Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TỐ CHẤT và kỹ NĂNG của NGƯỜI LÃNH đạo THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.07 KB, 13 trang )

TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

I. LÃNH ĐẠO LÀ GÌ?
Thật khó mà lựa chọn được một định nghĩa đúng hoàn toàn về lãnh đạo,
cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo khác nhau như:
“Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung” (Rauch &Behling)
“Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và
huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích” (jacobs & Jacques)
“Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng thúc đẩy và khuyến
khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức” (House
et al)
“Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm
cùng nhau trở nên ý nghĩa nhờ đó mà mọi người có thể hiểu và quyết tâm” (Drath
& Palus).
Nhưng có lẽ định nghĩa về lãnh đạo hay nhất đó là định nghĩa về lãnh đạo
của Peter, F.Drucker "Thuật ngữ lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi
cuốn người khác mà đôi khi chỉ là sự mị dân.Đó cũng không chỉ là khả năng gây
cảm tình, thuyết phục người khác mà đôi khi đó là kỹ năng của người phụ trách
bán hàng.Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên một mức cao hơn, đưa
việc thực hiện đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách con người
vượt qua những giới hạn thông thường".Lãnh đạo có lẽ là nghệ thuật hấp dẫn nhất
từ trước đến nay của con người, là sức mạnh, là ước muốn nội tâm thể hiện ra
hành động bên ngoài và cũng là biểu hiện cao nhất của sức sống.Lãnh đạo được
xác định là những việc chúng ta làm chứ không phải đơn thuần là vai trò của một
ai đó trong tổ chức hay trong doanh nghiệp.Lãnh đạo là hướng dẫn hoặc chỉ đạo
cho một quá trình hoạt động, là gây ảnh hưởng đến hành vi hoặc quan điểm của
người khác và biết cách lựa chọn những điều phù hợp với khả năng của mình.Quá
trình trở thành lãnh đạo cũng giống như quá trình trở thành một con người hoàn
thiện mà trong đó mỗi người sẽ cần những điều kiện khác nhau để tạo ra sự khác
biệt.Thêm vào đó, lãnh đạo nghĩa là chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của


chúng ta trong cuộc sống.Các nhà lãnh đạo nhận ra rằng sống là quá trình tích lũy


và lựa chọn sẽ quyết định hoàn cảnh nhiều hơn cơ hội.Lãnh đạo không chỉ là việc
chúng ta làm mà còn đánh giá chúng ta là người như thế nào.Tình yêu và sự đam
mê với công việc sẽ khuyến khích và phát triển khả năng lãnh đạo trong mỗi
người.Lãnh đạo không có nghĩa là động viên người khác bằng thưởng hay phạt
mà là người có khả năng tăng lực cho người khác bằng lòng đam mê và sự đánh
giá, người biết cách gắn kết trái tim và trí óc của mọi người xung quanh, gắn kết
những người có liên quan và có tham gia.Chính vì vậy, mặc dù thế giới luôn vận
động và biến đổi,nhưng chúng ta ai cũng có thể áp dụng những nguyên tắc lãnh
đạo và trở thành lãnh đạo, cho dù vai trò của chúng ta trong xã hội là gì đi nữa.
II. TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
Bản chất của thuật ngữ “tố chất” là nói đến các đặc điểm cá nhân khác
nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị.Cá tính là
những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ như sự tự tin, sự
hướng ngoại, sự chín chắn và mức độ nhiệt tình.Một nhu cầu hoặc một động cơ là
một mong muốn có được một sự khuyến khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể
nào đó.Nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan trọng vì cả 2 yếu tố này gây ảnh
hưởng đến sự quan tâm của các thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp thêm sinh
lực và duy trì ổn định hành vi.Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc phân
biệt cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là có đạo đức và cái gì là không có đạo đức,
cái gì đúng với lương tâm, cái gì trái với lương tâm (ví dụ về giá trị là: tính công
bằng, tính trung thực, tính nhân văn, sự trung thành, lòng yêu nước).Các giá trị có
ý nghĩa rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thói quen, quan điểm về vấn đề và
lựa chọn hành vi của mỗi cá nhân.
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội của thế giới cũng đã chứng kiến những tấm
gương lãnh đạo thành công điển hình mà một trong những nhà lãnh đạo thành
công nhất trong lịch sử thế giới chính là vị lãnh tụ đáng kính của chúng ta-Chủ
tịch Hồ Chí Minh.Không cần phải nghi ngờ khi nói rằng: Hồ Chí Minh là một

trong 3 Lãnh tụ, nhà tư tưởng chính trị- quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ XX, cùng
với Lê nin, Mao Trạch Đông và có thể so sánh với thiên tài Simon Bolivar, người
đã giải phóng Nam Mỹ.Một huyền thoại sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam
cũng như nhân dân khắp nơi trên thế giới.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách
mạng, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh


giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam, là người kế thừa đức tính kiên
nhẫn và các giá trị nhân văn của quê hương tỉnh Nghệ An.Một con người nói năng
khiêm nhường, với sự hiểu biết sâu rộng, tính tình cương trực, tác phong giản dị
và luôn khiêm tốn.Một con người với tư cách, đạo đức trong sáng, sức lôi cuốn
mãnh liệt đã thu phục được tất cả lòng dân khắp năm châu bốn bể… Là người
viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội và là Chủ
tịch nước trong thời gian 1945 – 1969.Có thể nói cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một cuộc hành trình huyền thoại.Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường
cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941), ông đã tới nhiều
quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu
Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào
khác làm được trong thế kỷ 20.Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ,tôn
sùng,và yêu quý.Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm
viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh.Trong mắt
bạn bè thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo có uy tín, có chiến
lược.Vậy trong con người ông đã hội tụ những tố chất và kỹ năng nào?
1.Những tố chất của nhà lãnh đạo trong con người của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
+ Có khát vọng và có mục tiêu: Một người lãnh đạo hiệu quả phải là
người có những khát vọng được cụ thể hoá bằng những mục tiêu cụ thể, mục tiêu
là động cơ nội lực thúc đẩy giúp người lãnh đạo có được sức mạnh cần thiết vượt

qua những khó khăn, trở ngại, thử thách để làm được những việc dường như
không thể.Niềm khát khao đạt được mục tiêu sẽ giúp cho người lãnh đạo có
những định hướng rõ ràng tạo nên lòng quyết tâm không lay chuyển nổi và từ đó
vượt qua những thời khắc khó khăn nhất tưởng chừng như không còn hi vọng
trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà
lãnh đạo như vậy.Với khát vọng và mục tiêu “là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành” Người hiểu rõ rằng dân tộc mình, nhân dân mình đang
cần cái gì nhất.Với mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho sự hợp nhất và ra
đời của Đảng năm 1930, có lúc vì mục tiêu đó mà dám có quyết định táo bạo cho dù đau đớn - là tuyên bố Đảng tự giải tán, thực chất là Đảng rút vào hoạt động
bí mật để triệt tiêu mưu đồ tiêu diệt Đảng của kẻ thù.Rồi cũng vì mục tiêu đó mà


Người sáng suốt và kiên quyết đổi tên Đảng Cộng sản Đông dương thành Đảng
Lao động Việt Nam vào năm 1951,vì lúc ấy, Đảng cần huy động được sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo ra động lực của sự đồng thuận xã hội
cho mục tiêu “không có gì quý hơn độc lập và tự do”.Nhìn lại nhân cách, tư
tưởng, tình cảm và sự nghiệp hoạt động của Hồ Chí Minh càng thấy rõ : mục tiêu,
cứu cánh, phương tiện và động lực cách mạng đều ở trong con người. Phải chăng
đây là sự đúc kết những khát vọng ngàn đời của con người, mà xét cho cùng Bác
cũng đã từng suy tư, nghiền ngẫm để tìm cách thực hiện. Hồ Chí Minh hiểu rõ
mục tiêu của từng chặng đường trên con đường dẫn đến lý tưởng đúc kết khát
vọng đó của cả loài người.Người không lẫn lộn mục tiêu cụ thể và trực tiếp của
từng chặng với cái đích lý tưởng ở phía chân trời để tránh đi những ảo tưởng duy
ý chí, dẫn đến hành động nôn nóng gây hậu quả ngược lại với mục tiêu.Người đòi
hỏi “không được sao chép nguyên văn những gì có sẵn, điều cốt yếu là hiểu đúng
tinh thần và biết vận dụng các nguyên lý sát với tình hình cụ thể” nhằm thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Bốn mươi năm, nhìn lại
chặng đường đã đi nhằm thực hiện mong ước của Bác Hồ “xây dựng lai đất nước
ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” với những điều đã làm được và nhiều điều chưa

làm được, càng thấm thía và không thể không day dứt khi nghĩ đến điều mong
muốn cuối cùng của Người.
+ Có tầm nhìn và sự quyết đoán: Không chiến lược nào có thể đưa bạn
đến nơi mà chính bạn không biết “Tầm nhìn, sứ mệnh là đích đến, bạn đến đó như
thế nào phụ thuộc vào cách bạn lãnh đạo”.Có thể nói tầm nhìn và sự quyết đoán là
một trong những tố chất nổi trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với khả năng lãnh
đạo tài ba, với tầm nhìn xa trông rộng Người đã từng bước lãnh đạo nhân dân ta
chiến đấu chống lại thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, phát xít Nhật và giành hoàn toàn
thắng lợi.Có được những chiến thắng vẻ vang như vậy là do Người đã nhìn thấy
trước được những cơ hội, những khó khăn và những thách thức, từ đó hoạch định
ra những chiến lược cần thiết để đạt được mục tiêu chung là “Giành lại độc lập tự
do, dân giàu nước mạnh”.Người cũng luôn đặt ra cho mình những tầm nhìn mới,
tầm nhìn chiến lược, thực tế với những mục tiêu rõ ràng, phán đoán được những
khó khăn cũng như thuận lợi trước mắt để đưa ra các kế hoạch phát triển lâu
dài.Trong giai đoạn đầu giành được độc lập, xã hội có nhiều biến chuyển, mặc dù
nhân dân đã được tự do nhưng vẫn còn nhiều người đói khổ, nghèo nàn, không
được học hành, dốt nát… . Để chống giặc Dốt Bác Hồ đã đích thân phát động


phong trào toàn dân chống giặc dốt, đi đôi với chống giặc đói và chống giặc ngoại
xâm. Nhận thức rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “dốt thì dại, dại thì hèn”,
Hồ Chí Minh đề cập trước hết nhiệm vụ phải xóa nạn mù chữ, tất cả mọi người
Việt Nam phải biết đọc biết viết, phải có kiến thức mới để giữ vững nền độc lập
dân tộc và tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.Học để làm việc, làm
người, bảo vệ và xây dựng đất nước.Học phải đi đôi với hành. Người nói: “Chúng
ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta.Chúng ta phải làm
cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một
dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Không chỉ như vậy, giáo dục còn
có một sứ mệnh cao cả là làm cho “non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc
Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu

”.Cùng với cuộc đấu tranh chống nạn mù chữ, Bác Hồ phát động phong trào xây
đời sống mới, cải cách lối sống và phong cách làm việc, nhằm đưa văn hóa đi sâu
vào cuộc sống vào tâm lý của quốc dân, dùng văn hóa mới “sửa đổi tham nhũng,
lười biếng, phù hoa, xa xỉ”.Cuộc vận động xây dựng đời sống mới theo tinh thần
của Người từng bước đi vào đời sống nhân dân, dần dần hình thành những phong
trào với những thuần phong mỹ tục mới như xây dựng gia đình văn hóa mới;
“tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”; “tết trồng cây”; “rèn luyện thân thể”;
“người tốt việc tốt”; v.v.. Phong trào văn hóa quần chúng do Người phát động thật
sự tạo ra cái nền vững chắc để giữ vững chính quyền cách mạng thời kỳ trứng
nước, nhằm đánh thắng kẻ thù xâm lược, xóa bỏ từng bước tình trạng lạc hậu
nghèo nàn, xây dựng xã hội mới.Suy nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn
Đồng đã có một nhận xét thật sâu sắc: “Hồ Chí Minh có sự nhạy cảm đặc biệt đối
với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống của con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân
tộc, về hướng đi của thời đại”.Sự “nhạy cảm đặc biệt”, sự “thấu hiểu”, sự “nhận
thức” đó đã tạo nên tầm nhìn lãnh tụ, tạo nên bản lĩnh và cốt cách Hồ Chí Minh,
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.Có thể nói tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện một nhãn quan hết sức nhạy bén và tinh tế.Nó giúp cho Người lựa
chọn một con đường đi đúng đắn cho đất nước và đóng góp một phần rất lớn cho
sự phát triển thành công của Việt Nam-Đất nước mà Người luôn sống, chiến đấu
để bảo vệ và gìn giữ.
+ Óc sáng tạo: Tư tưởng vĩ đại và đầy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được thể hiện qua các bài viết vô cùng xuất sắc, mà chắc chắn bị ảnh hưởng của
các chuyến đi nước ngoài ngay từ khi Người còn trẻ, qua các nước như Pháp, Nga


và Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Kinh nghiệm dồi dào đó đã
hun đúc nên tư tưởng cách mạng và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân đồng thời, được thôi thúc bởi sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng mác xít với
thực tế lịch sử, nền văn hóa và các giá trị của nhân dân Việt Nam.Người hiểu làm
một nhà lãnh đạo thì phải làm sao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn

một cách hiệu quả nhất. Là người luôn tìm kiếm giải pháp tối ưu chứ không phải
giải pháp gần nhau.Trong bất cứ công việc nào, nhà lãnh đạo cũng cần phát huy
trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo
nhất. Do đó, trong tư tưởng đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh, quan điểm hành động
trước tiên và có giá trị nhất của vị Lãnh tụ Việt Nam là tẩy chay hoàn toàn chủ
nghĩa thực dân và mọi hình thái của chúng.Đây là điều kiện tiên quyết để thành
lập một Nhà nước tự do, độc lập và xã hội chủ nghĩa.Về phương diện chính trị,
triết học và quan điểm, đường lối, Hồ Chí Minh cũng là người tiên phong đối với
thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
+ Sự hiểu biết và ham học hỏi: Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không
ai là không nể phục sự hiểu biết và khả năng học hỏi của ông.Vì ông hiểu người
lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động
của họ.Chính vì vậy, ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của
mình, Hồ Chí Minh luôn dành thời gian để đọc rất nhiều sách, đề cao tinh thần
học hỏi và nỗ lực trong việc không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin, tri thức mới.Điều này phần nào giúp cho ông có một vốn
kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát
triển đất nước.
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga"
nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Người đi thăm nước ngoài, cũng như
những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, thì vốn ngoại ngữ
của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó mà Người còn có thể sử dụng
thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ),
tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam…
vốn ngoại ngữ đó không phải do "thiên bẩm" mà xuất phát từ sự khổ công luyện
tập, trau dồi, dùi mài mới có được.Không chỉ thế, bên cạnh việc học ngoại ngữ
Người còn làm thơ viết văn tìm hiểu và học hỏi văn hoá của các nước láng giềng,
bạn bè xung quanh… Có thể nói sự hiểu biết và ham học hỏi của Chủ tịch Hồ Chí



Minh là một trong những tố chất quan trọng giúp cho Người trở thành một nhà
lãnh đạo kiệt xuất mà cả thế giới đều biết đến.
+ Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết: Đam mê là một nhân tố
rất quan trọng đối với một người lãnh đạo.Nếu thiếu đam mê thì nhà lãnh đạo dễ
trở thành “robot”, thiếu cá tính và thiếu bản sắc.Đam mê khiến họ có niềm tin và
cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của
mình để truyền bá niềm tin này tới mọi người một cách hiệu quả nhất.Nhà lãnh
đạo có thể bỏ ra hàng giờ để nói chuyện, tâm sự với những đồng sự từ ngày này
sang ngày khác về những ý tưởng, ấp ủ của mình, có thể cùng tranh luận, cùng
suy ngẫm và truyền cho nhau sự nhiệt huyết nồng cháy.Họ là người có trong tim
“ngọn lửa” nhiệt huyết và có khả năng lan tỏa ngọn lửa đó để “sưởi ấm” những
người xung quanh.Họ đều có thể đưa ra định hướng chiến lược, nhưng quan trọng
hơn, họ có tài thuyết phục khiến mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu
chung.Họ là những người biết con đường, đi trên con đường và chỉ cho mọi người
biết con đường đó.Bác Hồ của chúng ta cũng là một nhà lãnh đạo như vậy, trong
suốt những năm tháng lịch sử, Bác đã tập hợp xung quanh mình một đội quân
gồm các nhà chính trị-quân sự thông minh phi thường, khéo léo và vô cùng dũng
cảm; họ đều mang trong mình hình ảnh và các đức tính của vị lãnh tụ vĩ đại, một
tình yêu Tổ quốc nồng nàn, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ trên con đường giải
phóng dân tộc.Với sự đam mê, tinh thần yêu nước cao cả, Bác đã thổi bùng lên
ngọn lửa dân tộc, ngọn lửa cách mạng trong tim các đồng chí của mình.Cùng với
ngọn lửa nhiệt huyết ấy, Người đã dẫn dắt nhân dân ta đánh tan ba thế lực ngoại
xâm to lớn của thế kỷ XX là phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Dưới sự
lãnh đạo tài ba và sáng suốt của Người, Việt Nam đã trở thành tấm gương giải
phóng dân tộc ngời sáng nhất cho tất cả các dân tộc trên thế giới noi theo và học
tập.Tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã thực sự là ngọn cờ trong khối óc
và trái tim của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc trên khắp
thế giới.
+ Dũng cảm, kiên trì, sẵn sàng chịu trách nhiệm và chấp nhận rủi ro:

Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng là
họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó đồng thời có cơ hội
tích lũy thêm cho mình những trải nghiệm thiết thực về quản lý hay phát triển
chiến lược.Họ không bao giờ trốn tránh trước những thực tế nhiều thách thức mà
họ luôn biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.Là người có trách


nhiệm khi thất bại và không vỗ ngực khi thành công.Người không bao giờ đặt
mình lên trên mọi người trừ việc đảm nhận trách nhiệm.Mọi thứ không phải lúc
nào cũng dễ dàng vì vậy người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì,
giữ vững ý chí cho đến khi nào đạt được hiệu quả như mong muốn.Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một con người như vậy, trong suốt những năm tháng chiến đấu gian
nan và đầy rẫy những thử thách chưa lúc nào nhân dân Việt Nam thấy Người đầu
hàng khó khăn hay tỏ ra chán nản.Người luôn sát cánh cùng nhân dân Việt Nam
chiến đấu với kẻ thù giành lại độc lập tự do, cùng nhân dân đối mặt với nạn đói,
nạn dốt, bệnh tật, nghèo nàn... Người nhường cơm sẻ áo cho dân nghèo, nếm mật
nằm gai mong đến ngày nhân dân được no ấm. Không chỉ thế, lòng dũng cảm, trí
thông minh và sự kiên trì của Người trong các cuộc mít tinh khi lên tiếng đòi
quyền lợi cho Việt Nam cũng làm cho quân thù nhiều phen khiếp sợ và nể phục.
Với sự dũng cảm, lòng kiên trì và tinh thần không ngại khó khăn trong con người
của Hồ Chí Minh chính là động lực to lớn giúp cho Người luôn thành công trong
quá trình lãnh đạo nhân dân chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và cả
trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp và phát triển
hơn.
+Tự tin, có chí hướng, có nghị lực: Một nhà lãnh đạo thành công cần phải
có nghị lực rất lớn.Khi thành công họ không tự mãn, khi khó khăn họ không bỏ
cuộc.Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu
trong mọi hoàn cảnh.Họ luôn là người đưa ra ý kiến chứ không dựa trên những ý
kiến được trưng cầu.Là người gặp thất bại nhưng có khả năng chuyển bại thành
thắng và cũng là người có khả năng gia tăng giá trị cho mọi người và cho tổ chức

của mình.Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực như
vậy.Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị đô hộ, nhân dân bần hàn, cực khổ,
lầm than dưới chính sách cai trị tàn khốc của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, chứng
kiến biết bao cuộc đấu tranh yêu nước bị dìm trong biển máu, ngay từ thời trai trẻ,
Bác đã “sớm có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” để thực hiện mục
đích: Đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại hanh phúc ấm no cho nhân
dân.Để thực hiện được mục đích của mình, để biết“ nước Pháp và các nước khác
làm thế nào để trở về giúp đồng bào mình” để biết những gì ẩn sau những từ “văn
minh, bình đẳng, bác ái” Bác đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào ngày
05/06/1911.Trên bước đường gian truân ấy, Bác đã gặp biết bao nhọc nhằn vất
vả.Khi thì Bác làm đầu bếp trên một con tàu ở Pháp với tất cả những công việc


nặng nhọc nhất như: đốt lò, khuân than, vác rau, lấy thịt, thân mình lúc nào cũng
ướt đẫm và dính đầy bụi than.Khi ở Anh, Bác xin đi cào tuyết cho một trường đại
học với “mình mẩy đẫm mồ hôi mà chân tay thì rét cóng”.Sau đó để kiếm sống
Bác phải xin đi đốt lò trong cảnh “tranh tối tranh sáng”“trong hầm thì nóng,
ngoài trời thì rét”khiến cho Bác bị cảm, hết cảm Bác lại xin đi rửa bát…Bác làm
tất cả mọi nghề chỉ với một mục đích duy nhất là làm sao“nuôi sống” cuộc hành
trình ra đi tìm đường cứu nước của mình, làm sao nhanh chóng giải phóng nhân
dân mình thoát khỏi ách nô lệ.Với ý chí và nghị lực sắt đá,trải qua biết bao gian
nan vất vả, Bác đã rèn luyện để trở thành một người vô sản thực thụ, hiểu được
tâm tư nguyện vọng của kiếp người lao động cũng như thấu hiểu tâm địa xấu xa,
bóc lột của bọn đế quốc, thực dân.Với lòng kiên trì và nghị lực phi thường Bác đã
vượt lên trên tất cả mọi thử thách để đến với ánh sáng chân lý của thời đại.Từ đây
Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.Đó là con đường cách mạng
Tháng Mười - Con đường cách mạng vô sản, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam
cập bến vinh quang.
+ Chịu đựng sức ép và áp lực công việc: Trong công cuộc giải phóng đất
nước giành lại độc lập tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã chịu đựng

biết bao sức ép và áp lực.Một mặt phải đối mặt với “ giặc trong” một mặt phải đối
diện với “ thù ngoài” tuy nhiên để đạt được hiệu quả mong muốn, để giải quyết tất
cả mọi vấn đề một cách ổn thoả và sáng suốt đòi hỏi Bác Hồ của chúng ta luôn
phải giữ bình tĩnh và chú tâm vào giải quyết then chốt từng vấn đề một mà không
hề tỏ ra sợ hãi hay nao núng truớc bất kỳ thế lực nào. Sự chịu đựng căng thẳng, áp
lực cũng là một tố chất đặc biệt quan trọng đối với những người lãnh đạo thường
phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống và công việc hàng
ngày.Chính vì thế, mặc dù luôn phải đối mặt với nhiều gian nan và thử thách
nhưng Bác Hồ của chúng ta vẫn luôn chịu đựng mọi căng thẳng, cố gắng giữ bình
tĩnh để đưa ra sự chỉ đạo tự tin, quyết đoán, sáng suốt trong các bối cảnh biến
động khác nhau, đưa đất nước phát triển và đi theo con đường đúng đắn-Con
đường chủ nghĩa xã hội.
+ Có khả năng truyền đạt và biết cách lắng nghe: Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một trong những người có khả năng truyền đạt thông tin và làm việc theo nhóm
rất tuyệt vời. Người có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết
phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo.Người có khả năng hoạt
động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp


xếp và bố trí công việc một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn
xếp những mâu thuẫn nội bộ.Là người sử dụng ảnh hưởng của mình trong một
thời điểm thích hợp, cho những công việc thích hợp đồng thời đó cũng là người
làm việc vì lợi ích của người khác chứ không phải vì lợi ích cá nhân, là người tự
lãnh đạo bản thân thành công trước khi lãnh đạo người khác. Bác biết nói hay,
ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, chính xác nhưng cũng rất truyền cảm.Bên cạnh đó
Người còn biết lắng nghe, biết gọi người khác đến nói chuyện,thông qua đó hiểu
được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trắc trở hay thuận lợi của họ, từ đó Bác biết
nêu ra câu hỏi và biết đặt các câu hỏi cảm thông, giúp giải trừ căng thẳng về tinh
thần cũng như khó khăn về các điều kiện khác,
+ Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị:Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng

đối với bản thân và người khác.Chính vì thế, Bác Hồ của chúng ta luôn đề cao
tinh thần tương thân tương ái, lịch thiệp và tế nhị.Bác nói:Con người bao giờ cũng
có xu hướng chống lại sự thô bạo - một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm
nở.Chính vì vậy khi làm lãnh đạo Bác luôn có thói quen chủ động giao tiếp thân
ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện.Người kiểm soát bản thân
mình bằng cái đầu và kiểm soát người khác bằng trái tim.Người cổ vũ và khích lệ,
chứ không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác.Người trung thực trong
cả việc nhỏ và việc lớn và cũng là người sử dụng chiếc la bàn đạo đức với chiếc
kim luôn chỉ về bên phải.
2.Kỹ năng của nhà lãnh đạo
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có
mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả.Cũng giống
như tố chất của nhà lãnh đạo, nói đến kỹ năng của nhà lãnh đạo là nói đến những
nhóm kỹ năng như kỹ năng về nghiệp vụ, kỹ năng về giao tiếp và kỹ năng về
nhận thức.Nhưng với mỗi công việc, mỗi vị trí và các cấp bậc khác nhau sẽ được
xếp ở các mức cao thấp khác nhau.
+ Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu
của nhà lãnh đạo vì họ là người xây dựng tầm nhìn chiến lược cho tổ chức đồng
thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà họ cần đạt tới.Quản
lý là quá trình làm việc thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực
khác.Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông
qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.Có khả năng quản lý và lập kế


hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn
chiến lược khi cần thiết.Và đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả
của quá trình ra quyết định.Là một nhà lãnh đạo tài tình, Bác Hồ cũng luôn phát
huy kỹ năng của một nhà quản lý.Bác có tầm nhìn xa và có khả năng kết nối tầm
nhìn đó với những ý tưởng, là một nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi.Là
người dám mơ ước, dám trở nên khác biệt và cũng là người sẵn sàng chấp nhận

thất bại trong mọi hoàn cảnh.Bên cạnh đó Bác cũng là người ra quyết định và toàn
bộ bộ máy của đất nước sẽ hành động theo quyết định đó.Nghĩa là quyết định của
người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của đất nước, của dân tộc.Một kế
hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập
kế hoạch rất quan trọng, và để đảm bảo có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và
hướng toàn bộ nhân dân làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định thì khi kế
hoạch được hoàn thành, Bác thường chuyển tải thông tin trong kế hoạch cho các
cộng sự để tham khảo ý kiến, rút ra bài học, đúc kết kinh nghiệm để tìm ra những
biện pháp tối ưu nhất.Chính vì vậy trong suốt những tháng ngày dưới sự lãnh đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước Việt nam thân yêu luôn đạt được và hướng
tới những thành quả nhất định, những thành công vang dội.Có được những thành
tích đó là do nhờ vào khả năng quản lý tài tình và vạch ra những kế hoạch đúng
đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc chiến đấu giành độc lập tự do
hạnh phúc ấm no và công cuộc xây dựng đất nước ngày một phồn vinh của
Người.
+ Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo tài ba phải là người biết
phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của mình
bằng cách phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý cho những đồng sự
của mình.Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt
cho những cộng sự giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức
và tìm cách để thực hiện nó.Bác Hồ là người rất giỏi trong việc phân quyền cho
những đồng sự của mình.Sát cánh bên cạnh Bác là một đội ngũ những nhà chiến
lược quân sự tài ba, thông minh và khéo léo.Đó là Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn
Đồng, Tô Huy Rứa…Với mỗi một đồng chí Bác giao cho phụ trách một việc mà
Bác biết rằng họ sẽ làm rất tốt.Bác để họ toàn quyền chỉ huy đội ngũ quân binh
duới quyền của mình, thông qua đó phát huy khả năng lãnh đạo, chủ động tìm ra
các giải pháp để hoàn thành công việc được giao phó một cách hiệu quả và hoàn
hảo hơn.Bác cũng luôn ở bên động viên, khuyến khích thậm chí có những đóng



góp ý kiến cho từng đồng chí với mục đích để họ hoàn thiện hơn, sáng tạo hơn và
có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Kỹ năng phân tích, tổng hợp tình hình tốt: Đây có thể nói là một trong
những kỹ năng rất quan trọng của Bác Hồ.Với kỹ năng phân tích và tổng hợp tình
hình tốt, Bác đã phân tích, đánh giá tình hình chung của đất nước cũng như của kẻ
địch để nhìn thấy những cơ hội trong muôn vàn sự việc diễn ra cũng như nhìn
thấy trước những nguy cơ để lên phương án đối phó phù hợp nhằm giảm thiểu
đến mức thấp nhất những rủi ro cho đất nước mình, cho dân tộc mình.Bên cạnh
đó cùng với khả năng phân tích, đoán trước được tình hình, có thể nói Bác là một
nhà lãnh đạo xuất chúng khi có thể tự đánh giá mọi việc một cách sâu sắc hơn, từ
đó đưa ra những quyết sách phù hợp cho sự phát triển và đem lại thành công trong
công cuộc chiến đấu giành lại độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc
Việt Nam.


+ Kỹ năng giao tiếp: Cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người phải luôn đàm

phán, giao tiếp và người đàm phán, giao tiếp thành công là người vượt lên trên
mọi người để dẫn dắt mọi việc đi theo quỹ đạo của họ.Chính vì lẽ đó, một nhà
lãnh đạo được coi là thành công thì nhất thiết đó phải là người có khả năng đàm
phán xuất sắc và khéo léo trong ngoại giao.Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng
giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều
mặt của họ và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của một tổ chức.Muốn
thuyết phục được người khác tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách
truyền đạt thông tin.Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người, nhà lãnh
đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn đạt được những điều mình
mong muốn, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết.Nhà lãnh đạo giỏi
phải là người không được để cảm xúc thể hiện ra bên ngoài trong công việc, là
người quân bình trong cả suy nghĩ và hành động và là người chế ngự được cảm
xúc trong các tình huống để cuộc đàm phán đi đến thành công.Bác Hồ kính yêu

của chúng ta cũng là vị lãnh tụ kiệt xuất trong giao tiếp và đàm phán.Năm 1945,
khi nước Việt Nam non trẻ mới thành lập với bao khó khăn, “ thù trong, giặc
ngoài”.Với khả năng đàm phán tài tình, với chính sách ngoại giao mềm dẻo và
nghệ thuật kêu gọi toàn dân chung sức chung lòng, Bác Hồ của chúng ta đã đưa
toàn dân tộc Việt Nam vượt qua nguy nan, khó khăn để giữ vững nền độc lập và
từng bước xây dựng và phát triển đất nước ngày một “ to đẹp hơn, đàng hoàng
hơn”


III/ KẾT LUẬN
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào.Nó đòi
hỏi chúng ta phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức
và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của
người lãnh đạo.Một nhà lãnh đạo thành công phải là người biết dùng ý chí và lòng
quyết tâm của mình để thực hiện những khao khát với động lực chính đáng.Đó
cũng là tố chất song hành cùng đạo đức và trách nhiệm khi họ trở thành những
người có nhiều quyền lực trong tay. Động lực chính đáng và lòng quyết tâm sắt đá
sẽ đưa lại kết quả tốt và ngược lại.Không phải ai sinh ra đã có sẵn trong mình
những tố chất của một nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo thành công
đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các tố chất, kỹ năng sẵn có, đồng thời biết
sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ và phải thường xuyên tích lũy kinh nghiệm,
không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm để thích ứng với sự
thay đổi và biến động của xã hội ngày một mới mẻ và nhiều chuyển biến hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-Giáo trình Môn học Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc
sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế, Griggs University;
-Sách: Lãnh đạo trong tổ chức của trường Đại học Griggs Hòa Kỳ




×