những sai lệch trong thông tin mà công ty
công bố và từ đó có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Tuy nhiên trên thực tế,
cổ đông vẫn rất khó có thể tiếp cận được thông tin của công ty, bởi họ vấp phải sự
ngăn chặn từ Hội đồng quản trị vì hầu hết các tài liệu mà cổ đông được quyền tiếp
cận đều là những tài liệu quan trọng của công ty và do Hội đồng quản trị trực tiếp
quản lý, lưu giữ. Mặt khác, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về trách nhiệm
của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của
cổ đông. Dó đó, nếu gặp phải sự khó khăn từ Hội đồng quản trị thì cổ đông cũng
không có cách nào để thực hiện quyền này, đó là chưa kể đến những khó khăn của
họ trong việc tập hợp lại, tạo thành nhóm nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật
định để thực hiện được quyền này. Hay nói cách khác, trong nhiều trường hợp,
quyền tiếp cận thông tin của cổ đông không có ý nghĩa về mặt thực tế.
 Nghĩa vụ công bố thông tin về giao dịch tư lợi.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần
nhưng do tính không thường trực của mình, nên quyền lực mà Đại hội đồng cổ
đông nắm giữ chủ yếu là những quyền lực chung, còn quyền lực quản lý thì thuộc
về Hội đồng quản trị, do yêu cầu về quản lý công ty là yêu cầu quan trọng mang
tính liên tục mà Hội đồng quản trị lại là cơ quan quản lý thường trực trong công ty
cổ phần. Lúc này hầu hết các công việc quản lý và kinh doanh của công ty đều
được quyết định bởi Hội đồng quản trị, mà chính xác hơn là các cổ đông lớn hoặc
đại diện của họ trong cơ quan này. Theo quy định tại khoản 1, Điều 119 Luật
doanh nghiệp 2005, thì trong trách nhiệm quản lý công ty, người quản lý phải có
bổn phận “trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty”. Tuy nhiên,
“với vai trò lớn nắm giữ quyền lực trong tay rất dễ dẫn đến trường hợp Hội đồng
quản trị không phục vụ công ty một cách trung thực và mẫn cán, luôn tiềm ẩn
những giao dịch giữa các thành viên Hội đồng quản trị với những người liên quan
nhằm mục đích tư lợi cá nhân cho họ mà không vì mục đích chung của công ty”.
Phan Thị Thùy

20


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Tuy nhiên, hầu như các cơ chế này chỉ dừng lại ở việc quy định các nghĩa vụ
công bố thông tin về giao dịch tư lợi mà thôi. Rõ ràng một khi cổ đông lớn đã thực
hiện các giao dịch này thì thật khó để tin rằng họ sẽ tôn trọng lòng trung thành với
công ty để công khai toàn bộ các giao dịch này. Thay vào đó, các cổ đông lớn
thường chủ động tìm cách che dấu, bao che và vẫn lén lút hoặc công khai ở chừng
mực nhất định để thực hiện các giao dịch nhằm mục đích tư lợi. Bên cạnh đó, pháp
luật còn trao cho Hội đồng quản trị thẩm quyền rất lớn trong việc xem xét và chấp
thuận giao dịch có liên quan đến yếu tố tư lợi của cổ đông như nêu trên. Điều này
dẫn đến một hệ quả là khó mà đảm bảo tính khách quan khi phần lớn các giao dịch

trong công ty đều chủ yếu được thiết lập bởi thành viên Hội đồng quản trị, đặc biệt
là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty. “Trên thực tế, trong hầu hết các trường
hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên
quan của công ty; chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản
lý hồ sơ về các bên có liên quan; chưa xác định được danh tính cụ thể của từng
bên có liên quan… Vì vậy, chưa xác định được cụ thể các giao dịch cần kiểm soát
với các bên có liên quan”. Như vậy, có thể nói yêu cầu công khai hoá và kiểm soát
các giao dịch của cổ đông lớn với các bên có liên quan hầu như chưa thực hiện
được. Đây thực sự đang là một lỗ hổng lớn trong khung pháp lý về công ty hiện
nay ở nước ta.
2.1.2.2. Khoảng cách lớn giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.
Như đã phân tích, về mặt nguyên tắc, với tư cách là người đồng sở hữu công
ty, cổ đông có quyền tiếp cận với toàn bộ các thông tin về công ty như nhau. Tuy
nhiên, theo như quy định của Luật doanh nghiệp thì lại có sự phân biệt đối sử giữa
cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Theo đó cổ đông lớn ngoài việc có các quyền tiếp cận
thông tin như cổ đông nhỏ thì còn có quyền tiếp cận thông tin trong việc xem xét,
trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đông quản trị, báo cáo tài chính
giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kiểm toán Việt Nam và các báo cáo
của Ban kiểm soát. Bởi, chỉ có thể xem xét và nhận bản sao hoặc trích lục danh
Phan Thị Thùy

21


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trong khi đó vấn đề về tài
cính là một vấn đề quan trọng do đó cần phải có sự tham gia của cả cổ đông nhỏ.
Bởi nếu chỉ có mình cổ đông lớn hoặc nhóm cổ đông có trên 10% số cổ phần mới
được tham gia thì vô tình đã tạo điều kiện cho các cổ đông lớn liên kết chèn ép cổ

đông nhỏ có thể ví dụ như: Cổ đông lớn hạn chế cổ đông thiểu số thực hiện quyền
cổ đông; Cổ đông lớn thông qua Hội đồng quản trị chi phối công ty; Cổ đông lớn
lạm quyền để thâu tóm và chiếm đoạt tài sản của công ty. Đều nay, sẽ tạo ra sự
không lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ.
2.1.2.3. Một số hạn chế trong quản lý Nhà nước và cơ chế giải quyết tranh
chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của cổ
đông.
Việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là hết sức quan trọng và nó
phải được thực hiện thông qua các cơ chế pháp lý bởi chúng ta không thể nào trông
chờ vào sự trung thực và mẫn cán từ những người quản lý công ty như nghĩa vụ họ
phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo các công cụ
pháp lý được vận hành một cách hiệu quả trong việc bảo vệ quyền tiếp cận thông
tin của cổ đông thì cần thiết phải thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm tra, thanh tra,
xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp. Nhưng dường như trên thực tế việc bảo vệ
quyền tiếp cận thông tin của cổ đông dưới góc độ này lại chưa phát huy được hiệu
quả như mong đợi.
Trong luật doanh nghiệp 2005 mới chỉ dừng lại ở việc quy định phạm vi cổ
đông được quyền tiếp cận thông tin và Nghị định 102/2010 cũng chỉ quy định về
giải quyết tranh chấp khi phát hiện có sai phạm sau khi thực hiện quyền công bố
thông tin. Chứ chưa có quy định nào quy định về vấn đề các hành vi bị cấm khi
công bố thông tin và việc sử phạt vấn đề này như thế nào, trong những trường hợp
nào thì cổ đông thực hiện tiếp cận thông tin. Ngoài ra, luật cũng chưa có quy định

Phan Thị Thùy

22


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com


nào về quy trình thực hiện quyền cung cấp thông tin của cổ đông, cũng như hồ sơ
yêu cầu cung cấp thông tin, hình thức cung cấp thông tin…
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện.
Thực trạng pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông trước những
yêu cầu của tình hình mới hiện nay, dòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần phai tích cực
hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh có hiệu quả các vấn đề về quyền tiếp
cận thông tin của cổ đông. Nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý an toàn và có hiệu
quả trong việc điều chỉnh quan hệ này, tạo môi trường an toàn thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Muốn làm được như vậy chúng ta phải:
2.2.1. Xây dựng hệ thống Luật tiếp cận thông tin.
Theo như được biết thì hiện nay Luật tiếp cận thông tin của nước ta đang
trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, khi tham khảo qua bản dự thảo luật thì tác giả
thấy trong dự thảo luật chưa có đề cập đến vấn đề tiếp cận thông tin của các cổ
đông cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh tế.
Như đã phân tích quyền tiếp cận thông tin của cổ đông trong lĩnh vực kinh tế
là một bộ phận của quyền tiếp cận thông tin nói chung. Do dó, thiết nghĩ khi xây
dựng luật tiếp cận thông tin chúng ta cũng cần phải đưa cả quyền tiếp cận thông tin
của cổ đông, các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh tế vào luật. Trong đó, phải quy
định rõ các vấn đề sau:
 Điều kiện tiếp cận thông tin, phạm vi thông tin được tiếp cận.
Theo đó, luật phải quy định rõ nhưng ai được quyền tiếp cận thông tin và
phân loại thông tin được tiếp cận cho phù hợp với từng loại cổ đông, từng loai
chức vụ trong công ty. Và quy định những thông tin nào phải phổ biến rộng rãi…
 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông và Hội đồng quản trị:

Phan Thị Thùy

23



Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

Trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, phải quy định quyền và nghĩa
vụ của cổ động, Hội đồng quản trị nhằm đảm bảo việc không lợi dụng quyền tiếp
cận thông tin để trục lợi hoặc hạn chế quyền hạn này, ví dụ: quy định những quyền
hạn của cổ đông về quyền tiếp cận thông tin của mình, những nghĩa vụ khi tiếp cận
thông tin đó, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị phải cung cấp cho cổ đông như thế
nào, quyền hạn chế tiếp cận và bảo mật thông tin ra sao, trong trường hợp nào…
 Quy trình thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Luật phải có quy định rõ các bước tiến hành tiếp cận thông tin trình tự thủ
thục tiếp cận thông tin; hình thức tiếp cận thông tin và trong trường hợp nào thì từ
chồi tiếp cận thông tin; các biện pháp bảo đảm tiếp cận thông tin, các hành vi bị
cấm trong quá trình tiếp cận thông tin…
 Cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo.
Hiện nay, chưa có quy định nào về vấn đề phạt vi phạm trong quá trình cung
cấp thông tin. Do đó cần phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành
vi vi pham điều cấm trong quá trình tiếp cận thông tin. Ngoài ra cũng phải quy
định rõ điều kiện kiếu nại tố cáo nếu có vi phạm cũng như cơ quan và phương thức
thực hiện khiếu nại tố cáo.
2.2.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:
Một vấn đề quan trọng để đảm bảo các quy định của pháp luật được thi hành
trên thực tế, đó là vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo
đó, việc quản lý của cơ quan nhà nước là nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng
trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông doanh nghiệp. Muốn đạt
được yêu cầu trên, điều quan trọng là việc giám sát của cơ quan nhà nước phải
được tiến hành liên tục, kịp thời phát hiện các sai phạm thông qua báo cáo của các
cổ đông hoặc việc thanh tra, kiểm tra và trên cơ sở sai phạm phải ra quyết định xử
lý tùy theo mức độ vi phạm cho phù hợp.
Phan Thị Thùy


24


Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong thời gian qua, bằng việc ban hành luật doanh nghiệp 2005 đã đảm bảo
hạn chế những thiếu sót tồn tại trong luật doanh nghiệp 1999 về quyền tiếp cận
thông tin của cổ đông. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành luật doanh nghiệp 2005 đã cho
thấy trong thời gian gần đây, những quy định về quyền tiếp cận thông tin của cổ
đông ngày càng tỏ ra hạn chế, chưa đảm bảo đúng quyền lợi của cổ đông doanh
nghiệp và vẫn còn hiện tượng lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của pháp luật để
trục lợi cho cá nhân hoặc một nhóm người, làm phương hại đến quyền lợi hợp
pháp của cổ đông doanh nghiệp và nền kinh tế. Bằng việc chỉ ra và phân tích
những hạn chế thiếu sót còn tồn tại, đề tài đã đề ra một số ý kiến nhằm khắc phục
những hạn chế trên, phát huy các mặt tích cực mà luật doanh nghiệp 2005 đã xây
dựng được. Mặc dù còn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng rằng những đóng góp nhất
định của đề tài này sẽ giúp khắc phục những hạn chế trong việc quy định và thực
hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông trong thời gian tới.

Phan Thị Thùy

25


×