Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo dục tư tưởng, đạo đức hồ chí minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD SKKN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.14 KB, 19 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động trong phạm vi cả
nước. Ngành giáo dục đã kêu gọi thầy và trò ra sức thi đua hưởng ứng cuộc vận
động lớn này nhằm mục đích làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên đặc biệt là
thanh, thiếu niên học sinh trong các đơn vị trường học nhận thức sâu sắc về
những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt
Nam giàu mạnh. Hưởng ứng cuộc vận động này mỗi cấp học, mỗi đơn vị trường
học đề ra những hình thức thực hiện khác nhau như: thi viết, thi kể chuyện, thi
thuyết trình về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Ở bậc THPT việc tổ chức
nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức của Bác chưa được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường thành một môn học, nên cuộc vận động được triển khai thông
qua hình thức tuyên truyền như tổ chức Hội thi kể chuyện, cuộc thi viết về tấm
gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của các tổ chức
đoàn thể và tiến hành lồng ghép, tích hợp vào giảng dạy ở một số bộ môn, trong
đó có môn giáo dục công dân(GDCD).
Chúng ta biết rằng môn GDCD về thực chất là giáo dục con người, giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ nhưng hiện nay việc dạy và học
môn GDCD ở các trường phổ thông đang là vấn đề nan giải: sách giáo khoa và
tài liệu phục vụ cho bộ môn còn hạn chế, môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu
tượng, khó hiểu, những điều học xong thường không được thực hành, học sinh
chưa nhận thức đúng về môn học này, phụ huynh và xã hội không quan tâm cho
đây là "môn phụ” nên các em học một cách đối phó dẫn đến chất lượng không
cao. Hãy nhìn vào thực tế xã hội hiện nay chúng ta có thể nhận thấy rằng: bên
cạnh những học sinh biết vượt lên số phận thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ
những học sinh ham chơi, không nghe lời cha mẹ, thầy cô, không chịu học hành,


lười lao động, có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, bỏ nhà đi bụi, tụ tập thành
băng, nhóm, hội để làm những điều xấu thậm chí vi phạm pháp luật.
Chính từ những lý do trên là một giáo viên đang giảng dạy môn GDCD cấp
THPT tôi luôn băn khoăn, trăn trở về trách nhiệm của mình là làm sao tạo hứng
thú học tập cho học sinh và đặc biệt đưa được tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đến với các em để từ đó tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn
luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, hình thành cho các
em lòng tin, động cơ, hoài bão và những hành vi tốt đẹp, góp phần hoàn thiện
nhân cách, trở thành người tốt có ích cho xã hội. Để thực hiện được điều đó qua
thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bộ môn GDCD lớp 10 đặc biệt là
1


phần II: Công dân với đạo đức có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh phù hợp với yêu cầu, trình độ. Vì vậy
với những gì học tập, tiếp thu được từ cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động và một số kinh nghiệm
của bản thân trong nhiều năm công tác tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10 thông qua môn học GDCD”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú
học tập bộ môn và giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10
ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh lớp 10 ở Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh.
- Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh thông qua một số bài ở phần II - Công dân với đạo đức trong chương trình
GDCD lớp 10
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2013-2014 trở lại đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra, sưu tầm tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá và rút
kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế qua thực tiễn giảng
dạy.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã
hội.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinh có ứng xử đúng mực trong các
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi
người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá
của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam nói chung
và thế hệ trẻ Việt Nam đang học trong các nhà trường THPT nói riêng học tập và
noi theo. Khi nói về Người, chúng ta không chỉ nói tới công lao mà Người đã hy
sinh cho dân tộc và cho nền hòa bình thế giới mà chúng ta còn nói nhiều tới cái
“Đức” ở trong con người của Bác. Bác là một tấm gương lớn về tư tưởng, đạo
đức, là cống hiến vĩ đại cho dân tộc và cho loài người mà không có một bài ca,
một bài thơ hay một tác phẩm nào có thể ngợi ca hết được, bởi tấm gương đạo
2


đức của Người là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại
nhưng cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường ai cũng có thể
học theo, làm theo để trở thành người công dân tốt. Lúc sinh thời, Bác luôn dành
muôn vàn tình thương yêu, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng.

Những lời dạy ân cần và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là nguồn cổ
vũ to lớn, cuốn hút và thôi thúc lớp trẻ vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc ra đi, Bác còn căn dặn
toàn Đảng, toàn dân phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên,
đào tạo thanh niên thành “những người thừa kế , xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
hồng, vừa chuyên” và chỉ rõ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy đó của
Người, ngày nay đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước chúng ta càng phải quan tâm bồi dưỡng, phát huy nguồn
lực con người, nhất là thế hệ trẻ - một nhân tố cực kỳ quan trọng, đảm bảo đất
nước ta phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh ở các trường THPT hiện nay là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên
được thực hiện thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể và một số môn
học nhằm giáo dục cho học sinh đạo đức, lối sống, rèn luyện hành vi tích cực
theo tấm gương đạo đức của Bác.
Xuất phát từ tầm quan trọng này từ năm học 2010 -2011 Bộ giáo dục - đào
tạo bắt đầu triển khai thực hiện chương trình lồng ghép, tích hợp nội dung “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học, trong
đó có môn GDCD.
GDCD là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, chuẩn mực, lối sống cho các
em học sinh dựa trên các chuẩn mực của xã hội. Để kích thích các em có ý thức
phấn đấu thực hiện các chuẩn mực, biến các chuẩn mực được học thành hành
động, suy nghĩ thì đưa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học là việc làm
cần thiết. Bên cạnh đó thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện
nay đang có những thay đổi theo hướng tiêu cực, nhiều học sinh sớm sa vào các
tệ nạn xã hội, sao nhãng học tập, say mê những thú vui không hợp lứa tuổi…thì
việc định hướng đúng đắn suy nghĩ, hành động cho học sinh, thế hệ trẻ là hết
sức quan trọng. Hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, là một giáo viên giảng dạy môn GDCD tôi luôn tìm tòi

tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, áp dụng những cách thức mới vào dạy học với
mục đích nâng cao kết quả môn học, để tạo hứng thú học tập cho học sinh và
quan trọng hơn là tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, nâng cao phẩm chất
đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất
đạo đức,trở thành người tốt, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Trong thực tế có rất nhiều hình thức giáo dục tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh nhưng với đặc thù của môn học và kinh nghiệm
của bản thân tôi đã chọn cách lồng ghép, vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức
3


của Người vào những tiết dạy, bài dạy cụ thể của môn GDCD lớp 10, đặc biệt là
phần II: Công dân với đạo đức.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh đóng trên địa bàn xã Quang Hiến thuộc
vùng kinh tế khó khăn của huyện miền núi nghèo Lang Chánh. Học sinh học tập
tại đây đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng khó
khăn, điều kiện đi lại và kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó
cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, chất lượng đầu vào
còn thấp, cộng với khả năng nhận thức, tư duy, tính sáng tạo của các em còn hạn
chế trong việc tiếp nhận kiến thức, một số em còn có những biểu hiện không tốt
về đạo đức ... Cũng như các trường THPT và các Trung tâm GDTX khác trên cả
nước, Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh đã và đang thực hiện tốt cuộc vận
động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị
phát động bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức hội thi kể chuyện, thi
viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...Thông qua tổng kết cuộc vận động
hàng năm đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu, điển hình của thầy, trò trong
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên về thực tế thì
việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua những hình thức trên

chưa mang lại kết quả như mong muốn, các em còn “mơ hồ” chỉ thấy được Bác
là người ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc, có
lòng nhân ái bao la rộng lớn, yêu thương con người ...qua các bài hát, bài thơ,
một số câu chuyện về Bác. Nhưng lòng yêu nước, tình thương yêu đồng bào,
phẩm chất đạo đức của Người được thể hiện cụ thể như thế nào trong cuộc sống
hàng ngày học sinh lại không biết được nên chưa tạo ra cho các em nhận thức
sâu sắc về nội dung tư tưởng đạo đức của Người và bản thân chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức để tự mình phấn đấu noi theo. Bản
thân là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn GDCD tại Trung tâm GDTX – DN
Lang Chánh tôi nghĩ mình phải làm thế nào để tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
đến với các em học sinh không chỉ thông qua những hình thức giáo dục của các
đoàn thể, mà nó được thấm vào các em qua các tiết học, bài học của môn
GDCD.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nhận thấy đã đến lúc mình phải làm gì để
giúp các em trở thành người tốt có ích cho xã hội đồng thời thể hiện trách nhiệm
của mình đối với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” do Bộ chính trị phát động và đáp ứng yêu cầu của ngành đề ra nên
tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 10
thông qua môn học GDCD”.
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT là nhằm
trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức của
Người, trên cơ sở đó các em có thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, đồng thời giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo
4


tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh, phát triển
kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Góp
phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước, hiểu
rõ vị trí và hành động của cá nhân mình đối với gia đình, tập thể, dân tộc, nhân
loại và với chính bản thân. Hơn thế, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy
học bộ môn bộ môn Giáo dục công dân không chỉ cung cấp cho các em những
tri thức lí luận mà còn giúp cho các em hình thành phương pháp tư duy, hành
động hàng ngày, phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển của thời
đại, của dân tộc,từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm
chất đạo đức tốt; bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với học sinh. Để đạt được mục đích trên trong quá trình dạy học tôi đã thực hiện
các giải pháp sau:
a. Sử dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài.
Mở bài là một khâu quan trọng của bài học, nếu mở bài hay, có sức thuyết
phục thì sẽ gây được hứng thú, chú ý của học sinh trong quá trình học. Có rất
nhiều cách để người dạy dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu nội dung của bài mới,
tùy theo nội dung của từng bài học mà có các cách mở bài khác nhau. Thông
thường giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề nhưng để tạo
hứng thú cho học sinh khi dạy một số bài ở phần II: Công dân với đạo đức –
GDCD lớp 10 tôi đã sử dụng một câu chuyện, một luận điểm hoặc một đoạn tư
liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh để dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu bài mới.
Ví dụ:
- Khi dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức tôi đã chọn cách mở bài như sau:
Bác Hồ có câu nói:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bôn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa không thành trời.
Thiếu một phương không thành đất.
Thiếu một đức không thành người.”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, tr.631.)
Giáo viên hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác Hồ? Học sinh trả lời. Từ
đó giáo viên giải thích: Ở đây Bác muốn nói đến vai trò to lớn của đạo đức đối
với con người. Người đã khái quát thành những phẩm chất cơ bản của người
Việt Nam là phải hội tụ đủ bốn phẩm chất, nếu thiếu những phẩm chất ấy không
trở thành người được. Vậy đạo đức là gì? Nó có vai trò như thế nào đới với cá
nhân, gia đình và xã hội? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
- Hoặc khi dạy bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tôi kể chuyện “Hoàn cảnh ra đời của câu nói: “Các Vua Hùng đã có công
dựng nước thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” của Bác Hồ”.
5


“Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường từ chiến khu
Việt Bắc trở lại Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng. Đêm 18-9-1954, Bác
Hồ nghỉ lại tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền
Hùng. Tại đây, ngày 19-9-1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại
đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản thủ đô, Bác Hồ
đã nói câu nói trên.
Giáo viên dẫn dắt: Một trong những ý nghĩa lớn nhất của câu nói nổi tiếng này
là đã chỉ ra được một quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trong
suốt chiều dài lịch sử: dựng nước đi đôi với giữ nước. Ngay cả ở giai đoạn hiện
nay, tuy nhân dân ta đang xây dựng đất nước trong hòa bình nhưng các thế lực
thù địch vẫn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi để phá hoại công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Vậy là những công dân của đất nước
chúng ta phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
- Khi dạy bài 16: Tự hoàn thiện bản thân tôi dẫn dắt vào bài mới bằng câu nói
của Bác “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ càng
phải thấy học thêm” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5. tr.213.) Em hiểu như thế nào

về câu nói của Bác? Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Câu nói của Bác đã
nêu lên tầm quan trọng của việc học tập, bởi vì tất cả chủng ta ai cũng có ưu
điểm và hạn chế. Để thực hiện được những ước mơ, khát vọng và hoài bão của
mình, mỗi cá nhân trong chúng ta luôn phải không ngừng học tập và rèn luyện
để tự hoàn thiện bản thân. Vậy thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện
bản thân như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
Như vậy với cách đưa tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở bài
bản thân nhận thấy đa số các em đều hứng thú, chú ý vào bài học và đang từng
bước hình thành ở các em ý thức học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp
theo tấm gương của Bác để hoàn thiện mình trở thành người tốt, có ích cho xã
hội.
b. Sử dụng những câu chuyện kể về hình ảnh Bác, những câu nói,
những luận điểm về Bác để khai thác nội dung kiến thức và giáo dục học
sinh làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những câu chuyện kể, những câu nói, những luận điểm về Bác là những bài học
quý giá về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người mà mỗi chúng ta cần phải
học tập, noi theo đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì thế trong quá trình dạy học người giáo
viên phải biết lựa chọn, đưa những nội dung phù hợp, “có giá trị” vào từng bài
học sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu, ghi nhớ kiến
thức và mang tính giáo dục cao. Tôi đã tiến hành như sau:
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá
nhân (mục 3a - bài 10: Quan niệm về đạo đức) tôi sử dụng câu nói của Hồ Chí
Minh: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng.
Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu nói của Bác có ý nghĩa gì?

6


Học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt: Ở đây Bác nói đến vai trò của đạo đức đối

với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng nhưng đồng thời cũng khẳng định con
người cần phải có cả đức lẫn tài. Vì vậy mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai
mặt là đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc vì nếu không có đạo đức sẽ
trở thành người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hay làm những điều
sai trái gây hại cho người khác, xã hội...
Như vậy với ý nghĩa đó đạo đức giúp cho cá nhân:
- Hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích.
- Có lòng nhân ái, vị tha.
Giáo viên hỏi: Thông qua câu nói đó, em thấy mình cần phải làm gì để rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: các em cần phải rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức và không ngừng học tập bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như:
siêng năng, chăm chỉ hơn trong học tập và lao động, tiết kiệm của cải của gia
đình, của trường lớp, sống ngay thẳng, chân thật, không dối trá, yêu thương,
giúp đỡ mọi người.
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Nhân nghĩa (mục 2a – bài 13: Công dân với
cộng đồng) tôi sử dụng câu chuyện: : “Có thể cho người nghèo những thứ ấy”.
“Khoảng cuối năm 1913, Bác Hồ lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành đã
đến Luân Đôn thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp
cho khách sạn Các- Tơn, ở khách sạn hàng ngày có người phục vụ dưới bếp
những người này sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa… và
đổ tất cả các thức ăn vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi, có khi thức ăn
thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to
tướng…
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách anh đem
để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy
ông đầu bếp Et- cốt- phi- e hỏi lại anh: Tại sao không đem những thức ăn này đổ
vào thùng như những người khác? Anh Thành điềm tĩnh trả lời: Không nên đem
vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy .

Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ
trước tới nay chưa ai ở khách sạn suy nghĩ như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi
người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu
thương của anh đối với những người nghèo khổ”. (Trích từ sách: Vũ Kỳ- Thư ký
Bác Hồ kể chuyện. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).
Hay giáo viên sử dụng câu nói của Bác: “Hỡi đồng bào yêu quý! Từ tháng
giêng đến tháng 7 năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có 2 triệu người chết đói. Kế đó lại
bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng
bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi
xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày, nhịn
ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, tr.27.)
7


Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp thảo luận: Qua câu chuyện và
câu nói trên em có nhận xét gì về tấm lòng của Bác Hồ đối với những người
nghèo khổ?. Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? Các biểu hiện của truyền thống
nhân nghĩa là gì? Học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa
của dân tộc?.
Học sinh trả lời, giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng và kết
luận: Qua nội dung câu chuyện và câu nói của Bác chúng ta có thể thể thấy rằng
Bác Hồ có tấm lòng nhân ái bao la như biển cả, yêu thương tất cả mọi người,
đặc biệt là những người nghèo khổ. Bác muốn nhắn nhủ chúng ta rằng đã là con
người thì phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
=> Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
Các biểu hiện của nhân nghĩa: Nhân ái, thương yêu, tương trợ giúp đỡ
nhau trong lao động và trong cuộc sống; thể hiện ở lòng vị tha, cao thượng
không cố chấp, đối xử khoan hồng đối với người có lỗi lầm biết hối cải.
Học sinh cần phải: kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan

tâm giúp đỡ mọi người, cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha, tích cực tham gia
các hoạt động: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, kính trọng, biết ơn các
vị anh hùng của dân tộc, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Thông qua nội dung câu chuyện, giáo viên giúp cho học sinh rút ra nội
dung bài học và điều quan trọng là giáo dục cho các em ý thức học học theo
Người, làm theo Người để từ đó trong cuộc sống hàng ngày các em biết sống vì
người khác, biết cư xử cho phải đạo, biết ơn, kính trọng, hiếu thảo đối với ông
bà cha mẹ những người thân trong gia đình. Trong mối quan hệ với tập thể, cộng
đồng, các em biết quan tâm chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè trong lớp,
những người xung quanh khi gặp khó khăn hoạn nạn như: ủng hộ đồng bào lũ
lụt, vì người nghèo, trẻ em tàn tật, mồ côi... thể hiện lòng tri ân, kính trọng đối
với những người có công với đất nước.
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
(mục 1b – bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). Tôi sử
dụng câu nói của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp
nước…”.(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.6, tr.171.)
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu nói của Bác khẳng định điều gì?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt : Câu nói của Bác khẳng định sức mạnh
to lớn của tinh thần yêu nước Việt Nam qua bao thời kì lịch sử, tinh thần ấy ngày
càng lớn dần trong mỗi người dân thông qua cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ,
kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. Chính Bác là
người mang trong trái tim, khối óc truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc.
Lòng yêu nước bẩm sinh ngày càng được hun đúc thành sức mạnh tuyệt vời đã
giúp Bác vượt muôn vàn gian nan, thử thách đưa dân tộc đến thắng lợi vẻ vang,
quét sạch đế quốc xâm lược, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bác biết rõ
8



giá trị quý báu, sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, hiểu thấu truyền thống yêu
nước lâu đời của dân tộc
Như vậy từ câu nói của Bác chúng ta có thể khẳng định:
- Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác.
- Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc đối diện, vượt
qua khó khăn thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt, đẩy lùi và đánh tan
những kẻ xâm lăng, tiếp tục tồn tại, phát triển đi lên.
Vậy lòng yêu nước có những biểu hiện gì? Học sinh trả lời, giáo viên kết luận:
- Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
+ Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
+ Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Cần cù, sáng tạo trong lao động.
Qua câu nói của Bác tôi đã giúp học sinh thấy được sức mạnh của tinh thần
yêu nước Việt Nam và đặc biệt là lòng yêu nước tuyệt vời trong con người của
Bác. Từ đó học sinh sẽ: Nâng cao hiểu biết, phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc. Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và trong cuộc
sống. Biết tôn trọng truyền thống, giá trị đạo đức cao quý của dân tộc.
- Khi dạy đơn vị kiến thức: Thế nào là tự hoàn thiện bản thân (mục 2a –
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân). Tôi sử dụng câu chuyện: “Bác Hồ tự học
ngoại ngữ”.
“Bác Hồ của chúng ta học trong nhà trường không nhiều, vậy mà Bác nói
được nhiều thứ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng
Trung Quốc,…Kết quả đó là nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà nên.
Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin chạy tuyến đường từ Sài
Gòn sang Pháp, mỗi ngày Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối mới
xong. Dù mệt, Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn

khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học, những từ nào không hiểu, Bác nhờ thủy
thủ người Pháp giảng lại cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày
viết mười từ tiếng Pháp vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.
Thời kì làm việc ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh), vào buổi sáng sớm và
buổi chiều mỗi ngày, Bác lại mang sách, bút ra vườn hoa Haydơ để tự học tiếng
Anh. Mỗi tuần được một ngày nghỉ, Bác đến học tiếng Anh với một giáo sư
người Italia. Với cách tranh thủ học như vậy, đến bất kì nước nào, Bác đều tự
học tiếng nước ấy.
Sau này, mặc dù tuổi đã cao, khi đọc sách, báo bằng tiếng nước ngoài, gặp
từ nào không hiểu hay một danh từ khoa học, Bác đều tra từ điển hoặc nhờ
người thạo tiếng nước đó giải thích, rồi ghi lại vào sổ để nhớ.
Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế đấy”. (Tình huống GDCD 10, tr. 95 –
NXB giáo dục).

9


Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận: Qua câu chuyện trên em thấy
Bác là người như thế nào và em học được điều gì ở Bác?
Học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lên bảng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội
dung bài học:
Bác Hồ là người biết vượt lên khó khăn, trở ngại để học ngoại ngữ: Bác học
mọi nơi, mọi lúc (học ngay cả khi đang làm việc), trong quá trình học Bác luôn
cố gắng rèn luyện, từ nào không hiểu thì Bác tra từ điển hoặc nhờ người thạo
tiếng nước đó giải thích…Với cách học đó mà khả năng ngoại ngữ của Bác ngày
càng tiến bộ, Bác biết được nhiều thứ tiếng để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân
tộc và đây cũng chính là quá trình Bác đang dần tự hoàn thiện bản thân mình.
GV đặt câu hỏi: Theo em thế nào là tự hoàn thiện bản thân?. HS trả lời, GV
kết luận: Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không
ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa

nhược điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày
càng tốt hơn, tiến bộ hơn.
Có thể nói Bác là một tấm gương sáng ngời trong học tập để chúng ta noi
theo. Muốn bản thân ngày càng tốt hơn, tiến bộ hơn thì các em phải biết vượt lên
mọi khó khăn, trở ngại, cố gắng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện trong học tập
( học ở mọi nơi, mọi lúc, học những điểm hay, điểm tốt của người khác..) theo
lời Bác dạy: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ
càng phải thấy học thêm”.
- Khi dạy mục: 3.Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? (Bài 16: Tự hoàn
thiện bản thân) tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện: “Bỏ thuốc lá”
“Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ
khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết
tâm bỏ dần. Bác nói:
Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt
nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.
Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số
lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút
sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật là quá vất vả. Tập một thói
quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới
làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và
phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để
dành. Anh em can bảo thuốc thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút
để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một
ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.
Đầu tháng 3- 1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy
ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác,
nhưng Bác không dùng.
Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là bí thư Trung ương
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận
động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:

10


“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”.
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua nội dung câu chuyện các em hãy cho biết: Tại
sao Bác Hồ lại quyết định bỏ thuốc lá? Đây là một việc làm dễ hay khó? Bác đã
thực hiện bỏ thuốc lá bằng cách nào? Việc làm của Bác có thành công không?.
Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung kết luận: Bác bỏ thuốc lá vì đây là một
tật xấu, có hại cho sức khỏe. Đây là một việc làm không hề đơn giản vì nó đã trở
thành thói quen. Bác đã đề ra kế hoạch thực hiện là hút thưa dần…và với lòng
quyết tâm Bác đã thành công. Câu chuyện cho chúng ta thấy để tự hoàn thiện
bản thân chúng ta cần:
+ Tự nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu đối
với các chuẩn mục đạo đức xã hội.
+ Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ
thể.
+ Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện.
+ Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách
vượt qua các khó khăn đó.
+ Xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình.
+ Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin
cậy.
Giáo viên: Các em ạ hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe con người, không
những ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà còn ảnh hưởng đến môi trường và
những người hít phải khói thuốc lá. Theo công bố của Hiệp hội ung thư Hoa Kì
trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 loại hóa chất, trong đó có hơn 250 loại có
hại cho sức khỏe bao gồm ít nhất 69 loại có khả năng gây ung thư, hút một điếu

thuốc lá tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống…
Câu chuyện “Bỏ thuốc lá” của Bác Hồ là một minh chứng cho đạo đức
“Nói đi đôi với làm” của Bác và cũng cho ta thấy được ý chí kiên cường, luôn
luôn vượt gian khổ để rèn luyện bản thân của vị lãnh tụ kính yêu. Trong lớp trẻ
hôm nay nhiều nam thanh niên, nhất là lứa tuổi học sinh THPT đôi khi muốn
chứng tỏ mình bằng những thói quen xấu mà không ý thức được mặt tiêu cực
của nó, đặc biệt là hút thuốc. Vì thế câu chuyện của Bác Hồ lại càng là bài học
quý báu cho lớp trẻ noi theo. Một việc nhỏ, bình dị trong đời thường, nhưng đã
nhắn gửi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh lớn lao “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, hãy tự chiến thắng mình từ những việc
làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày”.
Như vậy với việc sử dụng câu chuyện “Bỏ thuốc lá” của Bác Hồ đã giúp
học sinh không những hiểu bài, nắm chắc, ghi nhớ được nội dung kiến thức mà
thông qua đó còn giáo dục cho các em thấy được tác hại của hút thuốc đặc biệt
là các em học sinh lớp 10 (đang ở độ tuổi tò mò, thích thể hiện mình) để từ đó
mà các em không vướng vào và từ bỏ thói quen xấu mà mình đang mắc phải. Từ
11


câu chuyện học sinh còn học được ở Bác ý chí kiên cường, tính kiên trì, biết
vượt gian khổ để rèn luyện bản thân và “Nói đi đôi với làm” để vận dụng vào
trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của bản thân trong cuộc sống hàng
ngày.
- Hay khi dạy về phạm trù: Hạnh phúc là gì? (mục 4a - bài 11: Một số phạm
trù cơ bản của đạo đức học) tôi sử dụng câu nói của Bác khi tìm đến được Luận
cương của Lênin: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ,
tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa
đày, đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho
chúng ta!” ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, tr.700.)

Đây là cảm xúc vui sướng của Bác khi thỏa mãn được mong muốn của mình
là đã tìm được con đường cứu nước. Ở Bác niềm vui đó không phải cho riêng mình
mà cho cả dân tộc.
Giáo viên: Cảm xúc vui sướng của Bác chính là hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là
gì?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng
của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính,
lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Câu nói của Bác đã giúp cho học sinh thấy được hạnh phúc là gì và điều quan
trọng là các em học tập Bác để chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho cả xã
hội.
c. Sử dụng những tư liệu, những chuyện kể, những câu nói và những
bài hát về Bác vào củng cố bài học.
Củng cố bài học cũng là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, tuy
thời gian ít ỏi nhưng nó thể hiện tính toàn vẹn của bài giảng. Thông qua việc
củng cố, ôn luyện mà giáo viên khắc sâu kiến thức bài học, tác động đến tư duy
tích cực của học sinh, giúp các em học được cách vận dụng những tri thức đã
tiếp thu được vào cuộc sống. Vì vậy người giáo viên phải biết vận dụng linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung của từng bài mới đem lại hiệu quả và sức
hấp dẫn cho hoạt động dạy học. Trong quá trình giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh tôi đã vận dụng vào một số tiết học, bài học cụ thể:
- Củng cố tiết 1- bài 13: Công dân với cộng đồng.
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát : “Bác Hồ một tình yêu bao la”. của
nhạc sĩ Thuận Yến.
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim
nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác
hi sinh cho dân tộc Việt Nam…”
Giáo viên hỏi: Cảm nghĩ của em sau khi nghe xong bài hát này?
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt và củng cố toàn bài: Tình yêu bao la của
Bác đã nói lên tình cảm của Bác đối với toàn dân tộc. Bác là một tấm gương lớn

về nhân nghĩa: Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến mọi người; biết vị tha;
biết kính trọng người già, yêu mến trẻ em, quan tâm, yêu thương những người
12


nghèo khổ…. Đó cũng chính là trách nhiệm của Bác đối với cộng đồng. Học
tập Bác, chúng ta cần sống vì mọi người, luôn nêu cao tinh thần
tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách
nhiều”, bằng nhữnh hành động, việc làm cụ thể. Hãy chung sức,
chung lòng sưởi ấm những người nghèo xung quanh chúng ta là
việc làm thiết thực nhất để hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Củng cố bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
Giáo viên kể cho cả lớp nghe câu chuyện: “Những năm tháng ở tù”.
“Giữa năm 1942, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở
Quảng Tây (Trung Quốc).
Những ngày ở nhà tù, Bác bị mang gông ở cổ, chân bị cùm. Chúng lại hay
giải Bác đi từ nhà tù này sang nhà tù khác. Khi đi tay Bác bị trói giật cánh
khuỷu, cổ mang vòng xích, có lính mang sung áp tải đi cùng.
Ở một số nhà tù huyện thường thường chật ních người, ăn uống thiếu thốn,
không khí ngột ngạt, có khi chỗ nằm ngủ không có, cả đêm phải ngồi trên hố xí
đợi trời sáng. Muỗi và rận thì nhiều vô kể, huơ tay cũng bắt được muỗi. Muỗi và
rận đốt khiến sức khỏe của Bác ngày càng giảm sút.
Gian khổ như thế, nhưng Bác vẫn cố chịu đựng, vẫn làm thơ. Ra khỏi tù ,
mắt Bác kém đi, chân yếu không bước nổi, có nguy cơ bị liệt, Bác đặt quyết tâm
phải rèn luyện đôi chân. Bác tập đi dần dần, từng ngày, dù đau đớn Bác vẫn
gắng sức.
Với quyết tâm và niềm tin của mình, Bác Hồ đã vượt qua gian khổ của
những ngày tháng trong nhà tù. (Tình huống GDCD 10, tr. 96 – NXB giáo dục).
Giáo viên hỏi: Qua nội dung câu chuyện em thấy Bác Hồ là người như thế

nào?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Bác là một tấm gương lớn vế sự kiên trì
phấn đấu tự hoàn thiện bản thân từ việc rèn luyện thân thể, ý chí và nghị lực
vượt qua mọi thử thách trong học tập và trong cuộc sống. Vì vậy mỗi chúng ta
muốn trở thành người tốt cần phải học tập rèn luyện theo tấm gương của Bác.
- Củng cố tiết 2- bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Tôi sử dụng câu nói của Bác: “Trong gia đình mỗi người nhắc nhở, dạy bảo
nhau, các cụ phụ lão thi đua, đốc thúc con cháu tham gia mọi công việc, các
cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp đỡ người lớn, vợ chưa biết thì chồng
bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo”. (Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 4, sđd, tr.41).
Câu nói của Bác cho chúng ta thấy trong gia đình có những mối quan hệ:
cha mẹ - con cái, vợ - chồng, ông bà - các cháu, anh- chị- em và trách nhiệm
giữa các thành viên với nhau.
Từ câu nói của Bác đã giáo dục học sinh tình cảm đối với gia đình, từ đó
biến thành những hành động thiết thực thể hiện tình cảm của mình như: Ngoan
ngoãn, lễ phép, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ, học tập thật tốt, quan

13


tâm giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong gia đình, biết làm một số việc phù hợp với
bản thân.
- Củng cố bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bác Hồ khẳng định: “Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho
độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc”. (Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.575),
“Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. (Hồ Chí Minh toàn tập, t.12, tr.560).
Chính lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã thôi thúc Bác đem hết khả
năng của mình để giành lại độc lập cho dân tộc. Vậy để tiếp nối truyền thống
yêu nước của cha ông, thanh niên học sinh chúng ta phải làm gì để góp phần xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GV cho học sinh nghe bài hát: “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”.
“Từ biển khơi đến miền rừng núi cao. Cờ Đoàn ta mang ảnh
Bác với tên Người vĩ đại Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển
trời tình Người ấm trong tim ta trên đường chiến đấu.
Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa
lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
Là công sức ta xây lên đất trời Tổ quốc thêm xanh tươi thỏa
lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Vì ngày mai ta xây dắp
những công trình vĩ đại.
Đồng lúa trĩu bông, quê ta nhà máy khói ngút trời cả Tổ
quốc trong tương lai ánh điện tỏa sáng.
Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa
lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
Là công sức ta xây lên đất trời Tổ quốc thêm xanh tươi thỏa
lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong”.
Lời bài hát như nhắc nhở, thúc giục chúng ta hãy biết quý trọng giá trị của
độc lập, tự do, biết trân trọng, gìn giữ thành quả cách mạng và tiếp nối truyền
thống của cha anh, đồng thời phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của
dân tộc bằng những việc làm, những hành động cụ thể, thiết thực như: Tích cực
học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, thân thể, tham gia gìn giữ an ninh trật tự ở
địa phương, dũng cảm tố giác tội phạm, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi
đến tuổi…để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài những giải pháp đã thực hiện ở trên theo tôi để mang lại hiệu quả cao
hơn nữa trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thì
người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí
Minh, phải làm gương, là tấm gương sáng về mọi mặt để học sinh noi theo và
thường xuyên thực hiện phương pháp nêu gương trong quá trình truyền đạt kiến
thức môn học.

4. HIỆU QỦA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau thời gian nghiên cứu và tiến hành giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh lớp 10 thông qua những tiết học, bài học của môn GDCD tại
Trung tâm GDTX – DN Lang Chánh tôi đã giúp các em nhận thức sâu sắc về
14


nội dung tư tưởng đạo đức của Người được thể hiện thông qua những lời nói,
việc làm của Bác. Đó là những nội dung về lòng nhân ái yêu thương con người,
là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, biết vượt khó khăn, trở ngại, một nghị lực
phi thường cố gắng phấn đấu rèn luyện bản thân, là tình yêu gia đình, yêu quê
hương đất nước tha thiết vô bờ bến… Từ việc nhận thức, nắm bắt được các nội
dung trên sau mỗi tiết học, bài học các em đã biết học theo Người, làm theo
Người và vận dụng vào học tập, rèn luyện bản thân. Việc đưa tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh vào bài giảng còn giúp các em:
- Hứng thú học tập bộ môn, sôi nổi trình bày ý kiến của mình, giờ học sinh
động, dễ nắm được nội dung của bài.
- Khắc phục được tình trạng ngại học, lười học lâu nay.
- Học sinh tham gia chủ động, sáng tạo vào quá trình học tập, rèn luyện
được một số kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết
thực như tham gia quyên góp ủng hộ bạn nghèo, đồng bào lũ lụt, người tàn tật...
- Nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Trong thực tế giảng dạy năm học 2013 – 2014 tôi đã thực hiện ở 2 lớp 10a
và 10b với trình độ nhận thức ngang nhau, kết quả thu được như sau:
Số
Lớp
học
sinh


10a

10b

35

32

Cách
thực
hiện
Không
áp
dụng
đề tài
Áp
dụng
đề tài

Mức
độ
hứng
thú

Khả năng nhận thức
Giỏi
5

10


tỉ lệ
14,3
%

31,2
%

Khá
15

20

tỉ lệ
42,9
%

62,4
%

TB
12

2

tỉ lệ
34,2
%

6,2%


Yếu
3(8,6 Không
%)
hứng
thú
0

Rất
hứng
thú

Kết quả trên cho thấy so với các trường miền xuôi và đồng bằng thì còn rất
khiêm tốn, nhưng với đối tượng học sinh miền núi học tại Trung tâm GDTX-DN
Lang Chánh thì đây là một sự “thay đổi” lớn đối với cô trò chúng tôi nói riêng
và Trung tâm GDTX&DN Lang Chánh nói chung. Đây chính là động lực thôi
thúc tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THPT thông qua
môn học GDCD là một việc làm thiết thực, ý nghĩa góp phần phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn, trang
15


bị cho các em những tri thức cần thiết về lý luận và thực tiễn để vận dụng vào
học tập, lao động và cuộc sống. Đây cũng là việc thực hiện đổi mới phương
pháp học tập bộ môn nhằm khắc phục cách nhìn nhận chưa đúng lâu nay về môn
học. Lại càng quan trọng hơn trong tình hình hiện nay khi đạo đức học sinh đang
có nhiều vấn đề nổi cộm đáng lo ngại: Một bộ phận không nhỏ các em chạy theo
lối sống cá nhân, thực dụng, ăn chơi, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, bạo lực học

đường…và các thế lực thù địch đang tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để phá hoại
Đảng, Nhà nước ta, thì nhiệm vụ này lại càng trở nên quan trọng. Nếu việc giáo
dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn
xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội, xây dựng môi trường văn
hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình
trạng bạo lưc trong giáo dục, mọi người sẽ nêu cao tinh thần cảnh giác, ngăn
chặn, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, xây
dựng một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc. Để
góp phần thực hiện được điều đó thì người giáo viên GDCD phải không ngừng
trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, tìm tòi, sáng tạo những cách thức
dạy học hay, mới mẻ, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc biệt giáo viên phải
là người thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng nên bài
giảng sống động, góp phần hình thành những phẩm chất, nhân
cách của người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Với ý nghĩa đó mà bản thân luôn tích cực nghiên cứu, học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm
thiết thực, cụ thể vì chỉ có học theo Người, làm theo Người là
con đường ngắn nhất để chúng ta hoàn thiện nhân cách của
mình, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân được đúc
rút trong thực tiễn giảng dạy từ những năm học gần đây. Hy vọng
rằng với những nội dung trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là những thông tin
để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và góp ý. Tuy nhiên do bản thân còn
hạn chế về năng lực, thời gian, kiến thức, phương pháp áp dụng còn mới nên có
những điểm chưa sâu, chưa toàn diện, còn sơ sài. Rất mong nhận được sự góp ý
của Hội đồng khoa học ngành, của các thầy cô giáo và đồng nghiệp cùng công
tác để tôi tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục, bổ sung, những gì còn
thiếu sót trong những năm học tiếp theo.
2. ĐỀ XUẤT
Để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua bộ môn GDCD một

cách tốt hơn, hiệu quả hơn tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với cấp Sở Giáo dục:
+ Cần trang bị thêm tài liệu về Hồ Chí Minh cho thư viện ở các
Trung tâm GDTX để giáo viên và học sinh có điều kiện tham
khảo.

16


+ Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về tư tưởng Hồ
Chí Minh cho giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân.
- Đối với cấp trường:
+ Ban Giám đốc trung tâm cần lắp đặt một phòng học có máy chiếu cố
định, quan tâm đến việc mua sắm, bổ sung thêm các tư liệu, tài liệu tham khảo,
tranh ảnh, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh để phục vụ cho việc giảng dạy.
+ Đối với tổ chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần phổ
biến các sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên giữa các tổ cùng trao đổi, bàn
bạc, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Thị Ngà

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Bính "giáo dục công dân 10” - NXB giáo dục, 2007.
2. Mai Văn Bính "giáo dục công dân 10” sách giáo viên - NXB giáo dục, 2006.
3. Hồ Thanh Diện "Thiết kế bài giảng giáo dục công dân 10” - NXB Hà Nội,
2006.
4. Hồ Thanh Diện "Câu hỏi luyện tập giáo dục công dân 10 ” - NXB giáo dục,
2006.
5. Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị quốc gia.
6.Trần Văn Chương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Văn Thắng, Lưu Thu Thủy
"Tình huống giáo dục công dân 10” - NXB giáo dục, 2007.
7. Vũ Đình Bảy, Đặng Xuân Điều, Hoàng Thanh Hiến, Nguyễn Thị Mai “Thiết
kế bài dạy học giáo dục công dân theo chuẩn kiến thức, kỹ năng”- NXB Đại học
Huế.
8. Vũ Kỳ- Thư ký Bác Hồ kể chuyện - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
9. Tài liệu về: Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD THPT.
10. Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT- NXB giáo dục.
11. Một số thông tin, chuyện kể về Bác Hồ trên mạng Internet và tham khảo, học
hỏi một số kinh nghiệm của đồng nghiệp.

18


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


TRANG
1
1
2
2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

PHẦN II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a. Sử dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mở

2
2
4
4
5

bài.
b. Sử dụng những câu chuyện kể về hình ảnh Bác, những câu

6

nói, những luận điểm về Bác để khai thác nội dung kiến thức và
giáo dục học sinh làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
c. Sử dụng những tư liệu, những chuyện kể, những câu nói và


12

những bài hát về Bác vào củng cố bài học.
4. HIỆU QỦA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
2. ĐỀ XUẤT

14
15
15
16

19



×