BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ
Tất cả các biện pháp quản lý giáo dục KNS của trường PT
DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng phải được
xây dựng trên cơ sở thống nhất để đạt kết quả cuối cùng đó là
sự quan tâm đầu tư vật lực - trí lực và sự thống nhất đồng bộ
của các lực lượng giáo dục để rèn luyện KNS cho học sinh.
Trong nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các văn
bản tạo thành cơ sở pháp lý để thống nhất nội dung, cách thức
tiến hành giáo dục KNS cho học sinh. Khi lựa chọn phương
pháp cần phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hóa được, có
kết quả, có thời gian xác định cụ thể và triển khai đồng bộ đến
mọi thành viên trong nhà trường.
- Đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển
Để đạt được mục tiêu giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, lao động
cho học sinh trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng, hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động
giáo dục KNS đã được triển khai và bước đầu đạt được kết
quả nhất định. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động này có được
chất lượng tốt nhất và ổn định cần xây dựng các biện pháp
quản lý phù hợp trên cơ sở kế thừa các biện pháp đã thực hiện
có hiệu quả.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS mang tính
kế thừa và phát triển được triển khai theo hướng: đảm bảo
tính liên tục trong quá trình tổ chức giáo dục KNS; phát huy
tính tích cực của cơ chế quản lý, đảm bảo đầy đủ các chức
năng quản lý, phù hợp với thực tế của nhà trường và tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS.
- Đảm bảo tính tính khả thi và tính lợi ích
Những biện pháp được đề ra là những biện pháp mang
tính cải tiến tác động đến quá trình giáo dục KNS của nhà
trường, đảm bảo kế thừa những truyền thống tốt đẹp và đặc
trưng của học sinh trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông,
tỉnh Lâm Đồng; Đồng thời phát huy tính tích cực về KNS mà
các em có sẵn để nâng cao chất lượng toàn diện của nhà
trường. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tiễn về
tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ, điều kiện hiện có của nhà
trường để khi triển khai phải đảm bảo tính khả thi. Do vậy cần
chú trọng đến nguyên tắc, tính thực tiễn và tính khả thi khi đề
xuất và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
KNS tại trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng.
- Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng về tầm quan trọng
của giáo dục KNS cho học sinh trong bối cảnh hiện nay
- Mục đích
Nhận thức là cơ sở của hoạt động. Nếu có nhận thức đúng
thì mới có hành động đúng. Do vậy việc nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác giáo dục,
giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường.
Giáo dục KNS là một trong những con đường thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo
dục, giáo dục KNS phải có chương trình, nội dung phù hợp với
yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với
trường THCS nói chung và đối với trường PT DTNT THCS
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng nói riêng nhằm đạt được
các mục tiêu cụ thể sau:
- Giúp học sinh ý thức được hoạt động giáo dục KNS là
hoạt động thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân học
sinh và nhu cầu của xã hội hiện nay. Từ đó học sinh mới tự
nguyện chấp nhận yêu cầu của thầy giáo, cô giáo để lĩnh hội
tri thức, rèn luyện kỹ năng, trang bị cho bản thân thông qua
ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức của cuộc
sống.
- Giúp các lực lượng giáo dục KNS nhận thức rõ vì sao
cần phải giáo dục KNS cho học sinh và rèn luyện cho các em
những kỹ năng nhận biết và sống với chính mình như: kỹ
năng nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên quyết, lao động giỏi,
tăng gia sản xuất có hiệu quả …
- Nội dung
Trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng cần xác định và thực hiện các hình thức tổ chức tuyên
truyền, giáo dục ý thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên, học sinh, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc
giáo dục KNS cho học sinh; Lấy nội dung giáo dục KNS cho
học sinh làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà
trường trong từng năm học để cho các lực lượng xây dựng kế
hoạch phấn đấu.
Bồi dưỡng cho đội ngũ về:
Chủ trương đường lối của Đảng, quy định của Bộ giáo
dục – Đào tạo, Sở GD&ĐT về công tác giáo dục KNS cho
học sinh.
- Ảnh hưởng từ nhân cách của người cán bộ quản lý, giáo
viên nhất là sự gương mẫu của họ trong giao tiếp ứng xử có
ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNS của học sinh.
- Trách nhiệm của Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo
viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn, Giáo vụ (quản lý nội trú)
trong công tác giáo dục KNS cho học sinh.
- Cách thực hiện
Hiệu trưởng cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức
cho các lực lượng giáo dục bằng cách:
- Triển khai cho các lực lượng liên quan đến giáo dục KNS
các văn bản chỉ đạo của các cấp để cho mọi người có cách nhìn
đúng đắn và sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
việc giáo dục KNS cho đối tượng học sinh trong bối cảnh hiện
nay;
- Triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán
làm công tác giáo dục KNS về một số nội dung chương trình
giáo dục KNS của nhà trường đã hoạch định cho từng năm học
cụ thể.
- Thường xuyên có các buổi gặp gỡ, làm việc với hội cha
mẹ học sinh để tuyên truyền về vai trò của việc giáo dục kỹ
năng sống cho giới trẻ trong bối cảnh hiện nay; Từ đó hội cha
mẹ học sinh sẽ nhận thức đúng về tầm quan trọng của công
tác giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường hiện nay
và từ đó họ sẽ là một lực lượng nòng cốt giúp nhà trường về
cả nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực con người trong
hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại nhà trường.
- Tập trung mọi nguồn lực sẵn có cho công tác giáo dục
KNS cho học sinh.
- Điều kiện thực hiện
Để biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo
dục và học sinh về tầm quan trọng của giáo dục KNS trong bối
cảnh hiện nay” thực hiện tốt thì hiệu trưởng nhà trường cần:
- Người hiệu trưởng phải là người đi đầu trong công tác
giáo dục KNS trong nhà trường, phải hiểu rõ về sự cần thiết
về giáo dục KNS cho học sinh trong bối cảnh hiện nay tại
trường mình công tác.
- Có sự phối hợp tốt với các lực lượng để tham gia thực hiện
công tác giáo dục KNS cho học sinh ở nhà trường đạt hiệu quả;
Trong đó cần nhắm đến các lực lượng là cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường, đến cha mẹ học sinh và các lực lượng
giáo dục KNS khác ngoài xã hội.
- Có kế hoạch, nội dung chương trình giáo dục KNS cụ
thể ngay từ đầu năm học, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể,
chi tiết đến các lực lượng giáo dục KNS trong nhà trường.
- Người hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến các nội dung
liên quan đến công tác giáo dục KNS tại nhà trường như là: lực
lượng thực hiện, điều kiện thực hiện, nội dung thực hiện, hình
thức thức hiện...để có sự nắm bắt tình hình để có những điều
chỉnh kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cao trong từng hoạt động.
- Lập kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện thực tế của
trường
- Mục đích
Trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng cần làm tốt việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của trường, đối
tượng học sinh dân tộc thiểu số, ở nội trú, tập quán của địa
phương và yêu cầu đổi mới của giáo dục. Vì việc lập kế hoạch
là hành động đầu tiên của nhà quản lý, kế hoạch là công cụ
quản lý, là phương pháp quản lý và là con đường đạt tới mục
tiêu quản lý. Đảm bảo tính kế hoạch là một trong các nguyên
tắc quản lý, việc lập kế hoạch hay là hoạch định có vai trò
quan trọng nó xác định phương hướng hoạt động và phát triển
của tổ chức đồng thời xác định các kết quả cần đạt được trong
tương lai.
Việc kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục
KNS sẽ giúp cho Hiệu trưởng định hướng mọi hoạt động trong
nhà trường gồm: thời gian, nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục KNS, đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng và hoạt
động giáo dục KNS mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ
thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện
các mục tiêu và dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong quá
trình thực hiện kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh của nhà
trường.
- Nội dung
- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo; kiểm tra đánh giá
hoạt động giáo dục KNS thường xuyên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tổng thể về
giáo dục KNS của nhà trường; căn cứ kế hoạch tổng thể này,
từng bộ phận, cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch riêng cho từng phần việc mình được phân công phụ
trách cụ thể, chi tiết; Ban chỉ đạo duyệt kế hoạch, theo dõi
việc thực hiện kế hoạch của các lực lượng giáo dục KNS
trong nhà trường thường xuyên, chú trọng chất lượng, kết quả
đạt được của người học qua từng thời điểm.
- Cách thực hiện
- Thành lập, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
ban chỉ đạo, cụ thể:
+ Hiệu trưởng phụ trách chung.
+ Phó hiệu trưởng quản lý nội trú trực tiếp quản lý hoạt
động giáo dục KNS.
+ Các tổ trưởng chuyên môn: chỉ đạo, kiểm tra giám sát
việc thực hiện dạy học tích hợp nội dung giáo dục KNS thông
qua giảng dạy các môn văn hóa cơ bản như: môn Ngữ văn,
môn Địa lý, môn Sinh học, môn Giáo dục công dân, môn Vật
lý, Toán học, Hóa học…
+ Giáo viên là Bí thư Đoàn chỉ đạo Liên Đội, giáo viên là
TPT Đội: chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nền nếp, theo
dõi thi đua của học sinh, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập
thể, giáo dục KNS cho học sinh.
+ Tổ trưởng tổ chủ nhiệm: Quản lý trực tiếp đội ngũ
GVCN trong hoạt động giáo dục KNS thông qua Hoạt động
NGLL và Hướng nghiệp, lao động tăng gia sản xuất ở nhà
trường.
+ Giáo vụ (giáo viên quản lý nội trú) xây dựng kế hoạch
tổ chức các hoạt động nội trú cho từng kỳ học, năm học; Xây
dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chi tiết cho từng thời
điểm trong năm học:
Cụ thể như:
Vào đầu năm học thì cần tổ chức hoạt động gì để kỷ niệm
ngày Quốc khánh 02/9.
Đến tháng 10 thì tổ chức các hoạt động chào mừng ngày
Phụ nữ Việt Nam 20/10
Đến tháng 11 thì tổ chức các hoạt động chào mừng ngày
Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Đến tháng 12 thì tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ
niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 22/12
Đến tháng 01 thì tổ chức các hoạt động mừng Đảng,
mừng xuân, tổ chức các hoạt động về ngày tết cổ truyền của
dân tộc
Đến tháng 2 thì tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành
lập Đảng CS 3/2
Đến tháng 3 thì tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm
ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3
Đến tháng 4, 5 thì tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày
giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước 30/4, ngày Quốc
tế lao động 01/5. Thi đua học tốt thi tốt để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của năm học.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh:
Bước 1: Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng quản lý các
hoạt động của học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục KNS; phổ
biến kế hoạch đến cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường
cùng trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến; hoàn thành kế hoạch
chung.
Bước 2: Các tổ chuyên môn, Đoàn TN, TPT Đội TN,
Giáo vụ, Y tế, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ kế
hoạch chung và nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch
cụ thể của từng bộ phận để triển khai.
Bước 3: Duyệt kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh của
từng bộ phận, giáo viên; đánh giá, rút kinh nghiệm …
Khi xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục KNS cho học
sinh thông qua việc tích hợp trong các môn văn hóa, trong nội
dung sinh hoạt lớp của GVCN, trong tổ chức hoạt động
NGLL, trong các buổi sinh hoạt tập thể…của Đoàn TN, Đội
TN, Giáo vụ, y tế,…cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành bao
gồm:
+ Dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu kết quả đạt được.
+ Tiến độ về thời gian thực hiện.
+ Nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt
động rèn luyện,...phải thực tiễn, khả thi
+ Người thực hiện và các điều kiện khả thi, thuận lợi.
+ Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung
công việc.
- Kế hoạch tổ chức hình thức sinh hoạt tập thể trong giờ chào
cờ đầu tuần và hoạt động Đoàn, Đội, Giáo vụ cuối tuần:
Thán
g
Lao động,
Kể
Nêu
Câu
Tổ chức sinh
nhổ cỏ,
chuyệ
gương
chuyện
hoạt Đoàn,
Đội, các CLB
tốt trong
quét dọn
Đài tưởng
n Bác
niệm
Hồ
huyện
học tập,
về học tập, lao
xây
lao động dựng lối
và rèn
sống đẹp
luyện
động, văn
nghệ, thể
thao,.. tối thứ
7 (tuần
1,2,3,4)
9
6A + 9A
9A
9C
9B
Đoàn, Đội,
Giáo vụ
10
7A + 8A
8A
8C
8B
Các CLB
11
6B + 9B
7A
7C
7B
Các CLB
12
7B + 8B
9B
9A
9C
Các CLB
01
6C + 9C
8B
8A
8C
Đoàn, Đội,
Giáo vụ
02
7C + 9C
7B
7A
7C
Các CLB
03
6A + 6B
9C
9B
9A
Các CLB
04
7A + 7B
8C
8B
8A
Đoàn, Đội,
Giáo vụ
05
6C + 7C
7C
7B
7A
Đoàn, Đội,
Giáo vụ
Ghi chú: Thứ Hai tuần 1của tháng: Kể chuyện Bác Hồ.
Thứ Hai tuần 2 của tháng: Nêu gương tốt trong học
tập, lao động và rèn luyện, xây dựng phong trào học tập tốt tại
nội trú.
Thứ Hai tuần 3 của tháng: Kể chuyện xây dựng lối
sống đẹp.
Thứ Hai tuần 4 của tháng: Nêu gương tốt trong học
tập, lao động và rèn luyện, xây dựng phong trào học tập tốt tại
nội trú.
Chiều thứ 7 tuần 1, 3 của tháng: Tổ chức sinh hoạt
Đội TNTP HCM
Chiều thứ 7 tuần 2 của tháng: Lao động, nhổ cỏ,
tưới cây, quét dọn Đài tưởng niệm huyện
Tối thứ Bảy tuần 1 của tháng: Tổ chức sinh hoạt
Đoàn TNCS HCM, Giáo vụ (Quản lý nội trú)
Tối thứ 7 tuần 2, 3 của tháng: Tổ chức các câu lạc bộ
về học tập, lao động, văn nghệ, thể thao
Ngày thứ 7, chủ nhật của tuần 4: Nhà trường có kế
hoạch cho học sinh về thăm nhà để cùng sinh hoạt với các
thành viên trong gia đình, khu dân cư, bản, làng; các em cùng
tham gia lao động phụ giúp gia đình nhằm giáo dục KNS
thêm cho các em trong cuộc sống.
Ngày chủ nhật nhật tuần 1, 2, 3 của tháng: Tổ chức
lao động tăng gia sản xuất ở trường, tổ chức hoạt động các
câu lạc bộ ở trường.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục KNS trong các
ngày lễ.
Chủ đề
Thời
gian
giáo
dục
02/9 Quốc
Nội dung
giáo dục
Hình
thức
Các kỹ
Bộ phận
năng
thực hiện
- Lập diễn
- Đoàn TN,
tổ chức
- Lòng yêu - Nói
Khánh
quê hương chuyện
đàn, tổ
Đội TN,
Đất nước,
chuyên
chức sự
GVCN,
tinh thần
đề
kiện.
Giáo vụ, HS
- Làm
- Tìm
bài theo
kiếm, sắp
chủ đề
xếp thông
độc lập
dân tộc.
tin.
Ngày
phụ nữ
20/1
0
Việt
Nam
- Truyền
- Thi nữ
- Thể hiện
- Ban Nữ
thống,
công:
tài năng,
công, Nữ
phẩm chất nấu ăn,
sự khéo
GV, Giáo vụ
tốt đẹp của cắm
léo, đoàn
và HS
người phụ hoa..., tổ kết, sẽ
nữ Việt
chức văn chia.
Nam
nghệ, thể
thao
17/11 - Ngày
- Tuyên
- Thi viết - Hiểu biết - Đội TN,
thành
truyền về
tìm hiểu
lập
lịch sử của về huyện địa
GVCN và
huyện
huyện
Học sinh
Đam
Đam
về lịch sử
phương,
hình thành
Giáo vụ,
Rông
Đam Rông Rông
kỹ năng tự
lập cho
bản thân
- Các tổ
chức trong
- Xây dựng nhà trường
-Ngày
- Biết ơn
-Phần
chương
Nhà
Thầy Cô
GV thực
trình kịch
hiện
bản, dẫn
-Phần
chương
HS thực
trình, diễn
hiện
đạt, giải
(Giao
quyết vấn
cho HS
đề, ứng
giáo
20/11 Việt
Nam
-Tôn sư
trọng đạo
cuối cấp) phó với
- Tổ
tình huống.
chức văn - Hình
nghệ
thành kỹ
năng giao
tiếp, kỹ
năng
hướng về
và HS
cái đẹp
- Truyền
- Nghe
- Lắng
- Đoàn TN,
thống của
tuyên
nghe hiệu
Đội TN,
Quân đội
truyền,
quả.
Giáo vụ,
nhân dân
xem
Việt Nam
phim tư
2
phòng
toàn dân
GVCN, HS
sự tự tin
liệu,
Ngày
22/1 Quốc
- Thể hiện
- Thể hiện
được hình
ảnh anh bộ
đội cụ Hồ
thi ca
khúc
- Kỹ năng
cách
hướng
mạng
nghiệp cho
bản thân
- Giao
lưu văn
với tương
lai
nghệ hát
về bộ đội
3/2
Thành
- Thành
- Nói
- Lắng
Chi bộ,
lập
tựu của
chuyện
nghe tích
GVCN và
Đảng
Đảng
chuyên
cực
học sinh
CSVN
trong công đề, tuyên
cuộc đổi
truyền.
mới đất
nước
08/3
- Ngày
Quốc tế
Phụ nữ
-Tinh thần - Diễn
- Đối
- Ban Nữ
anh hùng,
đàn nữ
thoại,
công, Đoàn
bất khuất,
giới
phỏng vấn, TNCSHCM
trung hậu,
đảm đang
- Ngoại
khóa HS - Cư xử
của người
phụ nữ.
nêu gương. , Đội TN,
- Sinh
hoạt văn
đẹp, ứng
xử khéo.
hóa
26/3
- Ngày
- Hội thi
-Thể hiện
thành
-Vai trò
nữ sinh
tài năng
lập
của phụ
thanh
nét đẹp nữ
Đoàn
nữ trong
lịch
sinh
TNCS
thời nay.
HCM
Tinh thần,
trách
- Hội trại - Kỹ năng
truyền
dựng trại,
trò chơi,
GVCN, GV,
HS
nhiệm của thống
đoàn kết,
thanh
chia sẽ
niên.
- Tổ
chức các
trò chơi
trong cuộc
sống
- Tình yêu - Thi tìm - Kỹ năng
quê
- Giải
30/4
phóng
thu thập xử trường
hương, đất lịch sử
lý thông
nước
về ngày
tin, hiểu
30/4
biết về lịch
miền
Nam
hiểu về
Tinh thần
tự cường
Thi hát
dân tộc.
về quê
hương
- Toàn
sử về ngày
30/4.
- Tài năng
đất nước ca nhạc
Đoàn TN,
Đội TN và
hơn 300 học
- Dâng
- Tự hào
hương
dân tộc,
- Uống
tại đền
tình yêu
nước nhớ
thờ Âu
quê hương
nguồn
Lạc
đất nước
10/3 - Giỗ tổ
(âm
Hùng
lịch) Vương
1/5
sinh
Quốc tế - Tinh thần - Tuyên
- Tình yêu
- Toàn
lao động dân chủ,
truyền,
lao động,
trường
tự do, yêu
xem
yêu quê
lao động
phim tư
hương đất
liệu.
nước, - -
- Đoàn TN,
Kỹ năng
Đội TN,
lao động,
Giáo vụ,
tăng gia
GVCN và
sản xuất
học sinh
tạo ra của
cải vật chất
cho bản
thân, gia
đình và xã
hội
- Điều kiện thực hiện
Căn cứ cơ sở lý luận; cơ sở thực tiễn, nhu cầu và khả năng
của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường để xác
định đúng hướng về việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho
học sinh; sử dụng phương pháp khoa học để lập kế hoạch giáo
dục KNS thì khi đó kế hoạch được xây dựng mới khả thi và
đạt được các mục tiêu đề ra.
Kế hoạch quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường PT
DTNT THCS huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng phải dựa vào
kế hoạch năm học của nhà trường; phải công khai kế hoạch, có
đóng góp ý kiến của tập thể, cần có sự huy động sức mạnh của
các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc sự phân cấp quản lý, trách nhiệm
và quyền hạn của cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, Đoàn
TN, Đội TN, Giáo vụ, Y tế, GVCN lớp có kế hoạch cụ thể để
triển khai thực hiện việc giáo dục KNS cho học sinh có hiệu
quả.
Lãnh đạo; Cán bộ quản lý, cần thường xuyên kiểm tra,
giám sát, đôn đốc và có sự điều chỉnh việc quản lý giáo dục
KNS cho học sinh THCS hợp lý theo điều kiện,tình hình thực
tế của nhà trường, địa phương.
- Tổ chức bộ máy nhân sự, bồi dưỡng nâng cao năng lực
về giáo dục KNS cho các lực lượng giáo dục
- Mục đích
Công tác kế hoạch hóa sẽ tạo điều kiện cho việc triển
khai hoạt động giáo dục KNS cho học sinh một cách thuận