Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học SKKN TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Phú Yên - Thọ Xn
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Tiếng Việt

THANH HĨA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TT

MỤC LỤC

Trang

1

1. Mở đầu

1

2



1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

7


2.1. Cơ sở lí luận

3

8

2.2. Thực trạng
2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy văn miêu tả nhằm
rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh lớp 4
Biện pháp 1: Rèn các kỹ năng chung cho HS khi viết văn miêu
tả.
Biện pháp 2: Rèn tốt kĩ năng quan sát khi làm văn miêu tả cho
học sinh
Biện pháp 3: Rèn cho học sinh biết lồng cảm xúc của người
viết vào bài văn miêu tả:
Biện pháp 4: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật
và tích lũy vốn từ ngữ thơng qua các phân môn trong môn
Tiếng Việt.
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của
mình và của bạn trong các tiết trả bài.

4

9
10
11
12
13
14


5
5
6
9
10
15

15

2.4. Hiệu quả của kinh nghiệm dạy văn miêu tả ở lớp 4 nhằm
rèn luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh

15

16

3. Kết luận và kiến nghị

16

17

3.1. Kết luận

16

18

3.2. Kiến nghị


18

1. MỞ ĐẦU
2


1.1. Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: "Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa
các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn
xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" (1).
Mặt khác, sự cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và những thách thức
của hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới giáo dục - đào
tạo, trong đó có đổi mới chương trình dạy học bao gồm cả đổi mới về nội dung
và phương pháp dạy học. Thực hiện chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình dạy học và cấp học nói chung,
chương trình Tiểu học nói riêng. Chính vì vậy, việc soạn thảo chương trình Tiểu
học mới góp phần chuẩn bị lớp người phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đầu thế kỷ XXI là vô cùng cần thiết.
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những mơn
học giữ vị trí vơ cùng quan trọng. Mục tiêu chính của mơn Tiếng Việt ở Tiểu học
nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết ) giúp học sinh giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi. Thơng qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác
của tư duy .
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết về tự nhiên xã hội, về con người, về văn hố, văn học Việt Nam và
nước ngồi. Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người

Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt dạy ở trường Tiểu học được chia thành nhiều phân môn
như: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, mỗi
phân mơn đều có một mục đích và nhiệm vụ riêng của nó song đều có một
điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết thông
qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. Riêng phân mơn Tập làm văn có vị trí đặc
biệt quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Đây là một phân mơn mang tính chất
thực hành tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan
trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo
điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các
môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của môn Tiếng Việt
cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kỹ năng thì phân mơn Tập làm
văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đó

3


một cách linh hoạt thực tế và có hệ thống hơn. Chính những văn bản nói, viết
các em có được từ phân môn Tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết
trình ... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn các kiểu bài miêu tả được học
nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cảnh
thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều mầu sắc. Nó giúp các em có tâm
hồn văn học có tình u q hương đất nước và cuộc sống con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Để chất lượng bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 tốt hơn, giúp các em học
sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng phân mơn Tập làm văn nói
riêng, mơn Tiếng Việt nói chung và chất lượng giáo dục trong nhà trường ln
phát triển bền vững. Chính vì thế tơi đã nghiên cứu và viết đề tài: "Một số biện
pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học".

1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả
cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong Sáng kiến này tôi đã sử dụng các
phương pháp sau: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi đã điều tra khảo
sát học sinh lớp 4B thông qua đề bài "Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà
em yêu thích". Phương pháp thu thập thông tin qua các buổi dự giờ của đồng
nghiệp trong trường. Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết thơng qua mối liên
hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau giữ các phân môn Tiếng Việt.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Chương trình Tiếng việt lớp 4 hiện hành được biên soạn theo các quan
điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của
học sinh. Chính vì vậy kỹ năng sử dụng ngơn ngữ nói và viết của học sinh có
phần tiến bộ hơn. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là đổi
mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang
phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong tiết học học sinh tự
quan sát, suy nghĩ, rồi rút ra kiến thức mới. Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4
khơng trình bày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà xây dựng hệ thống
câu hỏi bài tập yêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát
triển kỹ năng nhận thức của học sinh.
Trong phân môn Tập làm văn lớp 4, các em được học về văn miêu tả theo
trình tự các dạng bài sau:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vât ở tuần 14 (SGK Tiếng Việt 4 - tập 1,
trang 143)(1) giúp học sinh có khái niệm về văn miêu tả nói chung. Tạo điều kiện
thuận lỵi cho các em học các kiểu bài:
- Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 30).(2)

- Miêu tả con vật (SGK Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 112).
- Lên lớp 5 học tiếp về tả cảnh, tả người.
- Ở mỗi kiểu bài, các em được thực hành, rèn luyện các kĩ năng cơ bản:
quan sát đối tượng miêu tả, dựng đoạn và viết bài văn miêu tả. Ở lớp 4 các em
đã được học một cách tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng văn bản hoàn
chỉnh (Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài).
Thực tiễn trong quá trình dạy Tập làm văn lớp 4 tôi thấy nếu học sinh
chưa nắm vững kiến thức về kiểu bài, chưa hiểu rõ bản chất nội dung của đề bài
nó nằm trong thể loại gì thì trong suốt quá trình diễn đạt của mình dễ bị rơi vào
xu hướng lạc đề, hoặc xa đề. Học sinh chưa biết cách sắp xếp ý, liên kết câu,
chưa nắm vững được bố cục bài viết thì bài viết trở nên liệt kê và thiếu sinh
động, rời rạc, không lơgíc. Trước những thực trạng trên, đối với học sinh Tiểu
học thường có thể hoặc rất dễ mắc phải khi viết một bài văn. Rõ ràng vấn đề đặt
ra với tơi là cần có một số biện pháp giúp học sinh thực hành viết tốt một bài
Tập làm văn miêu tả.
Trước hết cần phải hiểu rõ miêu tả là làm cho đối tượng mà ta đã từng
nghe, từng thấy .. như được hiện ra trước mắt người nghe, người đọc. Từ việc
nắm chắc thế nào là miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được miêu tả
trong văn chương và miêu tả trong khoa học. Ví dụ trong bài văn miêu tả con
mèo, học sinh có viết: "Con mèo nhà em dài 30 cm, nặng khoảng 12 kg, chân nó
dài khoảng 10 cm, lơng nó màu vàng nhạt...." Giáo viên cần nói rõ cho học sinh
biết đây chưa phải là cách miêu tả trong văn học. Miêu tả trong văn học không
5


cần sự chính xác, tỉ mỉ đến như vậy. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một
số đoạn văn miêu tả về con mèo để học sinh thấy được sự khác nhau đó.
2.2. Thực trạng
Năm học 2017 - 2018, tôi được giao chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B có 29
học sinh. Số học sinh con gia đình làm nông nghiệp 28/29 em = 96,5%. Con hộ

nghèo và cận nghèo: 4/29 học sinh = 13,8%
a. Thuận lợi: Qua các tiết giảng dạy và dự giờ các đồng chí giáo viên
trong trường có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Giáo viên dạy đảm
bảo theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của phân môn Tập làm văn. Tổ chức
và hướng dẫn tỉ mỉ đến từng đối tượng học sinh về cách mở bài, cách quan sát
đối tượng miêu tả và kết bài của bài văn.
Học sinh lớp 4 ở trường nói chung và lớp 4B nói riêng đều rất chăm
ngoan, chú ý, nắm rõ cách mở bài, kết bài. Biết cách quan sát, miêu tả đối tượng.
Sử dụng từ, câu, các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn phù hợp. Biết sắp
xếp ý, đoạn trong bài văn.
b. Khó khăn:
Khi dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy một số tồn tại và hạn chế sau:
Việc tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học đối với một số giáo viên
còn hạn chế vì thực tế hiện nay chất lượng giáo viên tiểu học của ta chưa đồng
đều.
Nhiều giáo viên thiếu kiến thức về Tiếng Việt. Chưa hiểu cách “mở, dẫn,
dắt” học sinh trong học tập, chưa biết cách tạo tình huống, mà phụ thuộc hoàn
toàn vào sách hướng dẫn, sách Giáo viên, sách bài soạn,....chưa chú ý đến đối
tượng học sinh ở lớp mình dạy, ở địa bàn mình dạy mà phân chia thời gian cho
hợp lý.
Trong một tiết học thời gian có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung
cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh học tốt,
để tiết dạy thành cơng từ đó dẫn đến kết quả học tập môn Tập làm văn chưa cao.
Qua dự giờ tôi thấy một số giáo viên dạy còn áp đặt, mới chỉ hướng dẫn
học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá
cái hay, cái đẹp của bài văn.
Đa số giáo viên chỉ chú ý đến học ở lớp mà chưa chú ý đến việc luyện tập
ở nhà, chưa hướng cho các em tham khảo thêm sách, báo...Nhiều học sinh có
phát hiện rất đặc biệt về đối tượng miêu tả nhưng các em không biết diễn đạt
như thế nào nên bài làm của các em khơng có sự liên kết giữa các ý, khơng diễn

tả được những cái hay, cái đẹp của những cảm nhận, phát hiện đó. Nhiều học
sinh khi làm bài do vốn sống có hạn nên dïng từ thiếu chÝnh xác vì thế khơng
diễn đạt được ý muốn nói.
Các em chưa biết quan sát, chưa biết tìm ý… nên khi sắp xếp các ý cịn
lộn xộn, khơng theo một thứ tự miêu tả nào.
6


Ví dụ về đoạn văn tả cây cối: “Cây toả bóng xum x bốn phía. Rễ bàng
như con rắn bị ra xung quanh. Quả bàng khi chín có màu vàng. Thân cây xù xì,
to mình em ơm khơng xuể. Mùa hè, lá bàng xoè ra che mát cho chúng em...”
Hay tả cái cặp: “Cái cặp có dạng hình chữ nhật. Có ba ngăn. Bề mặt nhẵn
bóng, in hình hai chú thỏ đang tung tăng cắp sách đến trường…” Hầu hết các
em chưa có cách quan sát tồn diện, chưa quan sát tỉ mỉ theo một trình tự hợp lí,
chưa quan sát bằng nhiều giác quan, hay chưa phát hiện những đặc điểm riêng
để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác cùng lo¹i. Các em chỉ biết quan
sát cụ thể đối tượng miêu tả theo cách nghĩ của các em. Khi tả một đồ vật, một
cái cây mà không có sự đồng cảm giữa cảnh, vật ….và người tả thì bài văn đó sẽ
khơ khan. Nhiều em có cách quan sát, có ý so sánh hay nhưng khi đọc bài văn
lại khơng thấy có tình cảm của người tả đối với đối tượng được tả trong bài.
Ví dụ về đoạn văn tả con mèo:
“Chú có bộ lơng trắng muốt. Chú to gần bằng cái phích, chú nặng hai
cân rưỡi. Đầu chú to như quả táo tàu. Đôi mắt chú tròn, long lanh như hai hòn
bi ve. Hai tai chú dựng đứng lên. Cái mũi của chú màu hồng, ươn ướt. Bốn chân
chú có vuốt sắc…”
Tơi đã tiến hành khảo sát chất lượng tại lớp 4B, trong năm học 2017 2018, kết quả đạt được như sau:
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
Bảng 1: Khảo sát chất lượng làm bài văn miêu tả học sinh lớp 4B
đầu năm học 2017 - 2018


Năm học

2017- 2018

Tổng
Điểm 9 - 10
số
học SL
%
sinh
29

4

13.8%

Kết quả đạt được
Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%


SL

%

6

20.7%

14

48.3
%

5

17.2%

2.3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện dạy văn miêu tả nhằm rèn
luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh lớp 4.
Biện pháp 1. Rèn các kỹ năng chung cho HS khi viết văn miêu tả.
- Tìm hiểu đề bài:
Khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu cầu của đề. Đề thường cho biết rõ
đối tượng cần miêu tả (tả đồ, vật con vật hay cây cối) trong phạm vi cụ thể. Khi
ra đề, giáo viên cần nắm rõ mục đích và phạm vi của đề tài, khơng nên nói

7


chung chung. Ví dụ: Giáo viên khơng thể ra đề "Tả một đồ vật" mà phải nói rõ

đó là đồ vật gì.
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cần yêu cầu các em gạch
chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, các em cần xác định rõ mình sẽ
tả cái gì, tả như thế nào?...
- Quan sát, tìm ý, chọn ý:
Cần nhấn mạnh với học sinh, khi quan sát ta không chỉ quan sát bằng mắt
mà cần phải cảm nhận cả bằng các giác quan khác (xúc giác, thính giác vị
giác...) và cịn cả bằng tâm hồn, không phải chỉ là cảm giác đơn thuần mà còn
phải gắn liền với suy nghĩ, cảm xúc của người viết... Chính vì vậy, khi quan sát,
chúng ta cần biết tìm ý và lựa chọn ý phù hợp, tránh viết tràn lan vào bài văn.
Ví dụ 1: Khi đề bài yêu cầu: Tả một cây hoa mà em yêu thích hoặc có
nhiều kỉ niệm gắn bó với em", giáo viên cần giúp các em định hướng miêu tả,
không phải cứ thấy gì là tả đấy mà cần phải có sự suy nghĩ, chọn lọc ý: đó là cây
hoa gì, dịp nào em có nó, cây có những điểm gì làm em cảm thấy thích (hoặc
gắn với kỉ niệm nào mà em khơng thể qn được?.....) Làm được điều đó, các
em sẽ có những phát hiện mới mẻ, riêng biệt về cây mà mình định tả.
- Sắp xếp ý:
Khi sắp xếp ý, các em cần chú ý:
Sắp xếp theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy
ra sau thì tả sau.
Sắp xếp theo trình tự khơng gian: Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ
trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận...
Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý.
Biện pháp 2: Rèn tốt kĩ năng quan sát khi làm văn miêu tả cho học
sinh
Bước đầu tiên để làm văn miêu tả tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách
quan sát. Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trị rất quan trọng. Khi quan sát
không chỉ sử dụng mắt nhìn mà cịn phải dùng tất cả các giác quan: xúc giác,
thính giác, vị giác,... Nếu khơng có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng
của học sinh rất khó phát triển. Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với

óc quan sát tinh tế của con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho
học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. Chẳng hỈn, nếu
học sinh chưa từng nhìn thấy cây chuối thì học sinh sẽ khơng thể miêu tả về cây
và cũng khơng có ấn tượng hay nhận thức gì về cây chuối.
8


Khi dạy học sinh quan sát, tôi đã nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng
dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế.
Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn
miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan
sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát,
chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao
giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những
bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể
viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường
như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy,
khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát.
a. Quan sát:
Tôi đã hướng dẫn các em các bước quan sát:
Bước 1: Quan sát bên ngoài: Cho học sinh dùng các giác quan như: thị
giác, thính giác, xúc giác.... mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự vật đó có hình
dáng, đường nét, màu sắc,... như thế nào? Rồi phải xác định vị trí người quan
sát, trình tự quan sát như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần
hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "cơng cụ"
trong hoạt động quan sát: hình vẻ, dáng điệu...
Bước 2: Quan sát bên trong là quan sát chi tiết bên trong của sự vật, nắm
được đặc điểm các chi tiết bên trong.
Vĩ dụ 2: Tả cái cặp mới mua…Học sinh phải mở xem cặp thường có bao
nhiêu ngăn, các ngăn dùng để làm gì?

Tơi hỏi: Bên trong của cái cặp mới này có mấy ngăn? (Có 2 đến 3 ngăn)
Các ngăn có màu sắc hình dáng như thế nào? (Hình chữ nhật, có màu đen hoặc
màu xanh). Tác dụng của mỗi ngăn để làm gì (để đựng sách vở và đồ dùng học
tập?
Sau đó để giúp các em viết hay hơn, tôi thường đặt các câu hỏi gợi ý.
Trong các ngăn đựng đồ, em thích nhất ngăn nào? Có HS nói là ngăn
đựng sách, vở riêng, ngăn đựng bút nhỏ có khóa kéo. Có em nói là em thích nhất
ngăn đựng bút vì nó vừa gọn và đáng yêu.
Tôi cho HS nêu một vài câu miêu tả để học sinh khác nhận xét rút kinh
nghiệm ngay trong tiết học chính.
Bước 3: Miêu tả đồ vật với các biện pháp so sánh và nhân hóa qua cách liên
tưởng sự vật một cách hợp lý:
9


Để thực hiện bước này, tôi đã
- Rèn cho học sinh cách liên tưởng sự vật miêu tả với cách tưởng tượng hợp
lý của mình giúp học sinh có câu văn miêu tả hình ảnh sinh động, đậm nét hơn:
Ví dụ 3: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, giáo viên có thể đặt
ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh:
Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào? Cây cao thế nào? Dáng cây ra sao?
Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến
hình ảnh gì? Màu sắc của lá thay đổi theo mùa ra sao?.....
Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh khơng những viết ra những điều
mình quan sát được mà cịn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh.
Ngồi ra, tơi cho học sinh đọc những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình
ảnh so sánh và liên tưởng hay.
Ví dụ 4: đoạn văn tả về quả cam: Trơng những quả cam mới thích mắt
làm sao! Mới ngày nào quả cịn nhỏ xíu như viên bi, da dày và xanh lét. Vậy mà
giờ đây, nhờ được uống sương mai và tắm trong nắng sớm bình minh cùng

nguồn dinh dưỡng mát lành từ đất mẹ mà chúng như được thay áo mới. Trong
những tán lá xanh mướt mỡ màng còn thấm đẫm sương đêm, lấp ló những trái
cam vàng óng, với lớp da mỏng căng mượt. Mỗi lần cơ gió ngang qua trêu đùa,
các chú cam tinh nghịch lại cười rúc rích và khẽ đung đưa thân hình trịn lẳn
của mình làm xơn xao cả vườn cam. Khơng chỉ đẹp mà các chú cam còn rất
thơm mát nữa đấy các bạn ạ! Khi cam chín, bổ cam ra, bạn sẽ thấy những tép
cam vàng óng, ngọt lành. Hương cam thơm mát như mật ong lan tỏa khắp căn
phòng.
Như vậy. sự tưởng tưởng hợp lý là cách chọn từ hợp với ngữ cảnh nắng
buổi sáng được dùng với ánh bình minh
- Rèn cho học sinh khi viết văn miêu tả phải biết cách sử dụng các hình
ảnh so sánh, nhân hóa.
+ Tôi đã hướng dẫn các học sinh khi muốn làm cho sự vật gần gũi đáng
yêu ta dùng biện pháp nhân hóa.
Tức là làm cho hoạt động lay động trong gió, học sinh chọn từ biện pháp
nhân hóa, như: "đung đưa", "vẫy vẫy", "giang tay múa"…
Hay gọi tên sự vật như tính cách và gọi tên sự vật theo mối quan hệ hàng
ngày: Tơi, chú, cơ, thím…

10


+ Kết hợp rèn cách sử dụng biện pháp so sánh, tôi cho học sinh nhớ cách
so sánh: Sự vật so sánh phải tương đồng về kích thước, màu sắc, cử chỉ và điều
quan trọng là làm cho sự vật cần so sánh sẽ nổi bật hơn phù hợp với ngữ cảnh.
Dưới đây là một đoạn văn mà học sinh đã quan sát, miêu tả rất kĩ về cây
đào. Trong đoạn văn này, em đã biết sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa
rất sinh động và gợi cảm.
Ví dụ 5: Nhìn từ xa, cây đào giống như một cây nấm khổng lồ. Thân cây
cao quá người em một chút. Gốc cây màu hơi nâu, xù xì. Cây có nhiều cành

khẳng khiu đan vào nhau chằng chịt. Những ngày đơng giá, cây đào trút sạch
lá, chỉ cịn trơ trụi những cành là cành trông thật buồn tẻ và tội nghiệp. Khi tiết
trời ấm áp thì đào bắt đầu cựa mình trỗi dậy. Từ những cành bắt đầu xuất hiện
những cái nụ nhỏ như đầu đũa. Chúng cứ thế lớn dần, lớn dần... Và đến ngày
giáp tết, vô số cái nụ xòe ra và bừng nở, khoe sắc dưới nắng xuân. Những bông
hoa năm cánh mỏng manh như lụa, để lộ cái nhụy vàng tinh khiết ở giữa. Hoa
đào đẹp một cách lộng lẫy. Nhìn ngắm hoa đào, lịng người cảm thấy dễ chịu
biết bao.
Đoạn văn trên cho thấy, học sinh đã biết cách liên tưởng sắp xếp theo
trình tự miêu tả. các em đã biết dùng từ ngữ so sánh, nhân hóa hợp lý. Từ đó các
em mới có nền tảng và có cơ sở để tưởng tượng đúng.
Biện pháp 3: Rèn cho học sinh biết lồng cảm xúc của người viết vào
bài văn miêu tả:
Văn miêu tả muốn hay thì khơng chỉ có cái tài quan sát, thể hiện bằng các
từ ngữ, hình ảnh của người viết mà cịn cần phải có tình cảm của người viết lồng
vào đó. Nếu bài văn khơng có tình cảm thì dù có miêu tả phong phú và mới mẻ
đến đâu thì bài văn cũng không thể gây được xúc động trong lịng người đọc.
Giáo viên phải ln chú ý, nhắc nhở các em xen lẫn tình cảm, cảm xúc
của mình vào từng câu văn.
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc
không chỉ bọc lộ ở phần kết mà cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài
văn. Khi dạy tôi gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài.
Ví dụ 6: Nhận được chiếc cặp mới em thấy trong lòng như thế nào? (Em
vui sướng, ơm lấy bố để tỏ lịng cảm ơn.)
Mặc chiếc áo đồng phục, em thấy thế nào? (Lớn hơn, chững chạc hơn,
yêu bạn bè, yêu trường, yêu lớp nhiều hơn...)
11


Đồng thời tôi hướng dẫn các em dùng một số từ ngữ béc lộ cảm xúc

trong đoạn, bài văn của mình.
Ví dụ 7: Đầu mèo ta chỉ to bằng quả cam sành, lắc lư liên tục. Đôi tai
nhỏ như hai lá quất dựng đứng để nghe ngóng. Mỗi khi sờ tay vào tai chú, chú
có vẻ khơng thích cứ lắc lắc cái đầu. Cái mũi hồng hít hít, ngửi ngửi trông thật
dễ thương. Hai hàng ria mép trắng muốt, cong cong, vểnh ra hai bên trơng oai
vệ gớm!
Tóm lại: Khi quan sát một sự vật nào tôi đều yêu cầu học sinh đưa ra
những suy nghĩ, c¶m xúc nhận xét của bản thân. Bài văn của các em từ đó mà
tránh được nhiều điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đưỵm được cảm xúc
của người viết. Sự kết hợp hài hoà cả ba yếu tố: Xây dựng nội dung, diễn đạt có
sử dụng biện pháp nghệ thuật và bọc lộ cảm xúc bài văn sẽ trở nên sinh động,
đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy
và vươn lên xanh tốt.
Biện pháp 4: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích
lũy vốn từ ngữ thơng qua các phân mơn trong mơn Tiếng Việt.
Ngơn ngữ góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động, tạo hình. Để đạt
được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh,
nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… Mặt khác, mỗi mơn học đều
có mục tiêu riêng. Xong ngồi mục tiêu chính đó ra, nếu người giáo viên biết
khai thác để mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy tất cả các môn học đều
bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong môn Tiếng Việt thì phân mơn
Tập làm văn lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả phân mơn cịn lại. Các em
học tốt các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả… thì các em sẽ
học tốt phân mơn Tập làm văn. Vì thế thơng qua từng phân môn của môn Tiếng
Việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung này.
- Dạy Tập làm văn thơng qua mơn Tập đọc:
Trong văn miêu tả thì vốn từ ngữ miêu tả rất quan trọng. Việc giúp học
sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và sử dụng vốn từ ngữ đó một cách chính xác,
hợp lý là vấn đề quan trọng của mọi giáo viên. Trong các bài tập đọc thuộc thể
loại văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả rất phong phú, cách sử dụng rất sáng

tạo. Sách Tiếng việt 4 hiện hành thì các loại bài tập đọc lại được biên soạn theo
tuần, theo chủ điểm. Thường thì ứng với mỗi chủ điểm là các dạng Tập làm văn
mà các em đang học. Vì vậy thơng qua các bài tập đọc tơi giúp các em chỉ ra các
từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa. Cách sử dụng nghệ thuật của tác
12


giả chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kỹ giúp học sinh thấy được sự
sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng.
Ví dụ 8: Khi dạy bài: “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 – Tập 2 - Trang 33:
Khi phân tích đoạn 1, tơi giúp các em hiểu rằng để tả hương vị đặc biệt
của quả sầu riêng tác giả đã sử dụng các điệp từ: “thơm mùi thơm”, “béo cái
béo”, “ngọt cái vị ngọt”.
Khi phân tích đoạn 3 tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt
các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh. “Thân nó khẳng khiu, cao vút,
cành ngang thẳng đuột – Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.”
Qua đó, tơi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh để ca
ngợi một hình ảnh khác (mượn cái khơng đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm
hương vị của trái sầu riêng)
Ví dụ 9: Khi dạy đến bài “Hoa học trị” Tiếng việt 4 – Tập 2 - Trang 43.
Trong phần tìm hiểu bài tơi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo qua
cách dùng từ của Xuân Diệu.
Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất
đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó:
“Phượng khơng phải một đóa, khơng phải vài cành. Phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của
cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến
những tán hoa lớn xịe ra như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
Để giúp học sinh hiểu khi quan sát người ta cần phải phối hợp nhiều giác quan.
Tả lá phượng tác giả viết:“Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.”

Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh um),
khứu giác (mát rượi), vị giác (ngon lành).
Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và
phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng
các biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách
này tơi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng
thời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài
băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý.
- Dạy Tập làm văn thông qua môn Luyện từ và câu:
Mục tiêu chính của Luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách
sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý.
13


Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học
sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ
đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó chính xác, hợp lý.
Để tích lũy vốn từ cho học sinh tơi cho học sinh tìm thêm các từ đồng
nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ 10: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng)
cịn có nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như son, đỏ
như lửa… tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho
phù hợp..
Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy
các em cách viết câu đúng, tơi ln tìm cách dạy các em cách viết câu văn có
hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý
bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.
Ví dụ 11: Tả hình dáng của một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra hai câu:
Câu 1: Thân cây to, cao.
Câu 2: Thân cây to cao nhìn xa như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cả

một khoảng sân trường.
Tôi cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn (100% học sinh trả lời là
câu 2 hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể: to, cao đến chừng
nào…)
Tóm lại: Với biện pháp này, tơi đã rèn cho học sinh kỹ năng viết câu văn
có hình ảnh, đủ ý.
- Dạy Tập làm văn thơng qua mơn chính tả:
Như ở phần thực trạng tơi đã trình bày, bài văn của các em bị sai lỗi chính
tả rất nhiều, điều đó gây khó chịu cho người đọc. Vì vậy trong tất cả các tiết
chính tả, tơi ln chú ý rèn cho các em có ý thức viết đúng chính tả (đây cũng là
mục tiêu của các mơn Chính tả).
Ngồi ra trong văn miêu tả cũng rất hay sử dụng các biện pháp tu từ như
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Với các biện pháp tu từ này, sự vật và con người có
thể có nhiều điểm giống nhau trong cách miêu tả. Có thể nhân hóa bằng nhiều
cách để tả về hình dáng bên ngồi hay các hoạt động, tâm trạng của sự vật. Do
đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng những biện pháp tu từ để bài văn
miêu tả thêm sinh động.
Ví dụ 12: Khi dạy bài chính tả tuần 11 Tiếng việt 4 – Tập 1
Thông qua bài tập: “Điền vào chỗ… s/x”.
14


Sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu chính, tơi gọi học sinh đọc lại:
“Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trở lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đơng ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng
Hỏi: Bài thơ miêu tả những loại trái cây nào? (nhót, cà chua, ớt).

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả các loại trái cây đó? Lấy ví
dụ. (nghệ thuật so sánh: quả nhót – ngọn đèn, quả cà chua – đèn lồng, quả ớt –
ngọn lửa đèn dầu). Từ đó tơi chỉ cho học sinh cái hay, sáng tạo và tác dụng của
biện pháp nghệ thuật nêu trên.
Ví dụ 13: Khi dạy đến bài chính tả tuần 21 – Tiếng việt 4, tập 2.
Trong phần bài tập có bài: “Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn
để hoàn chỉnh bài văn sau.” Sau khi cho học sinh thực hiện theo yêu cầu của bài.
Tôi gọi hai học sinh đọc lại bài văn.
Cây mai tứ quý
Cây mai cao hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn, tự
nhiên, xoè rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở phần ngọn. Gốc lớn bằng
bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp thành ba lớp. Năm
cánh dài, đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết
màu chín đậm, óng ánh như nhữg hạt cườm đính trên tầng áo lúc nào cũng xum
xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái màu nhiệm của
tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với mn hoa
ngày tết, lạị có mai tứ q cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Sau đó tơi đưa ra một số câu hỏi mở rộng nhằm mục đích có thể vận dụng
nó vào việc học phân mơn Tập làm văn.
- Bài văn thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài gì? (Văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối)
- Tác giả đã quan sát cây theo trình tự nào? (Từng bộ phận của cây)
- Trong bài văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy ví dụ
minh họa. (nghệ thuật so sánh, ví dụ như: thân thẳng như thân trúc. Năm cánh
dài đỏ tía như ức gà chọi, trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt
cườm…)
15



- Em học tập được gì khi học bài văn này? (học được cách miêu tả, cách dùng
từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.)
Muốn miêu tả được đúng, được hay thì phải giàu từ ngữ. Dù cho sự vật
chúng ta cần miêu tả có ở ngay trước mắt nhưng để viết được và miêu tả được
nó khơng phải là dễ. Viết văn miêu tả đôi khi cùng giống như một người họa sĩ
đang vẽ tranh. Dù mẫu vật đang ở ngay trước mặt nhưng để miêu tả được hết cái
hồn, cái thần của mẫu vật không phải là việc dễ dàng. Phải miêu tả như thế nào
để toát ra được hết cái linh hồn và sắc thái riêng của mỗi sự vật mà khi đọc,
người đọc có thể cảm nhận được điều đó.
Làm thế nào để học sinh có thể viết ra được những cái mà mình đã quan
sát? Để làm được điều này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ
gợi hình ảnh, phong phú và đa dạng. Việc cung cấp vốn từ này khơng chỉ được
làm trong giờ Tập làm văn mà cịn được rèn luyện chủ yếu trong các tiết Luyện
từ và câu. Bản thân giáo viên cũng cần phải nắm rõ sự đa dạng và phong phú
của tiếng Việt.
Ví dụ 14: nếu nói về màu đỏ thơi cũng đã có rất nhiều cách biểu thị khác
nhau của sắc thái đỏ (bài thơ "Màu đỏ")
Màu cờ Tổ quốc đỏ tươi
Lò gang đỏ rực sáng ngời lửa sao
Đỏ phai là sắc hoa đào
Vườn cam đỏ ối, lao xao gió hè.
Nhớ thương con mắt đỏ hoe
Bình minh đỏ ửng hàng tre sau nhà.
Sơng Hồng đỏ lựng phù sa
Mặt trời đỏ chói chan hịa nắng mai
Đỏ ngầu là nước mương phai
Bài làm điểm kém hai tai đỏ nhừ.
(theo Trúc Nam)
Về ngữ pháp và cách diễn đạt, tiếng Việt cũng rất giàu khả năng miêu tả.
Vì vậy muốn viết được những câu văn miêu tả hay, giáo viên cần chú ý dạy và

sửa lỗi ngữ pháp và cách diễn đạt cho các em. Giáo viên có thể sửa lỗi diễn đạt
và dùng từ cho học sinh vào tiết trả bài.
Tóm lại: Thơng qua tất cả các mơn học này, người giáo viên có thể khéo
léo khai thác để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học
sinh biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Xong do đặc trưng của môn học,
16


mỗi giờ học chỉ thiên về một mặt nào đó, nó chỉ hỗ trợ để học sinh học tốt hơn
phân mơn Tập làm văn. Vì thế người giáo viên khơng thể lạm dụng để biến nó
thành một giờ dạy Tập làm văn chính.
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và
của bạn trong các tiết trả bài.
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong
giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu
rõ cách làm. Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học
sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay của học sinh trong lớp để biểu dương,
sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em
trả lời.
Ví dụ 15: Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào?
Em học tập được những gì từ bài làm của bạn?...
Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính
bạn của mình. Ngồi ra trong q trình dạy học, tơi tích lũy được rất nhiều
những bài văn hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em
nghe rồi cùng các em phân tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn.
Ngồi các biện pháp trên, tơi khuyến khích các em lập sổ tay văn học và
hướng dẫn các em cách sử dụng. Sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu
hình ảnh, các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc… mà các em
đọc được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi ngày một câu, mười ngày mười câu… cứ

như vậy vốn từ ngữ của các em sẽ ngày càng giàu lên.
Tóm lại: Việc giúp các em tự đánh giá các bài văn của mình của bạn và
khơng ngừng tích lũy vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn
nói chung và kiểu bài miêu tả cây cối nói riêng.

17


2.4. Hiệu quả của kinh nghiệm dạy văn miêu tả ở lớp 4 nhằm rèn
luyện kĩ năng viết bài văn cho học sinh
Sau quá trình áp dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp 4B một thời gian, tôi
đã khảo sát lại chất lượng. Điều này đó được chứng minh qua điểm các bài kiểm
tra cuối năm ngày một nâng cao về chất lượng. Và tôi ra một đề bài kiểm tra lấy
kết quả để so sánh cụ thể như sau.
Tổng số học sinh tham gia khảo sát ở lớp 4B: Năm học: 2017 - 2018: 29 em
Đề bài: Hãy tả một cây ăn quả mà em thích nhất
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng làm bài văn miêu tả
học sinh lớp 4B cuối năm học 2017 - 2018

Năm học

2017- 2018

Tổng
Điểm 9 - 10
số
học SL
%
sinh

29

8

27.6%

Kết quả đạt được
Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

12

41.4%

9


31.0
%

0

0%

So với kết quả khảo sát ban đầu tôi thấy chất lượng và kỹ năng làm bài
văn miêu tả của các em ngày càng được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả như
vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm
nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng
lúc, kịp thời của giáo viên.
Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh có điểm dưới 5 đã
khơng cịn, số học sinh có điểm cao tăng lên. So với khảo sát ban đầu thì kết quả
trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới
phương pháp dạy học của tơi có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo khi dự
giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó
chính là động lực để tơi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. Với kết quả này,
chắc chắn khi các em học lên lớp trên, các em vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa với
những bài văn miêu tả yêu cầu ở mức độ cao hơn.

18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu theo các biện pháp nêu trên để giúp
học sinh lớp 4 biết cách làm bài văn miêu tả tốt, tơi nhận thấy vai trị của giáo
viên rất quan trọng.

- Giáo viên khơng cịn là người truyền thụ tri thức một cách áp đặt cho
học sinh như trước đây mà trở thành người tổ chức, điều khiển quy trình dạy để
học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.
- Trong giờ học giáo viên chỉ cần nói ít, giảng ít nhưng phải tạo điều kiện
cho học sinh được (bộc lộ) cách miêu tả sự vật theo ý hiểu của mình để từ đó
giáo viên tìm cách giúp học sinh có cách miêu tả sự vật sinh động hơn, hay hơn
và hiệu quả hơn;
- Giáo viên khơng làm thay học sinh cho dù việc đó là có câu mẫu, hay
bài mẫu, tạo cho học sinh được hiểu nhiều hơn ở trọng tâm của đề, giáo viên cho
học sinh đọc xác định tốt trọng tâm của đề để tránh lạc đề. Học sinh được làm
việc nhiều hơn, trao đổi nhiều ở phần lập dàn ý, tìm ý để giúp học sinh nêu đủ
phần nội dung trước khi làm bài cá nhân.
- Giáo viên phải biết cách dẫn dắt học sinh cách làm bài văn miêu tả đồ
vật, sự vật sinh động từ chọn ý, tìm từ ngữ, đến biết cách liên tưởng, cách sử
dụng các biện pháp tu từ chuẩn xác với nội dung văn cảnh giúp cho bài văn của
học sinh sinh động, giàu hình ảnh, tạo ấn tượng tốt đẹp theo cảm nhận của các
em, tránh dùng từ xáo rỗng, sai ngữ cảnh.
- Giáo viên phải chuẩn bị tốt bài dạy của mình theo mục tiêu, nội dung,
và cách làm cho giờ học không khơ khan. Vì thế sự chuẩn bị cho các cơng việc
ấy rất công phu và mất rất nhiều thời gian. Không chỉ áp dụng nguyên mẫu giáo
án trong sách giáo viên.
- Dạy Tập làm văn lớp 4 phải phù hợp với trình độ học sinh kiểu bài miêu
tả, giáo viên phải vận dụng tốt phương pháp dạy học mới, các tiết học tập làm
văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. tất cả các em đều được thực
hành luyện tập nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng
lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
Đối với những học sinh biết xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu văn
đúng ngữ pháp, viết đoạn văn, bài văn tương đối có hình ảnh. Với học sinh có
lực học tốt các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt các
biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài.

19


3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên phải biết lựa chọn nội dung tri thức cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh, từng vùng miền mà hướng tới sự phát triển năng lực
của học sinh.
Giáo viên cần phải huy động vốn sống, sự hiểu biết về thực tế, sự tiếp
nhận và truyền đạt các thông tin của mỗi cá nhân. Chính vì viết một bài tập làm
văn của học là một sáng tạo độc đáo của cá nhân. Vì vậy người giáo viên phải
tôn trọng sản phẩm này.
Giáo viên phải nắm vững mục đích của bài tập là rèn luyện kỹ năng gì cho
học sinh. Phải nắm vững dạng bài và quan hệ với mục đích nhiệm vụ của phân
mơn Tập làm văn lớp 4. Ngồi ra giáo viên cịn phải chú trọng đến phương pháp
làm bài của học sinh qua luyện tập thực hành. Từ đó có kỹ năng dùng từ đặt câu,
viết đoạn văn, bài văn có cảm xúc với sự sáng tạo chân thực của mỗi em. Vì vậy
mỗi bài viết giáo viên cần lựa chọn các biệp pháp khác nhau để đạt được kết quả
cao hơn, phù hợp với học sinh của mình hơn.
Đầu tư thời gian, cơng sức, trí tuệ để tìm hiểu, soạn thảo các lời giải, các
hệ thống câu hỏi (Gợi - mở - dẫn dắt) học sinh thực hiện từng thao tác khi làm
bài tập.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi đã mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4. Do năng lực cịn hạn
chế, bản thân tơi chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng
nghiệp để tơi hồn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Thọ Xuân, ngày 21 tháng 5 năm 2018

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Lê Trọng Thu

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Lan

20


PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm dạy văn miêu tả ở lớp 4 nhằm rèn luyện kĩ năng
viết bài văn cho học sinh

21


TÀI KIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Năm 2016 (1)
2. Sách Tiếng Việt 4 - Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2005 (1)
3. Sách Tiếng Việt 4 - Tập 2, Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2007(2)
4. Sách Giáo viên Tiếng Việt 4 - Tập1, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục 2006
5. Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4 - Tập1, tập 2, Nhà xuất bản Hà
Nội - Năm 2007
6. Các bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Phú Yên

22



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Phú Yên - Thọ Xuân

TT

1.
2.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp rèn đọc cho
học sinh lớp 3
Một số biện pháp rèn kĩ năng
viết văn miêu tả cho học sinh
lớp 4 ở Trường Tiểu học

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Ngành GD cấp
huyện

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2014 - 2015

A

2017- 2018

Ngành GD cấp
huyện

----------------------------------------------------

23


PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp rèn kĩ năng
viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học
Bài văn của học sinh: Bùi Thị Hòa


24


Bài văn của học sinh: Nguyễn Ngọc Anh

25


×